You are on page 1of 335

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

CÔNG TY ĐIỀU HÀNH DẦU KHÍ BIỂN ĐÔNG

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỀU CHỈNH MỎ
HẢI THẠCH – MỘC TINH,
LÔ 05-2 VÀ 05-3

Tháng 11 năm 2022


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

MỤC LỤC
CHƯƠNG 0. MỞ ĐẦU ...................................................................................... 0-1
0.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN .......................................................................... 0-1
0.1.1 Xuất xứ của dự án ................................................................................ 0-1
0.1.2 Cơ quan phê duyệt dự án...................................................................... 0-2
0.2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
................................................................................................................... 0-3
0.2.1 Các văn bản pháp luật dùng làm căn cứ cho việc lập báo cáo ĐTM ..... 0-3
0.2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
thẩm quyền liên quan đến Dự án. ..................................................................... 0-5
0.2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình
ĐTM ............................................................................................................ 0-5
0.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(ĐTM) ................................................................................................................. 0-6
0.3.1 Quy trình tổ chức lập ĐTM .................................................................. 0-6
0.3.2 Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM................................................ 0-7
0.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO
CÁO ĐTM ........................................................................................................ 0-11
0.5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM ...................... 0-12
0.5.1 Thông tin về dự án ............................................................................. 0-12
0.5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu
đến môi trường .............................................................................................. 0-13
0.5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai
đoạn của dự án ............................................................................................... 0-13
0.5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.................. 0-14
0.5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án .................... 0-18
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ............................................................ 1-1
1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ......................................................................... 1-1
1.1.1 Tên Dự án ............................................................................................ 1-1
1.1.2 Chủ Dự án............................................................................................ 1-1
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án ............................................. 1-1

Chủ dự án (ký tên) Trang i


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng mặt nước tại khu vực dự án ...................... 1-2
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường
và các công trình dầu khí lân cận ..................................................................... 1-3
1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án.................. 1-5
1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ... 1-6
1.2.1 Các hạng mục công trình của dự án...................................................... 1-6
1.2.2 Các hoạt động của Dự án ..................................................................... 1-9
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của Dự án.
.......................................................................................................... 1-10
1.2.4 Hiện trạng khai thác tại mỏ HT-MT và hiện trạng các công trình hiện hữu
có liên quan đến dự án ................................................................................... 1-11
1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;
NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN .. 1-23
1.3.1 Nhu cầu về sử dụng hóa chất.............................................................. 1-23
1.3.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu ................................................................ 1-26
1.3.3 Nguồn cung cấp điện ......................................................................... 1-27
1.3.4 Nguồn cung cấp nước ........................................................................ 1-27
1.3.5 Sản phẩm của Dự án .......................................................................... 1-28
1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH.............................................. 1-28
1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG .................................................... 1-29
1.5.1 Hoạt động khoan giếng ...................................................................... 1-29
1.5.2 Hoạt động cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT 1-38
1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC
HIỆN DỰ ÁN ................................................................................................... 1-38
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án...................................................................... 1-38
1.6.2 Tổng mức đầu tư dự kiến ................................................................... 1-39
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.................................................... 1-39
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN .................................................. 2-1
2.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................ 2-1
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực dự án......................................................... 2-1
2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất .......................................................... 2-1
2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng ..................................................... 2-4

Chủ dự án (ký tên) Trang ii


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

2.1.1.3 Điều kiện thủy văn, hải văn ........................................................... 2-9


2.1.1.4 Các hiện tượng thiên tai đặc biệt ................................................. 2-12
2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án ....................................... 2-15
2.1.2.1 Hoạt động ngư nghiệp ................................................................. 2-16
2.1.2.2 Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lân cận ......................... 2-17
2.1.2.3 Hoạt động hàng hải ..................................................................... 2-18
2.1.2.4 Hoạt động du lịch ........................................................................ 2-20
2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC
DỰ ÁN .............................................................................................................. 2-20
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường ................................. 2-20
2.2.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án ........................ 2-20
2.2.1.2 Diễn biến chất lượng môi trường khu vực dự án .......................... 2-36
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học ............................................................... 2-39
2.2.2.1 Hiện trạng quần xã động vật đáy khu vực dự án .......................... 2-39
2.2.2.2 Diễn biến quần xã động vật đáy khu vực dự án............................ 2-42
2.2.2.3 Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật................ 2-44
2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY
CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................... 2-57
2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN .. 2-58
2.4.1 Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm
kinh tế - xã hội khu vực dự án ........................................................................ 2-58
2.4.2 Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với với điều
kiện môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án .................................. 2-59
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............................................... 3-1
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KHOAN VÀ NÂNG CẤP HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC KHAI THÁC............................................................. 3-5
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống
xử lý nước khai thác......................................................................................... 3-5
3.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải .................... 3-6
3.1.1.2 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến tiếng ồn và rung ...... 3-30

Chủ dự án (ký tên) Trang iii


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

3.1.1.3 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến đến sự hiện diện của
phương tiện ................................................................................................ 3-31
3.1.1.4 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đa dạng sinh học, di sản thiên
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác ......................... 3-32
3.1.1.5 Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra...................... 3-32
3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác .................................................................. 3-39
3.1.2.1 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải 39
3.1.2.2 Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 3-45
3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH KHAI THÁC ….
................................................................................................................. 3-47
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành khai thác ........ 3-47
3.2.1.1 Đánh giá tác động liên quan đến nước thải .................................... 3-48
3.2.1.2 Đánh giá tác động cộng kết với các hoạt động dầu khí lân cận mỏ. 3-52
3.2.1.3 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến tiếng ồn và rung ...... 3-53
3.2.1.4 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đa dạng sinh học, di sản thiên
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác ......................... 3-53
3.2.1.5 Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra...................... 3-53
3.2.1.6 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động của
nước khai thác ........................................................................................... 3-53
3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ................................................................................................ 3-56
3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO ............................................................................ 3-57
3.4.1 Mức độ chi tiết của ĐTM ...................................................................... 3-57
3.4.2 Độ tin cậy của ĐTM.............................................................................. 3-57
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,
PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC ......................................... 4-1
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5-1
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ...................................... 5-1
5.1.1 Chính sách chất lượng An toàn, sức khỏe và môi trường (CLATSK&MT)
…......................................................................................................... 5-1
5.1.2 Hệ thống quản lý CLATSK&MT ............................................................ 5-1

Chủ dự án (ký tên) Trang iv


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ....................................... 5-6


5.2.1 Chương trình giám sát chất thải tại nguồn ............................................... 5-6
5.2.2 Chương trình giám sát môi trường định kỳ ngoài khơi ............................ 5-8
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN.............................................................. 6-1
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ....................................................... 7-1
7.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 7-1
7.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 7-2
7.3 CAM KẾT ................................................................................................. 7-2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC

Chủ dự án (ký tên) Trang v


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 0.1 Tóm tắt quy trình tổ chức thực hiện lập ĐTM ................................................ 0-8
Bảng 0.2 Danh sách các thành viên chủ dự án tham gia thực hiện ĐTM ....................... 0-9
Bảng 0.3 Danh sách nhóm chuyên gia tư vấn tham gia thực hiện báo cáo ĐTM ......... 0-10
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc và các công trình hiện hữu tại của Lô 05-2&05-3 ........ 1-2
Bảng 1.2 Thông tin các giếng khoan mới của Dự án ..................................................... 1-6
Bảng 1.3 Kế hoạch khoan phát triển mỏ của Dự án....................................................... 1-9
Bảng 1.4 Sản lượng khai thác từ các giếng khoan của Dự án và mỏ HT-MT sau khi
kết nối các giếng khoan .............................................................................................. 1-10
Bảng 1.5 Sản lượng khai thác trung bình thực tế của mỏ HT-MT năm 2021 và 6 tháng
đầu năm 2022 ............................................................................................................. 1-12
Bảng 1.6 Tóm tắt hiện trạng các công trình khai thác tại mỏ HT-MT.......................... 1-21
Bảng 1.7 Khả năng bố trí lỗ khoan, tiếp nhận và xử lý lưu chất khai thác từ các giếng
mới của dự án ............................................................................................................. 1-22
Bảng 1.8 Danh mục hóa chất sử dụng trong giai đoạn khoan của Dự án ..................... 1-24
Bảng 1.9 Hóa chất sử dụng trong giai đoạn khai thác.................................................. 1-26
Bảng 1.10 Số lượng phương tiện, nhiên liệu tiêu thụ cho giai đoạn khoan và cải hoán 1-27
Bảng 1.11 Thành phần lưu chất khai thác tại mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh .................. 1-28
Bảng 1.12 Các thông số kỹ thuật chính của giàn khoan dự kiến .................................. 1-30
Bảng 1.13 Thiết kế các giếng khoan tại mỏ HT-MT ................................................... 1-32
Bảng 1.14 Ước tính lượng dung dịch khoan và mùn khoan thải bỏ từ hoạt động khoan
các giếng của dự án .................................................................................................... 1-35
Bảng 1.15 Chương trình ống chống ............................................................................ 1-35
Bảng 1.16 Thông số chương trình trám xi măng ......................................................... 1-36
Bảng 1.17 Các mốc tiến độ chính của Dự án............................................................... 1-38
Bảng 1.18 Ước tính kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường cho Dự án.................... 1-39
Bảng 2.1 Thống kê hướng gió tương ứng tại trạm khí tượng Huyền Trân ..................... 2-5
Bảng 2.2 Thống kê các cơn bão và ATNĐ trên vùng biển Đông Nam Việt Nam .......... 2-9
Bảng 2.3 Thống kê các trận động đất cho khu vực biển Đông Việt Nam giai đoạn từ
2017 đến cuối 2021 .................................................................................................... 2-14
Bảng 2.4 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven biển....................................................... 2-16

Chủ dự án (ký tên) Trang vi


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 2.5 Các đội tàu đánh bắt và sản lượng đánh bắt ................................................. 2-17
Bảng 2.6 Tọa độ các trạm lấy mẫu .............................................................................. 2-21
Bảng 2.7 Danh mục thành phần, thông số quan trắc .................................................... 2-24
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước biển ở khu vực Dự án ............................ 2-24
Bảng 2.9 Kim loại nặng trong nước biển tại khu vực Dự án ........................................ 2-24
Bảng 2.10 Kết quả phân tích độ hạt trong trầm tích .................................................... 2-26
Bảng 2.11 Thành phần hydrocarbon trong trầm tích khu vực Dự án ........................... 2-28
Bảng 2.12 Thành phần hydrocarbon thơm đa vòng tại khu vực dự án ......................... 2-30
Bảng 2.13 Kết quả phân tích kim loại trong trầm tích ................................................. 2-31
Bảng 2.14 Biến động các thông số môi trường chủ yếu tại khu vực Dự án.................. 2-36
Bảng 2.15 Các thông số quần xã sinh vật đáy tại các khu vực dự án ........................... 2-39
Bảng 2.16 Xu hướng biến đổi một số thông số sinh học tại khu vực Dự án ................ 2-42
Bảng 2.17 Thống kê nguồn lợi hải sản khu vực biển Đông Nam ................................. 2-47
Bảng 2.18 Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm ....................................... 2-50
Bảng 3.1 Hệ thống định lượng tác động (IQS) .............................................................. 3-2
Bảng 3.2 Nguồn tác động môi trường chính phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác................................................................................. 3-5
Bảng 3.3 Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác................................................................................. 3-6
Bảng 3.4 Lượng nước thải nhiễm dầu phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ
thống xử lý nước khai thác............................................................................................ 3-7
Bảng 3.5 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ........................ 3-7
Bảng 3.6 Tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt và nước thải
nhiễm dầu ..................................................................................................................... 3-8
Bảng 3.7 Mức độ tác động của nước thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp
hệ thống xử lý nước khai thác ....................................................................................... 3-9
Bảng 3.8 Ước tính lượng nhiên liệu tiêu thụ trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ
thống xử lý nước khai thác.......................................................................................... 3-10
Bảng 3.9 Hệ số phát thải khí thải theo UKOOA.......................................................... 3-10
Bảng 3.10 Lượng khí thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý
nước khai thác của dự án ............................................................................................ 3-11
Bảng 3.11 Mức độ tác động của khí thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp
hệ thống xử lý nước khai thácgiếng ............................................................................ 3-13

Chủ dự án (ký tên) Trang vii


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 3.13 Phân loại độc tính của các chất phụ gia trong DDK nền nước .................... 3-14
Bảng 3.14 Phân loại mức nguy hại (HQ) hóa chất theo OCNS.................................... 3-14
Bảng 3.15 Mức độ tác động của DDK nền nước thải .................................................. 3-17
Bảng 3.18 Kịch bản mô phỏng sự lắng đọng của mùn khoan thải ............................... 3-20
Bảng 3.19 Kết quả thử nghiệm độc tính trầm tích đối của DDK Neoflo 1-58 trên vẹm
xanh Perna viridis ....................................................................................................... 3-23
Bảng 3.20 Kết quả phân rã sinh học của DDK Neoflo 1-58 (60 ngày thử nghiệm) ...... 3-23
Bảng 3.21 Mức độ tác động của mùn khoan ............................................................... 3-26
Bảng 3.22 Ước tính khối lượng chất thải không nguy hại phát sinh trong giai đoạn
khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác ....................................................... 3-27
Bảng 3.23 Mức độ tác động của chất thải không nguy hại trong giai đoạn khoan và
nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác ...................................................................... 3-29
Bảng 3.24 Ước tính khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ
thống xử lý nước khai thác.......................................................................................... 3-29
Bảng 3.25 Mức độ tác động của CTNH trong giai đoạn khoan và nâng cấp HTXL
nước khai thác ............................................................................................................ 3-30
Bảng 3.26. Những rủi ro, sự cố có thể xảy ra .............................................................. 3-32
Bảng 3.29 Nguồn gây tác động chính từ hoạt động khai thác của Dự án ..................... 3-47
Bảng 3.30 Lượng nước khai thác phát sinh từ dự án và toàn mỏ HT-MT sau khi kết
nối Dự án .................................................................................................................... 3-48
Bảng 3.32 Mức độ tác động của nước khai thác .......................................................... 3-51
Bảng 3.33 Kế hoạch tổ chức và thực hiện các công trình bảo vệ môi trường............... 3-56
Bảng 4.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án................................................... 4-3
Bảng 4.2 Vị trí và tần suất giám sát mùn khoan nền không nước .................................. 4-8
Bảng 4.3 Vị trí và tần suất giám sát nước thải tại nguồn ............................................... 4-8
Bảng 4.4 Tọa độ các trạm lấy mẫu củ mỏ HT-MT ........................................................ 4-9
Bảng 4.4 Các thông số quan trắc chất lượng nước biển và trầm tích đáy ..................... 4-11

Chủ dự án (ký tên) Trang viii


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

DANH SÁCH HÌNH


Hình 1.1 Vị trí mỏ HT-MT, Lô 05-2&05-3 ngoài khơi Đông Nam Việt Nam ............... 1-2
Hình 1.2 Vị trí tương quan từ dự án đến các đối tượng tự nhiên và các dự án dầu khí
lân cận .......................................................................................................................... 1-4
Hình 1.3 Quy trình vận hành khai thác hiện hữu của mỏ HT- MT................................. 1-6
Hình 1.4 Quy trình của hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT sau khi cải
hoán.............................................................................................................................. 1-8
Hình 1.5 Sơ đồ tổng thể các công trình hiện hữu tại mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh ......... 1-13
Hình 1.6 Giàn xử lý trung tâm PQP-HT và WHP-HT1 ............................................... 1-13
Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ trên giàn PQP-HT ............................................................. 1-16
Hình 1.8 Giàn WHP-MT1 .......................................................................................... 1-17
Hình 1.9 Sơ đồ công nghệ khai thác trên giàn WHP-HT1 ........................................... 1-19
Hình 1.10 Sơ đồ công nghệ khai thác trên giàn WHP-MT1 ........................................ 1-19
Hình 1.11 Quy trình vận hành khai thác mỏ HT-MT................................................... 1-29
Hình 1.12 Sơ đồ quy trình khoan ................................................................................ 1-30
Hình 1.13 Sơ đồ thiết kế giếng khoan mỏ HT-MT ...................................................... 1-34
Hình 2.1 Vị trí dự án mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh .......................................................... 2-2
Hình 2.2 Độ sâu đáy biển khu vực dự án ...................................................................... 2-3
Hình 2.3 Bản đồ cột địa tầng khu vực HT-MT ............................................................. 2-4
Hình 2.4 Thống kê tốc độ gió lớn nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân ......................... 2-5
Hình 2.5 Thống kê nhiệt độ không khí tại trạm khí tượng Huyền Trân ......................... 2-6
Hình 2.6 Thống kê độ ẩm không khí tại trạm khí tượng Huyền Trân ............................ 2-6
Hình 2.7 Thống kê tổng lượng mưa tại trạm khí tượng Huyền Trân .............................. 2-7
Hình 2.8 Bản đồ đường đi của các cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực biển Đông
trong giai đoạn 2018 – 2021 ......................................................................................... 2-8
Hình 2.9 Thống kê mực nước cao nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân ....................... 2-10
Hình 2.10 Thống kê mực nước thấp nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân .................... 2-10
Hình 2.11 Sơ đồ dòng chảy chủ đạo trên Biển Đông ................................................... 2-11
Hình 2.12 Thống kê độ cao sóng cao nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân .................. 2-12
Hình 2.13 Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam và Biển Đông ...................................... 2-13

Chủ dự án (ký tên) Trang ix


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.14 Thời gian lan truyền sóng thần (giờ) theo kịch bản động đất 7 độ Richter
xảy ra tại đới hút chìm Manila .................................................................................... 2-15
Hình 2.15 Các Lô dầu khí xung quanh khu vực dự án ................................................. 2-18
Hình 2.16 Các tuyến hàng hải trong vùng biển Đông Nam Việt Nam ......................... 2-19
Hình 2.17 Mật độ tàu thuyền lưu thông trên vùng biển Đông Nam Việt Nam ............. 2-19
Hình 2.18 Các điểm du lịch ven biển phía Đông Nam Việt Nam ................................ 2-20
Hình 2.19 Vị trí các trạm lấy mẫu khu vực mỏ HT-MT .............................................. 2-23
Hình 2.20 Các thông số chất lượng nước biển khu vực Dự án ..................................... 2-25
Hình 2.21 Phân bố kích thước hạt trong khu vực Dự án ............................................. 2-27
Hình 2.22 Phân bố THC trong trầm tích ở khu vực Dự án .......................................... 2-30
Hình 2.23 Phân bố kim loại trong trầm tích khu vực mỏ Mộc Tinh............................. 2-35
Hình 2.24 Phân bố kim loại trong trầm tích khu vực mỏ Hải Thạch và FSO BD01 ..... 2-36
Hình 2.25 Khuynh hướng biến đổi môi trường tại khu vực Dự án............................... 2-38
Hình 2.26 Hình ảnh một số loài động vật đáy cỡ lớn tại khu vực Dự án ...................... 2-41
Hình 2.27 Thành phần và phân bố số đơn vị phân loại động vật đáy tại khu vực Dự án .....
................................................................................................................................... 2-42
Hình 2.28 Khuynh hướng biến đổi một số thông số sinh học tại khu vực Dự án ......... 2-44
Hình 2.29 Khoảng cách từ vị trí Dự án tới các ngư trường đánh bắt............................ 2-47
Hình 2.30 Phân bố rạn san hô và cỏ biển ở khu vực biển Đông Nam Bộ ..................... 2-50
Hình 2.31 Các loài chim quý hiếm .............................................................................. 2-51
Hình 2.32 Động vật có vú ........................................................................................... 2-51
Hình 2.33 Các khu vực cần được bảo vệ ở vùng biển Đông Nam Việt Nam ............... 2-54
Hình 2.34 Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý ................................................................... 2-55
Hình 2.35 Vườn quốc gia Côn Đảo ............................................................................. 2-56
Hình 2.36 Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ .................................................................. 2-57
Hình 2.37 Bản đồ nhạy cảm đường bờ từ Đà Nẵng đến biên giới Campuchia ............. 2-61
Hình 3.1 Thang đo của Hệ thống định lượng tác động .................................................. 3-3
Hình 3.2 Diễn biến của hoạt động thải mùn khoan thải ............................................... 3-18
Hình 3.3 Giao diện mô hình ........................................................................................ 3-19
Hình 3.4 Dòng chảy đặc thù tại khu vực dự án........................................................... 3-20
Hình 3.5 Kết quả mô hình phát tán mùn khoan thải .................................................... 3-21
Hình 3.6 Biến thiên hàm lượng THC và Ba trong trầm tích khu vực mỏ ..................... 3-22
Chủ dự án (ký tên) Trang x
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 3.7 Diễn biến động vật đáy tại khu vực mỏ ....................................................... 3-24
Hình 3.12 Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý mùn khoan .................................. 3-40
Hình 3.13 Kết quả mô hình phân tán nước khai thác ................................................... 3-46
Hình 3.14 Khoảng cách nguồn thải nước khai thác với các dự án phụ cận .................. 3-49
Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống quản lý CLATSK&MT của BIENDONG POC ..................... 5-2
Hình 5.2 Mạng lưới quan trắc định kỳ của dự án ........................................................ 5-10

Chủ dự án (ký tên) Trang xi


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


AAS Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
ALARP Giảm thiểu rủi ro thấp đến mức thực tế cho phép
ATSK&MT An toàn, Sức khỏe và Môi trường
BDPOC Công ty điều hành dầu khí Biển Đông
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BOP Thiết bị chống phun trào
BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu
CHARM Mô hình về Quản lý Rủi ro và Quản lý các Hóa chất độc hại
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CLJOC Công ty Liên doanh điều hành Cửu Long
COD Nhu cầu oxy hóa học
CPI Chỉ số ưa cacbon
CV Sức ngựa (Đơn vị công suất)
Dầu DO Dầu diesel
Dầu FO Dầu nhiên liệu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DDK Dung dịch khoan
DO Hàm lượng oxy hòa tan
ĐTM Đánh giá Tác động Môi trường
ĐVPD Động vật phù du
E&P Forum Diễn đàn Thăm dò Khai thác Dầu khí
EBS Quan trắc môi trường cơ sở
EPA Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
FSO Hệ thống chứa và chuyển tải nổi
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GESAMP Nhóm liên kết các chuyên gia về khoa học bảo vệ môi trường biển
GSMT Giám sát môi trường
HAZOP Đánh giá rủi ro và khả năng hoạt động
HC Hydrocacbon
HOCNF Hệ thống xây dựng các hoá chất sử dụng ngoài khơi
IMO Tổ chức hàng hải Quốc tế
IQS Hệ thống định lượng tác động
ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

Chủ dự án (ký tên) Trang xii


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

KBTB Khu bảo tồn biển


KHUCKC Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
KHCN Khoa học công nghệ
KHCN&MT Khoa học công nghệ và Môi trường
KNOC Công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc
MARPOL Công ước quốc tế chống ô nhiễm từ các hoạt động của tàu thuyền
MEPC Ủy ban Bảo vệ môi trường biển
NCS Nam Côn Sơn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPD Napthalene, Phenanthrene va Dibenzothiophene
OCNS Phân loại hóa phẩm sử dụng ngoài khơi của Anh Quốc
OSPAR Hội đồng Oslo và Paris
PAH Hydrocacbon thơm đa vòng
PLEM Cụm gom dòng hệ thống tuyến đường ống
PTSC Tổng công ty cổ phần kỹ thuật và dịch vụ dầu khí
PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam
QTMT Quan trắc môi trường
SOLAS Công ước về An toàn sinh mạng trên biển
TAD Giàn khoan tiếp trợ
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
THC Tổng hàm lượng hydrocacbon
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TOC Tổng hàm lượng cacbon hưu cơ
TSS Tổng các chất lơ lửng
TTATMTDK Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí
TVPD Thực vật phù du
UBND Ủy ban Nhân dân
UKOOA Hiệp hội các Nhà khai thác ngoài khơi thuộc Vương quốc Anh
UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc
VOC Các hợp chất hữu cơ bay hơi
WHP Giàn đầu giếng

Chủ dự án (ký tên) Trang xiii


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

CHƯƠNG 0. MỞ ĐẦU
0.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

0.1.1 Xuất xứ của dự án


Lô 05-2 & 05-3 thuộc bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 340 km về
phía Đông Nam.
Năm 1992, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký Hợp đồng Phân chia Sản phẩm Dầu khí
(“PSC”) Lô 05-2 với nhà thầu BP và Statoil, và Hợp đồng Phân chia Sản phẩm Dầu khí
(“PSC”) Lô 05-3 với nhà thầu AEDC và Teikoku. Sau nhiều lần chuyển đổi tỷ lệ tham
gia trong hai PSC này, đến năm 2008 chỉ còn ba nhà thầu tham gia đó là BP,
ConocoPhillips và PVEP.
Năm 2009, hai nhà thầu BP và ConocoPhillips tuyên bố chấm dứt các hoạt động thăm
dò và phát triển dầu khí trong hai Lô này và chuyển giao toàn bộ quyền điều hành cho
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG
POC) được thành lập để tiếp nhận và tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển mỏ Hải
Thạch và Mộc Tinh cũng như các hoạt động thăm dò dầu khí trong hai Lô này.
Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) được thành lập để thay mặt
PVN điều hành các hoạt động dầu khí tại Lô 05-2&05-3 trên cơ sở hợp đồng khai thác
dầu khí lô 05-2 ký ngày 9/6/1992, lô 05-3 ký ngày 4/6/1992 và giấy chứng nhận đầu tư
cho các lô như sau:
 Lô 05-2 theo QĐ số 371/GP ký ngày 10/6/1992
 Lô 05-3 theo QĐ số 369/GP ký ngày 5/6/1992 (phụ lục 1).
Hiện tại các bên tham gia góp vốn tại 05-2&05-3 với tỉ lệ như sau:
 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: 51%
 Gazprom Ep International Services : 49%
Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực mỏ HT&MT:
Năm 1993, mỏ MT lần đầu được phát hiện thông qua kết quả giếng khoan thăm dò 05-
3-MT-1X và sau đó tiếp tục được thăm dò bằng giếng 05-3-MT-1RX.
Năm 1995, mỏ HT được phát hiện thông qua giếng 05-2-HT-1X và sau đó tiếp tục
khoan các giếng thăm dò/thẩm lượng 05-2-HT-2X và 05-2-HT-3X vào năm 2002.
Năm 2010: Sau khi phát hiện thương mại, mỏ HT&MT đã chuyển sang giai đoạn phát
triển mỏ, bắt đầu bằng “Kế hoạch đại cương phát triển chung mỏ Hải Thạch và Mộc
Tinh” và được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 956/QĐ-TTG ngày
24/6/2010.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Báo cáo ĐTM Dự án đã được Bộ TN&MT phê duyệt theo Quyết định số 1622/QĐ-
BTNMT ngày 08/9/2010 (đính kèm trong Phụ lục 1). Phạm vi công việc theo ĐTM
được phê duyệt bao gồm:
− 16 giếng khai thác;
− Giàn đầu giếng Mộc Tinh 1 (WHP-MT1);
− Giàn đầu giếng Hải Thạch 1 (WHP-HT1);
− Giàn khai thác và nhà ở tại mỏ Hải Thạch (PQP-HT);
− Tàu chứa nổi (FSO Biendong 01);
− Hệ thống tuyến ống nội mỏ từ WHP-MT1 về WHP-HT1;
− Đường ống xuất khí từ WHP-HT1 đến tuyến ống NCS;
− Tuyến ống dẫn khí và condensate từ WHP-HT1 về FSO;

Dự án khai thác dòng dầu đầu tiên từ năm 2012. Thực hiện các quy định liên quan về
bảo vệ môi trường, BIENDONG POC đã báo cáo và được Bộ TN&MT xác nhận hoàn
thành các công trình BVMT của dự án theo quyết định số 08/GXN_TCMT ngày
05/3/2014.
Năm 2021, Báo cáo đánh giá trữ lượng của mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh đã được cập nhật
và đang trình lên Bộ Công Thương phê duyệt.
Năm 2022, Do trữ lượng của mỏ HT và mỏ MT được cập nhật lại, BIENDONG POC
đang thực hiện báo cáo “Kế hoạch phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch- Mộc Tinh, lô
05-2&05-3” trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đó BIENDONG POC dự kiến
sẽ khoan bổ sung thêm 6 giếng khai thác nội mỏ. Theo quy định pháp luật về Bảo vệ
môi trường, Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình
cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
0.1.2 Cơ quan phê duyệt dự án
0.1.2.1 Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đầu tư
Báo cáo “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3,”
sẽ được đệ trình lên Bộ Công Thương thẩm định và Thủ tướng Chính phủ xem xét phê
duyệt.
0.1.2.2 Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) của Dự án
Theo quy định về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
Khoản 1a và 1b, Điều 35 Luật bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020, Báo cáo
ĐTM Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-
3” sẽ thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

0.1.2.3 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Dự án nằm trong quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2025 và định hướng đến
năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày
16/1/2017. Ngoài ra, Dự án được triển khai trên nền công trình mỏ Hải Thạch – Mộc
Tinh hiện hữu đã được Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo ĐTM năm 2010 như đã nêu trên.
Do đó, việc triển khai Dự án hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch ngành cũng như các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Mối quan hệ của dự án với các dự án khác: Dự án được triển khai trên nền công trình
hiện hữu mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh nên Dự án có mối quan hệ với Dự án “Kế hoạch
phát triển chung mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh” thực hiện từ năm 2010.

0.2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

0.2.1 Các văn bản pháp luật dùng làm căn cứ cho việc lập báo cáo ĐTM
1) Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
2) Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
3) Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
4) Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
5) Luật dầu khí số 18 năm 1993, và Luật dầu khí sửa đổi năm 2000, năm 2008 được
hợp nhất tại Văn bản hợp nhất số 51/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018.
6) Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
7) Luật hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
8) Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
9) Nghị định số 03/2002/NĐ-CP ngày 07/01/2002 của Chính phủ về bảo vệ an ninh,
an toàn dầu khí.
10) Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật hóa chất.
11) Nghị định số 55/2021/ND-CP ngày 24 tháng 05 năm 2021 sửa đổi bổ sung nghị
định 55/2016/ND-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường;
12) Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
13) Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 Quy định cụ thể và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày
9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật hóa chất.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-3


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

14) Thông tư số 17/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ Công thương quy định về
bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí.
15) Thông tư số 19/2020/TT-BTNMT ngày 30/12/2020 của Bộ TNMT quy định về
Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam và hướng
dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển;
16) Quyết định số 84/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế khai thác dầu khí.
17) Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 10/5/2021 của Thủ tướng chính phủ về Quy
chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
18) Quyết định số 04/2015/QĐ-TTg ngày 20/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành “Quy định quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí”.
19) Quyết định số 49/2017/QĐ-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thu dọn các công trình, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.
20) Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
Các công ước quốc tế được áp dụng:
1) Công ước MARPOL 1973/1978 về phòng ngừa ô nhiễm từ tàu thủy.
2) Công ước Liên hiệp quốc về Hiện tượng biến đổi Môi trường (ENMOD) (1997).
3) Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (1994).
4) Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu (1992).
5) Công ước về Đa dạng Sinh học (1992).
6) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự về thiệt hại do ô nhiễm dầu (CLC 1992).
Các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
1) QCVN 35:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải từ
các công trình dầu khí trên biển.
2) QCVN 36:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và
mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển.
3) QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
4) QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước biển.
Các văn bản và hướng dẫn tham khảo
1) Quyết định 445/QĐ-DKVN ngày 25/01/2022 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về
việc phê duyệt và ban hành “Tài liệu Hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Môi
trường của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”;
2) Phân loại hóa chất sử dụng ngoài khơi Vương quốc Anh (OCNS);

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-4


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

3) Hướng dẫn xác định hệ số phát thải khí thải của Hiệp hội các nhà thầu khai thác
dầu khí ngoài khơi Vương Quốc Anh (UKOOA).
0.2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp thẩm
quyền liên quan đến Dự án.
Ngoài các quy định pháp luật, báo cáo ĐTM còn căn cứ trên một số các văn bản liên
quan sau:
1. Giấy chứng nhận đầu tư số 371/GP ngày 10/6/1992 cho lô 05-2 và số 369/GP ngày
5/6/1992 cho lô 05-3.
2. Quyết định phê duyệt ODP số 956/QĐ-TTG ngày 24/6/2010.
3. Quyết định số 1622/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2010 của Bộ TN&MT phê duyệt Báo
cáo ĐTM Dự án “Kế hoạch khai thác chung mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh”.
4. Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu về việc phê duyệt Kế hoạch ứng cứu tràn dầu khu vực Lô 05-2&05-3;
5. Giấy xác nhận số 30/GXN-SCT ngày 24/6/2015 của Sở Công thương tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu xác nhận Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất hoạt động
khai thác dầu khí lô 05-2&05-3.
6. Quyết định số 105/QĐ-BCT ngày 21/01/2019 của Bộ Công Thương về việc chấp
thuận Chương trình quản lý an toàn, Báo cáo đánh giá rủi ro, Kế hoạch ứng phó các
sự cố khẩn cấp cập nhật, lô 05-2&05-3.
0.2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình
ĐTM
Các tài liệu, dữ liệu của Chủ dự án phục vụ cho lập báo cáo ĐTM bao gồm:
1. Báo cáo “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 & 05-3”
2. Chính sách An toàn, sức khỏe và môi trường (ATSKMT) của BIENDONG POC
3. Hệ thống Quản lý An toàn, Sức khỏe & Môi trường của BIENDONG POC
4. Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu đang được cập nhật và sẽ được phê duyệt trong
năm 2022
5. Báo cáo giám sát môi trường tại khu vực mỏ HT và MT vào các năm 2016, 2019 và
2022.
Ngoài các dữ liệu do Chủ Dự án tạo lập nêu trên, trong báo cáo còn sử dụng các nguồn
tài liệu và dữ liệu khác bao gồm các tài liệu khoa học của Việt Nam và trên thế giới
được công bố rộng rãi và nguồn tài liệu, dữ liệu tự tạo lập của Viện Dầu Khí Việt Nam
(VPI). Danh sách tài liệu tham khảo này được trình bày chi tiết trong phần tài liệu tham
khảo đính kèm.
Nguồn số liệu và dữ liệu sử dụng để lập báo cáo ĐTM này không chỉ mang tính toàn
diện, đáng tin cậy mà còn đầy đủ, cụ thể và luôn được cập nhật thường xuyên, đó là
những số liệu sau:
 Các thông tin và các số liệu kỹ thuật chính xác về Dự án do chủ dự án cung cấp;

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-5


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

 Các thông số về phông môi trường khu vực dự án thu được thông qua đợt khảo sát
môi trường cơ sở tại khu vực dự án trong quá trình khoan/khai thác thực tế tại mỏ
HT&MT trong các đợt khảo sát 2016, 2019 và 2022. Đây là nguồn tham khảo có
giá trị, sát với thực tế với các hoạt động của Dự án trong tương lai.
 Số liệu khí tượng thủy văn từ 2018-2021, tài liệu đánh giá về bão và diễn biến của
bão trong những năm gần đây được thu thập thông qua việc ký kết các hợp đồng
mua số liệu giữa VPI với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.
 Các thông số về nguồn lợi thủy sản và động thực vật quý hiếm được thu thập từ các
báo cáo khoa học hàng đầu của Việt Nam đã được công bố rộng rãi trên tạp chí.
 Số liệu về tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và điều kiện kinh tế xã hội của
các tỉnh ven biển được trích dẫn từ Niên giám thống kê năm 2018 - 2021.
Nhìn chung, nguồn tài liệu và dữ liệu sử dụng có mức độ tin cậy cao do các tài liệu sử
dụng (tài liệu tham khảo lẫn nguồn tài liệu tự lập) đều mang tính khoa học, do các cơ
quan có chuyên môn đảm trách, được thẩm định, phê duyệt và phát hành rộng rãi hay
lưu hành nội bộ. Vì vậy, các thông số và nguồn dữ liệu đưa ra trong báo cáo này có khả
năng đáp ứng độ tin cậy cho một báo cáo ĐTM và phù hợp với các tiêu chuẩn, pháp
luật hiện hành của Việt Nam.

0.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

0.3.1 Quy trình tổ chức lập ĐTM


Quy trình lập báo cáo ĐTM được tóm tắt như sau:
 Thu thập tài liệu kỹ thuật dự án, các văn bản pháp luật có liên quan, số liệu khí tượng
hải văn, điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội khu vực dự án và vùng phụ
cận.
 Khảo sát, lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng nước biển, trầm tích đáy biển và
đa dạng quần xã sinh vật đáy tại khu vực dự án.
 Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án dựa vào số liệu Khảo sát,
môi trường định kỳ tại khu vực dự án, các tài liệu thu thập và kết quả phân tích hiện
trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.
 Dựa vào tài liệu kỹ thuật và phạm vi dự án xác định các nguồn gây tác động môi
trường của dự án liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải theo từng
giai đoạn cũng như từng hoạt động của dự án như: khí thải, nước thải nhiễm dầu,
nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, bằng các phương pháp lập bảng liệt kê, phương
pháp ma trận và phương pháp chuyên gia.
 Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm kể trên đến môi trường tự nhiên,
kinh tế - xã hội và con người xung quanh khu vực thực hiện dự án bằng các phương
pháp đánh giá nhanh, phương pháp chồng bản đồ, phương pháp mô hình, phương
pháp so sánh và phương pháp hệ thống định lượng tác động IQS.
 Đề xuất và xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chương trình
giám sát môi trường có cơ sở khoa học và khả thi để hạn chế các tác động tiêu cực

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-6


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

đến môi trường tiếp nhận và phòng ngừa các sự cố môi trường có thể xảy ra trong
các hoạt động của dự án.
 Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ
Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường.
0.3.2 Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Báo cáo ĐTM được Chủ Dự án là BIENDONG POC kết hợp cùng với đơn vị tư vấn là
VPI thành lập dựa trên hướng dẫn của nghị định 08/2022/ND-CP và thông tư số
02/2022/TT-BTNMT.
VPI là một trong những đơn vị có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực An toàn và Môi
trường của ngành Dầu khí. Tính đến thời điểm hiện tại, VPI đã tiến hành lập hàng trăm
báo cáo ĐTM, kế hoạch ứng cứu tràn dầu, đánh giá rủi ro cho ngành công nghiệp Dầu
khí và các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt, VPI (TTATMTDK) chính là đơn vị đã
lập các báo cáo ĐTM cho Dự án khai thác mỏ Hải Thạch và mộc Tinh vào năm 2010.
Về các chứng chỉ hành nghề, hệ thống quản lý chất lượng, VPI (TTATMTDK) được
Văn phòng công nhận chất lượng - VILAS (21 tháng 3 năm 2012), cấp chứng chỉ
ISO/IEC 17025:2005 mã số VILAS 546, công nhận về lĩnh vực thử nghiệm Hóa học và
Sinh học với đối tượng thử nghiệm gồm nước mặt; trầm tích, đất; không khí; phân loại
sinh vật đáy và thử nghiệm độc tính sinh thái của các hóa phẩm trong và ngoài ngành
dầu khí. VPI là đơn vị đầu tiên được Bộ TNMT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường số VIMCERTS 001 và và được tái chứng nhận lần
1 vào năm 2017, lần 2 vào năm 2020 và lần 3 vào năm 2022 với các thông số đầy đủ để
đánh giá hiện trạng môi trường hóa lý phục vụ lập ĐTM cho dự án.

Trụ sở của VPI


Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Viện Dầu Khí, Lô E2b-5, Đường D1, Khu công nghệ cao,
Phường Tân Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giám đốc: HOÀNG THÁI LỘC – (thừa ủy quyền Viện trưởng)
Điện thoại: (84) - 28 - 35566075 / 35566077
Fax: (84) - 28 – 35566076
Quá trình phối hợp tổ chức thực hiện lập ĐTM của dự án được tóm tắt như sau.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-7


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 0.1 Tóm tắt quy trình tổ chức thực hiện lập ĐTM
Các bước thực
Nội dung công việc Phối hợp thực hiện Ghi chú
hiện
1. Thu thập số - Chi tiết trong bảng danh - Chủ dự án cử đầu
liệu kỹ thuật mục các tài liệu cần mối để tập hợp dữ
của Dự án, kết thiết để lập báo cáo liệu liên quan từ nhà
quả quan trắc ĐTM. thầu thiết kế và các
môi trường các phòng ban liên quan
năm 2016, để cung cấp cho
2019 và 2022. VPI hoặc tổ chức
Dữ liệu theo các cuộc họp giữa
dõi về An toàn, Chủ dự án và VPI
Sức khỏe, Môi để trao đổi về thông
trường tại mỏ tin liên quan phục
HT và MT vụ lập ĐTM.
trong ba năm
gần nhất.
2. Thu thập số - Thu thập các số liệu hải - VPI thu thập số liệu
liệu về khí dương học (bao gồm theo yêu cầu của
tượng, hải văn, sóng, gió, thủy triều, Thông tư số
điều kiện tự dòng chảy) tại khu vực 02/2022/TT-
nhiên và các biển ngoài khơi Đông BTNMT.
hoạt động kinh Nam Việt Nam giai
tế - xã hội khu đoạn 2018-2022;
vực dự án - Thu thập hiện trạng phát
triển kinh tế - xã hội các
tỉnh ven biển nơi có thể
bị ảnh hưởng trong
trường hợp xảy ra sự cố
tràn dầu từ các hoạt
động dự án, các thông
tin chính đã thu thập
như nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, diêm nghiệp, …
- Các tài liệu kỹ thuật của
dự án làm cơ sở cho
đánh giá tác động môi
trường.
3. Chạy mô hình - Mô hình phát tán mùn Chủ dự án cung cấp
để làm cơ sở dự khoan, nước khai thác: số liệu kỹ thuật liên
báo khả năng sử dụng phần mềm quan đến các thông
phát tán, phạm CHEMMAP để dự báo số đầu vào để chạy
vi phát tán các khả năng phát tán và
Chủ dự án (ký tên) Trang 0-8
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Các bước thực


Nội dung công việc Phối hợp thực hiện Ghi chú
hiện
nguồn thải ảnh hưởng của mùn mô hình (chi tiết
chính của dự án khoan, nước khai thác trong bảng danh mục
nhằm phục vụ thải. thông tin kỹ thuật
cho ĐTM. phục vụ lập ĐTM).
4. Viết báo cáo - Nội dung báo cáo tuân VPI gửi email bản
ĐTM thủ Thông tư dự thảo từng chương
02/2022/TT-BTNMT. của báo cáo ĐTM
cho Chủ dự án xem
xét, cùng phối hợp
để điều chỉnh theo
góp ý của Chủ dự
án/thông tin cập nhật
từ đơn vị tư vấn thiết
kế.
5. Tham vấn cộng - Tham vấn ý kiến 03 VPI soạn dự thảo
đồng chuyên gia về lĩnh vực CV để BIENDONG
quản lý môi trường. POC xem xét, ký và
- Tham vấn ý kiến của gửi chính thức cho
UBND tỉnh Bà Rịa – chuyên gia và Bộ
Vũng Tàu. TN&MT. Sau khi
- Tham vấn trực tuyến ghi nhận ý kiến, VPI
thông qua cổng thông sẽ phối hợp với
tin Bộ TN&MT. BIENDONG POC
để cập nhật, chỉnh
sửa nội dung báo cáo
tương ứng.

Danh sách các cán bộ tham gia trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM như sau.
Bảng 0.2 Danh sách các thành viên chủ dự án tham gia thực hiện ĐTM

CHỦ DỰ ÁN –BIENDONG POC


TT Họ và tên Chức vụ Chuyên ngành Nhiệm vụ Ký tên

Đặng Anh Phó tổng giám Tiến Sỹ Khai Đại diện Chủ Dự
1
Tuấn đốc thác Dầu khí án

Trưởng phòng Nâng cấp hệ


Kỹ sư Khai
2 Lý Văn Dao Vận hành – thống xử lý nước
thác Dầu khi
Khai thác khai thác

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-9


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

CHỦ DỰ ÁN –BIENDONG POC


TT Họ và tên Chức vụ Chuyên ngành Nhiệm vụ Ký tên
Trưởng phòng
Hoàng Minh Tiến Sỹ Công Tổng sản lượng
3 Công nghệ
Hải nghệ Mỏ khi và condensate
Mỏi=
Trưởng phòng Chịu trách nhiệm
Phạm Văn An toàn Sức Kỹ sư Điện – trong công tác An
4
Hiến khỏe Môi Điện tử toàn – Sức khỏe
trường và Môi trường
Kỹ sư An toàn Chịu trách nhiệm
Đỗ Thị Quỳnh Thạc sỹ Môi
5 Sức khỏe Môi kế hoạch giám sát
Trang trường
trường môi trường
Chịu trách nhiệm
Kỹ sư Vận về các thiết bị
6 Bùi Văn Ngọc Kỹ sư Vận hành hành – Khai trên giàn PQP-
thác HT, WHP-MT1
và WHP-HT1
Chịu trách nhiệm
Trần Nam Trưởng nhóm
7 Thạc sỹ Khoan trong công tác
Hưng Khoan
khoan đan dày

Bảng 0.3 Danh sách nhóm chuyên gia tư vấn tham gia thực hiện báo cáo ĐTM
Học Chuyên
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Ký tên
vị ngành
NHÓM CHUYÊN GIA TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO ĐTM CỦA VPI
Trưởng dự án
Xem xét toàn bộ
Bùi Hồng Phó Giám Thạc Quản lý báo cáo cuối cùng,
1
Diễm đốc sỹ môi trường làm việc với cơ
quan phê duyệt
ĐTM
Trưởng
Trần Phi Thạc Quản lý Soát xét báo cáo
2 Phòng
Hùng sỹ Môi trường lần 1
QLMT

Phạm Chiến Chuyên Cử Địa chất Viết Mở đầu và


3
Thắng viên nhân dầu khí chương 1

Nguyễn Lệ Chuyên Thạc Quản lý Viết chương 3


4
Mỹ Nhân viên sỹ môi trường &KL

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-10


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Học Chuyên
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Ký tên
vị ngành

Chuyên Thạc Công nghệ


5 Thái Cẩm Tú Viết chương 4, 5
viên sỹ Môi trường

Viết chương 2, vẽ
Lương Kim Chuyên Thạc
7 GIS bản đồ và chạy mô
Ngân viên sỹ
hình

0.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO
ĐTM

Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM bao gồm:

 Phương pháp ĐTM


Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM này bao gồm:
Nội dung
Stt Phương pháp đánh giá tác động môi trường
áp dụng
1. Phương pháp chồng lớp bản đồ: chồng các hạng mục công trình
lên trên các bản đồ nguồn lợi, hiện trạng môi trường tự nhiên và
các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là các hoạt động dầu khí,
Chương 2 –
hàng hải xung quanh khu vực dự án để phục vụ mô tả vị trí của
mục 2.1.1,
dự án trong các tương thích với đặc điểm môi trường tự nhiên, mô
2.1.2, 2.2.1
tả các đặc điểm về điều kiện tự nhiên làm cơ sở cho phần nhận
định đánh giá tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu và
quản lý.
2. Phân tích tổng hợp tài liệu:
Chương 2 –
- Thu thập và tổng hợp các số liệu về hiện trạng hoạt động kinh
mục 2.1.2
tế xã hội, KTTV và hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án.
3. Thống kê mô tả: Mô tả hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế Chương 2 –
- xã hội của vùng lân cận khu vực Dự án. mục 2.1.1,
2.1.2, 2.2.2,
2.2.3
4. Phương pháp đánh giá nhanh: trong báo cáo sử dụng các hướng
dẫn đánh giá nhanh của WHO và các đề tài nghiên cứu khoa học
Chương 3
của Việt Nam để làm cơ sở tính toán các nguồn thải phát sinh như
khí thải, nước thải sinh hoạt…
5. Phương pháp mô hình hóa: sử dụng phần mềm để mô phỏng và
dự báo phạm vi và tác động của phân tán dung dịch khoan, mùn Chương 3
khoan, …
6. Phương pháp so sánh: Chương 3

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-11


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

- Đánh giá chất lượng môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu
chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam.

 Phương pháp khác


Ngoài ra, trong báo cáo còn sử dụng một số các phương pháp khác và hướng dẫn của
các tổ chức nghiên cứu trên thế giới:
 Diễn đàn thăm dò và khai thác (E&P Forum)/Hệ thống quản lý tác động môi
trường của hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí của UNEP.
 Sổ tay Hướng dẫn tập huấn ĐTM của UNEP in lần 2.
 Tài liệu Hướng dẫn ĐTM của tổ chức Ngân hàng thế giới.
 Hướng dẫn của Hiệp hội các nhà thầu khai thác dầu khí ngoài khơi của Vương
Quốc Anh (UKOOA) về xác định hệ số phát thải khí thải đối với các phương
tiên hàng hải.

0.5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

0.5.1 Thông tin về dự án


 Thông tin chung
- Tên dự án: “ Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-
2&05-3”
- Địa điểm thực hiện dự án: Lô 05-2&05-3, ngoài khơi Đông Nam Việt Nam
- Chủ dự án: Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC)
 Phạm vi, quy mô, công suất của dự án:
- Dự án được xếp vào loại Dự án khai thác dầu khí mới kết nối vào các công trình
hiện hữu của mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.
- Phạm vi, quy mô dự án bao gồm:
 Khoan 06 giếng nội mỏ tại các giàn WHP – HT1 và WHP-MT1.
 Kết nối các giếng mới với hệ thống khai thác hiện hữu tại mỏ Hải Thạch và
Mộc Tinh.
- Sản lượng dự kiến của dự án:
 Khai thác condensate : 12,13 triệu thùng
 Khai thác khí : 10,24 tỷ mét khối khí.

 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:


+ Khoan 06 giếng tại giàn WHP-HT1 và WHP-MT1
+ Kết nối vào hệ thống khai thác hiện hữu để khai thác
+ Nâng cấp Nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-12


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

0.5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến
môi trường
Các tác động môi trường chính của dự án chủ yếu phát sinh từ các công trình và hoạt
động sau:
 Giai đoạn khoan: trong thời gian khoảng 892 ngày
- Khí thải phát sinh từ hoạt động của các tàu và giàn khoan
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân trên các tàu và giàn
khoan
- Nước thải nhiễm dầu từ các tàu và giàn khoan tham gia khoan
- Mùn khoan thải, dung dịch khoan phát sinh từ quá trình khoan.
- Chất thải không nguy hại (chất thải thực phẩm, phế liệu, chất thải thông thường
còn lại) và chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình khoan.
 Giai đoạn vận hành khai thác:
- Nước khai thác phát sinh từ các giếng khai thác mới thuộc phạm vi của Dự án.
0.5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn
của dự án
0.5.3.1 Nước thải, khí thải
0.5.3.1.1 Nước thải
 Giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ công nhân lao động làm việc trên tàu và giàn khoan
tham gia khoan nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác. Lượng nước thải sinh hoạt phát
sinh trung bình trong giai đoạn này khoảng 24 m3/ngày. Thành phần chất ô nhiễm chủ
yếu gồm: TSS, BOD, COD, tổng Nitơ, tổng Phốt pho, Amoni…
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ quá trình rửa sàn, các thiết bị máy móc trên tàu và
giàn khoan tham gia khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác. Lượng nước thải
nhiễm dầu phát sinh trung bình trong giai đoạn khoan khoảng 1,5 m3/ngày. Thành phần
chủ yếu gồm: dầu và cặn bẩn.
 Giai đoạn vận hành khai thác
Nước khai thác thải phát sinh từ các giếng khai thác từ quá trình xử lý khí và condensate,
với hàm lượng dầu trong được được kiểm soát tự động, đảm bảo hàm lượng dầu trong
nước < 40ppm.
0.5.3.1.2 Khí thải
 Giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Khí thải phát sinh từ hoạt động các tàu và giàn khoan tham gia khoan . Thành phần chất
ô nhiễm chủ yếu gồm: CO2, CO, NOx, SO2, VOCs,…
 Giai đoạn vận hành khai thác

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-13


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Giai đoạn vận hành khai thác không huy động thêm công trình, không huy động phương
tiện hỗ trợ nên không phát sinh thêm khí thải so với hoạt động hiện hữu của các công
trình tại mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.
0.5.3.2 Chất thải không nguy hại, chất thải nguy hại
0.5.3.2.1 Chất thải không nguy hại
 Giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
- Chất thải thực phẩm phát sinh từ hoạt động của công nhân trên các tàu và giàn
khoan tham gia khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác khoảng 94,6
kg/ngày.
- Phế liệu và chất thải thông thường còn lại phát sinh từ hoạt động trên tàu và giàn
khoan tham gia khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác khoảng 285,9
kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: phế liệu kim loại, túi nilon/túi giấy đựng thức
ăn, hộp xốp, can nhựa, chai lọ thủy tinh,…
- Dung dịch khoan nền nước phát sinh trong giai đoạn khoan khoảng 8.049 tấn.
Thành phần chủ yếu là: barit, chất chống ăn mòn, tạo độ nhớt, diệt khuẩn,…
- Mùn khoan nền nước phát sinh trong giai đoạn khoan khoảng 5.985 tấn. Thành
phần chủ yếu là: đất đá bám dính dung dịch khoan nền nước.
- Mùn khoan nền không nước phát sinh từ hoạt động khoan khoảng 8.505 tấn,
trong đó lượng DDK nền không nước bám dính khoảng 481,83 tấn.
 Giai đoạn vận hành khai thác:
Giai đoạn vận hành khai thác không huy động thêm công nhân, công trình hay phương
tiện hỗ trợ nên không phát sinh thêm chất thải không nguy hại so với hoạt động hiện
hữu của mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.
0.5.3.2.2 Chất thải nguy hại
 Giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn khoan khoảng 71,4kg/ngày, thành phần chủ
yếu gồm dung môi, giẻ dính dầu, dầu/mỡ/nhớt…
 Giai đoạn vận hành khai thác:
Giai đoạn vận hành khai thác không huy động thêm công nhân, công trình hay phương
tiện hỗ trợ nên không phát sinh thêm chất thải nguy hại so với hoạt động hiện hữu của
mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.
0.5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
0.5.4.1 Công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải
0.5.4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải
 Giai đoạn khoan
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của người lao động trên các tàu và giàn
khoan tham gia khoan và nâng cấp HTXLNKT sẽ được thu gom, xử lý bằng hệ

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-14


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

thống xử lý nước thải lắp đặt sẵn trên các tàu và giàn khoan, đáp ứng các quy định
của Phụ chương IV, Công ước Marpol. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt trên các
tàu và giàn khoan như sau:
Nước thải sinh hoạt → bể chứa → ngăn sinh học hiếu khí → ngăn lắng → ngăn
khử trùng → thải xuống biển.
- Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ hoạt động rửa sàn, vệ sinh thiết bị hoặc nước mưa
chảy tràn qua khu vực đặt máy móc trên các tàu và giàn khoan tham gia khoan và
nâng cấp HTXLNKT sẽ được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước nhiễm dầu
lắp đặt sẵn trên các tàu và giàn khoan theo quy định của Phụ chương I, Công ước
Marpol. Quy trình xử lý nước nhiễm dầu trên các tàu và giàn khoan như sau:
Nước nhiễm dầu → bồn thu gom → bộ lọc → bình phân tách dầu → thải xuống
biển.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: (1) Nước thải sinh hoạt trên các tàu và giàn khoan phải
xử lý và thải bỏ tuân thủ các yêu cầu quy định tại Phụ lục IV của Công ước Marpol
trước khi thải ra biển; (2) Nước thải nhiễm dầu trên các tàu và giàn khoan phải xử lý và
thải bỏ tuân thủ yêu cầu quy định tại Phụ lục I của Công ước Marpol.
 Giai đoạn vận hành khai thác:
- Nước khai thác thải phát sinh từ Dự án được đưa về xử lý trên giàn PQP-HT hiện
hữu. Hệ thống xử lý này đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
tại Giấy xác nhận số 08/GXN-TCMT ngày 05/3/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: toàn bộ nước khai thác thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN
35:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải từ các công
trình dầu khí trên biển trước khi thải ra biển.
0.5.4.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải
 Giai đoạn khoan
- Chủ Dự án phải đảm bảo các tàu và giàn khoan tham gia khoan và nâng cấp
HTXLNKT phải có các Giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm khí thải theo yêu cầu
của Phụ lục VI Công ước Marpol.
 Giai đoạn vận hành khai thác
- Giai đoạn vận hành khai thác không phát sinh thêm bụi, khí thải so với hoạt động
hiện hữu của mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, do đó không thực hiện biện pháp thu gom
và xử lý bụi, khí thải.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-15


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

0.5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải không nguy hại, chất thải nguy
hại
0.5.4.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải không nguy
hại
 Giai đoạn và khoan
- Chất thải thực phẩm phát sinh sẽ được nghiền đến kích thước 25mm trước khi thải
xuống biển.
- Phế liệu và chất thải thông thường còn lại được thu gom, phân loại, lưu trữ riêng vào
các thùng chứa riêng biệt có dán nhãn, lưu chứa trên các tàu và giàn khoan tham gia
khoan. Chủ dự án có trách nhiệm vận chuyển toàn bộ các thùng chứa về bờ bằng tàu
có giấy chứng nhận vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp và hợp đồng với đơn vị chức năng tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định.
- Mùn khoan phát sinh từ Dự án gồm mùn khoan nền nước và mùn khoan nền không
nước được xử lý bằng hệ thống kiểm soát mùn khoan hiệu suất cao lắp đặt sẵn trên
giàn khoan với quy trình như sau:
+ Mùn khoan nền không nước → sàng rung (thu hồi dung dịch khoan nền
không nước) → hệ thống kiểm soát mùn khoan (tách cát và ly tâm để tách các
hạt mùn khoan nền không nước) → bể chứa dung dịch khoan nền không nước
→ dung dịch khoan nền không nước tuần hoàn trở lại các giếng khoan để tái sử
dụng. Mùn khoan nền không nước sau khi qua sàng rung → thiết bị làm khô
mùn khoan → thải bỏ xuống biển.
+ Mùn khoan nền nước → sàng rung (thu hồi dung dịch khoan nền nước)
→ hệ thống kiểm soát mùn khoan (tách cát và ly tâm để tách các hạt mùn khoan
nền nước) → bể chứa dung dịch khoan nền nước → dung dịch khoan nền nước
tuần hoàn trở lại các giếng khoan để tái sử dụng. Mùn khoan nền nước và dung
dịch khoan nền nước sau khi kết thúc hoạt động khoan không sử dụng sẽ được
thải bỏ xuống biển.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
- Dung dịch khoan, mùn khoan nền nước và dung dịch khoan, mùn khoan nền không
nước phải được xử lý đảm bảo tuân thủ QCVN 36:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên
biển.
- Chất thải không nguy hại phải được thu gom, xử lý đảm bảo tuân thủ theo quy định
tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
 Giai đoạn vận hành khai thác
- Giai đoạn vận hành khai thác không phát sinh thêm chất thải không nguy hại so với
hoạt động hiện hữu của mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, do đó không thực hiện thêm các
biện pháp thu gom, quản lý và xử lý chất thải không nguy hại.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-16


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

0.5.4.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
 Giai đoạn khoan và nâng cấp HTXLNKT:
- Chất thải nguy hại trên các tàu và giàn khoan tham gia khoan được thu gom vào các
thùng chứa riêng biệt, có nhãn và nắp đậy, lưu chứa trên các tàu và giàn khoan.
BIENDONG POC sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển toàn bộ các thùng chứa về bờ bằng
tàu có giấy chứng nhận vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cấp và hợp đồng với đơn vị chức năng tiếp nhận, xử lý theo đúng quy
định.
- Dung dịch khoan nền không nước sau khi kết thúc giai đoạn khoan, BIENDONG POC
sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển về bờ để xử lý đảm bảo tuân thủ theo quy định của
pháp luật hiện hành.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
- Dung dịch khoan nền không nước phải được xử lý đảm bảo tuân thủ QCVN
36:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan
thải từ các công trình dầu khí trên biển và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10
tháng 1 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trên công trình dầu khí trên biển
theo tính chất nguy hại, lưu chứa trong thiết bị kín và có nhãn rõ ràng để nhận biết.
Chất thải nguy hại được đưa về đất liền bằng tàu có giấy chứng nhận vận chuyển
hàng nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Hợp đồng với đơn vị chức năng trên bờ để thu gom, xử lý đảm bảo các yêu cầu theo
quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường.
 Giai đoạn vận hành khai thác:
- Giai đoạn vận hành khai thác không phát sinh thêm chất thải nguy hại so với hoạt
động hiện hữu của mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, do đó không thực hiện biện pháp thu
gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại.
0.5.4.3 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
Trong quá trình triển khai dự án, Chủ dự án tiếp tục thực hiện kế hoạch và biện pháp
ứng phó sự cố hiện hữu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cập nhật các hoạt
động bổ sung của Dự án gồm:
 Kế hoạch Ứng phó Sự cố Tràn dầu cho khu vực Lô 05-2&05-3 đang được
cập nhật và trình UBQGUPSCTT & TKCN phê duyệt, dự kiến hoàn thành
trong năm 2022.
 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho hoạt động khai thác dầu
khí Lô 05-2&05-3 được Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác nhận
theo Giấy xác nhận số 30/GXN-SCT ngày 24/6/2015.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-17


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

0.5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án


0.5.5.1 Giai đoạn khoan
- Đối với khí thải, nước thải sinh hoạt và nhiễm dầu: không thực hiện giám sát,
BIENDONG POC thực hiện kiểm tra giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm khí thải
và nước thải của các tàu và giàn khoan tham gia khoan.
- Đối với chất thải rắn: BIENDONG POC giám sát việc thực hiện phân loại thành chất
thải không nguy hại (chất thải thực phẩm, phế liệu và chất thải thông thường còn lại)
và chất thải nguy hại tại nguồn trên các tàu và và giàn khoan đảm bảo các yêu cầu theo
quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thị hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Giám sát mùn khoan nền không nước thải bỏ:
+ Vị trí: đầu ra của hệ thống xử lý mùn khoan nền không nước trên giàn khoan.
+ Thông số giám sát: hàm lượng dung dịch nền không nước bám dính trong
mùn khoan thải.
+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 36:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên
biển.
0.5.5.2 Giai đoạn vận hành khai thác
 Chương trình giám sát nước khai thác thải:
Tiếp tục thực hiện giám sát định kỳ nước khai thác thải hiện hữu tại HT-PQP như đã
thể hiện tại báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 1622/QĐ-BTNMT ngày
08/9/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho Dự án “Phát triển mỏ Hải Thạch –
Mộc Tinh”.
 Chương trình quan trắc môi trường ngoài khơi định kỳ:
Chủ dự án tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc ngoài khơi định kỳ hiện hữu tại mỏ
Hải Thạch và mỏ Mộc Tinh như đã thể hiện tại báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết
định số 1622/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cập
nhật để đáp ứng quy định tại thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Chủ dự án (ký tên) Trang 0-18


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN


1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1 Tên Dự án

Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3

(sau đây gọi tắt là Dự án)


1.1.2 Chủ Dự án
Theo thỏa thuận Điều hành chung cho Lô 05-2 và 05-3 (JOA) ký vào tháng 6 năm 2014
giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – 51% và Gazprom International Limited
(GIL) 49% , Công ty Điều hành Dầu Khí Biển Đông (BIENDONG POC) là Người điều
hành thay mặt các Bên triển khai các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác Khí và
Condensate tại Lô 05-2 và Lô 05-3.

