You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


---------------------

PHẠM VĂN CƯỜNG


Lớp: QH-2021-E.CH QLKT 1
Mã HV: 21057012

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: THIẾT KẾ LUẬN VĂN

GIẢNG VIÊN: TS. KHÚC VĂN QUÝ

Hà Nội - 2022

1
Đề bài nhóm
Câu 1: Anh/Chị xây dựng và hoàn thiện 01 bảng hỏi về một chủ đề mà nhóm của
anh/chị lựa chọn. Yêu cầu không quá 40 câu hỏi.

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN


Về truyền thông, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người

Để tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về mục đích nhân
đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người đến đội ngũ cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam các cấp và các tầng lớp
nhân dân, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tiến tới đăng ký và hiến
tặng mô, bộ phận cơ thể người khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não; Bộ Y tế và Trung
ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai xây dựng Chương trình phối hợp Công tác tuyên
truyền, vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn
đến 2030 làm cơ sở cho việc triển khai hoạt động truyền thông vận động hiến tặng mô, bộ
phận cơ thể người nêu trên trong cả nước.
Trong khuôn khổ chương trình tập huấn "Nâng cao năng lực của Tập huấn viên cấp
tỉnh trong tham mưu công tác tuyên truyền, vận động về mục đích, ý nghĩa nhân đạo của
việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và hiến máu tình nguyện -
năm 2015” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận
cơ thể người, Bộ Y tế và Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Bộ Y tế tổ chức, Ban tổ
chức mong muốn nhận được ý kiến tham gia trả lời phỏng vấn của các Ông/Bà tham dự lớp
tập huấn để giúp Chương trình phối hợp nêu trên sớm thành công.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông/Bà
Trước khi điền phiếu này xin ông/bà đọc kỹ những thông tin sau:

2
1. Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các
chức năng nhất định của cơ thể người.
2. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô
khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
3. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể
của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
4. Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi
còn sống hoặc sau khi chết.
5. Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ
thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.
6. Chết não là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng
hoạt động và người chết não không thể sống lại được.
7. Nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam là rất lớn, cả nước hiện có khoảng 6.000 người
bị suy thận mạn cần được ghép thận. Về ghép gan, chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội
đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan. Hiện cả nước có khoảng 300.000 người mù do
các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người
chờ được ghép tim, phổi...

Phần A: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI


A1. Họ và tên: ………………………………………………………
A2. Giới tính:
1. Nam 
2. Nữ 
A3. Tuổi: .......................................
A4. Trình độ học vấn:
1. Tiểu học 

3
2. THCS 
3. PTTH 
4. Trung cấp/ Cao đẳng 
5. Đại học /Trên đại học 
A5. Tôn giáo
1. Không theo tôn giáo nào (thờ cúng tổ tiên) 
2. Phật giáo 
3. Thiên chúa giáo 
4. Khác (ghi rõ) ………………………………………………………………

Phần B: THÔNG TIN VỀ HIẾN, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI


B1. Ông/bà đã bao giờ nghe nói/biết về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người để
chữa bệnh hay giảng dạy, nghiên cứu khoa học chưa?
1. Đã nghe/biết 
2. Chưa bao giờ nghe => Chuyển câu B3 
B2. Ông/bà đã nghe/biết đến thông tin về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người từ
những nguồn nào? (có thể chọn nhiều phương án trả lời)
1. Truyền hình 
2. Phát thanh 
3. Sách, báo, tạp chí 
4. Internet 
5. Người thân, họ hàng 
6. Bạn bè, hàng xóm 
7. Cán bộ Hội CTĐ VN 
8. Nhân viên y tế 
9. Cán bộ địa phương 
4
10.Khác (ghi rõ) ……………………………………………………………
B3. Xin ông/bà cho biết những mô, bộ phận cơ thể nào sau đây có thể hiến và cấy, ghép được?
Có Không Không biết
1. Thận   
2. Gan   
3. Túi mật   
4. Tim   
5. Phổi   
6. Tuỵ   
7. Giác mạc   
8. Da   
9. Xương   
10.Khối Tim-Phổi   
11.Khác (ghi rõ) …………….
B4. Theo ông/bà ở nước ta đã tiến hành lấy, ghép thành công những mô, bộ phận cơ thể
nào? (có thể chọn nhiều phương án trả lời)
1. Thận 
2. Gan 
3. Túi mật 
4. Tim 
5. Phổi 
6. Tụy 
7. Giác mạc 
8. Da 
9. Xương 

