You are on page 1of 110

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH
Mô đun: May áo sơ mi nam, nữ
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 228/QĐ-CĐNKTCN-ĐT, ngày 02 tháng 8 năm
2016 của Hiệu trường trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ)

Hà Nội, năm 2016


1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
2

LỜI GIỚI THIỆU

Những năm gần đây, khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao thì nhu
cầu về cách mặc sản phẩm áo sơ mi nam ngày càng được chú trọng và quan tâm
hơn và không thể thiếu trong mỗi một cá nhân , một đơn vị.... Trang phục áo sơ mi
nam, nữ không những phù hợp với xu thế xã hội hiện nay, nhã nhặn, nền nã, lịch
sự, biểu tả được vẻ đẹp, sự lịch lãm và phong cách của người mặc và phù hợp với
tính chất công việc. Bên cạnh đó, trang phục áo sơ mi nam, nữ còn đem lại cho
người mặc cảm giác thoải mái dễ chịu khi làm việc. Xuất phát từ nhu cầu trên
đồng thời để phục vụ cho quá trình đào tạo.
Giáo trình May áo sơ mi nam được xây dựng và biên soạn dựa trên cơ sở
chương trình dạy nghề của nghề May thời trang trình độ sơ cấp.
Ban biên soạn giáo trình Khoa May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ
thuật công nghệ đã tiến hành biên soạn giáo trình May áo sơ mi nam gồm 8 bài:
Bài mở đầu - Giới thiệu mô đun May áo sơ mi nam bài 1 – Các đường may máy
cơ bản, bài 2 - May các kiểu nẹp áo, bài 3 – May các kiểu túi áo sơ mi, bài 4 –
May các kiểu cổ áo, bài 5 – May các kiểu thép tay, măng sét, bài 6 May áo sơ mi
nam
Tuy nhiên, các đường may, các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ, các
sản phẩm áo sơ mi nam, nữ vô cùng phong phú, đa dạng theo mùa, theo lứa tuổi,
do vậy mặc dù ban biên soạn đã hết sức cố gắng để hoàn thành giáo trình với chất
lượng cao, song giáo trình sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả.

Hà Nội, ngày 20 tháng.06 năm 2016


BAN BIÊN SOẠN
3

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................... 2
BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO SƠ MI NAM .......................... 9
BÀI 1: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN .................................................................. 10
1. Khái niệm – Phân loại đường may máy cơ bản .............................................. 10
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 10
1.2. Phân loại ................................................................................................... 10
2. Các đường may máy cơ bản............................................................................ 10
2.1. Đường may can. ....................................................................................... 10
2.1.1. Đường may can rẽ ............................................................................ 10
2.1.2. Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ .................................................... 11
2.1.3. Đường may can kê (Hình 3) ............................................................. 12
2.1.4. Đường may can giáp ......................................................................... 13
2.2. Đường may lộn ........................................................................................ 13
2.2.1. Đường may lộn sổ (lộn 1 đường chỉ) (Hình 5) ................................. 13
2.2.2. Đường may lộn kín (lộn 2 đường chỉ) (Hình 6) .............................. 14
2.2.3. Đường may lộn viền (viền lé) (Hình 7) ........................................... 15
2.3. Đường may cuốn ...................................................................................... 15
2.3.1. Đường may cuốn 1 đường chỉ .......................................................... 15
2.3.2. Đường may cuốn đè 1 đường chỉ (Hình 9) ....................................... 16
2.3.3. Đường may cuốn đè 2 đường chỉ (Hình 10) ..................................... 17
2.4. Đường may mí ......................................................................................... 17
2.4.1. Đường may mí ngoài (Hình 11)........................................................ 17
2.4.2. Đường may mí ngầm (Hình 12)........................................................ 18
2.5. Đường may viền....................................................................................... 19
2.5.1. Đường may viền bọc lọt khe (Hình 13) ............................................ 19
2.5.2. Đường may kê mí viền (Hình 14) ..................................................... 20
BÀI 2 : MAY CÁC KIỂU NẸP ÁO ....................................................................... 22
1. May nẹp áo sơ mi ........................................................................................... 22
1.1. Nẹp áo sơ mi kiểu nẹp thường ................................................................. 22
1.1.1 Đặc điểm ............................................................................................ 22
1.1.2. Cấu tạo .............................................................................................. 22
1.1.3. Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật............................................................. 23
1.1.4. Phương pháp may ............................................................................ 23
1.1.5Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa . 26
1.2. May nẹp liền kê mí .................................................................................. 26
1.2.1. Đặc điểm .......................................................................................... 26
1.2.2 Cấu tạo .............................................................................................. 26
1.2.3. Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật............................................................. 27
1.2.4. Phương pháp may ........................................................................... 27
1.2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
..................................................................................................................... 30
1.3. May nẹp rời .............................................................................................. 31
1.3.1. Đặc điểm ........................................................................................... 31
4
1.3.2. Cấu tạo ............................................................................................. 31
1.3.3 Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật .............................................................. 32
1.3.4.Phương pháp may .............................................................................. 32
2. May nẹp áo kiểu xẻ khít (2 sợi viền) .............................................................. 35
2.1. Đặc điểm .................................................................................................. 35
.2.2. Cấu tạo (hình 29) .................................................................................... 35
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 36
2.4. Phương pháp may .................................................................................... 36
2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. ................... 38
3. May nẹp áo kiểu xẻ chìm (2 tấm nẹp) ............................................................ 38
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 38
3.2. Cấu tạo (hình 33) ..................................................................................... 38
3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 39
3.4. Phương pháp may .................................................................................... 39
3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 41
BÀI 3: MAY CÁC KIỂU TÚI ÁO SƠ MI ............................................................. 43
1.Túi ốp ngoài ..................................................................................................... 43
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 43
1.3. Cấu tạo chung........................................................................................... 43
2. May túi ốp ngoài không nắp đáy nhọn ........................................................... 43
2.1. Đặc điểm .................................................................................................. 43
2.2. Cấu tạo ..................................................................................................... 44
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 44
2.4. Phương pháp may .................................................................................... 44
2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 46
3. May túi ốp ngoài có nắp đáy tròn ................................................................... 46
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 46
3.2. Cấu tạo ..................................................................................................... 47
3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 47
3.4. Phương pháp may .................................................................................... 48
3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 50
BÀI 4: MAY CÁC KIỂU CỔ ................................................................................. 51
1. May cổ 2 ve (May ve cặp cổ).......................................................................... 52
1.1. Đặc điểm .................................................................................................. 52
1.2. Cấu tạo (H×nh 39) ................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Phương pháp may( có 2 phương pháp) .... Error! Bookmark not defined.
1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 52
2. May cổ đứng chân rời không dựng ................................................................. 57
2.1. Đặc điểm .................................................................................................. 58
2.2 Cấu tạo: (H×nh 44) ................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Quy cách ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật ............................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phương pháp may .................................... Error! Bookmark not defined.
5
3. May cổ đứng chân rời có dựng ....................................................................... 64
3.1. Đặc điểm .................................................................................................. 64
3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Phương pháp may .................................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 70
BÀI 5 ....................................................................................................................... 72
MAY CÁC KIỂU THÉP TAY MĂNG SÉT .......................................................... 72
1. Thép tay 2 sợi viền .......................................................................................... 72
1.1.Đặc điểm ................................................................................................... 72
1.2. Cấu tạo (Hình 47)..................................................................................... 72
1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật .................................................................... 72
1.4. Phương pháp may .................................................................................... 73
1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ...... 74
2. May măng sét .................................................................................................. 74
2.1. May măng sét không dựng ....................................................................... 74
2.1.1 Đặc điểm (Hình 48) ........................................................................... 74
2.1.2. Cấu tạo (Hình 48).............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật............. Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Phương pháp may ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
..................................................................................................................... 78
2.2. May măng sét có dựng ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Đặc điểm ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Cấu tạo (Hình 52).............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật............. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp may ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng Error!
Bookmark not defined.
BÀI 6: MAY ÁO SƠ MI NỮ ................................................................................. 84
1. Đặc điểm hình dáng ........................................................................................ 84
2. Quy cách – Yêu cầu kỹ thuật .......................................................................... 84
2.1 Quy cách: .................................................................................................. 85
2.2. Yêu cầu kỹ thuật ...................................................................................... 85
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết áo sơ mi nữ ............................................ 85
4. Quy trình lắp ráp ............................................................................................. 86
4.1. Chuẩn bị ................................................................................................... 86
b. Dụng cụ: ...................................................................................................... 86
Dụng cụ gồm: Thước, phấn, kéo to cắt vải, kéo nhỏ cắt chỉ, tuốc lôvit nhỏ,
dùi chỉ, thoi suốt... ........................................................................................... 86
4.2. Trình tự may............................................................................................. 86
5. Sơ đồ lắp ráp ................................................................................................... 90
6. Một số sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa................. 92
BÀI 7: MAY ÁO SƠ MI NAM .............................................................................. 95
1. Đặc điểm hình dáng ........................................................................................ 95
2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật ........................................................................... 96
6
2.1. Qui cách ................................................................................................... 96
2.2. Yêu cầu kỹ thuật ...................................................................................... 96
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết ................................................................ 97
4. Quy trình lắp ráp ............................................................................................. 98
4.1. Chuẩn bị ................................................................................................... 98
b. Dụng cụ: ...................................................................................................... 98
Dụng cụ gồm: Thước, phấn, kéo to cắt vải, kéo nhỏ cắt chỉ, tuốc lôvit nhỏ,
dùi chỉ, thoi suốt... ........................................................................................... 98
4.2. Trình tự may............................................................................................. 99
5. Sơ đồ lắp ráp. ................................................................................................ 103
6. Một số sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa............... 105
Câu hỏi và bài tập. ............................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109
7

MÔN ĐUN MAY ÁO SƠ MI NAM

Mã mô đun: MĐ 02

Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của mô đun:


- Vị trí: là mô đun thứ hai trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề
May thời trang
- Tính chất: Mô đun May áo sơ mi nam là mô đun chuyên môn nghề trong
danh mục các môn học, mô đun đào tạo hệ Trung cấp nghề May thời trang và
là mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, vừa đòi hỏi tính
cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ, linh hoạt.
- Ý nghĩa: là kiến thức cơ bản ban đầu về may các đường may , các bộ phận
chủ yếu và các sản phẩm áo sơ mi nam, nữ. Từ các kiểu sản phẩm này, người học
có khả năng may được các loại sản phẩm áo sơ mi nam , nữ khác.
- Vai trò: Những năm gần đây, khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao
thì nhu cầu về cách mặc các sản phẩm áo sơ mi nam, nữ ngày càng được chú trọng
và quan tâm hơn và không thể thiếu trong mỗi một cá nhân , một đơn vị.... Trang
phục áo sơ mi nam, nữ không những phù hợp với xu thế xã hội hiện nay, nhã nhặn,
nền nã, lịch sự, biểu tả được vẻ đẹp, sự lịch lãm truyền thống phong cách của
người mặc và phù hợp với tính chất công việc. Bên cạnh đó, trang phục áo sơ mi
nam, nữ còn đem lại cho người mặc cảm giác thoải mái dễ chịu khi làm việc.

Mục tiêu của mô đun:


- Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật của các đường may cơ bản;
- Lập quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các bộ phận áo sơ mi nam, nữ;
- May được các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ như nẹp áo, túi áo, cổ áo,
thép tay, măng sét;
- Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nam theo yêu cầu công nghệ;
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bố trí chỗ làm việc khoa học
trong quá trình may.
8

Nội dung của mô đun:


Thời gian
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun may
1 1 1
áo sơ mi nam, nữ
2 Các đường may cơ bản 20 2.5 15,5 1
3 Công nghệ may các kiểu nẹp áo 8 1 7
4 Công nghệ may các kiểu túi áo sơmi 12 1.5 7.5 1
5 Công nghệ may các kiểu cổ áo 15 1.5 12.5 1
Công nghệ may các kiểu thép tay,
6 10 1 8 1
măng sét
7 May áo sơ mi nữ 22 3.25 18,75
8 May áo sơ mi nam 31 3.25 27.75
Kiểm tra hết Mô đun 1
Cộng 120 15 100 5
9

BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO SƠ MI NAM
1. Khái quát về sản phẩm áo sơ mi nam, nữ
Công nghệ may các sản phẩm áo sơ mi nam,nữ đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng ản phẩm may mặc, công nghệ may tốt giúp cho sản
phẩm may mặc đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Từ đó các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần phải đưa ra quy trình
công nghệ may hợp lý với từng loại sản phẩm may mặc
2. Nội dung chương trình mô đun
Đây là mô đun thứ 14 trong bộ chương trình của nghề May thời trang
Mô đun May áo sơ mi nam, nữ được biên soạn với thời lượng 195 giờ, gồm 8 bài:
Bài mở đầu - Giới thiệu mô đun May áo sơ mi nam, nữ.
Bài 1 – Các đường may máy cơ bản
Bài 2 - May các kiểu nẹp áo
Bài 3 – May các kiểu túi áo sơ mi
Bài 4 – May các kiểu cổ áo.
Bài 5 – May các kiểu thép tay, măng sét
Bài 6 – May áo sơ mi nữ
Bài 7 – May áo sơ mi nam
3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo
- TS. Trần Thủy Bình - Giáo trình công nghệ may - Nhà xuất bản giáo dục 2005;
- TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS, Trần Thị Kim Phượng - Giáo
trình công nghệ may - Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Nhà
xuất bản thống kê 2006;
- Nguyễn Duy Cẩm Vân - Bài học cắt may - Nhà xuất bản trẻ 2007.
- ThS. Cao Bích Thủy – Giáo trình thiết kế sơ mi, quần âu,chân váy, đầm liền
thân, Veston, áo dài tâp 1– Nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội 2005;
- Giáo trình công nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT VINATEX 2009.
10

BÀI 1: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN


Mã bài: MĐ02-01
Giới thiệu:
Để giúp quá trình may được các bộ phận chủ yếu trong sản phẩm áo sơ mi,
người học cần phải được rèn luyện tay nghề qua các đường may cơ bản vì các
đường may cơ bản sẽ được vận dụng để may các bộ phận chủ yếu, cũng như lắp
ráp áo sơ mi.
Mục tiêu của bài:
- Phân biệt đúng các đường may máy cơ bản sử dụng trong quá trình may.
- May được các kiểu đường may đúng thao tác, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Ứng dụng các đường may máy cơ bản vào quá trình may sản phẩm.
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
Nội dung chính:
1. Khái niệm – Phân loại đường may máy cơ bản
1.1. Khái niệm
- Là các đường may máy được thực hiện trên thiết bị máy may một kim mũi
may thắt nút và được sử dụng rộng rãi hầu hết trên các sản phẩm áo sơ mi nam nữ.
1.2. Phân loại
Đường may máy cơ bản bao gồm:
- Đường may can
- Đường may lộn
- Đường may cuốn
- Đường may mí
- Đường may viền
2. Các đường may máy cơ bản
2.1. Đường may can.
Là đường may can giữa 2 lớp vải hoặc nhiều lớp vải vào với nhau khi may
song được là rẽ hoặc là lật hoặc can xếp chồng lên nhau
Đường may can thường có các đường may gồm: Đường may can rẽ, đường
may can rẽ đè 2 đường chỉ, đường may can kê, đường may can giáp.
2.1.1. Đường may can rẽ
2.1.1.1. Khái niệm :
11
Là đường may can 2 lớp vải vào nhau. Khi may xong đường may được
cạo rẽ sang 2 bên. (Hình 1)
2.1.12. Quy cách :
Đường may cách mép vải từ 0,5 – 1cm. (Hình 1)
2.1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may can phải êm, phẳng, đều, 2 mép vải bằng nhau.
2.1.1.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt phải của vải vào nhau, sắp cho 2 mép vải bằng nhau. May một
đường cách đều mép vải, may xong cạo rẽ hoặc là rẽ đường may sang 2 bên.

Hình 1 - Đường may can rẽ

2.1.1.5. Ứng dụng :


May dọc quần, sườn áo, bụng tay trong áo sơ mi, lắp ráp các bộ phận áo
veston
2.1.2. Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ
2.1.2.1. Khái niệm :
Cũng như đường may can rẽ, sau khi cạo rẽ, sau khi cạo rẽ đường may về 2
phía, và may đè trên 2 mép vải 2 đường song song (Hình 2)
2.1.2.2. Quy cách :
Đường may can rẽ may cách mép vải từ 0,5 – 1cm thì đường diễu đè từ 0,3
– 0,8cm.
2.1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may can và đường may diễu êm, phẳng, thẳng, đều, không bị vặn,
không bị nhăn.
2.1.2.4. Phương pháp may :
12
Úp 2 mặt vải của vải vào nhau, may 1 đường may cách mép vải từ 0,5 –
1cm. May xong tiến hành cạo rẽ đường may về 2 phía và may diễu 2 đường may
đè lên 2 mép vải, đường may diễu cách đường may can từ 0,3 – 0,8cm. (Hình 2)

Hình 2 - Đường may can rẽ đè 2 đường chỉ

2.1.2.5. Ứng dụng : May các vật liệu dày, độ chiết ly ít


2.1.3. Đường may can kê (Hình 3)
21.3.1. Khái niệm :
Là đường may ở giữa 2 mảnh vải được xếp giao nhau. (Hình 3)
21.3.2. Quy cách :
Hai mép vải giao nhau 1cm, may 1 đường may chính giữa 2 mép vải. (Hình
13)
21.3.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Hai mép vải giao nhau đúng quy cách, đường may êm, phẳng, thẳng, đều.
21.3.4. Phương pháp may :
Sắp cho 2 mép vải giao nhau 1cm, sao cho mặt trái của lá vải trên úp vào
mặt phải của lá vải dưới và tiến hành may một đường chính giữa đảm bảo đúng
yêu cầu kỹ thuật.