Trụ sở văn phòng BIENDONG POC


Địa chỉ : Lầu 3, tòa nhà Petro Việt Nam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng GĐ : Ngô Hữu Hải
ĐT : (84)-28-38245566
Fax : (84)-28-38245566
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Mỏ Hải Thạch (HT) và Mộc Tinh (MT) thuộc Lô 05-2 & 05-3, bồn trũng Nam Côn
Sơn, ngoài khơi Đông Nam Việt Nam. Hai mỏ này nằm cách nhau khoảng 20 km, cách
Vũng Tàu khoảng 330 km về phía Đông Nam.
Tọa độ và vị trí của mỏ HT-MT, Lô 05-2 & 05-3 được thể hiện trong Hình 1.1 và Bảng
1.1.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc và các công trình hiện hữu tại của Lô 05-2&05-3
Điểm Tọa độ
mốc Vĩ độ (B) Kinh độ (Đ)
A 8 09’45”
o
108o58’10”
B 8o09’35” 109o02’15”
C 8o05’35” 109o02’25”
D 7o52’25” 108o59’15”
E 7o51’35” 108o57’55”
F 7o53’35” 108o42’10”

G 7o57’40” 108o42’00”

PQP-
08o02’38,85 108o55’40,0”
HT
WHP-
08o02’34,52 108o55’39,97”
HT1
WHP-
07o55’46,57” 108o47’30,21”
MT1
FSO 08o02’38,85 108o55’40,0”

Hình 1.1 Vị trí mỏ HT-MT, Lô 05-2&05-3 ngoài khơi Đông Nam Việt Nam
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng mặt nước tại khu vực dự án
Căn cứ theo Giấy phép đầu tư số 956/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng chính
phủ, khu vực Lô 05-2 & 05-3 ngoài khơi Đông Nam Việt Nam thuộc quyền điều hành
(tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí) của BIENDONG POC.
Độ sâu mực nước biển khoảng 118 m tại khu vực mỏ Mộc Tinh và 135 m tại khu vực
mỏ Hải Thạch.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hiện nay, tại khu vực Lô 05-2 & 05-3 đang diễn ra các hoạt động khai thác tại tại các
giàn WHP-MT1, WHP-HT1, PQP-HT và tàu FSO-PTSC Biển Đông 01 (sau đây gọi tắt
là FSO), không có hoạt động thăm dò hoặc khoan hoặc các hoạt động khác trong vùng
mặt nước của Lô 05-2 và 05-3.
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường và
các công trình dầu khí lân cận
Khoảng cách từ mỏ HT-MT đến các khu vực bảo tồn thiên nhiên và các công trình dầu
khí lân cận được thể hiện trong Hình 1.2.
● Cách đường bờ gần nhất của Việt Nam (Trà Vinh): khoảng 313 km.
● Cách Vũng Tàu khoảng 330 km.
● Cách các đảo: Côn Đảo khoảng 260 km, Phú Quý khoảng 277 km.
● Cách các công trình dầu khí (mỏ) lân cận:
+ Mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt (do IDEMITSU quản lý): khoảng 38 km.
+ Mỏ Rồng Đôi (do KNOC quản lý): khoảng 67 km
+ Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ (do Rosneft quản lý): khoảng 40 km

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-3


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 1.2 Vị trí tương quan từ dự án đến các đối tượng tự nhiên và các dự án
dầu khí lân cận

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-4


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án
Mục tiêu dự án: Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh,
Lô 05-2 và 05-3” được thực hiện nhằm tăng sản lượng khai thác cũng như tối ưu khả
năng vận hành của hệ thống khai thác hiện hữu tại mỏ HT-MT.
Loại hình của dự án: Dự án được xếp vào loại Dự án khai thác dầu khí kết nối vào
các công trình hiện hữu của mỏ HT-MT.
Quy mô Dự án:
• Khoan 06 giếng khoan đan dày (trong đó có 01 giếng tại giàn đầu giếng WHP-
MT 1 và 05 giếng tại giàn đầu giếng WHP-HT1).
• Kết nối các giếng mới với hệ thống khai thác hiện hữu của các giàn.
• Cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT.
Phạm vi Đánh giá tác động môi trường của dự án không bao gồm các hạng mục xây
lắp, chế tạo, các thiết bị trên bờ và tháo dỡ, thu dọn mỏ.
Tổng sản lượng dự kiến của Dự án:
• Khai thác condensate (dự kiến): 12,13 triệu thùng.
• Khai thác khí (dự kiến): 10,24 tỷ mét khối khí.
Công nghệ vận hành dự án: hoạt động thu gom, xử lý và vận chuyển lưu chất khai
thác của dự án được thực hiện theo quy trình khai thác hiện hữu tại mỏ HT-MT như
sau:
Lưu chất khai thác (condensate, khí và nước) từ các giếng tại giàn đầu giếng WHP-
MT1 và giàn đầu giếng WHP-HT1 đưa đến giàn xử lý trung tâm PQP-HT để tách và xử
lý:
- Condensate được lưu chứa tại tàu FSO trước khi xuất bán. Trong tương lai có thể
toàn bộ khí và condensate được vận chuyển về bờ qua hệ thống đường ống Nam
Côn Sơn hiện hữu để xử lý.
- Khí được sử dụng làm nhiên liệu cho máy phát điện và xuất vào bờ thông qua
đường ống Nam Côn Sơn hiện hữu.
- Nước khai thác được đưa đến hệ thống xử lý nước khai thác để xử lý nhằm đảm
bảo hàm lượng dầu trong nước không vượt quá 40 ppm trước khi thải xuống biển.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-5


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Khí nhiên liệu và khí dư được đưa


về bờ thông qua đường ống Nam
Côn Sơn

khí
Lưu chất
Lưu chất khai thác HT1 Condensate
từ các giếng của PQP-HT
giàn WHP-HT1 FSO BD01
Lưu chất
MT1
Nước khai
thác

Lưu chất khai thác


từ các giếng của Hệ thống xử lý
giàn WHP-MT1 nước khai thác

Hàm lượng dầu


trong nước khai
thác <40 ppm

Thải xuống
biển

Hình 1.3 Quy trình vận hành khai thác hiện hữu của mỏ HT- MT

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

1.2.1 Các hạng mục công trình của dự án


Như đã mô tả ở trên, các hạng mục thực hiện chính của Dự án bao gồm khoan 06 giếng
tại giàn WHP-HT1 và WHP-MT1 kết nối vào hệ thống khai thác hiện hữu để khai thác
và nâng cấp và cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT. Dự án không
lắp mới mà sử dụng các thiết bị hiện hữu tại các công trình của mỏ HT-MT.
Thông tin về các hoạt động chính trong phạm vi Dự án và hiện trạng các công trình hiện
hữu có liên quan đến dự án được mô tả tóm tắt ở các phần tiếp sau.
1.2.1.1 Các giếng khoan
Dự án sẽ thực hiện khoan 06 giếng đan dày trong đó 01 giếng tại giàn WHP-MT1 và 05
giếng tại giàn WHP-HT1.
Bảng 1.2 Thông tin các giếng khoan mới của Dự án
Vị trí khoan Tên giếng / Loại Tầng mục tiêu
05-3-MT-8P Khai thác UMA20
WHP-MT1
Tổng giếng: 01
05-2-HT-10P UMA10/15
05-2-HT-11P UMA10/15, UMA40, MMF10/15, MMF30
WHP-HT1 Khai thác
05-2-HT-12P UMA40, MMF10/15, MMF30
05-2-HT-14P UMA10/15, UMA40, MMH10,

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-6


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Vị trí khoan Tên giếng / Loại Tầng mục tiêu


LMH10, 20, 30
UMA10/15, UMA40, MMH10,
05-2-HT-15P
LMH10, 20, 30
Tổng giếng: 05
Ghi chú:
- UM: Miocene thượng (Uper Miocene)
- MM: Miocene trung (Middle Miocene)
- LM: Miocene hạ (Lower Miocene)
1.2.1.2 Cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT
Hệ thống xử lý nước khai thác hiện hữu trên PQP-HT công suất 864 m3/ngày (tương
đương 5.500 thùng/ngày) bao gồm:
- Cyclone thủy lực (Hydrocylone) được thiết kế tối đa 10 ống ly tâm (liner), hiện
tại đã lắp 09 ống ly tâm.
- Thiết bị tách khí (Degasser) với áp suất vận hành hiện tại là 0 barg.
Theo dự báo sản lượng khai thác của mỏ HT-MT, lượng nước khai thác sẽ phát sinh lớn
tại mỏ HT-MT từ năm 2023. Do đó, Dự án thực hiện nâng cấp để tăng công suất của hệ
thống xử lý nước khai thác lên thành 1.352 m3/ngày (tương đương 8.500 thùng/ngày):
- Lắp đặt van kiểm soát áp suất trong thiết bị tách khí để duy trì áp suất vận hành
tại thiết bị tách khí từ 0 barg lên đến 0,4 barg.
- Lắp đặt thêm 01 ống ly tâm trong cyclone thủy lực, tăng số ống ly tâm từ 09 ống
ly tâm lên thành 10 ống ly tâm.
- Thay valve điều khiển lưu lượng hiện tại FCV-3712B bằng van điều kiển lưu
lượng có công suất 1.352 m3/ngày.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-7


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 1.4 Quy trình của hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT sau khi cải hoán
Chủ dự án (ký tên) Trang 1-8
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

1.2.2 Các hoạt động của Dự án


1.2.2.1 Hoạt động khoan và cải hoán
Hoạt động khoan
Theo kế hoạch, dự án thực hiện khoan giếng 05-3-MT-8P tại khu vực Mộc Tinh trước,
sau đó tiếp tục khoan 05 giếng tại khu vực Hải Thạch theo thời gian như trong bảng bên
dưới.
Bảng 1.3 Kế hoạch khoan phát triển mỏ của Dự án

Stt Tên giếng Vị trí khoan Số ngày khoan


1. 05-3-MT-8P WHP-MT1 116
Khu vực mỏ MT 116
2. 05-2-HT-14P 186
3. 05-2-HT-10P 76
WHP-HT1
4. 05-2-HT-11P 178
5. 05-2-HT-12P 143
6. 05-2-HT-15P 193
Khu vực mỏ HT 776
Tổng cộng 892
Thông tin cụ thể về thiết kế giếng khoan và hoạt động khoan được trình bày trong Mục
1.5.
Hoạt động cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT
Như đề cập tại Mục 1.2.1.2, dự án thực hiện cải hoán hệ thống hệ thống xử lý nước khai
thác trên giàn PQP-HT để đảm bảo xử lý toàn bộ nước khai thác ngày càng tăng của các
giếng hiện tại và lượng nước khai thác phát sinh từ mỏ HT-MT trong tương lai. Các
hoạt động cải hoán này sẽ được thực hiện trước thời điểm khoan giếng tại khu vực Mộc
Tinh. Các thiết bị lắp mới của hệ thống xử lý nước khai thác được vận chuyển bằng tàu
dịch vụ đến giàn PQP-HT. Dự kiến hoạt động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
(khoảng 14 ngày).
1.2.2.2 Hoạt động khai thác
Sau khi khoan các giếng tại giàn WHP-HT1 và WHP-MT1, hoạt động khai thác và xử lý
lưu chất khai thác từ mỏ HT-MT không thay đổi so với quy trình khai thác hiện hữu và
được mô tả tại Mục 1.4. Dự báo sản lượng khai thác từ các giếng khoan của Dự án như
sau.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-9


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 1.4 Sản lượng khai thác từ các giếng khoan của Dự án và mỏ HT-MT sau
khi kết nối các giếng khoan

Sản lượng khai thác toàn mỏ HT-MT


Sản lượng khai thác từ các giếng khoan
(sau khi kết nối các giếng khoan của dự
của dự án
án)

Năm Khí, Nước Khí, Nước


Triệu mét Condensate, m3/ngày Triệu mét Condensate, m3/ngày
khối thùng/ngày khối thùng/ngày
khí/ngày khí/ngày

2026 3,23 5.296 842,09 0,95 1.665 0

2027 3,93 7.469 118,55 1,99 4.316 5,18


2028 4,76 8.117 1290,65 2,98 5.403 21,96
2029 4,84 6858 1090,48 3,14 4.490 16,71
2030 4,80 5.719 909,32 3,14 3.641 35,98
2031 4,41 4.730 752,1 2,98 2.993 29,78
2032 3,74 3.870 615,29 2,48 2.395 0
2033 3,45 3.290 523,17 2,13 1.979 0
2034 3,30 2.870 456,39 2,08 1.732 0

2035 2,95 2.400 381,71 1,91 1.474 0

2036 2,40 1.939 308,33 1,50 1.159 0

2037 1,79 1.419 225,63 1,03 779 0

2038 1,34 1.021 162,46 0,64 448 0

2039 1,21 919 146,20 0,55 385 0

2040 1,13 849 135,04 0,52 354 0

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của Dự án.
Các công trình Bảo vệ môi trường
Như đã đề cập ở trên, ngoài việc cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-
HT để nâng công suất từ 864 m3/ngày lên thành 1.352 m3/ngày, dự án không đầu tư

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-10


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

thêm các hạng mục xử lý chất thải và bảo vệ môi trường mà tiếp tục sử dụng các hạng
mục hiện hữu tại mỏ HT-MT. Cụ thể như sau:
- Hệ thống thu gom nước thoát sàn phát sinh tại WHP-HT1, WHP-MT1 và PQP-
HT.
- Hệ thống thu gom nước thoát sàn tại FSO.
- Hệ thống xử lý nước thải khai thác trên PQP-HT với công suất 864m3/ngày đêm
kèm theo thiết bị kiểm soát chất lượng nước thải sau khi xử lý, đảm bảo hàm
lượng dầu trong nước thải nhỏ hơn 40ppm trước khi thải xuống biển. Hệ thống
này sẽ được nâng công suất xử lý lên thành 1.352 m3/ngày.
- Hệ thống xử lý nước thải khai thác trên tàu FSO với công suất bơm là 6.000 m3/
ngày đêm, sau khi để lắng 2-3 ngày thì xả theo thiết bị kiểm soát chất lượng nước
sau khi xử lý (ODME), đảm bảo hàm lượng dầu trong nước thải nhỏ hơn 40 ppm
trước khi thải xuống biển,
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trên PQP-HT với công suất 17,5m3/ngày đêm
và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trên FSO với công suất 4,375m3/ngày đêm.
Tất cả các hệ thống này đã được Bộ TNMT xác nhận theo văn bản số 08/GXN-TCMT
ngày 05/3/3014 và đang được duy trì vận hành ở trạng thái tốt. Thông tin cụ thể các hệ
thống này được mô tả trong Mục 1.2.4.
Các công trình đảm bảo dòng chảy, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu sụt lún,
xói lở
Khu vực dự án nằm trên vùng biển khơi và không nằm trong khu vực nhạy cảm bảo tồn
đa dang sinh học (Hình 1.2) nên không có các công trình này.
Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và bảo vệ môi trường khác.
Do đặc thù và thông lệ quốc tế, dự án dầu khí trên biển nơi không có dân cư sinh sống,
không gian công trình rất hạn chế nên không có lắp đặt các công trình giảm thiểu
ồn/rung. Chỉ trang bị đồ bảo hộ lao động, thiết bị chống ồn cho lực lượng công nhân
làm việc tại các khu vực phát sinh ồn/rung.
1.2.4 Hiện trạng khai thác tại mỏ HT-MT và hiện trạng các công trình hiện hữu
có liên quan đến dự án
1.2.4.1 Hiện trạng khai thác tại mỏ HT-MT
Lưu chất khai thác (condensate, khí và nước) từ các giếng của mỏ HT và MT sẽ được
đưa đến giàn PQP-HT để xử lý như đề cập tại Mục 1.1.6 ở trên.

Việc khai thác mỏ HT-MT sẽ tiếp tục sử dụng các hệ thống/thiết bị hiện hữu của mỏ
HT-MT như mô tả tại Mục 1.2.4.2 bên dưới. Sản lượng khai thác thực tế tại mỏ HT-
MT năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 như bảng bên dưới:

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-11


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 1.5 Sản lượng khai thác trung bình thực tế của mỏ HT-MT năm 2021 và 6
tháng đầu năm 2022
Condensate Nước khai thác Khí
Tháng Triệu mét
thùng/ngày mét khối/ngày
khối/ngày
1/2021 5.210 543,0 3,88
2/2021 4.779 466,8 3,32
3/2021 6.315 588,9 5,39
4/2021 5.979 572,2 4,65
5/2021 5.459 597,2 3,61
6/2021 6.628 625,1 4,45
7/2021 4.505 559,0 2,30
8/2021 4.043 509,1 1,79
9/2021 3.622 444,7 1,62
10/2021 3.799 551,3 1,92
11/2021 5.493 619,7 2,97
12/2021 4.767 536,0 2,69
1/2022 5.118 579,9 3,51
2/2022 4.560 609,3 2,64
3/2022 7.160 722,3 5,08
4/2022 6.583 681,1 4,71
5/2022 5.521 688,8 3,59
6/2022 5.835 689,3 3,83
1.2.4.2 Hiện trạng các công trình chính hiện hữu có liên quan đến Dự án
➢ Các công trình hiện hữu có liên quan đến dự án:
- Giàn xử lý trung tâm PQP-HT
- Giàn đầu giếng WHP-HT1 kết nối với giàn PQP-HT thông qua cầu dẫn
- Giàn đầu giếng WHP-MT1
- Hệ thống chứa và chuyển tải nổi – tàu FSO
- Hệ thống đường ống nội mỏ
Sơ đồ các công trình hiện hữu của mỏ HT-MT được trình bày trong hình bên dưới.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-12


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 1.5 Sơ đồ tổng thể các công trình hiện hữu tại mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh
1.2.4.2.1 Giàn xử lý trung tâm PQP-HT
PQP-HT là giàn xử lý trung tâm, được đưa vào khai thác năm 2013. PQP-HT hiện đang
tiếp nhận và xử lý lưu chất khai thác từ khu vực mỏ Hải Thạch (giàn WHP-HT1) và khu
vực mỏ Mộc Tinh (giàn WHP-MT1). Từ trên giàn PQP-HT có thể điều khiển hoạt động
của giàn WHP-HT1 và giàn WHP-MT1.

Hình 1.6 Giàn xử lý trung tâm PQP-HT và WHP-HT1

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-13


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Các hệ thống /thiết bị chính, phụ trợ và bảo vệ môi trường của giàn PQP-HT được tóm
tắt như sau:
Hệ thống/ thiết bị Giàn PQP-HT
Công suất thiết kế
- Khí: 10 triệu mét khối khí/ngày
- Condensate: 25.000 thùng/ngày
- Nước: 864 m3/ngày (5.500 thùng/ngày)
Các hệ thống/thiết bị công nghệ chính
Bao gồm hệ thống bình tách 3 bậc được sử dụng để tách khí,
condensate và nước khai thác từ dòng lưu chất khai thác tới từ mỏ Hải
Thiết bị tách và ổn Thạch và Mộc Tinh. Ngoài ra, hệ thống tách 3 bậc cũng có nhiệm vụ
định Condensate ổn định sản phẩm condensate tách ra bằng cách hạ áp suất hơi của
condensate đến giá trị an toàn trước khi chuyển đến FSO để chứa và
xuất bán
Thiết bị nén dòng
Bao gồm máy nén thấp áp, trung áp và máy nén trung gian được sử
khí tách từ thiết bị
dụng để nén khi tách từ bình tách bậc 2 và 3
tách bậc 2 và 3
Các hệ thống - Hệ thống kiểm soát điểm sương của dòng khí xuất
chính khác - Hệ thống khử nước trong dòng khí
- Hệ thống nén dòng khí xuất
Các hệ thống phụ trợ
- Hệ thống nhiên liệu trực thăng
- Hệ thống diesel
- Hệ thống xử lý khí nhiên liệu
- Hệ thống khí công cụ & phụ trợ
- Hệ thống tạo khí Nitơ
- Hệ thống sản xuất nước ngọt
- Hệ thống phát điện
- Hệ thống nước biển và nước phụ trợ
- Hệ thống phòng cháy chủ động & nước chữa cháy
- Hệ thống phân phối điện
- Hệ thống gia nhiệt bằng nước nóng cao áp
- Hệ thống làm mát gián tiếp chu trình kín
- Hệ thống bơm và chứa hóa chất
- Hệ thống rửa, làm sạch và thải bỏ cát (tương lai)
- Hệ thống tuần hoàn/làm sạch đường ống dẫn condensate từ PQP-HT tới FSO
Các hệ thống/thiết bị bảo vệ môi trường

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-14


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hệ thống/ thiết bị Giàn PQP-HT


Hệ thống đuốc đốt thấp áp và cao áp bao gồm các thiết bị như thiết bị
làm sạch khí, cần đốt, đầu đốt và đầu xả. Hệ thống đuốc này được sử
dụng với mục đích xử lý an toàn lượng khí và lỏng xả ra khi xảy ra sự
cố trong quy trình xử lý công nghệ trên giàn hoặc sự cố dẫn đến việc
Hệ thống đuốc đốt ngừng hoạt động của thiết bị. Khi đó hơi xả ra sẽ được dẫn tới đầu đốt
cao áp & đuốc đốt để đốt còn lỏng sẽ được dẫn tới thiết bị ổn định để thu hồi. Các thiết
thấp áp bị/máy móc trên giàn PQP-HT sẽ được thiết kế nhằm giảm thiểu việc
xả/đốt trong quá trình hoạt động bình thường.
- Đuốc đốt cao áp công suất: 12,46 triệu mét khối khí/ngày
- Đuốc thấp áp công suất: 2,18 triệu mét khối khí/ngày

Bao gồm hệ thống các cyclone thủy lực (thiết bị này bao gồm 2 phần:
phần trên hình trụ là nơi dòng đầu vào được đưa vào thiết bị theo quỹ
đạo tiếp tuyến với hình trụ này và phần dưới hình nón; dùng để phân
Hệ thống xử lý tách các chất lỏng có tỷ trọng khác nhau) và thiết bị tách khí trong
nước khai thác nước khai thác. Hệ thống được thiết kế đảm bảo nước khai thác thải ra
môi trường sau khi được xử lý có hàm lượng dầu tối đa là 40 ppm
Công suất hiện hữu của hệ thống xử lý nước khai thác: 864 m3/ngày
(tương đương 5.500 thùng/ngày)
Hệ thống thải kín
- Hệ thống thải kín có nhiệm vụ thu gom và xử lý hydrocacbon từ
các hệ thống xử lý và các hệ thống phụ trợ.
- Bồn thải kín có sức chứa 15 m3.
Hệ thống thải kín Hệ thống thải hở
và thải hở - Hệ thống thải hở chất thải lỏng nguy hại thu gom tại khu vực có
khả năng rò rỉ khí hydrocacbon.
- Hệ thống thải hở không nguy hại sẽ thu gom và xử lý các chất thải
lỏng không độc hại.
- Bồn thải hở có sức chứa 10,2 m3.
Hệ thống xử lý
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có công suất thiết kế là 17,5
nước thải sinh
m3/ngày đêm
hoạt
Thùng chứa tạm thời chất thải không nguy hại và chất thải nguy được
Các thùng chứa
bố trí trên giàn để lưu chứa chất thải phục vụ cho hoạt động khai thác
chất thải
tại mỏ HT-MT

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-15


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Khí nhiên liệu


M Đường ống xuất khí
157Barrg

Thiết bị
tách nước
Cụm nén khí xuất Khí nhiên liệu Khí nhiên liệu
bằng glycol Máy phát điện

Các thiết bị ti êu thụ điện khác


~ ~

Thiết bị
Tái sinh
Trung áp Trung gian Thấp áp
glycol
Máy nén thấp áp và trung
Máy nén gian kiểu trục vít
Lưu thể khai thác ly tâm
tại mỏ Hải Thạch
8 0.5
bar bar
g g

65/45
Barg

Lưu thể khai thác 20Barg


tại mỏ Mộc Tinh
0.5barg

Tới cụm xử lý
nước khai thác

Tới cụm xử lý
nước khai thác
Condensate tới FSO

Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ trên giàn PQP-HT


Chủ dự án (ký tên) Trang 1-16
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

1.2.4.2.2 Giàn đầu giếng WHP-HT1 và WHP-MT1


Hai giàn đầu giếng WHP-HT1 (mỏ Hải Thạch) và WHP-MT1 (mỏ Mộc Tinh) là các
giàn vận hành không người trong điều kiện bình thường.
Giàn WHP-HT1 được kết nối với giàn PQP-HT bằng cầu dẫn và đưa vào khai thác năm
2013, nằm cách giàn WHP-HT1 khoảng 20km.

Hình 1.8 Giàn WHP-MT1


Các hệ thống /thiết bị chính, phụ trợ và bảo vệ môi trường của trên giàn đầu giếng WHP-
HT1 và WHP-MT1 được tóm tắt như sau:
Hệ thống/
Giàn WHP-HT1 Giàn WHP-MT1
thiết bị
Các hệ thống/thiết bị công nghệ chính
16 lỗ khoan (slot). Hiện tại đã khoan 16 lỗ khoan (slot). Hiện tại đã khoan
Số lượng lỗ 09 giếng khai thác (05-2-HT- 07 giếng khai thác (05-3-MT-
khoan 1P/2P/3P/4P/5P/6P/7P/8P/9P) tại 09 1P/3P/4P/5P/6P/7P, 05-3-MT-2X)
lỗ khoan trên giàn WHP-HT1 tại 07 lỗ khoan trên giàn WHP-MT1
Thiết bị tách Bao gồm một thiết bị tách ba pha với công suất thiết kế là 1,42 triệu mét
và cụm gom khối khí/ngày. Thiết bị tách 3 pha cho phép kiểm tra hoạt động của các

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-17


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hệ thống/
Giàn WHP-HT1 Giàn WHP-MT1
thiết bị
dòng đo giếng và tạo thuận lợi cho quá trình làm sạch giếng. Các van của thiết bị
giếng tách 3 pha và của cụm gom dòng đo giếng được điều khiển tự động từ giàn
PQP-HT.
Nhu cầu điện năng cho giàn WHP-MT1 và WHP-HT1 được cung cấp từ
giàn PQP-HT.
Hệ thống Ngoài ra, trên giàn WHP-MT1 trang bị thêm 1 máy phát điện dự phòng. Đối
với giàn WHP-HT1, nếu nguồn điện chính cung cấp từ giàn PQP-HT bị gián
điện
đoạn thì khi đó nguồn cung cấp điện cho giàn WHP-HT1 sẽ được lấy từ
máy phát điện dự phòng trong trường hợp khẩn cấp cũng trên giàn PQP-
HT.
Thiết bị - Thiết bị nhận thoi tới từ thiết bị Một thiết bị phóng thoi làm sạch
phóng thoi phóng thoi trên giàn WHP-MT1; đường ống dẫn lưu chất khai thác từ
- Thiết bị phóng thoi làm sạch giàn WHP-MT1 về giàn WHP-HT1
đường ống xuất khí tới đường
ống Nam Côn Sơn 1;
- Thiết bị phóng thoi làm sạch
đường ống dẫn khí nhiên liệu tới
tàu FSO
Các hệ thống phụ trợ
- Hệ thống bơm hóa chất
- Khối nhà ở trên giàn WHP-MT1 sử dụng trong trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa giàn
WHP-MT1
- Sàn trực thăng trên giàn WHP-MT1
Các hệ thống/thiết bị bảo vệ môi trường
Hệ thống thải kín
- Hệ thống thải kín có nhiệm vụ thu gom và xử lý hydrocacbon từ các hệ
thống xử lý và các hệ thống phụ trợ.
- Bồn thải kín có sức chứa 15 m3 (giàn WHP-HT1) và 15 m3 (giàn WHP-
MT1).
Hệ thống thải Hệ thống thải hở
kín và thải hở - Hệ thống thải hở chất thải lỏng nguy hại thu gom tại khu vực có khả
năng rò rỉ khí hydrocacbon.
- Hệ thống thải hở không nguy hại sẽ thu gom và xử lý các chất thải lỏng
không độc hại.
- Bồn thải hở có sức chứa 10,2 m3 (giàn WHP-HT1) và 10,2 m3 (giàn
WHP-MT1)

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-18


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

TO PQP HT
FLARE

WELLS
2-16

WV TO PQP HT
RV
PRODUCTION
RV
SDV
SEPARATOR
SSV

SCSSV M
M PFM
M M M

TYPICAL10,000#
WELLHEAD
PRODUCTION
5 TO 8 OFF M ANIFOLD

FM
SDV
TEST M ANIFOLD
PC
TEST FILTER
(WELL CLEAN UP)

TEST SEPARATOR

LC LC

PIG RECEIVER

FROM WHP M T1

SDV FM
LCV

FM
LCV

Hình 1.9 Sơ đồ công nghệ khai thác trên giàn WHP-HT1

WELLS 2-8

WV

SSV M
M

M
M
FUTURE MPFM
SCSSV M M
M 15000#
WELLS MAX 15000#
HIPPS VALVES 8 OFF

PIG LAUNCHER
900# SDV

TYPICAL10,000#
WELLHEAD PRODUCTION SDV SDV
MANIFOLD
10000# 900#
5 TO 8 OFF

HIPPS VALVES 15000#

900#
FM
SDV SDV SDV
TEST MANIFOLD
10000# 900# PC
TEST FILTER SUB SEA
PIPELINE TO
(WELL CLEAN UP) WHP HT1

LC LC

FM
LCV

FM
LCV

Hình 1.10 Sơ đồ công nghệ khai thác trên giàn WHP-MT1

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-19


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

1.2.4.2.3 Tàu chứa và chuyển tải nổi (FSO)


Tàu FSO neo cách giàn WHP-HT1 khoảng 2,4km được đưa vào vận hành khai thác
năm 2013.
Các hệ thống/thiết bị chính và phụ trợ trên tàu FSO được mô tả tóm tắt như sau:
Hệ thống, thiết bị Tàu FSO
Hệ thống chứa và xuất Các bồn chứa condensate chuyên dụng được trang bị trên
condensate FSO với khả năng chứa condensate: 350.000 thùng.
Các hệ thống phụ trợ - Hệ thống xả cho các bồn chứa sản phẩm
- Hệ thống nước dằn
- Hệ thống neo
- Sân bay trực thăng
- Khu nhà ở
Hệ thống xử lý nước khai thác Nước khai thác tách ra từ các bồn chứa condensate được
(nước nhiễm dầu tách ra từ các dẫn vào bể chứa chất thải lỏng để tách lượng dầu còn lại
bồn chứa sản phẩm) trong nước khai thác bằng biện pháp gia nhiệt trước khi
nước khai thác được xả xuống biển. Nước khai thác thải
đảm bảo có hàm lượng dầu không vượt quá 40 ppm
trước khi thải xuống biển.
Hệ thống xử lý nước khai thác trên FSO công suất bơm
6.000 m3/ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sinh Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 4,375
hoạt m3/ngày đêm.
Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu Được sử dụng để thu gom nước nhiễm dầu tại khu vực
đặt máy móc. Bao gồm một thiết bị tách nước nhiễm dầu
kết hợp với hệ thống kiểm soát và giám sát hàm lượng
dầu trong nước thải sẽ được sử dụng để xử lý nguồn nước
thải này đảm bảo hàm lượng dầu trong nước thải không
vượt quá 15mg/l. Thiết bị này tách dầu ra khỏi nước thải
theo nguyên lý đông tụ.

Các thùng chứa Các thùng chứa tạm thời chất thải nguy hại, chất thải
chất thải không nguy hại trước khi tập kết về bờ để xử lý.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-20


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 1.6 Tóm tắt hiện trạng các công trình khai thác tại mỏ HT-MT
Tình
Năm đưa
Công trình Thiết bị công nghệ trạng và
Công suất thiết kế vào khai
ngoài khơi chính hiệu quả
thác
xử lý
- Condensate: 25.000 thùng/ngày
Khả năng xử lý khai - Nước khai thác: 5.500 thùng /
thác ngày (864m3/ngày)
- Khí: 10 triệu mét khối/ngày
Hệ thống xử lý Công suất 5.500 thùng / ngày
nước khai thác (864m3/ngày)
Hệ thống thu gom
Bồn thải kín thể tích 15 m3
nước thải kín
Giàn PQP-HT 2013 Tốt
Hệ thống thu gom 3
Bồn thải hở thể tích 10,2 m
nước thải hở

Hệ thống thu gom


17,5 m3/ngày
nước thải sinh hoạt

Các thùng chứa tạm thời chất


Các thùng chứa
thải nguy hại, chất thải không
chất thải
nguy hại
16 lỗ khoan
Sàn khoan Đã khoan 09 giếng khai thác tại 2013
09 lỗ khoan
Giàn đầu giếng
Hệ thống thu gom Tốt
WHP-HT1 Bồn thải kín thể tích 15 m3
nước thải kín
2013
Hệ thống thu gom 3
Bồn thải hở thể tích 10,2 m
nước thải hở
16 lỗ khoan
Sàn khoan Đã khoan 07 giếng khai thác tại 2013
07 lỗ khoan
Giàn đầu giếng
Hệ thống thu gom Tốt
WHP-MT1 Bồn thải kín thể tích 15 m3
nước thải kín
2013
Hệ thống thu gom 3
Bồn thải hở thể tích 10,2 m
nước thải hở
Sức chứa 350.000 thùng condensate
Hệ thống xử lý
nước khai thác (nước
Công suất bơm 6.000m3/ngày
nhiễm dầu từ các
đêm
Tàu FSO bồn chứa 2013 Tốt
condensate)

Hệ thống thu gom


4,375 m3/ngày
nước thải sinh hoạt

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-21


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Tình
Năm đưa
Công trình Thiết bị công nghệ trạng và
Công suất thiết kế vào khai
ngoài khơi chính hiệu quả
thác
xử lý
Các thùng chứa tạm thời chất
Các thùng chứa
thải nguy hại và chất thải không
chất thải
nguy hại

1.2.4.3 Đánh giá khả năng đáp ứng các hoạt động của Dự án và tiếp nhận thêm
dòng lưu chất từ Dự án của các công trình xử lý hiện hữu
Như đề cập tại Bảng 1.6, các công trình hiện hữu của mỏ HT-MT đều đang hoạt động
tốt. Toàn bộ lưu chất khai thác của HT-MT được đưa về giàn PQP-HT để xử lý. Khả năng
bố trí lỗ khoan, tiếp nhận và xử lý lưu chất khai thác từ 06 giếng mới của dự án được trình
bày trong bảng sau.
Bảng 1.7 Khả năng bố trí lỗ khoan, tiếp nhận và xử lý lưu chất khai thác từ các
giếng mới của dự án
Khả năng bố trí lỗ khoan để các giếng khoan trên giàn WHP-HT1 và giàn WHP-MT1
Theo tóm tắt hiện trạng các công trình khai thác tại Bảng 1.6, giàn WHP-HT1 và giàn WHP-MT1 được
thiết kế với 16 lỗ khoan (16 slot), trong đó:
- Trên giàn WHP-HT1 đã khoan 09 giếng khai thác tại 09 lỗ khoan: 05-2-HT-
1P/2P/3P/4P/5P/6P/7P/8P/9P → 07 lỗ khoan còn trống → đủ khả năng khoan 05 giếng từ dự án
- Trên giàn WHP-MT1 đã khoan 07 giếng khai thác tại 07 lỗ khoan: 05-3-MT-1P/3P/4P/5P/6P/7P,
05-3-MT-2X → 09 lỗ khoan còn trống → đủ khả năng khoan 01 giếng từ dự án
Khả năng xử lý lưu chất khai thác của dự án tại giàn PQP-HT
Nước khai thác Condensate Khí
(mét khối/ngày) (thùng/ngày) (triệu mét khối/ngày)
Khả năng xử lý tối Hiện hữu 864 (tương đương 5.500
đa thùng/ ngày)
25.000 10
Sau khi cải hoán: 1352 (tương đương
8.500 thùng/ngày)
Hiện hữu đang xử lý
tối đa từ năm 2021 588 5.299 3,44
đến 6 tháng đầu năm ~ 44 % công suất sau cải hoán ~ 21 % công suất ~ 34 % công suất
2022
Sản lượng khai thác
tối đa toàn mỏ HT-
MT sau khi kết nối 1297 8.117 4,8
các giếng khoan của
dự án
Đánh giá Đủ khả năng tiếp nhận thêm dòng lưu chất khai thác từ 02 giếng mới của dự án
Kết quả từ bảng trên cho thấy PQP-HT sau khi cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác
trên giàn PQP-HT, các công trình hiện hữu liên quan trên các giàn WHP-HT1, WHP-
MT1 và giàn PQP-HT có đủ khả năng bố trí lỗ khoan, tiếp nhận và xử lý thêm dòng lưu
chất khai thác (condensate, khí và nước khai thác) từ các giếng mới của Dự án.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-22


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;
NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

1.3.1 Nhu cầu về sử dụng hóa chất


1.3.1.1 Hóa chất sử dụng trong giai đoạn khoan
Các các hóa chất sử dụng trong hoạt động khoan được trình bày trong bảng bên dưới:

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-23


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 1.8 Danh mục hóa chất sử dụng trong giai đoạn khoan của Dự án
Công thức hóa
Tên thương học/Thành Số lượng dự kiến sử dụng
STT Chức năng Đơn vị
mại phần chính,
độc tính HT-14P HT-10P HT-11P HT-12P HT-15P MT-8P

Dung dịch khoan nền nước


1 Duovis Ít độc Tăng độ nhớt Tấn 9,7 9,9 9,4 9,5 10,2 11,64
Ít độc Ức chế sét,
2 Idcap D Tấn 9,7 9,9 9,4 9,5 10,2
encapsulator 11,64
Ít độc
3 MI PAC UL Kiểm soát API FL Tấn 8,1 8,3 7,9 8,0 8,5
9,74
Nước muối, tăng độ
4 KCl KCl Tấn 156,3 160,3 151,5 153,7 164,5
kiềm (K+) 189,77
5 Biosafe Ít độc Chất diệt khuẩn m3 1,0 1,0 1,0 1,0 1,1
1,21
Caustic NaOH, độ độc
6 Kiểm soát pH Tấn 1,0 1,0 0,9 1,0 1,0
Soda trung bình 1,16
Giảm độ cứng
7 Soda Ash Na2CO3, Ít độc Tấn 1,0 1,0 0,9 1,0 1,0
(Ca++) 1,16
Dung dịch khoan nền không nước
Dung dịch nền để
Các alken C15-
1 Neoflo 1-58 pha DDK khoan m3 1,355,1 276,4 975,5 669,9 1,000,5
C18, Ít độc 764,34
nền không nước
Muối nền cho DDK
2 CaCl2 CaCl2, Ít độc khoan nền không Tấn 114,2 25,9 83,1 51,8 89,1
113,00
nước
3 Vinseal F/M Ít độc Tác nhân bít nhét Tấn 46,5 43,8 23,4 29,6 44,6
-
4 SafeCarb CaCO3, Ít độc Tác nhân bít nhét Tấn 81,6 87,6 31,3 44,5 81,6
-

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-24


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Công thức hóa


Tên thương học/Thành Số lượng dự kiến sử dụng
STT Chức năng Đơn vị
mại phần chính,
độc tính HT-14P HT-10P HT-11P HT-12P HT-15P MT-8P
Kiểm soát kiềm
5 Lime (vôi) Ca(OH)2, Ít độc trong DDK khoan Tấn 69,0 17,1 50,8 37,5 54,3
39,63
nền không nước
G-Seal HRG
6 Graphite, Ít độc Tác nhân bít nhét Tấn 49,3 43,8 23,9 29,8 46,5
Fine/Plus -
7 API Barite BaSO4, Ít độc Tăng tỉ trọng Tấn 1.616,8 927,6 1.076,0 745,9 1.500,0
1.125,80
Nut Plug Ít độc
8 Tác nhân bít nhét Tấn 40,8 43,8 15,6 22,3 40,8
F/M -
Ít độc Kiểm soát HTHP
9 Versatrol M Tấn 28,5 12,0 22,4 14,9 22,9
FL 25,80
Ít độc
10 Versagel HT Tăng độ nhớt Tấn 29,7 6,8 21,5 14,2 23,3
21,08
11 Micromax Mn3O4, l Ít độc Tăng tỉ trọng Tấn 1.206,7 - 879,2 741,5 901,7
-
Versatrol Ít độc Kiểm soát HTHP
12 Tấn 17,8 - 13,5 12,4 14,6
HT FL 1,92
Ít độc
13 ONE MUL Tạo nhũ tương m 3
76,5 20,2 57,4 42,7 59,7
42,16
Ít độc
14 VG Plus Tăng độ nhớt Tấn 9,2 1,5 5,1 2,4 7,8
9,29
Ít độc m 3
15 Novatec S Tăng tỉ trọng 10,1 4,4 9,9 9,2 9,4
3,27
NOVATEC Ít độc Kiểm soát HTHP m3
16 7,0 2,2 5,9 4,8 5,8
F FL 3,13
Nguồn: Biendong POC, 2022

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-25


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

1.3.1.2 Hóa chất sử dụng trong giai đoạn khai thác


Các hóa chất sử dụng trong giai đoạn khai thác tại mỏ HT-MT được trình bày trong
bảng sau.
Bảng 1.9 Hóa chất sử dụng trong giai đoạn khai thác
Điều kiện Khả năng lưu trữ
Hóa chất Công dụng
lưu trữ WHP-HT1 WHP-MT1 PQP-HT
Chất chống tạo Điều kiện bình Chưa xác Khử nước có trong thể nhũ tương
30 ngày 30 ngày
nhũ thường định dầu thô
Loại có tính ăn mòn (loại cơ bản):
được sử dụng để duy trì giá trị pH
chính xác bên trong các hệ thống,
như hệ thống khử nước bằng
Chất chống ăn Điều kiện bình
30 ngày 30 ngày 14 ngày glycol.
mòn thường
Loại dung dịch dễ cháy (loại có
chứa methanol): được sử dụng để
ngăn ngừa sự ăn mòn bên trong các
thiết bị glycol bởi khí H2S và CO2.
Chất chống tạo
Giúp loại bỏ paraffin tích tụ bên
sáp (như chất điều Điều kiện bình
30 ngày 30 ngày 14 ngày trong thiết bị khai thác.
chỉnh lượng thường
paraffin)
Sử dụng để tăng tính chảy và hạ
Điều kiện bình
Chất hạ điểm chảy 30 ngày 30 ngày 14 ngày điểm chảy của dầu thô và dầu
thường
nặng.
Kiểm soát sự tích tụ của các
Metanol Ủ trong Nitơ 1,0 m3 1,0 m3 1,0 m3
hydrat trong hệ thống khai thác.
Chất diệt khuẩn được sử dụng
để bảo vệ chống lại sự xâm
Được cấp từ
Chất diệt khuẩn Điều kiện bình Chưa xác nhập của vi khuẩn và sự phát
giàn PQP- 14 ngày
(NaHCl) thường định triển của chúng trong các bể
HT
chứa nước biển hay hệ thống
cứu hỏa.
Sử dụng để điều chỉnh hay ngăn
Chỉ chứa Chỉ chứa
Chất chống đóng Điều kiện bình chặn sự đóng cặn trong đường
lượng dự lượng dự 14 ngày
cặn thường ống khai thác hay hệ thống hoàn
trữ trữ
thiện giếng.
Nguồn: Biendong POC, 2022

1.3.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu


❖ Trong giai đoạn khoan và cải hoán HTXLNKT

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-26


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 1.10 Số lượng phương tiện, nhiên liệu tiêu thụ cho giai đoạn khoan và cải
hoán
Nguồn hoạt Lượng tiêu thụ
Số lượng Số ngày (ngày) Tổng (tấn)
động (tấn/ngày)
Hoạt động khoan
Giàn khoan 1 1.004* 16 tấn DO/ngày 16.064
Tàu cung ứng/hỗ 28 tấn
2** 1.004* 28.112
trợ DO/ngày/tàu
Tàu hỗ trợ để
15 tấn
huy động và kết 1 112 1.680
DO/ngày/tàu
nối giàn khoan
Trực thăng 1,2 tấn/chuyến
1 1.004* 516
(2 chuyến/tuần) 3 chuyến/tuần
Làm sạch giếng
- 2 0,6 tấn/ngày 1,2
(đốt khí)
Hoạt động cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT
Tàu hỗ trợ 1 14 8 tấn DO/ngày 112
Ghi chú: * Bao gồm thời gian khoan giếng (892 ngày) và thời gian huy động, kết nối giàn khoan (112 ngày)
** Hai tàu sử dụng luân phiên nhau.

❖ Trong giai đoạn khai thác


Nhu cầu nhiên liệu cho giai đoạn khai thác (không thay đổi so với hoạt động khai thác
hiện hữu tại mỏ HT-MT:
- Lượng khí nhiên liệu cho giàn PQP-HT khoảng 95,112 tấn /ngày
- Lượng khí nhiên liệu cho FSO khoảng 16,95 tấn/ ngày
1.3.3 Nguồn cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện các giàn WHP-MT1, WHP-HT1 và PQP-HT được cung cấp từ
máy phát điện tuabin khí trên giàn PQP-HT công suất 11.800 kW.
Ngoài ra, 01 máy phát điện dự phòng công suất 600 kW trên giàn WHP-MT1 và 01
máy phát điện dự phòng công suất 1.600 kW trên giàn PQP-HT được sử dụng trong
trường hợp khẩn cấp cũng trên giàn PQP-HT.
1.3.4 Nguồn cung cấp nước
Nước ngọt cho giàn WHP-MT1 được cung cấp từ tàu dịch vụ. Trên giàn PQP-HT và
tàu FSO được trang bị một thiết bị sản xuất nước ngọt hoạt động dựa trên nguyên lý
thẩm thấu ngược sẽ cung cấp nước ngọt cho nhu cầu của nhân viên vận hành trên
giàn/tàu.
- Máy sản xuất nước ngọt trên giàn PQP-HT công suất 40,8m3/ngày.
- Máy sản xuất nước ngọt trên tàu FSO công suất 25m3/ngày.
Ngoài ra lượng nước ngọt còn được chứa trong các bồn được xem như là nguồn cung
cấp dự phòng. Các bồn chứa này có công suất chứa đủ cho nhu cầu của các nhân viên
trong thời gian ít nhất 7 ngày với lượng tiêu thụ của mỗi nhân viên là 250 lít/ngày.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-27


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

1.3.5 Sản phẩm của Dự án


Sản phẩm của dự án chính là lưu thể khai thác từ mỏ HT và MT. Đặc tính của lưu chất
khai thác của mỏ HT-MT được tóm tắt trong bảng sau.
Bảng 1.11 Thành phần lưu chất khai thác tại mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh
% mol
Thành phần
Mỏ Hải Thạch Mỏ Mộc Tinh
H2 Hydrogen 0,000 0,000
H2S Hydrogen Sulfide 0,000 0,000
CO2 Carbon dioxide 2,362 2,710
N2 Nitrogen 0,077 0,050
C1 Methane 81,932 86,995
C2 Ethane 5,176 3,989
C3 Propane 2,776 1,687
iC4 i-Butane 0,610 0,383
nC4 n-Butane 0,854 0,553
C5 neo-Pentane 0,005 0,004
iC5 i-Pentane 0,344 0,266
nC5 n-Pentane 0,299 0,220
C6 Hexanes 0,436 0,347
C7+ 5,131 2,795
Nguồn: Biendong POC 2022

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH

Quy trình kết nối và đưa các giếng mới vào khai thác
Sau khi hoàn thiện khoan, các giếng mới sẽ kết nối với hệ thống khai thác trên giàn
WHP-MT1, WHP-HT1 và tiến hành bắn mở vỉa, gọi dòng khai thác.
Quy trình vận hành khai thác
Sau khi được kết nối, lưu chất khai thác của các giếng mới sẽ được hòa chung với lưu
chất khai thác hiện hữu trên giàn WHP-MT1 và giàn WHP-HT1. Quy trình khai thác
của dự án không thay đổi so với quy trình khai thác hiện hữu của mỏ HT-MT, cụ thể
như sau:
Lưu chất khai thác (condensate, khí và nước) từ các giếng của mỏ Mộc Tinh được
tập trung tại cụm gom dòng khai thác lắp đặt trên giàn WHP-MT1 → kết hợp với lưu
chất khai thác từ các giếng của mỏ Hải Thạch. Sau đó, lưu chất khai thác của mỏ HT-MT
→ được đưa đến giàn PQP-HT để tách và xử lý:
Tại giàn PQP-HT, lưu chất khai thác được đưa đến bình tách 3 bậc để tách lưu chất khai
thác thành các dòng khí, nước khai thác và dòng condensate.
- Condensate ổn định và đưa về tàu FSO để lưu chứa và xuất bán.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-28


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

- Khí thu gom từ các bình tách được đưa đến hệ thống các máy nén khí và xử lý
khí để làm khí nhiên liệu, khí còn lại được xuất vào bờ theo hệ thống đường ống
Nam Côn Sơn hiện hữu.
- Nước khai thác được đưa đến hệ thống xử lý nước khai thác nhằm đảm bảo hàm
lượng dầu trong nước đã xử lý không vượt quá 40 mg/l trước khi thải xuống biển.
Quy trình vận hành khai thác tại mỏ HT - MT được thể hiện tại hình bên dưới.