5
10.Khối Tim-Phổi 
11.Khác (Ghi rõ) ………………………………………………………………
12.Không biết 
B5. Theo ông/bà, mục đích của việc hiến tặng mô, bộ phận cơ thể để làm gì? (có thể chọn
nhiều phương án trả lời)
1. Cứu sống người bệnh 
2. Chữa bệnh 
3. Giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học 
4. Để người hiến tặng có cơ hội làm phước 
5. Không đem lại mục đích gì 
6. Khác (ghi rõ) ……………….........…………….
7. Không biết 
B6. Theo ông/bà, nguồn cung cấp mô, bộ phận cơ thể để chữa bệnh có thể lấy từ đâu?
(có thể chọn nhiều phương án trả lời)
1. Người thân tình nguyện hiến tặng 
2. Người sống hiến tặng 
3. Người chết vô thừa nhận 
4. Người đăng ký hiến tặng sau khi chết 
5. Người bán mô, bộ phận cơ thể người 
6. Lấy trộm 
7. Viện trợ quốc tế 
8. Nhân tạo 
9. Khác (Ghi rõ) ……………………………………………………………
10.Không biết 

6
B7. Theo ông/bà để tăng nguồn cung cấp mô, bộ phận cơ thể thì có thể lấy mô, bộ phận
cơ thể người của nhóm đối tượng nào dưới đây là phù hợp nhất? (chỉ chọn 1 phương
án trả lời)
1. Người thân, người nhà bệnh nhân đang sống 
2. Người sống tình nguyện hiến tặng 
3. Người tình nguyện hiến tặng sau khi chết (người chết mất não) 
=> Chuyển câu B9
4. Người chết vô thừa nhận  => Chuyển câu B9
5. Tử tù  => Chuyển câu B9
6. Khác (ghi rõ) ………………………………  => Chuyển câu B11
7. Không biết  => Chuyển câu B11
B8. Nếu chỉ lấy của người hiến đang sống thì tại sao? (có thể chọn nhiều phương án)
1. Các mô, bộ phận cơ thể còn khỏe mạnh 
2. Người hiến, tặng có khả năng phục hồi 
3. Người hiến, tặng được quyền tự quyết 
4. Không ảnh hưởng đến tâm linh 
5. Khác (ghi rõ) ……………………………...................
6. Khó trả lời 
Trả lời xong câu B8 => Chuyển câu B11
B9. Nếu chỉ lấy của người hiến sau khi chết (người chết mất não) thì vì sao? (có thể chọn
nhiều phương án)
1. Mô, bộ phận cơ thể của người chết vẫn tiếp tục được tồn tại 
2. Tiết kiệm chi phí (so với lấy tạng từ người cho sống) 
3. Họ hàng thân tộc người hiến dễ chấp nhận 
4. Khác (ghi rõ) ……………………………........
5. Khó trả lời 
7
B10. Nếu lấy mô, bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết để ghép thì lấy trong những
trường hợp nào là phù hợp?
1. Lấy của người chết não 
2. Lấy của người ngừng tim 
3. Lấy của người đã chết trong vòng 6 tiếng 
4. Lấy của người đã chết sau 6 tiếng 
5. Không biết 
6. Không trả lời 
B11. Theo ông/bà, người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể cần phải có những điều kiện
nào sau đây?
1. Từ 16 tuổi trở lên 
2. Từ 18 tuổi trở lên 
3. Tình trạng sức khỏe tốt 
4. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 
5. Có đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể 
6. Phải được gia đình hoặc người thân đồng ý 
7. Khác (ghi rõ) …………………………….
8. Không cần bất cứ điều kiện gì 
9. Không biết 
B12. Ông/bà có biết làm thủ tục đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người sau khi
chết ở đâu không?
1. Có 
2. Không 
B13. Nhờ đâu mà ông/bà biết được địa chỉ đăng ký này?
1. Truyền hình 
2. Phát thanh 
8
3. Sách, báo, tạp chí 
4. Hàng xóm, họ hàng, bạn bè 
5. Nhân viên y tế 
6. Cán bộ Hội Chữ thập đỏ 
7. Khác (Ghi rõ) ………………………………………………………
8. Không nhớ 
B14. Theo ông/bà, thủ tục đăng ký hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể như vậy đã phù hợp
chưa?
1. Phù hợp 
2. Chưa phù hợp 
B15. Theo ông/bà, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác. 
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của
người không tự nguyện hiến. 
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác. 
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại 
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi. 
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định. 
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những
người khác giới có họ trong phạm vi ba đời. 
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. 
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp
luật. 
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não. 
11. Khác:..................................................................................................................
9
Phần C. QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC HIẾN, TẶNG MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
C1. Xin được biết thái độ của ông/bà đối với một số ý kiến sau:
Đồng Không Khó trả
tình đồng lời
tình
Việc hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người sẽ đem lại
  
sự sống cho nhiều người: Quà tặng sự sống
Việc hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người là việc làm
  
có ý nghĩa nhân đạo cao cả
Hiến tặng mô, tạng là bố thí Ba la mật   
Người chết không toàn thây sẽ không được siêu thoát   
Con người sinh ra là có kiếp luân hồi, nếu cơ thể chết
đi không toàn vẹn thì kiếp sau sinh ra cũng không toàn   
vẹn
Cơ thể là của cha mẹ ban tặng, không được cho bất kỳ
  
ai
Người hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể là người có lòng
  
từ bi, nhân ái
Việc hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người động chạm
  