Hình – 3. Đường may can kê


13
21.3.5.Ứng dụng :
Dùng để nối các lớp dựng như cổ áo, bác tay để chỗ nối không bị dày quá.
2.1.4. Đường may can giáp
2.1.4.1. Khái niệm :
Là đường may can mà 2 mép vải chỉ giáp vào với nhau và được may liền với
1 dải vải nhỏ đặt dưới 2 lá vải. (Hình 4)
2.1.4.2. Quy cách :
Dải vải rộng khoảng 3cm, đường may ziczắc đều đỉnh nọ cách đỉnh kia 2cm.
2.1.4.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm phẳng và bền chắc.
2.1.4.4. Phương pháp may :
Sắp cho 2 mép vải ráp với nhau, đặt ở dưới 2 mép vải một dải vải. May 2
đường song song và cách đều mép vải 1cm, sau đó may ziczắc đỉnh nọ cách
đỉnh kia 2cm.

Hình 4 - Đường may can giáp

2.1.4.5. Ứng dụng: Dùng để can giáp lối các tấm vải lại với nhau
2.2. Đường may lộn
Là đường may phía mặt phải không nhìn thấy đường chỉ. Đường may lộn gồm
3 loại : lộn sổ, lộn kín, lộn viền …
2.2.1. Đường may lộn sổ (lộn 1 đường chỉ) (Hình 5)
2.2.1.1. Khái niệm :
Là đường may mà 2 mép của 2 lớp vải chồng khít lên nhau và nhìn thấy 2
mép vải đó ở mặt trái.
2.2.1.2. Quy cách :
14
Đường may cách mép vải từ 0,5 – 0,7cm.
2.2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều.
2.2.1.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt phải của vải vào nhau, may 1 đường từ 0,5 – 0,7cm. May xong
cạo và lộn cho 2 bên đều sát đưòng may.

Hình 15 - Đường may lộn sổ

2.2.1.5. Ứng dụng : May bản cổ, măng xéc


2.2.2. Đường may lộn kín (lộn 2 đường chỉ) (Hình 6)
2.2.2.1. Khái niệm :
Là đường may mà mép vải của 2 lớp vải chồng khít lên nhau, mặt phải và
mặt trái không lộ đường may.
2.2.2.2. Quy cách :
May đường thứ nhất 0,3cm, may đường thứ hai 0,6cm.
2.2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều sạch sơ vải cả 2 mặt của sản phẩm.
2.2.2.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt trái của vải vào
nhau, sắp cho 2 mép vải
bằng nhau, may đường thứ
nhất cách mép vải 0,3cm.
May xong cắt sơ vải, cạo
sát đường may và lộn mặt trái

Hình 6 - Đường may lộn kín


15
ra sao cho 2 mép gấp bằng nhau, may đường may thứ hai cách mép gấp
đảm bảo quy cách 0,6cm.
2.2.2.5. Ứng dụng : May dọc, giàng quần bà ba.
2.2.3. Đường may lộn viền (viền lé) (Hình 7)
2.2.3.1. Khái niệm :
Là đường may mà ở giữa 2 lớp vải có 1 sợi viền nhỏ gấp đôi, mặt trái có 4
mép vải.
2.2.3.2. Quy cách :
Đường may lộn cách mép vải từ 0,5 – 0,7cm, sợi viền lé đều khoảng 0,2
hoặc 0,3cm.
2.2.3.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may lộn êm chắc, sợi viền lé đều.
2.2.3.4. Phương pháp may :
Sửa cho 2 mép vải bằng nhau, gấp đôi sợi đặt vào giữa 2 lớp vải đó (2 mặt
phải úp vào nhau) và để viền lé khoảng 0,2 hoặc 0,3cm và may matt đường cách
mép vải theo quuy cách, may xong cạo đường may lộn sợi viền ra ngoài.

Hình 7 - Đường may lộn viền

2.2.3.6. Ứng dụng :


May dọc quần, viền mũ, viền túi, viền trang trí trên các sản phẩm ....
2.3. Đường may cuốn
2.3.1. Đường may cuốn 1 đường chỉ
2.3.1.1. Khái niệm :
Là đường may mà cả 2 mép vải đều xếp về 1 bên và cuốn kín mép. (Hình 1)
2.3.1.2. Quy cách : Đường may cách mép gấp 0,6cm.
16
2.3.1.3.Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may cuốn đều, không bị vặn, không sểnh, cuốn kín các mép vải.
2.3.1.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt phải của vải vào nhau, mảnh vải trên hụt hơn mảnh vải dưới
0,5cm. Gấp mép vải dưới ôm mép vải trên, xong theo mép vải đó gấp lần thứ 2 cả
lớp vải trên và dưới rồi may 1 đường cách mép gấp ngoài 0,1cm, đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.

Hình 8 - Đường may cuốn 1 đường chỉ

2.3.1.6. Ứng dụng : May dọc, giàng quần, sườn áo bà ba.


2.3.2. Đường may cuốn đè 1 đường chỉ (Hình 9)
2.3.2.1. Khái niệm :
Là đường may mà mặt trái được cuốn kín mép và có 2 đường chỉ, mặt phải
có 1 đường chỉ. (Hình 9)
2.3.2.2. Quy cách :
Đường may cuốn thứ nhất cách mép gấp 0,7cm; đường may cuốn thứ 2 cách
đường thứ nhất 0,6cm.
2.3.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều, không bị vặn, sểnh.
2.3.2.4. Phương
pháp may :
Sắp cho 2 mặt
phải của vải úp
vào nhau lá trên
hụt hơn so với lá
dưới là 0,8cm, gấp
Hình 9 - Đường may cuốn đè 1 đường chỉ
lá dưới ôm lấy mép
17
vải trên và may 1 đường cách mép gấp 0,7cm. May đường thứ 2 cách đường
thứ nhất 0,6cm đồng thời đề lên mép gấp của đường may
2.3.2.5. Ứng dụng : May vòng nách đảm bảo độ bền chắc...
2.3.3. Đường may cuốn đè 2 đường chỉ (Hình 10)
2.3.3.1. Khái niệm :
Là đường may cuốn kín mép, mặt phải có 2 đường chỉ, mặt trái có 1 đường
chỉ. (Hình 10)
2.3.3.2. Quy cách :
Đường may cách mép gấp 0,7cm, 2 đường may song song và cách nhau
0,6cm.
2.3.3.3. Yêu cầu kỹ thuật:
Đường may êm, phẳng, thẳng, đều không bị vặn.
2.3.3.4. Phương pháp may :
Úp 2 mặt trái của vải vào nhaulá trên hụt hơn so với lá dưới 0,8cm. Gấp lá
vải dưới ôm lấy lá vải trên, may 1 đường cách mép gấp 0,7cm. May xong lật lá vải
trên và may đường thứ 2 cách đường thứ nhất 0,6cm đồng thời đè lên mép gấp
của đường may thứ nhất.

Hình 10 - Đường may cuốn 2 đường chỉ

2.3.3.5. Ứng dụng : May dọc, giàng quần jean, sườn áo, bụng tay áo sơ mi ...
2.4. Đường may mí
2.4.1. Đường may mí ngoài (Hình 11)
2.4.1.1. Khái niệm :
Là đường may sát mí mép gấp của lớp vải này đè lên lớp vải khác. (Hình 11)
2.4.1.2. Quy cách :
18
Đường may sát mí mép gấp từ 0,1 – 0,15cm.
2.4.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, đều, không bị sểnh.
2.4.1.4. Phương pháp may :
Lớp vải trên sau khi gấp về phía mặt trái, đặt lên mặt phải của lớp vải khác
theo vị trí yêu cầucủa sản phẩm rồi tiến hành may 1 đường cách mép gấp từ 0,1 –
0,15cm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Hình – 11. Đường may mí ngoài

2.4.1.5. Ứng dụng : Thường may túi ốp ngoài cửa, may chân cổ, bác tay áo
sơ mi.
2.4.2. Đường may mí ngầm (Hình 12)
2.4.2.1. Khái niệm :
Là đường may sát mí mép gấp dưới bản thân lớp vải đó. (Hình 12)
2.4.2.2. Quy cách :
Đường may cách đều mép gấp dưới là 0,1cm.
2.4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may đều, êm, phẳng.
2.4.2.4. Phương pháp may :
Bẻ gập mép vải lần thứ nhất về phái trái to 0,5cm, bẻ gập lần thứ 2 từ 1 –
1,25cm. Để mặt phải của vải hướng lên trên, cắm kim đầu đường may, dùng ngón
cái của tay phải miết ngược đường may về phía bàn ép. Trên mép gấp ở mặt phải
sẽ nổi lên 1 đường thẳng theo mép gấp ở dưới và chiếu theo đường thẳng đó để
may.
19

Hình 22 - Đường may mí ngầm

2.4.2.5. Ứng dụng : Thường để may miệng túi, gấu quần đùi, gấu quần bà ba…
2.5. Đường may viền
2.5.1. Đường may viền bọc lọt khe (Hình 13)
2.5.1.1. Khái niệm :
Là đường may giữ chắc và bọc kín mép vải.
2.5.1.2. Quy cách :
Đường may sợi viền từ 0,2 – 0,5cm, sợi viền làm thiên vải.
2.5.1.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may êm, phẳng, sợi viền to đều, không bị vặn.
2.5.1.4. Phương pháp may :
Sản phẩm đặt dưới, sợi viền đặt trên, 2 mặt phải úp vào nhau. Mép 1 đường
cách mép vải 0,3cm, sau đó cạo sát đường may lật và gấp kín mép sợi viền xuống
phía dưới đủ che kín đường may thứ nhất, rồi may lọt khe bên trên và mí bên
dưới. May xong đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Hình 13 - Đường may viền bọc lọt khe


20
2.5.1.5. Ứng dụng : Thường áp dụng may cho các chi tiết nhỏ của quần
áo trẻ em.
2.5.2. Đường may kê mí viền (Hình 14)
2.5.2.1. Khái niệm :
Là đường may kê sát mí mép gấp của lớp vải được kê trên 1 sợi viền khác
màu và 1 lá vải thứ 2 .
2.5.2.2. Quy cách :
Đường may mí sát mép gấp của lá vải trên là 0,1cm và cách mép gấp sợi
viền là 0,3cm.
2.5.2.3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may phải êm, phẳng,đều, sợi viền không bị vênh.
2.5.2.4. Phương pháp may :
Gấp đội sợi viền 0,7 – 1cm hai mặt trái úp vào nhau đặt lên mặt phải của lớp
vải dưới. Gấp mép lớp vải trên khoảng 0,5 – 0,7cm và kê lên sợi viền và cách mép
gập sợi viền 0,2 – 0,3cm. Rồi may mí 1 đường lên lớp vải trên là 0,1cm.

Hình 14 - Đường may kê mí viền

2.5.2.5. Ứng dụng : Thường may trang trí dọc quần âu, túi áo, cửa tay áo
Pizama…
21

Câu hỏi bài tập


Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại các kiểu đường may máy cơ bản ?
Câu 2: Cho hình biểu diễn sau:

Em hãy trình bày khái niện đường may cuốn đè một đường chỉ, phương
pháp may và vẽ hình minh họa đường may trên?
22

BÀI 2 : MAY CÁC KIỂU NẸP ÁO


Mã bài: MĐ02-02
Giới thiệu:
Nẹp áo là một trong những bộ phận quan trọng của áo sơmi., ảnh hưởng rất
nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của chiếc áo. Vì vậy nẹp áo phải được may đúng thông
số và yêu cầu kỹ thuật.
Mục tiêu của bài:
- Phân biệt được quy cách và yêu cầu kỹ thuật của các kiểu nẹp áo trên sản
phẩm may;
- May được các kiểu nẹp áo sơ mi, kiểu xẻ khít, xẻ chìm đảm bảo qui cách và
yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận trong quá trình học tập.
Nội dung chính:
1. May nẹp áo sơ mi
1.1. Nẹp áo sơ mi kiểu nẹp thường
1.1.1 Đặc điểm
Nẹp được may bên thân khuyết áp dụng với áo sơ mi, mặt phải có 2 đường
diễu, mặt trái có 1 đường chỉ. (Hình 15)
1.1.2 Cấu tạo
Gồm 1 thân áo bên trái ( thân khuyết), thân bên phải ( nẹp cúc). (Hình 15)

0,1 cm
3,5 cm

2,5 cm

0,5 0,5 cm
cm

a b
Hình 29 - Hình cắt, mặt cắt nẹp áo tổng hợp
23
1.1.3 Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật
Quy cách
Mật độ mũi chỉ 5 mũi / 1 cm
Đường diễu nẹp khuyết 0,5 cm (Hình 15a)
Đường mí nẹp cúc 0,1 cm (Hình 15b )
Yêu cầu kỹ thuật
Nẹp may xong phải êm phẳng, không bùng vặn, đúng thông số
Đường may diễu nẹp đều, đúng mật độ mũi chỉ
Chú ý : Nếu là hàng kẻ yêu cầu lấy đúng tâm kẻ.
1.1.4. Phương pháp may
a. Kiểm tra chi tiết (Hình 16: a, b, c)
a: Nẹp khuyết
b: Nẹp cúc
c: Mex nẹp khuyết
+ Kiểm tra thông số của thân áo với mẫu bán thành phẩm
+ Kiểm tra mex nẹp: Bản rộng mex nẹp 3,5 cm.

3,5 2,5
cm cm
3,5cm

a b c

Hình 16 - Chi tiết may nẹp áo


24
b.Dán mex nẹp vào thân áo. (Hình 16)
* Phương pháp:
Đặt mặt phải của mex ( mặt có nhựa dính) vào
mặt trái của thân áo nẹp khuyết sắp cho thẳng
canh sợi dọc( nếu là vải kẻ đặt mex đúng tâm
kẻ ) sao cho mex cách mép vải bằng một lần
bản to của mex 3,5 cm. Cắm bàn là điều chỉnh
cho độ nóng thích hợp với nguyên liệu, sau đó
ép lên mex( khi ép tuyệt đối không được di bàn
3,5 cm
là , vì như vậy mex sẽ bị bai dãn kkông đúng
thông số).
* Yêu cầu kỹ thuật:
Khi ép mex nẹp: phải đúng vị trí, thẳng canh sợi, mex nẹp phải đảm bảo độ kết
dính
c. Là gấp nẹp.
* Phương pháp:
Đặt thân áo xuống bàn để là, mép nẹp Hình 16 - Dán mex nẹp vào thân áo
quay về phía mình, nẹp khuyết để
trên cổ quay về phía tay phải, nẹp cúc để dưới cổ quay về tay trái, mặt trái phía
trên. Điều chỉnh độ nóng bàn là phù hợp với nguyên liệu. Lần lượt là từng thân ,
nẹp khuyết gấp một lần sát mép dựng (Hình 17a) ( khi là lưu ý ngón cái để dưới,
bốn ngón còn lại để trên ) vê sát mép dựng về mặt trái , mũi bàn là đẩy từ trong ra
ngoài, gấp tiếp lần hai sát mép bằng dựng bản to của nẹp 3,5 cm (Hình 17b),
25

2,5 cm

3,5 cm

3,5 cm

b c
a
Hình 17 - Là gấp nẹp

ngón cái để trên bốn ngón còn lại ở giữa lần gấp một và lần dựng, mũi bàn là đẩy
từ trong ra ngoài, là xong gấp đôi thân vừa là về sườn áo để nguyên vị trí là tiếp
thân nẹp cúc (Hình 17c). Dùng dưỡng là nẹp cúc 2,5 cm đặt hụt hơn mép vải 1 cm,
gấp lần một sát mép dưỡng 1 cm về mặt trái , gấp tiếp lần hai to bằng bản nẹp (
theo dưỡng là 2,5 cm) thao tác là tương tự như lần một và hai của nẹp khuyết, là từ
cổ xuống gấu.
d. May nẹp

3,5 0,1
cm cm

2,5
0,5 0,5
cm
0,5 cm c cm
m
*
a b c

Hình 18 - May nẹp


26

Phương pháp may:


Đặt thân áo đã là bên trái. Ta tiến hành may nẹp khuyết trước, may đường thứ
nhất diễu cách mép gấp 0,5 cm (hình 18a) mặt trái hướng lên trên may từ họng
cổ xuống, may tiếp đường thứ hai lật đường may và may diễu cách mép gấp 0,5
cm ( hình 18b) mặt phải hướng lên trên may từ gấu lên. May tiếp nẹp cúc mí
0,1(hình 18c), mặt trái hướng lên trên may từ họng cổ xuống gấu khi may ngón
tay trỏ bên phải hơi bai thân áo.
* Yêu cầu kỹ thuật:
Nẹp áo may xong phải êm phẳng, các đường may diễu phải đều đều đẹp đảm
bảo mật độ mũi chỉ 5 mũi/cm, nẹp không bùng vặn
e. Kiểm tra sản phẩm:
Khi may xong kiểm tra sản phẩm căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, còn gì sai hỏng
tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
1.1.5.Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Dạng hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục


Nẹp bùng vặn - Là không đúng canh sợi - Là cho thẳng canh sợi
- Khi may nẹp khụng kết - Trong khi may kết
hợp thao tỏc bai gión hợp thao tỏc bai gión vị
trớ đường may
Đối với hàng kẻ khi - Xác định sai tâm kẻ - Xác định cho đúng
là không lấy đúng tâm kẻ
tâm kẻ

Ngoài kiểu nẹp trên còn có một số kiểu nẹp sau:


1.2. May nẹp liền kê mí
1.2.1. Đặc điểm
Giống nẹp thường, chỉ khác mặt trái có 2 đường chỉ.
1.2.2. Cấu tạo
Gồm 1 thân áo bên trái ( thân khuyết), thân bên phải ( nẹp cúc).
27

3,5 0,1 cm
cm

2,5 cm

0,5 cm
0,1
cm

Hình 19 - Mặt cắt tổng hợp nẹp kê mí


Bản to nẹp khuyết 3,5 cm
Bản to nẹp cúc 2,5 cm
1.2.3. Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật
Quy cách
Mật độ mũi chỉ 5 mũi / 1 cm
Đường diễu nẹp khuyết 0,5 cm
Đường mí nẹp cúc 0,1 cm
Yêu cầu kỹ thuật
- Nẹp may xong phải êm phẳng, không bùng vặn.
- May đúng thông số.
- Đường diễu đều, đúng mật độ mũi chỉ, đường may mí mặt trái đều 0,1cm.
Chú ý : Nếu là hàng kẻ yêu cầu lấy đúng tâm kẻ.
1.2.4. Phương pháp may
a. Kiểm tra chi tiết(Hình 20)
+ Kiểm tra thông số của thân áo với mẫu bán thành phẩm
+ Kiểm tra mex nẹp: Bản rộng mex nẹp 3,5 cm (Hinh 20b)
28

3,5 cm 2,5
cm

3,5cm

a b

Hình 20 - Các chi tiết may nẹp beo thường

b. Dán mex nep vào thân áo(Hình 21)


*. Phương pháp:
Đặt mặt phải của mex ( mặt có nhựa dính) vào mặt trái của thân áo nẹp
khuyết sắp cho thẳng canh sợi dọc( nếu là vải kẻ đặt mex đúng tâm kẻ ) sao cho
mex cách mép vải bằng một lần bản to của mex 3,5 cm. Cắm bàn là điều chỉnh
cho độ nóng thích hợp với nguyên liệu, sau
đó ép lên mex( khi ép tuyệt đối không
được di bàn là , vì như vậy mex sẽ bị bai
3,5 cm
dãn không đúng thông số).
* Yêu cầu kỹ thuật:
Khi ép mex nẹp: phải đúng vị trí, thẳng
canh sợi, mex nẹp phải đảm bảo độ kết
dính.
c. Là gấp nẹp(Hình 22)
* Phương pháp: Hình 21 - Dán mex nẹp vào thân áo
Đặt thân áo xuống bàn để là, mép nẹp quay về phía mình, nẹp khuyết để trên
cổ quay về phía tay phải, nẹp cúc để dưới cổ quay về tay trái, mặt trái phía trên.
Điều chỉnh độ nóng bàn là phù hợp với nguyên liệu. Lần lượt là từng thân , nẹp
khuyết gấp một lần sát mép dựng(Hình 22a) ( khi là lưu ý ngón cái để dưới, bốn
29
ngón còn lại để trên ) vê sát mép dựng về mặt trái , mũi bàn là đẩy từ trong ra
ngoài, gấp tiếp lần hai sát mép bằng dựng bản to của nẹp 3,5 cm (Hình 22a)

2,5 cm

3,5 cm

3,5 cm

c
a b

Hình 22 -. Là gấp nẹp

Ngón cái để trên bốn ngón còn lại ở giữa lần gấp một và lần dựng, mũi bàn là
đẩy từ trong ra ngoài, là gấp tiếp lần thứ ba(Hình 22b) dùng ngón tay cái và ngón
trỏ beo thân áo về phía nẹp 0,6 cm là từ dưới gấu lên cổ , là xong gấp đôi thân vừa
là về sườn áo để nguyên vị trí là tiếp thân nẹp cúc (Hình 22c) Phương pháp và
thao tác tương tự như là nẹp beo thường.
* . Yêu cầu kỹ thuật :
Thân áo khi là xong phải đảm bảo đúng thông số, không bóng, không cháy,
đảm bảo đúng dáng của sản phẩm.
d. May nẹp

0,5 cm

a
30

3,5 0,1 cm
cm

2,5 cm

0,5 cm
0,1
cm

b c
Hình 23 - May nẹp
* .Phương pháp may:
Đặt thân áo đã là bên trái. Ta tiến hành may nẹp khuyết trước, may đường
thứ nhất diễu cách mép gấp 0,5 cm ( Hình 23a ) mặt phải hướng lên trên may từ
họng cổ xuống, may tiếp đường thứ hai cách mép gấp 0,5 cm mặt phải hướng
lên trên may từ gấu lên, mặt trái đảm bảo mí 0,1 cm(Hình 23b). May tiếp nẹp
cúc mí 0,1, mặt trái hướng lên trên (Hình 23c) may từ họng cổ xuống gấu khi
may ngón tay trỏ bên phải hơi bai thân áo.
*.Yêu cầu kỹ thuật:
Nẹp áo may xong phải êm phẳng, các đường may diễu, may mí phải đều
đều đẹp, không sểnh, đảm bảo mật độ mũi chỉ 5 mũi/cm, nẹp không bùng vặn
e. Kiểm tra sản phẩm:
Khi may xong kiểm tra sản phẩm căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, còn gì sai
hỏng tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
1.2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
Dạng hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
- Là không đúng canh - Là cho thẳng canh sợi
Nẹp bùng vặn sợi. - Trong khi may kết hợp thao
- Khi may nẹp khụng kết tỏc bai gión vị trớ đường
31
hợp thao tỏc bai gión. may.
Đối với hàng kẻ - Khi là không lấy đúng - Khi là lấy đúng tâm kẻ
may bị lệch kẻ tâm kẻ.
- Khi may khụng bai dón - Khi may bai dón thõn ỏo .
tại vị trớ đường may.

Đường mí không - Khi may căn đường - Thao tác cho đúng.
đều hoặc bị sểnh may không chuẩn.
- Lắp cữ gá lệch. - Điều chỉnh cữ gá cho đúng.

1.3. May nẹp rời


1.3.1. Đặc điểm
- Nẹp được cắt rời so với thân áo, mặt phải có 2 đường diễu, mặt trái có 1
đường mí và 1 đường chỉ. (Hình 24a)
- Nẹp cúc được may chắp với thân áo và có một đường may. (Hình 24b)
1.3.2. Cấu tạo
Gồm 1 thân áo bên trái ( thân khuyết), thân bên phải ( nẹp cúc). (Hình 24)

0,1 cm
3,5 cm

2,5 cm
0,5 cm

a b

Hình 24 - Mặt cắt tổng hợp nẹp rời


32

1.3.3. Quy cách -Yêu cầu kỹ thuật


Quy cách
Mật độ mũi chỉ 5 mũi / 1 cm
Đường diễu nẹp khuyết 0,5 cm (Hình 24a)
Đường mí nẹp cúc 0,1 cm (Hình 24b)
Yêu cầu kỹ thuật
- Nẹp may xong phải êm phẳng, không bùng vặn.
- May đúng thông số.
- Đường diễu đều 0.5cm, đúng mật độ mũi chỉ, đường may mí mặt trái đều
0,1cm.
Chú ý : Nếu là hàng kẻ yêu cầu lấy đúng tâm kẻ.

1.3.4.Phương pháp may


a. Kiểm tra chi tiết(Hình 25)
+ Kiểm tra thông số của thân áo với mẫu bán thành phẩm
+ Kiểm tra mex nẹp: Bản rộng mex nẹp 3,5 cm (Hình 25d)
+ Kiểm tra thông số bán thành phẩm nẹp áo: 5,5 cm (Hình 25c)

3,5cm
3,5 2,5 3,5cm
cm cm cm

Hình 25 - Các chi tiết nẹp


b.Dán mex vào nẹp
33

3,5 cm

1 cm

Hình 26 - Dán mex nẹp

* . Phương pháp:
Đặt mặt phải của mex ( mặt có nhựa dính) vào mặt trái của nẹp sắp cho thẳng
canh sợi dọc( nếu là vải kẻ đặt mex đúng tâm kẻ ) sao cho mex cách hai mép
vải bằng 1cm (Hình 26). Cắm bàn là điều chỉnh cho độ nóng thích hợp với
nguyên liệu, sau đó ép lên mex ( khi ép tuyệt đối không được di bàn là , vì như
vậy mex sẽ bị bai dãn không đúng thông số).
* . Yêu cầu kỹ thuật:
Khi ép mex nẹp: phải đúng vị trí, thẳng canh sợi, mex nẹp phải đảm bảo độ kết
dính, nếu là hàng kẻ yêu cầu lấy kẻ trùng với kẻ của thân áo.
c. Là gấp nẹp:

1 cm

3,5 cm
0,5cm
2,5 cm

a b c

Hình 27 - Là gấp nẹp


34
* Phương pháp:
Đặt thân áo xuống bàn để là, mép nẹp quay về phía mình, nẹp khuyết để trên
cổ quay về phía tay phải, nẹp cúc để dưới cổ quay về tay trái, mặt trái úp vào
nhau . Điều chỉnh độ nóng bàn là phù hợp với nguyên liệu. Lần lượt là từng
thân , thân nẹp khuyết là gấp mép về mặt phải ngón trỏ và ngón cái vê gập 0,5
cm (Hình 27a), mũi bàn là đẩy từ trong ra ngoài là từ cổ xuống gấu,là xong gập
đôi thân về phía sườn là tiếp nẹp cúc, phương pháp và thao tác là tương tự như
nẹp beo thường (Hình 27b) . Sau khi là xong để sản phẩm đã là bên trái là tiếp
nẹp , là theo mép mex (hoặc dùng dưỡng) là gấp một lần 0,7 cm hoặc sát mép
dưỡng ngón trỏ và ngón cái vê bẻ gập, mũi bàn là đẩy từ trong ra ngoài, là từ
phải sang trái , là tiếp đường thứ hai sát mép dựng, mũi bàn là đẩy từ ngoài vào
trong , nhấc nhẹ đế bàn là giữ đường gấp thứ nhất là từ phải sang trái (Hình
27c).
*. Yêu cầu kỹ thuật:
Thân áo, nẹp áo khi là xong phải đảm bảo đúng thông số, không bóng, không
cháy, đảm bảo đúng dáng của sản phẩm.
d. May nẹp:

0,1 cm
3,5 cm

2,5 cm
0,5 cm

a b

Hình 28 - May nẹp


35

* . Phương pháp may:


Đặt thân áo đã là bên trái. May nẹp khuyết trước, may đường thứ nhất diễu
cách mép gấp 0,5 cm mặt phải hướng lên trên may từ họng cổ xuống, mặt trái
đảm bảo mí 0,1 cm (Hình 28a ), may tiếp đường thứ hai cách mép gấp 0,5 cm
mặt phải hướng lên trên may từ gấu lên. May tiếp nẹp cúc mí 0,1 (Hình 28b),
mặt trái hướng lên trên may từ họng cổ xuống gấu khi may ngón tay trỏ bên trái
phải hơi bai thân áo.
*.Yêu cầu kỹ thuật:
Nẹp áo may xong phải êm phẳng, các đường may diễu, may mí phải đều đều
đẹp, không sểnh, đảm bảo mật độ mũi chỉ 5 mũi/cm, nẹp không bùng vặn.
e.Kiểm tra sản phẩm:
Khi may xong kiểm tra sản phẩm căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, thông số quy
cách, còn gì sai hỏng tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
1.3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
Dạng hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
Nẹp bùng vặn - Là không đúng canh - Là cho thẳng canh sợi
sợi. - Trong khi may kết hợp thao
- Khi may nẹp khụng kết tỏc bai gión vị trớ đường
hợp thao tỏc bai gión. may.
Đối với hàng kẻ - Khi là không lấy đúng - Khi là lấy đúng tâm kẻ
may bị lệch kẻ tâm kẻ.
- Khi may khụng bai dón - Khi may bai dón thõn ỏo .
tại vị trớ đường may.

Đường mí không - Khi may căn đường - Thao tác cho đúng.
đều hoặc bị sểnh may không chuẩn.
- Lắp cữ gá lệch. - Điều chỉnh cữ gá cho đúng.

2. May nẹp áo kiểu xẻ khít (2 sợi viền)


2.1. Đặc điểm
Nẹp được may và bấm qua thân trước ( giữa) của sản phẩm.
2.2. Cấu tạo (hình 29)
36
- Nẹp: 2 chi tiết + Dựng: 2 chi tiết
- Thân trước: 1 chi tiết

Hình 29 – Cấu tạo kiểu nẹp xẻ khít trên thân


áo

2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật


2.3.1. Quy cách
- Bản to nẹp 1,5 cm
- Chiều dài xẻ (18-22) cm
- Mật độ mũi may 4- 5 mũi/cm.
2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Nẹp đúng vị trí, kích thước, đúng hình mẫu.
- Nẹp bảo đảm cân đối, đối xứng: Bản to nẹp phải bằng nhau, khít, cạnh
dưới vuông góc không sụt sổ, nhăn dúm.
- Nẹp phải êm phẳng, mép nẹp phải thẳng. Khi may xong lớp dựng không bị
bong rộp, dựng phải bám chắc, không bị lệch canh sợi hoặc biến dạng.
- Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách.
- Vệ sinh công nghiệp.
2.4. Phương pháp may
Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm, ép Mex và sang dấu. ( Hình 30)
- Kiểm tra các chi tiết: Thân trước, nẹp túi đúng chiều canh sợi, theo yêu cầu
của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm, không loang màu, lỗi sợi.
- Sang dấu vị trí nẹp: Đặt mẫu sang dấu lên mặt phải thân trước sao cho đúng
yêu cầu, sau đó sang dấu vị trí may nẹp.
- Ép Mex lên mặt trái và là gấp đôi nẹp vào, sang dấu bản to nẹp
37
* Yêu cầu: Đường sang dấu chính xác, sắc nét và bám sát mẫu, ép Mex
phải chắc chắn, không bị bong, rộp

Hình 30 - Kiểm tra bán thành phẩm, ép Mex và sang dấu.

Bước 2: May nẹp vào thân áo. ( Hình 31 )


- May nẹp bên phải: thân áo để dưới, nẹp để trên, úp mặt phải của nẹp vào
mặt phải thân áo, sắp cho các mép vải phía họng cổ, cạnh trong của nẹp và
thân áo bằng nhau. May một đường từ phía họng cổ xuống đuôi của xẻ theo
dấu phấn
- May nẹp bên trái tương tự như nẹp bên phải nhưng theo chiều ngược lại
Bước 3: Bấm xẻ nẹp và may chặn trong đuôi xẻ. ( hình 32)
- Bấm xẻ đúng vào đường giữa, từ đầu xẻ đến cách cuối xẻ 1 cm bấm chéo
góc cách đường may 1-2 sợi vải tạo thành hình tam giác cân
- Lật nẹp vào phía trong, điều chỉnh nẹp áo thẳng, khít với đường xẻ, bản to hai
nẹp bằng nhau, lật thân áo lên may chặn trong đuôi xẻ.