Nước thải (Nước khai thác thải, nước nhiễm dầu,


nước thải sinh hoạt) và chất thải rắn từ hoạt động
vận hành FSO và sinh hoạt của nhân viên trên tàu

Nước thải sàn từ hoạt động FSO


vận hành WHP-HT1
Condensate
Lưu chất
HT1 Khí đồng hành Đường ống
WHP-HT1 PQP-HT Nam Côn Sơn
(PVGas quản lý)
Lưu chất
MT1
Lưu chất
khai thác

WHP-MT1 - Khí thải phát sinh từ các thiết bị, đuốc đốt
- Nước thải (Nước khai thác, nước thải sàn,
nước thải sinh hoạt) và chất thải rắn từ hoạt
động khai thác trên PQP-HT và sinh hoạt của
nhân viên trên giàn
- Nước thải sàn từ hoạt động
vận hành WHP-MT1
- Nước thải sinh hoạt chỉ phát
sinh từ hoạt động của công
nhân trong thời gian bảo
dưỡng giàn WHP-MT1

Hình 1.11 Quy trình vận hành khai thác mỏ HT-MT

1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

1.5.1 Hoạt động khoan giếng


Hoạt động khoan các giếng khoan mới của Dự án được tóm tắt như sau:

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-29


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Giàn khoan

Vận chuyển đến khu vực


khoan ngoài khơi

- Khí thải phát sinh từ


- Dung dịch hoạt động của giàn
khoan Khoan giếng khoan, tàu/sà lan dịch vụ
- Mùn khoan - Nước thải và chất thải
rắn phát sinh từ hoạt
động khoan và sinh hoạt
của công nhân
Chống ống
và trám xi măng

Khí thải phát sinh


Làm sạch giếng
từ hoạt động làm
sạch giếng

Hình 1.12 Sơ đồ quy trình khoan


1.5.1.1 Huy động giàn khoan
Giàn khoan được huy động và được kéo đến mỏ HT-MT để tiến hành khoan.
Giàn khoan sử dụng cho Dự án là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (semi-sub-TAD-
Semi-Submersible Tender Assisted Drilling Rig) tương tự như các hoạt động khoan
trước đây của Biendong POC tại Lô 05-2 & 05-3. Các đặc tính kỹ thuật của giàn khoan
như sau:
Bảng 1.12 Các thông số kỹ thuật chính của giàn khoan dự kiến
Thông số Đơn vị Loại/Giá trị
Loại giàn Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm
Phân hạng ABS +A1
Chứng chỉ IMO IMO MODU Code, SOLAS, Marpol
Hệ thống neo Neo 8 điểm cố định
Kích cỡ
Khối lượng (tàu nhẹ) tấn 11.595
Tổng chiều dài m 112

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-30


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thông số Đơn vị Loại/Giá trị


Tổng chiều rộng m 58
Nhiên liệu tiêu thụ thùng/ngày 180
Khu vực nhà ở người 160
Khả năng vận hành
Mực nước tối đa có thể hoạt động m 244 (tự neo)
Độ sâu hoạt động tối đa khi được
m 2,000 (dùng hệ thống dây neo đặt trước)
nâng cấp
Độ sâu giếng khoan m 9.144
Tốc độ di chuyển (được kéo) km/giờ 5,56
Khả năng lưu chứa
Nhiên liệu thùng 9.026
Nước uống thùng 6.544
3.400 thùng DD gốc, 210 m3 barite & bentonite,
Công suất chứa vật tư -
227 m3 xi măng
Điều kiện môi trường giới hạn cho hoạt động
1. Điều kiện vận hành ngoài khơi
Chiều cao sóng tối đa m 5
Tốc độ gió tối đa km/giờ 65
2. Trong điều kiện bão ngoài khơi
Chiều cao sóng tối đa m 8,5
Tốc độ gió tối đa km/giờ 100
Sân đáp trực thăng
Vị trí AFT – trên khu vực nhà ở
Sikorsky S61N, S92, Super-Puma AS332 L2,
Thiết kế cho loại trực thăng
MI-17
Hệ thống phát điện dự phòng
Số lượng máy 01
Loại CATERPILLAR 3512B DITA
Công suất tối đa kW 1.102
Tại vòng quay vòng/phút 1.200
Ghi chú: Các thông số kỹ thuật này có thể thay đổi theo hợp đồng thuê giàn khoan trong tương lai.

Các thiết bị có liên quan đến bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trên giàn khoan
được tóm tắt dưới đây:
➢ Hệ thống kiểm soát giếng
Hệ thống kiểm soát giếng bao gồm thiết bị chống phun trào (BOP), hệ thống chuyển
hướng và hệ thống “chặn và hủy” (choke-and-kill).
Chủ dự án (ký tên) Trang 1-31
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Trong trường hợp xảy ra sự cố phun trào, thiết bị chống phun trào được đóng lại để bít
chặt giếng khoan ngay tại bề mặt nhằm ngăn chặn dòng lưu chất phun trào từ giếng ra
ngoài và có thể điều khiển giếng hoạt động trở lại khi sự cố đã được kiểm soát.
➢ Hệ thống phát hiện khí và hỏa hoạn
Hệ thống phát hiện khí và lửa đã được thẩm định và chứng nhận. Giàn khoan được trang
bị các hệ thống phát hiện khí và lửa hoàn toàn độc lập. Những hệ thống này gồm hệ
thống giám sát H2S, hệ thống giám sát khí dễ cháy, thiết bị đo lượng khí nổ, các đầu dò
khí H2S, đầu dò CO2, thiết bị đo O2 và các đầu dò khói/lửa được lắp đặt tại các vị trí
quan trọng trên giàn khoan. Theo đó các thiết bị báo nguy của các khí / khói nói trên và
thiết bị dập lửa cũng được kết nối để xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.
➢ Hệ thống xử lý mùn khoan và tuần hoàn dung dịch khoan
Hệ thống xử lý mùn khoan và tuần hoàn dung dịch khoan được lắp đặt trên giàn khoan.
Hệ thống này bao gồm các thiết bị sau:
- Hệ thống sàng rung được sử dụng để loại bỏ mùn khoan có kích thước lớn ra
khỏi dung dịch khoan.
- Các thiết bị kiểm soát khác như thiết bị làm sạch dung dịch khoan, máy sấy khô,
máy ly tâm, … để loại bỏ các hạt mịn.
➢ Các thiết bị phòng chống ô nhiễm
Giàn khoan được trang bị thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt, thiết bị nghiền/thải bỏ chất
thải thực phẩm, và thiết bị tách nước nhiễm dầu để xử lý các chất thải phát sinh trong
suốt chiến dịch khoan. Tất cả các thiết bị chống ô nhiễm môi trường nêu trên đều tuân
thủ các tiêu chuẩn và quy định trong Công ước Quốc tế MARPOL.
1.5.1.2 Chương trình khoan
Theo kế hoạch, dự án thực hiện khoan 01 giếng tại khu vực Mộc Tinh và 05 giếng tại
khu vực Hải Thạch. Trong đó các loại thiết kế giếng khoan bao gồm:
- Giếng Miocene thượng tại khu vực Mộc Tinh: 05-3-MT-8P
- Giếng Miocene trung tại khu vực Hải Thạch: 05-2-HT-10P, 05-2-HT-11P,
05-2-HT-12P
- Giếng Miocene hạ tại khu vực Hải Thạch: 05-2-HT-14P, 05-2-HT-15P
Chương trình thiết kế các loại giếng khoan của dự án được trình bày trong bảng sau.

Bảng 1.13 Thiết kế các giếng khoan tại mỏ HT-MT


Độ sâu Độ sâu
Thân giếng Ống chống
thân giếng ống chống Xi măng Dung dịch khoan
(in.) (in.)
(m) (m)
Giếng Miocene thượng tại khu vực Mộc Tinh:

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-32


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Độ sâu Độ sâu
Thân giếng Ống chống
thân giếng ống chống Xi măng Dung dịch khoan
(in.) (in.)
(m) (m)
Ống định 311 30 311 N/A Nước biển & Chất
hướng 30 phụ gia có độ nhớt
cao
26 1.615 22 1.612 Vữa đầu: 12,0ppg DDK nền nước
Vữa cuối: 14,5ppg KCL / Polymer /
Gel mud)
16-1/2 3.937 13-5/8 3.934 Vữa đầu : 13,5ppg DDK nền không
Vữa cuối: 15,8ppg nước
12-1/4 4.682 10 x 10-3/4 4.680 Vữa đơn: 15,8ppg DDK nền không
nước
8-1/2 5.730 5-1/2 5.726 Vữa đơn: 17,0ppg DDK nền không
nước
Giếng Miocene trung tại khu vực Hải Thạch
Ống định 320 30 320 N/A Nước biển & Chất
hướng 30 phụ gia có độ nhớt
cao
26 1.372 22 1.370 Vữa đầu: 12,0ppg DDK nền nước
Vữa cuối: 14,5ppg KCL / Polymer /
Gel mud)
17-1/2 x 21- 3.078 18 3.075 Vữa đầu : 13,5ppg DDK nền không
1/2 Vữa cuối: 15,8ppg nước
16-1/2 3.607 13-5/8 3.604 Vữa đơn: 16,5ppg DDK nền không
nước
12-1/4 5.070 10 x 10-3/4 5.067 Vữa đơn: 17,5ppg DDK nền không
nước
8-1/2 5.890 5-1/2 5.885 Vữa đơn: 15,8ppg DDK nền không
nước
Giếng Miocene hạ tại khu vực Hải Thạch
Ống định 320 30 320 N/A Nước biển & Chất
hướng 30 phụ gia có độ nhớt
cao
26 1.418 22 1.415 Vữa đầu: 12,0ppg DDK nền nước
Vữa cuối: 14,5ppg KCL / Polymer /
Gel mud)
17-1/2 x 21- 3.862 18 3.859 Vữa đầu : 13,5ppg DDK nền không
1/2 Vữa cuối: 15,8ppg nước
16-1/2 4.415 13-5/8 4.412 Vữa đơn: 15,5ppg DDK nền không
nước
12-1/4 5.498 10 x 10-3/4 5.495 Vữa đơn: 15,8ppg DDK nền không
nước
8-1/2 6.288 5-1/2 6.286 Vữa đơn: 15,8ppg DDK nền không
nước
Nguồn: Biendong POC 2022

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-33


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

MT Miocene thượng HT Miocene trung HT Miocene hạ

Hình 1.13 Sơ đồ thiết kế giếng khoan mỏ HT-MT


1.5.1.3 Chương trình dung dịch khoan
Dự án sẽ sử dụng các dung dịch khoan đã sử dụng trước đây cho các giếng của mỏ HT-
MT như sau:
‒ Dung dịch khoan nền nước (hỗn hợp nước biển và dung dịch có độ nhớt cao hoặc
KCL-Polymer) sẽ được sử dụng để khoan rửa ống định hướng 30” và thân giếng bề
mặt 26” (chân ống chống 22” và bên trên).
‒ Dung dịch khoan nền không nước (Neoflo 1-58 hoặc hoặc dung dịch khoan nền
không nước khác đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn
khoan thải từ công trình dầu khí trên biển hiện hành) được sử dụng để khoan từ dưới
chân ống chống 22” đến hết độ sâu của giếng khoan.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-34


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Mùn khoan phát sinh từ quá trình khoan các đoạn thân giếng bằng DDK nền không
nước sẽ được xử lý bằng hệ thống kiểm soát mùn khoan để đảm bảo hàm lượng DDK
nền không nước bám dính trong mùn khoan thải không vượt quá 9,5% trọng lượng mùn
khoan như quy định hiện hành của QCVN 36:2010/BTNMT.
Các hóa chất trong dung dịch khoan sử dụng cho hoạt động khoan của dự án được trình
bày tại Bảng 1.8 ở trên. Lượng dung dịch khoan nền nước và mùn khoan (nền nước và
nền không nước) thải bỏ từ hoạt động khoan các giếng của dự án được trình bày trong
bảng bên dưới.
Bảng 1.14 Ước tính lượng dung dịch khoan và mùn khoan thải bỏ từ hoạt động khoan
các giếng của dự án
Lượng mùn Lượng DDK
Lượng mùn
Lượng DDK khoan nền khoan nền
khoan nền
TT Giếng khoan nền nước không nước thải không nước bám
nước thải bỏ
thải bỏ (tấn) bỏ (tấn) dính trong mùn
(tấn)
khoan (tấn)
1 MT-8P 1.570 1.160 1.079 68,21
2 HT-14P 1.287 975 1.975 107,26
3 HT-10P 1.325 921 623 38,82
4 HT-11P 1.247 936 1.595 89,77
5 HT-12P 1.265 953 1.235 68,68
6 HT-15P 1.355 1.040 1.998 109,09

1.5.1.4 Chương trình ống chống


Bảng 1.15 Chương trình ống chống
Đường kính ống
Đường kính ống chống (in)
chống (in)
Thân
Áp suất Áp suất
giếng Trọng Mở
nổ - sụp -
(in) Ngoài Ngoài lượng Loại vữa Conn rộng
Burst Collape
(ppf) (kips)
(psi) (psi)
Giếng Miocene thượng tại khu vực Mộc Tinh

Ống định Merlin


30 27 456 X56 4900 4090 7000
hướng HDEF

Merlin
26 22 20 224 X80 6000 3870 4288
HDIF

Vam
16-1/2 13-5/8 12,375 88,2 Q125 10030 4800 2025
Top

Vam
10 9,394 73,2 SM125S 13670 10810 2105
SLIJ-II
12-1/4
Vam
10-3/4 8,624 68,7 SM125S 15050 13370 2009
SLIJ-II

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-35


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Đường kính ống


Đường kính ống chống (in)
chống (in)
Thân
Áp suất Áp suất
giếng Trọng Mở
nổ - sụp -
(in) Ngoài Ngoài lượng Loại vữa Conn rộng
Burst Collape
(ppf) (kips)
(psi) (psi)
SM13CRS- Vam
8-1/2 5-1/2 4,376 29,7 19670 20180 760
110 SLIJ-II

Giếng Miocene trung và Miocene hạ tại khu vực Hải Thạch

Ống định Merlin


30 27 456 X56 4900 4090 7000
hướng HDEF

Merlin
26 22 20 224 X80 6000 3870 4288
HDIF

17-1/2 x Hydril
18 16,75 117 P110 6680 2110 2331
21-1/2 511

Vam
16-1/2 13-5/8 12,375 88,2 Q125 10030 4800 2025
Top

Vam
10 9,394 73,2 SM125S 13670 10810 2105
SLIJ-II
12-1/4
Vam
10-3/4 8,624 68,7 SM125S 15050 13370 2009
SLIJ-II

SM13CRS- Vam
8-1/2 5-1/2 4,376 29,7 19670 20180 760
110 SLIJ-II
Nguồn: Biendong POC 2022

1.5.1.5 Chương trình trám xi măng


Bảng 1.16 Thông số chương trình trám xi măng
Thân Độ sâu thân Độ sâu Độ sâu đế
Tỷ trọng / loại xi Độ giãn Đỉnh trám
giếng giếng ống chống ống chống
măng nở (%) xi măng (m)
(in) (m) (m) (m)
Giếng Miocene thượng tại khu vực Mộc Tinh
Ống 311 30 Đáy biển - - -
định 157
hướng
30
26 1615 22 311 Vữa đầu: 12,0ppg 50% Trám đến
Vữa cuối: đáy biển
14,5ppg
16-1/2 3937 13-5/8 1612 Vữa đầu : 13,5ppg 20% Trám đến
Vữa cuối: 150m trên
15,8ppg chân ống
chống trước

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-36


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thân Độ sâu thân Độ sâu Độ sâu đế


Tỷ trọng / loại xi Độ giãn Đỉnh trám
giếng giếng ống chống ống chống
măng nở (%) xi măng (m)
(in) (m) (m) (m)
12-1/4 4682 10 x 10-3/4 3934 Vữa đơn: 15,8ppg 20% Trám đến
150m trên
chân ống
chống trước
8-1/2 5730 5-1/2 4680 Vữa đơn: 17,0ppg 20% Trám đến
150m trên
chân ống
chống trước
Giếng Miocene trung tại khu vực Hải Thạch
Ống 320 30 Đáy biển - - -
định 176m
hướng
30
26 1372 22 320 Vữa đầu: 12,0ppg 50% Trám đến
Vữa cuối: đáy biển
14,5ppg
17-1/2 x 3078 18 1370 Vữa đầu : 13,5ppg 15% Trám đến
21-1/2 Vữa cuối: 150m trên
15,8ppg chân ống
chống trước
16-1/2 3607 13-5/8 3075 Vữa đơn: 16,5ppg 20% Trám đến
150m trên
chân ống
chống trước
12-1/4 5070 10 x 10-3/4 3604 Vữa đơn: 17,5ppg 20% Trám đến
~300m trên
chân ống
chống trước
8-1/2 5890 5-1/2 5067 Vữa đơn: 15,8ppg 20% Trám đến
150m trên
chân ống
chống trước
Giếng Miocene trung tại khu vực Hải Thạch
Ống 320 30 Đáy biển - - -
định 176m
hướng
30
26 1418 22 320 Vữa đầu: 12,0ppg 50% Trám đến
Vữa cuối: đáy biển
14,5ppg
17-1/2 x 3862 18 1415 Vữa đầu : 13,5ppg 15% Trám đến
21-1/2 Vữa cuối: 150m trên
15,8ppg chân ống
chống trước
16-1/2 4415 13-5/8 3859 Vữa đơn: 15,5ppg 20% Trám đến
150m trên

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-37


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thân Độ sâu thân Độ sâu Độ sâu đế


Tỷ trọng / loại xi Độ giãn Đỉnh trám
giếng giếng ống chống ống chống
măng nở (%) xi măng (m)
(in) (m) (m) (m)
chân ống
chống trước
12-1/4 5498 10 x 10-3/4 4412 Vữa đơn: 15,8ppg 20% Trám đến
~300m trên
chân ống
chống trước
8-1/2 6288 5-1/2 5495 Vữa đơn: 15,8ppg 20% Trám đến
150m trên
chân ống
chống trước
Nguồn: Biendong POC 2022

1.5.1.6 Làm sạch giếng

Sau khi hoàn tất công tác hoàn thiện và kết nối, các giếng khoan sẽ được làm sạch giếng.
Quy trình bao gồm lắp đặt thiết bị và bắn mở vỉa (~ 20 ngày), gọi dòng bằng thiết bị thả
ống mềm (Coiled tubing units-CTU) & Nitơ và làm sạch giếng (~ 20 ngày) bằng cách
đốt condensate/khí. Chi tiết lượng condensate/khí đốt làm sạch giếng được trình bày
trong Bảng 1.10.
1.5.2 Hoạt động cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT
Hoạt động cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT được mô tả tại
Mục 1.2.2.2 ở trên.

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN
DỰ ÁN

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án


Các mốc chính của Dự án được trình bày tại bảng sau.
Bảng 1.17 Các mốc tiến độ chính của Dự án
Thời gian
Stt Mốc hoạt động Bắt đầu
thực hiện
Hoạt động khoan 1.004 ngày 7/2025
Huy động giàn khoan đến khu vực giàn WHP-
1 30 ngày 7/2025
MT1
2 Kết nối giàn khoan với giàn WHP-MT1 15 ngày 8/2025
3 Khoan giếng MT-8P 116 ngày 9/2025
4 Dỡ kết nối giữa giàn khoan với giàn WHP-MT1 10 ngày 12/2025
Di chuyển giàn khoan đến khu vực giàn WHP-
5 02 ngày 01/2026
HT1
6 Kết nối giàn khoan với giàn WHP-HT1 15 ngày 01/2026
7 Khoan giếng 05 giếng tại khu vực Hải Thạch 776 ngày 01/2026
8 Dỡ kết nối giữa giàn khoan với giàn WHP-HT1 10 ngày 03/2028

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-38


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thời gian
Stt Mốc hoạt động Bắt đầu
thực hiện
9 Kết thúc huy động giàn khoan 30 ngày 03/2028
Nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
14 ngày 06/2023
trên giàn PQP-HT
Ghi chú: Tiến độ khoan phụ thuộc vào sự phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ của Cơ quan Chức năng.

1.6.2 Tổng mức đầu tư dự kiến


Tổng chi phí đầu tư cho của Dự án là 15.839,1 tỷ đồng (~ 667,19 triệu USD), trong đó:
- Chi phí cho hoạt động khoan giếng: 15.834,6 tỷ đồng (~ 677 triệu USD)
- Chi phí cho cải hoán hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT: 4,5 tỷ
đồng (~190.000 USD )
Chi phí bảo vệ môi trường phục vụ cho Dự án được tóm tắt trong bảng bên dưới:
Bảng 1.18 Ước tính kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường cho Dự án

Tổng ngân sách của dự án


Hạng mục
USD Tỷ VNĐ
Chi phí thuê thiết bị và chuyên gia xử lý ly tâm,
làm sạch mùn khoan thải (Centrifuge & Cutting Đã bao gồm trong HĐ thuê giàn khoan
Dryer)
Chi phí giám sát hàm lượng dầu trong mùn
20.000 0, 47
khoan thải (Oil in cutting)
Đã có HĐ liên tục với đơn vị cung cấp
Chi phí cho dịch vụ ứng cứu tràn dầu
dịch vụ
Chi phí giám sát môi trường định kỳ 3 năm/lần 165.000 3,91
Chi phí giám sát nước thải tại nguồn và phí bảo
20.000 0,47
vệ môi trường đối với nước khai thác thải
Chi phí xử lý CTNH phát sinh từ hoạt động
khoan bao gồm cả chi phí xử lý bùn khoan thải 40.000 0,95
chứa SOBM
Tổng cộng 245.000 5,80
Ghi ghú: - Tỷ giá quy đổi 1 USD = 23.740 VNĐ.

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án


Bên cạnh số nhân viên BIENDONG POC công tác thường xuyên tại văn phòng tại
Thành phố Hồ Chí Minh, dự tính nguồn nhân lực làm việc ngoài khơi trong từng giai
đoạn thực hiện của Dự án bao gồm:

− Giai đoạn khoan và cải hoán:

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-39


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

+ Giàn khoan: 140 người;


+ Tàu cung ứng/hỗ trợ: 2 tàu x 20 người/tàu.
+ Tàu hỗ trợ huy động/di chuyển giàn khoan: 1 tàu x 20 người/tàu
+ Tàu hỗ trợ cải hoán hệ thống xử lý khai thác trên giàn PQP-HT: 1 tàu x 20
người/tàu
− Giai đoạn khai thác: Hoạt động kết nối vào khai thác các giếng mới thuộc Dự án
sẽ không phát sinh thêm yêu cầu về nhân lực vận hành và bảo trì mỏ HT-MT: 95
người (trong đó 30 người làm việc trên giàn PQP-HT, 45 người làm việc trên tàu
FSO và 20 người làm việc tạm thời trên giàn WHP-MT1 trong thời gian bảo dưỡng,
sữa chữa giàn).
Tất cả nhân viên của BIENDONG POC làm việc trong bờ và ngoài khơi đều được đào
tạo theo các yêu cầu của Hệ thống quản lý ATSKMT . BIENDONG POC có phòng
ATSKMT chuyên trách về công tác ATSKMT với đội ngũ có kinh nghiệm nhằm quản
lý, thực hiện, và giám sát các kế hoạch ATSKMT cho Dự án. Ngoài ra, tại mỗi phương
tiện làm việc đều có các nhân viên phụ trách ATSKMT chịu trách nhiệm thực hiện các
yêu cầu ATSKMT cả trong trường hợp bình thường và khẩn cấp.
Với phương thức tổ chức như trên, BIENDONG POC bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu
cầu về luật pháp, tiêu chuẩn, chính sách và các yêu cầu khác của Việt Nam, công ước
thế giới về ATSKMT kết hợp với các hoạt động thương mại của BIENDONG POC.

Chủ dự án (ký tên) Trang 1-40


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,


KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN

Để làm cơ sở cho đánh giá tác động môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu và
quản lý/giám sát môi trường, chương này sẽ đề cập chi tiết các thông tin về điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự
án theo đúng hướng dẫn của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư
02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Điều kiện tự nhiên: Đặc điểm địa hình và địa chất đáy biển, khí tượng thủy văn và
các hiện tượng thiên tai đặc biệt.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Đặc điểm tuyến hàng hải, hoạt động đánh bắt và hiện trạng
các công trình dầu khí tại khu vực dự án và vùng phụ cận có khả năng ảnh hưởng do
hoạt động triển khai dự án bình thường. Ngoài ra, trong phần này sẽ trình bày tóm
tắt các hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch và các khu bảo tồn/các khu
vực nhạy cảm của các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi có khả
năng bị ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.
- Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Chất lượng nước biển, chất lượng trầm
tích biển, đa dạng quần xã động vật đáy, hiện trạng các ngư trường, hiện trạng nguồn
lợi sinh học và các loài sinh vật quý hiếm cần được bảo vệ.

2.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực dự án


2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
Mỏ HT-MT nằm trong vùng biển ngoài khơi Đông Nam Việt Nam, thuộc Lô 05-2 &
05-3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn, các mỏ này nằm cách nhau khoảng 20 km, cách
Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 330 km về phía Đông Nam, cách các đảo Phú Quý, Côn
Đảo lần lượt 277 km và 260 km. Độ sâu mực nước biển dao động từ 118 m tại khu vực
mỏ Mộc Tinh đến 135 m tại khu vực mỏ Hải Thạch.
Vị trí Dự án Phát triển mỏ HT-MT và khoảng cách đến các khu vực lân cận được thể
hiện trong Hình 2.1.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.1 Vị trí dự án mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh


2.1.1.1.1 Đặc điểm địa hình đáy biển
Địa hình đáy biển khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn nhìn chung bằng phẳng với một hệ
thống kênh và các ụ sét. Hình thái đáy biển thuộc loại đồng bằng tích tụ, bị mài mòn và
chia cắt rõ rệt. Khoảng 71% diện tích đáy biển bằng phẳng, 11% diện tích gồ ghề và
18% diện tích rất gồ ghề. đặc điểm địa hình khu vực dự án và vùng phụ cận được thể
hiện trong Hình 2.2.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.2 Độ sâu đáy biển khu vực dự án


2.1.1.1.2 Đặc điểm địa chất đáy biển
Bồn trũng Nam Côn Sơn thuộc thềm lục địa Việt Nam. Các vỉa khai thác chính thuộc
hệ tầng Miocene Thượng, Trung và Hạ trong chuỗi phân vị địa tầng. Trầm tích của các
vỉa chứa này khác nhau, từ tầng đá trầm tích nước sâu trong tập Miocene Thượng đến
hệ thống châu thổ thuộc tập Miocene Hạ. Địa tầng của mỏ Hải Thạch và mỏ Mộc Tinh
được tổng hợp từ các nghiên cứu địa tầng khu vực khác nhau và được hiệu chỉnh từ các
giếng thăm dò, phát triển khác nhau trong khu vực lô 05-2 và 05-3, được minh họa trên
Cột địa tầng của khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn được trình bày trong Hình 2.3.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-3


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển điều chỉnh mỏ HT-MT Lô 05-1 và 05-3 [1].
Hình 2.3 Bản đồ cột địa tầng khu vực HT-MT
2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Vị trí mỏ HT-MT nằm gần trạm quan trắc khí tượng hải văn Huyền Trân, cách trạm
Huyền Trân khoảng 190km. Do đó, trạm khí tượng này sẽ được sử dụng để mô tả đặc
điểm khí tượng thủy văn của khu vực dự án.
2.1.1.2.1 Gió
Khu vực nghiên cứu có hai (02) mùa gió: mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. Mùa
gió Đông Bắc thường kéo dài từ tháng 11 cho tới tháng 4 năm sau. Mùa gió Tây Nam
kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Thời điểm tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ chuyển mùa.
Tốc độ gió mạnh nhất trung bình tháng trong giai đoạn 2017 – 2021 dao động từ 11 m/s
đến 34 m/s. Thống kê về hướng gió và tốc độ gió theo tháng của khu vực dự án được
đo tại các trạm Huyền Trân giai đoạn các năm 2017 – 2021 được trình bày tóm tắt trong
Hình 2.4 và Bảng 2.1.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-4


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
Hình 2.4 Thống kê tốc độ gió lớn nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân

Bảng 2.1 Thống kê hướng gió tương ứng tại trạm khí tượng Huyền Trân
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2017 ĐB ĐB ĐB ĐB Đ TTB TB T T BĐB Đ BTB
2018 ĐB ĐB ĐB ĐB Đ T T T T ĐĐN ĐĐN B
2019 ĐB ĐĐB ĐĐB ĐĐN T T T TTN T Đ ĐB BĐB
2020 ĐB ĐĐB ĐB ĐB B ĐĐN T T T TTN ĐB ĐB
2021 ĐB ĐB BĐB ĐĐB TTN TTN T TTN TTN WSW ĐĐN ĐB

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
2.1.1.2.2 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình tháng ghi nhận được tại trạm khí tượng Huyền Trân giai
đoạn 2017 – 2021 không chênh lệch lớn giữa các tháng và các năm, nằm trong khoảng
từ 25,6°C đến 29,8°C. Tháng 4, 5 là những tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất. Thống
kê nhiệt độ không khí đo tại trạm Huyền Trân giai đoạn 2017 – 2021 được tóm tắt trong
Hình 2.5.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-5


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
Hình 2.5 Thống kê nhiệt độ không khí tại trạm khí tượng Huyền Trân
2.1.1.2.3 Độ ẩm không khí
Khu vực Dự án có độ ẩm không khí tương đối cao. Độ ẩm tương đối trung bình tháng
ghi nhận tại trạm khí tượng Huyền Trân trong giai đoạn 2017 – 2021 dao động không
nhiều trong khoảng từ 74,2% đến 87%. Độ ẩm trung bình trong khu vực nghiên cứu
theo tháng giai đoạn 2017 – 2021 được thể hiện trong Hình 2.6.

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
Hình 2.6 Thống kê độ ẩm không khí tại trạm khí tượng Huyền Trân
2.1.1.2.4 Lượng mưa
Lượng mưa theo tháng trong các năm 2017 – 2021 có xu hướng tập trung vào 6 tháng
cuối năm, đạt mức cao nhất là 512,1 mm (tháng 12/2018). Số liệu thống kê về mưa ghi
nhận tại trạm Huyền Trân năm 2017 – 2021 được liệt kê trong Hình 2.7.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-6


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
Hình 2.7 Thống kê tổng lượng mưa tại trạm khí tượng Huyền Trân
2.1.1.2.5 Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo thống kê trong giai đoạn 2018 đến cuối năm 2021, bão và áp thấp nhiệt đới
(ATNĐ) trong khu vực biển Đông thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau với
diễn biến khá phức tạp. Số lượng các cơn bão ảnh hưởng đến biển Đông có xu hướng
tăng trong thời gian từ 2018 đến 2021, sức gió mạnh nhất gần tâm bão dao động từ cấp
6 đến cấp 12 theo phân loại thang sức gió Beaufort hay nhỏ hơn cấp 2 theo phân loại
thang bão Saffir-Simpson. Bản đồ đường đi các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực biển
Đông giai đoạn 2018 đến 2021 được thể hiện như Hình 2.8.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-7


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Trung tâm Cảnh báo bão liên hợp, 2022 [3].
Hình 2.8 Bản đồ đường đi của các cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực biển
Đông trong giai đoạn 2018 – 2021

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-8


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Số liệu thống kê các cơn bão và áp thấp nhiệt đới có thể ảnh hưởng đến khu vực dự án và
vùng biển Đông Nam biển Đông giai đoạn 2018 – 2021 được tóm tắt trong Bảng 2.2
Thống kê các cơn bão và ATNĐ trên vùng biển Đông Nam Việt Nam .
Bảng 2.2 Thống kê các cơn bão và ATNĐ trên vùng biển Đông Nam Việt Nam
Thời gian Cấp bão
Stt Vùng bờ biển Tên cơn bão
xuất hiện (thang sức gió Beaufort)
1. Đà Nẵng - Khánh Hòa 04/01/2018 Bolaven (Agaton) Cấp 8 (65 km/h)
2. Chưa vào đất liền 16/02/2018 Sanba (Basyang) Cấp 8 (65 km/h)
3. Trung và Nam Trung bộ 09/06/2018 Ewiniar Cấp 8 (65 km/h)
4. Nam Trung Bộ 18/11/2018 Toraji Cấp 8 (65 km/h)
5. Nam Bộ 26/11/2018 Usagi (Samuel) Cấp 10 (120 km/)
Quần đảo Trường Sa, Pabuk
6. 01/01/2019 Cấp 9 (85 km/giờ)
Nam Bộ (cơn bão số 1)
7. Bình Định - Phú Yên 28/10/2019 Bulbul-Matmo (số 5) Cấp 9 (95 km/giờ)
8. Phú Yên - Khánh Hòa 05/11/2019 Nakri (số 6) Cấp 10 (120 km/giờ)
9. Nam Biển Đông 03/12/2019 Kammuri (số 7) Cấp 12 (165 km/giờ)
Bão Goni
10. Bình Thuận - Cà Mau 1/11/2020 Cấp 11 (100-115 km/h)
(cơn bão số 10)

Bão Etau (Tonyo) -


11. Bình Định - Ninh Thuận 7/11/2020 Cấp 9 (83km/h)
Bão số 12

Bão Krovanh
12. Nam Biển Đông 21/12/2020 Cấp 8 (60-75km/h)
Bão số 14
13. Nam Trung Bộ 23/09/2021 Bão Dianmu (bão số 6) Cấp 8 (65 km/h)
14. Nam Trung Bộ 21/12/2021 Bão Rai (bão số 9) Cấp 14-15 (165 km/h)

Nguồn: Trung tâm Cảnh báo bão liên hợp, 2022 [3].
Hàng năm, khu vực biển Đông chịu ảnh hưởng khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt
đới (ATNĐ) hoạt động. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau. Khu vực
dự án nhìn chung ít chịu ảnh trực tiếp của bão nhưng vẫn chịu tác động gián tiếp của
sóng to, gió lớn có thể làm chìm và hư hỏng tàu thuyền .
2.1.1.3 Điều kiện thủy văn, hải văn
2.1.1.3.1 Chế độ thủy triều
Thủy triều vùng biển Đông Nam Việt Nam thiên về nhật triều không đều. Đặc tính nhật
triều không đều yếu dần và đặc tính bán nhật triều không đều tăng dần khi đi gần vào
bờ. Số liệu thống kê mực nước triều trung bình tháng các năm 2017 – 2021 tại trạm
Huyền Trân được trình bày trong các hình bên dưới.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-9


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
Hình 2.9 Thống kê mực nước cao nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
Hình 2.10 Thống kê mực nước thấp nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân
2.1.1.3.2 Dòng chảy
Theo tài liệu “Đặc điểm khí tượng thuỷ văn ngoài khơi từ Đà Nẵng tới Kiên Giang” (Lê
Thị Xuân Lan, 10/2004), dòng chảy quan sát được trong khu vực dự án là sự kết hợp
của dòng triều dưới tác dụng của gió. Dòng chảy quan sát được trong khu vực dự án là
sự kết hợp của dòng triều dưới tác dụng của gió. Gió mùa Đông Bắc thường mạnh hơn
và ảnh hưởng lên dòng chảy lớn hơn gió mùa Tây Nam. Trong thời kỳ giao mùa, dòng
chảy thường yếu và luôn thay đổi hướng.
 Mùa gió Đông Bắc, dòng chảy di chuyển dọc bờ biển theo hướng Đông Bắc đến
Tây Nam. Khu vực từ phía Bắc xuống Phan Thiết, dòng chảy có vận tốc cao,
trung bình là 40 cm/s, cực trị đạt 60 cm/s. Từ Nam Phan Thiết xuống Vũng Tàu,

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-10


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

dòng chảy yếu hơn với vận tốc trung bình 15 cm/s, cực trị đạt 30 cm/s.
 Mùa gió Tây Nam, dòng chảy từ mũi Đại Lãnh đến mũi Cà Ná có khuynh hướng
Tây Nam - Đông Bắc, sau khi di chuyển dọc bờ biển về mũi Cà Ná, chúng sẽ hội
tụ với những dòng khác từ phương Nam lên hướng Bắc, sự biến dòng xảy ra, kết
quả các dòng chảy thoát xa khỏi bờ biển và hợp với dòng hoàn lưu chung của
khu vực biển Đông.
Hình 2.11 bên dưới miêu tả sơ đồ dòng chảy chủ đạo của Biển Đông theo chế độ gió
mùa. Có thể thấy rằng vùng biển nơi đây có hoàn lưu biển khá phức tạp với xu hướng
hình thành các vòng xoáy quy mô lớn với hướng chảy chủ đạo khác nhau theo mùa.

Hình 2.11 Sơ đồ dòng chảy chủ đạo trên Biển Đông


(Trái: Gió mùa Đông Bắc, phải: gió mùa Tây Nam)
2.1.1.3.3 Sóng
Số liệu thống kê các thông số về sóng tại trạm Huyền Trân giai đoạn 2017 – 2021 cho
thấy sóng cao nhất tại trạm Huyền Trân có độ cao dao động trong khoảng 1,2 – 8,0 m.
Sóng có hướng Đông Bắc và Tây Nam với thời điểm xuất hiện gần trùng với hướng gió
mùa. Số liệu thống kê độ cao và hướng sóng được trình bày trong hình sau.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-11


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2022 [2]
Hình 2.12 Thống kê độ cao sóng cao nhất tại trạm khí tượng Huyền Trân
2.1.1.4 Các hiện tượng thiên tai đặc biệt
2.1.1.4.1 Động đất
Việt Nam nằm gần vành đai động đất lớn của thế giới - vành đai động đất Thái Bình
Dương. Tuy Việt Nam không phải là nơi có động đất mạnh nhất trong vành đai này
nhưng những ảnh hưởng do động đất gây ra cũng không nhỏ.
Kết quả của các nghiên cứu địa vật lý đã chỉ ra rằng vùng biển Việt Nam mặc dù nằm
trong vùng kiến tạo Sunda tương đối ổn định, song mức độ phân loại động đất lại thuộc
vùng có mức động đất mạnh 6 độ Richter. Từ Phan Rang đến Cà Mau có một vùng núi
lửa và chấn tâm động đất phân bố dọc theo hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam với
độ sâu tâm chấn khoảng 10-30 km, cường độ khoảng 5 độ Richter. Bản đồ các chấn tâm
động đất tại Việt Nam và khu vực phụ cận được thể hiện như Hình 2.13.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-12


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: Tập bản đồ xác suất nguy hiểm động đất Việt Nam và Biển Đông [4].
Hình 2.13 Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam và Biển Đông

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-13


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 2.3 Thống kê các trận động đất cho khu vực biển Đông Việt Nam giai đoạn
từ 2017 đến cuối 2021
Thời gian Độ sâu Độ lớn
Ngày Vĩ độ Kinh độ Vị trí
(GMT) (km) (Richter)
Ngoài khơi Quảng Trị,
22/8/2017 08:39:00 17,22 108,06 12 2,8
cách đất liền 90 km
Ngoài khơi Phú Yên, cách
27/9/2017 22:25:25 12,75 110,26 10 2,8
đất liền khoảng 90 km
22/10/2018 03:42:1 18,292 106,154 8 2,3 Ngoài khơi Hà Tĩnh

31/08/2019 13:48:00 19,864 106,329 8,5 2,8 Ngoài khơi tỉnh Nam Định
Ngoài khơi tỉnh Bình
14/07/2020 23:31:54 10,398 108,295 10 4,0
Thuận
Ngoài khơi tỉnh Quảng
02/09/2020 15:42:30 20,819 107,572 20 2,5
Ninh
06/11/2020 23:24:49 20,214 106,987 8,1 3,3 Ngoài khơi tỉnh Thái Bình

19/06/2021 11:40:28 19,829 107,425 10 3,3 Ngoài khơi tỉnh Nam Định
Ngoài khơi tỉnh Quảng
21/08/2021 16:18:43 17,872 106,808 8 3,0
Bình
07/09/2021 15:42:09 18,850 106,034 8,2 3,0 Ngoài khơi tỉnh Nghệ An
Ngoài khơi tỉnh Thanh
03/10/2021 01:22:57 19,680 106,829 8 2,9
Hóa
Nguồn: Viện vật lý Địa cầu – Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, 2021 [5].
Thực tế, theo thống kê của Viện Vật lý Địa cầu, trong giai đoạn từ năm 2017 đến cuối
năm 2021, ghi nhận được 11 trận động đất xảy ra trên biển Đông (Bảng 2.3). Hầu hết
các trận động đất này có tâm chấn nằm cách xa khu vực dự án, có cường độ yếu, không
có khả năng gây ra sóng thần và không gây ra thiệt hại cho tàu thuyền và các công trình
ven biển.
2.1.1.4.2 Sóng thần
Sóng thần thường xuất hiện do các trận động đất ngoài khơi (tùy theo mức độ động đất).
Theo các tài liệu địa chất, Việt Nam nằm ở phần rìa Đông Nam của mảng Âu Á, giữa
mảng thúc trồi Ấn Độ, mảng giãn tách Philippines và mảng châu Úc. Tuy vậy, lãnh thổ
nước ta lại thuộc khu vực kiến tạo Sunda tương đối ổn định, mặt khác tuy nằm ở rìa
Đông Nam, nhưng lại được kiến tạo từ các móng vững chắc liên kết trên một thể thống
nhất của địa khối Kon Tum và hệ thống núi Hoàng Liên Sơn, do đó khả năng xảy ra
động đất ở nước ta ít hơn so với một số nước trong khu vực, vì thế nguy cơ sóng thần
cũng ít dần. Đối với bờ biển Việt Nam trong khu vực Biển Đông, vùng nguồn Máng
biển Manila Bắc (phía Đông Biển Đông) được coi là vùng nguồn sóng thần nguy hiểm
nhất, những trận động đất mạnh có khả năng làm xuất hiện sóng thần.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-14


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Theo kịch bản đặt ra của Viện Khoa học Công nghệ, nếu một trận động đất cường độ
7,0 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila (siêu đứt gãy Manila) - được
đánh giá có xác suất xảy ra rất lớn - thì có thể tạo nên sóng thần cao 1 m ở khu vực dự
án sau 3-4 giờ (Hình 2.14).

Nguồn: Viện vật lý Địa cầu [6].


Hình 2.14 Thời gian lan truyền sóng thần (giờ) theo kịch bản động đất 7 độ
Richter xảy ra tại đới hút chìm Manila
Tóm lại, nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam là hiện hữu do đó cần phải được
quan tâm và đưa vào đánh giá. Tuy nhiên chu kỳ động đất gây sóng thần lên đến trên
300 năm một lần, đồng thời, khả năng gây nguy hiểm đến khu vực nghiên cứu và đất
liền không lớn, nên các nghiên cứu đánh giá hiện nay cũng chỉ đưa ra ở mức dự báo và
đề phòng.
2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực dự án
Khu vực mỏ HT-MT thuộc Lô 05-2 & 05-3 ngoài khơi vùng biển Đông Nam Bộ. Trong
trường hợp hoạt động bình thường thì hầu như các hoạt động khai thác chỉ ảnh hưởng
môi trường kinh tế - xã hội xung quanh khu vực khai thác. Tuy nhiên, trong trường hợp
có sự cố tràn dầu xảy ra, các hoạt động kinh tế – xã hội của các tỉnh ven biển từ Khánh

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-15


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hòa đến mũi Cà Mau có thể bị ảnh hưởng, trong đó đặc biệt quan tâm đến vùng ven
biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Tp. Vũng Tàu, nơi có xác suất bị ảnh hưởng do sự cố
tràn dầu lớn nhất. Do đó, phần này sẽ trình bày các hoạt động kinh tế và xã hội có khả
năng bị ảnh hưởng do sự cố tràn dầu (nếu có) bao gồm hoạt động ngư nghiệp, khai thác
dầu khí, hàng hải, diêm nghiệp và du lịch.
2.1.2.1 Hoạt động ngư nghiệp
2.1.2.1.1 Nuôi trồng thủy sản
Hầu hết các tỉnh ven biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau đều phát triển hoạt động nuôi
trồng thủy sản ven biển, bao gồm nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cua, nghêu, sò, cá
biển,…. Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh
ven biển. Hình thức nuôi rất đa dạng bao gồm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán
thâm canh và thâm canh. Ngoài ra còn có nuôi cá lồng bè xuất khẩu (cá bớp, cá chim,
cá mú…) trên sông, nuôi hào, nuôi tôm sú, cua, ghẹ trong các ao đầm nhân tạo dọc theo
các sông và xen kẽ trong các rừng ngập mặn.
Số liệu thống kê diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của các tỉnh từ Khánh Hòa
đến Cà Mau được trình bày trong bảng sau.
Bảng 2.4 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ven biển
Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (tấn)
Tỉnh
2018 2019 2020 2021 2018 2019 2020 2021
Khánh Hòa 3,9 4,0 5,6 3,8 9.843 11.492 15.679 15.435
Ninh Thuận 1,2 1,1 1,0 1,0 10.195 10.790 10.307 9.740
Bình Thuận 3,0 3,0 2,8 2,7 13.890 14.180 12.059 12.192
BR–VT 6,9 6,8 6,8 6,7 16.809 17.966 18.836 19.793
TP.HCM 7,3 6,9 7,1 7,0 39.716 42.319 42.687 38.278
Tiền Giang 15,1 15,9 14,9 13,3 168.682 153.276 199.700 210.257
Bến Tre 45,4 45,9 38,0 37,1 271.044 284.371 281.006 280.723
Trà Vinh 32,5 36,0 41,5 40,4 122.386 138.795 152.927 151.201
Sóc Trăng 77,9 78,9 76,3 72,3 187.752 233.524 242.308 255.757
Bạc Liêu 138,9 140,5 140,5 144,5 221.258 237.860 253.681 269.285
Cà Mau 302,4 305,0 285,5 287,0 326.070 333.650 348.340 368.154
Nguồn: Niên giám thống kê cả nước năm 2021 [7].
2.1.2.1.2 Đánh bắt hải sản
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thủy sản, tổng sản lượng khai thác của cả nước năm
2021 đạt khoảng 3.937 nghìn tấn, trong đó sản lượng của các tỉnh từ Khánh Hòa đến Cà
Mau đạt 1.705 nghìn tấn (chiếm khoảng 43%). Các đội tàu này có khả năng đánh bắt
gần khu vực dự án. Sản lượng khai thác thủy sản và số lượng tàu của các tỉnh ven biển
từ Khánh Hòa đến Cà Mau được trình bày trong bảng sau.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-16


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 2.5 Các đội tàu đánh bắt và sản lượng đánh bắt
Số lượng tàu Sản lượng khai thác
Tỉnh
trên 90 CV (Chiếc) (tấn)
Khánh Hòa 772 97.563
Ninh Thuận 1.088 123.023
Bình Thuận 3.388 225.507
Bà Rịa – Vũng Tàu 2.739 352.103
Tp.HCM 42 14.795
Tiền Giang 747 152.301
Bến Tre 1.726 240.564
Trà Vinh 254 70.136
Sóc Trăng 346 66.121
Bạc Liêu 477 121.944
Cà Mau 1.938 241.067

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước năm 2021 [7].


2.1.2.2 Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lân cận
Khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn là nơi tập trung nhiều hoạt động thăm dò, khai thác
dầu khí. Các hoạt động dầu khí lân cận Lô 05-2 & 05-3 này bao gồm:
- Tiếp giáp phía Bắc là Lô 05-1b và 05-1c của Công ty Idenmitsu, nhà thầu điều hành
mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt;
- Tiếp giáp phía Nam là Lô 06-1 thuộc Công ty dầu khí Zarubezhneft, nhà thầu điều
hành mỏ Lan Tây – Lan Đỏ;
- Tiếp giáp phía Tây là Lô 11-2 thuộc Công ty dầu khí KNOC, nhà thầu điều hành mỏ
Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây;
- Tiếp giáp phía Đông là Lô 133, 134 do PVN quản lý, hiện chưa triển khai các hoạt
động dầu khí;
Khoảng cách khu vực dự án đến các công trình dầu khí (mỏ) lân cận:
- Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b và 05-1c) khoảng 37 km.
- Mỏ Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây (Lô 11-2) khoảng 67 km.
- Mỏ Lan Tây- Lan Đỏ (Lô 06-1) khoảng 40 km.
Hầu hết các mỏ đang khai thác nằm khá xa khu vực Dự án. Khoảng cách từ mỏ Đại
Nguyệt gần nhất tới khu vực Dự án cách khoảng 37 km. Tính đến thời điểm hiện tại các
lô đã hoạt động chưa có bất kỳ sự cố nào xảy ra gây tác động đến môi trường xung
quanh. Bản đồ các lô hoạt động dầu khí lân cận khu vực Dự án và các hoạt động dầu
khí trong đó được minh họa trong Hình 2.15.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-17


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.15 Các Lô dầu khí xung quanh khu vực dự án


2.1.2.3 Hoạt động hàng hải
Hoạt động hàng hải trong vùng biển các tỉnh trong khu vực bao gồm hoạt động của hệ
thống các cảng biển, hoạt động của các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế.
Trong vùng biển Đông Nam Việt Nam có nhiều tuyến hàng hải trong nước như tuyến
TP. Hồ Chí Minh - Phan Thiết, TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh –
Trường Sa, Phan Thiết – Quy Nhơn cũng như các tuyến hàng hải quốc tế đến các nước
Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản. Vị trí khu vực mỏ HT-MT
nằm gần tuyến hàng hải Hải Phòng - Singapore khoảng 3 km về hướng Tây và gần
tuyến hàng hải Singapore – Hong Kong với khoảng cách 21 km. Lộ trình các tuyến
hàng hải ngang qua vùng biển Đông Nam Việt Nam được thể hiện trong Hình 2.16.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-18


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.16 Các tuyến hàng hải trong vùng biển Đông Nam Việt Nam
Theo số liệu ảnh vệ tinh tại vùng biển Đông Nam Việt Nam (Hình 2.17),
mật độ tàu thuyền đi qua khu vực Dự án cao, với tần suất > 291 chuyến/0,6 km2/năm
bao gồm các loại tàu như tàu hàng, tàu cá, tàu chở dầu, tàu khách.

Nguồn: www.marinetraffic.com [8].


Hình 2.17 Mật độ tàu thuyền lưu thông trên vùng biển Đông Nam Việt Nam

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-19


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

2.1.2.4 Hoạt động du lịch


Dải ven biển từ Ninh Thuận tới Cà Mau đang phát triển các hoạt động du lịch. Đặc biệt
tại các tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận có nhiều khu du lịch, bãi tắm ven
biển thu hút nhiều du khách của cả nước. Du lịch hiện đang là ngành công nghiệp không
khói mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang làm thay đổi bộ mặt kinh tế của người dân
địa phương cũng như mang lại nguồn thu không nhỏ cho các tỉnh ven biển. Vị trí các
khu vực có hoạt động du lịch chính quanh khu vực Dự án được thể hiện trong Hình
2.18.
Nhìn chung, KDL Côn Đảo (thuộc tỉnh BR-VT) nằm gần vị trí Dự án nằm gần nhất với
khoảng cách 260 km về hướng Tây Bắc.

