You are on page 1of 1

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 2

10.6.1 Phân loại nước ngầm theo nguồn gốc phát sinh :
- Nguồn gốc thành tạo nước ngầm có tác dụng quyết định đến nhiều đặc tính lý hoá
của nước , nên có nhiều tác giả xem đây là chỉ tiêu để phân loại ( G, N , kameski,
A.M , Jirmunski, A.A.Kozyrev …) có các loại sau :
- Nước lục địa : nước ngầm, có nguồn gốc từ lục địa tới , tức là chủ yếu từ trên mặt
thấm xuống , bao gồm nước mưa , tuyết tan , nước sông ngòi và hồ , đầm , nên
thường là nước ngọt và nồng độ ion thấp
- Nước biển : nước ngầm có nguồn gốc là nước biển . Nước này thường có nồng độ
khoáng hoá cao, thường là nước mặn .
- Nước biến chất : là nước ngầm, có liên quan đến tác dụng biến chất của nham
thạch , hay quá trình magma , nhất là hoạt động của hoả sơn . Loại nước này khá
phức tạp và thường liên quan đến nước khoáng .
10.6.2 Phân loại nước ngầm theo nồng độ khoáng hoá :
- Đặc tính hoá học , nhất là nồng độ các chất hoà tan , là chỉ tiêu quan trọng nhất
của chất lượng nước ngầm . Do đó, dựa vào đặc điểm này mà phân thành các loại
khác nhau ( VI Vemadski , O Aiekin )
- Nước rất ngọt : là nước có nồng độ khoáng hoá < 0,2g/l ( theo Alekin )
- Nước ngọt : là nước có nồng độ khoáng hoá trong khoảng 0,2 – 1g/l
- Nước khá mặn : là nước có nồng độ khoáng là 1-3g/l
- Nước mặn : là nước có nồng độ khoáng là 3-10g/l
- Nước quá mặn : là nước có nồng độ khoáng là 10-50g/l
- Nước muối : là nước có nồng độ khoáng là > 50g/l
( Để xác định được độ tổng khoáng hoá , có thể dựa vào lượng cặn sấy khô sau khi
cho nước bốc hơi ở nhiệt độ 105 độ C )

You might also like