Hình 31 - May nẹp vào thân áo Hình 32 – Bấm xẻ nẹp và may chặn
38

Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp


- Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí nẹp khít theo quy cách và yêu cầu kỹ
thuật.
- Làm sạch sản phẩm
2.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa.
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa
1 Nẹp không - Sang dấu không chính xác - Sang dấu phải chính xác
vuông góc, - Do khi may nẹp vào thân áo - May nẹp vào thân áo theo
bản to nẹp không theo dấu phấn, đường dấu phấn, đường may song song
không bằng may không song song và bằng và bằng nhau.
nhau nhau.
2 Góc nẹp bị - Bấm góc nẹp không đúng - Bấm góc nẹp cách đường
sụt sổ, nhăn phương pháp, không lại mũi may 1-2 canh sợi, lại mũi cuối
dúm cuối đường xẻ nẹp đường xẻ nẹp
- Thành phẩm nẹp lớn hơn - Thành phẩm nẹp phải bằng
khoảng cách nẹp trên thân áo khoảng cách nẹp trên thân áo
3 Nẹp bị hở - Thành phẩm nẹp nhỏ hơn - Thành phẩm nẹp phải bằng
khoảng cách nẹp trên thân áo khoảng cách nẹp trên thân áo
- Sang dấu góc nẹp trên thân - Sang dấu góc nẹp trên thân
áo quá lớn so với yêu cầu áo đúng với yêu cầu (Theo
mẫu sang dấu)

3. May nẹp áo kiểu xẻ chìm (2 tấm nẹp)


3.1. Đặc điểm
Nẹp được may và bấm qua thân trước ( giữa) của sản phẩm.
3.2. Cấu tạo (hình 33)
- Nẹp khuy: 1 chi tiết + Dựng: 1 chi tiết
- Nẹp cúc: 1 chi tiết + Dựng 1 chi tiết
- Thân trước: 1 chi tiết
39

3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật


3.3.1. Quy cách
- Bản to nẹp 3 cm
- Chiều dài xẻ (18-22) cm
- Mật độ mũi may 4- 5 mũi/cm.
3.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Nẹp đúng vị trí, kích thước, đúng hình mẫu.
- Nẹp bảo đảm cân đối, đối xứng: Bản to nẹp khuy và cúc phải bằng nhau,
phải trùng khít góc cuối nẹp và vuông không hở góc hoặc sụt sổ, nhăn dúm.
- Nẹp phải êm phẳng, mép nẹp phải thẳng. Khi may xong lớp dựng không bị
bong rộp, dựng phải bám chắc, không bị lệch canh sợi hoặc biến dạng.
- Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách.
- Vệ sinh công nghiệp.
3.4. Phương pháp may
Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm, ép Mex và sang dấu. ( hình 34)
- Kiểm tra các chi tiết: Thân trước, nẹp túi đúng chiều canh sợi, theo yêu cầu
của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm, không loang màu, lỗi sợi.
- Sang dấu vị trí nẹp: Đặt mẫu sang dấu lên mặt phải thân trước sao cho đúng
yêu cầu, sau đó sang dấu vị trí may nẹp.
- Ép Mex lên mặt trái và là gấp đôi nẹp vào, sang dấu bản to nẹp cúc, nẹp khuy
* Yêu cầu: Đường sang dấu chính xác, sắc nét và bám sát mẫu, ép Mex phải
chắc chắn, không bị bong, rộp.
40

Hình 34 - Kiểm tra bán thành phẩm, ép Mex và sang dấu

Bước 2: May nẹp vào thân áo. ( Hình 35 )


- May nẹp bên khuy: thân áo để dưới, 1
nẹp để trên, úp mặt phải của nẹp vào
mặt phải thân áo, sắp cho các mép vải
phía họng cổ, cạnh trong của nẹp và thân
áo bằng nhau. May một đường từ phía
họng cổ xuống đuôi của xẻ theo dấu phấn
- May nẹp bên cúc tương tự như nẹp
bên khuy nhưng theo chiều ngược lại
Bước 3: Bấm xẻ nẹp và may Hình 35 - May nẹp
chặn trong đuôi xẻ. ( Hình 36 )
- Bấm xẻ đúng vào đường giữa, từ
đầu xẻ đến cách cuối xẻ 1 cm bấm chéo
góc cách đường may 1-2 sợi vải tạo thành hình tam giác cân
- Lật nẹp khuy và cúc vào phía trong sao cho nẹp khuy nằm trùng khít lên nẹp
cúc, điều chỉnh nẹp áo thẳng, lật thân áo lên may chặn trong đuôi xẻ.
1

Hình 36 - Bấm
xẻ nẹp và 2
may chặn trong
41
đuôi xẻ

Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp


- Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí nẹp chìm theo quy cách và yêu cầu kỹ
thuật.
- Làm sạch sản phẩm

3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

TT Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa


1 Nẹp không - Sang dấu không chính xác - Sang dấu phải chính xác
vuông góc, - Do khi may nẹp vào thân áo - May nẹp vào thân áo theo
bản to nẹp không theo dấu phấn, đường dấu phấn, đường may song song
không bằng may không song song và bằng và bằng nhau.
nhau nhau.
2 Góc nẹp bị - Bấm góc nẹp không đúng - Bấm góc nẹp cách đường
sụt sổ, nhăn phương pháp, không lại mũi may 1-2 canh sợi, lại mũi cuối
dúm cuối đường xẻ nẹp đường xẻ nẹp
- Thành phẩm nẹp lớn hơn - Thành phẩm nẹp phải bằng
khoảng cách nẹp trên thân áo khoảng cách nẹp trên thân áo
3 Nẹp bị hở - Thành phẩm nẹp nhỏ hơn - Thành phẩm nẹp phải bằng
khoảng cách nẹp trên thân áo khoảng cách nẹp trên thân áo
- Sang dấu góc nẹp trên thân - Sang dấu góc nẹp trên thân
áo quá lớn so với yêu cầu áo đúng với yêu cầu (Theo
mẫu sang dấu)
42

Câu hỏi bài tập


Câu 1: Trình bày phương pháp may nẹp áo sơ mi kiểu thường ? Vẽ hình minh
họa ?
Câu 2: Trình bày phương pháp may nẹp xẻ khít ? Vẽ hình minh họa?
Câu 3: Cho hình vẽ sau: Hãy cho biết kiểu nẹp may trên là kiểu nẹp gì ? Trình
bày phương pháp may kiểu nẹp trên

0,1 cm
3,5 cm

2,5 cm
0,5 cm
43

BÀI 3: MAY CÁC KIỂU TÚI ÁO SƠ MI


Mã bài: MĐ02 - 03
Giới thiệu:
Áo sơmi có rất nhiều kiểu túi đa dạng, phong phú như: túi ốp ngoài không
nắp, túi ốp ngoài có nắp, túi đáy đáy nhọn, đáy tròn, đáy vuông...
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các
kiểu túi ốp ngoài áo sơ mi;
- May được các kiểu túi áo sơ mi đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật;
- Xác định các dạng sai hỏng sản phẩm, nguyên nhân và biện pháp phòng
ngừa;
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
Nội dung chính:
1.Túi ốp ngoài
1.1. Khái niệm
Là kiểu túi mà thân túi được may dán ốp trực tiếp lên thân sản phẩm.
1.2. Phân loại
- Gồm 2 loại : + Đáy nhọn
+ Đáy tròn
1.3. Cấu tạo chung
Gồm thân áo và thân túi được may trên sản phẩm bằng các đường may diễu
miệng túi và may mí ba cạnh còn lại của túi lên thân áo.
2. May túi ốp ngoài không nắp đáy nhọn
2.1. Đặc điểm
44
Là kiểu túi mà thân túi có đáy túi nhọn và được may ốp lên thân áo phía
bên trái phần ngực áo. (Hình 37)

Hình 37 – Đặc điểm cấu tạo túi đáy nhọn áo sơ mi


2.2. Cấu tạo
Gồm thân áo, thân túi đáy nhọn (Hình 37)
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
2.3.1. Quy cách
- Mật độ mũi may 5 mũi /1cm
- Đường may thân túi 1 cm , bản rộng gập miệng túi 3 cm
- Đường may mí 0,1 cm may mí miệng túi, may mí thân túi vào thân
- Đường may diễu chặn miệng túi 2 bên 0,5 cm
2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Túi may somg phải êm phẳng, thân túi và thân áo không bùng, các đường
may mí, may diễu chặn miệng túi phải êm, thoát góc
2.4. Phương pháp may
- Kiểm tra các chi tiết về thông số, kích thước, canh sợi, đối kẻ (nếu có), mặt
trái, mặt phải của vải.
- Sang dấu, đục lỗ lấy dấu các vị trí cần ( thân áo, thân túi).
- Là gấp đường may 1 cm, gấp miệng túi vào phía mặt trái bản rộng 3 cm
- May mí miệng túi 0,1 cm.
- Là gấp các cạnh còn lại của túi 1cm theo đường lấy dấu
- May diễu chặn 2 bên miệng túi 0,6 cm và may mí các cạnh còn lại 0,1 cm.
45
* Quy trình thực hiện.
STT Bước công Thiết bị – Quy cách – yêu cầu Những điểm cần
việc dụng cụ kỹ thuật lưu ý
1 Kiểm tra Mẫu bán - Đầy đủ các chi tiết :
chi tiết thành phẩm thân trước trái, túi áo
2 Chấm định Mẫu định - Đúng vị trí, họng cổ - Nếu cú kẻ thỡ
vị và khoét vị, bút chì, 2 thân phải bằng nhau phải đối kẻ
họng cổ dựi kộo
3 Là miệng Bàn là, - Bản to miệng túi - Là gấp lần một
túi dưỡng 3cm là 1cm. là gấp lần
- Miệng túi thẳng đều hai theo đúng bản
to của miệng túi
3cm
4 May mí Máy 1 kim, - Đường mí đều, đảm - Lực căng 2 chỉ
miệng túi chân vịt mí bảo đúng mật độ và bằng nhau
0,1cm. bản to của miệng túi - May ở mặt phải
- Khi may hơi bai
thân áo theo
chiều ngang vải.
5 Là xung Bàn là, - Là thu xung quanh - Để cho mép bẻ
quanh túi dưỡng túi, 0,8cm xung quanh túi
kéo - Yêu cầu túi là xong được chết nếp ta
đúng thông số, đúng dùng 1 miếng bỡa
hỡnh dỏng cứng miết theo
đường là khi vùă
nhấc bàn là ra.
- Nếu là hàng kẻ trước
khi là phải lấy kẻ
trùng với kẻ của thân
áo.
6 May dán Máy 1 kim - Đường may xung - Khi may hơi bai
túi vào thân chân vịt mí quanh túi 0,1cm,riêng thân áo ở vị trí
46
0,1cm. đường chặn miệng túi dọc vải
0,5cm tính từ đường - Chặn miệng túi.
may túi
7 Kiểm tra - Theo thông số và
quy cách

2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
STT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Túi dán sai vị - Đặt mẫu định vị không - Đặt mẫu đúng vị trí
trí đúng vị trí
2 Túi bị bùng - Khi may dán túi không -Vuốt phẳng thân áo kết
hoặc găng bai than áo hoặc bai giãn hợp với thao tác bai giãn
thân quá nhiều theo chiều dọc vải khi
may
3 Túi bị sai - Khi là để nhiệt độ quá - Điều chỉnh nhiệt độ phù
lệch kẻ so nóng thân túi co hợp với nguyên liệu
với kẻ của - Khi may không điều - Khi may phải chú ý đặt
thân áo chỉnh cho túi và thân áo kẻ túi và kẻ thân trùng
trùng kẻ nhau.

3. May túi ốp ngoài có nắp đáy tròn


3.1. Đặc điểm
- Là kiểu túi
mà thân túi và nắp
túi được may trực
tiếp lên thân sản
phẩm (trên thân
túi không may
đô), thường được
may đối xứng 2
bên thân sản
phẩm.(Hình 38)
47
3.2. Cấu tạo
Gồm có thân áo, thân túi, nắp túi (Hình 38)

Hình 38 – Đặc điểm, cấu tạo túi đáy tròn áo sơ mi

3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật


3.3.1. Quy cách
- Mật độ mũi may 5 mũi/ cm
- Đường may miệng túi 1 cm gập miệng túi bản rộng 1 đến 1,5 cm mí 1mm
- Đường may xung quanh 3 cạnh túi gập 1cm, mí 1mm
- Đường may lộn nắp túi 0,5 cm sửa góc cong 0,3 cm
- Đường may diễu nắp túi 0,4 cm
- Đường may lộn gáy túi 0,5 cm
- Đường may diễu gáy túi 0,6 cm
3.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
Túi may song phải đảm bảo:
- Đúng thông số, đúng mẫu, các đường may phải thẳng, êm phẳng.
- Đường may mí miệng túi, thân túi vào thân áo mí 0,1 cm đường may êm
phẳng, thân túi hoặc thân áo không được bùng hoặc căng.
- Nắp túi phải cân đối điểm nhọn của nắp túi phải nằm chính giữa túi và
đảm bảo cách đều miệng túi, các đường may phải êm phẳng và đường diễu cong
đều theo làn cong của nắp túi cách đều 0,4 cm, đường may lộn gái nắp túi phải
48
thẳng và lại mũi chắc chắn tại 2 đầu đường may, đường diễu gáy túi bản
rộng 0,6 cm diễu đều êm phẳng, ôm khít và che kín miệng túi.
3.4. Phương pháp may
- Kiểm tra các chi tiết về thông số, kích thước, canh sợi, đối kẻ (nếu có), mặt
trái, mặt phải của vải
- Sang dấu, đục lỗ lấy dấu các vị trí cần (nắp túi, thân áo, thân túi).
- Là gấp đường may 1 cm, gấp miệng túi vào phía mặt trái bản rộng 1,5 cm
- May mí miệng túi 0,1 cm.
- Là gấp các cạnh còn lại của túi 1cm theo đường lấy dấu
- May các cạnh còn lại của túi bằng cách là gấp đường may 1 cm may mí
0,1 cm.
- May lộn nắp túi : may theo đường sang dấu hoặc mẫu dưỡng đường may
0,5 cm , sủa lộn các góc cong còn 0,3 cm
- May diễu nắp túi đường may 0,4 cm
- May lộn gáy túi đường may 0,5 cm
- May diễu gáy túi đường may o,6 cm
* Quy trình thực hiện
STT Bước Thiết bị – Quy cách – yêu cầu kỹ thuật Những điểm
công việc dụng cụ cần lưu ý
1 Kiểm tra Dưỡng - Đầy đủ số lượng các chi
chi tiết mẫu túi và tiết: 1 túi áo, 2 nắp túi, 1TP
nắp túi mex nắp túi.
- Cắt dư xung quanh 0.8cm,
miệng túi dư 2cm
- Nắp túi sang dấu lên lần
chính (ép mex nắp túi và đô
túi)
2 Chấm Mẫu định - Đúng vị trí, họng cổ 2 thân - Nếu áo kẻ thì
định vị và vị, bút phải bằng nhau phải đối kẻ
khoét chỡ, dựi
họng cổ kộo
3 -Ép mex Bàn là, - ép mex nắp túi đúng vị trí. - Là ở mặt trái
49
của chi tiết
- Trước khi là
kiểm tra nhiệt
độ của bàn là
- Dựng miếng
báo miết vào
đường là cho
chết nếp
4 Là miệng Bàn là, - Bản to miệng túi 1,5cm - Miệng túi
túi dưỡng - Yêu cầu miệng túi thẳng gấp ra ngoài
đều - Gấp lần 1 là
0.5cm, gấp lần
hai 1 cm
5 May mí Máy 1 - Đường mí đều 01,cm
miệng túi kim
6 Quay lộn Máy 1 - May đúng mẫu (cách mex -Khi may đến
nắp túi kim, 0,1cm) 2 đầu nguýt
dưỡng - Yêu cầu : 2 đầu nắp túi trũn điều
nguýt trũn đều. Sửa dư xung chỉnh mũi may
quanh 0,5cm, riêng 2 đầu mau hơn để
nguýt trũn sửa dư 0,3cm. góc được trũn
Mỏ nhọn nắp túi thoát đều đều.
- Đặt chỉ ở mỏ
nhọn nắp túi
7 Diễu xung Máy 1 - Đường diễu 0,4cm Khi may dùng
quanh nắp kim, chân - Đường diễu đều, đẹp, tay vê cho
túi vịt cữ đúng thông số nắp túi đứng đứng thành
0,4cm thành đường may
quay lộn
8 Dán nắp Máy 1 - Đường may dán nắp túi - Khi may hơi
túi vào kim vào thân 0,4cm bai thân áo
thân - Yêu cầu : + đúng vị trí, theo chiều
50
nắp túi phải che kín miệng ngang vải
túi
+ Nắp túi êm phẳng, mỏ
nhọn nắp túi nằm giữa đô
túi
9 Là xung Bàn là, - Là gấp đều xung quanh - Dựng miếng
quanh túi dưỡng 0,8cm bỡa miết vào
- Túi là xong yêu cầu chết đường là cho
nếp, đúng mẫu (nếu là hàng chết nếp.
kẻ trước khi là phải lấy kẻ - Nếu là hàng
trùng với kẻ thân áo) kẻ trước khi là
phải lấy kẻ
trùng với kẻ
thân áo).
10 Dán túi Máy 1 - Đường may xung quanh - Khi may hơi
vào thân kim, chân túi 0,1cm bai thân túi
vịt cữ - Yêu cầu : túi đúng vị trí, theo chiều dọc
0,1cm êm phẳng, đối xứng 2 bên vải
11 Diễu gáy Máy 1 - Đường may diễu gáy nắp - Trong khi
túi kim túi 0,6cm may điều
chỉnh cho nắp
túi che kín
miệng túi.
12 Kiểm tra Theo thông số và quy cách

3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
STT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Túi dán sai vị trí - Đặt mẫu định vị trí không - Đặt mẫu đúng vị
đúng vị trí trí, kiểm tra lại thông
- May không đúng số trên mẫu
2 Mỏ nhọn nắp túi - May dán túi, hoặc dán nắp - May túi, hoặc may
51
không đúng giữa túi sai vị trí dán nắp túi đúng vị
túi - Quay lộn nắp túi không trí
đúng mẫu - Quay lộn lại nắp túi

Câu hỏi bài tập


Cho hình vẽ sau: Hãy cho biết kiểu túi trên hình vẽ và trình bày phương
pháp may kiểu túi trên, lập quy trình thực hiện ?