Hình 2.18 Các điểm du lịch ven biển phía Đông Nam Việt Nam

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC DỰ


ÁN

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
2.2.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
Để có cơ sở đánh giá và quản lý các tác động môi trường do hoạt động của dự án, báo
cáo này sẽ tham khảo kết quả quan trắc môi trường khu vực xung quanh mỏ HT-MT do
BD POC kết hợp cùng VPI thực hiện từ ngày 09 – 21/06/2022 [9]. Kết quả về các thành
phần môi trường lý hóa tại khu vực Dự án được trình bày tóm tắt trong các phần sau và
đính kèm chi tiết trong Phụ lục 1b.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-20


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

 Mạng lưới lấy mẫu


Mạng lưới lấy mẫu môi trường được xác lập tại vị trí giàn WHP-HT1, giàn WHP-MT1
và FSO BD01 với tổng số trạm lấy mẫu là 41 trạm, bao gồm:
- 17 trạm xung quanh giàn WHP-MT1 được ký hiệu từ MT1 - MT17;
- 17 trạm xung quanh giàn WHP-HT1 được ký hiệu từ HT1 - HT17 (trong đó có trạm
HT2 và HT3 không lấy mẫu vì lý do an toàn);
- 06 trạm xung quanh tàu FSO BD01;
- 3 trạm tham khảo.
Sơ đồ các trạm lấy mẫu được tham khảo để xác định hiện trạng môi trường khu vực dự
án và vùng phụ cận được thể hiện trong Bảng 2.6 và Hình 2.19.
Bảng 2.6 Tọa độ các trạm lấy mẫu
Tọa độ thiết kế Khoảng
Trạm Kinh độ cách
Vĩ độ Bắc (m) Vĩ độ Kinh độ (m)
Đông (m)
WHP-MT1 877164,0 256550,6 7°55'46,61"N 108°47'30,23"E WHP-MT1
MT1 877428,0 256606,3 7°55'55,21"N 108°47'32,00"E 250
MT2 877340,8 256373,8 7°55'52,33"N 108°47'24,43"E 250
MT3 876987,2 256373,8 7°55'40,83"N 108°47'24,49"E 250
MT4 876987,2 256727,4 7°55'40,89"N 108°47'36,03"E 250
MT5 877617,3 256826,5 7°56'01,41"N 108°47'39,16"E 500
MT6 877517,6 256197,0 7°55'58,06"N 108°47'18,63"E 500
MT7 876810,4 256197,0 7°55'35,04"N 108°47'18,75"E 500
MT8 876810,4 256904,2 7°55'35,17"N 108°47'41,83"E 500
MT9 877968,7 257169,2 7°56'12,90"N 108°47'50,28"E 1.000
MT10 877871,1 255843,5 7°56'09,50"N 108°47'07,03"E 1.000
MT11 876456,9 255843,5 7°55'23,48"N 108°47'07,28"E 1.000
MT12 876456,9 257257,7 7°55'23,72"N 108°47'53,43"E 1.000
MT13 878578,2 257964,8 7°56'32,87"N 108°48'16,14"E 2.000
MT15 878479,61 255119,72 7°56'29,17"N 108°46'43,30"E 2.000
MT16 875778,24 255126,71 7°55'1,27"N 108°46'44,00"E 2.000
MT17 875769,45 257939,11 7°55'1,47"N 108°48'15,79"E 2.000
MT14 879992,4 259379,0 7°57'19,13"N 108°49'02,06"E 4.000
WHP-HT1 889754,0 271624,0 8°02'38,85"N 108°55'40,16"E WHP-HT1
HT1 889930,8 271909,1 8°02'44,65"N 108°55'49,43"E 250
HT4 889697,8 271891,6 8°02'37,06"N 108°55'48,90"E 250
HT5 890107,6 271977,6 8°02'50,41"N 108°55'51,64"E 500
HT6 890202,2 271008,9 8°02'53,33"N 108°55'20,00"E 500
HT7 889436,3 271155,5 8°02'28,43"N 108°55'24,91"E 500

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-21


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Tọa độ thiết kế Khoảng


Trạm Kinh độ cách
Vĩ độ Bắc (m) Vĩ độ Kinh độ (m)
Đông (m)
HT8 889265,2 271926,7 8°02'22,99"N 108°55'50,12"E 500
HT9 890461,1 272331,1 8°03'01,98"N 108°56'03,13"E 1.000
HT10 890561,6 270793,4 8°03'04,99"N 108°55'12,90"E 1.000
HT11 889118,4 270774,4 8°02'18,03"N 108°55'12,52"E 1.000
HT12 889046,9 272331,1 8°02'15,95"N 108°56'03,36"E 1.000
HT13 891168,2 273038,2 8°03'25,10"N 108°56'26,10"E 2.000
HT15 891104,26 270179,64 8°3'22,54"N 108°54'52,75"E 2.000
HT16 888584,4 270038,4 8° 02'0,51"N 108°54'48,57"E 2.000
HT17 888346,1 273037,7 8° 1'53,26"N 108°56'26,52"E 2.000
HT14 892582,4 274452,4 8°04'11,36"N 108°57'12,04"E 4.000
FSO BD01 890486,04 269497,9 8o03’02,32”N 108o54’30,61”E FSO BD01
FSO1 890130,5 269119,5 8°02'50,68"N 108°54'18,32"E 500
FSO2 890837,6 269119,5 8°03'13,70"N 108°54'18,20"E 500
FSO3 890922,3 269713,6 8°03'16,55"N 108°54'37,59"E 500
FSO4 890130,5 269826,6 8°02'50,80"N 108°54'41,41"E 500
FSO5 889776,9 268765,9 8°02'39,12"N 108°54'06,83"E 1.000
FSO6 891191,1 270180,1 8°03'25,38"N 108°54'52,77"E 1.000
Trạm tham khảo
R1 870092,9 249479,5 7°51'55,29"N 108°43'40,71"E 10.000
R2 882682,9 278695,1 7°58'49,88"N 108°59'32,16"E 10.000
R3 896825,1 278695,1 8°06'30,12"N 108°59'29,89"E 10.000
Hệ tọa độ: WGS-84, Central Meridian: 1050

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-22


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.19 Vị trí các trạm lấy mẫu khu vực mỏ HT-MT

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-23


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 2.7 Danh mục thành phần, thông số quan trắc


Nhóm Số lượng
STT Vị trí lấy mẫu Thông số
thông số mẫu
I Nước biển
11 trạm xung WHP/FSO
(MT1, MT3, MT5, HT1,
HT5, HT7, FSO1, FSO2, Nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, THC, TSS, kim
1 Nước biển 14 mẫu
FSO3, FSO4, FSO5) và 03 loại (Cu, Pb, Zn, Cd, Ba, Cr, Hg, As)
trạm tham khảo (R1, R2,
R3)
II Trầm tích
Kích thước hạt, pH, nhiệt độ, Eh/ORP, độ
Phân tích ẩm, TOM, THC, Hydrocarbon thơm đa vòng
1 123 mẫu
hóa học 38 trạm xung quanh mỏ (PAH), NPD, kim loại (Cu, Pb, Zn, Cd, Ba,
Hải Thạch – Mộc Tinh Cr, Hg, As)
Phân tích
2 205 mẫu Sinh vật đáy
sinh học

2.2.1.1.1 Chất lượng nước biển


Kết quả phân tích và đo hiện trường của chất lượng nước biển khu vực Dự án được trình
bày các bảng bên dưới.
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước biển ở khu vực Dự án
Thông số
Trạm
pH DO Nhiệt độ Độ mặn TSS THC
o
Đơn vị - mg/l C ‰ mg/l mg/l
WHP-MT1 8,11 6,32 30,07 3,28 2,65 KPH
WHP-HT1 8,07 6,46 30,10 3,22 2,45 KPH
FSO BD01 8,09 6,33 30,34 3,29 4,88 KPH
Trung bình tham
8,08 6,48 30,27 3,15 3,87 KPH
khảo
QCVN 10-
MT:2015 7,5-8,5 - - - - 0,500
/BTNMT

Bảng 2.9 Kim loại nặng trong nước biển tại khu vực Dự án
Kim loại (mg/l)
Trạm
Cu Pb Zn Cd Ba Cr Hg As
WHP-MT1 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH
WHP-HT1 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH
FSO BD01 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH
Trung bình tham
KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH
khảo
QCVN 10-
MT:2015 0,01 0,005 0,02 0,001 - 0,05 0,0002 0,005
/BTNMT

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-24


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”
(*): QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
(-): Không quy định KPH: Không phát hiện
Giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích:
TSS: 2 mg/l; THC: 0,3 mg/l; TOC: 2,4 mg/l; Cu: 0,002 mg/l; Pb: 0,0015 mg/l;
Zn: 0,003 mg/l; Cd: 0,0003 mg/l; Ba: 0,002 mg/l; Cr: 0,004 mg/l;
Hg: 0,00003 mg/l; As: 0,001 mg/l

Hình 2.20 Các thông số chất lượng nước biển khu vực Dự án
Dựa trên kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về các thông số chất
lượng nước biển tại 3 khu vực khảo sát. Nhìn chung, chất lượng nước biển tại khu vực
khảo sát tương đối tốt, tương tự với các trạm tham khảo. Các thông số THC và pH đều
nằm dưới giới hạn cho phép trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
- QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Các thông số khác đều nằm trong khoảng thông thường
của nước biển xa bờ.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-25


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

2.2.1.1.2Chất lượng trầm tích


 Phân bố độ hạt trong trầm tích
Các thông số kích thước hạt được trình bày tóm tắt trong bảng sau.
Bảng 2.10 Kết quả phân tích độ hạt trong trầm tích
Kích thước Độ
Thành phần hạt Chỉ số
hạt SD bất Độ Loại trầm
Trạm phân
(ф) đối nhọn Cát Bùn tích
(mm) ф Sét (%) loại
xứng (%) (%)
WHP-MT1
250 m 0,16 2,62 0,91 4,64 28,99 96,95 2,34 0,70 Rất tốt Cát mịn
500 m 0,16 2,68 1,08 4,06 22,01 95,55 3,26 1,19 Tốt Cát mịn
1.000 m 0,16 2,69 1,14 3,77 20,38 94,94 3,63 1,43 Tốt Cát mịn
2.000 m 0,16 2,62 0,92 4,58 28,97 96,83 2,38 0,79 Rất tốt Cát mịn
4.000 m 0,17 2,58 0,72 6,65 52,34 98,19 1,16 0,65 Rất tốt Cát mịn
Trung bình
0,16 2,65 0,99 4,40 26,69 96,19 2,80 1,01 Rất tốt Cát mịn
WHP-MT1
WHP-HT1
250 m 0,21 2,25 0,94 2,32 16,87 97,58 2,37 0,04 Rất tốt Cát mịn
500 m 0,20 2,33 0,91 2,59 20,12 97,75 2,09 0,16 Rất tốt Cát mịn
1.000 m 0,19 2,42 1,03 2,60 16,34 96,20 3,66 0,14 Tốt Cát mịn
2.000 m 0,19 2,43 0,99 2,83 17,21 96,48 3,36 0,16 Rất tốt Cát mịn
4.000 m 0,22 2,20 0,86 0,12 17,23 99,03 0,92 0,05 Rất tốt Cát mịn
Trung bình
0,20 2,36 0,97 2,46 17,71 97,06 2,81 0,13 Rất tốt Cát mịn
WHP-HT1
FSO BD01
500 m 0,18 2,44 1,00 2,98 20,08 96,77 2,76 0,47 Tốt Cát mịn
1.000 m 0,18 2,51 1,00 2,64 20,84 96,59 3,04 0,37 Tốt Cát mịn
Trung bình
0,18 2,47 1,00 2,87 20,33 96,71 2,85 0,44 Tốt Cát mịn
FSO-BD01
Trung bình
0,23 2,18 1,49 2,99 18,45 93,63 5,59 0,78 Tốt Cát mịn
tham khảo

Khu vực WHP-MT1:


Trầm tích tại tất cả các trạm của khu vực mỏ WHP-MT1 đều được phân loại là cát mịn
theo thang phân loại Wentworth, với giá trị trung bình phi dao động trong khoảng từ
2,49 đến 2,92 Φ, giá trị trung bình đạt mức 2,65 Φ, cao hơn so với giá trị ghi nhận tại
khu vực trạm tham khảo (2,18 Φ). Thành phần chính trong trầm tích tại khu vực mỏ
WHP-MT1 là cát, chiếm 96,19%. Phần bùn xấp xỉ 2,80% và sét chiếm ít nhất, với tỷ lệ
thành phần đạt 1,01%, đặc tính trầm tích tại mỏ WHP-MT1 mịn hơn một chút so với
các trạm tham khảo, nhưng các khác biệt này không đáng kể.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-26


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Khu vực WHP-HT1 & FSO BD01:


Trầm tích đáy biển tại khu vực mỏ Hải Thạch có kích thước hạt dao động từ 2,20 Φ –
2,59 Φ (cho khu vực WHP-HT1) và 2,37 Φ – 2,54 Φ (cho khu vực FSO BD01) với giá
trị trung bình cho từng khu vực tương ứng là 2,36 Φ và 2,47 Φ. Các giá trị này cao hơn
một chút so với giá trị ghi nhận được tại các trạm tham khảo (2,18 Φ).
Trầm tích đáy biển tại khu vực WHP-HT1 và FSO BD01 được phân loại là cát mịn tại
tất cả các trạm khảo sát. Tương tự, chỉ số phân loại trầm tích tại tất cả các trạm khảo sát
là tốt và rất tốt. Tương tự khu vực WHP-MT1, thành phần chính trong trầm tích tại khu
vực mỏ WHP-HT1 và FSO BD01 là cát, lần lượt chiếm 97,06% và 96,71%. Phần bùn
xấp xỉ 2,81% và 2,85%, và phần sét chiếm ít nhất, với tỷ lệ thành phần lần lượt đạt
0,13% và 0,44%.
Nhìn chung, kích thước hạt trầm tích đáy biển tại khu vực cụm mỏ Hải Thạch & Mộc
Tinh tương đối đồng nhất giữa các trạm cùng khu vực, nhưng có sự khác biệt nhỏ giữa
các khu vực khảo sát. Kích thước hạt tại khu vực mỏ Mộc Tinh tương đối mịn hơn tại
khu vực mỏ Hải Thạch và các trạm tham khảo với giá trị trung bình phi lần lượt ở mức
2,65 Φ (WHP-MT1); 2,47 Φ (FSO BD01); 2,36 Φ (WHP-HT1) và 2,18 Φ (các trạm
tham khảo). Trầm tích của khu vực mỏ Hải Thạch & Mộc Tinh được phân loại đều ở
mức tốt và rất tốt. Ngoài ra, loại trầm tích tại khu vực khảo sát được phân loại là cát
mịn tại tất cả các trạm. Về thành phần cấu tạo hạt trầm tích, cát là thành phần chính cấu
tạo nên hạt trầm tích tại khu vực mỏ Hải Thạch & Mộc Tinh.
880500
Trung bình phi (WHP-MT1)

MT14
880000

879500

2.92
879000 2.9
2.88
MT13 2.86
MT15 2.84
878500 2.82
2.8
2.78
MT9 2.76
878000 MT10 2.74
2.72
MT5 2.7
MT6 2.68
877500 MT1 2.66
MT2
2.64
WHP-MT1 2.62
MT3 MT4 2.6
877000 2.58
MT7 MT8 2.56
2.54
2.52
MT11 MT12 2.5
876500
2.48

876000
MT16 MT17

875500

254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000
Đông (m)

Hình 2.21 Phân bố kích thước hạt trong khu vực Dự án


Hydrocarbon trong trầm tích
Kết quả phân tích thành phần Hydrocacbon trong trầm tích khu vực Dự án được tóm tắt
trong bảng sau.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-27


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 2.11 Thành phần hydrocarbon trong trầm tích khu vực Dự án
UCM ∑n-C12-35 UCM/ LMW/ THC VCHC
Trạm CPI Pr./Ph.
(mg/kg) (mg/kg) ∑n-C12-35 HMW (mg/kg) (%)
WHP-MT1
250 m 4,61 0,21 19,3 3,9 0,7 1,1 6,17 1,33
500 m 2,00 0,40 6,9 1,1 1,0 0,7 2,65 1,34
1.000 m 2,20 0,31 7,8 1,4 0,8 0,4 2,92 1,33
2.000 m 1,67 0,30 6,1 1,0 0,9 0,6 2,23 1,32
4.000 m 1,40 0,26 5,6 1,1 0,8 0,5 1,84 1,32
Trung bình
2,55 0,30 9,8 1,8 0,8 0,7 3,39 1,33
WHP-MT1
WHP-HT1
250 m 10,88 0,30 37,1 5,3 0,7 0,6 14,42 2,32
500 m 2,61 0,30 10,5 1,8 0,9 0,6 3,50 2,31
1.000 m 2,56 0,22 11,9 1,9 0,8 0,5 3,40 2,32
2.000 m 1,41 0,20 7,1 1,5 0,7 0,6 1,88 2,33
4.000 m 1,30 0,48 2,7 0,7 0,9 0,6 1,70 2,34
Trung bình
3,29 0,26 13,0 2,1 0,8 0,6 4,38 2,32
WHP-HT1
FSO BD01
500 m 1,45 0,16 9,2 1,5 0,8 0,6 1,93 2,33
1.000 m 2,12 0,38 5,5 0,7 1,3 0,6 2,76 2,33
Trung bình
1,67 0,23 8,0 1,2 1,0 0,6 2,21 2,33
FSO BD01
Trung bình
2,93 0,41 6,9 1,0 0,9 0,6 3,90 2,32
tham khảo
QCVN (*) - - - - - - 100 -

Khu vực WHP-MT1:


Hàm lượng Hydrocarbon trong trầm tích tại khu vực mỏ WHP-MT1 dao động từ 1,37
đến 14,83 mg/kg khối lượng khô. Giá trị trung bình THC đạt mức 3,39 mg/kg, xấp xỉ
với giá trị tại các trạm tham khảo (3,90 mg/kg). THC đạt giá trị thấp nhất tại vòng lấy
mẫu 1.000 m (1,37 mg/kg) và cao nhất tại vòng lấy mẫu 250 m m (14,83 mg/kg). Nhìn
chung, hàm lượng THC trong trầm tích tại khu vực vòng lấy mẫu 250 m cao hơn một
chút so với các vòng lấy mẫu còn lại. Ngoài ra, tất cả các giá trị trên đều thấp hơn giới
hạn cho phép trong QCVN 43:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng trầm tích.
Chỉ số Carbon ưu tiên (CPI) là tỷ số giữa tổng hàm lượng Alkane mạch chẵn với tổng
Alkane mạch lẻ. Nếu CPI > 1, Hydrocarbon có nguồn gốc thực vật trên cạn và nếu là 1
hoặc gần bằng 1, thì có nguồn gốc dầu mỏ. Nếu CPI là < 1, Hydrocarbon có nguồn gốc

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-28


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

vi khuẩn và tảo (Punyu et al., 2013). Giá trị CPI tại phần lớn các mẫu tại khu vực mỏ
WHP-MT1 từ 0,6 đến 1,2 cho thấy nguồn gốc hỗn hợp của trầm tích tại khu vực.
Giá trị Tổng Alkane phân tử lượng thấp (LMW)/Tổng Alkane phân tử lượng cao
(HMW) là tỉ số Hydrocarbon có phân tử lượng ≤ C20 (LMW) và Hydrocarbon có phân
tử lượng ≥ C21 (HMW). Tỉ số này thường bằng 1 với dầu mỏ hay Hydrocarbon có
nguồn gốc tảo và thường nhỏ hơn 1 với Hydrocarbon có nguồn gốc sinh học như thực
vật, sinh vật biển và vi khuẩn trầm tích. Tỷ số LMW/HMW tại tất cả các trạm dao động
từ 0,6 đến 4,7 cho thấy trầm tích tại khu vực mỏ WHP-MT1 có cả hai nguồn gốc sinh
học và dầu mỏ.
Khu vực WHP-HT1 & FSO BD01:
Tổng hàm lượng hydrocarbon trong trầm tích tại khu vực WHP-HT1 dao động trong
khoảng hẹp; từ 1,30 mg/kg đến 18,79 mg/kg. Giá trị THC trung bình tại khu vực này
(4,38 mg/kg) cao hơn so với giá trị THC ghi nhận được tại các trạm tham khảo (3,90
mg/kg). Trong khi đó, tại khu vực FSO BD01, nồng độ THC có giá trị cao nhất được
ghi nhận 1,44 mg/kg và giá trị thấp nhất 3,53 mg/kg. Giá trị trung bình của khu vực
FSO BD01 đạt 2,21 mg/kg, thấp hơn một chút so với mức trung bình của các trạm tham
khảo (3,90 mg/kg). Tuy nhiên, tất cả các giá trị này tại tất cả các trạm đều nhỏ hơn rất
nhiều so với giá trị tối đa cho phép đưa ra trong QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
Giá trị CPI tại phần lớn các mẫu tại khu vực mỏ WHP-HT1 từ 0,5 đến 1,0, tại khu vực
mỏ FSO BD01 từ 0,7 đến 1,4 cho thấy nguồn gốc hỗn hợp của trầm tích tại khu vực.
Tỷ số Pr./Ph. tại tất cả các trạm dao động từ 0,3 đến 1,1 tại cả 2 khu vực WHP-HT1 và
FSO BD01, cho thấy trầm tích tại 2 khu vực mỏ WHP-HT1 tồn tại môi trường với điều
kiện hỗn hợp (hiếu khí và thiếu khí).
Tỷ số LMW/HMW tại tất cả các trạm dao động từ 0,7 đến 5,7 (WHP-HT1) và từ 0,7
đến 1,8 (FSO BD01) cho thấy trầm tích tại 2 khu vực trên có cả hai nguồn gốc sinh học
và dầu mỏ.
Hàm lượng UCM phân bố tương tự với THC, đạt mức trung bình 3,29 mg/kg (khu vực
WHP-HT1) và 1,67 mg/kg (FSO BD01).

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-29


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”
880500
THC (mg/kg) (WHP-MT1)

MT14
880000

879500

14
879000
13
MT13 12
MT15
878500 11
10
MT9 9
878000 MT10
8
MT5
MT6 7
877500 MT1
MT2 6
WHP-MT1 5
MT3 MT4
877000 4
MT7 MT8
3
MT11 MT12 2
876500
1
3.5
876000
MT16 MT17

875500

254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000
Đông (m)

Hình 2.22 Phân bố THC trong trầm tích ở khu vực Dự án


Hydrocarbon thơm đa vòng
Kết quả phân tích Hydrocarbon thơm đa vòng trong trầm tích khu vực Dự án được tóm
tắt trong bảng sau:
Bảng 2.12 Thành phần hydrocarbon thơm đa vòng tại khu vực dự án
QCVN
PAHs WHP-MT1 WHP-HT1 FSO BD01 TBTK
43:2017/BTNMT

Naphthalene KPH KPH KPH KPH 391


Acenaphthylene KPH KPH-0,96 KPH KPH 128
Acenaphthene KPH KPH-0,25 KPH KPH 88.9
Fluorene KPH KPH KPH KPH 144
Phenanthrene KPH KPH KPH KPH 544
Anthracene KPH KPH KPH KPH 245
Fluoranthene KPH-1,53 KPH-1,67 KPH KPH-1.94 1494
Pyrene KPH-1,15 KPH-1,21 KPH KPH-1.56 1398
Benz[a]anthracene KPH KPH-0,24 KPH KPH 693
Chrysene KPH-0,94 KPH-1,08 KPH-1,07 KPH-0,45 846
Benzo[b]fluoranthene KPH KPH-0,32 KPH KPH-0,94 -
Benzo[k]fluoranthene KPH KPH KPH KPH-0,67 -
Benzo[a]pyrene KPH KPH-0,35 KPH KPH-0,33 763
Indeno[1,2,3-cd]pyrene 1,44 1,67 KPH-1,08 KPH-1.01 -
Dibenz[ah]anthracene KPH KPH KPH KPH 135
Benzo[ghi]perylene 1,81 1,73 1,53 KPH-1,54 -
Tổng 16 PAHs 4,82 4,93 2,22 4,40 -
NPD 11,25 20,86 8,90 24,64 -

QCVN 43:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
“-”: Không quy định KPH: Không phát hiện

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-30


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”
Giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích (µg/kg khối lượng khô):
Naphthalene : 2,6 Phenanthrene : 1,8 Benz[a]anthracene : 0,2 Benzo[a]pyrene : 0,3
Acennaphthylene : 0,2 Anthracene : 1,0 Chrysene : 0,4 Indeno[1,2,3-cd]pyrene : 0,7
Acenaphthene : 0,3 Fluoranthene : 1,3 Benzo[b]fluoranthene : 0,3 Dibenz[ah]anthracene : 0,7
Fluorene : 0,7 Pyrene : 1,0 Benzo[k]fluoranthene : 0,4 Benzo[ghi]perylene : 0,7

Khu vực WHP-MT1:


Hàm lượng 16 PAH dao động từ 1,96 – 8,42 μg/kg khối lượng khô. Về thành phần PAH,
hàm lượng NPD dao động từ 6,77 μg/kg (trạm MT4) đến 14,96 μg/kg (trạm MT1), với
giá trị trung bình mỏ đạt 11,25 μg/kg.
Giá trị tổng hàm lượng 16 PAH không được quy định trong quy chuẩn. Tuy vậy, hàm
lượng các hợp chất thành phần PAH lại được quy định trong QCVN 43:2017/BTNMT
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích. Các giá trị ghi nhận tại khu vực
mỏ WHP-MT1 đều nhỏ hơn giá trị giới hạn cho phép.
Khu vực WHP-HT1 & FSO BD01:
Hàm lượng tổng 16 PAHs có giá trị cao nhất ghi nhận được tại khu vực WHP-HT1
(8,67 μg/kg) và thấp nhất tại trạm khu vực FSO BD01 (1,59 μg/kg) với giá trị trung
bình của cả 2 khu vực là 4,93 μg/kg (WHP-HT1) và 2,22 μg/kg (FSO BD01), các giá
trị này đều nằm xung quanh giá trị trung bình ghi nhận tại các trạm tham khảo (4,40
μg/kg). Tổng hàm lượng NPD có giá trị cao nhất là 52,15 μg/kg, và dao động từ 6,13
μg/kg – 12,99 μg/kg.
Tóm lại, các hợp chất PAH ghi nhận tại tất cả các trạm khu vực mỏ Hải Thạch & Mộc
Tinh đều ở mức thấp, và đều nằm trong mức giới hạn cho phép trong QCVN
43:2017/BTNMT.
 Kim loại trong trầm tích
Kết quả kim loại năng trong trầm tích khu vực Dự án được trình bày trong bảng sau.
Bảng 2.13 Kết quả phân tích kim loại trong trầm tích
Kim loại trong trầm tích (mg/kg)
Trạm
Cu Pb Zn Cd Ba Cr Hg As
WHP-MT1
250 m 2,65 10,61 39,45 0,57 1.351,4 26,87 0,036 14,23
500 m 3,53 11,91 52,01 0,57 551,1 37,11 0,032 16,31
1.000 m 4,23 11,30 55,91 0,72 511,3 41,46 0,028 19,39
2.000 m 2,40 10,21 41,01 0,49 418,1 29,23 0,024 13,58
4.000 m 2,14 10,11 35,40 0,45 416,3 24,90 0,029 11,50
Trung bình
3,14 10,95 46,41 0,58 690,8 33,15 0,030 15,62
WHP-MT1

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-31


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Kim loại trong trầm tích (mg/kg)


Trạm
Cu Pb Zn Cd Ba Cr Hg As
WHP-HT1
250 m 2,05 14,05 66,25 0,86 2.116,1 37,71 0,026 21,88
500 m 1,74 13,50 36,48 0,68 899,3 23,00 0,021 13,69
1.000 m 2,36 13,53 40,91 0,72 533,6 25,24 0,019 13,94
2.000 m 2,87 14,74 52,23 0,79 474,7 37,84 0,032 16,54
4.000 m 1,53 10,68 28,58 0,60 320,0 20,76 0,036 11,03
Trung bình
2,24 13,73 45,30 0,74 812,2 29,37 0,025 15,43
WHP-HT1
FSO BD01
500 m 2,62 13,91 53,19 0,64 468,0 39,29 0,028 19,73
1.000 m 2,14 11,63 50,51 0,63 437,2 37,93 0,036 18,43
Trung bình
2,46 13,15 52,30 0,64 457,7 38,84 0,031 19,29
FSO BD01
Trung bình
2,72 13,41 46,5 0,71 327,9 35,1 0,024 16,58
tham khảo
QCVN (*) 108 112 271 4,2 - 160 0,7 41,6
“-” = Không quy định
QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

Khu vực WHP-MT1:


Hàm lượng của các kim loại trong trầm tích tại khu vực WHP-MT1 đều nằm ở mức
thấp tại tất cả các trạm khảo sát. Các giá trị trung bình tại các khu vực lấy mẫu dao động
trong khoảng hẹp với giá trị tương ứng từ 1,79 đến 6,25 mg/kg (Cu), 8,34 đến 13,95
mg/kg (Pb), 24,81 đến 65,47 mg/kg (Zn), 0,39 đến 0,80 mg/kg (Cd), 16,64 đến 48,87
mg/kg (Cr), 0,018 đến 0,045 mg/kg (Hg), 9,49 đến 21,93 mg/kg (As). Các giá trị ghi
nhận được đều nhỏ hơn nhiều so với quy định trong QCVN 43:2017/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
Nhìn chung, hàm lượng kim loại nặng tại khu vực WHP-MT1 biến đổi tương đối ngẫu
nhiên, không có xu hướng tăng giảm nào rõ ràng liên quan đến vòng lấy mẫu. Hàm
lượng Ba tại khu vực khảo sát dao động trong khoảng từ 302,0 đến 2.420,3 mg/kg, trung
bình đạt 690,8 mg/kg, cao hơn so với tại khu vực tham khảo (327,9 mg/kg).
Giá trị trung bình tại các vòng lấy mẫu khác nhau cho thấy hàm lượng Ba có xu hướng
giảm khi cách xa giàn khoan. Giá trị cao nhất (2.420,3 mg/kg) ghi nhận tại vòng lấy
mẫu 250 m và thấp nhất (302,0 mg/kg) tại vòng lấy mẫu 2.000 m.
Khu vực WHP-HT1 & FSO BD01:
Hàm lượng các kim loại trong trầm tích đều nằm ở mức thấp tại tất cả các trạm khảo sát
trong toàn khu vực WHP-HT1 và FSO BD01, tất cả các giá trị này vẫn thấp hơn nhiều

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-32


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

so với giới hạn cho phép trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
(QCVN 43:2017/BTNMT).
Hàm lượng Ba trong trầm tích tại WHP-HT1 dao động trong khoảng từ 320,0 mg/kg
đến 2.479,9 mg/kg), giá trị trung bình lần lượt đạt 812,2. Các giá trị này đều cao hơn
giá trị ghi nhận được tại giá trị của các trạm tham khảo (327,9 mg/kg). Tại mỗi vòng
lấy mẫu, hàm lượng Ba giữa các vòng có sự khác biệt đáng kể, giá trị cao ghi nhận tại
các vòng lấy mẫu gần công trình, càng ra xa công trình hàm lượng Ba càng giảm.
Tại các trạm khảo sát xung quanh FSO BD01, hàm lượng Ba dao động trong khoảng
hẹp từ 413,2 mg/kg (trạm FSO1) đến 537,2 mg/kg (trạm FSO4).
Nhìn chung, hàm lượng 7 kim loại (Cu, Pb, Zn, Cd, Cr, Hg và As) trong đợt khảo sát
này trên toàn khu vực Hải Thạch & Mộc Tinh đều ở mức thấp và dao động xung quanh
giá trị của các trạm tham khảo. Hàm lượng các kim loại này tại tất cả các trạm khảo sát
đều thấp hơn nhiều so với giá trị tối đa cho phép (nếu có) được cho trong Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng trầm tích (QCVN 43:2017/BTNMT).
Các kết quả phân tích cho thấy có tích tụ đáng kể Ba tại vòng 250 m tại mỏ Hải Thạch
& Mộc Tinh từ các hoạt động dầu khí. Tuy nhiên, sự tích tụ này chỉ mang tính cục bộ,
càng ra xa công trình thì hàm lượng Ba càng giảm về gần với giá trị ghi nhận các trạm
tham khảo.
880500 880500
Cu (mg/kg) (WHP-MT1) Pb (mg/kg) (WHP-MT1)

MT14 MT14
880000 880000

879500 879500

6.2
879000 6 879000 13.6
5.8 13.2
5.6
MT13 MT13
MT15 5.4 MT15 12.8
878500 5.2 878500
5 12.4
4.8 12
4.6
MT9 MT9
878000 MT10 4.4 878000 MT10 11.6
4.2
4 11.2
MT5 MT5
MT6 3.8 MT6 10.8
877500 MT1 3.6 877500 MT1
MT2 MT2 10.4
3.4
WHP-MT1 3.2 WHP-MT1 10
MT3 MT4 3 MT3 MT4
877000 2.8 877000 9.6
MT7 MT8 2.6 MT7 MT8
2.4 9.2
2.2
MT11 MT12 MT11 MT12 8.8
876500 2 876500
1.8 8.4

876000 876000
MT16 MT17 MT16 MT17

875500 875500

254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000 254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000
Đông (m) Đông (m)

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-33


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”
880500 880500
Zn (mg/kg) (WHP-MT1) Cd (mg/kg) (WHP-MT1)

MT14 MT14
880000 880000

879500 879500

0.8
879000 66 879000 0.78
64 0.76
62 0.74
MT13 60 MT13
MT15 MT15 0.72
878500 58 878500 0.7
56 0.68
54 0.66
52 0.64
MT9 MT9
878000 MT10 50 878000 MT10 0.62
48 0.6
MT5 46 MT5 0.58
MT6 44 MT6 0.56
877500 MT1 42 877500 MT1
MT2 MT2 0.54
40 0.52
WHP-MT1 38 WHP-MT1 0.5
MT3 MT4 36 MT3 MT4 0.48
877000 34 877000 0.46
MT7 MT8 MT7 MT8
32 0.44
30 0.42
MT11 MT12 28 MT11 MT12 0.4
876500 26 876500
0.38
24

876000 876000
MT16 MT17 MT16 MT17

875500 875500

254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000 254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000
Đông (m) Đông (m)

880500 880500
Ba (mg/kg) (WHP-MT1) Cr (mg/kg) (WHP-MT1)

MT14 MT14
880000 880000

879500 879500

2300
879000 2200 879000 48
2100 46
MT13 2000 MT13 44
MT15 1900 MT15
878500 878500 42
1800
1700 40
1600 38
MT9 1500 MT9
878000 MT10 878000 MT10 36
1400
1300 34
MT5 MT5
MT6 1200 MT6 32
877500 MT1 1100 877500 MT1
MT2 MT2 30
1000
WHP-MT1 900 WHP-MT1 28
MT3 MT4 800 MT3 MT4 26
877000 700 877000
MT7 MT8 MT7 MT8 24
600
500 22
MT11 MT12 400 MT11 MT12 20
876500 876500
300 18

876000 876000
MT16 MT17 MT16 MT17

875500 875500

254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000 254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000
Đông (m) Đông (m)

880500 880500
Hg (mg/kg) (WHP-MT1) As (mg/kg) (WHP-MT1)
MT14 MT14
880000 880000

879500 879500

22
879000 0.044 879000 21.5
21
0.042 20.5
MT13 MT13 20
MT15 0.04 MT15 19.5
878500 878500
0.038 19
18.5
0.036 18
MT9 MT9 17.5
878000 MT10 0.034 878000 MT10 17
16.5
0.032 16
MT5 MT5
MT6 MT6 15.5
MT1 0.03 MT1
877500 877500 15
MT2 MT2 14.5
0.028
14
WHP-MT1 0.026
WHP-MT1 13.5
MT3 MT4 MT3 MT4 13
877000 0.024 877000 12.5
MT7 MT8 MT7 MT8
12
0.022 11.5
0.02 11
876500 MT11 MT12 876500 MT11 MT12 10.5
0.018 10

876000 876000
MT16 MT17 MT16 MT17

875500 875500

254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000 254500 255000 255500 256000 256500 257000 257500 258000 258500 259000 259500 260000
Đông (m) Đông (m)

Hình 2.23 Phân bố kim loại trong trầm tích khu vực mỏ Mộc Tinh

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-34


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.24 Phân bố kim loại trong trầm tích khu vực mỏ Hải Thạch và FSO BD01

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-35


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

2.2.1.2 Diễn biến chất lượng môi trường khu vực dự án


Diễn biến môi trường trong khu vực mỏ HT-MT sẽ được theo dõi đánh giá thông qua
các đợt quan trắc môi trường định kỳ. Diễn biến của các thông số môi trường chính
(trung bình phi, THC, các kim loại đối với chất lượng trầm tích) tại khu vực khảo sát
trong khoảng thời gian từ khi tiến hành đợt quan trắc môi trường cơ sở (năm 2009) đến
nay (năm 2022). Số liệu thu được từ chuyến quan trắc môi trường cơ sở được sử dụng
làm mức tham khảo trong đánh giá dưới đây.
Bảng 2.14 Biến động các thông số môi trường chủ yếu tại khu vực Dự án
Năm khảo Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
Thông số
sát WHP-MT1 WHP-HT1 FSO BD01 tham khảo
2009 2,16 1,88 - 2
2013 1,92 - - 1,33
Kích thước 2014 1,93 1,82 1,78 1,57
hạt 2016 2,05 1,97 1,95 1,7
2019 2,65 2,34 2,43 1,99
2022 2,65 2,36 2,47 2,18
2009 280 260 - 230
2013 11.826,18 - - 205,78
2014 1.088,96 638,47 653,1 498,29
Ba (mg/kg)
2016 1.262,12 1253,98 561,31 282,72
2019 1.885,5 1634,1 443.5 261,7
2022 690,8 812,3 457,7 327,9
2009 1 1 - 1
2013 376,21 - - 0,99
2014 110,81 110,81 3,74 3,6
THC (mg/kg)
2016 193,29 193,29 0,63 1,81
2019 7,71 7,71 2,5 2,79
2022 3,39 4,38 2,21 3,9

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-36


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.25 Khuynh hướng biến đổi môi trường tại khu vực Dự án

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-37


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Các kết quả quan trắc cho thấy:


Kích thước hạt
Không thấy dấu hiệu đáng kể nào của sự thay đổi tính chất trầm tích giữa các đợt khảo
sát trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2022. Những thông số kích thước hạt dao động
trong khoảng hẹp. Sau giai đoạn tăng giá trị trung bình phi từ năm 2009 đến năm 2019,
đến nay 2022, giá trị này không thay đổi rõ rệt. Từ những kết quả trên cho thấy trầm
tích ở khu vực khảo sát mỏ Hải Thạch & Mộc Tinh không bị ảnh hưởng đáng kể bởi
các hoạt động dầu khí.
Kim loại
Tại khu vực WHP-MT1, giá trị hàm lượng Ba trong trầm tích cao nhất vào năm 2013,
(11.826,18 mg/kg), các năm tiếp theo hàm lượng Ba đã có xu hướng giảm dần. Dù ghi
nhận quá trình tăng trở lại trong đợt khảo sát năm 2019, nhưng đến năm 2022, giá trị
ghi nhận đã giảm trở lại mức thấp hơn. Hàm lượng Ba có giá trị cao nhất tìm thấy ở các
trạm vòng 250 m và 500 m và có khuynh hướng giảm dần khi càng cách xa nguồn thải.
Các giá trị trung bình của các vòng còn lại ghi nhận trong năm 2022 đều thấp hơn trong
năm 2019.
Tại khu vực WHP-HT1, hàm lượng Ba trong trầm tích cao nhất vào năm 2019 (1.253,98
mg/kg), và có xu hướng giảm trong đợt khảo sát tiếp theo năm 2022, giá trị Ba tại vòng
lấy mẫu 250 m và 500 m có giá trị cao nhất và có khuynh hướng giảm dần khi càng
cách xa nguồn thải.
Tại FSO BD01 lượng Ba trong trầm tích cao nhất vào năm 2014 (653,1 mg/kg) có xu
hướng trong đợt khảo sát tiếp theo.
Hydrocarbon
Tại khu vực mỏ Mộc Tinh, nồng độ THC có giá trị cao nhất ghi nhận trong đợt khảo sát
2013 với giá trị trung bình khu vực là 376,21 mg/. Hàm lượng THC ghi nhận trong các
đợt khảo sát tiếp theo đều thấp hơn so với năm 2013, và xu hướng giảm này vẫn tiếp
tục trong năm 2022. Qua các đợt khảo sát cho thấy, hàm lượng THC cao rõ rệt được ghi
nhận tại vòng lấy mẫu 250 m, tại vòng lấy mẫu 500 m giá trị ghi nhận thấp hơn 1 chút,
tại các vòng lấy mẫu còn lại hàm lượng tương đối thấp. Điều này cho thấy có dấu hiệu
tích tụ hydrocarbon từ các hoạt động dầu khí tại vòng lấy mẫu 250 m – 500 m của khu
vực mỏ Mộc Tinh. Hàm lượng THC ghi nhận trong năm 2022 chỉ ghi nhận ở mức rất
thấp, thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn, cho thấy chất lượng trầm tích tại khu vực
xung quanh mỏ Mộc Tinh đã cải thiện rất nhiều so với các đợt khảo sát trước.
Hàm lượng THC tại khu vực WHP-HT1 trong đợt khảo sát 2014 và 2016 ở mức cao so

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-38


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

với đợt khảo sát môi trường cơ sở 2009. Đến đợt khảo sát năm 2019, giá trị này giảm
mạnh về mức 7,71 mg/kg, và xu hướng này vẫn tiếp tục đến năm 2022 (mức 4,38
mg/kg). Hàm lượng THC tại tất cả các trạm khảo sát đều thấp hơn giới hạn cho phép
trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích - QCVN 43:2017/BTNMT.
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học
2.2.2.1 Hiện trạng quần xã động vật đáy khu vực dự án
Các mẫu động vật đáy được thu thập từ 38 trạm quan trắc, bao gồm 17 trạm trong khu
vực WHP-MT1, 15 trạm trong khu vực WHP-HT1 và 6 trạm trong khu vực FSO BD1.
Các thông số và chỉ số của quần xã được thể hiện trong Bảng sau.
Bảng 2.15 Các thông số quần xã sinh vật đáy tại các khu vực dự án
Thông số
Trạm Số đơn vị
Mật độ Sinh khối
phân loại H(s) J C ES100
Cá thể/m2 g/m2
(/0,5 m2)
Khu vực WHP-MT1
250 m 28 106 2,48 4,30 0,90 0,08 28
500 m 29 136 1,98 4,17 0,86 0,09 29
1.000 m 21 100,5 1,05 3,63 0,84 0,14 21
2.000 m 19 80 0,60 3,68 0,86 0,12 19
4.000 m 18 68 0,38 3,58 0,86 0,13 18
TBKV WHP-MT1 24 103 1,46 3,93 0,87 0,11 24
Khu vực WHP-HT1
250 m 26 103 2,71 4,33 0,92 0,06 26
500 m 30 122 1,12 4,35 0,89 0,08 30
1.000 m 33 125 1,35 4,75 0,94 0,05 33
2.000 m 32 139 0,98 4,48 0,90 0,07 32
4.000 m 41 192 1,23 4,79 0,89 0,06 41
TBKV WHP-HT1 32 129 1,37 4,52 0,91 0,07 32
Khu vực FSO BD01
500 m 26 115 1,15 3,94 0,86 0,12 26
1.000 m 31 131 0,90 4,17 0,85 0,11 31
Trung bình FSO
28 120 1,07 4,02 0,85 0,12 28
BD01
Trung bình
42 183 8,62 4,75 0,92 0,06 38
tham khảo

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-39


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.26 Hình ảnh một số loài động vật đáy cỡ lớn tại khu vực Dự án

(a) Khu vực WHP – MT1

(b) Khu vực WHP-HT1

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-40


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

(c) Khu vực FSO BD01


Hình 2.27 Thành phần và phân bố số đơn vị phân loại động vật đáy tại khu vực
Dự án
Khu vực WHP-MT1:
Quần xã động vật đáy trong khu vực WHP-MT1 được ghi nhận có số đơn vị phân loại
trung bình 24 đơn vị/0,5 m2, thấp hơn giá trị tham khảo (42 đơn vị/0,5 m2). Số đơn vị
phân loại thấp nhất được ghi nhận là 10 đơn vị/0,5 m2, và số đơn vị phân loại cao nhất
được ghi nhận là 36 đơn vị/0,5 m2. Tất cả các đơn vị phân loại được ghi nhận thuộc 1
trong 4 nhóm Giáp xác (Crustacea), Da gai (Echinodermata), Thân mềm (Mollusca) và
Giun nhiều tơ (Polychaeta). Trong đó, Giun nhiều tơ là nhóm chiếm ưu thế với trung
bình 12 đơn vị phân loại/0,5 m2, chiếm 48,76% số đơn vị phân loại trong quần xã. Ba
nhóm Giáp xác, Thân mềm và Da gai lần lượt có 8 đơn vị/0,5 m2, 3 đơn vị/0,5 m2 và 1
đơn vị/0,5 m2 được ghi nhận, chiếm tương ứng 33,66%, 13,86% và 3,71% số đơn vị
phân loại trong quần xã, Prionospio sp. trong nhóm Giun nhiều tơ được ghi nhận là loài
phổ biến nhất trong khu vực WHP-MT1 với sự hiện diện tại tất cả 17 trạm quan trắc.
Khu vực WHP-HT1:
Khu vực WHP-HT1 có số đơn vị phân loại trung bình thấp hơn so với khu vực tham
khảo (32 đơn vị/0,5 m2 so với 42 đơn vị/0,5 m2). Số đơn vị phân loại dao động từ 21
đơn vị/0,5 m2 đến 42 đơn vị/0,5 m2. Tất cả các đơn vị phân loại đều thuộc 1 trong 4
nhóm: Giáp Xác, Da gai, Thân mềm và Giun nhiều tơ. Giun nhiều tơ có trung bình 16
đơn vị/0,5 m2 trong khu vực, là nhóm chiếm ưu thế nhất tại tất cả các trạm khảo sát,
chiếm 52,22% tổng số đơn vị phân loại của quần xã. Hai nhóm Giáp xác và Thân mềm
có trung bình 8 đơn vị và 6 đơn vị/0,5 m2, chiếm lần lượt 24,31% và 18,60% số đơn vị
phân loại của khu vực. Nhóm Da gai chỉ chiếm 4,86% số đơn vị phân loại của quần xã.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-41


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Khu vực FSO BD01:


Quần xã động vật đáy xung quanh khu vực FSO được ghi nhận có trung bình 28 đơn vị
phân loại/0,5 m2, thấp hơn so với giá trị tham khảo. Ghi nhận 4 nhóm trong quần xã
gồm Giáp Xác, Thân mềm, Da Gai và Giun nhiều tơ. Trong đó Giun nhiều tơ có số đơn
vị phân loại cao nhất với trung bình 16 đơn vị/0,5 m2, chiếm 58,18% tổng số loài của
khu vực. Hai nhóm Giáp xác và Thân mềm có lần lượt 7 đơn vị/0,5 m2 và 4 đơn vị/0,5
m2, tương ứng với 23,64% và 13,94% tổng số đơn vị phân loài toàn khu vực. Nhóm Da
gai chỉ chiếm 4,24% số đơn vị phân loại trong quần xã. Loài phổ biến nhất trong khu
vực FSO là Magelona sp. và Prionospio sp. thuộc nhóm Giun nhiều tơ.
2.2.2.2 Diễn biến quần xã động vật đáy khu vực dự án
Các thông số và chỉ số quần xã động vật đáy tại khu vực khảo sát trong khoảng thời
gian từ khi tiến hành đợt quan trắc môi trường cơ sở từ năm 2009 đến năm 2022. Kết
quả tóm tắt được trình bày trong Bảng sau.
Bảng 2.16 Xu hướng biến đổi một số thông số sinh học tại khu vực Dự án
Năm khảo Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
Thông số
sát WHP-MT1 WHP-HT1 FSO BD01 tham khảo
2009 19 19 - 20
2013 13 - - 11
Số đơn vị 2014 21 21 24 33
phân loại
(/0,5 m2) 2016 19 19 25 32
2019 20 20 25 43
2022 24 32 28 42
2009 76 1 - 77
2013 126 - - 26
Mật độ (cá 2014 100 144,79 96 125
thể/m2) 2016 100 37,58 115 155
2019 76 5,68 91 165
2022 103 129 120 183
2009 3,8 19 - 3,67
2013 3,24 - - 3,26
2014 3,58 27 3,96 4,3
H(s)
2016 3,46 23 3,85 4,41
2019 3,93 30 4,24 5,08
2022 3,93 4,52 4,02 4,75

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-42


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.28 Khuynh hướng biến đổi một số thông số sinh học tại khu vực Dự án
Khu vực WHP-MT1 trong đợt khảo sát năm 2022 có các thông số và chỉ số đều cao hơn
so với đợt khảo sát cơ sở năm 2009. Về số đơn vị phân loại có xu hướng tăng và đạt giá
trị cao nhất so với các đợt khảo sát trước. Về mật độ quần xã, trung bình mật độ đạt giá
trị cao thứ hai trong năm 2022 và chỉ sau đợt khảo sát năm 2013. Trên các vòng mấy

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-43


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

mẫu, mật độ đều tăng so với năm 2019. Về chỉ số đa dạng có giá trị cao nhất qua các
năm khảo sát và duy trì ở mức 4 cho thấy quần xã động vật đáy trong khu vực có xu
hướng đa dạng và phát triển hơn.
Khu vực WHP-HT1 có chỉ số đa dạng H(s) giảm so với đợt khảo sát gần nhất (năm
2019) tuy nhiên, số đơn vị phân loại và mật độ quần xã tăng và đạt giá trị cao nhất so
với các đợt khảo sát trước. Các thông số và chỉ số đều cao hơn so với đơt khảo sát cơ
sở năm 2009 cho thấy quần xã ngày càng đa dạng hơn.
Tại khu vực FSO, số đơn vị phân loại và mật độ đạt giá trị cao nhất trong các đợt khảo
sát. Chỉ số đa dạng sinh học có giảm so với năm 2019 nhưng vẫn cao hơn hai đợt khảo
sát năm 2014, 2016 và vẫn duy trì ở mức 5- mức đa dạng nhất cho thấy quần xã động
vật đáy trong khu vực đa dạng và phát triển.
2.2.2.3 Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật
2.2.2.3.1 Nguồn lợi hải sản
Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, biển Việt Nam có sự đa dạng rất cao về thành phần
các giống loài hải sản. Với chiều dài hơn 3000 km và nhiều dạng địa hình bờ biển khác
nhau (vịnh, thềm lục địa dốc, cửa sông, đảo và quần đảo, rạn san hô, đầm phá...) cộng
với đặc trưng của hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, biển Việt Nam đã tạo nên rất
nhiều phức hệ sinh thái khác nhau. Trữ lượng hải sản Việt Nam có khoảng 4,6 triệu tấn
(nghiên cứu giai đoạn 2010-2015) với 911 loài, bao gồm 351 loài cá đáy, 244 loài cá
rạn, 156 loài cá nổi, 12 loài cá nổi biển sâu, 84 loài giáp xác, 38 loài động vật chân đầu
và 26 loại khác. Trong đó, trữ lượng nguồn lợi hải sản vùng biển Đông Nam Bộ chiếm
26%. Khu vực phân bố và thống kê nguồn lợi hải sản khu vực biển Đông Nam sẽ được
trình bày trong hình Hình 2.29 và Bảng 2.17.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-44


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

(a)

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-45


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

(b)
Nguồn: [10]
Hình 2.29 Khoảng cách từ vị trí Dự án tới các ngư trường đánh bắt
(a) ngư trường vụ Bắc (b) ngư trường vụ Nam

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-46


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 2.17 Thống kê nguồn lợi hải sản khu vực biển Đông Nam
Khả
Khoảng
Trữ năng
Nguồn Mùa vụ sinh cách tới
Thành phần lượng khai Phân bố
lợi sản vị trí
(tấn) thác
Dự án
(tấn)
Vào mùa gió Đông
Cá nổi: 222 loài thuộc Bắc, cá nổi rất
175 giống và 97 họ. phong phú và tập
Các loại cá nổi nhỏ chủ Mùa sinh sản trung gần bờ dọc
yếu là cá trích, cá mang tính đặc dải Phan Thiết
cơm,.... Các loại cá nổi trưng theo loài xuống Vũng Tàu và
lớn có giá trị cao gồm trong các vùng xung quanh Côn
cá thu, đù, ngừ... biển nhiệt đới. Đảo.
Cá đáy: khoảng 409 Hầu hết các loài Vào mùa gió Tây Cá nổi
loài thuộc 133 họ. Các có mùa sinh sản Nam, cá phân tán vụ
loài có số lượng lớn và kéo dài và thậm rải rác và có xu Bắc:
có giá trị kinh tế cao chí là có nhiều Cá đáy: Cá đáy: hướng ra xa bờ cách
bao gồm: loài đẻ trứng 1.551.889 620.856 hơn, mật độ cá 31 km
Cá Nemipteridae (18 quanh năm. trong toàn vùng
Cá nổi: Cá nổi: Cá nổi
loài), Carangidae (27 giảm.
Đa số tập trung 524.000 209.600 vụ
loài), Serranidae (11
sinh sản vào Ở các khu vực bãi Nam:
loài), Lujanidae (11
thời kỳ gió mùa đẻ gần bờ, số lượng cách
loài), Sepiidae (10
Tây Nam trùng đàn cá tăng lên, có 48 km
loài), Tetraodontidae
với mùa mưa. nhiều đàn lớn, có
(10 loài),
Bãi đẻ chính là lúc di chuyển nổi
Monacanthidae (10
vùng ven biển, lên tầng mặt.
loài), Apogonidae (9
loài), Labridae và đặc biệt là ở gần Khu vực tập trung
Scorpaenidae (8 loài), cửa sông lớn nhiều cá nhất là
các loài khác (khoảng vùng biển có độ sâu
3 - 7 loài). từ 50m nước trở
vào.
Các loài thuộc họ
tôm he, một số loài
thuộc họ tôm rồng
và tôm vỗ (Thenus
orientalis) phân bố
chủ yếu ở các vùng
nước ven bờ, chỉ có
loài tôm vỗ (Ibacus Tôm
Khoảng 50 loài tôm Mùa
Chủ yếu vào Mùa gió ciliatus) và các loài vụ
thuộc họ tôm he gió Tây
mùa xuân và Tây thuộc họ tôm hùm Bắc:
(Penaeidate), họ tôm Nam:
mùa hè. Nam: (Nephropoidae) cách
Soleniceridate, 8.631
Vùng biển tiếp 17.263 sống ở vùng biển 239 km
Tôm Sicyonilidae, họ tôm Mùa
rồng (Palinuridea), họ giáp cửa sông Mùa gió khơi xa bờ. Tôm
gió
tôm vỗ (Scyllaridae) có độ sâu từ 15 Đông Các khu vực có độ vụ
Đông
và họ tôm hùm – 30m là bãi đẻ Bắc: sâu từ 15m vào bờ, Nam:
Bắc:
(Nephropidae). của tôm. 37.967 đặc biệt những khu cách
18.983
vực có rừng ngập 166 km
mặn chạy dọc ven
biển giàu thức ăn tự
nhiên là nơi cư trú
và sinh trưởng của
tôm con.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-47


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Khả
Khoảng
Trữ năng
Nguồn Mùa vụ sinh cách tới
Thành phần lượng khai Phân bố
lợi sản vị trí
(tấn) thác
Dự án
(tấn)
23 loài thuộc 3 họ: họ
mực ống (Loliginidae), Mực
họ mực nang (Sepiidae) Mực nang đẻ Các ngư trường vụ
và họ mực sim trứng từ tháng mực trọng điểm là Bắc:
(Sepiolidae) trong đó có 12 đến tháng 3 ngư trường Phú cách
các loài mực có giá trị năm sau, Quý (từ Hàm Tân 32 km
Mực 77.393 30.952
kinh tế bao gồm: mực Mực ống đẻ đến Vũng Tàu) và Mực
ống Trung Hoa trứng từ tháng 6 ngư trường Bắc – vụ
(Loligochinensis), mực đến tháng 9. Đông Bắc Côn Nam:
ống (L. formosana), mực Sơn. cách
ống Ấn Độ 33 km
(L. duvauceli).

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Kết quả điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt
Nam, 2015
2.2.2.3.2Nguồn lợi khác
2.2.2.3.2.1 San hô
Gần khu vực Dự án có một số khu vực có phát hiện san hô. Trong đó, khoảng cách từ
vị trí dự án tới khu vực có san hô gần nhất là hơn 74 km. Với khoảng cách này, các hoạt
động của mỏ HT-MT sẽ không gây ảnh hưởng tới các rạn san hô trong khu vực. Một số
khu vực có san hô tạo rạn lớn bao gồm:
- Côn Đảo: có hệ sinh thái rạn san hô phát triển rất mạnh với 342 loài, 61 giống
và 17 họ, độ phủ trung bình lên đến 50%. Các giống san hô chiếm ưu thế là
Acropora, Porites, Pachyseris, Montipor và Panova. San hô cứng chiếm ưu thế
tại hầu hết các rạn san hô. San hô mềm cũng khá phổ biến với thế là Sinularia.
- Đảo Phú Quý: là khu vực có rạn san hô phân bố ở cả 4 hướng Bắc – Nam – Đông
– Tây của đảo. Rạn san hô ở đây thuộc dạng viền bờ điển hình, rộng tới trên 1000
m, riêng rạn ở phía Tây đảo rộng tới 2.000 m. Do độ trong của nước biển đảo
Phú Quý cao, nên san hô ở đây phân bố đến độ sâu tới 42 m.
- Quần đảo Trường Sa: có khoảng 382 loài san hô cứng thuộc 70 giống, 15 họ đã
được tìm thấy. San hô tại đây phân bố ở độ sâu từ 30 đến 40 m dưới mực
nước biển.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-48


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hình 2.30 Phân bố rạn san hô và cỏ biển ở khu vực biển Đông Nam Bộ

2.2.2.3.2.2 Cỏ biển
Trong vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, cỏ biển chủ yếu tập trung xung quanh Côn
Đảo và đảo Phú Quý. Vị trí phân bố cỏ biển được thể hiện trong Hình 2.30.
 Thành phần loài cỏ biển trong vùng biển quanh Côn Đảo rất phong phú, phân bố
từ vùng triều thấp đến độ sâu 20 m. Tại khu vực Côn Đảo đã xác định 6 loài cỏ
biển, bao gồm: cỏ Hẹ ba răng (Holodule uninervis), cỏ Bò biển (Thalassia
hemprichii), Halophila decipiens, cỏ Kiệu tròn (Cymodocea rotundata),
Syringodium isoetitifolium, Cymodocea rotundat.
 Ở vùng ven đảo Phú Quý, xác định được 300 ha cỏ biển và chủ yếu tập trung
xung quanh đảo với 6 loài cỏ biển, gồm cỏ Bò biển (Thalassia hemprichii), cỏ
Xoan (Halophila ovalis), cỏ Xoan nhỏ (Halophila minor), cỏ Kiệu tròn
(Cymodoceae rotundatata), cỏ Hẹ ba răng (Halodule uninervis), cỏ Năn biển
(Syringodium isoetifolium). Cỏ biển phân bố trên đảo Phú Quý với độ che phủ
đạt từ 10% đến 80%.
2.2.2.3.2.3Chim biển
Đã phát hiện được 386 loài chim ở các khu vực ven biển Nam Việt Nam trong khi đó
tại Côn Đảo có 65 loài thuộc 10 họ, bao gồm cả Gầm Ghì trắng (Ducula bicolor), chim
Điên bụng trắng (Sula leucogaster plotus), Nhàn mào (Sterna bergii cristata), Bồ câu
Nicoba (Caloenas nicobarica nicobaria)… là những loài chim quý hiếm. Đặc biệt, các
loài chim nhiệt đới mỏ đỏ (Phaethon aethereus) và Sula dactylatra làm tổ và sinh sống
thành từng bầy lớn tại đảo Hòn Trứng.
Chủ dự án (ký tên) Trang 2-49
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Gầm Ghì trắng Điên bụng trắng Nhàn mào Bồ câu Nicoba

Hình 2.31 Các loài chim quý hiếm


2.2.2.3.2.4 Động vật biển có vú
Trong vùng biển lân cận khu vực Dự án, chỉ có tại Côn Đảo là vườn quốc gia duy nhất
hiện còn thú biển như Cá Voi Đen (Neophon phocaenuides), Cá Nược (Orcaella
brevirostris) và Dugong (Dugon dugong).
Dugong còn được gọi là Bò biển. Dugong xuất hiện ở vịnh Côn Sơn (Côn Đảo) từ Mũi
Lò Vôi xuống An Hải trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 2. Dugong hiện đang bị đe
dọa tuyệt chủng ở mức cực kỳ nguy cấp (CR), theo Sách đỏ VN. Loài này cũng được
Sách đỏ thế giới (IUCN) xếp vào loài sắp nguy cấp. Dugong chỉ còn lại không quá 100
con tại 2 vùng biển của Việt Nam là Phú Quốc và Côn Đảo (theo WWF, 2013).