đến vấn đề tâm linh
Cần có sự tôn kính với cái chết, việc lấy mô, bộ phận
  
cơ thể là có tội với người chết
Chủ trương vận động người dân hiến, tặng mô, bộ
  
phận cơ thể là cần thiết để tăng nguồn hiến, tặng

10
C2. Theo ông/bà, việc hiến tặng mô, bộ phận cơ thể có ý nghĩa gì? (có thể chọn nhiều
phương án)
1. Cứu, giúp người bệnh 
2. Đóng góp cho khoa học 
3. Để phúc cho con cháu 
4. Làm phước 
5. Hiến tặng sự sống 
6. Các bộ phận của cơ thể được tiếp tục sống 
7. Khác (Ghi rõ) …………………………
8. Không có ý nghĩa gì 
9. Không biết 
C3. Nơi ông/bà cư trú đã có ai đăng ký hoặc đã có người hiến tặng mô, bộ phận cơ thể
sau khi chết chưa?
Đã đăng ký Đã hiến tặng
1. Có  
2. Chưa có ai  
3. Không biết  
C4. Nếu “có”, người đó là ai ?
1. Người thân, họ hàng 
2. Bạn bè, hàng xóm 
3. Người không quen biết 
4. Khác (Ghi rõ) …………………………
C5. Xin được biết nhận xét của ông/bà về những người đã đăng ký hiến tặng mô, bộ
phận cơ thể sau khi chết?
1. Rất dũng cảm 
2. Dám hy sinh vì người khác 
11
3. Nhân đạo cao cả 
4. Thích nổi tiếng 
5. Liều lĩnh 
6. Gàn dở, không bình thường 
7. Vì tiền 
8. Khác (Ghi rõ) ………………………………………………………………
9. Không có ý kiến gì 
C6. Nơi ông/bà cư trú, có ai đã được ghép hoặc đang cần được ghép mô, bộ phận cơ thể
không?
Không có ai 
Một vài người 
Nhiều người 
Không biết 
C7. Nếu có người đã được ghép thì nguồn mô, bộ phận cơ thể lấy từ đâu?
1. Người hiến vô danh 
2. Người thân trong gia đình 
3. Người chết não 
4. Viện trợ quốc tế 
5. Khác (Ghi rõ) …………………………………
6. Không biết 
C8. Người đó đã được ghép mô, bộ phận cơ thể nào sau đây?
1. Tim 
2. Gan 
3. Phổi 
4. Thận 

12
5. Giác mạc 
6. Tụy 
7. Khác (Ghi rõ) ………………………………………………………………
8. Không biết 
C9. Theo ông/bà, trường hợp nào sau đây có thể cần phải ghép gan?
1. Xơ gan 
2. Ung thư gan 
3. Người bị viêm gan (B, C) 
4. Người uống rượu, bia nhiều 
5. Khác: .....................................................................................................................
C10. Theo ông/bà, trường hợp nào sau đây có thể cần phải ghép thận?
1. Suy thận mạn 
2. Sỏi thận 
3. Viêm cầu thận 
4. Đa nang thận 
5. Chấn thương thận 
6. Khác: …………………………………………………………………………..
Ông/bà nhận xét như thế nào về nhu cầu cần được ghép mô, bộ phận cơ thể người
vì mục đích chữa bệnh ở nước ta hiện nay?
1. Rất nhiều người có nhu cầu 
2. Nhiều người có nhu cầu 
3. Ít người có nhu cầu 
4. Rất ít người có nhu cầu 
5. Không có ai 
6. Không biết 

13
C11. Ông/bà có đồng ý với quan điểm “bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành người có
nhu cầu được ghép mô, bộ phận cơ thể” không?
1. Có 
2. Không 
3. Khó trả lời 
C12. Ông/ bà có ý kiến gì nếu người thân trong gia đình đăng ký tình nguyện hiến
tặng mô, bộ phận cơ thể?
1. Đồng ý 
2. Do dự 
3. Không đồng ý 
4. Khó trả lời 
C13. Ông/Bà có sẵn lòng đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết/chết
não không?
1. Sẵn sàng 
2. Do dự, chỉ hiến tùy trường hợp 
3. Không bao giờ 
4. Khó trả lời 
C14. Nếu “không” thì tại sao?
1. Người thân không đồng ý 
2. Sức khoẻ không đảm bảo 
3. Sợ hãi 
4. Sợ bị dè bỉu 
5. Sợ mô, bộ phận hiến tặng bị sử dụng sai mục đích 
6. Sợ mô, bộ phận hiến tặng bị đem bán 
7. Trái với giáo lý 