BÀI 4: MAY CÁC KIỂU CỔ


Mã bài: MĐ 15- 04
Giới thiệu:
Cổ áo là bộ phận quan trọng nhất của áo sơmi, ảnh hưởng rất nhiều đến yếu
tố thẩm mỹ của chiếc áo. Vì vậy cổ áo phải được may đúng thông số và yêu cầu kỹ
thuật.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các kiểu cổ áo
sơ mi;
- May được các kiểu cổ áo đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Xác định nguyên nhân sai hỏng sản phẩm và biện pháp phòng ngừa, sửa chữa các
dạng sai hỏng thường gặp;
52
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
Nội dung chính:
1. May cổ 2 ve (May ve cặp cổ)
1.1. Đặc điểm
Là loại cổ bẻ ve, cổ áo không có phần chân cổ rời, được tạo thành bởi cổ áo
và một phần má ve ở thân trước. Đầu cổ và đầu ve có các dạng khác nhau có
thể nhọn, tù hoặc nguýt tròn, khi tra cổ kiểu ve cặp cổ. (Hình 39)
1.2. Cấu tạo (Hình 39)
- Cổ : 2 chi tiết
- Ve : 2 chi tiết
- Thân trước : 2 chi tiết

Thân sau :1 chi tiết


1 c

7
d 3 8

3
5 6 a
2

4
b

Hình 39. Đặc điểm cấu tạo cổ 2 ve (kiểu ve cặp cổ)

1. May lộn cổ
a. Thân sau 2. May đường xiên mặt ve
b. Thân trước 3. May ve, cổ áo hai bên vào thân trước
c. Cổ 4. May mí chân ve vào nẹp áo
53
d. Ve 5. May chặn cạnh trong ve nẹp
vào thân áo
6. May vai con
7. Tra chân lót cổ phần còn lại vào
vòng cổ thân áo
8. May mí đường chân cổ ngoài phần
còn lại vào thân áo
1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
1.3.1. Quy cách
- Hình dáng vị trí cổ theo mẫu
- Rộng giữa bản cổ: 6,5 cm
- Dài cạnh cổ 3cm, đầu ve 3,5 cm
- May vai con 1 cm
- Đường may tra cổ vào vòng cổ thân áo 0,7 cm
- May mí đường chân cổ ngoài, mí chân ve: 0,1 cm
- Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm.
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Cổ đúng vị trí, đúng kích thước, đúng hình mẫu quy định.
- Cổ bảo đảm cân đối, đối xứng: hai đoạn xẻ đầu ve phải bằng nhau, tra cổ
phải chính xác, không bai thân lệch họng cổ, nếu là hàng vải kẻ phải đối xứng kẻ.
- Cổ ve êm phẳng, không cầm bai bùng vặn, bản cổ và ve áo lé đều về
phía lót 0,1cm, các góc phải thoát đều không cộm cục, bai giãn. Cổ và ve phải mo
úp, nẹp áo êm phẳng không thừa, không thiếu. Đầu cổ và góc má ve không sụt
xổ.
- Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách
- Vệ sinh công nghiệp
1.4. Phương pháp may( có 2 phương pháp)
* Phương pháp thứ 1:
Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm . ( Hình 40 )
- Kiểm tra các chi tiết: Thân trước, thân sau, bản cổ, ve chiều đúng canh sợi,
theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm, không loang
màu, lỗi sợi.
- Đặt mẫu thành phẩm lên mặt trái lá lót cổ áo, thân áo sau đó sang dấu.
54
* Yêu cầu: Đường vạch sắc nét và bám sát mẫu.

Hình 40. Kiểm tra bán thành phẩm

Bước 2: May lộn cổ : ( Hình 41 )


Lá ngoài để dưới lá lót để trên, hai mặt phải úp vào nhau, sắp các mép vải bằng
nhau, may theo đường phấn. Gọt sửa lộn ra cạo lé về lá lót 0,1cm vuốt êm phẳng.
Sửa chân cổ theo mẫu trừ đường may tra cổ 0,7cm, đánh dấu điểm giữa bản cổ.
Trường hợp không vắt sổ ve áo thì may đường xiên 2 mặt ve bằng đường may
viền xoả 0,2cm

1
1

Hình 41 - May lộn cổ

Bước 3 : May lộn ve: ( Hình 42 )


55
Ve để dưới thân áo để trên hai mặt phải úp vào nhau, bẻ gấp chân ve 0,5cm
về mặt trái, đặt thấp hơn điểm xẻ nẹp 1cm. May từ chân ve lên đầu ve, cắm kim
nâng chân vịt quay thân áo, lồng cổ vào điểm xẻ ve giữa hai lớp ve và thân áo

3
3

Hình 42 - May lộ n ve

( mặt lót lá cổ để lên trên ). May tiếp đến điểm cách đầu vai (1,5 - 2) cm lại mũi.
Ve bên kia cũng may tương tự nhưng phải đối xứng. Dùng kéo sắc bấm cách đầu
đường may một sợi vải, gọt lộn bẻ cạo lé về phía thân áo 0,1cm. May mí chân ve
vào nẹp áo. Vuốt cho nẹp, ve áo êm phẳng, may chặn cạnh trong ve nẹp vào thân
áo từ đầu vai xuống theo cạnh ve dài ( 8-10 ) cm tuỳ theo áo to hay nhỏ. Đường
chặn ve hai bên phải đối xứng, êm phẳng, khi bẻ cổ áo không hở đường may
ghim chặn cạnh ve

Bước 4: May vai con và tra cổ vào vòng cổ thân áo : ( Hình 43 )


- May vai con: May lộn kín hoặc may chắp tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật, đánh dấu
điểm giữa thân sau và hai điểm đầu họng cổ lên chân cổ.
- Tra cổ vào vòng cổ thân áo: Lấy lần cổ lót tra vào thân áo, sắp các mép vải
bằng nhau, may nối tiếp từ điểm bấm ve bên trái sang điểm bấm ve bên phải
đường may cách mép vải 0,7cm hoặc theo dấu phấn, đầu và cuối đường may lại
mũi sao cho các điểm đánh dấu trùng nhau. Cạo lật đường may về phía cổ áo, bẻ
đường chân cổ ngoài chờm kín đường may trước rồi may mí vào thân áo, đầu và
cuối đường may lại mũi.
56

Hình 42. - May vai con và tra cổ vào vòng cổ thân áo


Hình 43 - May vai con và tra cổ vào vòng cổ thân áo

Bước 5: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp


- Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí cổ theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật.
- Làm sạch sản phẩm
* Phương pháp thứ 2:
- Bước 1, 2 và 7: như phương pháp 1
- Bước 3: May lộn ve áo và chặn chân ve.
+ May lộn ve: Ve để dưới thân áo để trên hai mặt phải úp vào nhau, bẻ gấp
chân ve 0,5cm về mặt trái, đặt thấp hơn điểm xẻ nẹp 1cm. Sắp cho đường may
của thân áo trùng với đường may của ve áo, may lộn cạnh nẹp vào ve áo theo
đường phấn làm dấu từ chân ve lên đầu ve. Cạnh ve bên kia cũng may tương tự
nhưng phải đối xứng.
+ May mí chân ve: Sau khi may lộn cạnh ve, trải phẳng ve áo và thân áo, gấp
vuông chân ve với đường bẻ gấp nẹp áo vuốt cho êm phẳng nẹp áo, thân áo và
bản ve. May kê mí chân ve. Phần ve bên kia cũng may tương tự nhưng phải
đối xứng.
- Bước 4: May chắp vai con
May chắp vai con thân trước với vai con thân sau, hai mặt phải úp vào nhau,
các mép vải bằng nhau. May một đường cách mép vải 1 cm. Sau đó đánh dấu
điểm giữa thân sau và hai điểm đầu họng cổ lên chân cổ.
Chú ý: Không chắp lên ve
- Bước 5: May lộn ve cổ ở thân trước
57
Trước khi may cần phải khớp vòng chân cổ với vòng cổ thân áo xem có
bằng nhau không. Đặt ve áo ở dưới, thân áo ở trên, hai mặt phải úp vào nhau.
Đặt bản cổ vào giữa hai lớp ve áo và thân áo sao cho mặt lót lá cổ để lên trên,
cạnh cổ trùng điểm mở ve nẹp. May lộn ve nẹp cổ theo đường phấn làm dấu,
may đến điểm cách đầu vai (1,5- 2) cm lại mũi. Ve bên kia cũng may tương tự
nhưng phải đối xứng. Dùng kéo sắc bấm cách phần đường may cả bốn lớp vải đến
cách đầu mũi may cuối cùng một sợi vải.
- Bước 6: Tra cổ và may chặn cạnh trong ve nẹp
+ Tra cổ vào vòng cổ thân áo: Lấy lần cổ lót tra vào thân áo, sắp các mép vải
bằng nhau, may nối tiếp từ điểm bấm ve bên trái sang điểm bấm ve bên phải
đường may cách mép vải 0,7cm hoặc theo dấu phấn, đầu và cuối đường may lại
mũi sao cho các điểm đánh dấu trùng nhau. Cạo lật đường may về phía cổ áo, bẻ
đường chân cổ ngoài chờm kín đường may trước rồi may mí vào thân áo, đầu và
cuối đường may lại mũi.
+ May chặn cạnh trong ve nẹp: Vuốt cho nẹp, ve áo êm phẳng, may chặn cạnh
trong ve nẹp vào thân áo từ đầu vai xuống theo cạnh ve dài ( 8 -10 ) cm tuỳ theo
áo to hay nhỏ. Đường chặn ve hai bên phải đối xứng, êm phẳng, khi bẻ cổ áo
không hở đường may ghim chặn cạnh ve.

1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Các dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Hai đầu cổ, đầu ve - Sang dấu sai - Sang dấu chính xác
1 không bằng nhau -May không đúng - May đúng đường sang
đường sang dấu dấu
Cạnh cổ, cạch ve không - Khi may không bai lá - May hơi bay lá lót cổ,
2 mo lé lót, không mí lé cạch lá loys cạnh ve
cổ, cạnh ve
Điểm xẻ ve không thoát - Khi may không may - May đúng đường sang
3
đều đúng đường sang dấu dấu

2. May cổ đứng chân rời không dựng


58
2.1. Đặc điểm
Là loại cổ cài, có phần bẻ lật được cắt rời với phần chân cổ, góc đầu phần
bẻ lật thường nhọn, góc đầu chân cổ có thể tròn hoặc tù. Phần bẻ lật (bản cổ) và
chân cổ có thể thay đổi hình dạng và có thể được cài kín hoặc để mở. (Hình
44)
2.2 Cấu tạo: (Hình 44)
- Chân cổ : 2 chi tiết( 1 chi tiết ngoài + 1 chi tiết lót )
- Bản cổ : 2 chi tiết( 1 chi tiết ngoài + 1 chi tiết lót )
- Thân áo đã may vai con

2
3 c
4 6
d
1 5
6
a
b

Hình 44 – Đặc điểm, cấu tạo cổ đứng chân rời không dựng
59
a.Thân trước 1. May diễu chân cổ ngoài
b.Thân sau 2. May lộn bản cổ
c. Bản cổ 3. May diễu bản cổ
d. Chân cổ 4. May phần bản cổ với chân cổ
5. Tra chân cổ lót vào vòng cổ thân áo
6. May mí đường chân cổ ngoài vào thân áo
đồng thời mí xung quanh chân cổ
2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
2.3.1. Quy cách
- Hình dáng vị trí cổ theo mẫu
- Rộng giữa bản cổ: (4- 4,5)cm
- Cạnh vát bản cổ: (6,5 - 7,5) cm
- Rộng giữa chân cổ: (3- 3,5) cm
- May diễu bọc chân cổ: 0,7 cm
- May diễu bản cổ: 0,5 cm
- May mí chân cổ : 0,1 cm
- Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm.
2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Cổ phải đúng vị trí, kích thước, đúng hình mẫu quy định.
- Cổ phải bảo đảm cân đối, đối xứng: hai bên đầu bản cổ, đầu chân cổ phải
đối xứng, tra cổ phải chính xác, không bai thân lệch họng cổ, đầu chân cổ phải
thẳng theo nẹp áo, không đầu ruồi. Nếu là hàng vải kẻ thì phải đối xứng kẻ.
- Cổ êm phẳng, bản cổ, chân cổ phải đủ độ mo lé, các góc phải thoát êm,
không cộm cục, bai giãn. Đầu nhọn cổ không sổ, rách. Mặt dưới cổ áo và chân cổ
phải êm phẳng, không rúm. Không nối chỉ, bỏ mũi tại góc nhọn của cổ
- Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách
- Vệ sinh công nghiệp
2.4. Phương pháp may
Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm và sang dấu. ( Hình 45.a )
- Kiểm tra các chi tiết: Thân áo đã may vai con, bản cổ, chân cổ đúng chiều
canh sợi, theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm, không
loang màu, lỗi sợi.
60
- Sang dấu chân cổ: Đặt mẫu thành phẩm cân đối lên mặt trái lá ngoài chân
cổ trừ đường may 0,7cm. Nếu là hàng vải kẻ đặt hai đầu chân cổ đối kẻ sau đó
sang dấu.
- Sang dấu bản cổ: Đặt mẫu thành phẩm cân đối lên lá lót bản cổ trừ đường
may 0,7cm. Nếu là hàng vải kẻ đặt hai đầu bản cổ đối kẻ sau đó sang dấu trên mặt
trái lá ngoài.

* Yêu cầu: Đường sang dấu chính xác, sắc nét và bám sát mẫu

Hình 45.a - Kiểm tra bán thành phẩm và sang dấu

Bước 2: May bọc chân cổ: ( Hình 45.b )


Sửa cách đề
u đường vạch phía chân cổ 0,7cm, sau đó là gấp chân cổ theo đường phấn và may

1
diễu 0,7 cm. Rồi đánh dấu điểm giữa chân cổ

Hình 45.b - May bọc chân cổ


Bước 3: May phần bản cổ ( phần bẻ lật ). ( Hình 54.c )
61
Lá ngoài để dưới, lá lót để trên (đối với trường hợp vải kẻ thì đặt ngược
lại), 2 mặt phải úp vào nhau, sắp cho các lớp vải bằng nhau. May theo dấu phấn,
đầu và cuối đường may lại mũi. Nếu góc đầu cổ nhọn, khi may tới đầu cổ nên đặt
sợi chỉ mồi để khi lộn cổ được nhanh và đẹp.
Sau đó sửa lộn bản cổ: Sửa đường may xung quanh bản cổ cách đường may
lộn (0,5 - 0,7) cm, riêng hai đầu nhọn bản cổ sửa nguýt tròn cách đường may
lộn (0,2 - 0,3) cm phụ thuộc vào vải có độ xơ nhiều hay ít. Nếu đường sống cổ
cong thì phải bấm nhả đường may, khi bấm nhả đường may các mũi bấm cách
nhau từ (2,5-3) cm và bấm cách đường may (0,1 - 0,2) cm. Cạo sát đường chỉ
may lộn, gấp hai đầu nhọn cổ theo đường may về lá lót, lộn đẩy cổ áo ra, dùng
sợi chỉ đặt ở đầu cổ kéo nhẹ theo chiều dọc vải cho đầu cổ lộn ra hết, cạo lé đều
về phía lớp lót 0,1cm, vuốt cho êm phẳng may diễu bản cổ 0,5cm hoặc tuỳ theo
yêu cầu quy định, mặt phải lá ngoài để trên, may từ cạnh cổ bên phải sang cạnh
cổ bên trái. Sửa gáy bản cổ theo mẫu thành phẩm trừ đường may 0,7cm. Sau đó
đánh dấu điểm giữa.

2
3

2 3

Hình 45.c. May bản cổ

Bước 4 : May phần bản cổ với chân cổ ( Hình 45.d )


Đặt mặt trái chân cổ lót xuống dưới, bản cổ đặt ở giữa lá ngoài lên trên, mặt trái
lớp chân cổ ngoài để trên cùng. Sắp cho các mép vải bằng nhau và các điểm giữa
trùng nhau, may từ giữa cổ ra tới đầu góc chân cổ bên trái, cắt chỉ, may tiếp từ
giữa ra đầu góc chân cổ bên phải, điểm giữa giao nhau 1cm hoặc may từ đầu góc
chân cổ bên phải sang đầu góc chân cổ bên trái.
* Chú ý: Hai đầu chân cổ của lá lót hơi kéo căng để khi lộn ra không bị bùng.
62
Sau đó gọt sửa lộn ra, cạo sát đường may, hai đầu chân cổ phải đều vuốt cạo
cho êm phẳng, chết nếp. Sửa lớp lót chân cổ theo lớp ngoài trừ đường may 0,7cm
và lấy dấu điểm giữa.

2
3

Hình 45.d. May phần bản cổ với chân cổ


Bước 5 : Tra cổ vào vòng cổ thân áo. ( Hình 45.e )
Trước khi tra cần phải khớp vòng chân cổ với vòng cổ thân áo xem có bằng
nhau không, đánh dấu điểm giữa của vòng cổ thân sau và hai điểm họng cổ trên
chân cổ. May chân cổ lót vào vòng cổ thân áo, vòng cổ thân áo để dưới, cổ để trên,
hai mặt phải úp vào nhau, góc đầu chân cổ lùi vào cách đường gấp nẹp 0,1cm, xắp
cả hai mép chân cổ, vòng cổ bằng nhau. May từ góc cổ bên phải sang góc cổ bên
trái theo dấu phấn, sao cho các điểm đã đánh dấu trùng nhau, cạo lật đường may
lên phía chân cổ, vuốt cho êm phẳng
May mí đường chân cổ ngoài: Kéo đường chân cổ ngoài phủ kín đường vừa may.
May từ giữa hoặc từ đầu vai ra tới góc chân cổ bên trái. Cắm kim quay thân áo
may vòng lên đầu chân cổ sang bên phải, cắm kim quay thân áo may tiếp đường
63
mí chân cổ giao sang đường may trước 1cm, mũi chỉ phải trùng nhau.