Cá voi đen Cá nược Dugong

Hình 2.32 Động vật có vú


2.2.2.3.2.5 Các loài thủy sản quý hiếm đang bị đe dọa
Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc khu biển Việt Nam theo Nghị định
số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ được trình bày trong bảng
dưới đây.
Bảng 2.18 Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
I LỚP ĐỘNG VẬT CÓ VÚ MAMMALIAS
Họ cá heo biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng trung
1. Delphinidae
hoa - Sousa chinensis)
2. Họ cá heo chuột (tất cả các loài) Phocoenidae
3. Họ cá heo nước ngọt (tất cả các loài) Platanistidae
4. Họ cá voi lưng gù (tất cả các loài) Balaenopteridae
5. Họ cá voi mõm khoằm (tất cả các loài) Ziphiidae
6. Họ cá voi nhỏ (tất cả các loài) Physeteridae

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-50


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

TT Tên Việt Nam Tên khoa học


II LỚP CÁ XƯƠNG OSTEICHTHYES
7. Cá chình mun Anguilla bicolor
8. Cá chình nhật Anguilla japonica
9. Cá cháy bắc Tenualosa reevesii
10. Cá mòi đường Albula vulpes
11. Cá đé Ilisha elongata
12. Cá thát lát khổng lồ Chitala lopis
13. Cá anh vũ Semilabeo obscurus
14. Cá chép gốc Procypris merus
15. Cá hô Catlocarpio siamensis
16. Cá học trò Balantiocheilos ambusticauda
17. Cá lợ thân cao (Cá lợ) Cyprinus hyperdorsalis
18. Cá lợ thân thấp Cyprinus multitaeniata
19. Cá măng giả Luciocyprinus langsoni
20. Cá may Gyrinocheilus aymonieri
21. Cá mè huế Chanodichthys flavpinnis
22. Cá mơn (Cá rồng) Scleropages formosus
23. Cá pạo (Cá mị) Sinilabeo graffeuilli
24. Cá rai Neolisochilus benasi
25. Cá trốc Acrossocheilus annamensis
26. Cá trữ Cyprinus dai
27. Cá thơm Plecoglossus altivelis
28. Cá niết cúc phương Pterocryptis cucphuongensis
29. Cá tra dầu Pangasianodon gigas
30. Cá chen bầu Ompok bimaculatus
31. Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei
32. Cá sơn đài Ompok miostoma
33. Cá bám đá Gyrinocheilus pennocki
34. Cá trê tối Clarias meladerma
35. Cá trê trắng Clarias batrachus
36. Cá trèo đồi Chana asiatica
37. Cá bàng chài vân sóng Cheilinus undulatus
38. Cá dao cạo Solenostomus paradoxus
39. Cá dây lưng gù Cyttopsis cypho
40. Cá kèn trung quốc Aulostomus chinensis
41. Cá mặt quỷ Scorpaenopsis diabolus
42. Cá mặt trăng Mola mola
43. Cá mặt trăng đuôi nhọn Masturus lanceolatus
44. Cá nòng nọc nhật bản Ateleopus japonicus
45. Cá ngựa nhật Hippocampus japonicus
46. Cá đường (Cá sủ giấy) Otolithoides biauratus
47. Cá kẽm chấm vàng Plectorhynchus flavomaculatus
48. Cá kẽm mép vẩy đen Plectorhynchus gibbosus
49. Cá song vân giun Epinephelus undulatostriatus
50. Cá mó đầu u Bolbometopon muricatum
51. Cá mú dẹt Cromileptes altivelis
52. Cá mú chấm bé Plectropomus leopardus

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-51


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

TT Tên Việt Nam Tên khoa học


53. Cá mú sọc trắng Anyperodon leucogrammicus
54. Cá hoàng đế Pomacanthus imperator
Ill LỚP CÁ SỤN CHONDRICHTHYES
55. Các loài cá đuối nạng Mobula sp.
56. Các loài cá đuối ó mặt quỷ Manta sp.
57. Cá đuối quạt Okamejei kenojei
58. Cá giống mõm tròn Rhina ancylostoma
59. Cá mập đầu bạc Carcharhinus albimarginatus
60. Cá mập đầu búa hình vỏ sò Sphyrna lewini
61. Cá mập đầu búa lớn Sphyrna mokarran
62. Cá mập đầu búa trơn Sphyrna zygaena
63. Cá mập đầu vây trắng Carcharhinus longimanus
64. Cá mập đốm đen đỉnh đuôi Carcharhinus melanopterus
65. Cá mập hiền Carcharhinus amblyrhynchoides
66. Cá mập lơ cát Carcharhinus leucas
67. Cá mập lụa Carcharhinus falciformis
68. Cá mập trắng lớn Carcharodon carcharias
69. Cá nhám lông nhung Cephaloscyllium umbratile
70. Cá nhám nâu Etmopterus lucifer
71. Cá nhám nhu mì Stegostoma fasciatum
72. Cá nhám răng Rhinzoprionodon acutus
73. Cá nhám thu Lamna nasus
74. Cá nhám thu/cá mập sâu Pseudocarcharias kamoharai
75. Cá nhám voi Rhincodon typus
76. Các loài cá đao Pristidae spp.
77. Các loài cá mập đuôi dài Alopias spp.
IV LỚP HAI MẢNH VỎ BIVALVIA
78. Trai bầu dục cánh cung Margaritanopsis laosensis
79. Trai cóc dày Gibbosula crassa
80. Trai cóc hình lá Lamprotula blaisei
81. Trai cóc nhẵn Cuneopsis demangei
82. Trai cóc vuông Protunio messageri
83. Trai mẫu sơn Contradens fultoni
84. Trai sông bằng Pseudobaphia banggiangensis
V LỚP CHÂN BỤNG GASTROPODA
85. Các loài trai tai tượng Tridacna spp.
86. Họ ốc anh vũ (tất cả các loài) Nautilidae
87. Ốc đụn cái Tectus niloticus
88. Ốc đụn đực Tectus pyramis
89. Ốc mút vệt nâu Cremnoconchus messageri
90. Ốc sứ mắt trĩ Cypraea argus
91. Ốc tù và Charonia tritonis
92. Ốc xà cừ Turbo marmoratus
VI LỚP SAN HÔ ANTHOZOA
93. Bộ san hô đá (tất cả các loài) Scleractinia
94. Bộ san hô cứng (tất cả các loài) Stolonifera
95. Bộ san hô đen (tất cả các loài) Antipatharia

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-52


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

TT Tên Việt Nam Tên khoa học


96. Bộ san hô sừng (tất cả các loài) Gorgonacea
97. Bộ san hô xanh (tất cả các loài) Helioporacea
VII NGÀNH DA GAI ECHINODERMATA
98. Cầu gai đá Heterocentrotus mammillatus
99. Hải sâm hổ phách Thelenota anax
100. Hải sâm lựu Thelenota ananas
101. Hải sâm mít hoa (Hải sâm dừa) Actinopyga mauritiana
102. Hải sâm trắng (Hải sâm cát) Holothuria (Metriatyla) scabra
103. Hải sâm vú Microthele nobilis
Nguồn: Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ
2.2.2.3.3 Các khu vực cần bảo vệ
Các khu bảo tồn chính gần khu vực dự án bao gồm: Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý
thuộc tỉnh Bình Thuận và Khu bảo tồn biển Côn Đảo thuộc tỉnh BR-VT và Khu Dự trữ
sinh quyển Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí tương đối giữa khu vực khai
thác và các khu bảo tồn được thể hiện trong hình sau.

Hình 2.33 Các khu vực cần được bảo vệ ở vùng biển Đông Nam Việt Nam
Hình 2.33 cho thấy khu vực dự án nằm gần nhất với Khu bảo tồn biển Côn Đảo với
khoảng cách 260 km, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ với khoảng cách 344 km cùng về
phía Tây Bắc và Khu bảo tồn biển Phú Quý với khoảng cách 277 km về phía Bắc.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-53


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

 Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý


Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý nằm trên đảo Phú Quý, cách đất liền khoảng 70 km. Các
nghiên cứu sơ bộ đã ghi nhận được khoảng 70 loài cây trên cạn, 72 loài rong biển, 134
loài san hô rắn và 15 loài động vật thân mềm. Trong các loại san hô, phổ biến nhất là
các dạng san hô hình tua Acropora và Pocillopora. Ở sườn phía Tây đảo Phú Quý là
một bãi san hô rộng lớn (rộng khoảng 600 m), nằm kế cận một đầm phá bao phủ những
bãi cỏ biển rộng lớn.

Hình 2.34 Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý


 Vườn Quốc gia Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo được được thiết lập trên Côn Đảo, Vườn quốc gia Côn Đảo có
tổng diện tích cần được bảo vệ là 20.000 ha, trong đó 14.000 ha là dưới biển và 6.000
ha trên cạn của 14 đảo. Thêm vào đó còn có một vùng đệm biển rộng 20.500 ha, bao
gồm cả các hệ sinh thái biển và ven bờ như rừng ngập mặn (18 ha), các rạn san hô
(1.000 ha) và thảm cỏ biển (200 ha).

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-54


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Hệ thực vật ở Côn Đảo khá phong phú và đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao,
trong đó có đến 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo
mộc... Có 44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây. Một số
loài được xếp vào danh mục quý hiếm như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Găng néo
(Manikara hexandra),...
Hệ động vật rừng Côn Đảo đến nay đã ghi nhận được 144 loài, trong đó có 28 loài lớp thú,
69 loài chim, 39 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư. Một số động vật quý hiếm và đặc hữu tại Côn
Đảo như: Sóc mun (Callosciunis filaysoni), Sóc đen (Ratufa bicolor condorensis), Chuột
hưu Côn Đảo (Rattus niviventer condorensis), Thạch sùng Côn Đảo (Cyrstodactylus
condorensis), Cá heo mõm dài (Stenella longirostris), Cá voi xanh (Balaenoptera
musculus), Cá nược (Orcaella brevirostric), Rùa biển, Dugong dugon… Trong đó Dugong
là đối tượng được quan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
Đặc biệt, Côn Đảo có quần thể rùa biển rất lớn, hàng năm vào mùa sinh sản, có hàng
ngàn lượt rùa biển lên các bãi cát đặc biệt Hòn Bảy Cạnh để đẻ trứng.

Hình 2.35 Vườn quốc gia Côn Đảo


 Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tổng diện tích khu dự này là 75.740 ha, trong đó
vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Đây là khu rừng
ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi
dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò.
Về thực vật, rừng ngập mặn Cần Giờ có 220 loài thực vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60
họ; trong đó, các họ có nhiều loài nhất gồm: họ Cúc (Asteraceae) 8 loài, họ thầu dầu
(Euphorbiaceae) 9 loài, họ Đước (Rhizophoraceae) 13 loài, họ Cói (Cyperaceae) 20
loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 20 loài, họ Đậu (Fabaceae) 29 loài.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-55


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Về động vật, khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá
trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài
có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko
gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python
reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa
(ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus) …
Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và
79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.

Hình 2.36 Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-56


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM
VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Các đối tượng bị tác động từ các hoạt động thường ngày của dự án như sau:
Môi trường không khí ngoài khơi
- Thông thoáng do có không gian mở ở ngoài khơi
- Nhiệt độ dao động từ 26,2 – 29,8oC
- Độ ẩm không khí cao, ít thay đổi trong năm, trung bình tháng dao động trong
khoảng 74 – 87%
- Tốc độ gió mạnh, trong đó mùa gió Tây Nam (tháng 5 đến tháng 9) có tốc độ gió
mạnh hơn so với mùa gió Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Tốc độ gió
mạnh nhất theo tháng dao động trong khoảng 10 – 34 m/s.
Quần xã động vật đáy
Quần xã động vật đáy khu vực dự án khá phong phú, số loài động vật đáy dao động
khoảng 24-32 đơn vị phân loại/0,5m2, thấp hơn giá trị trung bình của khu vực tham khảo
(42 đơn vị phân loại/0,5m2).
Tại khu vực Dự án, tất cả các đơn vị phân loại được định danh đều thuộc 1 trong 4
nhóm: Giáp Xác, Da gai, Thân mềm và Giun nhiều tơ. Tại tất cả các khu vực, Giun
nhiều tơ là nhóm có số đơn vị phân loại cao nhất và với trung bình 12 – 16 đơn vị/0,5m2,
chiếm 48,76 – 58,18% tổng số đơn vị phân loại của quần xã khu vực. Đứng thứ hai là
nhóm Giáp xác với trung bình 7 – 8 đơn vị phân loại/0,5m2, chiếm 23,64 – 33,66% tổng
số đơn vị phân loại, cuối cùng là hai nhóm Thân mềm và Da gai .
Nguồn lợi và ngư trường đánh bắt hải sản
Khu vực Dự án nằm cách xa các ngư trường: bãi cá vụ Nam 48 km, bãi cá vụ Bắc 31
km, bãi mực vụ Bắc 32 km, bãi mực vụ Nam 33 km. Ngoài ra, khu vực mỏ HT-MT sẽ
được thiết lập phạm vi an toàn quanh các công trình khai thác hiện hữu của mỏ. Do đó,
dựa trên thực tế vận hành cho thấy các tàu thuyền đánh bắt đã biết sự hiện diện các hoạt
động khai thác tại khu vực mỏ nên chủ động đánh bắt ở các khu vực khác và không gây
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đánh bắt của ngư dân.
Ngoài ra trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu, dự án sẽ tác động đến các đối tượng bị
tác khu vực nhạy cảm về môi trường như sau:
Các đối tượng nhạy cảm
Khu vực mỏ HT-MT thuộc Lô 05-2 & 05-3 ngoài khơi vùng biển Đông Nam Bộ, nằm
cách xa các khu vực nhạy cảm môi trường. Trong trường hợp hoạt động bình thường
thì hầu như các hoạt động khai thác chỉ ảnh hưởng đến các xung quanh khu vực Dự án.
Tuy nhiên, trong trường hợp có sự cố tràn dầu xảy ra có thể bị ảnh hưởng đến hoạt động
của các mỏ dầu khí lân cận, hoạt động hàng hải, hoạt động du lịch và các khu vực cần
bảo vệ như bên dưới:

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-57


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lân cận


Mỏ HT-MT thuộc Lô 05-2 & 05-3, khu vực này có các lô dầu khí lân cận đang thăm
dò, khai thác như Lô 05-1 b & c (mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt) do Idenmitsu quản lý, Lô
11-2 (Mỏ Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây) do KNOC quản lý, Lô 06-1 (Mỏ Lan Tây- Lan
Đỏ) do Zarubezhneft quản lý. Như đề cập trong Hình 2.15, khoảng cách gần nhất từ
khu vực dự án đến các công trình dầu khí lân cận khoảng 37,5 km. Tính đến thời điểm
hiện tại các lô dầu khí đã và đang hoạt động chưa có bất kỳ sự cố nào xảy ra gây tác
động đến môi trường xung quanh.
- Hoạt động hàng hải
Như đề cập trong Hình 2.16, khu vực dự án nằm gần tuyến hàng hải Hải Phòng -
Singapore khoảng 3 km về hướng Tây và gần tuyến hàng hải Singapore – Hong Kong
với khoảng cách 21 km. Mật độ lưu thông khu vực Dự án trung bình cao, với tần suất >
291 chuyến/0,6 km2/năm. Mặt khác, theo quy định về quy chế an toàn, khu vực mỏ sẽ
thiết lập vùng đặc quyền hàng hải của mỏ (Marine Exclusion Zone – MEZ). Tọa độ của
vùng đặc quyền hàng hải này sẽ được đăng ký và in ấn trên các hải đồ nội địa và quốc
tế để các tàu bè qua lại biết và tránh xâm phạm. Do đó, khả năng các tàu thuyền tham
gia hoạt động hàng hải đi vào khu vực an toàn của dự án được xem như không đáng kể.
- Hoạt động du lịch
Dải ven biển từ Bình Thuận tới Cà Mau đang phát triển các hoạt động du lịch. Đặc biệt
tại các tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận có nhiều khu du lịch, bãi tắm ven
biển thu hút nhiều du khách của cả nước. Như đề cập trong Hình 2.18, khu vực Dự án
nằm cách rất xa các điểm du lịch ven biển này (trên 260 km).
- Các khu vực cần được bảo vệ
Các khu bảo tồn (KBT) gần khu vực Dự án bao gồm KBT biển Phú Quý, Vườn quốc
gia Côn Đảo, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, …. Như đề cập trong Hình 2.33, khu
vực dự án cách xa các khu vực nhạy cảm này (trên 260 km).

SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.4.1 Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm
kinh tế - xã hội khu vực dự án
Dự án nằm trong khu vực Lô 05-2 & 05-3 thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi
vùng biển Đông Nam Việt Nam. Đây là khu vực có tiềm năng dầu khí, xung quanh khu
vực Lô 05-2 & 05-3 với nhiều mỏ đã đưa vào khai thác như (Đại Hùng, Sao Vàng – Đại
Nguyệt, Lan Tây – Lan Đỏ, Chim Sáo, Rồng Đôi, …). Tại khu vực Lô 05-2 & 05-3 đã
thực hiện khảo sát địa chấn, khoan thăm dò từ năm 1992 và phát hiện dầu khí tại cấu
tạo Mộc Tinh vào năm 1993 và tại Hải Thạch năm 1995. Cả 2 mỏ được đưa vào khai
thác từ năm 2012.
Ngoài ra, việc thực hiện Dự án sẽ mang lại nguồn thu rất lớn từ khai thác dầu thô cũng
như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Do đó, hoạt động phát triển mỏ
HT-MT tại khu vực này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội tại khu vực.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-58


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

2.4.2 Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với với điều
kiện môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án
Dự án nằm trong phạm vi khu vực Lô 05-2 & 05-3, xung quanh các khu vực đang hoạt
động khai thác dầu khí của bồn trũng Nam Côn Sơn. Dựa trên các kết quả nghiên cứu về
điều kiện môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án, có thể thấy:
- Các thông số môi trường phản ánh chất lượng nước biển, chất lượng trầm tích và
các chỉ số quần xã động vật đáy ở các trạm khảo sát đều ở mức tốt, tất cả các thông
số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn quốc gia của Việt
Nam (QCVN 10-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước biển xa bờ và QCVN
43:2017/BTNMT về chất lượng trầm tích) và xấp xỉ với các giá trị các trạm đối
chứng. Điều này chứng tỏ các hoạt động thăm dò hiện hữu đã và đang được tiến
hành tại khu vực mỏ không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.
- Vị trí dự án nằm cách rất xa các khu vực nhạy cảm ven biển và trên đất liền.

Để đánh giá mức độ nhạy cảm môi trường khu vực ven bờ và hải đảo, báo cáo này tham
khảo kết quả bản đồ nhạy cảm môi trường khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến biên giới
Campuchia do PVN thực hiện năm 2016. Dựa vào bản đồ nhạy cảm môi trường cho thấy
các khu vực có độ nhạy cảm cao (ESI = 5 – 6), cần ưu tiên bảo vệ trong trường hợp nếu
xảy ra sự cố tràn dầu do dự án bao gồm:
Tỉnh Bình Thuận:
 Khu vực ven bờ từ mũi Cà Ná đến Bực Lở có chỉ số nhạy cảm môi trường (ESI)
là 5.
 Khu vực ven bờ từ Bực Lở đến xã Vĩnh Hảo có chỉ số ESI là 6.
 Khu vực từ xã Vĩnh Hảo đến Phước Thể có chỉ số ESI là 5.
 Xung quanh đảo Phú Quý có chỉ số ESI là 6.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
 Khu vực Côn Đảo có chỉ số ESI là 6.
 Khu vực bãi biển du lịch ven biển có chỉ số ESI là 4.
Các khu vực có chỉ số nhạy cảm cao (ESI = 5 - 6) từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau:
 Khu vực huyện Cần Giờ, TP.HCM.
 Khu vực mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
 Dải ven biển từ Tiền Giang đến Cà Mau.
 Các khu vực cần được bảo vệ: Côn Đảo, Phú Quý, Hòn Cau.

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-59


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Nguồn: PVN
Hình 2.37 Bản đồ nhạy cảm đường bờ từ Đà Nẵng đến biên giới Campuchia

Chủ dự án (ký tên) Trang 2-60


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

CHƯƠNG 3 . ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO


TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Các hoạt động của Dự án có thể gây ra các tác động tiềm ẩn đến môi trường tiếp nhận
tại khu vực dự án và vùng phụ cận. Các đối tượng có thể bị ảnh hưởng trong quá trình
thực hiện Dự án bao gồm:
- Môi trường tự nhiên: chất lượng nước biển, chất lượng không khí ngoài khơi;
chất lượng trầm tích biển.
- Môi trường sinh học: sinh vật biển sống trong cột nước và sinh vật đáy sống
trong trầm tích đáy biển.
- Môi trường xã hội: các hoạt động kinh tế - xã hội như hoạt động đánh bắt cá và
hoạt động giao thông thủy.
Mục đích chính của chương này là xác định và đánh giá các tác động đến môi trường
tự nhiên và kinh tế xã hội do các hoạt động của dự án gây ra. Đánh giá các tác động này
sẽ được cụ thể cho từng nguồn thải và từng đối tượng bị ảnh hưởng và các biện pháp,
công trình bảo vệ môi trường được đề xuất thực hiện sẽ phù hợp, đảm bảo đáp ứng các
yêu cầu bảo vệ môi trường đối với từng tác động đã được nhận định và đánh giá.
Quy trình đánh giá được thực hiện dựa trên các quy định của Luật bảo vệ môi trường
của Việt Nam, các hoạt động của dự án và đặc điểm của môi trường tiếp nhận. Quá trình
đánh giá tác động môi trường được tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Chính
sách An toàn, Sức khỏe và Môi trường (ATSKMT) của BIENDONG POC.
Các hoạt động của dự án sẽ được triển khai tại mỏ HT-MT như sau:
‒ Khoan 06 (sáu) giếng khai thác;
‒ Kết nối vào công trình hiện hữu của mỏ HT-MT để khai thác.
‒ Nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác lên 1.352 m3/ngày.
Đối với các hoạt động tháo dỡ, sẽ thực hiện đánh giá ở một báo cáo riêng theo quy định
của Luật dầu khí.
Do đó, đánh giá tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án sẽ tập trung vào
các giai đoạn sau:
‒ Nâng cấp hệ thống xử lý (HTXL) nước khai thác
‒ Giai đoạn khoan
‒ Giai đoạn vận hành khai thác.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Để đánh giá mức độ tác động môi trường của Dự án, báo cáo sử dụng Hệ thống cho
điểm mức độ tác động (IQS). Hệ thống cho điểm này được thiết lập dựa trên các hướng
dẫn đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) và các
tổ chức quốc tế như: Diễn đàn Thăm dò Khai thác Dầu khí (E&P Forum), Chương trình
Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Ngân hàng thế giới (World Bank).

Hệ thống cho điểm mức độ tác động (IQS):


Hệ thống IQS đánh giá tác động môi trường dựa trên cường độ, phạm vi, thời gian phục
hồi, tần suất xuất hiện tác động và quản lý, cụ thể như sau:
Yếu tố Các thông số đại diện
Các tương tác vật lý, hóa
Cường độ, phạm vi và thời gian phục hồi tác động
học, sinh thái
Khả năng xuất hiện Tần suất
Quy định của pháp luật, chi phí để quản lý và xử lý các tác
Quản lý
động & mức độ quan tâm của cộng đồng
Mỗi thông số được xác định dựa vào hệ thống xếp loại được liệt kê trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Hệ thống định lượng tác động (IQS)
Hệ thống xếp loại
Thông số
Mức độ Định nghĩa Điểm
Không tác
Không có tương tác phát sinh 0
động
Biến đổi trong phạm vi biến thiên tự nhiên,
Tác động nhỏ rất thấp dưới các giới hạn quy định, không 1
ảnh hưởng đến sức khỏe
Sự tác động

Cường Thay đổi hệ sinh thái vừa phải, ít tác động


độ tác Tác động đến sức khỏe cộng đồng, đạt gần các giới hạn 2
động trung bình quy định
(M)
Tác động lớn đến hệ sinh thái, có thể ảnh
Tác động lớn hưởng đến sức khỏe cộng đồng khi bị tiếp 3
xúc quá mức
Tác động Làm biến đổi lớn hệ sinh thái, gây hại cho
4
nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Không tác
Không có sự tương tác phát sinh 0
Phạm động
vi tác Tại chỗ Tác động tại ngay tại điểm phát sinh 1
Sự tương tác

động Khu vực Tác động trong phạm vi cục bộ 2


(S) Vùng Tác động trong phạm vi vùng 3
Quốc tế Tác động trong phạm vi toàn cầu 4
Không yêu
Thời Tác động được phục hồi tức thời 0
cầu
gian
< 1 năm Thời gian hồi phục dưới 1 năm 1

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hệ thống xếp loại


Thông số
Mức độ Định nghĩa Điểm
hồi 1-2 năm Thời gian hồi phục từ 1-2 năm 2
phục 2-5 năm Thời gian hồi phục từ 2-5 năm 3
(R) > 5 năm Thời gian hồi phục trên 5 năm 4
Rất hiếm Các tác động rất hiếm khi xảy ra 1
Tần Hiếm Các tác động hiếm khi xảy ra 2
Sự cố

suất Thường Các tác động sẽ xảy ra 3


(F) Thường
Các tác động xảy ra và lặp đi lặp lại 4
xuyên
Không có Không có quy định về luật pháp đối với các
0
quy định tác động
Luật Chỉ có các quy định tổng quát đối với tác
pháp Tổng quát động, không có các tiêu chuẩn hay giới hạn 1
(L) được áp dụng
Có quy định cụ thể đối với các giới hạn và
Cụ thể 2
tiêu chuẩn nhất định được áp dụng
Chi phí để quản lý và xử lý các tác động thấp
Thấp 1
hoặc không cần chi phí
Chi
Quản lý

Chi phí để quản lý và xử lý các tác động ở


phí Trung bình 2
mức trung bình
(C)
Chi phí để quản lý và xử lý các tác động ở
Cao 3
mức cao
Mối Sự khó chịu hoặc quan tâm của cộng đồng là
Ít quan tâm 1
quan rất nhỏ hoặc không xảy ra
tâm Có thể gây sự khó chịu cho cộng đồng, thỉnh
của Thỉnh thoảng 2
thoảng gây nên mối quan tâm của cộng đồng
cộng
đồng Gây sự khó chịu cho cộng đồng, gây nên mối
Thường
(P) quan tâm của cộng đồng một cách thường 3
xuyên
xuyên

Các tác động môi trường sẽ được phân tích và cho điểm số tương ứng dựa trên đặc trưng
của tác động. Tổng số điểm tương đương với các mức độ tác động sẽ được tính toán
dựa trên công thức:
Tổng số điểm (TS) = (M + S + R) x F x (L + C + P) = Mức độ tác động tổng thể

Phạm vi mức độ tác động tổng thể được xác định trong Hình 3.1 như sau:

0 – 11 12 – 89 90 – 215 216 – 383 ≥ 384


Không đáng kể Nhỏ Trung bình Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng

Hình 3.1 Thang đo của Hệ thống định lượng tác động

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-3


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Dựa trên thang đo này, các đặc điểm của mức độ tác động được mô tả như sau:
Các tác động rất nghiêm trọng đến môi trường:
 Làm thay đổi nghiêm trọng hệ sinh thái hoặc hoạt động, dẫn đến sự tổn hại lâu dài
(kéo dài trên 5 năm);
 Phạm vi ảnh hưởng có thể đạt đến cấp vùng và toàn cầu;
 Khả năng phục hồi về mức ban đầu kém;
 Nhiều khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
 Đòi hỏi chi phí cao trong việc quản lý/giảm thiểu, gây thiệt hại hoặc làm thay đổi
lâu dài đến cộng đồng dân cư và kinh tế.
Các tác động nghiêm trọng đến môi trường
 Làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái hoặc hoạt động tại khu vực cục bộ hoặc lớn hơn
trong khoảng thời gian trung bình, cùng với khả năng phục hồi trung bình (trong
vòng 2-5 năm);
 Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe;
 Chi phí quản lý/giảm thiểu của công ty từ trung bình đến cao;
 Gây ảnh hưởng cho một số cơ sở/người dân xung quanh.
Các tác động trung bình đến môi trường
 Làm thay đổi một phần hệ sinh thái hoặc các hoạt động tại khu vực cục bộ hoặc
bé hơn trong khoảng thời gian ngắn, cùng với khả năng hồi phục tốt (trong vòng
1-2 năm);
 Mức độ ảnh hưởng tương tự như sự biến đổi tự nhiên của môi trường hiện hành
nhưng có thể có các tác động tích lũy liên quan;
 Có thể tác động đến sức khỏe;
 Có thể gây khó chịu cho một số cơ sở/người dân xung quanh.
Các tác động nhỏ đến môi trường
 Làm thay đổi nhỏ một phần hệ sinh thái hoặc các hoạt động tại khu vực cục bộ
hoặc bé hơn trong khoảng thời gian ngắn, cùng với khả năng hồi phục rất tốt (trong
vòng nhỏ hơn 1 năm);
 Có thể tác động ngắn đến sức khỏe và cộng đồng.
Các tác động không đáng kể đến môi trường
 Không thể nhận biết được sự thay đổi, hoặc có thể nhận biết sự thay đổi nhỏ nhưng
được phục hồi nhanh chóng về trạng thái ban đầu;
 Không tác động đến sức khỏe;
 Không gây khó chịu cho cộng đồng.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-4


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN KHOAN VÀ NÂNG CẤP HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC KHAI THÁC

Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống
xử lý nước khai thác

Như đã trình bày cụ thể ở Chương 1, dự án sẽ tiến hành khoan thêm 06 giếng và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác lên 1.352 m3/ngày. Quá trình khoan và lắp đặt các
thiết bị nâng cấp HTXL nước khai thác sẽ phát sinh chất thải gây tác động đến môi
trường tiếp nhận. Nguồn tác động môi trường chính phát sinh trong giai đoạn khoan
giếng của dự án được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.2 Nguồn tác động môi trường chính phát sinh trong giai đoạn khoan và
nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Đối tượng
Stt Nguồn tác động Chất thải/tác động phát sinh
chịu tác động
Nguồn tác động liên quan đến chất thải
1 Khí thải - Chất lượng không khí
- Hoạt động của các tàu và - Tiêu thụ nhiên liệu DO để chạy ngoài khơi
giàn khoan động cơ trên các tàu/sà lan - Góp phần tăng phát
- Hoạt động của tàu vận - Các chất ô nhiễm: CO2, NOx, CO, thải khí nhà kính
chuyển thiết bị và lắp đặt SO2, VOC, N2O, CH4
hệ thống xử lý nước khai Nước nhiễm dầu: phát sinh từ hoạt - Chất lượng nước biển
thác động rửa sàn, nước mưa chảy tràn qua ngoài khơi
khu vực máy móc trên tàu/sà lan - Hệ sinh thái biển
2 Sinh hoạt của người làm việc Nước thải sinh hoạt: thành phần ô - Chất lượng nước biển
trên tàu và giàn khoan nhiễm chính là chất hữu cơ và E. Coli ngoài khơi
Chất thải thực phẩm - Hệ sinh thái biển
4 Hoạt động khoan Chất thải khoan - Chất lượng nước
- Dung dịch khoan nền nước đã qua biển;
sử dụng - Ảnh hưởng trầm
tích và động vật
- Mùn khoan nền nước và nền đáy
không nước
5 - Hoạt động khoan - Chất thải không nguy hại: phế - Chuyển về bờ xử lý
- Hoạt động nâng cấp hệ liệu và chất thải thông thường
còn lại
thống xử lý nước khai thác
- Chất thải nguy hại (CTNH)
Nguồn tác động liên quan đến tiếng ồn và rung
6 - Choàng khoan và động cơ - Tiếng ồn và rung - Công nhân
trên giàn khoan - Động vật biển có vú
Nguồn tác động liên quan đến sự hiện diện của phương tiện
- Sự hiện diện của các tàu, sà - Xáo trộn trầm tích đáy biển
7
lan và giàn khoan - Ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá và hoạt động hàng hải

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-5


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Đối tượng
Stt Nguồn tác động Chất thải/tác động phát sinh
chịu tác động
Nguồn tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yêu tố
nhạy cảm khác
- Không tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di
8 - Hoạt động khoan, các
nguồn thải của dự án tích lịch sử - văn hóa, các yêu tố nhạy cảm khác
Các tác động môi trường liên quan đến các nguồn thải phát sinh từ giai đoạn khoan và
nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác của dự án được đánh giá chi tiết trong các phần
sau:

Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

3.1.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến nước thải

a. Định tính và định lượng nguồn thải


Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (NTSH) phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử
lý nước khai thác chủ yếu phát sinh từ hoạt động của người làm việc trên các tàu, sà lan
và giàn khoan. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh được ước tính dựa theo tiêu chuẩn
nước cấp cho sinh hoạt là 150 lít/người/ngày (theo TCXDVN 33:2006) và giả định là
lượng nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp. Dựa trên kế hoạch điều động
nhân lực tham gia, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.3 Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong
giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Số
Lượng
Số lượng Số ngày người Lượng nước
NTSH
Nguồn thải thiết bị huy động tham thải phát sinh
phát sinh
tham gia (ngày) gia (m3/người/ngày)
(m3)
(người)
Hoạt động khoan
Giàn khoan 1 1.004 140 0,15 21.084
Tàu cung ứng/hỗ trợ 2 502 20 0,15 3.012
Tàu hỗ trợ di chuyển và lắp
112 20 0,15 336
đặt giàn khoan 1
Hoạt động nâng cấp HTXL nước khai thác
Tàu lắp đặt 1 14 20 0,15 42
3
Tổng lượng nước thải sinh hoạt (m ) 24.474
3
Trung bình ngày (m /ngày) 24
Nguồn: BIENDONG POC, 2022

Nước thải nhiễm dầu


Trên các tàu và giàn khoan tham gia có thể phát sinh nước nhiễm dầu từ các hoạt động
rửa sàn và các thiết bị máy móc. Tham khảo thống kê của Cục Hàng hải, lượng nước
nhiễm dầu phát sinh trên tàu trung bình khoảng 0,5 m3/ngày và đối với giàn khoan

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-6


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

khoảng 1 m3/ngày. Dựa trên số lượng phương tiện được huy động, lượng nước nhiễm
dầu phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác được
ước tính trong bảng sau:
Bảng 3.4 Lượng nước thải nhiễm dầu phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Tổng lượng
Số ngày Số thiết Lượng nước
nước thải
Nguồn thải huy động bị tham thải phát sinh
nhiễm dầu
(ngày) gia (m3/người/ngày)
phát sinh (m3)
Hoạt động khoan
Giàn khoan 1004 1 1 1004
Tàu cung ứng/hỗ trợ 502 2 0,5 502
Tàu hỗ trợ di chuyển và lắp đặt
112 1 0,5 56
giàn khoan
Hoạt động nâng cấp HTXL nước khai thác
Tàu lắp đặt 14 1 0,5 7
Tổng lượng nước thải (m3) 1.569
3
Trung bình ngày (m /ngày) 1,5
Nguồn: BIENDONG POC, 2022

b. Đánh giá mức độ tác động

Nước thải sinh hoạt


Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này khoảng 24.474 m3 (trung bình
24 m3/ngày). Các thành phần chính trong dòng nước thải sinh hoạt gồm có các chất hữu
cơ (BOD5, COD), chất rắn lơ lửng (TSS), nitơ và photpho vô cơ và hữu cơ (tổng N và
tổng P), và vi khuẩn (Coliform). Tải lượng các thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt theo thống kê của WHO được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.5 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Quy chuẩn của
Tải lượng (*) Nồng độ
Chất ô nhiễm Công ước Marpol
(g/người/ngày) (mg/l)
(mg/l)
BOD5 45 - 54 300 - 360 25
COD 72 - 102 480 - 680 125
TSS 70 - 145 467 - 967 35
Tổng Nitơ 6 - 12 40 - 80 -
Tổng Photpho 0,8 – 4 5,3 – 26,7 -
6 9 6 9
Tổng Coliform 10 - 10 (MNP/100 ml) 10 - 10 (MNP/100 ml) 100 (MNP/100 ml)
Ghi chú: (*) tham khảo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993.

Nước thải nhiễm dầu


Lượng nước nhiễm dầu phát sinh trong giai đoạn này khoảng 1.569 m3 (trung bình 1,5
m3/ngày). Nước nhiễm dầu thường chứa hỗn hợp các chất bao gồm nước, dầu và cặn

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-7


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

bẩn. Các tác động tiềm ẩn của các chất ô nhiễm có trong các loại nước thải này được
trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.6 Tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt và
nước thải nhiễm dầu
Các chất ô nhiễm Tác động tiềm ẩn
Nước thải sinh hoạt
Giảm nồng độ oxy hòa tan và tác động đến hệ sinh thái dưới nước
Chất hữu cơ
xung quanh khu vực các tàu, sà lan và giàn khoan.
Tác động đến chất lượng nước, hệ sinh thái dưới nước xung quanh
Chất rắn lơ lửng
khu vực các tàu, sà lan và giàn khoan.
Gây ra hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng nước, hệ
Chất dinh dưỡng
sinh thái dưới nước xung quanh khu vực các tàu, sà lan và giàn
(N, P)
khoan.
Nước thải nhiễm dầu
Dầu Dầu mỡ lan rộng trên bề mặt nước sẽ hình thành màng dầu mỏng
ngăn chặn thực vật và động vật sống trong nước tiếp xúc với oxy.
Khi xảy ra ô nhiễm dầu sẽ gây độc cho thủy sinh vật, ngăn cản quá
trình quang hợp ở thực vật, phá vỡ chuỗi thức ăn trong môi trường
nước xung quanh khu vực các tàu, sà lan và giàn khoan.
Do các tác động tiềm ẩn kể trên, các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt và nước thải
nhiễm dầu cần được quản lý và xử lý để đảm bảo tuân thủ các quy định của QCVN
26:2018/BGTVT và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Nước thải sinh hoạt và nước
thải nhiễm dầu sẽ được thu gom và xử lý đúng theo quy định trước khi thải ra môi
trường như trình bày trong mục 3.1.2.1 - Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
đối với nước thải trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác.
Với việc thực hiện các biện pháp/công trình như đã đề cập ở trên, các tác động còn lại
của nước thải phát sinh từ giai đoạn này đến chất lượng nước biển và sinh vật biển được
đánh giá chi tiết như sau.
Cường độ tác động (M)
Nước thải sinh hoạt và nước sàn nhiễm dầu được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý
nước thải được lắp đặt trên tàu và giàn theo quy định của QCVN 26:2018/BGTVT và
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT trước khi thải ra biển. Các chất ô nhiễm có trong các
dòng nước thải đã được kiểm soát bằng các giải pháp kỹ thuật và môi trường tiếp nhận
là ngoài khơi có khả năng phân tán tốt, nồng độ các chất gây ô nhiễm sẽ được pha loãng
và suy giảm nhanh chóng đến mức độ không gây ảnh hưởng đến nguồn lợi sinh vật. Do
đó, cường độ của tác động đến chất lượng nước biển và sinh vật biển được đánh giá ở
mức tác động nhỏ (M=1).
Phạm vi tác động (S)
Do khu vực ngoài khơi có sóng và dòng chảy mạnh nên các chất ô nhiễm trong nước
thải sẽ được pha loãng và phân tán nhanh trong cột nước biển. Do đó, phạm vi tác động
chỉ cục bộ xung quanh khu vực các tàu và giàn khoan (S=1).

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-8


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thời gian phục hồi (R)


Lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai
thác được đánh giá là nhỏ so với khả năng tiếp nhận của vùng biển ngoài khơi và các
dòng nước thải này đã được xử lý theo quy định của QCVN 26:2018/BGTVT và Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT. Thêm vào đó, điều kiện môi trường biển ngoài khơi có khả
năng đồng hóa rất cao. Do đó, khi kết thúc quá trình thải, môi trường biển sẽ được phục
hồi ngay lập tức (R=0).
Tần suất (F)
Khả năng chất lượng nước biển bị ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình thải bỏ nước thải
sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu là hiếm khi xảy ra (F=2).
Luật pháp (L)
Hiện nay, nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các tàu và giàn khoan
được kiểm soát theo quy định của QCVN 26:2018/BGTVT và Thông tư số 02/2022/TT-
BTNMT (L=2).
Chi phí (C)
Các thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu được lắp đặt sẵn trên tàu
và giàn khoan. Do đó, dự án không phải đầu tư chi phí để lắp đặt các thiết bị xử lý
này (C=1).
Mối quan tâm của cộng đồng (P)
Khu vực dự án cách rất xa bờ tỉnh BRVT khoảng 340 km, do đó sẽ không ảnh hưởng
đến cuộc sống và các hoạt động sống của cộng đồng xung quanh (P=1).
Mức độ tác động của nước thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống
xử lý nước khai thác được tóm tắt trong bảng sau.
Bảng 3.7 Mức độ tác động của nước thải phát sinh trong giai đoạn khoan và
nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Hệ thống định lượng tác động
Nguồn Tác động môi trường
M S R F L C P TS Mức độ
Nước thải Chất lượng nước biển 1 1 0 2 2 1 1 16 Nhỏ
sinh hoạt và
nhiễm dầu Hệ sinh thái biển 1 1 0 2 2 1 1 16 Nhỏ

3.1.1.1.2 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến khí thải

a. Định tính và định lượng nguồn thải

Trong giai đoạn này, nguồn khí thải phát sinh chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu
để vận hành các động cơ trên tàu và giàn khoan. Số lượng phương tiện và định mức
lượng tiêu hao dầu DO cho các thiết bị được trình bày trong Bảng sau.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-9


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 3.8 Ước tính lượng nhiên liệu tiêu thụ trong giai đoạn khoan và nâng cấp
hệ thống xử lý nước khai thác
Số
lượng Lượng nhiên liệu tiêu
Số ngày huy Tổng nhiên
Nguồn/hoạt động thiết bị (tấn/ngày/phương
động (ngày) liệu (tấn)
tham tiện)
gia
Hoạt động khoan
Giàn khoan 1 1.004 16 16.064
Tàu cung ứng/hỗ trợ 2 502 28.112
28
(*)
Tàu hỗ trợ di chuyển và 1.680
1 112 15
lắp đặt giàn khoan
Trực thăng 430 (*) 1,2 tấn/chuyến 516
Làm sạch giếng khoan
Đốt khí 2 0,6 tấn/ngày 1,2
Nâng cấp HTXL nước khai thác
Tàu lắp đặt 1 14 8 112,0
Tổng lượng nhiên liệu sử dụng 46.485,2
Nguồn: BIENDONG POC, 2022
Ghi chú:
 Tổng lượng khí đốt bỏ trong quá trình làm sạch giếng 7,8 triệu m3 khí; khối lượng riêng trung bình của khí
khai thác tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh là 0,96 kg/m3;
 (*) Trực thăng khoảng 3 chuyến /tuần.
 02 tàu cung ứng/hỗ trợ sẽ thay phiên nhau hoạt động trong suốt thời gian khoan 1.004 ngày.

Để tính lượng khí thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước
thải, dự án sử dụng phương pháp tính toán lượng khí thải dựa vào Hướng dẫn của Hiệp
hội ngành công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi Vương Quốc Anh (UKOOA) [17]
theo công thức sau:
Lượng khí thải phát sinh = Lượng nhiên liệu sử dụng x Hệ số phát thải
Hệ số phát thải của UKOOA được sử dụng trong công thức trên được trình bày trong
bảng sau.
Bảng 3.9 Hệ số phát thải khí thải theo UKOOA
Hệ số phát thải khí (tấn/tấn nhiên liệu)
Khí Tàu Động cơ/ Trực thăng Thử vỉa Thử vỉa Đuốc đốt
thải (nhiên liệu Giàn khoan (xăng máy (đốt dầu thô) (đốt khí) (khí đồng hành)
DO) (nhiên liệu DO) bay)
CO2 3,2 3,2 3,2 3,2 2,8 2,8
CO 0,008 0,0157 0,0052 0,018 0,0067 0,0067
NOx 0,059 0,0594 0,0125 0,0037 0,0012 0,0012
N2O 0,00022 0,00022 0,00022 0,000081 0,000081 0,000081

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-10


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hệ số phát thải khí (tấn/tấn nhiên liệu)


Khí Tàu Động cơ/ Trực thăng Thử vỉa Thử vỉa Đuốc đốt
thải (nhiên liệu Giàn khoan (xăng máy (đốt dầu thô) (đốt khí) (khí đồng hành)
DO) (nhiên liệu DO) bay)
SO2 0,001 0,001 0,0007 0,0000128 0,0000128 0,0000128
CH4 0,00027 0,00018 0,000087 0,025 0,045 0,01
VOC 0,0024 0,002 0,0008 0,025 0,005 0,01
Ghi chú: Hàm lượng lưu huỳnh trong DO là 0,05% theo khối lượng
Nguồn: Oil & Gas United Kingdom Guidance [17]

Lượng khí thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai
thác của dự án được ước tính trong bảng sau.
Bảng 3.10 Lượng khí thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống
xử lý nước khai thác của dự án
Lượng khí thải phát sinh (tấn) Tổng Khí nhà kính
Hoạt động lượng khí (1) (tấn CO2
CO2 CO NOx N2O SO2 CH4 VOC thải (tấn) tương đương)
Hoạt động khoan 148.390 493 2.718 10 46 11 104 151.774 151.694
Làm sạch 3 <1 <1 <1 <1 <1 <1 3 3
Nâng cấp HTXL
358 1 7 0 0 0 0 366 358
nước khai thác
Tổng lượng khí thải phát sinh 152.143 -
Lượng khí nhà kính phát sinh - 152.056
648.500.000
Lượng khí nhà kính ước tính năm 2030 của Ngành năng lượng (2)

760.500.000
Lượng khí nhà kính ước tính năm 2030 của cả nước (2)

Ghi chú:
- (1) Hệ số làm nóng địa cầu (GWP - Global Warming Potental) trong khoảng 100 năm của CH4 và N2O
lần lượt cao gấp 25 và 298 lần so với CO2. Do đó, tổng khí nhà kính (CO2 tương đương) theo trọng lượng:
CO2tđ = CO2 + 25 CH4 + 298 N2O
- (2) Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi
khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2014, 2017 & 2020

b. Đánh giá mức độ tác động

Cường độ tác động (M)


Tác động đến chất lượng không khí
Dựa vào kết quả ước tính khí thải phát sinh trong quá trình khoan và nâng cấp hệ thống
xử lý nước khai thác cho thấy tổng lượng khí thải phát sinh khoảng 152.143 tấn (tương
đương với 149,5 tấn/ngày), trong đó nhiều nhất là CO2 chiếm đến 98% tổng lượng khí
thải và các khí còn lại (CO, NOx, SOx, VOC) nhỏ, chiếm khoảng 2%. Chất lượng không
khí xung quanh giàn có thể bị ảnh hưởng. Vị trí dự án nằm ngoài khơi cách xa bờ và
không gian mở, khí thải phát sinh sẽ nhanh chóng phân tán vào môi trường khí quyển.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-11


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Vì thế, cường độ tác động của khí thải phát sinh trong quá trình này được đánh giá là
nhỏ (M = 1).
Góp phần tăng phát thải khí nhà kính (KNK)
Tổng lượng KNK (CO2 tương đương) phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ
thống xử lý nước khai thác của dự án ước tính khoảng 152.056 tấn (tương đương 50.685
tấn/năm). Theo hướng dẫn “An toàn sức khỏe môi trường cho các dự án phát triển dầu
khí ngoài khơi” của IFC, đối với các dự án có tổng lượng KNK (CO2 tương đương) lớn
hơn 100.000 tấn/năm được đánh giá là có tác động lớn. Theo số liệu ước tính, lượng
KNK phát sinh trong giai đoạn lắp đặt của dự án chỉ chiếm khoảng 50% mức giới hạn
theo hướng dẫn của IFC. Mặt khác, khi so sánh lượng KNK của Dự án với lượng KNK
của Ngành năng lượng ước tính phát sinh vào năm 2030 [15] là khoảng 648.500.000
tấn/năm và của Việt Nam khoảng 760.500.000 tấn/năm, lượng KNK phát sinh trong
giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai tháccủa dự án chỉ chiếm tỷ lệ rất
nhỏ, khoảng 0,0078% của Ngành năng lượng và của Việt Nam khoảng 0,0067%. Vì
vậy, có thể cho thấy mức độ phát thải KNK trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống
xử lý nước khai tháccủa dự án đóng góp không đáng kể vào lượng phát thải KNK của
Ngành năng lượng nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Phạm vi tác động (S)
Trong môi trường không khí ngoài khơi, khí thải sẽ phân tán nhanh chóng và các tác
động của khí thải chỉ ở phạm vi cục bộ (S=1) tại điểm thải trên các tàu, sà lan và giàn
khoan.
Thời gian hồi phục (R)
Lượng khí thải phát sinh từ hoạt động này vào môi trường tiếp nhận ngoài khơi có điều
kiện thông thoáng và pha loãng tốt, do đó chất lượng môi trường không khí xung quanh
điểm thải được dự báo sẽ phục hồi ngay lập tức (R=0) sau khi ngừng thải.
Tần suất (F)
Khí thải sẽ thải liên tục ra ngoài môi trường tiếp nhận trong suốt thời gian khoan và
nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác. Tuy nhiên, chất ô nhiễm trong khí thải này
hiếm khi gây tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh điểm thải (F
= 2).
Luật pháp (L)
Hiện nay, Việt Nam không có yêu cầu pháp lý cụ thể về chất lượng không khí xung
quanh ngoài khơi (L = 0).
Chi phí (C)
Khí thải phát sinh từ các thiết bị máy móc trên các tàu, sà lan và giàn khoan, do đó
nguồn thải này không cần lắp đặt các công trình xử lý khí thải mà chỉ cần thực hiện các
biện pháp quản lý (C=1).
Mối quan tâm của cộng đồng (P)
Môi trường tiếp nhận khí thải ở ngoài khơi và cách rất xa khu vực sinh sống của người
dân, do đó sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cộng đồng xung quanh
(P=1).

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-12


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Mức độ tác động của khí thải phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử
lý nước khai thác được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.11 Mức độ tác động của khí thải phát sinh trong
giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thácgiếng
Hệ thống định lượng tác động
Nguồn Tác động môi trường
M S R F L C P TS Mức độ
Không
Chất lượng không khí 1 1 0 2 0 1 1 8
đáng kể
Khí thải
Không
Góp phần tăng phát thải KNK 1 1 0 2 0 1 1 8
đáng kể

3.1.1.1.3 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải khoan

1. Dung dịch khoan

Định tính và định lượng nguồn thải

Dựa trên chương trình khoan, dự án sẽ sử dụng dung dịch khoan (DDK) nền nước và
DDK không nước. Về cơ bản, DDK nền nước là hỗn hợp của nước biển và phụ gia
khoan và DDK nền không nước là hỗn hợp của dầu tổng hợp và phụ gia khoan.
Ước tính lượng DDK nền nước và DDK nền không nước sử dụng cho dự án được như
sau:
Bảng 3.12. Ước tính lượng DDK nền nước và DDK nền không nước sử dụng dự
án
Vị trí khoan và DDK nền nước thải
Stt Tên giếng Ngày khoan
thải DDK (tấn)
1 MT-8P Giàn WHP-MT1 116 1.570
2 HT-14P 186 1.287
3 HT-10P 76 1.325
4 HT-11P Giàn WHP-HT1 178 1.247
5 HT-12P 143 1.265
6 HT-15P 193 1.355
Tổng 8.049
Nguồn: BIENDONG POC, 2022

b. Đánh giá mức độ tác động


Theo quy định của QCVN 36:2010/BTNMT - Về dung dịch khoan và mùn khoan từ các
công trình dầu khí trên biển, khoảng 8.049 tấn DDK nền nước sau khi sử dụng được
thải trực tiếp vào biển. Với việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu thích hợp, các tác
động còn lại của việc thải DDK nền nước đã sử dụng từ các hoạt động khoan của dự án
được đánh giá chi tiết như sau:

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-13


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Cường độ (M)
- Tác động đến sinh vật biển
Về góc độ môi trường, vấn đề quan tâm từ việc thải DDK nền nước là hàm lượng các
hóa chất phụ gia. Phân loại độc tính và khả năng ảnh hưởng của các chất phụ gia trong
DDK nền nước được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.13 Phân loại độc tính của các chất phụ gia trong DDK nền nước
Tên Tính năng Phân loại theo OCNS Khả năng ảnh hưởng
Duovis Tăng độ nhớt Nhóm Vàng
Idcap D Ức chế đất sét PLONOR
MI Pac
Chống mất dung dịch Nhóm E
UL
KCl Ức chế sét nén PLONOR Ít hoặc không gây rủi ro
cho môi trường biển –
Biosafe Diệt khuẩn Nhóm E
được sử dụng và thải
Caustic ngoài khơi
Điều chỉnh pH Nhóm E
Soda
Soda Ash Loại bỏ Canxi PLONOR
Barite BaSO4/Tăng tỷ trọng PLONOR
Đất sét/Kiểm soát độ
Bentonite nhớt và chống mất dung PLONOR
dịch
Theo Công ước Bảo vệ Môi trường Biển Đông Bắc Đại Tây Dương (OSPAR
Convention), các hóa chất sử dụng ngoài khơi được phân loại như sau:
- Các hóa chất thuộc phân loại PLONOR là chất ít gây rủi ro hoặc không gây rủi ro
cho môi trường biển và sẽ được sử dụng và thải ngoài khơi. Các hóa chất trong
danh mục này không cần phải được kiểm soát chặt chẽ;
- Các hóa chất không áp dụng mô hình tính mức nguy hại “Charm” được phân loại
thành 5 loại OCNS từ A đến E, với loại E là các chất ít gây nguy hại nhất đến môi
trường;
- Các hóa chất được áp dụng mô hình “Charm” được phân loại thành 6 nhóm
HOCNF, với nhóm Vàng là các chất ít gây nguy hại nhất đến môi trường.

Bảng 3.14 Phân loại mức nguy hại (HQ) hóa chất theo OCNS

Giá trị HQ thấp nhất Giá trị HQ cao nhất Xếp hạng màu

>0 <1 Vàng

≥1 <30 Bạc

≥30 <100 Trắng

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-14


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Giá trị HQ thấp nhất Giá trị HQ cao nhất Xếp hạng màu

≥100 <300 Xanh

≥300 <1000 Cam Nguy hại thấp nhất

≥1000 Tím

Nguy hại cao nhất


Source:https://www.cefas.co.uk/cefas-data-hub/offshore-chemical-notification-scheme/hazard-assessment/

Dựa vào bảng trên cho thấy các loại hóa chất và chất phụ gia sử dụng cho dự án được
phân loại nhóm E và nhóm Vàng, là các loại hóa chất thân thiện với môi trường. Về độc
tính sinh thái, theo Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), các kết quả thử
nghiệm độ độc của DDK nền nước đến loài giáp xác có độ nhạy cảm cao (loài Mysidopis
bahia) với mẫu có tỷ lệ 1/9 của dung dich khoan/nước biển trong vòng 96 giờ cho thấy
99,9% DDK có LC50 (Nồng độ gây chết 50% cá thể sinh vật thử nghiệm) cao hơn
30.000 ppm.
Về tích tụ sinh học, theo nghiên cứu của Neff et al., 2010, khả năng tích tụ sinh học của
các kim loại nặng trong DDK nền nước đến sinh vật biển chỉ ở mức thấp đối với Bari
và Crom hoặc không tích tụ đối với các kim loại còn lại. Hàm lượng thủy ngân (Hg) và
Cadimi (Cd) trong Barit dùng cho DDK nền nước sẽ bị khống chế nghiêm ngặt ở mức
thấp hơn ngưỡng giới hạn quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về DDK và mùn
khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển (QCVN 36:2010/BTNMT) do đó có thể
dự đoán hàm lượng Hg và Cd trong cột nước và trầm tích sẽ rất hạn chế và ở mức an
toàn cho môi trường nên không có khả năng gây tích tụ sinh học trong quần thể sinh vật
biển ở mức cần quan tâm.
Việc thải DDK nền nước có khả năng bị ảnh hưởng thấp đến sinh vật biển sống xung
quanh vị trí thải do việc giảm ánh sáng xuyên qua tầng nước biển do tăng độ đục có thể
giảm tạm thời năng suất sinh học của thực vật phù du. Các hạt rắn lơ lửng có thể làm
tắc nghẽn mang hoặc đường tiêu hóa của động vật phù du còn các loài hải sản di động
hư cá và động vật giáp xác thường tránh hoặc di chuyển ra khỏi các quầng thải, do đó
giảm thiểu nguy cơ tác động.
Qua các phân tích nêu trên cho thấy, cường độ tác động của việc thải DDK nền nước
và hoàn thiện giếng đến khả năng gây độc tính và tích tụ sinh học đến sinh vật biển
được đánh giá ở mức độ nhỏ (M=1).
- Tác động đến chất lượng nước biển
Lượng dung dịch khoan nền nước phát sinh từ dự án dự kiến khoảng 8.049 tấn sẽ thải
theo từng mẻ (sau khi kết thúc đoạn khoan bằng DDK nền nước) trong suốt thời gian
khoan của 06 giếng dự kiến là 892 ngày. Việc thải DDK nền nước sẽ làm tăng độ đục và
nồng độ các hóa chất trong cột nước biển xung quanh điểm thải. Tuy nhiên, lượng DDK
nền nước thải tại một thời điểm là rất nhỏ so với môi trường tiếp nhận cộng thêm khả
năng pha loãng mạnh của môi trường tiếp nhận nên khả năng DDK phân tán rất nhanh và
kết quả quầng thải của DDK nền nước trong cột nước biển sẽ rất ngắn.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-15


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thực vật, tham khảo kết quả nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động thăm dò
khai thác dầu khí tới môi trường và hệ sinh thái biển tại khu vực hoạt động dầu khí
thuộc bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn” [10] cho thấy các hoạt động khoan thăm
dò và khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến chất lượng nước biển xung quanh các mỏ
dầu khí hiện có tại khu vực bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Từ các phân tích trên cho thấy, việc thải DDK nền nước có thể gây tác động tạm thời
đến sinh vật biển và chất lượng nước biển xung quanh điểm thải. Tuy nhiên, do khả
năng phân tán tự nhiên mạnh của môi trường tiếp nhận cũng như các đặc tính thân thiện
môi trường của hệ dung dịch khoan nền nước sử dụng do đó cường độ tác động của
DDK nền nước thải đến chất lượng nước biển được đánh giá nhỏ (M=1).
Phạm vi ảnh hưởng (S)
Tham khảo kết quả nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA) cho
thấy DDK nền nước thải ra biển sẽ được pha loãng nhanh trong vòng bán kính 1.000 –
2.000 m so với điểm thải. Ngoài ra, tham khảo kết quả mô hình phân tán DDK nền nước
của các dự án tương tự trong bồn trũng Cửu Long, DDK nền nước thải sẽ được hòa tan
nhanh chóng trong bán kính 2.000 m từ điểm thải. Do đó, có thể ước tính việc thải DDK
nền nước sẽ ảnh hưởng đến môi trường biển trong phạm vi 2.000 m xung quanh điểm
thải (S = 1).
Thời gian hồi phục (R)
Tham khảo kết quả giám sát môi trường nước biển xung quanh các dự án khai thác dầu
khí sử dụng DDK nền nước tại khu vực bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn cho thấy
hầu hết các thông số về đánh giá chất lượng nước biển xa bờ không thay đổi đáng kể so
với môi trường nền và thấp hơn giá trị quy định của QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Do
đó, có thể dự báo rằng môi trường biển sẽ phục hồi ngay lập tức (R = 1) sau khi kết
thúc xả thải.
Tần suất (F)
DDK nền nước đã sử dụng sẽ thải theo mẻ, không liên tục trong thời gian diễn ra hoạt
động khoan khoảng hơn 2 năm. Thêm vào đó, cường độ tác động của DDK nền nước
đến chất lượng nước biển và hệ sinh vật biển ở mức nhỏ, do đó, tần suất ảnh hưởng của
DDK nền nước thải đến chất lượng nước biển và hệ sinh thái biển là rất hiếm khi xảy
ra (F = 1) do môi trường tiếp nhận có khả năng pha loãng rất cao.
Pháp luật (L)
DDK nền nước đã sử dụng được phép thải trực tiếp ra biển tuân theo quy định của
QCVN 36:2010/BTNMT (L = 2).
Chi phí (C)
DDK nền nước đã sử dụng được thải trực tiếp ra biển; do đó, BIENDONG POC không
cần đầu tư chi phí để quản lý và xử lý (C = 1).
Mối quan tâm của cộng đồng (P)
DDK nền nước sau khi sử dụng được thải ở ngoài khơi và không có tác động đến công
đồng dân cư trên bờ (P = 1).