14
8. Không phù hợp về tâm linh 
9. Không muốn để lại một phần cơ thể của mình 
10.Khác (Ghi rõ) …………………………………………………………………
11.Không biết 
C15. Ông/bà sẽ hiến tặng mô, bộ phận cơ thể trong trường hợp nào sau đây?
1. Cứu, chữa cho người ruột thịt 
2. Cứu, chữa cho họ hàng, người thân 
3. Cứu, chữa cho người không phải là họ hàng nhưng được bản thân yêu quý 
4. Cứu chữa cho những người quen xung quanh 
5. Cứu, chữa cho bất kỳ ai 
6. Khó trả lời 
C16. Theo ông/bà, người sống đã hiến mô, bộ phận cơ thể cần được hưởng những
quyền lợi gì?
1. Được chăm sóc sức khoẻ để thực hiện việc hiến mô, bộ phận cơ thể 
2. Được khám, chữa bệnh miễn phí sau khi đã hiến, tặng 
3. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho bản thân 
4. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho bố/mẹ, vợ/chồng, con 
5. Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể theo chỉ định của bác sỹ (nếu phải ghép)
6. Được tuyên dương, tôn vinh 
7. Được tặng thưởng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân nhân 
8. Được thưởng tiền 
9. Quyền lợi khác (Ghi rõ) …………………………………………………………
10.Không biết 

15
C17. Theo ông/bà, người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết và gia đình họ cần được
hưởng những quyền lợi gì?
1. Bố/mẹ hoặc vợ/chồng, con được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí 
2. Bố/mẹ hoặc vợ/chồng, con được miễn giảm viện phí khi nằm viện 
3. Người trong gia đình được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định
của bác sĩ 
4. Người hiến mô, bộ phận cơ thể được tổ chức tang lễ trang trọng 
5. Gia đình người hiến mô, bộ phận cơ thể được tặng thưởng Kỷ niệm chương vì sức
khoẻ nhân dân 
6. Tuyên dương, tôn vinh về tinh thần cho gia đình người hiến 
7. Tặng thưởng tiền cho gia đình 
8. Quyền lợi khác (Ghi rõ) ……………………………………………….
9. Không biết 

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!

…………., ngày … tháng … năm 2022


Người trả lời
(ký và ghi rõ họ tên)

16
Đề Bài Cá Nhân
Câu 2: Anh/chị viết/hoàn thiện 01 bài luận về một chủ đề mà anh/chị quan tâm. Yêu
cầu không quá 2000 chữ.

Bất cập về giấy đi đường trong phòng chống Covid của Hà Nội
Phạm Văn Cường

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2022


Preprint DOI: 10.31219/osf.io/d9jky

Đại dịch Covid 19 bùng nổ diễn ra khắp nơi trên thế giới trong hơn 2 năm qua.
COVID-19 (từ tiếng Anh: coronavirus disease 2019 nghĩa là bệnh virus corona 2019) là
một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-
2 và các biến thể của nó. Đây là một loại virus mới phát hiện điều tra ổ dịch bắt nguồn từ
khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Virus gây
viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. 1
Dịch bệnh này gây ra tổn thất lớn về con người và tài sản cho toàn bộ người dân và
các chính phủ. Việt Nam cũng là một quốc gia hứng chịu tổn thất nặng lề do đại dịch. Để
phòng, chống dịch, Chính phủ đã áp dụng nhiều phương pháp và ban hành nhiều chính sách
để phòng chống dịch Covid 2. Một trong những chính sách giai đoạn đầu của đại dịch là áp
dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16/CT-TTg3 của thủ tướng chính phủ. Để thực hiện
chỉ thị số 16 được tốt nhất, văn phòng chính phủ đã ra văn bản số 2601/VPCP-KGVX4
hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 16 của Thủ Tướng.
Trong quá trình triển khai thực hiện phòng chống dịch hết sức cấp bách, để hạn chế
lây lan và phát tán dịch bệnh, đồng thời hạn chế người dân đi ra ngoài không cần thiết, chính
quyền thành phố Hà đã áp dụng một số giải pháp hết sức quyết liệt như phong tỏa vùng
dịch, phân mức báo động của các vùng, tổ chức các khu Thu Dung để cách ly người nhiễm
17
Covid… Một trong những giải pháp gây ra nhiều bức xúc và tạo dư luận không tốt trong xã
hội đó là cấp giấy đi đường, phiếu đi mua hàng cho người dân tham gia vào giao thông.
Giấy đi đường là một loại văn bản, tài liệu giấy tờ dùng làm căn cứ để người lao động hay
cán bộ công nhân viên chức làm một số thủ tục khi đến địa điểm công tác theo sự phân công
nhiệm vụ nhất định của đơn vị