Hình 45.e - Tra cổ vào vòng cổ thân áo


Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp
- Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí cổ theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật.
- Làm sạch sản phẩm
2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Các dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa
1 Cổ không đảm bảo - Sang dấu sai không - Sang dấu lại
thông số, hình mẫu đúng - May đúng đường
- May không đúng phấn
đường sang dấu
2 Bản cổ bùng lá lót Khi may không bai lá Bai lá lót khi may
lót
3 Hai đầu cổ không bằng - Lấy điểm giữa cổ - Lấy điểm giữa chính
nhau và không đối xứng sai xác
- May không đúng - May đúng đường sang
đường sang dấu dấu
64
3. May cổ đứng chân rời có dựng
3.1. Đặc điểm
Là loại cổ cài, có phần bẻ lật được cắt rời với phần chân cổ, góc đầu phần bẻ lật
thường nhọn, góc đầu chân cổ có thể tròn hoặc tù. Phần bẻ lật (bản cổ) và chân
cổ có thể thay đổi hình dạng và có thể được cài kín hoặc để mở, giữa các lớp
vải có lớp dựng bằng mex. (Hỡnh 46)
3.2. Cấu tạo (Hỡnh 46)
- Chân cổ : 2 lá + 1 lá dựng
- Bản cổ : 2 lá + 1 lá dựng
- Thân áo đã vai con
a.Thân sau 1. May bọc chân cổ ngoài với lớp dựng
b.Thân trước 2. May lộn bản cổ
c. Bản cổ 3. May diễu bản cổ
d. Chân cổ 4. May phần bản cổ với chân cổ
e. Dựng bản cổ 5. Tra chân cổ lót vào vòng cổ thân áo

f. Dựng chân cổ 6. May mí đường chân cổ ngoài vào


thân áo đồng thời mí xung quanh chân cổ

2
3 e
c
6
4
d f
1 5 6

b
a
65

Hỡnh 46 – Đặc điểm, cấu tạo cổ đứng chân rời có dựng

3.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật


3.3.1. Quy cách
- Hình dáng vị trí cổ theo mẫu
- Rộng giữa bản cổ: (4- 4,5)cm
- Cạnh vát bản cổ: (6,5 - 7,5) cm
- Rộng giữa chân cổ: (3- 3,5) cm
- May diễu bọc chân cổ 0,7 cm
- May diễu bản cổ 0,5 cm
- May mí chân cổ : 0,1 cm
- Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm.
3.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Cổ phải đúng vị trí, kích thước, đúng hình mẫu quy định.
- Cổ phải bảo đảm cân đối, đối xứng: hai bên đầu bản cổ, đầu chân cổ phải đối
xứng, tra cổ phải chính xác, không bai thân lệch họng cổ, đầu chân cổ phải thẳng
theo nẹp áo, không đầu ruồi. Nếu là hàng vải kẻ thì phải đối xứng kẻ.
- Cổ êm phẳng, bản cổ, chân cổ phải đủ độ mo lé, các góc phải thoát êm,
không cộm cục, bai giãn. Đầu nhọn cổ không sổ, rách. Mặt dưới cổ áo và chân cổ
phải êm phẳng, không rúm. Không nối chỉ, bỏ mũi tại góc nhọn của cổ. Khi
may xong lớp dựng không bị bong, rộp, dựng phải bám chắc, không bị lệch canh
sợi hoặc biến dạng cổ áo.
- Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách
- Vệ sinh công nghiệp
3.4. Phương pháp may
Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm và ép Mex . ( Hình 46.a )
- Kiểm tra các chi tiết: Thân áo đã may vai con, bản cổ, chân cổ, Mex bản cổ,
Mex chân cổ đúng chiều canh sợi, theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước
bán thành phẩm, không loang màu, lỗi sợi.
66
- ép Mex chân cổ: Mặt phải của Mex ( mặt Mex có nhựa dính) đặt cân đối lên
mặt trái lá ngoài chân cổ trừ đường may 0,7cm. Nếu là hàng vải kẻ đặt hai đầu
chân cổ đối kẻ rồi là, ép Mex
- ép Mex bản cổ: Mặt phải của Mex ( mặt Mex có nhựa dính) đặt cân đối lên mặt
trái lá ngoài bản cổ trừ đường may 0,7cm. Nếu là hàng vải kẻ đặt hai đầu bản cổ
đối kẻ rồi là, ép Mex
*Yêu cầu: ép Mex bản cổ, chân cổ phải chắc chắn, không bị bong, rộp,
vàng, ố bẩn. Nếu là hàng vải kẻ phải đối kẻ. Đặt êm phẳng bản cổ, chân cổ và
Mex để ép tránh biến dạng.

Hình 46.a - Kiểm tra bán thành phẩm và ép Mex

Bước 2: May bọc chân cổ: ( Hình 55.b )


Là gấp cạnh dưới chân cổ gập sát mép dựng, may diễu 0,7cm rồi đánh dấu
điểm giữa.

Hình 46.b - May bọc chân cổ

Bước 3 : May phần bản cổ : ( Hình 46.c )


67
- Lá lót để dưới lá ngoài để trên, hai mặt phải úp vào nhau, sắp cho
các lớp vải bằng nhau. May cách Mex ( 0,1- 0,15)cm phụ thuộc vào độ dày
hay mỏng của Mex, đầu và cuối đường may lại mũi. Nếu góc đầu cổ nhọn,
khi may tới đầu cổ nên đặt sợi chỉ mồi để khi lộn cổ được nhanh và đẹp. -
Sau đó sửa lộn bản cổ: Sửa đường may xung quanh bản cổ cách đường
may lộn (0,5 - 0,7) cm, riêng hai đầu nhọn bản cổ sửa nguýt tròn cách
đường may lộn (0,2 - 0,3) cm phụ thuộc vào vải có độ xơ nhiều hay ít.
Nếu đường sống cổ cong thì phải bấm nhả đường may, khi bấm nhả
đường may các mũi bấm cách nhau từ (2,5-3) cm và bấm cách đường may
(0,1 - 0,2) cm. Cạo sát đường chỉ may lộn, gấp hai đầu nhọn cổ theo đường
may về lá lót, lộn

2 3

2
3

Hình 46.c. May bản cổ


68

2
3

Hình 46.d - May phần bản cổ với chân cổ


đẩy cổ áo ra, dùng sợi chỉ đặt ở đầu cổ kéo nhẹ theo chiều dọc vải cho đầu cổ
lộn ra hết, cạo lé đều về phía lớp lót 0,1cm, vuốt cho êm phẳng may diễu bản cổ
0,5cm hoặc tuỳ theo yêu cầu quy định, mặt phải lá ngoài để trên, may từ cạnh
cổ bên phải sang cạnh cổ bên trái. Sửa gáy bản cổ theo mẫu thành phẩm trừ
đường may 0,7cm. Sau đó đánh dấu điểm giữa.
* Chú ý: Khi may phải kéo căng lần cổ lót để lần cổ ngoài có đủ một lượng dư
cần thiết để khi lộn cổ được mo úp, không vênh lệch
Bước 4 : May phần bản cổ với chân cổ : ( Hình 46.d )
Đặt mặt trái chân cổ lót xuống dưới, bản cổ đặt ở giữa lá ngoài lên trên, mặt
trái lớp chân cổ ngoài đặt trên cùng. Sắp cho các mép vải bằng nhau và các điểm
giữa trùng nhau. May cách Mex ( 0,1- 0,15 )cm phụ thuộc vào độ dày hay mỏng
của Mex, may từ giữa cổ ra tới đầu góc chân cổ bên trái, cắt chỉ, may tiếp từ giữa
ra đầu góc chân cổ bên phải, điểm giữa giao nhau 1cm hoặc may từ đầu góc chân
cổ bên phải sang đầu góc chân cổ bên trái.
* Chú ý: Hai đầu chân cổ của lá lót hơi kéo căng để khi lộn ra không bị bùng.
Sau đó gọt sửa lộn ra, cạo sát đường may, hai đầu chân cổ phải đều vuốt cạo
cho êm phẳng, chết nếp. Sửa lớp lót chân cổ theo lớp ngoài trừ đường may 0,7cm
và lấy dấu điểm giữa.
Bước 5 : Tra cổ vào vòng cổ thân áo: ( Hình 46.e )
Trước khi tra cổ cần phải khớp vòng chân cổ với vòng cổ thân áo xem có bằng
nhau không, đánh dấu điểm giữa vòng cổ thân sau và hai điểm họng cổ trên chân
69
cổ. May chân cổ lót vào vòng cổ thân áo, vòng cổ thân áo để dưới, cổ để trên.
hai mặt phải úp vào nhau, góc đầu chân cổ đặt lùi vào cách đường gấp nẹp 0,1cm.
Sắp cho hai mép chân cổ, vòng cổ bằng nhau, may từ góc chân cổ bên phải sang
góc chân cổ bên trái theo dấu phấn. Sao cho các điểm đã đánh dấu trùng nhau. Cạo
lật đường may lên phía chân cổ, vuốt cho êm phẳng.
May mí đường chân cổ ngoài: Kéo đường chân cổ ngoài phủ kín đường vừa
may. May từ giữa hoặc từ đầu vai ra tới góc chân cổ bên trái. Cắm kim quay thân
áo, may tiếp vòng lên đầu chân cổ sang bên phải, cắm kim quay thân áo may tiếp
đường may mí chân cổ giao sang đường may trước 1cm, mũi chỉ phải trùng nhau.

Hình 46.e. Tra cổ vào vòng cổ thân áo

6
70

Hình 46.e. Tra cổ vào vòng cổ thân áo

Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp


- Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí cổ theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật.
- Làm sạch sản phẩm
3.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
STT Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa
1 Cổ không đảm - Sang dấu sai không đúng - Sang dấu lại
bảo thông số, - May không đúng đường - May đúng đường phấn
hình mẫu sang dấu

2 Bản cổ bùng lá Khi may không bai lá lót Bai lá lót khi may
lót
3 Hai đầu cổ - Lấy điểm giữa cổ sai - Lấy điểm giữa chính xác
không bằng nhau - May không đúng - May đúng đường sang
và không đối đường sang dấu dấu
xứng

Câu hỏi bài tập


Câu 1: Trình bày phương pháp may cổ lá sen?
Câu 2: Cho hình vẽ sau: Dựa vào các kiến thức đã học hãy lập quy trình may và
cho biết phương pháp may kiểu cổ áo trên?
71

Câu 3: Cho hình vẽ sau: Dựa vào các kiến thức đã học hãy lập quy trình may và
cho biết phương pháp may kiểu cổ áo trên?
72

BÀI 5
MAY CÁC KIỂU THÉP TAY MĂNG SÉT
Mã bài: MĐ02-05

Giới thiệu:
Thép tay và măng sét là những bộ phận phụ của áo sơmi. Bài học này sẽ
hướng dẫn chúng ta may được thép tay, măng sét đúng trình tự, thao tác đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các kiểu
thép tay, măng sét;
- May được các kiểu thép tay, măng sét đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật;
- Xác định nguyên nhân gây sai hỏng sản phẩm và tìm biện pháp sửa chữa;
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
Nội dung chính:
1. Thép tay 2 sợi viền
1.1.Đặc điểm
- Là kiểu thép tay được may bấm qua thân sản phẩm tại vị trí mang sau cửa
tay trên đó được may thép tay to và thép tay nhỏ.
1.2. Cấu tạo (Hình 47)
1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
1.3.1. Quy cách
- Mật độ mũi may 5 mũi /1cm
- Dài thép tay 15 cm, rộng 2,5 cm
- Đường may mí cặp thép tay to, nhỏ 0,1 cm
- Đường may chặn thép tay cách điểm nhọn 3,5
cm.
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
Thép tay may xong :
+ Đảm bảo đúng thông số, quy cách, đúng hình
Hình 47 - Thép tay 2 sợi viền
mẫu.
73
+ Thép tay to mí cặp chì, không giãn, không vặn
+ Thép nhỏ may cặp mí đều, không bị sểnh.
+ Hai bên đảm bảo đối xứng
1.4. Phương pháp may
- Bước 1: Kiểm tra các chi tiết bán thành phẩm
- Bước 2: Sửa - sang dấu, Là thép tay to, thép tay nhỏ
- Bước 3: May mí cặp thép tay nhỏ
- Bước 4: May mí cặp thép tay to
- Bước 5: Kiểm tra hoàn thiện chi tiết
Sinh viên thực hành may thép tay theo bảng quy trình may sau
STT Bước Thiết bị – Quy cách – yêu cầu kỹ thuật Những điểm
công việc dụng cụ cần lưu ý
1 Kiểm tra Mẫu, dùi - Kiểm tra đầy đủ thông số,
chi tiết số lượng các chi tiết bán
thành phẩm : 2 tay áo, 2
thép tay lớn, 2 thép nhỏ
2 Sửa - sang Mẫu thành - Sửa dư đều so với mẫu - úp 2 mặt trái
dấu phẩm, thành phẩm 1cm. Bấm lần vào nhau,
kéo, bàn là trong song song cách mẫu dùng mẫu đặt
1cm và cao hơn điểm chặn lên sửa dư
0,3cm. đường may và
sang dấu điểm
chặn
-Là thép -Là đúng mẫu, điểm nhọn - Là gập kín
tay : cân đối đảm bảo độ lé đều mép đầu trên
- Thép to 0,1cm của thép tay
- Thép - Là theo mẫu, là xong rút nhỏ
nhỏ mẫu ra gập đôi thép nhỏ lại
và là lé đều 0,1cm
3 May cặp Máy 1 - May cặp mí đều 0,1cm,
thép tay kim đầu gập kín quay lên trên,
nhỏ ôm sát lấy điểm xẻ thép tay
74
4 May thép Máy 1 - May cặp mí đều 0,1cm, - Tâm 2 thép
tay to kim điểm chặn thép tay 3,5cm từ tay trùng nhau
điểm nhọn xuống. Đường
cặp ôm sát với điểm xẻ
- Đường may êm phẳng,
đúng mẫu
5 Kiểm tra Theo thông số – quy cách
1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

STT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục


1 Điểm nhọn tam Là không đúng mẫu Là đúng mẫu
giác thép tay bị lệch
2 May mí sểnh trên Khi là không để lé lần lót Để lần lót lé 0,1cm
thép tay to, nhỏ 0,1cm so vớ lần chính so với lần ngoài

2. May măng sét


2.1. May măng sét không dựng
2.1.1 Đặc điểm (Hình 48)
Măng sét là chi tiết được may lên cửa tay áo sau khi may phần thép tay,
măng sét có tác dụng thu gọn phần cửa tay với cúc cài và trang trí cho tay áo
2.1.2. Cấu tạo (Hình 48)
- Măng sét : 2 chi tiết ( 1 chi tiết ngoài + 1 chi tiết lót )
- Tay áo đã may thép tay : 1 chi tiết

2
4b
a. Tay áo
1 3
b. Măng sét 4
a
1. May diễu chân măng
sét ngoài
2. May lộn măng sét
3. May chân lót măng sét
vào cửa tay
75
4. May mí đường chân măng
Hình 48 – Đặc điểm, cấu tạo măng séc
sét ngoài vào cửa tay đồng khụng dựng
thời may diễu xung quanh
măng sét

2.1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật


2.1.3.1. Quy cách
- Hình dáng vị trí măng sét theo mẫu
- Chiều dài măng sét: 25 cm
- Bản rộng măng sét: 6 cm
- Xếp hai ly cửa tay hoặc tuỳ theo yêu cầu sao cho nếp gấp lật về phía thép
tay
- Đường may mí măng sét: 0,1 cm
- May diễu măng sét 0,5 cm
- May diễu chân măng sét 0,7 cm.
- Tra măng sét vào cửa tay 0,7 cm.
- Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm.
2.1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Măng sét đúng kích thước, đúng hình mẫu quy định.
- Măng sét cân đối, đối xứng: Xếp ly cửa tay cân đối, hai đầu măng sét nếu
tròn thì phải tròn đều, nếu vuông, vát góc thì phải vuông thành sắc cạnh ( nếu là
hàng vải kẻ thì phải đối kẻ ).