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-16


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Mức độ tác động của DDK nền nước thải đến chất lượng nước biển và sinh vật biển
được đánh giá ở mức độ trong bảng sau:
Bảng 3.15 Mức độ tác động của DDK nền nước thải
Hệ thống định lượng tác động
Nguồn Tác động môi trường
M S R F L C P TS Mức độ
Thải DDK Chất lượng nước
1 1 1 1 2 1 1 12 Nhỏ
nền nước biển và sinh vật biển

2. Mùn khoan thải

a. Định lượng và định tính nguồn thải

Dựa vào chương trình khoan và sơ đồ thiết kế giếng khoan của dự án, lượng mùn khoan
nền nước và nền không nước phát sinh được ước tính trong bảng sau:
Bảng 3.16. Ước tính lượng mùn khoan nền nước và nền không nước phát sinh
Lượng mùn khoan Lượng mùn khoan
TT Giếng nền nước thải bỏ nền không nước thải Ghi chú
(tấn) bỏ (tấn)
1.079 Thải tại giàn WHP-
1 MT-8P 1.160
MT1
2 HT-14P 975 1.975
3 HT-10P 921 623
1.595 Thải tại giàn WHP-
4 HT-11P 936
HT1
5 HT-12P 953 1.235
6 HT-15P 1.040 1.998
Tổng cộng 5.985 8.505
Nguồn: BIENDONG POC
Theo quy định của QCVN 36:2010/BTNMT, mùn khoan nền không nước sẽ được xử
lý đảm bảo lượng DDK nền dính bám trong mùn khoan thải không vượt quá 9,5% (trọng
lượng ướt) trước khi thải. Lượng DDK nền không nước dính bám trong mùn khoan thải
được ước tính trong bảng sau:
Bảng 3.17. Lượng DDK nền không nước dính bám trong mùn khoan thải
Lượng mùn khoan nền Lượng DDK khoan nền không nước
TT Giếng
không nước thải bỏ (tấn) bám dính trong mùn khoan (tấn)
1 MT-8P 1.079 68,21
2 HT-14P 1.975 107,26
3 HT-10P 623 38,82
4 HT-11P 1.595 89,77
5 HT-12P 1.235 68,68
6 HT-15P 1.998 109,09
Tổng cộng 8.505 481,83

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-17


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”
Nguồn: BIENDONG POC
Tóm lại:
‒ Tổng lượng mùn khoan thải ra từ hoạt động khoan phát triển của dự án là khoảng
14.490 tấn trong đó khoảng 5.985 tấn mùn khoan nền nước và 8.505 tấn mùn
khoan nền không nước.
‒ Lượng DDK nền không nước bám dính trong mùn khoan nền không nước thải là
481,83 tấn, tương đương khoảng 8% tính theo trọng lượng ướt.

b. Đánh giá mức độ tác động

Mùn khoan tạo ra từ hoạt động khoan sẽ được vận chuyển từ các tầng đá móng khoan
lên sàn khoan bằng dung dịch khoan, sau đó mùn khoan được xử lý bằng hệ thống kiểm
soát chất rắn trên giàn khoan để xử lý hàm lượng DDK nền Neoflo 1-58 bám dính trong
mùn khoan nền không nước không vượt quá giới hạn 9,5% tính theo khối lượng ướt
tuân thủ quy định của QCVN 36:2010/BTNMT trước khi thải ra biển. Với việc thực
hiện các biện pháp giảm thiểu tại phần 3.1.2.3 - Các biện pháp giảm thiểu, công trình
bảo vệ môi trường đối với chất thải khoan, các tác động của việc thải mùn khoan trong
giai đoạn khoan của dự án được đánh giá chi tiết như sau:
Cường độ tác động (M)
- Tác động đến chất lượng trầm tích đáy biển
Mùn khoan nền nước và mùn khoan nền không nước đã được xử lý sẽ được thải xuống
biển ở vị trí gần mặt biển tuân theo quy định của QCVN 36:2010/BTNMT vì khu vực
dự án (vị trí thải) nằm cách bờ, ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy
sinh và khu vui chơi giải trí dưới nước lớn hơn 12 hải lý. Sau khi thải ra, mùn khoan sẽ
phát tán và lắng đọng xuống đáy biển. Quá trình phát tán theo lý thuyết được mô phỏng
trong hình sau:

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-18


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 3.2 Diễn biến của hoạt động thải mùn khoan thải
Các tác động của thải mùn khoan đến môi trường biển có thể xảy ra như sau:
‒ Tăng độ đục tại cột nước dẫn đến sự gia tăng hàm lượng các vật chất lơ lửng tạm
thời và làm hạn chế khả năng ánh sáng xuyên qua;
‒ Vùi lấp các sinh vật đáy khi mùn khoan sa lắng xuống đáy biển;
‒ Thay đổi kích thước hạt trầm tích xung quanh vị trí khoan;
‒ DDK trong mùn khoan có thể gây độc cho các sinh vật đáy.
Để dự báo khu vực phân bố không gian và dự đoán phạm vi tác động của mùn khoan
thải, trong báo cáo này sẽ mô hình hóa sự lắng đọng của mùn khoan trên đáy biển và
tham khảo kết quả giám sát môi trường thực tế tại các mỏ tương tự trong khu vực. Thông
số đầu vào cơ bản của mô hình hóa (CHEMMAP – Áp dụng mô-đun MUDMAP) được
trình bày như sau:
Thông tin về mô hình
- Phần mềm: CHEMMAP Version 6.7.2
- Nhà sản suất: Applied Science Associates, Inc. (ASA)
Khả năng ứng dụng của CHEMMAP
CHEMMAP có thể sử dụng để chạy cho tất cả các nơi trên thế giới với đầy đủ dữ liệu
về thông tin địa hình và khí tượng thủy văn. Mô hình có thể sử dụng hệ thống bản đồ ở
tất cả các kích cỡ và tỉ lệ khác nhau nhờ sự hỗ trợ của khả năng tích hợp với các hệ
thống GIS.

Hình 3.3 Giao diện mô hình


Hệ thống dữ liệu sử dụng
Hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến EDS được phát triển bởi ASA nhằm phục vụ cho công
tác tìm kiếm và ứng phó sự cố lan truyền dầu và hóa chất và áp dụng được trên phạm vi
toàn thế giới. ASA đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và khai thác các
hệ thống dữ liệu môi trường và hệ thống thông tin dữ liệu địa lý. EDS là hệ thống cơ sở
dữ liệu trực tuyến cung cấp dữ liệu vệ khí tượng thủy văn cho các khu vực biển trên phạm
vi toàn cầu. Dữ liệu của EDS được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy như: Hải quân

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-19


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hoa Kỳ, Hải Quân Hoàng Gia Úc, NOAA, … Các dữ liệu này được đo thông qua hệ
thống số lượng lớn các vệ tinh quét liên tục trên phạm vi toàn cầu trong đó có cả khu vực
biển Việt Nam. Theo đó, các thông số chính về dòng chảy, nhiệt độ nước biển, đặc điểm
sóng… được mã hóa và tích hợp vào mô hình. Trong đó trường dòng chảy đóng vai trò
quyết định đến khả năng phán tán của vật chất. Theo số liệu mô hình, khu vực biển Đông
Nam Việt Nam có chế độ dòng chảy đặc trưng theo mùa, các xu hướng của trường dòng
chảy khu vực Dự án được thể hiện trong các hình sau:

Hướng dòng chảy gió mùa Đông Bắc Hướng dòng chảy gió mùa Tây Nam

Hướng dòng chảy tháng 4 Hướng dòng chảy tháng 10


Hình 3.4 Dòng chảy đặc thù tại khu vực dự án
Kịch bản mô hình
Dự án sẽ khoan 06 giếng trong đó 01 giếng tại giàn WHP-MT1 và 05 giếng tại giàn
WHP-HT1. Mùn khoan sẽ thải tại giàn WHP-MT1 và giàn WHP-HT1 ở vùng biển có
chế độ dòng chảy. Bên cạnh đó, vị trí của 02 giàn này cách nhau khá xa khoảng 20,0
km nên sự lắng đọng của mùn khoan thải sẽ không chồng lớp nhau dưới đáy biển. Do
đó, dự án sẽ chọn kịch bản thải mùn khoan lớn nhất tại một giàn WHP-HT1 để mô
phỏng sự phân tán của mùn khoan sau khi thải. Thông số đầu vào của mô hình phân tán
mùn khoan thải được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.18 Kịch bản mô phỏng sự lắng đọng của mùn khoan thải
Thông số Giá trị
Tọa độ thải Giàn WHP-HT1
(WGS-84-UTM Zone 48P) 108o55’39,97”

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-20


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thông số Giá trị


08o02’34,52
Độ sâu thải Tầng mặt
Độ sâu mực nước (m) 135
Lượng mùn khoan thải (tấn) 12.251
Thời gian khoan (ngày) 776
Cả năm
Thời gian chạy mô hình
(Dự kiến từ tháng 01/2026 đến tháng 03/2027)

Kết quả mô hình

Hình 3.5 Kết quả mô hình phát tán mùn khoan thải
Theo kết quả mô hình, hầu như toàn bộ lượng mùn khoan sau khi thải sẽ sa lắng xuống
đáy biển theo 02 hướng chính của năm là hướng Đông và hướng Tây Nam. Phạm vi
phân tán cách điểm thải giàn WHP-HT1 khoảng 900 m. Diện tích đáy biển bị ảnh hưởng
ước tính khoảng 0,25 km2 trong đó diện tích ảnh hưởng ở phía Đông khoảng 0,11 km2,
diện tích ảnh hưởng ở phía Tây Nam khoảng 0,14 km2. Độ tập trung mùn khoan thải
cao nhất khoảng 200 kg/m2 (tương đương độ dày khoảng 8,2 cm).
Sự lắng đọng của mùn khoan trên đáy biển có khả năng làm thay đổi đặc điểm vật lý
của trầm tích như phân bố kích thước hạt (kích thước hạt mùn khoan thường nhỏ hơn
1cm, Neff, 2005; OLF, 2009) và đặc điểm hóa lý của trầm tích như thành phần Barite
và Hydrocacbon tại khu vực đó (Boothe and Presley, 1989; Hinwood et al., 1994). Nhờ
vào khả năng tự phân hủy của các chất trong lớp mùn khoan và tác động của dòng chảy
tầng đáy, độ dày và độ che phủ của lớp mùn khoan sẽ giảm dần theo thời gian.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-21


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả quan trắc tại khu vực mỏ HT-MT cho
thấy hàm lượng Ba và THC sau khi kết thúc hoạt động khoan tăng cao hơn so với trước
khi tiến hành khoan. Tham khảo kết quả quan trắc môi trường trầm tích đáy xung quanh
các mỏ có sử dụng DDK gốc nước và gốc tổng hợp khu vực bồn trũng Cửu Long và
Nam Côn Sơn [11] cho thấy nồng độ DDK nền không nước (thể hiện qua thông số THC)
giảm khoảng 90% so với lần giám sát đầu tiên sau 02 (hai) năm ngừng thải. Ngoài ra,
cũng tham khảo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội các nhà khai thác dầu khí quốc tế
(IOGP) [12] cho thấy nồng độ DDK nền không nước trong trầm tích biển giảm 99% so
với lần giám sát đầu tiên sau 02 (hai) năm ngừng thải.

Hình 3.6 Biến thiên hàm lượng THC trong trầm tích khu vực mỏ HT-MT

Hình 3.7 Biến thiên hàm lượng Ba trong trầm tích khu vực mỏ HT-MT
Với nghiên cứu thực tế trên Thế Giới và Việt Nam có thể đánh giá rằng tác động của
việc thải mùn khoan nền nước và nền không nước đã qua xử lý đến chất lượng trầm tích
biển là đáng kể trong 01 (một) năm đầu tiên và sau đó giảm dần tới mức tác động nhỏ
sau khoảng 2-3 năm sau khi ngừng thải.
Do đó, cường độ tác động của hoạt động thải mùn khoan nền nước và nền không nước

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-22


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

đã qua xử lý đến chất lượng trầm tích đáy biển đánh giá ở mức trung bình (M = 2).
- Tác động đến sinh vật đáy
Mùn khoan thải có thể ảnh hưởng đến quần thể sinh vật đáy tại các khu vực thải và mức
độ tác động chủ yếu do độc tính của DDK Neoflo 1-58. Kết quả thử nghiệm độc tính và
khả năng phân hủy sinh học kỵ khí của DDK Neoflo 1-58 theo quy định của QCVN
36:2010/BTNMT được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3.19 Kết quả thử nghiệm độc tính trầm tích đối của DDK Neoflo 1-58 trên
vẹm xanh Perna viridis
Ức chế khả năng sống
Chất kiểm Nồng độ LC50 và khoảng tin cậy 95%
tra (mg/kg) 10 ngày (mg/kg))
96 giờ (%)
(%)
0 0,00 0,00
10.000 5,26 15,79 96 giờ LC50 > 200.000
NEOFLO 1- 50.000 15,79 26,32 10 ngày LC50 = 165.272 ±
58 base fluid 100.000 10,53 31,58 14.372
150.000 15,79 42,11
200.000 21,05 57,89
0 0,00 0,00
25.000 0,00 5,26 96 giờ LC50 > 200.000
C16-C18 IO
50.000 0,00 10,53 10 ngày LC50 = 143.100 ±
reference
75.000 10,53 21,05 13.937
base fluid
100.000 21,05 47,37
200.000 31,58 63,16

Bảng 3.20 Kết quả phân rã sinh học của DDK Neoflo 1-58 (60 ngày thử nghiệm)
Chất thử nghiệm
Hàm lượng Chất đối chứng C16 -
Neoflo 1-58
C18 Internal Olefin
Hàm lượng Carbon trong từng bình thử nghiệm
60,8 60,1
(mg)
Lượng Carbon sinh ra trong pha khí (mg) 2,3 2,1
Lượng Carbon hòa tan trong pha lỏng (mg) 0,6 0,7
Tỷ lệ PRSH yếm khí tính toán từ lượng Carbon
3,8 3,4
đo được trong pha khí (%)
Tỷ lệ PRSH yếm khí tính toán từ lượng Carbon
1,1 1,2
đo được trong pha lỏng (%)
Tổng phần trăm PRSH yếm khí (%) 4,8 4,7
Các kết quả đánh giá thử nghiệm độc tính trầm tích và phân rã sinh học cho thấy:
- Giá trị của LC50 96 giờ và LC50 10 ngày của DDK Neoflo 1-58 trên vẹm xanh Perna

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-23


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

viridis lần lượt là hơn 200.000 mg/kg và 165.272 mg/kg. Neoflo 1-58 có thể được
xếp loại sơ bộ vào nhóm E (nhóm tốt nhất) theo hệ thống phân loại OCNS.
- Giá trị của LC50 10 ngày của DDK Neoflo 1-58 cao hơn giá trị của chất đối chứng
C16-C18 Internal Olefin, điều này chứng tỏ rằng Neoflo 1-58 ít độc tính hơn so với
C16-C18 Internal Olefin. Kết quả này đáp ứng yêu cầu về độc tính trầm tích của
QCVN 36:2010/BTNMT.
- Tỷ lệ phân rã sinh học yếm khí của DDK Neoflo 1-58 là cao hơn so chất đối chứng
C16-C18 Internal Olefin, đáp ứng các yêu cầu về phân rã sinh học yếm khí của
QCVN 36:2010/BTNMT.
Nhìn chung, kết quả thử nghiệm độc tính sinh thái của Neoflo 1-58 trong môi trường
biển đáp ứng các yêu cầu về độc tính trầm tích và khả năng phân rã sinh học của QCVN
36:2010/BTNMT.
Theo nghiên cứu của Friedheim và Patel (1999) cho thấy các hóa chất được tìm thấy
trong mùn khoan, đặc biệt là dung dịch khoan nền không nước bám dính có ảnh hưởng
sinh học rất thấp đối với các sinh vật biển. Các hóa chất này có rất ít hoặc không có khả
năng tích lũy sinh học đến nồng độ có hại trong các mô của động vật đáy hoặc chuyển
tiếp qua chuỗi thức ăn tới các loài hải sản thương mại.
Tác động khác của việc thải mùn khoan đến quần thể sinh vật biển là sự chôn vùi, thay
đổi tính chất vật lý và hóa học của trầm tích. Mức độ của các ảnh hưởng này sẽ phụ
thuộc phần lớn vào độ dày của lớp mùn khoan tích tụ trên mặt đáy biển. Theo nghiên
cứu của Hiệp Hội Khai Thác Dầu Khí Thế Giới (IOGP) [12] cho thấy độ dày của lớp
mùn khoan tích lũy trên bề mặt đáy biển nhỏ hơn 0,65 cm (6,5 mm) sẽ không có khả
năng gây ảnh hưởng đến các sinh vật đáy, độ dày lớp mùn khoan tích lũy trên bề mặt
đáy biển từ 1 đến > 50 cm có thể gây tác động đáng kể đến sinh vật đáy đến hệ động vật
lớn tại đáy biển. Mức độ tác động phụ thuộc vào nhóm loài và kích thước và đặc tính di
chuyển. Đối với dự án, độ dày lớn nhất của lớp mùn khoan lắng đọng là khoảng 8,2 cm,
do đó các quần thể sinh vật trong phạm vi bán kính 900 m xung quanh điểm thải, giàn
WHP-HT1 sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích độ đa dạng quần thể động
vật đáy tại khu vực dự án (Hình 3.7) cho thấy các loài động vật đáy chiếm ưu thế là
Crustacea, Echinodermata, Mollusca và Polychaeta, là các loài có khả năng chịu đựng
được sự vùi lấp nên thành phần quần xã động vật đáy có thể sẽ thay đổi khi xảy ra vùi
lấp. Quần xã sinh vật đáy sẽ phục hồi khi các loài quay lại sống trên lớp trầm tích mới.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-24


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 3.8 Hình ảnh các loài động vật đáy tại mỏ HT-MT

Hình 3.9 Diễn biến động vật đáy tại khu vực mỏ
Thực tế, tham khảo một số nghiên cứu hiện nay về tác động của mùn khoan thải nền
nước và nền không nước đến sinh vật đáy của khu vực bồn trũng Cửu Long và Nam Côn
Sơn [11] đã chỉ ra rằng với hàm lượng DDK gốc tổng hợp bám dính nằm trong giới hạn
9,5%, thời gian phục hồi của số loài và mật độ loài của quần xã động vật đáy có thể đạt
được trong khoảng 3 năm sau khi dừng khoan nhờ vào khả năng phân hủy sinh học của
DDK. Do đó, cường độ tác động của việc thải mùn khoan đối với các quần thể sinh vật
đáy được đánh giá ở mức trung bình (M = 2).
Phạm vi tác động (S)
Dựa vào kết quả mô hình phân tán mùn khoan thải, diện tích đáy biển bị ảnh hưởng
khoảng 0,25 km2 trong phạm vị bán kính 900 m xung quanh điểm thải giàn WHP-HT1.
Phạm vi ảnh hưởng này hoàn toàn phù hợp với kết quả đánh giá ảnh hưởng của hoạt
động thăm dò khai thác dầu khí tới môi trường và hệ sinh thái biển tại khu vực hoạt
động dầu khí thuộc bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn [14] cho thấy Nồng độ

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-25


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hydrocacbon và Barite phân bố cao hơn so với nồng độ nền trong phạm vi 500 m đến
1.000 m xung quanh điểm thải. Do đó, có thể ước tính khu vực bị ảnh hưởng mùn khoan
thải của dự án từ 500 – 1000 m xung quanh điểm thải (S = 2).
Thời gian phục hồi (R)
Theo kết quả giám sát chất lượng trầm tích đáy biển tại các mỏ dầu hiện tại trong khu
vực bể Cửu Long và Nam Côn Sơn cho thấy chất lượng trầm tích và các quần thể sinh
vật đáy gần như phục hồi hoàn toàn 3 năm sau khi kết thúc thải mùn khoan (R = 3).
Tần suất (F)
Mùn khoan sẽ được thải ra biển trong suốt quá trình khoan và khả năng mùn khoan thải
ảnh hưởng đến chất lượng trầm tích và các quần thể sinh vật đáy xung quanh giàn sẽ
xảy ra (F=3).
Luật pháp (L)
Mùn khoan nền nước và mùn khoan nền không nước đã xử lý đạt giới hạn cho phép
được phép thải tại vùng biển ngoài khơi theo quy định của QCVN 36:2010/BTNMT
(L=2).
Chi phí (C)
Mùn khoan nền không nước sẽ được thu gom và xử lý bằng hệ thống kiểm soát chất rắn
được BIENDONG POC thuê và lắp đặt trên giàn khoan để đảm bảo hàm lượng DDK
nền bám dính đáp ứng các yêu cầu của QCVN 36:2010/BTNMT trước khi thải ra biển;
do đó, chi phí được đánh giá là nhỏ (C=1) so với chi phí khoan.
Mối quan tâm cộng đồng (P)
Vị trí thải mùn khoan ở ngoài khơi xa bờ và không tác động đến cộng đồng dân cư trên
bờ (P=1).
Mức độ tác động của việc thải mùn khoan đến chất lượng trầm tích và sinh vật đáy được
đánh giá trong bảng sau:
Bảng 3.21 Mức độ tác động của mùn khoan
Nguồn tác Hệ thống định lượng tác động
Tác động môi trường
động M S R F L C P TS Mức độ
Thải mùn Chất lượng trầm tích
2 1 3 3 2 1 1 72 Nhỏ
khoan nền đáy biển
nước và nền
không nước Quần thể sinh vật đáy 2 2 3 3 2 1 1 84 Nhỏ

3.1.1.1.4 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải không nguy hại (chất
thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường)

a. Định tính và định lượng nguồn thải

Lượng chất thải không nguy hại phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống
xử lý nước khai thác được ước tính dựa vào số lượng lao động, phương tiện và thời gian

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-26


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

diễn ra hoạt động khoan và nâng cấp HTXL nước khai thác với định lượng chất thải
phát sinh theo kinh nghiệm hoạt động của BIENDONG POC:
- Chất thải thực phẩm: phát sinh khoảng 0,58 kg/người/ngày từ hoạt động của công
nhân trên các tàu, sà lan và giàn khoan.
- Phế liệu để thu hồi, tái chế: phát sinh khoảng 0,5 tấn/tuần (khoảng 71,4 kg/ngày)
từ hoạt động của các tàu và giàn khoan. Thành phần chủ yếu gồm: phế liệu kim
loại, nhựa, giấy, chai, lọ…
- Chất thải thông thường (CTTT) còn lại: phát sinh khoảng 0,85 kg/người/ngày từ
hoạt động của người làm việc trên các tàu và giàn khoan.
Ước tính lượng chất thải không nguy hại phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp
hệ thống xử lý nước khai thác của dự án được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 3.22 Ước tính khối lượng chất thải không nguy hại phát sinh trong
giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Chất thải
Chất thải
thông
Số thực Phế liệu
Hoạt động Số ngày thường
người phẩm (tấn)
còn lại
(tấn)
(tấn)
Hoạt động khoan
Giàn khoan 1004 140 81,5 119,5 71,7
Tàu cung ứng/hỗ trợ 1004 20 11,6 17,1 71,7
Tàu hỗ trợ di chuyển và lắp đặt
112 20 1,3 1,9 8,0
giàn khoan
Nâng cấp HTXL nước khai
thác
Tàu lắp đặt 14 20 0,2 0,24 1,0
Tổng cộng 94,6 138,7 152,4
Trung bình/ngày (kg) 93,0 136,2 149,7

b. Đánh giá mức độ tác động

Chất thải không nguy hại phát sinh trong hoạt động này ước tính khoảng 385,7 tấn
(trung bình khoảng 378,9 kg). Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, chất thải rắn
phát sinh phải được thu gom và xử lý thích hợp như được đề cập trong Mục 3.1.2.4 -
Các biện pháp giảm thiểu và công trình bảo vệ môi trường liên quan chất thải không
nguy hại. Với việc thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất, tác động
môi trường còn lại của các chất thải không nguy hại phát sinh từ dự án được đánh giá
chi tiết như sau:
Cường độ tác động (M)
Chất thải thực phẩm
Khoảng 94,6 tấn (trung bình khoảng 93,0 kg/ngày) chất thải thực phẩm phát sinh trong
giai đoạn này sẽ được nghiền tới kích thước nhỏ hơn 25 mm trước khi thải ra biển theo
quy định của Thông tư 02/2022/BTNMT và QCVN 26:2016/BGTVT. Chất thải thực

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-27


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

phẩm có thể làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước biển xung quanh vị trí thải,
tuy nhiên, chất hữu cơ trong chất thải thực phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi
trường biển hoặc trở thành nguồn thức ăn cho các sinh vật. Do đó, cường độ tác động
của chất thải thực phẩm đến chất lượng nước xung quanh vị trí thải được đánh giá nhỏ
(M=1).
Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại
Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại phát sinh khoảng 291,1
tấn (trung bình khoảng 285,9 kg/ngày) sẽ được lưu chứa tạm thời trên giàn khoan và
vận chuyển vào bờ xử lý. Do đó, chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ không tác
động đến chất lượng nước biển tại khu vực mỏ (M=0).
Phạm vi tác động (S)
Chất thải thực phẩm sẽ làm tăng cục bộ hàm lượng chất hữu cơ trong nước biển ở phạm
vi xung quanh điểm thải (S=1).
Phế liệu để thu hồi, tái chết và chất thải thông thường còn lại được vận chuyển vào bờ,
do đó không gây ảnh hưởng đến môi trường biển (S=0).
Thời gian phục hồi (R)
Chất thải thực phẩm thải ra biển sẽ gây ra tác động không đáng kể đến môi trường; do
đó môi trường sẽ được phục hồi nhanh chóng (R=0).
Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại được vận chuyển vào bờ,
do đó không gây ảnh hưởng đến môi trường biển (R=0).
Tần suất (F)
Khả năng chất thải thực phẩm gây tác động đến chất lượng biển là rất hiếm khi xảy ra
(F=1).
Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại được vận chuyển vào bờ,
do đó không gây ảnh hưởng đến môi trường biển (F=0).
Luật pháp (L)
Chất thải thực phẩm được nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25 mm trước khi thải ra môi
trường theo quy định của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và QCVN
26:2016/BGTVT (L=2).
Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại được quản lý theo Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT (L=2).
Chi phí (C)
Chất thải thực phẩm được nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25 mm bằng thiết bị được lắp
đặt sẵn trên tàu và giàn khoan (C=1).
Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại được vận chuyển vào bờ
để xử lý. Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải được đánh giá là nhỏ so với tổng chi phí
thực hiện Dự án (C=1).
Mối quan tâm của cộng đồng (P)
Chất thải thực phẩm thải ra biển sẽ trở thành nguồn thực phẩm của các sinh vật biển.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-28


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại chỉ đóng góp một lượng
nhỏ chất thải tại cơ sở của đơn vị có chức năng xử lý trên bờ (P=1).
Mức độ tác động của chất thải không nguy hại phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác của dự án đến chất lượng nước biển và sinh vật biển
được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.23 Mức độ tác động của chất thải không nguy hại trong
giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác

Nguồn gây Hệ thống định lượng tác động


Tác động môi trường
tác động M S R F L C P TS Mức độ
Chất thải Không
1 1 0 1 2 1 1 8
thực phẩm đáng kể
Phế liệu để Chất lượng nước biển
thu hồi, tài và tác động đến sinh vật
chế và chất biển Không
0 0 0 0 2 1 1 0
thải thông tác động
thường còn
lại

3.1.1.1.5 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải nguy hại

a. Định tính và định lượng nguồn thải


Lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai
thác được ước tính dựa theo kinh nghiệm từ các hoạt động trước đây của BIENDONG
POC, khoảng 0,5 tấn/tuần (khoảng 71,4 kg/ngày). Thành phần chính của CTNH là sơn,
dung môi, que hàn, giẻ dính dầu, dầu/mỡ/nhớt…
Ước tính lượng CTNH trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.24 Ước tính khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Chất thải nguy hại
Hoạt động Số ngày
(tấn)
Khoan giếng 1004 71,7
Nâng cấp HTXL nước khai thác 14 1,0
Tổng cộng 72,7
Trung bình/ngày (kg) 71,4
b. Đánh giá mức độ tác động
CTNH phát sinh trong giai đoạn này ước tính khoảng 72,7 tấn (trung bình khoảng 71,4
kg/ngày). Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, chất thải rắn phát sinh phải được
thu gom và xử lý thích hợp như được đề cập trong Mục 3.1.2.5 - Các biện pháp giảm
thiểu và công trình bảo vệ môi trường liên quan chất thải nguy hại. Với việc thực hiện

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-29


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

đầy đủ các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất, tác động môi trường còn lại của các
chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khoan của dự án được đánh giá chi tiết như sau:
Cường độ tác động (M)
Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn này của dự án là khoảng 72,7 tấn (trung
bình khoảng 71,4 kg/ngày) sẽ được phân loại, ghi nhãn và lưu trữ các thùng chứa chuyên
dụng tạm thời trên giàn khoan và tàu trực và sau đó được vận chuyển vào bờ để xử lý.
Do đó, chất thải nguy hại sẽ không tác động đến chất lượng nước biển tại khu vực mỏ
(M=0).
Phạm vi tác động (S)
CTNH được vận chuyển vào bờ nên không gây ảnh hưởng đến môi trường biển (S=0).
Thời gian phục hồi (R)
Môi trường biển không bị ảnh hưởng nên không cần thời gian để phục hồi (R=0).
Tần suất (F)
CTNH được vận chuyển vào bờ nên không gây ảnh hưởng đến môi trường biển (F=0).
Pháp luật (L)
CTNH được quản lý theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-
BTNMT (L=2).
Chi phí (C)
Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải được đánh giá là nhỏ so với tổng chi phí thực
hiện Dự án (C=1).
Mối quan tâm của cộng đồng (P)
Chất thải nguy hại không thải ra biển, vì vậy không ảnh hưởng đến công đồng dân cư
(P=1).
Tóm tắt mức độ tác động của chất thải nguy hại từ hoạt động này của dự án đến chất
lượng nước biển và sinh vật biển được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.25 Mức độ tác động của CTNH trong giai đoạn khoan và nâng cấp HTXL
nước khai thác
Hệ thống định lượng tác động
Nguồn Tác động môi trường
M S R F L C P TS Xếp loại
Chất lượng nước biển và sinh
Chất thải nguy hại 0 0 0 0 2 1 1 0 Không tác động
vật biển

Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến tiếng ồn và rung

Hoạt động của choàng khoan, máy bơm, máy phát điện và các động cơ khác trên giàn
khoan sẽ gây ra tiếng ồn. Theo kết quả khảo sát và giám sát tại 149 giàn khoan đang
hoạt động ở vùng biển của UK, mức ồn dao động khoảng 95-105 dB [1]. Thực tế tham
khảo kết quả đo độ ồn trên giàn PQP-HT khu vực khai thác cho thấy mức ồn dao động
khoảng 72-88 dB. Mức ồn có thể gây tác động đến công nhân lao động.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-30


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Mức ồn dao động 88 dB cao hơn giới hạn cho phép tại khu vực làm việc, sản xuất của
QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho
phép tiếng ồn tại nơi làm việc (85 dAB trong 8 giờ). Vì thế, mức ồn có thể sẽ tác động
đến người lao động trực tiếp trên giàn khoan như ảnh hưởng đến thính lực khi tiếp xúc
mức ồn hàng ngày.

Hình 3.10. Mức độ tác động của tiếng ồn đến công nhân lao động
Tuy nhiên, để đảm bảo giảm thiểu các tác động đến công nhân làm việc trên giàn cũng
như tuân theo quy định của QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Tiếng ồn, người lao động cũng sẽ được trang bị các thiết bị chống ồn và làm việc theo
ca để giảm thiểu tác động của tiếng ồn tới sức khỏe. Do đó các tác động của tiếng ồn
tới sức khỏe người lao động được đánh giá ở mức nhỏ.

Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến đến sự hiện diện của phương
tiện

Sự hiện diện của các tàu, sà lan và giàn khoan trong thời gian khoan và nâng cấp HTXL
nước khai thác sẽ gây ra các tương tác như sau:
− Ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá;
− Ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;
Ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá
Như trình bày Chương 2, dự án nằm cách xa các ngư trường đánh bắt trọng điểm của
vùng biển Đông Nam Việt Nam. Thêm vào đó, theo số liệu khảo sát của TTATMTDK
trong đợt lấy mẫu môi trường cơ sở tại khu vực dự án cho thấy số lượng thuyền đánh
bắt cá tập trung tại khu vực dự án không cao, khoảng 30 chiếc/ngày và khu vực dự án
đã thiết lập hàng lang an toàn 500m quanh công trình được quy định tại Điều 31, Quyết
định 04/2015/QĐ-TTg, ngư dân không vào đánh bắt vì lý do an toàn. Do đó, mức độ
ảnh hưởng của dự án đến hoạt động đánh bắt cá của ngư dân được đánh giá nhỏ.
Ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-31


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Như trình bày Chương 2, dự án nằm cách tuyến hàng hải quốc tế Singpore – Hongkong
khoảng 21 km và Singapore – Taiwan khoảng 41 km. Mật độ tàu thuyền tại khu vực
này mật độ tàu thuyền đi qua khu vực Dự án cao, với tần suất > 291 chuyến/0,6 km2/năm
bao gồm các loại tàu như tàu hàng, tàu cá, tàu chở dầu, tàu khách.
Tuy nhiên, trước khi triển khai hoạt động vận chuyển và di chuyển từ Căn cứ ở Vũng
Tàu ra vị trí dự án, chủ dự án sẽ thông báo đến Cục Hàng hải Việt Nam về lịch trình và
địa điểm để cảnh báo các tàu hàng hải đi qua khu vực dự án. Ngoài ra, vị trí dự án nằm
trong vùng hàng lang an toàn 500m quanh công trình được quy định tại Điều 31, Quyết
định 04/2015/QĐ-TTg. Do đó, hoạt động di chuyển phương tiện, hoạt động khoan và
nâng cấp HTXL nước khai thác của dự án ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải được đánh
giá nhỏ.

Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên,
di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác

Như trình bày chương 2, khu vực triển khai dự án nằm cách xa bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu khoảng 330 km về phía Đông Nam, cách khu bảo tồn biển Phú Quý, Vườn quốc
gia Côn Đảo lần lượt 277 km và 260 km. Các nguồn thải phát sinh trong giai đoạn này
không có khả năng gây tác động đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển Phú Quý
và Vườn quốc gia Côn Đảo.

Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra

Việc thực hiện chiến dịch khoan 06 giếng trong phạm vi Dự án sẽ làm gia tăng rủi ro
xảy ra các sự cố dẫn đến có thể gây tác động đến con người và môi trường trong khu
vực và vùng phụ cận. BIENDONG POC sẽ triển khai cập nhật báo cáo đánh giá rủi ro
định tính và định lượng (HAZID & QRA) cho dự án trình Bộ Công thương phê duyệt
và kết quả sẽ được tích hợp vào thiết kế kỹ thuật. Điều này sẽ góp phần vào sự an toàn
tổng thể của dự án và theo thông lệ sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu, mức độ
rủi ro sẽ về mức chấp nhận được.
Các rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong quá trình triển khai hoạt động khoan sẽ tương tự
như các rủi ro, sự cố đã nhận định và triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó
được đề cập trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt cũng như hiện đang áp dụng và
triển khai tại Mỏ HT-MT và được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3.26. Những rủi ro, sự cố có thể xảy ra
Loại sự cố Nguyên nhân
- Ăn mòn hay hư hỏng thiết bị công nghệ/đường
ống công nghệ.
Rò rỉ khí/dầu và cháy nổ
- Đứt gãy đường ống từ hoạt động thả neo hoặc
sự cố va chạm.
- Chống ăn mòn giếng khoan
- Mất dung dịch khoan
Tràn dầu
- Áp suất trong thành hệ quá cao
- Hỏng thiết bị chống phun trào

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-32


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Loại sự cố Nguyên nhân


- Va đụng tàu thuyền
- Đứt gãy đường ống công nghệ
- Rơi thùng hòa chất
Tràn đổ hóa chất
- Va đụng vỡ bồn chứa hóa chất.
Các rủi ro môi trường (hậu quả của những sự cố bất thường của Dự án) như đã đề cập
ở trên sẽ tương tự như trong hoạt động khai thác hiện tại. Vì trên thực tế, lượng dầu khai
thác giảm điều này đồng nghĩa với quy mô sự cố sẽ thấp hơn so với thời gian đầu của
Dự án. Hiện tại, BIENDONG POC đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó
sự cố hiệu quả tại mỏ và trong Dự án này, BIENDONG POC sẽ tiếp tục duy trì để giảm
thiểu đến mức tối đa nguy cơ xảy ra sự cố cũng như những tác động môi trường kèm
theo. Các nhận định được trình bày tóm tắt trong các phần tiếp sau.

3.1.1.5.1 Đánh giá tác động liên quan đến sự cố rò rỉ khí/dầu và cháy nổ

Các nguy cơ xảy ra sự cố trên đường ống dẫn khí/dầu có thể xuất phát từ:
- Sự ăn mòn hoặc hư hỏng vật liệu đường ống.
- Sự cố do thả neo hoặc sự cố va chạm.
Hoạt động khai thác tại mỏ và các Dự án phát triển tương tự cho thấy tần suất xảy ra rò
rỉ khí và dầu ở mức lớn và trung bình là không cao do: trong 100 lỗ rò rỉ, chỉ có 28% là
lỗ có kích thước lớn (> 80mm); 15% là lỗ kích thước trung bình (20-80 mm); còn lại là
các lỗ có kích thước nhỏ (< 20mm).
Ở khía cạnh kinh tế, khi xảy ra sự cố rò rỉ khí trên đường ống, các van cô lập sẽ lập tức
đóng và hoạt động dẫn khí sẽ bị gián đoạn trong thời gian khắc phục sự cố. Sự gián
đoạn vận hành sẽ gây nên tổn thất về mặt kinh tế.
Ở khía cạnh môi trường, khí hydrocacbon rò rỉ từ đường ống sẽ gây xáo trộn đáy biển
tại vị trí bị thủng và một lượng nhỏ có thể hòa tan vào trong cột nước gây ảnh hưởng
đến các loài thủy sinh. Phần lớn sẽ thoát vào khí quyển. Về nguyên tắc, khi có sự cố
xảy ra, trường hợp xấu nhất thì sau khoảng 01 phút tuyến ống sẽ bị cô lập và toàn bộ
khí còn lại trong ống sẽ rò rỉ ra môi trường. Do đó, lượng khí thất thoát trong các tình
huống sự cố là không lớn, cộng với điều kiện thuận lợi của môi trường xung quanh
tuyến ống (không có các hoạt động dân cư, môi trường ngoài khơi nên khả năng tiếp
nhận môi trường rất lớn), tác động môi trường trong trường hợp sự cố rò rỉ khí là không
lớn, mối quan tâm chính trong trường hợp này là nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoạt động
khai thác chung của mỏ HT-MT cũng như vấn đề an toàn, cháy nổ.
Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát cũng như quy trình vận hành an toàn sẽ làm
giảm tối đa nguy cơ xảy ra sự cố rò rỉ, đứt gãy đường ống. Đến thời điểm lập báo cáo
này, tại mỏ HT-MT chưa xảy ra sự cố rò rỉ, đứt gãy đường ống. Do đó, tác động từ sự
cố này đối với con người và môi trường là rất ít và hiếm khi xảy ra.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-33


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

3.1.1.5.2 Đánh giá tác động liên quan đến sự cố tràn dầu

Trong quá trình khoan các giếng mới của dự án có khả năng gây ra sự cố tràn dầu do
mất kiểm soát giếng khoan.. BIENDONG POC đang thực hiện lập Kế hoạch ứng phó
sự cố tràn dầu cập nhật trình Cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Trong báo cáo này sẽ trình
bày tóm tắt các nguy cơ xảy ra tràn dầu và khu vực có khả năng bị ảnh hưởng khi xảy
ra. Các kịch bản được duyệt được xem là kịch bản xấu nhất có thể xảy ra đối với hoạt
động khoan của dự án. Do đó, kịch bản này được tham khảo để làm cơ sở nhận định các
tác động và rủi ro môi trường từ sự cố tràn dầu đối với Dự án này và được tóm tắt như
sau:
- Kịch bản - Phun trào Condensate trong quá trình khoan với tổng lượng tràn
khoảng 1.645 tấn (2000 m3) trong 2 ngày.
Các thông số đầu vào mô hình tràn dầu được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.27. Các thông số đầu vào mô hình tràn dầu
Thông tin Giá trị
Loại dầu Condensate
Tọa độ 08002’34,4”N 108055’39,8”E
Tổng lượng tràn 1.645 tấn (2.000 m3)
Thời gian tràn 48h
Thời gian mô phỏng 10 ngày
Thời gian chạy mô hình Tháng 1 – Tháng 12
Nguồn: KHUPSCTD mỏ HT-MT, BIENDONG POC lập năm 2022.

Các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng khi xảy ra sự cố tràn dầu tại mỏ HT-MT trogn
qua trình khoan được thể hiện trong các Hình và tổng hợp trong các Bảng sau:
Bảng 3.28. Tóm tắt các khu vực bị ảnh hưởng của sự cố phun trào giếng khoan
Thời
Lượng
Mùa gian để
Tháng Các khu vực bị ảnh hưởng dầu
gió dầu vào
vào bờ
bờ
Condensate di chuyển chủ yếu theo hướng Tây
11,12, Nam, vệt dầu đi xa nhất khoảng 500 km về phía Tây
KXĐ 0
& 01 Nam nhưng không tràn vào bờ mà bay hơi một phần
sau 10 ngày.
Condensate di chuyển chủ yếu theo hướng Tây-Tây
Gió mùa Nam và hòa vào cột nước biển hoặc bốc hơi hoàn
2 KXĐ 0
Đông toàn sau 4 ngày. Vệt dầu lan truyền xa nhất
Bắc khoảng100km kể từ vị trí xảy ra sự cố.
Condensate di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc
đi về hướng bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu và hòa vào
3 cột nước biển hoặc bốc hơi hoàn toàn sau 7 ngày. KXĐ 0
Vệt dầu lan truyền xa nhất khoảng 200km kể từ
vị trí xảy ra sự cố.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-34


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Thời
Lượng
Mùa gian để
Tháng Các khu vực bị ảnh hưởng dầu
gió dầu vào
vào bờ
bờ
Condensate di chuyển chủ yếu theo hướng Tây-Tây
Chuyển Nam và hòa vào cột nước biển hoặc bốc hơi hoàn
4 KXĐ 0
mùa toàn sau 3 ngày. Vệt dầu lan truyền xa nhất
khoảng 60km kể từ vị trí xảy ra sự cố.
Condensate có xu hướng di chuyển về hướng Tây
hướng về bờ biển Côn Đảo trong 5 ngày đầu sau
5 KXĐ 0
đó đổi hướng di chuyển về phía Bắc và hòa vào
cột nước biển hoặc bốc hơi 1 phần sau 10 ngày.
Condensate di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc
Đông Bắc ra xa vùng bờ biển Việt Nam và bay
Gió mùa 6,8,9 KXĐ 0
hơi một phần sau 10 ngày. Vệt dầu lan truyền xa
Tây
nhất khoảng 120km kể từ vị trí xảy ra sự cố.
Nam
Condensate có xu hướng di chuyển về hướng
Đông Nam trong 2 ngày đầu, sau đó do ảnh
hưởng của dòng chảy đối lưu nên vệt dầu đổi
7 KXĐ 0
hướng và lan truyền theo hướng Đông Bắc đi lên
trên và hòa vào cột nước biển hoặc bay hơi 1
phần sau 10 ngày.
Condensate di chuyển chủ yếu theo hướng Đông
Chuyển Bắc ra xa vùng bờ biển Việt Nam và bay hơi hoàn
10 toàn sau 8 ngày. Vệt dầu lan truyền xa nhất KXĐ 0
mùa
khoảng 100km kể từ vị trí xảy ra sự cố.

Hướng di chuyển của vệt dầu Khu vực có khả năng nhiễm dầu
và thời gian vệt dầu di chuyển theo hướng di chuyển

Tháng 1

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-35


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hướng di chuyển của vệt dầu Khu vực có khả năng nhiễm dầu
và thời gian vệt dầu di chuyển theo hướng di chuyển

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-36


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hướng di chuyển của vệt dầu Khu vực có khả năng nhiễm dầu
và thời gian vệt dầu di chuyển theo hướng di chuyển

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-37


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hướng di chuyển của vệt dầu Khu vực có khả năng nhiễm dầu
và thời gian vệt dầu di chuyển theo hướng di chuyển

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12
Hình 3.11. Các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng khi xảy ra sự cố tràn dầu
trong quá trình khoan tại mỏ HT - MT
Về góc độ môi trường, khi xảy ra sự cố tràn dầu, tùy vào quy mô sự cố mà mức độ tác
động có thể từ nhỏ (đối với các loại sự cố nhỏ, mức cơ sở có thể dễ khống chế bằng các
thiết bị, hành động tại chỗ) đến nghiêm trọng (sự cố vượt khả năng ứng phó tại chỗ).
Trong trường hợp xảy ra sự cố phun trào giếng khoan, Condendate sẽ trôi dạt ngoài
khơi (không trôi dạt vào bờ), chỉ có Vườn quốc gia Côn Đảo có khả năng bị ảnh hưởng.
Các khu vực sống có giá trị có nguy cơ ảnh hưởng cần được bảo vệ trong khu vực như:
- Nguồn lợi san hô, cỏ biển xung quanh Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
- Khu vực tập trung bãi đẻ rùa biển Hòn Bảy Cạnh của Vườn Quốc Gia Côn Đảo.

3.1.1.5.3 Sự cố tràn đổ hóa chất

Rủi ro tràn đổ hóa chất vào môi trường có thể xảy ra trong quá trình khoan của dự án.
Trong quá trình khoan, các loại hóa chất được lưu trữ trong các thùng chứa chuyên biệt,

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-38


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

vận chuyển đến giàn khoan. Sau đó, được pha chế thành dung dịch khoan và lưu trữ
trong các bồn công nghệ và quy trình vận hành tự động hoàn toàn và khép kín. Do đó,
đó khả năng xảy ra sự cố tràn đổ ra môi trường là khó xảy ra. Sự cố tràn đổ hóa chất chỉ
có thể xảy ra ở khâu châm hóa chất hoặc rò rỉ tại các mặt bích và mối ghép.
Để giảm thiểu nguy cơ tràn đổ ra môi trường, kho lưu giữ hóa chất và khu vực công
nghệ đều có bố trí gờ chắn cao khoảng 10 cm để thu gom khi rò rỉ hoặc tràn đổ. Như
trình bày trong Chương 1, các hóa chất sẽ được sử dụng trong hoạt động khoan là loại
có độc tính thấp, thân thiện với môi trường, vì vậy khả năng gây độc tính đến sinh vật
biển được đánh giá mức độ nhỏ và cục bộ xung quanh giàn WHP-HT1 và WHP-MT1.

Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác

Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải

3.1.2.1.1 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với nước thải

Để giảm thiểu các tác động của nước thải của dự án đến chất lượng nước biển và sinh
vật biển phát sinh từ các tàu, sà lan và giàn khoan, BIENDONG POC sẽ thực hiện các
biện pháp như sau:
Nước thải sinh hoạt
- Đảm bảo các tàu và giàn khoan tham gia có giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm
nước thải sinh hoạt tuân theo các yêu cầu của Phụ lục IV, Công ước Marpol và
QCVN 26:2018/BGTVT và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Quy trình xử lý
nước thải sinh hoạt điển hình như sau: Nước thải sinh hoạt → bể thu gom → hệ
thống oxy hóa → khử trùng → bể chứa nước sau xử lý → thải xuống biển.
Nguyên lý hoạt động
- Nước thải sinh hoạt được thu gom và dẫn về bồn thu gom nước thải.
- Nước thải sau đó sẽ được dẫn qua hệ thống oxy hóa dựa trên phản ứng điện hóa
trên các bảng điện cực. Trong quá trình này, một lượng nước biển sẽ được dẫn
vào và hòa trộn với nước thải sinh hoạt ban đầu. Phản ứng điện hóa xảy ra sẽ
hình thành các phân tử NaOCl có tác dụng khử trùng từ phản ứng:
NaCl(dd) + H2O(l) -> NaClO + NaCl + H2O
- Nước thải sau khi đã được điện hóa và khử trùng được dẫn sang ngăn tiếp xúc.
Ngăn này được thiết kế với kích thước lớn để đảm bảo thời gian lưu nước giúp
quá trình khử trùng xảy ra triệt để.
- Nước sau khi đạt thời gian lưu cần thiết sẽ chảy tràn qua bể chứa nước sau xử lý
và được bơm thải ra biển.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-39


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 3.12. Nguyên lý hoạt động điển hình của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Nước nhiễm dầu
- Đảm bảo các tàu và giàn khoan tham gia có giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm
nước sàn nhiễm dầu tuân theo các yêu cầu của Phụ lục I, Công ước Marpol QCVN
26:2018/BGTVT và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Nước nhiễm dầu sẽ được
thu gom và xử lý đảm bảo hàm lượng dầu thấp hơn 15ppm trước khi thải với quy
trình xử lý nước thải nhiễm dầu như sau: Nước thải nhiễm dầu → thiết bị tách nước
nhiễm dầu → thải xuống biển. Dầu tách ra từ thiết bị tách nước nhiễm dầu → bể
chứa nước nhiễm dầu → thiết bị tách nước nhiễm dầu.
Nguyên lý hoạt động
Nước nhiễm dầu sẽ được thu gom vào bể chứa và bơm đến thiết bị tách nước nhiễm dầu
để tách dầu bằng phương pháp trọng lực. Nhờ sự khác biệt khối lượng riêng giữa dầu
và nước, dầu sẽ nổi trên bề mặt và được tách ra dẫn về bể thu hồi dầu, nước trong sẽ
được thải ra biển.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-40


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 3.13. Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu
- Theo dõi và ghi chép hàm lượng dầu trong nước thải đã xử lý trước khi thải ra biển.
Nhận xét: Mức độ tác động của các nguồn nước thải trong giai đoạn khoan và nâng
cấp hệ thống xử lý nước khai thác đến chất lượng nước biển và sinh vật biển được đánh
giá là nhỏ. Các giải pháp đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện trong thực tế.
Việc thu gom và xử lý nước thải đã đề xuất sẽ kiểm soát, ngăn ngừa nguồn thải và giảm
thiểu tối đa phát thải các chất ô nhiễm vào môi trường biển.

3.1.2.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải

Để kiểm soát và giảm thiểu các tác động của khí thải phát sinh từ các phương tiện thủy
và giàn khoan đến chất lượng không khí ngoài khơi, BIENDONG POC sẽ thực hiện các
biện pháp như sau:
- Đảm bảo tất cả các tàu và giàn khoan tham gia có giấy chứng nhận phòng ngừa ô
nhiễm khí thải tuân theo các yêu cầu của Công ước Marpol và QCVN
26:2018/BGTVT.
- Thực hiện bảo trì và bảo dưỡng thiết bị/động cơ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Tóm lại, mức độ tác động của khí thải trong giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử
lý nước khai thác đối với chất lượng không khí ngoài khơi được đánh giá là không đáng
kể. Việc thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã đề xuất sẽ góp phần giảm
thiểu tối đa phát thải khí từ dự án.

3.1.2.1.3 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với chất thải khoan

Để quản lý và kiểm soát các tác động của DDK đến môi trường, BIENDONG POC sẽ
thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau:

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-41


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

 Chỉ sử dụng DDK nền nước cho hoạt động khoan của dự án tuân theo quy định của
QCVN 36:2010/BTNMT trong đó giá trị Hg và Cd trong Barit dùng để pha dung
dịch khoan không vượt quá giá trị tối đa cho phép của QCVN 36:2010/BTNMT
(Hg: 1,0 mg/kg trọng lượng khô và Cd: 3,0 mg/kg trọng lượng khô). Mùn khoan nền
nước và DDK nền nước sau khi sử dụng thải bỏ trực tiếp xuống biển.
 Tất cả lượng DDK nền không nước đã sử dụng sẽ được bơm vào thùng chứa hóa
chất chuyên dụng và vận chuyển vào bờ chuyển giao cho nhà thầu có chứa năng để
xử lý tuân theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Để kiểm soát và giảm thiểu các tác động của mùn khoan đến môi trường biển,
BIENDONG POC sẽ thực hiện các biện pháp sau:
 Lắp đặt một hệ thống xử lý mùn khoan và tuần hoàn DDK bao gồm hệ thống sàng
rung, máy sấy khô mùn khoan và thiết bị ly tâm, đảm bảo lượng DDK nền không
nước dính bám trong mùn khoan nền không nước sau xử lý tuân theo quy định giới
hạn thải của QCVN 36:2010/BTNMT (thấp hơn 9,5% trọng lượng ướt).

Hình 3.14 Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý mùn khoan


Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý mùn khoan như sau:
Hỗn hợp DDK và mùn khoan nền nước

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-42


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

- Hỗn hợp DDK và mùn khoan nền nước đưa qua sàng rung để tách riêng DDK và
mùn khoan;
- Mùn khoan sau khi tách sẽ thải xuống biển.
- DDK thu hồi tái sử dụng và sau đó thải xuống biển.

Hỗn hợp DDK và mùn khoan nền không nước


- Hỗn hợp DDK và mùn khoan nền không nước đưa qua sàng rung để thu hồi DDK
nền không nước bậc 1. Các sàng rung được sử dụng có thể loại bỏ chất lỏng trong
mùn khoan đến khoảng 10-15% trọng lượng.
- Mùn khoan sau khi tách từ sàng rung sẽ dẫn đến máy sấy để tiếp tục thu hồi DDK
nền không nước bậc 2 và sấy khô mùn khoan, đảm bảo mùn khoan trước khi thải có
hàm lượng DDK nền không nước bám dính trong mùn khoan nhỏ hơn 9,5% trọng
lượng ướt.
- DDK nền không nước sau khi tách từ sàng rung và máy sấy sẽ chuyển về bể chứa
DDK nền không nước, sau đó bơm về máy ly tâm để tách cặn lở lửng còn lại trong
DDK trước khi chuyển về bể chứa DKK nền không nước tuần hoàn.
Máy ly tâm và máy sấy đều sử dụng quá trình tách lỏng rắn bằng trọng lực ly tâm để
đạt năng suất cao và kích thước thiết bị nhỏ gọn. Máy sấy còn sử dụng thêm lưới để hỗ
trợ tách dầu khỏi chất rắn trong mùn khoan một cách triệt để hơn.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống xử lý mùn khoan và tuần hoàn DDK được tóm tắt
như sau:
+ Hỗn hợp DDK và mùn khoan nền nước → sàng rung (thu hồi DDK) → mùn khoan
nền nước → thải xuống biển; DDK nền nước thu hồi → thải xuống biển .
+ Hỗn hợp DDK và mùn khoan nền không nước → sàng rung (thu hồi DDK nền
không nước) → mùn khoan nền không nước → Máy sấy khô mùn khoan (thu hồi
DDK nền không nước) → thải xuống biển; DDK nền không nước thu hồi → bể
chứa DDK nền không nước → máy ly tâm → bể chứa DDK nền không nước tuần
hoàn → bơm tuần hoàn dung dịch khoan nền không nước nước tuần hoàn trở lại
các giếng khoan để tái sử dụng; DDK nền không nước sau khi sử dụng → thu hồi
và vận chuyển vào bờ xử lý.
 Hàm lượng DDK nền không nước dính bám trong mùn khoan sẽ được thu gom xử
lý và kiểm soát không vượt quá giới hạn cho phép 9,5% tính theo khối lượng ướt
khi thải xuống biển, tuân thủ theo quy định của QCVN 36:2010/BTNMT bằng cách
Tiến hành lấy mẫu giám sát hằng ngày đối với mùn khoan nền không nước trước
khi thải.
 Ghi chép và lưu giữ khối lượng và kết quả giám sát chất lượng mùn khoan nền không
nước thải xuống biển.
 Bảo trì và giám sát hệ thống kiểm soát chất rắn (như kiểm tra định kỳ các tấm chắn
của các sàng rung bằng mắt thường hằng ngày) để tránh rò rỉ, tràn đổ hóa chất và
dung dịch xuống biển.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-43


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Nhận xét: Các biện pháp giảm thiểu áp dụng đối với chất thải khoan đều được xử lý bởi
hệ thống tích hợp sẵn trên giàn và được chứng nhận đăng kiểm. Do đó, các giải pháp
đề xuất là phù hợp với nhà thầu khoan và có khả năng thực hiện trong thực tế. Mức độ
tác động môi trường sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu sẽ ở mức không đáng
kể.

