You are on page 1of 2

Phân tích Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.

BÀI LÀM:

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất trong nền văn
học Việt Nam. Nhìn lại sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu, chúng ta không thể không trân
quý một con người cả cuộc đời hy sinh cho thi ca và sự nghiệp cách mạng. Ông sinh
ra trong một gia đình nhà nho nghèo tại tỉnh Thừa Thiên - Huế - nơi đây là cái nôi đã
nuôi dưỡng tâm hồn ông để rồi từ đó, ông đã để lại cho chúng ta những vần thơ đẹp.
Trong đó, “Việt Bắc” là nổi bật hơn cả.

“Việt Bắc” là một khúc tình ca và cũng là một khúc hùng ca về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến. Qua đó, vẻ đẹp con người cũng như thiên nhiên vùng
Việt Bắc cũng hiện lên đầy sắc sảo, mặn mà dưới ngòi bút thơ mộng của nhà thơ. Và
vẻ đẹp hòa quyện giữa người và cảnh ấy được thể hiện rõ qua bức tranh tứ bình đầy
sinh động ...

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Câu hỏi tu từ “Ta về, mình có nhớ ta” chất chứa bao cảm xúc. Câu hỏi này
như một cái cớ để người ra đi bộc lộ bao nổi nhớ nhung, bao yêu thương trong lòng.
Cụm từ “những hoa cùng người” có kết cấu như một thành ngữ. Trong nổi nhớ của
người ra đi, hoa chính là biểu tượng cho thiên nhiên, cho cảnh vật. Đó là một bức
tranh thiên nhiên đẹp và vô cùng thanh mộng.

Mở đầu bức tranh tứ bình là mùa đông vùng Việt Bắc. Hình ảnh “hoa chuối đỏ
tươi” điểm xuyết trên nền xanh của núi rừng đã tạo nên một búc tranh vô cùng sinh
động và đầy màu sắc. Sắc đỏ nằm trong sắc xanh tạo cho chúng ta cảm giác ấm áp,
xua đi cái lạnh đến thấu xương của miền núi cao Việt Bắc. Ở đây phải chăng đó chính
là sự ấm áp của tình người đã kết tinh trong màu đỏ tươi của hoa chuối? Một hình ảnh
giàu màu sắc. Trong không gian đó, con người hiên ngang trong tư thế lao động rất
đẹp, rất kỳ vỹ. Con người như chiếm lĩnh đỉnh cao và hình ảnh này được tạo nên từ
nghệ thuật hội tụ ánh sáng của nghệ thuật nhiếp ảnh. “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt
lưng”. Một hình ảnh tượng hình vô cùng đặc sắc. Ánh nắng vùng núi cao đã hội tụ
vào con dao gài trên thắt lưng của con người lao động, làm họ hiện lên như thêm thơ
mộng, thêm kỳ ảo giữa không gian bao la.

Tiếp theo là bức tranh mùa xuân cũng được khắc họa vô cùng thơ mộng. Hình
ảnh “mơ nở trắng rừng” gợi cho ta một bức tranh thật tinh khiết, thật đẹp, thật ấm áp
và lung linh. Lại một lần nữa, hình ảnh người lao động lại hiện lên nhưng lại với một
tư thế khác-“chuốt từng sợi giang”. Động từ “chuốt” thật hay. Nó thể hiện công việc
tỷ mỷ, sự kiên nhẫn của người dân, qua đó khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam
trong kháng chiến.

Tiếp đến là hình ảnh mùa hạ được vẽ lên thật sinh động và tràn đầy sức sống.
Thiên nhiên giờ đây có thêm âm thanh: đó là khúc nhạc rộn rã của tiếng “ve kêu”
ngân nga và “rừng phách đổ vàng” tràn đầy màu sắc sinh động. Hình ảnh “cô gái hái
măng một mình” thật đẹp và thơ mộng biết bao. Hai tiếng “một mình” không diễn đạt
sự cô đơn lẻ loi mà nó lại thể hiện cái vẻ đẹp. Hình như là cô sơn nữ này trong một
không gian núi rừng rộng lớn như vậy hiện lên rất đẹp. Không còn cảm giác cô đơn
nữa bởi vì họ đang lao động, họ đang hoạt động để góp phần nuôi quân, góp phần vào
công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Cho nên cái tôi nhỏ bé, cái cô đơn đã bị lấn
áp đi, thay vào đó là một sự hy sinh cho cách mạng, một vẻ đẹp vô cùng cao cả, vô
cùng thiêng liêng.

Khép lại bức tranh tứ bình là mùa thu, mùa thu hòa bình, mùa thu của Cách
mạng Tháng Tám, mùa thu năm 1945. Tất cả đã tựu trung trong một vầng trăng rất
đẹp. Câu thơ “nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” vừa khép lại bức tranh tứ bình,
cũng vừa khép lại khúc tình ca về kháng chiến vang mãi, ngân nga mãi trong lòng
người ra đi và kết lại thành những kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ cho cả người ra đi và
người ở lại.

Nhìn nhận lại đoạn thơ, ta mới thấy tài nghệ của Tố Hữu. Trong tám dòng thơ
tả tứ bình đều có sự đan xen giữa người và cảnh. Thiên nhiên và con người đã hòa
quyện vào nhau, tạo nên một vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo của vùng Việt Bắc, khắc
sâu trong tâm trí những người chiến sỹ cách mạng.

You might also like