- Măng sét êm phẳng hai mặt, không nhăn dúm, hình dạng đúng mẫu, bản
rộng mămg sét đều, đảm bảo độ mo lé, đầu măng sét không vênh vểu, đầu ruồi.
Cạnh măng sét thẳng mép với thép tay, các cạnh măng sét cạo lé về phía lót 0,1cm.
Không nối chỉ trên đường diễu măng sét.
- Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách.
- Vệ sinh công nghiệp
2.1.4. Phương pháp may
Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm và sang dấu. ( Hình 49)
76
- Kiểm tra các chi tiết: Tay áo, măng sét lớp ngoài, măng sét lớp lót, đúng
chiều canh sợi, theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm,
không loang màu, lỗi sợi.
- Đặt mẫu thành phẩm cân đối lên mặt trái lá ngoài vạch theo mẫu trừ đường
may 0,7cm
- Đặt mẫu sang dấu vào tay áo cân đối, sang dấu vị trí xếp ly cửa tay và
điểm giữa tay áo.
*Yêu cầu: Đường sang dấu chính xác, sắc nét và bám sát mẫu

Hình 49 - Kiểm tra bán thành phẩm và sang dấu

Bước 2 : May lộn măng sét. ( Hình 50 )


Gấp mép chân măng sét lần ngoài về mặt trái theo dấu phấn, may một đường
cách mép gấp 0,7 cm. Đặt lá lót ở dưới lá ngoài ở trên hai mặt phải úp vào nhau, lá
ngoài đặt hụt hơn lá lót 0,7cm. May lộn măng sét theo dấu phấn, sửa xung quanh
măng sét 0,5 cm. Nếu hai đầu măng sét nguýt tròn, sửa đường may nhỏ (0,2 -
0,3) cm, tuỳ thuộc vào chất liệu sản phẩm, lộn ra cạo lé về phía lót 0,1cm, sửa
đều đường may tra măng sét, lấy dấu điểm giữa chân măng sét.
* Chú ý: Khi may hai đầu măng sét lá lót hơi bai
77

1 1

1
2
Hình 50 - May lộn măng sét
Bước 3 : Tra măng sét vào cửa tay: Có 2 kiểu tra ( Hình 51 )
- Tra lật mí: Tay áo để dưới măng sét để trên, mặt phải măng sét lá lót úp vào
mặt trái tay áo, góc đầu măng sét đặt lùi vào so với cửa tay 0,1cm, may một đường
cách mép vải 0,7cm đến vị trí xếp ly, xếp ly quay ra phía cửa tay. (Thép tay nằm
trên đường bụng tay, xếp ly cửa tay ở hai bên còn thép tay bổ ở giữa mang tay
sau chỉ xếp ly ở mang tay to). Cạo lật đường may về phía măng sét, gập đường
chân măng sét ngoài chờm kín đường may trước, may mí chân măng sét, sau đó
may diễu xung quanh 0,6 cm hoặc tuỳ theo yêu cầu quy định.
- Tra cặp mí: Bẻ lá lót rộng hơn lá ngoài 0,1cm, đặt đường cửa tay vào giữa hai
lớp măng sét, may mí chân măng sét đến vị trí xếp ly, xếp ly quay ra phía cửa tay.
Thép tay nằm trên đường bụng tay, xếp ly cửa tay ở hai bên còn thép tay bổ ở

Hình 51. Tra măng sét vào cửa tay

giữa mang tay sau chỉ xếp ly ở mang tay to, sau đó may diễu xung quanh 0,6 cm
hoặc tuỳ theo yêu cầu quy định.
78
* Chú ý: Trường hợp thép tay một sợi viền, gập 1 bên thép tay mang tay
to về mặt trái tay áo trước khi tra măng sét.
Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp
- Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí măng sét theo quy cách và yêu cầu kỹ
thuật.
- Làm sạch sản phẩp
2.1.6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
STT Dạng hỏng Nguyờn nhõn Cỏch khắc phục
1 Lỏ vải lút khụng ờm - May không đúng - May lại đúng
phẳng đường sang dấu đường sang dấu
2 Hai đầu của măng sét - Khi tra, mớ măng sét - Đẩy đường may
tại vị trí cửa tay không không đẩy đường may thoát đều trước khi
vuông không thoát thoát đều. may.
đều - Khi tra không để dư - Khi may để dư
cửa tay 0,05 đến 0,1 cửa tay 0,05 đến
mm 0,1 mm so với
măng séc.
3 Cửa tay bên dài bên - Không sang dấu dài - Sang dấu hai bên
ngắn cửa tay hai bên trước cửa tay bằng nhau
khi may trước khi tra măng
sét
4 Vị trí xếp ly sai - Sang dấu không chính - Sang dấu chính
xác xác
- May xếp ly không - May xếp ly theo
theo dấu dấu đã sang

2.2. May măng sét có dựng


2.2.1 Đặc điểm
Măng sét là chi tiết được may lên cửa tay áo sau khi may phần thép tay,
măng sét có tác dụng thu gọn phần cửa tay với cúc cài và trang trí cho tay áo,
giữa các lớp vải có lớp dựng bằng mex. (Hỡnh 52)
2.2.2. Cấu tạo (Hình 52)
79
- Măng sét : 2 chi tiết ( 1 chi tiết ngoài + 1 chi tiết lót )
- Dựng măng sét: 1 chi tiết
b 2 c
- Tay áo đã may thép tay: 1 chi tiết
a. Tay áo 1 34
b. Măng sét lớp ngoài
a d
c. Măng sét lớp lót
d. Lớp dựng măng sét
1. May bọc chân măng sét
ngoài với lớp dựng
2. May lộn măng sét
3. May chân lót măng sét vào cửa tay
4. May mí đường chân măng sét ngoài vào cửa Hỡnh 52 - Mặ t cắ t tổ ng hợ p
tay đồng thời may diễu xung quanh măng sét mă ng séc có dự ng
2.2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
2.2.3.1. Quy cách
- Hình dáng vị trí măng sét theo mẫu
- Chiều dài măng sét: 25 cm
- Bản rộng măng sét: 6 cm
- Xếp hai ly cửa tay hoặc tuỳ theo yêu cầu sao cho nếp gấp lật về phía thép
tay
- Đường may mí măng sét 0,1 cm
- May diễu măng sét 0,5 cm
- May diễu chân măng sét 0,7 cm.
- May lộn măng sét cách lớp Mex 0,1 cm
- Tra măng sét vào cửa tay 0,7 cm.
- Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm.
2.2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Măng sét đúng kích thước, đúng hình mẫu quy định.
- Măng sét cân đối, đối xứng: Xếp ly cửa tay cân đối, hai đầu măng sét nếu
tròn thì phải tròn đều, nếu vuông, vát góc thì phải vuông thành sắc cạnh ( nếu là
hàng vải kẻ thì phải đối kẻ ).
- Măng sét êm phẳng hai mặt, không nhăn dúm, hình dạng đúng mẫu, bản
rộng mămg sét đều, đảm bảo độ mo lé, đầu măng sét không vênh vểu, đầu ruồi.
80
Cạnh măng sét thẳng mép với thép tay, các cạnh măng sét cạo lé về phía lót
0,1cm. Không nối chỉ trên đường diễu măng sét. Măng sét khi may xong mex
không bị bong rộp, dựng phải bám chắc, không bị lệch canh sợi hoặc biến dạng.
- Các đường may phải đều đẹp, bền chắc,đúng quy cách.
- Vệ sinh công nghiệp
2.2.4. Phương pháp may
Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm, ép Mex và sang dấu. ( Hình 53 )
- Kiểm tra các chi tiết: Tay áo, măng sét lớp ngoài, măng sét lớp lót, dựng
măng sét, đúng chiều canh sợi theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước bán
thành phẩm, không loang màu, lỗi sợi.
- ép Mex: Mặt phải của Mex ( mặt Mex có nhựa dính) đặt cân đối lên mặt trái
lá ngoài măng sét trừ đường may 0,7cm. Nếu là hàng vải kẻ đặt hai đầu măng sét
đối kẻ rồi là, ép Mex
- Đặt mẫu sang dấu vào tay áo cân đối, sang dấu vị trí xếp ly cửa tay và
điểm giữa tay áo.
*Yêu cầu: ép Mex măng sét phải chắc chắn, không bị bong, rộp, vàng, ố
bẩn. Nếu là hàng vải kẻ phải đối kẻ. Đặt êm phẳng măng sét và Mex để ép
tránh biến dạng. Đường sang dấu chính xác, sắc nét và bám sát mẫu

Hình 53 - Kiểm tra bán thành phẩm, ép Mex và sang dấu


Bước 2 : May lộn măng sét : ( Hình 54 )
Là chân măng sét bọc sát dựng về mặt trái, may một đường cách mép gấp 0,7
cm. Đặt lá lót ở dưới lá ngoài ở trên hai mặt phải úp vào nhau, lá ngoài đặt hụt hơn
lá lót 0,7cm. May lộn măng sét cách lớp dựng (0,1 - 0,15) cm tuỳ theo độ dày
mỏng của Mex, sửa xung quanh măng sét 0,5 cm. Nếu hai đầu măng sét nguýt
tròn, sửa đường may nhỏ (0,2 - 0,3) cm, tuỳ thuộc vào chất liệu sản phẩm, lộn
81
ra cạo lé về phía lót 0,1cm, sửa đều đường may tra măng sét, lấy dấu điểm
giữa chân măng sét.
* Chú ý: Khi may hai đầu măng sét lá lót hơi bai

1
1

2
Hình 54 . May lộn mămg sét
Bước 3 : Tra măng sét vào cửa tay : Có 2 kiểu tra . ( hình 55 )
- Tra lật mí: Tay áo để dưới măng sét để trên, mặt phải măng sét lá lót úp vào
mặt trái tay áo, góc đầu măng sét đặt lùi vào so với cửa tay 0,1cm, may một đường
cách mép vải 0,7cm đến vị trí xếp ly, xếp ly quay ra phía cửa tay. (Thép tay nằm
trên đường bụng tay, xếp ly cửa tay ở hai bên còn thép tay bổ ở giữa mang tay
sau chỉ xếp ly ở mang tay to). Cạo lật đường may về phía măng sét, gập đường
chân măng sét ngoài chờm kín đường may trước, may mí chân măng sét, sau đó
may diễu xung quanh 0,6 cm hoặc tuỳ theo yêu cầu quy định.
- Tra cặp mí: Bẻ lá lót rộng hơn lá ngoài 0,1cm, đặt đường cửa tay vào giữa hai
lớp măng sét, may mí chân măng sét đến vị trí xếp ly, xếp ly quay ra phía cửa tay.
(Thép tay nằm trên đường bụng tay, xếp ly cửa tay ở hai bên còn thép tay bổ ở
giữa mang tay sau chỉ xếp ly ở mang tay to), sau đó may diễu xung quanh 0,6 cm
hoặc tuỳ theo yêu cầu quy định.
*Chú ý: Trường hợp thép tay một sợi viền, gập 1 bên thép tay mang tay to về
mặt trái tay áo trước khi tra măng sét.
82

Hình 55 . Tra măng sét vào cửa tay


Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp
- Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí măng sét có dựng theo quy cách và
yêu cầu kỹ thuật.
- Làm sạch sản phẩm
2.2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa
1 Hình dáng, - Sang dấu không chính xác - Sang dấu chính xác
kích thước - May không đúng dấu - May theo dấu đã sang
măng sét sai - May lộn không đúng ph- -May lộn theo mép ngoài
ương pháp đường sang dấu
2 Măng sét - Các lớp vải cầm bai không - Bai căng lớp vải dưới khi
không êm đều may
phẳng - Tra măng sét lá lót bị bùng - Vuốt măng sét êm phẳng
khi may mí
3 Cửa tay bên dài - Không sang dấu dài cửa tay - Sang dấu hai bên cửa tay
bên ngắn hai bên trước khi may bằng nhau trước khi tra
măng sét
4 Tra măng sét bị -Khi tra không đúng phương - Đặt lót măng sét hụt hơn
môi mè, sụt mí pháp cạnh thép tay 0,1 cm khi
83
- Mí măng sét lần chính bị bai may tra
- Thao tác không thành thạo - Hơi bai lần lót khi may mí
- Thao tác phải thành thạo
5 Vị trí xếp ly sai - Sang dấu không chính xác - Sang dấu chính xác
- May xếp ly không theo dấu - May xếp ly theo dấu đã
sang
6 Đường diễu - Ke chân vịt không đều khi - Ke chân vịt đều khi may
măng sét may diễu diễu
không đều - Thao tác không thành thạo - Thao tác phải thành thạo
7 Đầu măng sét - May không đúng đường - Đầu lá cổ phải may tròn
không vuông, sang dấu. Không chỉnh chỉ đều theo đường phấn,
tròn, cộm cục. dày vào khi may qua đầu chỉnh chỉ dày vào khi
lá măng sét (đầu măng sét may qua đầu lá măng sét
nguýt tròn) (đầu măng sét nguýt tròn).
- Đầu cổ sửa cách đường
- Khi sửa cách đường may may 0,2cm, bẻ góc trước
không đúng quy định, không khi lộn măng sét.
bẻ góc khi lộn măng sét
Măng sét là chi tiết được may lên cửa tay áo sau khi may phần thép tay,
măng sét có tác dụng thu gọn phần cửa tay với cúc cài và trang trí cho tay áo

Câu hỏi bài tập


Câu 1: Trình bày phương pháp may thép tay thép tay 2 sợi viền ?
Câu 2: Trình bày phương pháp may măng séc ? Hãy cho biết các dạng hỏng và
nguyên nhân, cách phòng ngừa các dạng hỏng trên măng séc có dựng ?
84
BÀI 6: MAY ÁO SƠ MI NỮ
Mã bài: MĐMTT 15- 06

Giới thiệu:

Áo sơmi nữ là trang phục thường ngày rất được các chị em phụ nữ ưa
chuộng vì tính tiện lợi và thoải mái khi mặc. Bên cạnh đó, áo sơmi nữ còn mang
lại vẻ nữ tính và thanh lịch cho người mặc, rất phù hợp với môi trường công sở và
học đường.

Mục tiêu của bài:


- Mô tả được đặc điểm hình dáng của sản phẩm áo sơ mi nữ thông thường;
- Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo sơ mi nữ;
- Lập được bảng thống kê số lượng các chi tiết chuẩn bị cho quá trình may;
- Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo sơ mi nữ;
- Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nữ đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Xác định đúng dạng sai hỏng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa;
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
Nội dung chính:
1. Đặc điểm hình dáng
- Là kiểu áo sơ mi thân trước và thân sau có chiết ly, áo dài tay hơi loe, cổ
bẻ, thân sau không có cầu vai, nẹp áo liền với thân.(Hình 56)

2. Quy cách – Yêu Hình 56 – Đặc điểm hình dáng áo sơ mi nữ cầu kỹ


85
thuật
2.1 Quy cách:
- Đường may êm phẳng, bền chắc, đúng quy cách:
+ Đường may mí: 0,1 cm
+ Đường may chắp: 1 cm
+ Đường may gấu, cửa tay áo: 1,5 cm
+ Mật độ mũi may: 4 mũi chỉ/cm
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Áo may xong phải êm phẳng, óng chuốt.
- Các đường may phải êm phẳng, thẳng, đều, không sùi nối chỉ.
- Các vị trí đối xứng phải bằng nhau.
- Áo đúng dáng, đúng thông số, quy cách và yêu cầu vệ sinh công nghiệp.

3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết áo sơ mi nữ


Bảng thống kê số lượng các chi tiết áo sơ mi nữ
Số
Stt Tên chi tiết Ghi chú
lượng
1 Các chi tiết sử dụng bằng vải chính
1.1 Thân sau 01
1.2 Thân trước 02
1.3 Tay áo 02
1.4 Bản cổ 02
1.5 Ve áo 02
2 Các chi tiết sử dụng bằng mex
2.1 Mex bản cổ 01
2.2 Mex ve áo 02
3 Phụ liệu
3.1 Chỉ 01 Phù hợp với sản phẩm
3.2 Cúc 08
86

Hình 57 – Các chi tiết áo sơ mi nữ

4. Quy trình lắp ráp


4.1. Chuẩn bị
a. Thiết bị:
Thiết bị chuẩn bị gồm: Máy may 1 kim, máy thùa khuy, máy đính cúc, bàn
là hơi. máy cán mex...
b. Dụng cụ:
Dụng cụ gồm: Thước, phấn, kéo to cắt vải, kéo nhỏ cắt chỉ, tuốc lôvit nhỏ,
dùi chỉ, thoi suốt...
c. Bán thành phẩm(Hình 57)
Gồm: Kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng bán thành phẩm theo bảng
thống kê số lượng các chi tiết:
4.2. Trình tự may.
Trình tự may áo sơ mi nữ
- Bước 1: Kiểm tra các chi tiết bán thành phẩm,sang dấu, vắt sổ, là ép mex
bán thành phẩm
- Bước 2: May chiết thân trước, thân sau
- Bước 3: Quay lộn ve áo
- Bước 4: Lộn ve áo, là ve, chặn chân ve
- Bước 5: Chắp vai con
87
- Bước 6: Chắp sườn áo
- Bước 7: Quay lộn cổ, mí lé lá cổ dưới
- Bước 8: -Tra cặp cổ thân trước, Tra, mí cổ thân sau
- Bước 9: May cửa tay
- Bước 10: Chắp bụng tay
- Bước 11: Tra tay
- Bước 12: May gấu áo
- Bước 13: Là hoàn thiện, Vệ sinh công nghiệp và kiểm tra sản phẩm
Sinh viên thực hành may áo sơ mi nữ theo bảng quy trình may sau:
STT Bước công việc Thiết Quy cách- yêu cầu kỹ Những điểm cần
bị thuật lưu ý
1 -Kiểm tra - Kiểm tra đầy đủ số lượng
các chi tiết : 2 thân trước,
1 thân sau, 2 tay, 2 ve áo,
2 lá cổ.
- Vắt sổ chi tiết - Vắt sổ gấu áo, tay áo,
-Sang dấu Thước, sườn, vũng nỏch, nẹp, ve
phấn, ỏo.
-Là ép mex bàn là - Là nẹp áo theo đường - Kiểm tra nhiệt
sang dấu đảm bảo thông độ của bàn là
số. trước khi là vào
bán thành phẩm
- ép mex cổ áo - ép lên mặt trái
của lá cổ chính
2 May chiết thân Máy 1 -May theo đúng đường - Đầu và cuối
trước, thân sau kim sang dấu đường may chiết
- Đầu chiết thoát đều cắt dư chỉ 1.5cm
không nhăn dúm
- Đường may êm phẳng,
đều
3 Quay lộn ve áo Máy 1 - Đặt hai mặt phải úp vào - Đặt chỉ ở đầu
kim nhau nhọn của ve áo
88
- May theo đúng đường
sang dấu 1cm
-Đường may đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật
4 Lộn ve áo, là ve, Máy 1 - Sửa đường may 0.6cm
chặn chân ve kim, - Điểm nhọn của ve thoát
bàn là đều, nhọn
- Là đúng dáng của ve áo -Khi là sử dụng
mẫu thành phẩm
để làm dưỡng
5 Chắp vai con Đường chắp vai con 1cm, - Đường chắp bắt
Máy 1
êm, phẳng đầu từ điểm họng
kim
cổ
6 Chắp sườn áo Đường may chắp sườn
Máy 1 1cm
kim - Đường may êm phẳng,
không nhăn dúm
7 Quay lộn cổ, mí -Quay cách mex 0.1cm, - Khi may hơi bai
lé lá cổ dưới quay lộn theo đường sang lá lót
Máy 1 dấu
kim -Đường mí lé cổ 0.1cm
-Đường may êm, phẳng,
đúng quy cách
8 -Tra cặp cổ thân -Đường may mí cặp -Bấm góc 4 lá
trước 0.1cm trước khi tra cổ
Máy 1 - Đường tra cổ 0.7cm lá vào thân áo
-Tra, mí cổ thân kim dưới, đường mí 0.1cm - Tra lá cổ lót vào
sau thân áo, gấp mí lá
cổ chính.
9 May cửa tay Gấp cửa tay 2cm và may Mép vải đó được
Máy 1
cách mép vải 0.5cm vắt sổ trước khi
kim
may
89
10 Chắp bụng tay Máy 1 - Đường may 1cm, êm
kim phẳng, chính xác
11 Tra tay - Đường tra 0.7cm - Khi tra hơi bai
- Điểm đầu tay lùi về phía thân áo, đường
Máy 1
thân sau 1cm. may vai sau khi
kim
tra là lật về phía
tay áo
12 May gấu áo Máy 1 Gấp lên 2cm, may cách Mép vải đó được
kim mép vải0.5cm vắt sổ trước khi
may
13 Kiểm tra - VSCN Kiểm tra áo thành phẩm về thông số, quy cách, đường
may
90
5. Sơ đồ lắp ráp