3.1.2.1.4 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với chất thải không nguy hại

Chất thải không nguy hại (bao gồm chất thải sinh hoạt, phế liệu và chất thải thông
thường còn lại) phát sinh từ các tàu, sà lan và giàn khoan sẽ do nhà thầu khoan và thi
công nâng cấp HTXLNKT thực hiện, BIENDONG POC sẽ giám sát việc quản lý chất
thải rắn của nhà thầu để đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động xử lý chất thải tuân thủ theo
đúng các quy định của Việt Nam. Các biện pháp giảm thiểu được đề xuất thực hiện như
sau:
- Chất thải không nguy hại phát sinh sẽ được thu gom và phân loại thành: chất thải
thực phẩm, Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại theo quy
định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
- Trang bị các thùng chứa chất thải có nắp đậy hoặc đặt ở khu vực có che chắn để
tránh rơi vãi chất thải ra môi trường. Bố trí khu vực đặt thùng chứa thuận tiện, phù
hợp bảo đảm an toàn, vệ sinh và ngăn ngừa rò rỉ, tràn đổ.
- Chất thải thực phẩm được nghiền đến kích thước nhỏ hơn 25 mm trước khi thải
xuống biển theo quy định của Công ước Marpol và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
- Phế liệu để thu hồi, tái chế và chất thải thông thường còn lại được phân loại, chứa
trong các thiết bị, dụng cụ kín, có dán nhãn để nhận biết loại chất thải trên các tàu,
sà lan và giàn khoan; sau đó định kỳ sẽ được vận chuyển về bờ bằng tàu có giấy chứng
nhận vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp và
sau đó chuyển giao cho đơn vị chức năng trên bờ tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định.
- Ghi chép và báo cáo loại chất thải và lượng chất thải phát sinh, vận chuyển vào bờ
và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý.
Nhận xét: Mức độ tác động của chất thải thực phẩm đến chất lượng nước biển được
đánh giá là không đáng kể và chất thải còn lại được thu gom vận chuyển vào bờ xử lý
theo đúng quy định hiện hành. Các giải pháp đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện
trong thực tế. Do đó, mức độ tác động môi trường sau khi áp dụng các biện pháp giảm
thiểu sẽ không gây tác động đến chất lượng môi trường biển.

3.1.2.1.5 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với chất thải nguy hại

Tương tự như chất thải không nguy hại, quy định về chất thải nguy hại phát sinh từ các
tàu, sà lan và giàn khoan sẽ do nhà thầu khoan và thi công nâng cấp HTXLNKT thực
hiện, BIENDONG POC sẽ giám sát việc quản lý chất thải rắn của nhà thầu để đảm bảo
rằng toàn bộ hoạt động xử lý chất thải tuân thủ theo đúng các quy định của Việt Nam.
Các biện pháp giảm thiểu được đề xuất thực hiện như sau:
- CTNH được thu gom vào các thiết bị, dụng cụ kín, có dán nhãn để nhận biết loại
chất thải, lưu chứa trên các tàu, sà lan và giàn khoan, định kỳ được vận chuyển về

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-44


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

bờ bằng tàu có giấy chứng nhận vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cấp và hợp đồng với đơn vị chức năng trên bờ tiếp nhận, xử lý
theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-
BTNMT.
- Ghi chép và báo cáo lượng CTNH phát sinh, vận chuyển vào bờ và chuyển giao cho
đơn vị có chức năng để xử lý.
Nhận xét: Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại được thực hiện theo đúng quy định
hiện hành. Các giải pháp đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện trong thực tế. Do
đó, mức độ tác động môi trường sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu sẽ không gây
tác động đến chất lượng môi trường biển.

3.1.2.1.6 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan đến tiếng ồn và rung

Để giảm thiểu các tác động của tiếng ồn đến người lao động, BIENDONG POC sẽ áp
dụng các biện pháp như sau:
- Trang bị các thiết bị chống ồn cho toàn bộ công nhân làm việc trên giàn khoan.
- Bố trí cán bộ an toàn giám sát sự tuân thủ quy định an toàn lao động trên
giàn/tàu.

3.1.2.1.7 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan sự hiện diện của
phương tiện

Để giảm thiểu các tác động do sự hiện diện các phương tiện và công trình của dự án đến
hoạt động đánh bắt hải sản và hoạt động hàng hải trong khu vực, BIENDONG POC sẽ
áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau:
- Thông báo đến Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam về thời gian
di chuyển và khoan của dự án. Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền
Nam sẽ thông báo hàng hải cho các phương tiện thủy hoạt động ngoài khơi biển
Việt Nam để ngư dân và thuyền viên nắm rõ và nhờ đó, người dân chủ động
tránh và giảm thiểu các thiệt hại sản lượng đánh bắt và thuyền viên chủ động
phòng ngừa các rủi ro va đụng tàu thuyền.
- Trang bị hệ thống đèn hiệu hàng hải theo tiêu chuẩn an toàn của Công ước quốc
tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (The International Convention for
the Safety of Life at Sea - SOLAS) để đảm bảo cho tàu thuyền qua lại khu vực
có thể nhận biết được sự di chuyển của giàn khoan.
- Bố trí tàu trực tại khu vực giàn khoan 24/7 để cảnh báo các hoạt động đánh bắt
cá và tàu hàng qua lại khu vực và hỗ trợ thực thi khu vực an toàn dầu khí.

Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Tất cả các hoạt động khoan được thực hiện trên giàn hiện hữu. Các biện pháp phòng
ngừa và ứng phó sự cố đã được áp dụng hiện nay sẽ tiếp tục áp dụng trong trường hợp
có sự cố xảy ra trong quá trình khoan. Các biện pháp được trình bày ở phần dưới đây:

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-45


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

3.1.2.2.1 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ khí và cháy nổ

- Lắp đặt các van an toàn trong lòng giếng (van ở vị trí trong thân giếng sâu dưới
mặt đáy biển), cụm van đầu giếng (hệ thống van lắp ráp trên bề mặt) khi hoàn thiện
và sửa chữa giếng.
- Trang bị các hệ thống an toàn khác cho giàn khoan như: thiết bị chống sét, thiết bị
phát hiện rò rỉ và cháy, thiết bị đèn báo tự động, thiết bị đóng ngắt an toàn,….
- Sử dụng hệ thống phát hiện cháy và rò rỉ khí đã lắp đặt trên giàn WHP-HT1 và
giàn WHP-MT1 để phát hiện rò rỉ khí và cháy nổ trong quá trình triển khai hoạt
động khoan và nâng cấp HTXL nước khai thác.

3.1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu

Các biện pháp sau sẽ tiếp tục được thực hiện để giảm thiểu và ngăn ngừa sự cố phun
trào giếng khoan:
- Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phun trào (Blow Out Preventor - BOP) để kiểm
soát giếng khoan. Áp suất làm việc của hệ thống BOP cũng phải thỏa mãn yêu
cầu kiểm soát giếng khoan. Hệ thống này thường xuyên được kiểm tra định kỳ
và thử theo quy định;
- Đảm bảo hệ thống kiểm tra kỹ thuật khoan luôn luôn hoạt động để theo dõi tình
trạng tuần hoàn dung dịch khoan nhằm phát hiện sớm khí xâm nhập, ngăn ngừa
phun trào.
- Xác định một cách rõ ràng, cụ thể chương trình khoan và quản lý chặt chẽ việc
thực hiện chương trình khoan này nhằm đảm bảo rằng các qui trình được thực
hiện nghiêm chỉnh, và cột dung dịch khoan từ đáy đến miệng giếng cung cấp
một áp lực thủy tĩnh cần thiết để ngăn ngừa chất lỏng từ vỉa phun lên trong lúc
khoan;
Khi có sự cố tràn dầu xảy ra, các biện pháp sau cũng đã được áp dụng để ứng phó:
- Trang bị các thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết để ứng phó tại chỗ trên giàn
PQP-HT để kịp thời ừng phó theo danh mục thiết bị đã được phê duyệt trong Kế
hoạch Ứng cứu Sự cố Tràn dầu.
- Ký hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu với các đơn vị có khả năng cung cấp loại
hình dịch vụ này như VSP hoặc PVD Offshore để sẵn sàng ứng cứu với các sự
cố xảy ra trong suốt quá trình triển khai Dự án.

3.1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất

BIENDONG POC đã xây dựng Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho
mỏ HT-MT tuân theo quy định của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 và
Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017. Ngoài ra, để phòng ngừa, ứng phó sự cố
tràn hóa chất xảy ra trong hoạt động khoan, BIENDONG POC sẽ yêu cầu nhà thầu
khoan thực hiện các biện pháp như sau:

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-46


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

- Dán toàn bộ Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) tại khu vực lưu chứa, sử dụng hóa chất
khoan tại khu vực khoan.
- Giới hạn khối lượng hóa chất khoan lưu chứa ở mức tối ưu cần thiết.
- Các hóa chất sẽ được chứa trong các thiết bị chuyên dụng có dán nhãn theo quy
định của Việt Nam và quốc tế.
- Bố trí các gờ bao xung quanh các bồn chứa/thiết bị công nghệ và khu vực chứa hóa
chất và lắp đặt thiết bị thu gom hóa chất khi bị rò rỉ.
- Trang bị các vật liệu thấm hút như cát, các chất hấp phụ xung quanh các khu vực
chứa hóa chất.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH KHAI THÁC

Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành khai thác

Sau khi hoàn thành các giếng khoan khai thác, dự án sẽ kết nối và tiếp tục sử dụng các
công trình, thiết bị hiện hữu của mỏ HT-MT để khai thác. Các nguồn thải khác vẫn
không thay đổi. Bảng tổng hợp các nguồn thải phát sinh từ dự án trong giai đoạn vận
hành khai thác được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.29 Nguồn gây tác động chính từ hoạt động khai thác của Dự án

Loại chất Phát sinh


Ghi chú
thải thêm
Không phát sinh thêm. Các đánh giá đã được trình bày trong các
Khí thải -
ĐTM đã được phê duyệt của mỏ HT-MT trong thời gian trước.
Nước khai Tiếp tục được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước khai thác
thác từ các vừa nâng cấp trên giàn PQP-HT. Công suất xử lý nước khai thác
Nước thải
giếng khoan đã nâng cấp là 1.352 m3/ngày đủ để xử lý toàn bộ lượng nước
mới khai thác phát sinh thêm do Dự án.
Chất thải Không phát sinh thêm. Các đánh giá đã được trình bày trong
-
rắn ĐTM đã được phê duyệt của mỏ HT-MT.
Tiếng ồn
- Không phát sinh thêm.
và rung
Sự hiện
diện
Không phát sinh thêm. Các đánh giá đã được trình bày trong
phương -
ĐTM đã được phê duyệt của mỏ HT-MT.
tiện và
công trình
Tác động
đến đa
- Không phát sinh thêm.
dạng sinh
học
Các sự cố
môi - Không phát sinh thêm.
trường

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-47


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Từ Bảng trên cho thấy, khi đưa 06 giếng khoan của dự án vào khai thác sẽ phát sinh
thêm lượng nước khai thác cần phải được thu gom và xử lý. Đây là nguồn thải phát sinh
thêm từ hoạt động của dự án và sẽ được đánh giá chi tiết như sau:

Đánh giá tác động liên quan đến nước thải

a. Định tính và định lượng nguồn thải

Theo số liệu thiết kế của dự án, lượng nước khai thác phát sinh thêm từ 06 giếng mới
và của của toàn mỏ HT-MT được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.30 Lượng nước khai thác phát sinh từ dự án và toàn mỏ HT-MT sau khi
kết nối Dự án
Lượng nước khai thác toàn
Lượng nước khai thác của dự án mỏ HT-MT (sau khi kết nối
Năm dự án)
Thùng/ngày m3/ngày Thùng/ngày m3/ngày
2026 - - 7.317 1.163
2027 9 1 6.871 1.092
2028 58 9 7.627 1.212
2029 85 14 6.957 1.106
2030 129 20 6.837 1.086
2031 125 20 6.833 1.086
2032 154 24 6.833 1.086
2033 137 22 6.681 1.062
2034 184 29 6.635 1.054
2035 164 26 6.638 1.055
2036 138 22 6.656 1.058
2037 23 4 7.151 1.136
2038 19 3 6.402 1.017
2039 14 2 6.226 989
2040 9 1 6.681 1.062
Lượng nước khai thác phát sinh lớn nhất của các giếng mới là khoảng 184 thùng/ngày
(29 m3/ngày) và lượng nước khai thác phát sinh lớn nhất của toàn mỏ HT-MT sau khi
kết nối dự án là khoảng 7.627 thùng/ngày (1.211 m3/ngày). Toàn bộ nước khai thác này
sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước khai thác đã nâng cấp trên giàn PQP-HT có công
suất 1.352 m3/ngày (8.500 thùng/ngày) để xử lý. Hệ thống xử lý nước khai thác trên
giàn PQP-HT hoàn toàn đủ công suất.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-48


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

b. Đánh giá mức độ tác động

Về thành phần, nước khai thác là nước bị nhiễm dầu và một lượng nhỏ các loại hợp chất
khác như muối hòa tan, các kim loại vết, các chất rắn lơ lửng và các ion như Na+, Ca2+,
Mg2+, K+, Cl- (thường gặp trong nước biển) (Neff et al., 2011). Do đó, vấn đề môi trường
đáng quan tâm của nước khai thác thải là tác động của dầu có trong nước khi thải ra
biển cao hơn giá trị cho phép của QCVN 35:2010/BTNMT. Do đó, nguồn nước thải
này phải được thu gom và xử lý để đảm bảo tuân theo các quy định trước khi thải ra
môi trường (trình bày mục 3.3.2 - Các biện pháp giảm thiểu và công trình bảo vệ môi
trường đối với nước khai thác). Với việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu như đã đề
cập ở trên, tác động còn lại của nước thải phát sinh từ hoạt động khai thác của dự án
đến chất lượng nước biển và sinh vật biển được đánh giá chi tiết như sau:

Cường độ tác động (M):

Tác động đến chất lượng nước biển

Để hiểu rõ hơn khả năng tác động của nước khai thác đã xử lý thải ra từ hoạt động của
Dự án, trong báo cáo tiến hành chạy mô hình hóa sự phân tán của nước khai thác thải.
Mô hình hóa được thực hiện bằng phần mềm CHEMMAP. Thông số đầu vào mô hình
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.31. Các thông số đầu vào mô hình phân tán nước khai thác toàn mỏ
(bao gồm các giếng mới của dự án)
Thông số Giá trị
Vị trí thải giàn PQP-HT
Tầng thải Tầng mặt
Lượng nước khai thác thải (m3/ngày) 1.352
Thời gian thải Cả năm
Kết quả mô hình
Kết quả mô hình phát tán nước khai thác thải cả năm cho thấy nước khai thác thải sẽ
phân tán theo 2 hướng chính là hướng Đông và hướng Tây Nam, do sự thay đổi liên tục
của dòng chảy tại khu vực thải trong năm qua các thời kỳ gió mùa dẫn đến nước khai
thác từng thời kỳ sẽ phát tán theo các hướng khác nhau, khu vực ảnh hưởng nhiều nhất
nằm trong phạm vi khoảng 10 km về phía Tây Nam từ vị trí thải với nồng độ cao nhất
trung bình 24h là 523 ppm, mức độ pha loãng nước thải khai thác trong môi trường biển
thấp nhất là 1.912 lần.
Nếu tính giới hạn thải của hàm lượng dầu trong nước khai thác thải cao nhất là 40 mg/l,
dự báo nồng độ lớn nhất của dầu trong nước biển tồn tại khoảng 0,02 mg/l ((40
(mg/l)/1.912 lần = 0,02 mg/l).

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-49


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 3.15 Kết quả mô hình phân tán nước khai thác
(thời gian mô phỏng là cả năm)
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà khai thác Dầu khí quốc tế (OGP) về các ảnh hưởng
của nước khai thác đối với môi trường, sau khi thải nước khai thác sẽ được pha loãng
nhanh chóng, tốc độ pha loãng phụ thuộc vào đặc điểm của môi trường nước tiếp nhận
tại khu vực xả. Thông thường, mức pha loãng 30 - 100 lần sẽ đạt được ngay tại những
mét đầu tiên tính từ điểm xả và ở vị trí cách 500 - 1.000 m so với điểm xả thì mức độ
pha loãng trong khoảng 1.000 - 100.000 lần. Tại Việt Nam, tham khảo kết quả giám sát
chất lượng nước biển xung quanh các công trình dầu khí khu vực bồn trũng Cửu Long
và Nam Côn Sơn cho thấy chất lượng môi trường nước xung quanh các công trình dầu
khí hầu như không có sự thay đổi đáng kể từ việc thải nước khai thác đã được xử lý
tuân theo quy định của QVCN 35:2010/BTNMT, đặc biệt hàm lượng dầu tồn tại trong
cột nước biển nằm ở mức xấp xỉ với giá trị nền (môi trường tự nhiên chưa bị tác động).
Thực tế kết quả giám sát chất lượng nước biển định kỳ Mỏ HT-MT năm 2007-2021 cho
thấy môi trường nước biển tại khu vực Dự án hiện rất tốt, hàm lượng dầu trong nước
biển xung quanh khu vực giàn PQP-HT dao động 0,012 mg/l - 0,019 mg/l và nhỏ hơn
nhiều so với giới hạn cho phép trong QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước biển (0,5 mg/l). Do đó, các tác động môi trường tiềm
ẩn gây ra do nước khai thác thải từ các hoạt động của Mỏ HT-MT đến chất lượng nước
biển được dự đoán là nhỏ (M=1).
Tác động đến sinh vật biển
Nước khai thác đã được xử lý có hàm lượng dầu nhỏ hơn 40mg/l, tuân thủ QCVN
35:2010/BTNMT. Ngoài ra, sau khi thải ra môi trường tiếp nhận biển với chế độ dòng
chảy mạnh và khả năng pha loãng cao, theo kết quả giám sát diễn biến chất lượng nước

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-50


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

biển định kỳ Mỏ HT-MT giai đoạn 2007-2021 cho thấy, hàm lượng dầu trong cột nước
xung quanh vị trí thải PQP-HT lớn nhất khoảng 0,019 mg/l (năm 2018).
Theo kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Sundt et al. (2009) và cộng sự đã
chỉ ra rằng mức độ tích tụ Alkylphenols (APs) trong cơ và mô gan của cá là rất thấp và
thường dưới mức phát hiện đối với động vật không xương sống vì các các động vật này
có khả năng chuyển hóa và đào thải Alkylphenols (APs) rất nhanh chóng. Ngoài ra, theo
kết quả nghiên cứu ngoài thực địa của Hjermann và cộng sự, 2007 cho thấy nước khai
thác thải không gây ra bất cứ tác động sinh học đáng kể trên sinh vật biển bởi vì do khả
năng pha loãng nhanh của môi trường biển và thời gian phơi nhiễm rất ngắn. Hầu hết
thực vật phù du, động vật phù du và phần lớn các loài cá có phân bố rộng hơn nhiều so
với phạm vi tác động của nước khai thác thải. Do đó, nước khai thác thải đã được xử lý
gây ra các tác động nhỏ đến hệ sinh thái biển (M=1).
Phạm vi ảnh hưởng (S):
Dựa trên kết quả của mô hình phân tán nước khai thác cho thấy nước khai thác chủ yếu
được phát hiện trong phạm vi 10 km quanh điểm thải (giàn PQP-HT) và phạm vi ảnh
hưởng của tác động này được đánh giá cục bộ xung quanh điểm thải (S=1).
Thời gian phục hồi (R):
Tham khảo kết quả giám sát chất lượng biển của các mỏ dầu khí ngoài khơi trong khu
vực bồn trũng Cửu Long, bồn trũng Nam Côn Sơn và khu vực dự án cho thấy rằng
không có thay đổi đáng kể về chất lượng nước biển xung quanh các mỏ dầu khí hiện có.
Do đó, có thể kết luận rằng chất lượng nước biển xung quanh điểm thải sẽ được phục
hồi nhanh chóng (R = 1).
Tần suất (F):
Nước khai thác sẽ thải liên tục trong quá trình khai thác và khả năng ảnh hưởng đến
chất lượng nước biển và sinh vật biển xung quanh điểm thải là hiếm khí xảy ra (F=2).
Luật pháp (L):
Nước khai thác tuân thủ quy định tại QCVN 35:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về Nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển (L=2).
Chi phí (C):
Dự án không phải lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước khai thác do đó không cần phải đầu
tư chi phí (C=1).
Mối quan tâm của cộng đồng (P):
Nước thải không ảnh hưởng đến cộng đồng do môi trường tiếp nhận ngoài khơi (P = 1).
Tóm tắt mức độ tác động của nước khai thác đến môi trường tiếp nhận được tóm tắt
trong Bảng sau:
Bảng 3.32 Mức độ tác động của nước khai thác
Hệ thống định lượng tác động
Nguồn Tác động môi trường
M S R F L C P TS Mức độ
Nước khai Chất lượng nước biển và sinh vật
1 1 1 2 2 1 1 15 Nhỏ
thác biển

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-51


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Đánh giá tác động cộng kết với các hoạt động dầu khí lân cận mỏ

Như đã thể hiện ở trên, khi Dự án đi vào vận hành sẽ làm tăng nhu cầu xử lý nước khai
thác tại giàn PQP-HT của mỏ HT-MT lên tối đa trung bình khoảng 1.212m3/ngày. Với
công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước khai thác của giàn PQP-HT đủ khả năng tiếp
nhận và xử lý đạt quy định trước khi thải ra ngoài môi trường.
Các công trình dầu khí có phát sinh nước khai thác thải tại các mỏ xung quanh (bao gồm
mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt, mỏ Đại Hùng, mỏ Thiên Ưng, mỏ Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây,
mỏ Lan Tây-Lan Đỏ và mỏ Chim Sáo) đều cách khá xa hệ thống xử lý nước khai thác của
giàn PQP-HT, gần nhất khoảng 40km như trong hình sau:

Hình 3.16 Khoảng cách nguồn thải nước khai thác với các dự án phụ cận
Các kết quả mô hình phân tán và đánh giá tác động của nước khai thác thải từ các mỏ
này đều cho thấy:
- Hàm lượng dầu trung bình/ngày trong nước khai thác được xử lý thấp hơn giới
hạn 40 ppm của QCVN 35:2010/BTNMT.
- Sau khi thải nước khai thác sẽ được pha loãng nhanh chóng trong môi trường
nước biển. Nước khai thác thải sẽ được pha loãng từ 30-100 lần ngay tại những
mét đầu tiên tính từ điểm xả và ở vị trí cách 5-10 km so với điểm xả thì mức độ
pha loãng nằm trong khoảng 1.000-2.000 lần. Như vậy, với vị trí thải nước khai
thác của mỏ HT-MT tại giàn PQP-HT và các mỏ lận cận cách nhau trên 40 km,
do đó, tác động cộng kết giữa các nguồn thải này là không có khả năng xảy ra.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-52


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu “Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường xung
quanh các công trình dầu khí khu vực bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn” cho thấy:
chất lượng môi trường nước biển xung quanh các công trình dầu khí khu vực mỏ Rồng,
mỏ Bạch Hổ hầu như không có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt hàm lượng dầu trong nước
biển nằm ở mức xấp xỉ với giá trị nền (môi trường tự nhiên chưa bị tác động). Vì vậy,
có thể nhận định nước khai thác thải của dự án và các mỏ lân cận không gây tác động
cộng kết đáng kể đến chất lượng nước biển trong khu vực.

Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến tiếng ồn và rung

Sau khi kết thúc khoan giếng sẽ kết nối vào khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ
hiện hữu của mỏ HT-MT, do đó, tiếng ồn không phát sinh thêm so với hiện hữu.

Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên,
di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác

Dự án được thực hiện trong phạm vi mỏ HT-MT, không phát sinh thêm các nguồn thải
có khả năng gây tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn
hóa, các yếu tố nhạy cảm khác.

Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra

Các nguy cơ và tác động môi trường của những sự cố bất thường trong quá trình khai
thác mỏ HT-MT không có phát sinh thêm so với hoạt động khai thác hiện tại. Hiện tại,
BIENDONG POC đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hiệu quả
tại mỏ và trong Dự án này, BIENDONG POC sẽ tiếp tục duy trì để giảm thiểu đến mức
tối đa nguy cơ xảy ra sự cố cũng như những tác động môi trường kèm theo.

Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giảm thiểu tác động của nước
khai thác

Dự án phát sinh thêm nước khai thác từ 06 giếng mới. Toàn bộ lượng nước thải phát
sinh thêm trong quá trình vận hành dự án sẽ được thu gom và xử lý chung với lượng
nước khai thác hiện hữu tại mỏ HT-MT. Hệ thống xử lý nước khai thác đã nâng cấp của
mỏ HT-MT có công suất thiết kế 1.352 m3/ngày, đảm bảo hàm lượng dầu trong nước
khai thác đã xử lý < 40 ppm, tuân theo quy địnnh của QCVN 35:2010/BTNMT.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động và hình ảnh thực tế của hệ thống xử lý nước khai thác trên
giàn PQP-HT được trình bày trong hình sau:
- Nước khai thác sau khi được tách ra từ hệ thống công nghệ được dẫn vào các
thiết bị tách thủy lực (Hydro-cyclones) để tách các hạt dầu lớn và trung bình nhờ
lực ly tâm.
- Sau đó, nước khai thác tiếp tục được đưa sang thiết bị tách khí để tách các hạt
dầu nhỏ hơn. Công nghệ xử lý dầu hai bậc này cho phép tách dầu ra khỏi nước
khai thác nhỏ hơn 40 ppm tuân theo quy định của QCVN 35:2010/BTNMT.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-53


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

- Nước khai thác sau khi xử lý đạt yêu cầu được dẫn đến ống thải để thải ra ngoài biển.
Phần dầu tách ra từ thiết bị tách thủy lực và thiết bị tách khí sẽ được dẫn đến hệ thống
thải kín và bơm trở lại thiết bị công nghệ để thu hồi dầu.
Ngoài ra, để chủ động và đảm bảo kiểm soát hệ thống xử lý nước khai thác và giảm
thiểu tác động đến môi trường của nước thải khai thác, BIENDONG POC đã thực hiện
thêm các biện pháp sau:
- Theo dõi hàm lượng dầu trong nước khai thác đã xử lý trước khi thải thông qua
thiết bị đo tự động (online analyzer) tại phòng điều khiển trung tâm.
- Tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước khai thác đã xử lý tại phòng thí
nghiệm có chứng chỉ VIMCERTS với tần suất 3 tháng/lần để kịp thời phát hiện,
điều chỉnh những bất thường (nếu có) theo quy định của Việt Nam.
- Định kỳ bảo trì và bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống xử lý nước khai thác
theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-54


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Hình 3.17. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-55


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Trong trường hợp nước khai thác có hàm lượng dầu vượt quá tiêu chuẩn hoặc hệ thống
xử lý nước khai thác gặp sự cố, BIENDONG POC áp dụng các biệp pháp sau:
- Khi phòng điều khiển trung tâm nhận tín hiệu có sự cố từ hệ thống xử lý nước
thác, người vận hành sẽ kiểm tra và can thiệp trong thời gian sớm nhất. Hoạt động
khai thác sẽ tự động tạm dừng nếu sự báo động nói trên không được khắc phục
trong khoảng một thời gian nhất định.
- Lượng nước khai thác không đạt chuẩn được tuần hoàn lại vào trong hệ thống xử
lý để tách lọc lại đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Khi người vận hành xác nhận hệ thống xử lý nước khai thác hoạt động không
hiệu quả hoặc gặp sự cố, sẽ dừng tạm thời quá trình khai thác để ngừng thải nước
khai thác cho đến khi khắc phục được hệ thống xử lý và đảm bảo hệ thống hoạt
động bình thường.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG

BIENDONG POC sẽ chịu trách nhiệm vận hành và quản lý các hoạt động của Dự án.
Bộ phận ATSKMT sẽ là đầu mối thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường
như sau:
- Quản lý chung tất cả các vấn đề liên quan đến ATSKMT như vận hành các công
trình bảo vệ môi trường của dự án, thiết lập hệ thống quản lý, đào tạo cán bộ về
bảo vệ môi trường.
- Ký hợp đồng với các công ty đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ cụ thể như
giám sát môi trường, theo dõi việc xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại theo
đúng quy định, thiết lập kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp, sự cố
tràn đổ hóa chất…
- Báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Dự toán kinh phí và cách thức quản lý vận hành các công trình bảo vệ môi trường của
dự án được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.33 Kế hoạch tổ chức và thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
Kế hoạch xây
Công trình bảo vệ môi trường Kinh phí
dựng và lắp đặt
GIAI ĐOẠN KHOAN VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC KHAI THÁC
Khí thải từ các tàu và giàn khoan Không Không
- Không cần lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường.
Nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu Các hệ thống xử lý Bao gồm
- Những chất thải này sẽ được thu gom và xử lý bằng nước thải này đã trong chi phí
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải được lắp đặt sẵn trên lắp đặt và
nhiễm dầu trên tàu và giàn khoan. tàu và giàn khoan khoan giếng
Chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại - Một máy nén rác Bao gồm
- Chất thải thực phẩm: được nghiền đến kích thước đã được lắp đặt trong chi phí
nhỏ hơn 25 mm bằng máy nghiền trên tàu và giàn sẵn trên tàu và lắp đặt và
khoan trước khi thải ra biển. giàn khoan khoan giếng

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-56


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

Kế hoạch xây
Công trình bảo vệ môi trường Kinh phí
dựng và lắp đặt
- Các chất thải không nguy hại còn lại và chất thải - Các thùng chứa
nguy hại: chuyên dụng sẽ
 Được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng và được trang bị sẵn
phân loại thành phế liệu, chất thải thông thường trên tàu và giàn
còn lại và chất thải nguy hại trên các tàu và giàn khoan
khoan.
 Được vận chuyển về bờ và giao cho các đơn vị có
chức năng để xử lý và thải bỏ.
Chất thải khoan Hệ thống xử lý mùn Bao gồm
- DDK và mùn khoan nền nước và nền không nước sẽ khoan được thuê và trong chi phí
được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý mùn lắp đặt trên giàn khoan giếng
khoan trên giàn khoan. khoan
GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH KHAI THÁC
Nước khai thác - Không Bao gồm
- Hệ thống xử lý nước khai thác với công suất 1.352 trong chi phí
m3/ngày đã được lắp đặt trên giàn PQP-HT. cho các công
trình của Dự
án

NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO

Mức độ chi tiết của ĐTM

Tác động tiềm ẩn được xác định và đánh giá đối với từng hoạt động của dự án. Các đánh
giá với mức độ chi tiết cần thiết theo yêu cầu của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT như sau:
- Xác định nguồn gây tác động đến môi trường, phát sinh từ các hoạt động trong
từng giai đoạn của dự án.
- Xác định đối tượng bị tác động chính.
- Định lượng các nguồn tác động môi trường.
- Đánh giá mức độ tác động đến môi trường và kinh tế-xã hội.
- Xác định được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực thi dự án.
- Dự đoán sự phân tán của mùn khoan thải và nước khai thác thải bằng phần mềm
CHEMMAP.

Độ tin cậy của ĐTM

Độ tin cậy của quá trình đánh giá được thể hiện ở:
- Tính toàn diện và độ tin cậy của phương pháp ĐTM là hệ thống bán định lượng tác
động (IQS). Đây là phương pháp được xây dựng theo hướng dẫn của diễn đàn Thăm
dò và Khai thác (E&P), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Ngân
hàng Thế giới.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-57


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3”

- Số liệu quan trắc môi trường được BIENDONG POC kết hợp với đơn vị tư vấn (VPI-
CPSE) thực hiện tại khu vực mỏ HT-MT là cơ sở để xác định diễn biến và hiện trạng
chất lượng môi trường tại thời điểm lập ĐTM của Dự án cũng như làm căn cứ để
minh chứng cho việc dự báo các tác động môi trường phát sinh từ các nguồn thải
trong phạm vi dự án.
- Số liệu hải dương học và khí tượng hải văn giai đoạn 2017-2021 được thu thập từ
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ;
- Kinh nghiệm điều hành và hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí
của BIENDONG POC;
- Hệ thống quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường của BIENDONG POC được
thiết lập và thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế dưới sự đóng góp của các bên tham
gia và đặc biệt là các chuyên gia an toàn sức khỏe và môi trường;
- VPI-CPSE là đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá tác động môi
trường cho các dự án dầu khí, đặc biệt là các dự án ngoài khơi.

Nhận xét chung về tác động môi trường của Dự án


Dựa vào các nhận dạng, phân tích và đánh giá các tác động môi trường liên quan nêu trên,
có thể thấy mức độ tác động đến môi trường của Dự án trong các giai đoạn khoan và nâng
cấp HTXL nước khai thác và giai đoạn vận hành khai thác được đánh giá ở mức không
đáng kể tới nhỏ.

Chủ dự án (ký tên) Trang 3-58


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO,


PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN
BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học chỉ yêu
cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương
án bồi hoàn đa dạng sinh học. Do đó, dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải
Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2 và 05-3” là dự án khoan khai thác dầu khí nên không thuộc
đối tượng thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa
dạng sinh học.

Chủ dự án (ký tên) Trang 4-1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ


GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN
5.1.1 Chính sách chất lượng An toàn, sức khỏe và môi trường (CLATSK&MT)
Công tác An toàn, Sức khỏe và Môi trường (ATSKMT) cho Dự án được thực thi và tuân
thủ theo chính sách ATSKMT của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN). BIENDONG
POC đã và đang tuân thủ các cam kết được đặt ra trong Chính sách Chất lượng An toàn
Sức khỏe và Môi trường (CLATSKMT) và áp dụng Hệ thống Quản lý tích hợp
CLATSKMT phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015, ISO 14001: 2015,
ISO 45001: 2018 để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động thuộc phạm vi quản lý điều hành
của BIENDONG POC cho các hoạt động dầu khí tại mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, luôn
tuân thủ các yêu cầu quy định mang tính pháp lý thông qua các Văn bản quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành cùng với Chính sách và các quy định chung của PVN, các
quy định pháp luật về ATSKMT có liên quan là yêu cầu cao nhất được Công ty cam kết
tuân thủ trong quá trình thực hiện dự án.
Chính sách CLATSKMT là “không có tai nạn, không gây ảnh hưởng sức khỏe con
người, không gây ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả vận hành” trong tất cả các
hoạt động của Công ty với những tiêu chí cụ thể như sau:
- Bảo vệ sức khỏe, an toàn và an ninh cho người lao động.
- Tuân thủ tất cả các yêu cầu, quy định, hướng dẫn, các tiêu chuẩn Chất lượng, An
toàn, Sức khỏe, Môi trường theo luật pháp Việt Nam và đáp ứng các chuẩn mực
Quốc tế.
- Hạn chế tất cả các tác động đến môi trường.
- Cung cấp các nguồn lực để đạt các mục tiêu Chất lượng, An toàn, Sức khỏe và
Môi trường.
- Đảm bảo người lao động, các bên tham gia góp vốn, Nhà thầu hiểu các vai trò và
trách nhiệm của mình về Chất lượng, An toàn, Sức khỏe và Môi trường.
- Phấn đấu cải tiến liên tục các kết quả hoạt động Chất lượng, An toàn, Sức khỏe
và Môi trường.
- Trở thành Nhà điều hành Dầu khí chuyên nghiệp và thông minh.
Để đạt được mục tiêu đó, nhân lực và nguồn lực được huy động trong việc quản lý các
hoạt động của Công ty với nhận thức nhân lực là tài sản quan trọng nhất và đảm bảo
rằng các vấn đề về ATSKMT được kết hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động theo một Hệ
thống Quản lý CLATSKMT.
5.1.2 Hệ thống quản lý CLATSK&MT
Hệ thống Quản lý CLATSKMT bao gồm cam kết lãnh đạo Công ty, quản lý sức khỏe
nghề nghiệp, quản lý an toàn, kiểm soát văn bản, hệ thống quản lý môi trường, quản lý
Chủ dự án (ký tên) Trang 5-1
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

các hoạt động thông qua các chỉ số đo lường hiệu lực của quá trình, thực hiện cải tiến
liên tục và kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Chính sách ATSKMT của BIENDONG POC và
các Nhà thầu luôn đảm bảo tuân thủ quy định và luật pháp Việt Nam về ATSKMT và
hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế về ATSKMT.

Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống quản lý CLATSK&MT của BIENDONG POC


Dựa trên chính sách và hệ thống CLATSK&MT, BIENDONG POC đã thiết lập một
Chương trình Quản lý Môi trường cho từng giai đoạn hoạt động của dự án.
Nội dung cụ thể của chương trình quản lý môi trường được thể hiện trong bảng bên
dưới.
Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án
Thời
Các Các gian
giai hoạt Các tác động thực
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi
đoạn động môi trường/Sự hiện
trường
của dự của dự cố và
án án hoàn
thành
- Hoạt - Khí thải: gây - Đảm bảo các tàu và giàn khoan tham gia Trong
Khoan động ảnh hưởng tới có đầy đủ giấy chứng nhận phòng ngừa ô giai
và của các môi trường nhiễm không khí từ tàu thuyền tuân thủ đoạn
nâng động không khí yêu cầu của Công ước Marpol. khoan
cấp hệ cơ trên ngoài khơi và - Bảo trì và bảo dưỡng thiết bị/động cơ theo
thống tàu, đóng góp vào khuyến nghị của nhà sản xuất.
xử lý giàn phát thải khí
nước khoan nhà kính
khai - Sinh - Nước thải sinh - Đảm bảo tàu, giàn khoan tham gia có đầy Trong
thác hoạt hoạt và nước đủ giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm giai
của thải nhiễm dầu nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Thời
Các Các gian
giai hoạt Các tác động thực
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi
đoạn động môi trường/Sự hiện
trường
của dự của dự cố và
án án hoàn
thành
công gây ảnh hưởng dầu tuân theo các yêu cầu của Công ước đoạn
nhân đến chất lượng Marpol và QCVN 26:2018/BGTVT do khoan
- Rửa nước biển Cơ quan đăng kiểm Quốc Tế hoặc Việt
sàn và ngoài khơi và Nam cấp.
thiết bị hệ sinh thái - Kiểm tra nhật ký vận hành hệ thống xử lý
công biển nước thải trên tàu/sà lan và giàn khoan.
nghệ - Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ các công
trên tàu trình hệ thống xử lý nước thải.
và giàn
khoan
- Hoạt Phát sinh chất - Phân loại chất thải rắn phát sinh tại Trong
động thải rắn gây ảnh nguồn theo đúng quy định của Nghị định giai
lắp đặt hưởng tới chất số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số đoạn
và lượng nước biển 02/2022/TT-BTNMT. khoan
khoan ngoài khơi và hệ - Trang bị các thùng chứa chất thải có nắp
giếng sinh thái biển: đậy hoặc đặt ở khu vực có che chắn.
- Sinh - Chất thải không - Chất thải thực phẩm được nghiền nhỏ
hoạt nguy hại (chất đến kích thước nhỏ hơn 25 mm trước khi
của thải thực phẩm, thải xuống biển.
công phế liệu và chất
- Phế liệu, chất thải thông thường còn lại
nhân thải thông
và chất thải nguy hại được phân loại,
thường còn lại) chứa trong các thiết bị, dụng cụ kín, có
- Chất thải nguy dán nhãn để nhận biết loại chất thải và
hại định kỳ được vận chuyển về bờ bằng tàu
có giấy chứng nhận vận chuyển hàng
nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cấp và hợp đồng với đơn
vị chức năng trên bờ tiếp nhận, xử lý
theo quy định.
- Ghi chép và báo cáo loại chất thải và
lượng chất thải phát sinh, vận chuyển
vào bờ và chuyển giao cho nhà thầu có
chức năng để xử lý.
- Khoan - Chất thải DDK Trong
giếng khoan gây ảnh - Chỉ sử dụng DDK nền nước tuân thủ quy thời
hưởng đến chất định của QCVN 36:2010/BTNMT. gian
lượng nước - Tất cả lượng DDK nền không nước đã sử khoan
biển, chất dụng sẽ được thu gom, vận chuyển vào bờ giếng
lượng trầm tích và chuyển giao cho nhà thầu cung cấp
DDK khoan để xử lý hoặc tái sử dụng tuân

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-3


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Thời
Các Các gian
giai hoạt Các tác động thực
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi
đoạn động môi trường/Sự hiện
trường
của dự của dự cố và
án án hoàn
thành
và động vật theo quy định của QCVN
đáy 36:2010/BTNMT.
Mùn khoan
- Giàn khoan sẽ trang bị hệ thống kiểm soát
chất rắn gồm sàng rung, máy ly tâm và
máy sấy hoặc các thiết bị tương tự.
- Đảm bảo hệ thống này có đủ công suất
đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ lượng mùn
khoan nền không nước phát sinh đạt yêu
cầu giới hạn thải của QCVN
36:2010/BTNMT (9,5% trọng lượng)
trước khi thải ra biển.
- Tiến hành lấy mẫu giám sát hằng ngày đối
với mùn khoan nền không nước trước khi
thải xuống biển theo quy định của QCVN
36: 2010/BTNMT.
- Hoạt Tạo tiếng ồn và - Trang bị các thiết bị chống ồn cho toàn bộ Trong
động rung ảnh công nhân làm việc trên giàn khoan. giai
động hưởng đến Bố trí cán bộ an toàn giám sát sự tuân đoạn
cơ, người lao động thủ quy định an toàn lao động trên khoan
choàng
giàn/tàu
khoan
- Sự hiện - Ảnh hưởng - Thông báo đến Tổng công ty Bảo đảm An Trong
diện đến hoạt động toàn Hàng hải Miền Nam về thời gian di giai
của các đánh bắt cá và chuyển và khoan của dự án. đoạn
phương hàng hải trong - Trang bị hệ thống đèn hiệu hàng hải theo khoan
tiện khu vực tiêu chuẩn an toàn SOLAS để đảm bảo và
cho tàu thuyền qua lại khu vực có thể nhận nâng
biết được sự hiện diện của giàn khoan. cấp
HTXL
nước
khai
thác
- Sự cố - Ảnh hưởng - Lắp đặt các van an toàn trong lòng giếng Trong
rò rỉ đến con người khoan mới. giai
khí và môi trường - Trang bị các hệ thống an toàn trên giàn đoạn
khoan như: thiết bị phát hiện rò rỉ và cháy, khoan
thiết bị đèn báo tự động, thiết bị đóng ngắt và
an toàn,… nâng
cấp

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-4


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Thời
Các Các gian
giai hoạt Các tác động thực
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi
đoạn động môi trường/Sự hiện
trường
của dự của dự cố và
án án hoàn
thành
- Sử dụng hệ thống phát hiện cháy và rò rỉ HTXL
khí đã lắp đặt trên giàn WHP-HT1 và giàn nước
WHP-MT1 để phát hiện rò rỉ khí và cháy khai
nổ trong quá trình triển khai hoạt động thác
khoan và nâng cấp HTXL nước khai thác.
- Sự cố - Ảnh hưởng - Trang bị các hệ thống ngăn ngừa phun Trong
tràn đến con người, trào dầu khí (BOP) theo quy định và thông giai
dầu môi trường, lệ quốc tế. đoạn
hoạt động kinh - Trang bị các thiết bị ứng cứu sự cố tràn khoan
tế biển và ven dầu trên giàn có khả năng ứng phó tại chỗ và
biển (cấp 1). nâng
cấp
- Triển khai kế hoạch ứng cứu sự cố tràn
HTXL
dầu đã được phê duyệt theo quy định khi
nước
xảy ra sự cố.
khai
thác
- Sự cố - Ảnh hưởng - Dán Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) tại Trong
tràn đổ đến con người khu vực sử dụng hóa chất trên giàn giai
hóa và môi trường khoan; đoạn
chất - Lưu chứa hóa chất trong các thiết bị khoan
chuyên dụng có dán nhãn theo quy định và
của Việt Nam và quốc tế. nâng
cấp
- Bố trí các gờ bao xung quanh các bồn
HTXL
chứa/thiết bị công nghệ và khu vực chứa
nước
hóa chất và lắp đặt thiết bị thu gom hóa
khai
chất khi bị rò rỉ.
thác
- Trang bị các vật liệu thấm hút như cát, các
chất hấp phụ xung quanh các khu vực
chứa hóa chất;
Vận - Hoạt Nước khai thác - Nước khai thác phát sinh từ dự án sẽ thu Trong
hành động thải gây ảnh gom và đưa về xử lý tại hệ thống xử lý suốt
khai khai hưởng đến chất nước khai thác trên giàn PQP-HT. Nước giai
thác thác lượng nước biển khai thác sau xử lý đảm bảo hàm lượng đoạn
của 06 ngoài khơi và hệ dầu thấp hơn 40 ppm theo QCVN vận
giếng sinh thái biển 35:2010/BTNMT trước khi thải xuống hành
khoan biển. khai
mới thác
của mỏ
HT-
MT

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-5


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

5.2 Chương trình giám sát môi trường


Chương trình giám sát môi trường (GSMT) được thiết lập với mục đích giám sát tất cả
các nguồn thải và quan trắc chất lượng môi trường tại khu vực mỏ HT-MT trong suốt
vòng đời của dự án nhằm đảm bảo tất cả các nguồn thải tuân thủ theo đúng quy định,
không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và kịp thời phát hiện các biến
động bất thường (nếu có) để điều chỉnh các giải pháp giảm thiểu. Chương trình giám sát
môi trường của Dự án được trình bày cụ thể như sau:
5.2.1 Chương trình giám sát chất thải tại nguồn
5.2.1.1 Giai đoạn khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
Đối với khí thải:
Các tác động phát sinh khí thải trong khoan và nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác
chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các thiết bị/động cơ trên tàu và giàn khoan. Hiện
nay, Việt Nam chưa có quy định về giám sát khí thải cho các phương tiện hoạt động
ngoài khơi. Vì thế, khí thải phát sinh trong giai đoạn này không thuộc đối tượng phải
thực hiện giám sát tại nguồn. Tuy nhiên, BIENDONG POC sẽ kiểm tra giấy chứng nhận
ngăn ngừa ô nhiễm khí thải của các phương tiện tham gia theo thông lệ quốc tế nhằm
hạn chế ảnh hưởng xấu đối với chất lượng môi trường.
Đối với nước thải:
Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước
thải nhiễm dầu từ các tàu và giàn khoan tham gia hoạt động khoan.
- Nước thải sinh hoạt trên tàu và giàn khoan sẽ được thu gom, xử lý bằng các thiết bị
xử lý có sẵn trên tàu và giàn khoan đáp ứng các yêu cầu của Công ước MARPOL
73/78. Theo Khoản 6c Điều 44 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, do Dự án cách
bờ (Vũng Tàu) khoảng 340 km (lớn hơn 12 hải lý) nên nước thải sinh hoạt được thu
gom và thải xuống biển. Vì vậy, sẽ không cần thực hiện giám sát nước thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, BIENDONG POC sẽ kiểm tra giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm nước
thải sinh hoạt của các thiết bị này theo đúng thông lệ quốc tế.
- Nước thải nhiễm dầu sẽ được thu gom, xử lý bằng các thiết bị xử lý có sẵn trên tàu
và giàn khoan đáp ứng các yêu cầu của Công ước Marpol và Thông tư 02/2022/TT-
BTNMT (đạt hàm lượng dầu < 15 ppm trước khi thải xuống biển tại vị trí cách bờ
từ 03 hải lý trở lên). Hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc thực hiện giám sát
nước thải nhiễm dầu đối với tàu và giàn khoan di động trên biển do đó nước thải
nhiễm dầu trên tàu và giàn khoan không thuộc đối tượng phải giám sát tại nguồn.
Tuy nhiên, BIENDONG POC sẽ kiểm tra giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm nước
nhiễm dầu và nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu trên tàu theo
thông lệ quốc tế.
Đối với chất thải khoan:
BIENDONG POC sẽ sử dụng dung dịch khoan nền nước và dung dịch khoan nền không
nước trong suốt quá trình khoan 6 giếng thuộc phạm vi Dự án. Theo quy định của QCVN
36:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-6


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

từ các công trình dầu khí trên biển, mùn khoan và DDK nền nước được phép thải bỏ tại
vị trí cách bờ, khu nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ thủy sinh, khu vui chơi dưới nước
hơn 3 hải lý. Khu vực Dự án cách bờ gần nhất tại Vũng Tàu khoảng 340km (lớn hơn 3
hải lý), mùn khoan và dung dịch khoan nền nước của Dự án được phép thải trực tiếp
xuống biển.
Đối với dung dịch khoan nền không nước, BIENDONG POC thực hiện giám sát theo
quy định của QCVN 36:2010/BTNMT như sau: Lấy mẫu mùn khoan đại điện tại đầu ra
của hệ thống kiểm soát và xử lý mùn khoan trước khi thải để phân tích hàm lượng dầu
trong mùn khoan đảm bảo không vượt quá 9,5% tính theo trọng lượng ướt.
Thông tin về vị trí lấy mẫu, tần suất lấy mẫu và các thông số giám sát được tóm tắt trong
bảng sau.
Bảng 5.2 Vị trí và tần suất giám sát mùn khoan nền không nước

Chất Vị trí lấy Tần suất Số lượng Thông số Tiêu chuẩn


thải mẫu lấy mẫu mẫu giám sát so sánh

Mùn - Đầu ra của 2 lần/ngày 2 mẫu Hàm lượng QCVN


khoan thiết bị sau xử dầu bám dính 36:2010/
nền lý trên mùn BTNMT
không khoan thải
nước

Đối với chất thải không nguy hại và nguy hại:


Tất cả nguồn chất thải không nguy hại và nguy hại phát sinh trong giai đoạn khoan và
nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác sẽ được BIENDONG POC thực hiện thu gom,
phân loại: i) chất thải không nguy hại (chất thải thực phẩm, phế liệu để thu hồi, tái chế,
chất thải thông thường còn lại) và ii) chất thải nguy hại tại nguồn, chứa trong các thiết
bị, dụng cụ kín, có dán nhãn để nhận biết loại chất thải và định kỳ được vận chuyển về
bờ bằng tàu có giấy chứng nhận vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cấp và hợp đồng với đơn vị chức năng trên bờ tiếp nhận, xử lý theo quy
định.
BIENDONG POC sẽ kiểm tra, giám sát việc phân loại, chuyển giao và xử lý chất thải
không nguy hại và chất thải nguy hại theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
5.2.1.2 Giai đoạn khai thác
Đối với nước khai thác thải:

Nước khai thác phát sinh từ Dự án sẽ được xử lý chung với toàn bộ lượng nước khai
thác của mỏ HT-MT bằng hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT. Do đó, việc
giám sát nước khai thác của Dự án sẽ được thực hiện như chương trình giám sát nước
thải khai thác định kỳ hiện hữu trên các giàn PQP-HT tại mỏ HT-MT và đảm bảo tuân
thủ theo khoản 3a Điều 54 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-7


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 5.3 Vị trí và tần suất giám sát nước thải tại nguồn
Quy
Thông số Tần Số lượng
Chất thải Vị trí lấy mẫu chuẩn so
giám sát suất mẫu
sánh

Điểm đầu ra của các hệ Tổng hàm QCVN


Nước khai 3
thống xử lý nước khai thác lượng dầu 04 lần/ngày 35:2010/
thác tháng/lần
trên giàn PQP-HT trong nước BTNMT

5.2.2 Chương trình giám sát môi trường định kỳ ngoài khơi
Hiện tại chương trình quan trắc môi trường định kỳ cho mỏ HT-MT được thực hiện theo
Quyết định số 1622/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án Biển Đông 1. Chương
trình quan trắc môi trường hiện hữu của mỏ HT-MT bao gồm 41 trạm được bố trí theo
mạng lưới tỏa tròn. Mạng lưới này hiện vẫn tuân thủ theo đúng quy định tại Khoản 2
điều 53 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. Tọa độ các trạm lấy mẫu môi trường (17 trạm
xung quanh giàn WHP-MT1 được ký hiệu từ MT1 - MT17, 15 trạm xung quanh giàn
WHP-HT1 được ký hiệu từ HT1 - HT17 (trừ 2 trạm HT2 và HT3 vướng vào đường ống
nên không tiến hành lấy mẫu được) và 06 trạm xung quanh tàu FSO BD01) và 3 trạm
tham khảo (ký hiệu là R1, R2, R3).
Trong Dự án này, các hoạt động khoan phát triển diễn ra tại các khu vực mỏ HT-MT:
khoan 01 giếng tại giàn WHP-MT1 và 05 giếng tại giàn WHP-HT1. Tất cả đều nằm
trong mạng lưới quan trắc hiện hữu. Do đó, sau khi triển khai Dự án, chương trình quan
trắc môi trường sẽ tiếp tục áp dụng theo chương trình quan trắc hiện hữu. Chương trình
quan trắc cụ thể như sau:

a. Tần suất lấy mẫu

BIENDONG POC sẽ thực hiện 1 đợt quan trắc sau 1 năm kể từ khi tiếp nhận dòng khí
thương mại đầu tiên từ Dự án. Sau đó, chương trình quan trắc môi trường định kỳ 3
năm/lầnvà được trình bày chi tiết tại các phần tiếp sau.

b. Mạng lưới quan trắc

Tuân thủ theo quy định tại khoản 2a Điều 53 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, mạng lưới
quan trắc môi trường của Dự án được tóm tắt trong Bảng 5.4 và Hình 5.2:

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-8


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Bảng 5.4 Tọa độ các trạm lấy mẫu củ mỏ HT-MT


Tọa độ thiết kế Khoảng
Trạm Kinh độ cách
Vĩ độ Bắc (m) Vĩ độ Kinh độ (m)
Đông (m)
WHP-MT1 877164,0 256550,6 7°55'46,61"N 108°47'30,23"E WHP-MT1
MT1 877428,0 256606,3 7°55'55,21"N 108°47'32,00"E 250
MT2 877340,8 256373,8 7°55'52,33"N 108°47'24,43"E 250
MT3 876987,2 256373,8 7°55'40,83"N 108°47'24,49"E 250
MT4 876987,2 256727,4 7°55'40,89"N 108°47'36,03"E 250
MT5 877617,3 256826,5 7°56'01,41"N 108°47'39,16"E 500
MT6 877517,6 256197,0 7°55'58,06"N 108°47'18,63"E 500
MT7 876810,4 256197,0 7°55'35,04"N 108°47'18,75"E 500
MT8 876810,4 256904,2 7°55'35,17"N 108°47'41,83"E 500
MT9 877968,7 257169,2 7°56'12,90"N 108°47'50,28"E 1.000
MT10 877871,1 255843,5 7°56'09,50"N 108°47'07,03"E 1.000
MT11 876456,9 255843,5 7°55'23,48"N 108°47'07,28"E 1.000
MT12 876456,9 257257,7 7°55'23,72"N 108°47'53,43"E 1.000
MT13 878578,2 257964,8 7°56'32,87"N 108°48'16,14"E 2.000
MT15 878479,61 255119,72 7°56'29,17"N 108°46'43,30"E 2.000
MT16 875778,24 255126,71 7°55'1,27"N 108°46'44,00"E 2.000
MT17 875769,45 257939,11 7°55'1,47"N 108°48'15,79"E 2.000
MT14 879992,4 259379,0 7°57'19,13"N 108°49'02,06"E 4.000
WHP-HT1 889754,0 271624,0 8°02'38,85"N 108°55'40,16"E WHP-HT1
HT1 889930,8 271909,1 8°02'44,65"N 108°55'49,43"E 250
HT4 889697,8 271891,6 8°02'37,06"N 108°55'48,90"E 250
HT5 890107,6 271977,6 8°02'50,41"N 108°55'51,64"E 500
HT6 890202,2 271008,9 8°02'53,33"N 108°55'20,00"E 500
HT7 889436,3 271155,5 8°02'28,43"N 108°55'24,91"E 500
HT8 889265,2 271926,7 8°02'22,99"N 108°55'50,12"E 500
HT9 890461,1 272331,1 8°03'01,98"N 108°56'03,13"E 1.000
HT10 890561,6 270793,4 8°03'04,99"N 108°55'12,90"E 1.000
HT11 889118,4 270774,4 8°02'18,03"N 108°55'12,52"E 1.000
HT12 889046,9 272331,1 8°02'15,95"N 108°56'03,36"E 1.000
HT13 891168,2 273038,2 8°03'25,10"N 108°56'26,10"E 2.000
HT15 891104,26 270179,64 8°3'22,54"N 108°54'52,75"E 2.000
HT16 888584,4 270038,4 8° 02'0,51"N 108°54'48,57"E 2.000
HT17 888346,1 273037,7 8° 1'53,26"N 108°56'26,52"E 2.000
HT14 892582,4 274452,4 8°04'11,36"N 108°57'12,04"E 4.000
o o
FSO BD01 890486,04 269497,9 8 03’02,32”N 108 54’30,61”E FSO BD01

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-9


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Tọa độ thiết kế Khoảng


Trạm Kinh độ cách
Vĩ độ Bắc (m) Vĩ độ Kinh độ (m)
Đông (m)
FSO1 890130,5 269119,5 8°02'50,68"N 108°54'18,32"E 500
FSO2 890837,6 269119,5 8°03'13,70"N 108°54'18,20"E 500
FSO3 890922,3 269713,6 8°03'16,55"N 108°54'37,59"E 500
FSO4 890130,5 269826,6 8°02'50,80"N 108°54'41,41"E 500
FSO5 889776,9 268765,9 8°02'39,12"N 108°54'06,83"E 1.000
FSO6 891191,1 270180,1 8°03'25,38"N 108°54'52,77"E 1.000
Trạm tham khảo
R1 870092,9 249479,5 7°51'55,29"N 108°43'40,71"E 10.000
R2 882682,9 278695,1 7°58'49,88"N 108°59'32,16"E 10.000
R3 896825,1 278695,1 8°06'30,12"N 108°59'29,89"E 10.000

Hình 5.2 Mạng lưới quan trắc định kỳ của dự án


Các thông số quan trắc chất lượng nước biển và trầm tích đáy cho khu vực khảo sát tuân
thủ quy định của Mẫu số 08, Phụ lục IV, Thông tư số 02/2022/BTNMT như sau:
Bảng 5.5 Các thông số quan trắc chất lượng nước biển và trầm tích đáy
Đối tượng quan trắc Thông số quan trắc
Mẫu nước biển
- Các thông số đo đạc tại hiện trường: Nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy
hòa tan (DO), độ mặn.
Nước biển - Các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm: tổng hydrocacbon
(THC), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), kim loại (Zn, Hg, Cd, tổng Cr,
Cu, As, Pb và Ba).
Mẫu trầm tích

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-10


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

Đối tượng quan trắc Thông số quan trắc


- Đặc điểm trầm tích đáy
- Tổng hàm lượng vật chất hữu cơ (TOM)
- Phân bố độ hạt, nhiệt độ, độ ẩm, pH
Phân tích hóa học - Tổng Hydrocacbon (THC)
- Hàm lượng của 16 hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) và NPD và
các đồng đẳng alkyl C1 -C3 của NPD (*)
- Kim loại nặng (As, Ba, Cd, Cr, Cu, Pb, Zn và Hg)
- Quần xã động vật đáy (số loài/0,5 m2, mật độ cá thể/ 1m2, danh
Phân tích sinh học sách loài, các loài chiếm ưu thế, chỉ số Hs, ES100, Pielou (J),
Hulbert ES100).
Ghi chú: (*)NPD được phân tích tại tất cả điểm thuộc vòng 250 m, một điểm thuộc vòng 1.000 m, các điểm đối
chiếu và các điểm khi có hàm lượng THC lớn hơn 50 mg/kg (khối lượng khô)

Chủ dự án (ký tên) Trang 5-11


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT


7.1 KẾT LUẬN

Phạm vi của Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-
2 và 05-3” bao gồm:
 Khoan 06 giếng khoan đan dày (trong đó có 01 giếng tại giàn đầu giếng WHP-
MT1 và 05 giếng tại giàn đầu giếng WHP-HT1).
 Nâng cấp hệ thống xử lý nước khai thác trên giàn PQP-HT.
 Kết nối các giếng mới với hệ thống khai thác hiện hữu tại giàn xử lý trung tâm
PQP-HTPhạm vi đánh giá các tác động của dự án sẽ không bao gồm các tác động
từ hoạt động chế tạo, lắp đặt các thiết bị trên bờ phục vụ cho dự án được thực
hiện tại các cơ sở sản xuất của các nhà thầu phụ.
Việc thực thi Dự án sẽ mang lại các lợi ích sau:
 Tăng sản lượng khí và condensate khai thác nhằm nâng cao hiệu quả của Dự án
Bien, tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước và đảm bảo an ninh năng lượng
Quốc gia;
 Tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người lao động tham gia thực
hiện Dự án và góp phần đáng kể vào ngân sách địa phương;
Bên cạnh các tác động tích cực trên, việc thực dự án cũng gây ra một số tác động môi
trường chính như sau:
 Giai đoạn khoan
Các tác động môi trường phát sinh trong giai đoạn khoan được nhận diện như sau:
 Tác động môi trường từ khí thải: phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên
liệu của các máy phát điện cung cấp năng lượng trên giàn khoan, các tàu dịch vụ
và trực thăng trong giai đoạn khoan với tổng lượng phát thải toàn chiến dịch dự
kiến khoảng 152.143 tấn (tương đương với 149,5 tấn/ngày) trong 1.004 ngày
khoan. Mức độ tác động môi trường được nhận định mức không đáng kể (IQS =
8);
 Tác động của việc thải dung dịch khoan nền nước: lượng DDK nền nước thải dự
kiến khoảng 8.049. Việc thải DDK nền nước sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước
biển và trầm tích đáy. Mức độ tác động đối với nước và môi trường trầm tích
(bao gồm cả sinh vật đáy được đánh giá ở mức nhỏ (IQS tương ứng ở mức 12);
 Tác động của việc thải mùn khoan: tổng luông mùn khoan phát sinh từ 6 giếng
mới khoảng 14.490 tấn. Tổng diện tích phát tán lớn nhất khoảng 2,5km2 và môi
trường dự kiến sẽ hồi phục sau 3 năm khi kết thúc việc thải mùn khoan. Tác động
môi trường từ việc thải mùn khoan đối với trầm tích đáy và sinh vật bám đáy
được đánh giá mức nhỏ (IQS = 82).