Hình 1. Mẫu giấy đi đường

18
Trong vòng hai tháng, chính quyền Hà Nội đã thực hiện thay đổi mẫu giấy đi đường
đến 4 lần5. Các lần thay đổi cụ thể như sau:
Lần 1: Áp dụng mẫu chung toàn thành phố từ ngày 23/07. Tuy nhiên, ngày 27.7,
Thường trực Thành uỷ Hà Nội đã giao thành phố thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm
soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống
tại các khu vực ven thành phố, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào thành phố làm
việc
Lần 2: Giấy đi đường kèm lịch trực. Ngày 8/8 phó chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội Nguyễn Mạnh Quyền ký ban hành văn bản siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường.
Theo đó, yêu cầu ngoài mẫu giấy đi đường đã được ban hành theo mẫu chung của thành
phố, phải xuất trình kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, lịch trực,
lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Lần 3: Cấp giấy đi đường mới có nhận diện QR Code. Trước tình trạng người dân
vẫn còn ra đường nhiều, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu công an nghiên cứu kiểm soát
chặt chẽ việc cấp và sử dụng giấy đi đường. Công an Hà Nội đã có văn bản gửi các quận,
huyện đề nghị chuẩn bị các điều kiện cần để triển khai phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi
đường nhận diện.
Lần 4: Dùng cả mẫu cũ và mới, tiến tới gộp làm 1. Chiều tối 7.9, Bí thư Thành uỷ
Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã giao Ban Cán sự Đảng
UBND TP chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để điều chỉnh phù hợp với thực
tiễn, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân.
Quá trình áp dụng giấy đi đường lộ ra nhiều bất cập và mâu thuẫn với chủ trương
giãn cách xã hội của chính phủ đã ban hành. Gây nhiều bức xúc trong xã hội 67. Cụ thể của
những bất cập đó là:
Một là: Trong hai tháng, Hà Nội liên tiếp thay đổi đến 4 lần mẫu giấy đi đường.
Khiến cho người dân và doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để
hoàn thành các mẫu giấy đi đường.
19
Hai là: Để cấp giấy đi đường cho người dân, thành phố phải bố trí các điểm cung cấp
và đóng dấu giấy phép đi đường. Nơi đó sẽ tập trung đông người và có nguy cơ phát tán
Virus ra toàn thành phố.
Ba là: Việc lập các chốt chặn trên đường để kiểm tra giấy tờ thông hành của người
dân đã gây tắc nghẽn giao thông, những người kiểm tra giấy tờ là dân quân địa phương
không được trang bị kiến thức và bảo hộ phòng Covid. Đây sẽ là nguồn lây và phát tán
Virus rất lớn.
Bốn là: Khi không được cấp giấy thông hành, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn
trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Gây tổn thất cho doanh nghiệp, cho kinh tế và
cho toàn xã hội.
Qua phản ánh của người dân, qua các con số thống kê, nhận thấy những bất cập của
việc sử dụng giấy đi đường không phù hợp, chính quyền Hà Nội đã quyết định bỏ giấy đi
đường từ ngày 21.9.20218. Việc làm này được đông đảo người dân và các phương tiện thông
tin đại chúng hoan nghênh.
Theo kinh nghiệm phòng chống Covid của các nước trên thế giới đã áp dụng, Việt
Nam cần thiết phải áp dụng phương pháp “Miễn dịch cộng đồng”9 và mở rộng tiêm chủng
Vacxin phòng chống covid cho mọi người dân cùng với tuyên truyền ý thức thực hiện 5K.
Phương pháp phong tỏa và hạn chế đi lại không mang lại nhiều hiệu quả phòng chống dịch
đồng thời còn mang lại rất nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người
dân.
Sau giai đoạn mở rộng tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố, Hà
Nội đã trở lại hoạt động và sinh hoạt bình thường. Người dân được tự do đi lại và hoạt động
sản xuất kinh doanh được khôi phục. Theo thông tin từ Cục Thống kê TP Hà Nội, tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7,79% so với cùng kỳ
năm 2021, trong đó, quý I tăng 6,02%; quý II tăng 9,49% 10…
Như vậy, việc áp dụng các chính sách và phương pháp trong giải quyết các vấn nạn
của xã hội cần được đánh giá hết sức kỹ càng và cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia
20
nhà khoa học trong các quyết sách ảnh hưởng đến an sinh xã hội của người dân. Một quyết
định chưa phù hợp sẽ gây ra các hậu quả vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng
triệu người dân, gây bức xúc trong dư luận và bất ổn chính trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Wikipedia. Covid - 19, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Wikipedia. Published
online 2020. https://vi.wikipedia.org/wiki/COVID-19
2. La VP, Pham TH, Ho MT, et al. Policy response, social media and science
journalism for the sustainability of the public health system amid the COVID-19
outbreak: The vietnam lessons. Sustain. 2020;12(7). doi:10.3390/su12072931
3. Tướng T. Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch
COVID-19. moh.gov.vn. Published online 2021.
https://moh.gov.vn/documents/176127/356256/31.3.2020+16+CT-
TTg.pdf/ce106212-59de-4093-bfcc-47f50a9044f2
4. VPCP. Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội. moh.gov.vn, Việt
Nam. Published online 2021. https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-
/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/huong-dan-thuc-hien-chi-thi-16-ct-ttg-ve-
cach-ly-xa-hoi
5. Tuấn A. Chưa đầy 2 tháng, Hà Nội thay đổi 4 lần “chỉnh” giấy đi đường.
laodong.vn, Việt Nam. Published online 2021. https://laodong.vn/xa-hoi/chua-day-2-
thang-ha-noi-thay-doi-4-lan-chinh-giay-di-duong-951059.ldo
6. Vinh TQ. Giấy đi đường ở Hà Nội - câu chuyện nhỏ, ảnh hưởng lớn, TTXVN.
ncov.vnanet.vn, Việt Nam. Published online 2021. https://ncov.vnanet.vn/tin-
tuc/giay-di-duong-o-ha-noi-cau-chuyen-nho-anh-huong-lon/65285398-4f05-4f88-
8e42-a4a2c29b2ba2
7. Hà S. Vì sao “giấy đi đường” của Hà Nội gây bức xúc?,TẠP CHÍ TRI THỨC
TRỰC TUYẾN. zingnews.vn. Published online 2021. https://zingnews.vn/vi-sao-
21
giay-di-duong-cua-ha-noi-gay-buc-xuc-post1260129.html
8. Hà M. Từ 21.9, Hà Nội bỏ Giấy đi đường trên toàn thành phố, Báo Thanh Niên.
thanhnien.vn, Việt Nam. Published online 2021. https://thanhnien.vn/tu-219-ha-noi-
bo-giay-di-duong-tren-toan-thanh-pho-post1113607.html
9. Wikipedia. Miễn dịch cộng đồng, Wikipedia. vi.wikipedia.org. Published online
2020. https://vi.wikipedia.org/wiki/Miễn_dịch_cộng_đồng
10. HUY N. GRDP của Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7,79%. qdnd.vn, Việt Nam.
Published online 2022. https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/grdp-cua-ha-noi-6-
thang-dau-nam-2022-tang-7-79-698845