* Sơ đồ khối gia công sản phẩm

Gia
công
TT
trư ớ c May
vai
Gia con May
Chuẩ n
bị và công Tra sư ờ
kiể m TS cổ n áo
tra
BTP
BTP Gia Tra tay
công
cổ

May gấ u

Gia
công Thùa khuy
tay

Đ ính cúc

Sả n
phẩ m

Thu hoá

Là , gấ p,
bao gói
91
* Sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo sơ mi nữ cổ hai ve (Hỡnh 58 )

Hình 58 – Sơ đồ lắp ráp áo sơ mi nữ cổ 2 ve


92
6. Một số sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

STT Dạng hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục


1 Hai vị trí họng - May không đúng đường - May đúng đường
cổ may xong sang sang dấu.
không bằng - Do quá trình thao tác chưa - Thao tác chuẩn
nhau, 2 vị trí đầu đúng.
cổ, đầu ve không - Khi may tra cặp cổ không - Khi may phải may
bằng nhau đều, không đúng đường đúng đường sang dấu
sang dấu đảm bảo đúng thông
số, độ mở của ve áo
2 Gấu áo bị vặn - Do gập cuốn đường may - Gập cuốn đường
gấu không đều may đều đùng theo
thông số
3 Tra tay không - Xác định vị trí bụng tay - Xác định đún điểm
đều sai, điểm giữa đầu tay chưa giữa đầu tay và vòng
đúng nách, vị trí bụng tay
với vòng nách.

Câu hỏi bài tập


93
Câu 1: Cho hình vẽ hãy lập quy trình may và vẽ sơ đồ lắp ráp cho sản phẩm
áo sau?
94
Câu 2: Cho hình vẽ hãy lập quy trình may và vẽ sơ đồ lắp ráp cho sản phẩm
áo sau?
95

BÀI 7: MAY ÁO SƠ MI NAM


Mã bài: MĐMTT 15- 07

Giới thiệu:

Áo sơmi nam là trang phục phổ biến được nam giới ưa chuộng vì tính tiện
lợi và thoải mái khi mặc. Bên cạnh đó, áo sơmi nam còn mang lại vẻ nam tính và
thanh lịch cho người mặc, rất phù hợp với môi trường công sở và học đường.

Mục tiêu của bài:


- Mô tả được đặc điểm hình dáng của sản phẩm áo sơ mi nam thông thường;
- Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo sơ mi nam;
- Lập được bảng thống kê số lượng các chi tiết chuẩn bị cho quá trình may;
- Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo sơ mi nam;
- Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nam đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Xác định đúng dạng sai hỏng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa;
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.

Nội dung chính:


1. Đặc điểm hình dáng
- Là kiểu áo cổ đứng chân rời.
- Thân trước bên trái may nẹp khuyết kiểu beo (thường, kê, nẹp dời) và có 1 túi
ngực đáy tròn hoặc đáy nhọn.
- Thân trước bên phải may nẹp cúc.
- Thân sau có cầu vai rời, được xếp ly 2 bên.
- Cửa tay có măng xéc, thép tay sũi nhọn (ống).
- Gấu bằng. (Hình 59)
96

MÆt sau
MÆt tr-íc
Hình 59 – Đặc điểm hình dáng áo sơ mi nam

2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật


2.1. Qui cách
- Đường may êm phẳng, bền chắc, đúng quy cách:
+ Đường may mí: 0,1 cm
+ Đường may cuốn diễu: 0,6 cm
+ Đường may chắp: 1 cm
+ Đường may gấu áo: 1,5 cm
+ Mật độ mũi may: 4 mũi chỉ/cm
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Áo may xong phải êm phẳng, óng chuốt.
- Các đường may phải êm phẳng, thẳng, đều, không sùi nối chỉ.
- Các vị trí đối xứng phải bằng nhau.
- Áo đúng dáng, đúng thông số, quy cách và yêu cầu vệ sinh công nghiệp.
- Các điểm cổ phải trùng và đối xứng nhau, mí cổ phải đều đúng thông số,
đầu cổ không bị hở, keo ép ph ải dính chắc, không dộp nhăn cổ...
97
- Gấu áo, gấu tay, nẹp áo: không vặn, đường diễu phải đều, đúng thông
số...

- Nẹp áo phải bằng nhau, các điểm khuy, nút phải đúng thông số, phải bằng
nhau.
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết
Bảng thống kê các chi tiết
Số
Stt Tên chi tiết Ghi chú
lượng
1 Các chi tiết sử dụng bằng vải chính
1.1 Thân sau 01
1.2 Thân trước 02
1.3 Cầu vai 02
1.4 Tay áo 02
1.5 Bản cổ 02
1.6 Chân cổ 02
1.7 Măng séc 04
1.8 Thép tay to 02
1.9 Théo tay nhỏ 02
1.10 Túi áo 01
2 Các chi tiết sử dụng bằng mex
2.1 Mex bản cổ 01
2.2 Mex măng séc 02
2.3 Mex nẹp áo 02
2.4 Mex chân cổ 01
3 Phụ liệu
3.1 Chỉ 01 Phù hợp với sản phẩm
3.2 Cúc 08
3.3 Nhãn mác 01
98

Hình 60: Thống kê các chi tiết áo sơ mi nam

4. Quy trình lắp ráp


4.1. Chuẩn bị
a. Thiết bị:
Thiết bị chuẩn bị gồm: Máy may 1 kim, máy thùa khuy, máy đính cúc, bàn
là hơi. máy cán mex...
b. Dụng cụ:
Dụng cụ gồm: Thước, phấn, kéo to cắt vải, kéo nhỏ cắt chỉ, tuốc lôvit nhỏ,
dùi chỉ, thoi suốt...
b. Bán thành phẩm(Hình 60)
99
c.
Gồm: Kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng bán thành phẩm theo bảng
thống kê số lượng các chi tiết:
4.2. Trình tự may.
Trình tự may áo sơmi nam dài tay cổ dứng
- Bước 1: Kiểm tra các chi tiết bán thành phẩm,sang dấu bán thành phẩm
- Bước 2: Ép mex: cổ, nẹp, bác tay. Là : thép tay, miệng túi, nẹp khuyết, cúc
- Bước 3: May nẹp áo beo thường, Nẹp cúc
- Bước 4: May miệng túi, Là túi, Dán túi vào thân
- Bước 5: May mác, May cầu vai thân sau, Mí cầu vai thân sau
- Bước 6: May vai con
- Bước 7: May thép tay sòi nhọn: May thép to, nhỏ, Vơ xoả đầu tay
- Bước 8: May cổ áo: May bọc chân cổ, Quay lộn bản cổ, Sửa lộn và diễu
bản cổ, Ghim mo và cặp 3 lá bản cổ
- Bước 9: May bác tay: May bọc chân bác tay, Quay lộn và diễu bác tay
- Bước 10: Tra cổ áo, mí cổ áo, đặt cỡ cổ
- Bước 11: Tra tay áo :tra tay kề
- Bước 12: May cuốn sườn áo, bụng tay
- Bước 13: Tra bác tay
- Bước 14: May gấu áo
- Bước 15: Là hoàn thiện, Vệ sinh công nghiệp và kiểm tra sản phẩm

Sinh viên thực hành may áo sơ mi nam theo bảng quy trình may sau:

STT Các bước công Quy cách – yêu cầu kỹ thuật Những điểm cần lưu ý
việc
1 -Kiểm tra chi - Số lượng các chi tiết: 17 chi - Kiểm tra các chi tiết
tiết – bán thành tiết(Thân trước, thân sau, tay, đối xứng
phẩm măng séc, thép tay, bản cổ, chân
-Sang dấu bán cổ, cầu vai)
thành phẩm
- Sang dấu vị trí túi, nẹp
100
- Yêu cầu: Kiểm tra và sang dấu
chính xác.
2 - Ép mex : cổ, - Đảm bảo độ keo dính, thẳng - Nhiệt độ bàn là phải
nẹp, bác tay canh sợi dọc phù hợp với nguyên liệu
- Là thu nguyên liệu
trước khi ép mex
- ép mex ở mặt trái của
chi tiết
- Đặt mẫu đúng vị trí
- Là : thép tay, - Là theo mẫu
miệng túi, nẹp
khuyết, cúc
3 May nẹp beo :
+ Beo thường - Đường diễu = 0,5cm - Khi may hơi bai thân
+ Nẹp cúc - Đường mí = 0,1cm áo
-Đường may êm, phẳng,
thẳng,đều, đảm bảo đúng thông
số của nẹp,
4 - May miệng túi - Đường gấp mí MT theo mẫu = - May ở mặt phải của túi
0,1cm - Là phẳng chi tiết trước
- Là túi - Là thu xung quanh túi theo khi là thu theo mẫu
mẫu
- Dán túi vào - Đường may = 0,1cm
thân - Đường chặn = 0,5cm đến
đường may miệng túi - Khi may bai thân áo
- Túi áo chính xác theo mẫu
- Túi và thân êm phẳng
5 - May mác - Đúng vị trí
- May cầu vai - Đường may = 1cm
thân sau - Xếp ly cách đầu vai = 7,5cm
- Mí = 0,1cm
- Mí cầu vai - Mí lên lá cầu vai chính
101
thân sau - Đường may êm phẳng lật lá lót xuống dưới

6 May vai con - Đường may = 1cm, mí = 0,1cm - May lộn vai con
- Đường may êm phẳng - Mí đều cả lá chính và
lá lót
7 May thép tay sũi - Đường may mí = 0,1cm - Đặt thép tay thẳng canh
nhọn sợi với tay áo
- May thép to - Đường may cặp mí = 0,1cm - Điểm xẻ nằm giữa thép
- Chặn thép tay theo mẫu tay lớn
- Gấp 2 lần bằng 0.5cm, mí
- May thép nhỏ 0.1cm
- Gấp mép = 0,4cm, diễu 0,2cm
- Vơ xoả đầu tay - Đường may đều, êm phẳng - Gấp mép về mặt phải
tay áo
8 May cổ áo :
- May bọc chân - Đường may = 0,6cm - Bọc sát mex
cổ
- Quay lộn bản - May lộn theo mẫu - Đặt chỉ đầu cổ, khi may
cổ bai lá lót
- Đường may cách mex
0.1cm
- Sửa lộn và diễu - Đường diễu = 0,5cm - 2 gúc nhọn và trũn sửa
bản cổ dư = 0,3cm

- Ghim mo và -Vị trí họng cổ bằng nhau - Xác định điểm giữa
cặp 3 lá bản cổ - Đường may êm phẳng bản cổ, chân cổ
- Đảm bảo 2 đầu cổ đối xứng - Điều chỉnh vị trí đối
xứng
9 May bác tay Khi may hơi bai thân áo
- May bọc chân -- Đường may 0,6cm
bác tay
- Quay lộn và - Đường diễu 0.5cm
102
diễu bác tay
10 Tra cổ áo, mí cổ - Đường tra = 0,5cm, mí = - Trước khi tra cổ phải
áo, đặt cỡ cổ 0,1cm đánh dấu vị trí vai con
- Cỡ cổ nằm chính giữa cổ thân và giữa cổ
sau, vị trí họng cổ bằng nhau
- Đường may êm phẳng
11 Tra tay áo :tra - Đường may cách mép gấp đầu - 2 mép vải giao nhau =
tay kề tay = 0,7cm, đường diễu = 0,2cm
0,6cm
- Đường may êm, phẳng
12 May cuốn sườn - Đường may cuốn mí diễu = 0,1 - Thân trước bọc thân
áo, bụng tay – 0,5cm sau = 0,6cm
- Đường may êm, phẳng - 2 mặt trái úp vào nhau
13 Tra bác tay - Đường tra = 0,7cm, đường mí - Bai cửa tay
0.1cm
- Ly 1 cách cửa tay = 4 – 4.5 cm,
2 ly cách nhau = 1,5- 2 cm
- Ly xếp vuông góc, lật về cửa
tay
- Đường may êm, phẳng
14 May gấu áo - Đường gấp kín mép = 0,5cm, - May mí lên mặt trái
mí = 0,1cm - May mí ngược
- Đường may êm, phẳng
- Gấu áo 2 thân trước và thân
sau bằng nhau
15 Là hoàn thiện, - Kiểm tra về thông số, quy cách
vệ sinh công và yêu cầu kỹ thuật
nghiệp, kiểm tra
sản phẩm
103

5. Sơ đồ lắp ráp.
* Sơ đồ khối gia công sản phẩm

Gia c«ng
TT ph¶i

Gia c«ng
TT tr¸i May May
tói vai
vµo con
Gia c«ng TT
tói tr¸i Tra cæ
ChuÈn hoµn
bÞ vµ chØnh,
Gia c«ng ®Æt
kiÓm
TS nh·n
tra Tra tay vµo
BTP cì
th©n ¸o
Gia c«ng

hoµn chØnh May s-ên
¸o, bông
tay, ®Æt nh·n
Gia c«ng
tay
hoµn chØnh
Tra MS vµo
cöa tay
Gia c«ng
m¨ng sÐt
May gÊu

Thïa khuy

§Ýnh cóc

Thu ho¸

Lµ, gÊp, bao


gãi

S¶n phÈm
104

* Sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo sơ mi nam

Hình 61– Sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo sơ mi nam


105

6. Một số sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
STT Dạng Nguyên Cách khắc phục
hỏng nhân
1 Túi dán - Đặt - Đặt mẫu đúng vị trí, kiểm tra lại thông số trên mẫu
sai vị mẫu định
trí vị trí
không
đúng vị
trí
- May
không
đúng
2 Hai vị - May - May đúng đường sang dấu.
trớ không - Thao tỏc chuẩn
họng đúng
cổ may đường - Khi may để dư 1mm vũng cổ thõn ỏo tại 2 vị trớ đù
xong sang chân cổ
khụng - Do quỏ
bằng trỡnh
nhau, thao tỏc
đầu chưa
chân cổ đúng.
bị đầu - Khi
duồi may tra
cổ không
để dư
phần thân
áo 1mm
tại 2 vị trí
đầu cổ
3 Gấu ỏo - Do gập - Gập cuốn đường may đều đùng theo thông số
106
bị vặn cuốn
đường
may gấu
không
đều
4 Cửa tay - Không - Sang dấu hai bên cửa tay bằng nhau trước khi tra
bên dài sang dấu măng sét
bên dài cửa
ngắn tay hai
bên trước
khi may
5 Vị trí - Sang - Sang dấu chính xác
xếp ly dấu - May xếp ly theo dấu đã sang
sai không
chính xác
- May
xếp ly
không
theo dấu
6 Đầu - May - Đầu lá cổ phải may tròn đều theo đường phấn,
măng không chỉnh chỉ dày vào khi may qua đầu lá măng sét
sét đúng (đầu măng sét nguýt tròn).
không đường
vuông, sang
tròn, dấu.
cộm Không
cục. chỉnh chỉ
dày vào
khi may
qua đầu
lá măng
sét (đầu
măng sét
107
nguýt
tròn)

- Khi sửa
cách
đường
may
không
đúng quy
định,
không bẻ
góc khi
lộn
măng sét

- Đầu cổ sửa cách đường may 0,2cm, bẻ góc trước khi


lộn măng sét.
108

Câu hỏi bài tập


Cho hình vẽ hãy lập quy trình may và vẽ sơ đồ lắp ráp may hoàn thiện áo sơ mi
nam kiểu cổ đứng tay cộc sau?
109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- TS. Trần Thủy Bình (2005) - Giáo trình công nghệ may - Nhà xuất bản giáo
dục 2005;
- TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS, Trần Thị Kim Phượng
(2006) - Giáo trình công nghệ may - Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh - Nhà xuất bản thống kê 2006;
- Nguyễn Duy Cẩm Vân (2007)- Bài học cắt may) - Nhà xuất bản trẻ;
- Giáo trình Công nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT

You might also like