22
Câu 3: Anh/chị hãy trình bầy tóm tắt về “Qui định đối với luận văn thạc sĩ”. Yêu cầu
độ dài không quá 3 trang.

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh
số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
1. Yêu cầu về hình thức chung
- Luận văn được sử dụng chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword
hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách
giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề
phải 2cm.
- Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Bắt đầu đánh trang theo hệ số Ả Rập
từ phần mở đầu cho đến kết luận.
- Tên các chương số đánh theo hệ số Ả Rập.
- Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
- Không có Header and Footer
- Không yêu cầu có phụ lục
- Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297 mm).
2. Cách thức trình bày
- Trang bìa chính (theo phụ lục đính kèm).
- Trang bìa phụ (theo phụ lục đính kèm).
- Lời cam đoan: không đánh trang
- Lời cảm ơn: không đánh trang
- Tóm tắt (không đánh trang): Giới thiệu ngắn gọn các nội dung chính của luận văn.
- Mục lục (không đánh trang): trình bày đến tiểu mục 3 chữ số.
23
- Danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình… : Bắt đầu đánh trang
theo hệ La Mã, chữ thường (i, ii, iii..)
- Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt cụm từ hoặc thuật ngữ được sử
dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không
viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn.
- Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức, ... thì được viết tắt sau lần viết
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
- Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các từ viết tắt (xếp theo thứ
tự ABC) ở phần đầu luận văn.
- Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.
- Danh mục hình (bao gồm biểu đồ, sơ đồ):
+ Liệt kê danh sách tất cả các hình với số trang tương ứng;
+ Danh sách có một tựa đề ngắn cho mỗi hình nhưng không chú thích toàn bộ các nội
dung của hình.
3. Tiểu mục
Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2
mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể
có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
4. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình
3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi bảng biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải
được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996). Nguồn được trích dẫn phải được
liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên
bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình.

24
5. Trích dẫn
Đạo văn: Việc trích dẫn của người khác mà không nêu rõ là trích dẫn hoặc không thực
hiện trích dẫn đúng theo quy định được coi là đạo văn.
Về nguyên tắc chỉ trích dẫn những nội dung mang tính toàn diện và có thể xác minh
được. Các nguồn không được xuất bản mà không dễ truy cập cần phải được nộp cả bản sao
trong phụ lục của bài luận (ví dụ: ghi chép bài phỏng vấn).
6. Danh mục tài liệu tham khảo
Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham
khảo với các thông tin chi tiết về những tài liệu đó. Hạn chế tối đa ghi trong danh mục
những tài liệu không được trích dẫn trong luận văn.
7. Phụ lục (Nếu có)
- Phụ lục bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung
luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, … Nếu luận văn sử dụng những câu trả lời cho
một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên
bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán
mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần được nêu trong Phụ lục của luận văn.
Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn.
- Phụ lục không đánh số trang.

25
Câu 4: Anh/Chị xây dựng và hoàn thiện 01 đề cương sơ bộ luận văn thạc sĩ. Chủ đề
anh/chị chủ động lựa chọn. Yêu cầu độ dài không quá 8 trang.

26
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM VĂN CƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY


TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học:TS. HOÀNG THỊ HƯƠNG

Hà Nội - 2022

27
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM VĂN CƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY


TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 83404 10

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ HƯƠNG

Hà Nội - 2022

28
MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài


Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh trên thị
trường tài chính tiền tệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nỗ lực giữ vững thị phần, ổn
định tăng trưởng lợi nhuận, các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã từng bước đưa
ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh lời của mình. Tuy
nhiên với một danh mục sử dụng vốn trong đó hơn nửa phần là cho vay có thể thấy rằng với
hầu hết các Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam hiện nay, hoạt động cho vay
vẫn đang là hoạt động sử dụng vốn có tầm quan trọng bậc nhất và là hoạt động bao trùm
sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, hoạt
động cho vay cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với thực trạng đó, quản lý hoạt động cho vay
được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của Ngân
hàng thương mại.
Ngân hàng TMCP Quân đội là một trong các ngân hàng thương mại lớn trên ở Việt
Nam. Tuy vậy, trong thời gian qua hoạt động cho vay của ngân hàng chưa có được sự tăng
trưởng như kỳ vọng về cả quy mô và thị phần. Để gia tăng quy mô và thị phần cho vay đối
với khách hàng, đem lại lợi nhuận và sự phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu cụ
thể để phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
quản lý cho vay có hiệu quả hơn.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động quản lý hoạt động cho vay của các Ngân
hàng (TMCP) nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Do đó tác giả đã lựa
chọn đề tài tài luận văn là “Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội cần có giải pháp nào để hoàn thiện công tác
quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới
29
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội
trên cở sở đó đề xuất được nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
cho vay trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay tại các Ngân
hàng TMCP.
- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngân hàng TMCP
Quân đội giai đoạn 2019-2022.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý cho vay tại Ngân
hàng TMCP Quân đội bao gồm: Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên tại Hội sở Ngân hàng
TMCP Quân đội (trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, trưởng phòng Quản lý rủi ro,
trưởng phòng Quản trị tín dụng, Phó phòng bán lẻ, các cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ
phòng Quản lý rủi ro, phòng Quản trị tín dụng và các cán bộ phòng giao dịch,...).
Chủ thể quản lý là Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hoạt động quản lý cho vay
tại Ngân hàng TMCP Quân đội
- Về thời gian: Số liệu thông tin phục vụ cho đề tài được thu thập từ năm 2019-2022.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý cho vay tại Ngân hàng TMCP
Quân đội tập trung vào 4 nội dung: (1) Lập kế hoạch cho vay (2 Thực hiện kế hoạch quản
lý cho vay tại ngân hàng thương mại (3) Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.
30
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ và Danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của đề tài được chia thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội giai
đoạn 2019-2022
Chương 4. Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho
vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội

31
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngô Thành Long (2020), “Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Tác giả cho thấy để hoạt
động cho vay thời gian tới của Agribank chi nhánh Hiệp Hoà được hiệu quả hơn luận văn
đưa ra các nhóm giải pháp: trong quy trình cho vay phải phân rõ trách nhiệm từng khâu
nghiệp vụ; nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin khách hàng và năng lực, đạo đức
đội ngũ cán bộ tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu
quả bảo đảm tiền vay; tăng cường sự phối hợp trong quản lý hoạt động cho vay.
Lê Thị Nguyệt (2019), “Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh”. Để giải quyết các vấn đề còn
tồn tại, nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động cho vay tại BIDV Kinh Bắc trong
thời 93 gian BIDV Kinh Bắc cần phải thực hiện đồng bộ một số giải cụ thể như: i) Nâng
cao chất lượng xây dựng các văn bản; ii) Tăng cường nâng cấp hệ thống thông tin; iii) Đào
tạo nâng cao chất lượng đôi ngũ cán bộ kinh doanh; iv) Nâng cao hiệu quả xử lý các khoản
nợ quá hạn; v) Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ.
Đỗ Hoàng Phương (2018), “Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn”. Tác
giả đã chỉ ra giải pháp: (i) Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tín dụng; (ii) Tăng cường
công tác kiểm tra sau khoản vay, nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng;
(iii) Thiết lập qui trình cấp tín dụng rõ ràng, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro do yếu tố con
người; (iv) Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; (v)
Quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu.
Lê Thị Hương (2015) “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công
32
thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh”. Tác giả phân tích thực trạng hoạt động quản lý
cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Dựa vào thực trạng hoạt động cho
vay tại Ngân hàng mà tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiên công tác tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh. Từ đó tác giả
đã rút ra được các biện pháp nâng cao chất lượng về cho vay tại Ngân hàng
1.1.2. Những kết quả đạt được và khoảng trống cần nghiên cứu
Như vậy, tính đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc quản lý hoạt động cho
tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Vì vậy, Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP
Quân đội cần chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng nhằm phục vụ cho việc phân
tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở lý luận quản lý hoạt động cho vay tại thương mại
1.2.1. Khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
2.1.1.2. Khái niệm quản lý
2.1.1.3. Khái niệm cho vay
2.1.1.4. Khái niệm quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
2.1.2. Vai trò, mục tiêu quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
2.1.3. Nội dung quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Lập kế hoạch cho vay
1.2.3.2. Thực hiện kế hoạch quản lý cho vay tại ngân hàng thương mại
(1) Xây dựng chính sách cho vay
(2) Tổ chức bộ máy quản lý cho vay của Ngân hàng
(3) Tổ chức triển khai hoạt động cho vay
- Quy trình cho vay
- Quản lý đối tượng vay
- Quản lý phương thức cho vay
33
- Quản lý nợ
1.2.3.3. Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng
Tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật công nghệ thông tin của ngân hàng
Định hướng phát triển của ngân hàng
Trình độ của đội ngũ cán bộ
1.2.4.2. Nhân tố bên ngoài
Môi trường pháp lý
Trình độ dân trí và thói quen dùng tiền mặt của người dân
Thu nhập cá nhân
Trình độ khoa học công nghệ
Môi trường cạnh tranh
Tâm lý của người tiêu dùng
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
(1) Tiêu chí đánh giá công tác lập kế hoạch
(2) Tiêu chí đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch
(8) Tiêu chí kiểm tra, giám sát.
1.3. Kinh nghiệm quản lý quản lý hoạt động cho vay của một số ngân hàng thương
mại và bài học cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay một số ngân hàng thương mại trong nước
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân
đội

34
CHƯƠNG 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tác giả thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu từ các giáo trình
nghiên cứu, thông tin trên website, các báo mạng trong lĩnh vực quản lý hoạt động cho vay,
số liệu báo cáo công khai của Ngân hàng TMCP Quân đội.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp: Tác giả dự kiến tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát
bằng bảng hỏi 70 cán bộ quản lý và nhân viên của Ngân hàng TMCP Quân đội nhằm làm
rõ thực trạng quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng giai đoạn 2019-2022. Thời gian thực
hiện điều tra dự kiến vào tháng 10 năm 2022.
2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được xử lý chủ yếu qua phần mềm Word, Exel, SPSS.
2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Trong nghiên cứu các hoạt động kinh tế thì đây là phương pháp không thể thiếu. Thực
chất phương pháp này là tổ chức điều tra và thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát nhằm đánh
giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của hiện tượng cũng như mối quan hệ ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng, rút ra bản chất và tính quy luật, dự báo xu hướng phát
triển và đưa ra những căn cứ khoa học. Mô tả thông qua các số liệu từ bảng, đồ thị, sơ đồ…
cùng với các chỉ tiêu số tương đối, bình quân.
2.2.3. Phương pháp thống kê so sánh
Trong kinh tế, so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng
hóa có cùng nội dung. Tính chất lượng tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của

35
chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá mặt tốt cũng như mặt tồn tại của vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa
ra những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục hạn chế.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận làm
cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài cũng như tổng kết thực tiễn hoạt động cho vay của một số
ngân hàng trong nước
- Phương pháp phân tích được sử dụng trong việc luận giải, chứng minh nhằm làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận, trong việc đánh giá tình hình quản lý hoạt động cho vay của ngân
hàng giai đoạn 2019-2022

36
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2019-2022

3.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu của Ngân hàng TMCP Quân đội
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội
3.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội giai đoạn 2019-2022
3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai
đoạn 2019-2022
3.2.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội giai đoạn 2019-2022
(1) Xây dựng chính sách cho vay
(2) Tổ chức bộ máy quản lý cho vay của Ngân hàng
(3) Tổ chức triển khai hoạt động cho vay
- Quy trình cho vay
- Quản lý đối tượng vay
- Quản lý phương thức cho vay
- Quản lý nợ
3.2.3. Thực trạng về kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hoạt động cho vay vay tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội giai đoạn 2019-2022
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
37
CHƯƠNG 4.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

4.1. Định hướng, mục tiêu quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội
4.1.1. Bối cảnh hiện nay
4.1.2. Định hướng hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đến
năm 2030
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội đến năm 2030
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Thành Long (2020), “Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Luận văn thạc
sĩ Quản lý kinh tế Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Lê Thị Nguyệt (2019), “Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn thạc sĩ Quản lý
kinh tế Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3. Đỗ Hoàng Phương (2018), “Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn”.
Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4. Lê Thị Hương (2015) “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần
công thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh”. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế Học
viện Nông nghiệp Việt Nam
38
5. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Luật các tổ chức tín
dụng. NXB CTQG, Hà Nội.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


TT Nội dung công việc Thời gian hoàn Ghi chú
thành
1 Hoàn thành đề cương chi tiết Trước ngày
15/6/2022
2 Hoàn thành luận văn sơ bộ và gửi cho Trước ngày
giảng viên hướng dẫn góp ý 15/11/2022
3 Nộp luận văn sơ bộ về khoa Trước ngày
30/12/2022
4 Chỉnh sửa luận văn theo góp ý của hội Trước 30/02/2023
đồng sơ bộ và giảng viên hướng dẫn
5 Nộp hồ sơ bảo vệ luận văn Trước 01/3/2023
6 Bảo vệ luận văn Trước 15/4/2023

Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2022


Học viên Giảng viên hướng dẫn

Phạm Văn Cường TS. Hoàng Thị Hương

39

You might also like