Chủ dự án (ký tên) Trang 7-1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

 Tác động từ chất thải lỏng như nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu trên
giàn khoan và tàu dịch vụ: được thu gom và xử lý bằng các hệ thống xử lý nước
thải trên tàu và giàn khoan đáp ứng các tiêu chuẩn (MARPOL 73/78, Thông tư
02/2022/TT-BTNMT). Do đó, các tác động được đánh giá ở mức không đáng
kể;
 Xử lý và thải bỏ chất thải rắn phát sinh trong các giai đoạn khoan và khai thác
gồm chất thải thực phẩm, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại.
Các chất thải rắn sẽ được quản lý chặt chẽ và vận chuyển vào bờ để xử lý và thải
theo quy định. Do vậy, tác động của các chất thải rắn đến môi trường biển ngoài
khơi được đánh giá chỉ ớ mức không đáng kể.
 Giai đoạn khai thác
Trong giai đoạn khai thác, dự án chỉ làm phát sinh thêm lượng nước khai thác từ 06
giếng mới. Các nguồn thải khác vẫn không đổi so với hiện hữu.
Tác động môi trường từ nước khai thác thải phát sinh từ Dự án: lượng phát sinh sẽ được
dẫn về hệ thống xử lý nước khai thác đã nâng cấp trên giàn PQP-HT có công suất 1.352
m3/ngày để xử lý. Dự báo tổng lượng nước khai thác lớn nhất toàn Lô 05-2 & 05-3 sau
khi kết nối 6 giếng mới vào khai thác vào khoảng 7.627,1 thùng/ngày (tương đương
1.211,9 m3/ngày) vẫn nằm dưới ngưỡng công suất của hệ thống xử lý đã được nâng cấp
trên PQP-HT. Do đó, ảnh hưởng của nước khai thác thải được đánh giá ở mức nhỏ (IQS
= 24) và rất ít khả năng gây ra các tác động cộng kết với nguồn thải hiện hữu trên PQP-
HT và các nguồn khác lân cận.

7.2 KIẾN NGHỊ

Như đã nêu trong chương 5, hiện hai trạm quan trắc HT2 và HT3 thuộc vòng 250m
không thể lấy mẫu được vì vướng hệ thống đường ống công nghệ. Vì vậy, để đảm bảo
an toàn, BIENDONG POC kiến nghị Bộ TN&MT cho phép Công ty không thực hiện
lấy mẫu tại hai trạm này hoặc hướng dẫn thêm để Công ty thực hiện đảm bảo tuân thủ
quy định pháp luật và phù hợp với thực tế công trình mỏ Hải Thạch.

7.3 CAM KẾT CỦA BIENDONG POC

BIENDONG POC và tất cả các nhà thầu liên quan mong muốn thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình theo phương thức bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người lao
động, các nhà thầu, các công trình dầu khí lân cận đồng thời quan tâm và tôn trọng công
tác bảo vệ môi trường. Để thực hiện được các điều này, trong suốt quá trình thực hiện
Dự án, BIENDONG POC cam kết:
1. Các thông tin về dự án, các số liệu, tài liệu tham khảo sử dụng trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường này là chính xác, trung thực.
2. Tuân thủ các quy định luật pháp, tiêu chuẩn của liên quan đến Luật bảo vệ môi
trường của Việt Nam, các quy trình về an toàn, sức khỏe và môi trường của
BIENDONG POC cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như:

Chủ dự án (ký tên) Trang 7-2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

 Nước khai thác thải: Đảm bảo hàm lượng dầu trung bình ngày trong nước khai
thác thải đã qua xử lý không vượt quá 40 ppm trước khi thải xuống biển, theo
QCVN 35:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải
từ các công trình dầu khí trên biển;
 Nước nhiễm dầu: Đảm bảo hàm lượng dầu còn lại trong dòng nước thải đã qua
xử lý không vượt quá 15 ppm trước khi thải xuống biển, theo quy định của
MARPOL 73/78 và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
 Nước thải sinh hoạt: được xử lý phù hợp quy định theo Phụ lục IV của Công ước
Marpol 73/78 trước khi thải xuống biển;
 Sử dụng DDK nền nước và DDK nền không nước tuân theo quy định của QCVN
36:2010/BTNMT về DDK và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển;
 BIENDONG POC hoặc các chuyên gia độc lập sẽ tiến hành kiểm tra thường
xuyên các công trình bảo vệ môi trường và khả năng ứng phó đối với các tình
huống khẩn cấp.
3. Cung cấp nguồn lực, dự trù kinh phí hàng năm để thực hiện chương trình bảo vệ môi
trường đảm bảo đạt được các mục tiêu về ATSK&MT đã đề ra.
4. Thực hiện kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước khai thác thải theo
quy định của pháp luật hiện hành.
5. Thực hiện quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển tuân thủ quy định
tại Điều 44 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
6. Tuân thủ việc sử dụng hóa chất phục vụ cho Dự án theo Luật Hóa chất Việt Nam
2018.
7. Thực hiện các chương trình giám sát môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo
ĐTM và đáp ứng các quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
8. Thực hiện KHUPKC, KHUPSCTD, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị cần thiết
và có kế hoạch phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng sẵn sàng ứng
phó, khắc phục sự cố xảy ra trong phạm vi dự án và chịu hoàn toàn trách nhiệm cũng
như bồi thường thiệt hại, tuân thủ về bồi hoàn đa dạng sinh học nếu để xảy ra sự cố
môi trường trong quá trình khoan và vận hành dự án.
9. Cam kết đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm của chủ Dự án đầu tư sau
khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường theo quy định của pháp luật.

Chủ dự án (ký tên) Trang 7-3


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo “Kế hoạch phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và
05-3” năm 2022.
[2] Đặc điểm khí tượng, thủy văn tại trạm Huyền Trân các năm 2017 – 2021
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2022
[3] Bão và áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Đông Nam Việt Nam năm 2018 – 2021
Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp, 2022
[4] Tập bản đồ xác suất nguy hiểm động đất Việt Nam và Biển Đông
Phạm Thế Tuyền, Nguyễn Hồng Phương
[5] Thống kê các trận động đất khu vực biển Đông Việt Nam, 2021
Viện Vật lý – Địa cầu
[6] Bản đồ thời gian lan truyền sóng thần ở khu vực biển Đông
Viện Vật lý – Địa cầu
[7] Niên giám thống kê cả nước 2021. Tổng cục thống kê, 2022
[8] http://www.marinetraffic.com/en/p/density-maps
[9] Báo cáo Quan trắc môi trường cho khu vực mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, tháng
06/2022,VPI, 2022.
[10] Exploration And Production Forum (E&P Forum)
Methods for Estimating Atmospheric Emissions for E&P Operation, 1994.
[11] United Kingdom Offshore Operators Association Limitted
Environmental Emissions Monitoring System. Atmospheric Emissions Inventory
Guide for Data Submission by Offshore Operators.
[12] Petroleum Environmental Research Forum (Perf) And American Petroleum
Institute
Composition, Environmentalfates, And Biological Effects Of Water Based
Drilling Muds And Cuttings Discharged To The Marine Environment:
A Synthesis and Annotated Bibliography.
[13] USEPA – United States Environmental Protection Agency
Fate and effects of water based drilling mud and cutting in sea environment
[14] Viện Dầu Khí Việt Nam
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tới môi trường và
hệ sinh thái biển tại khu vực hoạt động dầu khí thuộc bồn trũng Cửu Long và Nam
Côn Sơn, 2016.

Chủ dự án (ký tên) TLTK-1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển điều chỉnh mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh Lô 05-2 và 05-3”

[15] International Association of Oil & Gas Producers


Environmental fates and effects of ocean discharge of drilling cuttings and associated
drilling fluids from offshore oil and gas operations.
[16] Review and Assessment of Underwater Sound Produced by Oil and Gas Activities
and Potential Reporting Requirements under the Marine Strategy Framework
Directive -Energy and climate change.
[17] Environmental impacts of produced water and drilling waste discharges from the
Norwegian offshore petroleum industry, 2013.
[18] IFC – International Finance Corporation
Environmental, health, and safety Guidelines for Offshore oil and Gas
Development
[19] Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, 1993
Tập 1. “Phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường”.

Chủ dự án (ký tên) TLTK-2


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản pháp lý có liên quan


và phiếu phân tích môi trường

Phụ lục 2: Kết quả mô hình phân tán dung dịch khoan
& mùn khoan

Chủ dự án (ký tên)


PHỤ LỤC 1A: CÁC VĂN BẢN
PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
1. Giấy chứng nhận đầu tư tại Lô 05-2 và 05-3
2. Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tại Lô 05-2 và 05-3
3. Quyết định số 956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Báo cáo Kế hoạch phát
triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, lô 05-2 và 05-3
4. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 1622/QĐ-BTNMT ngày
18/09/2010 của “Dự án Biển Đông 1” tại Lô 05-2 và 05-3
5. Giấy xác nhận số 30/GXN-SCT ngày 24/06/2015 xác nhận Biện pháp
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của Chi nhánh Tập đoàn dầu khí
Việt Nam - Công ty điều hành dầu khí Biển Đông

Chủ dự án (ký tên)


*BAN NHA NU&C A HOI cH'0 NGE~AVI@
CONG H ~ Xti NAM
V& HOP T ~ VA
-----.------
C D ~ TU
U -----
D@ - Tp do - Hgnhph~Ic
I@ ------------- -----
Sb :371fGP Hd noi, ngdy 10 rhhg 6 ndin 1992

lhBAN C HOP TAC.VA DkU TU


N U ~ V&

- Cdn c j L.at dhu nr nu& Mi nlrdc Cb hba Xa Mi 13


n p l i tqi V$t nam duqc Q&
nghia H& nam thbng qua ngdy 29 tMng 12 ndm 1987 vd L&sh hi,b
&a Wt &u nr &ngodi tqi V$t nam @ Q& Mi nu& a n g hba XU Mi ChJ nghia
d7
m6
t sddi&u
Vi&nam thbng qua ngdy 30 thbng 6 ndm 1990;
- Cdn cd Nghi dinh sd3l-HD~Tngdy25 tMng 3 ndm 1989 cda ~ bdhng
i 8 4 rmdng guy
dinh nhgm w,quyb:n hqn vd tdcMc &a ban l W nu& va hqp tbc vd dhu nr;
- X& ddn cda TdNG C ~ N GTY DAUMd VA K H ~D& w$$NAM db:ngdy 28
thbng 5 ndin 1992 vd H C ~ N GTY
dbnge ngdy 09 tMng 6 ndm 1992 giSn T ~ N G
DAU ~d vA mf
D? T VIGT UQM ~d C&NG TY BP EXPLORATION OPERAT-
ING COMPANY LIMITED (Anh) vd C ~ N GTY DEN NORSKE STATS
OLSJELsKAP A.S. (Nu icy);

Dibu 1:
CIto phbp hai Ben, gbm:
- B@nV*t TY
nam : T ~ N GC ~ N G DAU ~b VA I<Hi D& VIET NAM
(PETROVBTNAM) ; -#t @i @ IDu, Ha noi, Viet nam;
NguyCn
-a n nu& ngoai : I
1- CdNG TY BP EXPLORATION OPERATING COMPANY LIMI'ED;
thanh l$p theo lust ah Anh, txy sb dat t@i D'Arcy House, 146 Queen Victoria Street,
London EC4V 4BY, UK;
2- a N G T Y DEN NORSKE STATS OLSJELSKAP AS. thhnh l$p theo lu$t cfia
Na uy; try d dat tyi E & P International, Petroleumsveien 12,4001Stavanger, Norway
(Hai COng ty lap thanh Bkn nudc ngohi, dudi day dUQc gpi 1h Nhh t h h )
I
d u ~ hop
c tfic kinh doanh the0 hinh thirc hop dbng p h h chia sh p h h dt? tim
-
t h b db vh khai thfic &u khi t+i 10 05 2 thu& thBm lyc dja nudc C@ng hba X9 h
nghia Viet nam, the0 cfic toa do duQc quy Uinh tai Phv lyc A &a Hop dbng.
Di%uZ
Phe chuh Hop dbng da nghy 09 thbg 6 d m 1992 gifra PETRO
vb BP EXPLORATION OPERATING COMPANY LIMITED V& DEN
STATS OLSJELSKAP AS.

Thbi h p ~ HQp dbng 18 25 (hai muoi l h ) d m kg ti^ Ngky hieu lyc, trong d6 c6 06
(shu) nilm cho thbi kj tim kiCm, tham dd. N6u vho 16c k& thdc thbi kj tim kith, t h h dd
ma kh6ng cb phat hitn n&otrong dien tich duQc phOp tim kih,t h h dd thi t o b bQHQp
dbng Uuong nhien c h h din.
Ben nu& ngoai s€ chju mpi rii n,n6u kh6ng cb phat hien thuong mpi trong dien tich
Hgp dbng.
Di'eu 4 :
Trong sudt thbi gian thyc hi&n HQpdbng, NhB thhu vh c8c Nh& thbu phv duQc hudng
d c q&n mi€n td,c8c 8cu kitn INdai ghi trong HQPdbng.
Tronn trubnn hop c6 mot - - Uinhlust phhp hoac mot su thay d6i &a nhmg quy dinh
- guy
nay l h A& h d n i x& den quybn 1 ~kinh i tC-chiNh&thki thi ~ h i &phh q n g hda %A hQi
chfi nnhia
- - - - ~--
w---~Vikt nam -.
sC AD.dune c8c bien DUD thi6t d6 d h bho cho Nh& thhu mot tinh
trgng kinh t6 tuong duong vdi tinh trGg &I 6eu ban dbu trong HQp dbng vh my
..a
phip nay.
Di'eu s:
NhA M u UuQcphhp @t try sd Uiiu h b h gi Thhh ph6 H b Chi Minh vh/ho(ic Vtbg
tau Who(ic Ha nQi.
Dibu 6 :
CAc Ben tham gia Hop dbng phAi thyc hien nghiem chinh trhch nhitm, nghiavy, p h h
chia k6t quh kinh doanh vB t h ~ hien i VI,I dbi vdi Nhh nudc Viet nam nhli
c dhy dfi m ~nghia
dB cam k6t trong HQPdbng.
Nhh thbu phAi bho dhm vdi Chinh phfi Viet nam @c c8c Nhh thhu phu trA t$t ch c8c
l q i thue khohn nOp b k bu& cho NhB nu& Viet nam the0 quy Ujnh hien hanh cfia phhp
luat Viet nam.
Di'eu 7 :
Gi$y phkp nay cb hieu lyc kt! tir n@y kjvh du* lap t h b h b6n bhn gbc; ba bin d p
~ mot b8n dang Y @
cho c8c Ben tham gia H Qdbng, i Nhh nu& vk hop thc v i dbu
Qy ban
tu 9
State Committee for Cooperation and SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Investment Independence - Freedom - Happiness
No.37 l/GP
Hanoi, 10 June 1992

Chairman of SCCI

Based on the law on Foreign Investment in Vietnam approved by SRV National


Assembly on 29 December 1987 and the Law on the Amendment and Supplementation of
the Law of Foreign Investment in Vietnam approved by SRV National Assembly on
30/6/1990,
The Decree of the Council of Ministers no 31-HDBT dated 25 March 1989 negotiating
the obligation and right and organisation of SCCI,
Considering the application of PetroVietnam dated 28.5.1992 and the contract signed on
9.6.1992 between PetroVietnam and BP Exploration Operating Company Limited (UK)
and Den norske stats oljeselskap a.s. (Norwegian)

DECIDES

ARTICLE 1
To allow 2 parties including
Vietnamese Party- PetroVietnam, having its registered office at 80 Nguyen Du, Hanoi,
Vietnam
Foreign Parties- BP Exploration Operating Company Limited, a company incorporated
under the laws of UK having its registered office D' Arcy House, 146 Queen Victoria
Street, London EC4V 4BY, UK,
Den norske stats oljeselskap a.s. a company incorporated under the laws of Norway
having- its registered office E&P International, Petroleumsveien 12, 4001 Stavanger,
Norway
(The 2 foreign parties are referred hereinafter as Contractor)

to do business co-operation in the form of Production Sharing Contract to conduct petroleum


exploration and exploitation activities in Block 05.2 of SRV continental shelf as indicated in
the Exhibit A of the Contract

ARTICLE 2
To approve the contract signed on 9 June 1992 between PetroVietnam and BP Exploration
Operating Company Limited and Den norske stats oljeselskap a.s.

ARTICLE 3
The duration of the contract is 25 years since the Effective Date including six (6) years for
exploration. At the end of the exploration period if no oil is found, the contract will be
terminated in due course.
The Foreign Party will suffer all loss if there is no commercial discovery in the Contract
Area.

ARTICLE 4
During the implementation of the Contract, the Contractor and Sub-contractor will enjoy the
privileges and preference treatments as indicated in the Contract. In case there is a change of
law or regulations which may affect the economic benefit of the Contractor, the Government
of the SRV will take necessary measures to guarantee the contractor economic status equal to
the estimated benefit initially as indicated in this licence.

ARTICLE 5
The Contractor is allowed to open office in HCMC and/or Hanoi and/or Vung Tau

ARTICLE 6
The parties must fullfill seriously all the obligations and duties and share the profit as well as
implement all obligations to the Vietnamese Government as committed in the Contract.
The Contractor shall assure the Vietnamese Government that the subcontractor shall pay all
kinds of taxes and other payments in accordance with the existing regulations and laws of
Vietnam.

ARTICLE 7
The licence comes into effect from the signing date and will have four original copies of
which 3 will be provided to the 3 parties and one will be registered at SCCI

For and on behalf of SCCI


Vice Chairman Nguyen Mai
S6: 371/BSGP Hd ngi, ngdy 11 thdng 8 ndm 1993

- Cdn cd Ludr dhu ru nudc ngodi t ~ Vier


i Nam d u ~ Qudc
c hoi C6ng hda XU hoi Chll
nghia Vitt Nam fhbng qua ngdy 29 thdng 12 ndm 1987; Lust sda ddsi, bb sung m6f sddi&u
ctia Ludt dhu flt nude ngodi tqi VitfNam d q c ~ u 6 /14i
k Cong hba Xd h6i ChLi nghia
Vitt Nam thong qua ngdy 30 thdng 6 ndrn I990 vd ngdy 23 thdng 12 ndm 1992;
- Cdn cd Nghi dinh s639/CP ngdy 9 thdng 6 ndm 1993 cria ChinhphLi quy dinh chgc ndng,
nh$m vu, q u y h han vd d c h d c W mhy ccria @ ban Nhd nlldc v&hop tdc vd dhu nr;
- Cdn cd ~ i 6 phkp
y kinh doanh sd 371/GP ngdy 10/6/1992 ctia oyban Nhd nltdc v&
HQP fdc vd Dhu U t cho phkp PETROVIETNAM hop tdc kinh doanh vdi CGng ty BP
EXPLORATION OPERATING COMPANY LIMITED vd C6ng ty STATOIL trong linh
vgc tim kigm, thdm db vd khai thdc dhu khi tqi 16 05-2 fhuoc th&mluc dia Cong hba XU
hsi Chti nghia Vitt nam the" hinh thdc Hgp dhngphrin chia srin phdm ;
- Xdt hb so xin phkp chuyJn nhuong litn quan de*n Hop ddng n6i a61tdo cdc B?n n6p
ngiy 30 rhdng 7 ndrn 1993 ;
Q ~ nrNH
T

Cho ph6p BP EXPLORATION OPERATING COMPANY LIMITED chuye'n


nhuQng cho BP EXPLORATION ( VIETNAM ) LIMITED c6 tru sd dat tai Britannic
House, 1 Finsbury Circus, London EC2M 7BA, toan bf, quycn 1Qi va nghia vy cba minh
trong H Q dbng
~ phAn chia san phdm ky ngay 9/6/1992 vdi PETROVIETNAM va duQc
chub y bang Gi6y phkp kinh doanh s6 3711GP nghy 10 thang 6 nam 1992 c6a uyban
Nha nudc v& hQp thc va dhu t U .
Diku 2:
BP EXPLORATION ( VIETNAM ) LIMITED cb trach nhiem thuc hien moi quy
dinh ddi vdi Nha th3u trong Gigy ph6p kinh doanh s6 371/GP vA Hop d6ng da duQc
chudn y trong pham vi v6n gbp cha minh .
Di:eu 3:
Moi di&u khoin khac c6a Gigy phep kinh doanh sd 371lGP nghy 1
Diau 4:
Quy&t d/nh nay la bQ phan khbng tach rdi ctia Gi6y phkp kjnh doanh sb 371/GP nghy
.
10 thing 6 nam 1992 vh c6 hieu luc kg tif nghy ky'
Di'eu 5:

Quy&t dinh nay duoc lam thanh 05 (n5m) ban gdc; ba bAn c6p cho c6c B6n tham gia
HOP dbng the0 Gi6y phkp kinh doanh sd 371/GP, mot b i n c6p cho BP
EXPLORATION ( VIETNAM ) va m6t b8n dang @ tai ~y ban Nha nudc vi5 Hop tac
va DBu tu .

KT. BO T R ~ ~ NCG H- NHIEM


~
C HOP T ~ VCA D'AU
OY BAN NHAN U ~ V$ 'l'u
PH& CHII NHIEM

I
STATE COKMlTlEE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
FOR -TION &INVESTMENT' lnacpcndena-Fh-Happiness
No. 37YBSGP

Hanoi, 11A u g u ~1993

CWURMAN
STATE COMMllTEEFOR COOPERATION & INVESTMENT

Bsscd cm tbeFmeip lnveatment Law ie Vielam M i by the National Assembly of rhe Socialist
Rcpubb ofViimam on 29 Novcmba 1987; tbc Amendmc~~t Lsw. suppbmting suac provisions
to tbe Foniga I n w t m m Law in Viitnam by tbe National AsmMy of tbc Sodallst
Replblic of V i i m 30 June 1990 and on 23 December 1992,

B d on Dsne no. 39/8 da&l 9 June 1993 of the. Government stipulating the W o n $
rrspooribilities. righls and wgmisatioo of ihe State Committee for c ti on & Iln~eSnIen~

Based on rhe Business Licence no.371KiP dated 10 June 1992 of the State Committee for
C h p u i o n and Investment allowing Peuoviebwn to coopgate and do business with BP
J3XPUXATION OFERATING COMPANY LIMllED and STAMIL in the. petroleum survey,
uplorsrim and exploitation fild f a Block 05-2 offsbae S K V i i as per the Reduction
Shnriog Conadct :

Having wnsiducd the request document f a assignment relating m the abovemenlioned contract
submiacdbyihePaniesoo30July1993:

DECISION
Artlde 1:
AUows BP EXPLDRATION OPERATING COMPANY LIMITED to assip to BP EXPLORATION
(VIBINAM) LIMllED bcated at Bdtsnoic House, 1 F m b q C i u s , Lwdon EC2M 7BA, all its wbole
intawt and obligatioas under tbe Production Sharing Contract signed on 9 J l m 1992 with
PETROVIETNAM and appved by Business Licewe no.371ffiP dated 10 June 1992 issued by tbe State
Cormniaee for Coopedion & InvesDDenr

Article 2:
BP EWLiXUTION (VlETNAM) LIMmD is responsible to implement all the regulations towards tbe
ConwaUor8 st% out in the Business Liance no371ffiP and in the rntified C o n w t witbm its eonnibuted
capital limit.

MIeh 3:
All tbe ocher articles of the Business Licence w.371ffiP dated 10 June 1992 of the State Committee for
Cmpefadon & Investment still have its legal value.

Article 4:
This decision is an integrated pmt of the Business Licence no.371ffiP dated 10 June 1992 and is effective
fmm tbe dgning date.
Artlck 5:
~ h k is made in 5 (five) w i g i d copies, 3 copies m the the Con- Participants as per the
Business Licewe w.371KiP. 1 copy to BP EXPLORAnON DIIERJAM) and 1 copy to tbe State
Conrmitl&fc?~racion

Sin& for.
?I~QUURMANOF
S T A B COMMIT'JTE FOR COOPERATION & lNVESTMENT
VICECHAIRMAN
86 ~6 HOACH VA D ~ TU
U C ~ N HOA
G X& H a 1 CHI) N G H ~ AVIQT NAM
-
DQc iijp Tudo - Hanh phhc

SB': 37 l/GPDCI Hrj Noi, nguy 23 thdng 11 ndm 2001

BO T R U ~ N G
BC) KE HOACH VA DAU TIJ
- Cdn cri.LuGt Ddu ttlcnudc rzgoai tui Vi{t Nam ndm 1996, Lugt s h d& bd
sung m6t sddiic c& Luat D&u tif nud.c: ngocii tai Vi4t Narn ndrn 2000 vu Nghi
djrih s6'24/2000/ND-CP rryay 31 thdng 7 ririm 2000 clia Chinh phli quy dinh chi
ti?? thi hlS111zLu$t Dau tlf nudc nyodi tui Vi{t Narn;
- Cdrl c.12 Lrrgf DL14 kkhi~a'rrr1993, Lu@t s&a ddi hdsung rn@tsddi&u 'uciia
LIJ@L ) ~ Nk l ~ ~i i r i r r2000
~ v6 Nghj djnh sb'48/2000/ND-CP trgdy 12 thdrig 9 ndni
2000 ciu Chirill phi quy djnh chi ti& thi harrh Lu$t Ddu khi;
- CZII cr2 Nghi dirzh sd7FICP nguy 1 thdtzg 11 ndm 1995 cria Chinh phtl
yiry djnh chlii- ndng, n/ri$m vu, guyin han vu tdchzk b6 mhy clia 136 Kkhouch
VG D2id fir.;
- CZrz c.2Gii>phep d& tu sd371iGP ngay 10 thdng 6 ndrn 1992 clia Uj
D ~ r nNlrci ~~trcic vi; H q tdc vci D ~ ItuA - nay id Bo Kkhouch vLi Ddu tuph2 chudn
H q p ddng chirr .rdn ph&z duu khi 16 05-2 thu6c th&m luc diu CQng hda &- h6i
chi I I ~ / I E\lief
J N(rm;
- d i rzghi crin TONG CGNG TY DAU K H VI@T ~ NAM tai cric va'n thu
sd 4378IC1'-HTQT ~ g & y2 tlzdrlg 10 ndrn 2001, s6'4592fCV-HTQT ngay 12
thbtrg 10 12& 2001 vd hB s o k2m theo,

Ui6u 1:
Cho ph6p C ~ N GTY DEN NORSKE STATS OLJESELSKAP A.S.,
nay I i C ~ N GTY STATOIL ASA chuyh nhuqng t o h bQ quyen lqi, nghla
vu ci~aminh trong Hqp ddBg chia s b phdm diu khi 16 05-2 kjr ngiy 9 t h h g 6
nfim 1992 cho C ~ N G TY BP EXPLORATION (VIETNAM) LTD. theo Hqp
d6ng chuy6n n h u g g kf g i b hai B&n nghy 5 t h h g 10 n5m 2001.
C ~ N GTY STATOL ASA thuc hi&n ciic nghia y tii chinh li6n
quan d&i7 viec chuydn nhugng d6i vCli N h h nuirc Vi&t Nam the0 quy djnh
hien hinh c6a ph$ lust Vi&t am.
Di6u 2 :
Di&u I cfia GiZy ph6p d$u t~ s6 371/GP ngiy J O t
d~rucsi'ra ddi nhu' sau:
DiAl I:
Cho phkp hai Mn,
b:
- Ben Vi+t Nam: T NG CGNG TY D ~ KU H V$T ~ NAM; duac Wnh
l$p the0 lugt cua Vi@tNam; t q sb d?t ~i 22 NgB Quy&n,t h h h ph6 Hk N6i;
- Ben nubc ngohi: C ~ N C TY ; BP EXPLORATION (VIETNAM)
LTD.; d ~ q cthknh l$p the0 lu$t ciia Vumg qu6c Anh; try sb d+t tai
Britannic House, 1 Finsbury Circus, London EC2M 7BA, England
duuc hqp t6c kinh doanh the0 hinh thirc H* d6ng chia sin p h h d&:
tim k i h , tham dd vk khai thfic d$u khi tai 16 05-2 thu8c them luc dia C&ng
hba XFi h6i chi1 nghia Vi&tNam, the0 c6c toa d6 duac quy dfi tai phu luc
A ci~aHqp ddng.

Dieu 3 :
Tg le tham gia c i ~ aC ~ N GTY BP EXPLORATION (VIETNAM)
LTD, trong Hqp d6ng chia skn phdm d&ukhi 16 05-2 kf nghy 9 th6ng 6
nam 1992 l i 100%(met tram ph&ntram)

Di6u 4 :
Moi d i h k h o h kh6c ciia Gigy ph6p diiu N s6 371/GP nghy 10 t h k g
6 nAm 1992 vgn giii nguy&ngi6 tri ph6p 19.

Dieu 5 :
Gigy ph6p di&uchhh niy 18 be phw kh611g tAch r& cha Gigy phtp
ddu tu s6 371JGP ngiy 10 th&>g6 nam 1992 vh c6 hi@uluc tb nghy kf.

Dih6:
Gigy phkp di&uchinh nhy duac l$p thanh 3 (ba) ban g6c; hai b i n
cgp cho c6c Ben tham gia H* ddng v& m6t bhn dang k$ g i BQ Kg
hoach v i Ddu tu.

BC) T R ~ ~ N G
Bd ~e HOACH VA D ~ Tu
U
MINITRY OF PLANNING SOCLALIST REPUBLIC OF VIETNAM
& INVESTMENT Independence - Freedom - Happiness
***l**l:li**** ******a************
No.371-GPDCI
Hanoi, 23 November 2001

MINITRY OF PLANNING& INVESTMENT

The Government

Pursuant M the 1996 Luw on Foreijin Investment in Vietnam, the 2000 Law on Amendments
cf'und Additions to a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam and
Decree No. 24/2000/ND-CP of' the Government dared 31 July 2000 providing detailed
rexulations on the implementation of the LAW on Foreign Investment in Vietnam;

Pursuant to the I993 Petroleum h w , the 2000 Law on Amendments of and Additions to a
Number of Articles of the Petroleum Law, and Decree No. 48ROOOND-CP of the
Government dated 12 September 2000 providing detailed regulations on the implementation
rfthe Petroleum Law:

Pursuant to Decree No. 75/CP dated 01 November 1995 of the Government stipulating the
functions, duties, powers und organisatiunal structure of the Ministry of Planning and
Investment:

Pursuant to the tnveshnent Licence No. 371/GP dated 10 June 1992 of the Committee for the
Externc~lEconomic Relations- now being the Ministry of Planning and Investment approving
the Production Sharing Contract for Block 05.2 within the continental shelf ofthe Socialist
Republic of Vietnam;

Having considered the proposal of PetroVietnam in qf/icial Letters No. 4378/CV-HTQT


dated 2 October 2001 and No. 4592/CV-HTQT dared 12 October 200land the attached
documents;

Decides:

Article I

To permit DEN NORSKE STATS OUESELSKAP A S , being now STATOIL ASA to assign
all its rights and interests in the Block 05.2 Production Sharing Contract signed on 9 June
1992 to BP EXPLORATION (VIETNAM) LIMITED, as per the Assignment Agreement
signed on 5 October 2001.

STATOIL ASA shall have to carry out its financial duties relating to its assignment towards
the Government of Vietnam as per the regulations currently stipulated by the Vietnamese law.

Article 2

Article I of the Investment Licence No. 371lGP dated 10 May 1992 shall be amended as
follows:
Article I :
8 Vietnamese Party: PETROVIETNAM established as per the Vietnamese law and
having its registered office at 22 Ngo Quyen, Hanoi;
Foreign Party: BP EXPLORATION (VLETNAM) LIMITED established as per the
i;~wof the United Kingdom and having its registered office at Britannic House, I
Finsbury Circus, London EC2M 7BA, England
To cooperate on the basis of the Production Sharing Contract for the exploration,
development and production of hydrocarbons in Block 05.2 within the continental shelf of the
Socialist Republic of Vietnam defined by the geographical co-ordinates as stipulated in
Appendix A of the Agreement.

Article 3

The participating interest of BP EXPLORATION (VIETNAM) LIMITED in the Block 05.2


Production Sharing Contract signed on 9 June 1996 shall be 100% (one hundred per cent).

Article 4

All other terms of the Investment Licence No. 3711GP dated 10 June 1992 shall remain valid
and in force.

Article 5

This amended licence is an integral part of the investment Licence No. 37 11GP dated 1 0 June
1992 and shall come into force from the date of signing.

Article 6

This amended licence is prepared in three (3) original copies: two for the Parties to the
Contract and one to be registered in the Ministry of Planning and Investment.

MINISTER
MWITRY OF PLANNING& INVESTMENT
TRAN XUAN GIA
BO K& HOACH VA D ~ TU
U HOA XA H ~ CI H N~G H k V#T NAM
C~NG
-
Doc l@p- Tu do Hanh phuc

BC) T R U ~ N G
BC) ~e HOACH VA DAu T u
- Ca'n cr2 Ludt D& tzt nztac ngoai tar Vi{t Narn ndrn 1996, Ll@t slth. ddi b6'
sung mpt sdditfu clia Ludt Ddu tztnztbc rzgodi tai Viet Nam ndnz 2000 vd Nghi dinh
s6'24/2000/ND-CP ngcj 31 thring 7 na'm 2000 c i a Chinh phli guy djnh chi tit? thi
hdnh Lugt D6u tzt nztbc ngorii tai Vi$t Nam,
- Cdn cli. Lurft Ddu khi ncim 1993, Ludt s2a d6i b6 sung mpt sdditfu clia
L N t D& khi ndrn 2000 va Nghi dinh s6'48/2000/ND-CP ngay 12 thhng 9 niim
2000 c2a Chinh phli quy djnh chi ti22 thi hunh Ludt Ddu khi;
- Ca'n cd Nghi 41th s6'751CP ngdy 1 thdng 11 ndm 1995 cda Chinh ph6 guy
dinh chgc ndng, ahi$m vu, quy& h p va tdch2c be m&y cia Bo Ki'hoach vri Ddu tzt;
- Cai2 cb Gid>phip ddu tzt s6'371/GP ngay I0 thring 6 ndrn 1992 clia U j
ban Nha n116.c vtf Hqp tric vd D&u tzt, nay la B@Ki'houch vd D&u trt ph2 chudn
HQP D ~ N GCHIA ~th PH& D ~ K U H Ld
~ 05-2 thu6c thlm luc dia C6ng hda
&-kiei ch6 nghia Vitt Nam vd Giciy phip diiu chinh s6'371/GPDCl ngay 23 thring
I1 ndrn 2001;
- X t d i nghi clia T ~ N G C~NG TY D ~ UK H VI&
~ NAM tqi v& thzt s6,
284JCV-HTQT ngciy 17 thdng 1 ndrn 2002 va h6 so kLnz theo,

D
QUYE~T ~ H
Didu 1:
Chub y vi$c chuykn n h u ~ 8% g (t&mp h h trtrlim) quyh lqi v&nghia
vy c h C ~ N GTY BP EXPLORATION (VIETNAM) LIMITED trong H q P
D~NG CHIA SAN P H ~ M D ~ K@ U ~ i05-2) k$ nghy 9 t h h g 6 nam 1992
cho T ~ N GC ~ N GTY DLU K H ~V@T NAM theo H$ dBng chuydn
nhuqng k4,giSa hai B&nnghy 10 t h h g 1 n h 2002.

Bib 2 :
C ~ N GTY BP EXPLORATION (VIETNAM) LIMITED vB T ~ N G
C~NG TY DLU K H V@T~ NAM t w c hien vi&c chuykn
dBng i j nghy 10 thhg 1 nam 2002. Trong t r ~ h hqip
g ph&
chuykn nhugmg, C ~ N G TY BP EXPLORATION (VI
ngh?a nQp cho NhZa nu6c Vi&tNam thug thu nh+p
d@h hien h M cfia phhp lu+t Viet Nam.
- GPDC 37 1 (2)/2-
11
Di&u3 :
Di&u 1, Di&u 2 v i Di&u 6 cua GiSy ph6p ddu N s6 371lGP ngiy 10
t h h g 6 nam 1992 duuc sita ddi nhu sau:

Di&u I I:
Cho ph6p hai Ben, 6m:
- ~ &~1i &am: 8
t T NG C ~ N G
p!l the0 lufltc& Vi@tNam; tp~
TY DAU V@T NAM; d u q ~~lanh
s6 @t Qi 22 Ng6 Quy&n,t h b h ph6 Hh NBi;
- Wn nu& ngoii: C ~ N GTY BP EXPLORATION (VIETNAM)
LIMITED; duuc thinh lgp the0 luflt c6a Vuung qudc Anh; ty s6 dGt :ti
Britannic House, 1 Finsbury Circus, London EC2M 7BA, England
~ kinh doanh the0 hinh thirc Hqp d6ng chia sHn phgm dd
duuc h o tbc
tim kigm, th&n db v i khai thic d h khi tai 16 05-2 thu6c th&mluc dja C6ng
hba Xi4 h@ichli nghia Vi&tNam,theo cic toa dB duuc quy djnh :ti phu luc A
clia Hqp ddng.

Di&u 2:
Chudn y Hqp d6ng 8%ky nghy 9 t h h g 6 n%m 1992 gi3a T ~ N G
C~NG TY D ~ MO U VA KHf D ~ V@T T NAM, nay 18 TQNG C ~ N G TY
DAU KHf V@T NAM vh C ~ N GTY BP EXPLORATION OPERATING
COMPANY LIMITED, nay l i C ~ N G TY BP EXPLORATION
(VIETNAM) LIMITED, C ~ N G TY DEN NORSKE STATS OLSELSKAP
A.S. vh Hqp ddng chuy&nnhuqng dZ ky nghy 10 thing 1 nam 2002 giih
T ~ N G C ~ N G TY DAU KHf V@T NAM vh C ~ N GTY BP
EXPLORATION (VIETNAM) LIMITED.
B trong HOP D ~ N GCHIA SAN
~ j l tham gia ciia cic N ~ thdu
P H DAU ~ KHf LO 05-2 nhu sau:
- C ~ N GTY BP EXPLORATION (VIETNAM) LIMITED 92% (chin
muai hai p h h trw)
- TONG C ~ N GTY D ~ KHfU V@T NAM 8% (tim p h h t r h ) .

Dibu 6:
Cbc B n tham gia Hqp d6ng phki thgc hien nghikm chhh t r h h nhifm,
nghia y,p h h chia kgt quk k i doanh vh thuc hi&ndfly dii mqi ngliia y d6i
v6i Nhh nu& Vi@tNam nhu dii cam kgt trong Hqp d6ng kf nghy 9 t h h g 6
nam 1992 vh H* dBng chuyin n h u ~ kg g ngiy 10 thing 1 n h 2002.
Nhh thgu phhi bho dim v& Chinh phfi Vi&tNam vi&ccic Nhh thdu phu
phki td tfit cH cbc loai thu&, kho'h ngp bat bu6c cho Nhh nu&cVi&tNam theo
quy djnh hi&nKanh cha phAp lu+t Vi&tNam.

I Di&u4 :
Moi di&ukhohn khAc c&aGigy ph6p d&ut~ ssB 371lG
n m 1992 v h gi3 nguyen gii tri phip 19.
- GPDC 371 (2)/3 -

Di&u5 :
Gisly ph6p di&uchlnh niy 1h b8 phgn khbng tAch rbi cha Gisly ph6p diu
t~ sS 371/GP ng9y 10 thing 6 n&n 1992 vh thay th6 Gigy ph6p di&uchinh sS
371/GPf)C1 nghy 23 thing 11 nfim 2001, d6ng th&i c6 gi6 tri 19 Gi$y c h h g
nh@ ssita d8i nhihg di6u k h o h lien quan d&nGigy ph6p di6u c h i d n9y cfia
HqP D ~ N G CHIA SAN P H ~ M D ~ KM U ~6 05-2 kf ng9y 9 tMng 6 n&m
1992 vh c6 hi&uluc tir ng9y ky.

Di&u6 :
Gigy ph6p di&uchinh n2y duqc l$p thhnh 3 (ba) b h g6c; hai bin
cgp cho c6c Ben tham gia H* dBng v9 m6t bin dfing kf tai BQ Kg hoach
va D ~ Utu.

~6T R U ~ N G
Ministry of Planning and SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Investment Independence - Freedom - Happiness
No.3711GPDC2
Hanoi, 6 February 2002

MINISTER
MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT

Pursuant to the 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam, the 2000 Law on
Amendments of and Additions to a Number of Articles of the law on Foreign Investment
in Vietnam, and Decree No. 2412000lND-CP of the Government dated 31 July 2000
providing detailes regulations on the implementation of the Law on Foreign Investment in
Vietnam;
Pursuant to the 1993 Petroleum Law, the 2000 Law on Amendments of and Additions to
a Number of Articles of the Petroleum Law, and Decree No. 48/2000/ND-CP of the
Government dated 12 September 2000 providing detailed regulations on the
implementation of the Petroleum Law;
Pursuant to Decree No. 75lCP dated 01 November 1995 of the Government stipulating
the functions, duties, powers and organisational structure of the Ministry of Planning and
Investment;
Pursuant to the Investment Licence No. 371lGP dated 10 June 1992 of the State
Committee for Cooperation and Investment- now being the Ministry of Planning and
Investment approving the Production Sharing Contract for Block 05.2 within the
continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam and the Investment Licence
Amendment no 371lGPDC1 dated 23 November 2001;
Having considered the proposal of PetroVietnam in Official Letter No. 284lCV-HTQT
dated 17 January 2002 and the attached documents;

DECIDES
ARTICLE 1
To allow BP Exploration (Vietnam) Limited, to assign 8% (eight per cent) of its rights and
interests in the Block 05.2 Production Sharing Contract signed on 9 June 1992 to
PetroVietnam as per the Deed of Assignment signed by the two Parties on 10 January 2002.

ARTICLE 2
BP Exploration (Vietnam) Limited and PetroVietnam carry out the assignment as per the
Deed of Assignment signed by the two Parties on 10 January 2002. In case there are any costs
incurred due to the assignment, BP Exploration (Vietnam) Limited is responsible to pay to
the Government of the Socialist Republic of Vietnam commercial income tax as stipulated by
the current Law of Vietnam.

ARTICLE 3
Article 1, Article 2 and Article 6 of the Investment Licence No. 371lGP dated 10 June 1992
are amended as follows:
Article I :
Allow the two Parties, including:
- The Vietnamese Party: PetroVietnam; established as per the Law of Vietnam; located at 22
Ngo Quyen, Hanoi;
- The Foreign Party: BP Exploration (Vietnam) Limited; established as per the Law of UK;
located at Britannic House, 1 Finsbury Circus, London EC2M 7BA, England

To do business cooperation under the form of Production Sharing Contract to conduct


petroleum ecploration and exploitation activities in Block 05.2 of Socialist Republic of
Vietnam, as indicated in the Exhibit A of the Contract.

Article 2:
Approve the contract signed on 9 June 1992 between Vietnam Oil and Gas General
Corporation,now called Petrovietnam and BP Exploration Operating Company Limited , now
called BP Exploration (Vietnam) Limited, Den Norske Stats Olsjeselskap a.s. and the
Assignment Agreement signed on 10 January 2002 between PetroVietnam and BP
Exploration (Vietnam) Limited.

The Participating percentage of the Contractors in the Block 05.2 Production Sharing
Contract is as follows:
BP Exploration (Vietnam) Limited: 92% (ninety two per cent)
PetroVietnam: 8% (eight per cent)

Article 6:
The Parties must fullfill seriously all the obligations and duties and share the profit as well as
implement all obligations to the Vietnamese Govemment as committed in the Contract.
The Contractor shall assure the Vietnamese Govemment that the subcontractor shall pay all
lunds of taxes and other payments in accordance with the existing regulations and laws of
Vietnam.

ARTICLE 4
All other Articles of the Investment Licence No 371lGP dated 10 June 1992 shall remain
legally in force.

ARTICLE 5
This Amended Investment Licence is an integrated part of the Investment Licence No 371/GP
dated 10 June 1992 and superseded the Amended Investment Licence No 371lGPDCl dated
23 November 2001, and has the value of a Certificate ratifying the Articles relating to this
Amended Investment Licence of the Block 05.2 Production Sharing Contract signed on 9
June 1992 and comes into effect from the signing date.

ARTICLE 6
The licence will have three original copies of which 2 will be provided to the Parties and one
will be registered at the Ministry of Planning and Investment.

For and on behalf of Ministry of Planning and Investment


Minister Tran Xuan Gia
HO CONG THUONG CONG HoA XA HQI CHU NGHiA VI¢T NAM
DQe I~p - TV do - H~nh ph ue

GIA.Y CHUNG ~ DAti TU DIEUClliNH


S6: 3711GCNBC5

Ngay cdp ai€u chinh:' Ngay2 S thcmg '7 nam 2013

(Jan6uLu~t Dftu tu s6 59/2005/QHll ngay 29 thang 11 narn 2005 va


_~gMAinhs6 1OS/20061NB-CPngay22thang 9 nfun 2006 cua Chinh phuquy
stvmchitiSt va huang dful thi hfulhrne;>ts6 di6ucua
, -
Lu~t Bftu tu; ... , .. , ,
..... ...

'.'.•.... ·Cal1Clltu~t Dftu khf narn 1993;IJu~f'Suad6i,b6


'..._..•.. sung rne;>ts6 diSu cua
"..tl!~tDftukhLnam2000; Lu~t Sua~6i,lJ6sung rne;>ts6 diSu cua Lu~t Dftukhi
.. ~\nam?Ob8;Nghi dinhs6 48/fOOOINI)-CPngay If thang 9 nam 2000 cua Chinh
i.:plitquy dinh chi tiSt t1}ihanhLu~t Dftll khi va Nghi.dinh s6 115/2009/NB-CP
':ngay,24 Jhang 12nam2009suad6i,p6.sUIlg. rne;>ts6 diSu cua Nghi iiinh s6
':l~12090/NI)~cp quy dinhchi tiStthih.3,np.Lu~tDftu
-', ~-,:_; ". '-,' " :' ,....
- ",:- ,,; ,"
..
khiva Quy chS d~u thftu'
.. ,,"" ".' ,- - - .,'.:-: -'," -.,.' , .. " ".......... ......"..

(:1\!(mtirn.kietn tharn do va khai thac daukhi lJanhfulh kern theo Nghi dinh so
·34/2001 INE>-CP;

Can' cll.Nghi dinh s6 95/20 12/ND ..CP ngay 12 thang 11 nam 2012 cua
....
: ChfnllPhu quy dinh chuc nang, nhi~lll V\l, quySn h:;mva co c~u t6 chuc cua Be;>
.···:'.c..• CQng.·Thu011g;

CancuGi~y phep dftu tu s6 371/GP ngay 10 thang 6 nam 1992 cua Uy


ban 1'fuanuac vS Hqp tac va Dftu tu (nay laBe;>KSho~ch va Dftu tu) phe chuftn
Hqpd6ng Chia sanphfun dftu khi Lo 05-2thuQc thSrn l\lc dia nuac Ce;>nghoa
Xii l1e;>iChunghla Vi~tNam;

Can CllY kiSn cua Thu tuang Chinhphu t~i Corig van s6 858mg-KTN
ngay 26 thang·5 nam 2010 vS phe duy~tcac diSu khoan kinh tS, thuang rn~i co
'ban d6i voi khi va thuS ap d\lng vai Hqp d6ng Chi a san phfun dftu khi Lo 05-3
,ya Lo 05-3;

Can Cll Y kiSn cua Thu tuang Chinh phu t~i Cong van s6 28/TTg-KTN
.ngay 11 thang 5 nam 2013 vS vi~c chuySn nhuQ'ng quySn lQ'i,nghla V\l tham gia
trong Hqp d6ng Chia san phfun dft\! khi Lo 05-2 va Cong van s6 50/TTg-KTN
ngay 24 thang 7 nam 2013 vS diSu khoan thanh toan trong chuy@n nhuqng
quySn 19i, nghla V\l tham gia trong Hgp d6ng Chia san phfun dau khi La 05-2;

){:et dS nght cfip Gifiy ChUng nh~ dau tu diSu chinh d6i v6i Hgp d6ng
Chia. san phfun dau khi La 05~2 cua T~p doan Dau khi Vi~t Nam t~i Cang van
> 86 2123/DKVN-QLHD ngay 29 thang 03 nam 2013;

B<)TRUONGB<)CONGTHUONG

- ... ChUng nh~ vi~cTAPDOAN DAu KHi Vl$TNAMchuySn nhuqng


,b6nmuaichinphan tram (49%) quySn lqi tham gia trong Hgp d6ng Chia san
- pharo. dau khi La 05-2 cho GAZPROM EP INTERNATIONAL B.V. theo cac
-d!SyJmPfln va diSu ki~n trong Thea tl1u~ chuySn nhuqng kY ngay 05 thang
.04~am 2912 va. Thea thu~ Sua d6i vab6 sung d6i v6i Hgp d6ng Chiasan
phAmdaukhfLa 05-2 kYngay 24 thangOI nam2013 giua TAP DoAN DAu
KHI. VIETNAM
..
,,"--' ,."",
va G.AZPRO.M E.P
... ,'._.
...INT.
·.E..RN..ATIONAL B.V.;
..... . .. . .... -.

..yi~cchuySnnhuqng quySn lwthamgiagiua TAP EoAN DAu KHf


_:Y~1'NAMVa GAZPROMEP ThfTf:RNA1'IQNAL B.V. khang lam thay d6i
~uySn lQicua nu6c chunhalienquaildSnHgpd6ng Chia san phfun dau khi La
05..2: .

. . Cae B.enchuySn nhuqng va nh~ chuySn nhuqng phai th\lC hi~n day du
··righIaV\ltai chinh lienquan dSn vi~c chuy€n nhUqng theo quy dinh cua phap
lu~tVi~t Nam.

I>i~u 2.

DiSu 1 va DiSu 2 cua Gifiy phepdau tu s6 371/GP ngay 10 thang 6 nam


1992· dugc diSu chinh nhu sau:

ChUng nh~ hai Ben, g6m:

1. Ben Vi~t Nam:

- T~I>OAN DAu KHI VI¢T NAM; dugc thanh l~p theo lu~t cua
Vi~t Nam; Gifiy chUng nh~ dang 1()Tkinh doanh va dang kY thuS Cang ty trach
nhi~mhUu h~ mQt thanh vien, Mff 86 doanh nghi~p 0100681592, dang kY thay
d6i lftn thu hai ngay 12 thang 10 nam 2011 do Sa KS ho~ch va Dau thanh ph6
Ha NQi cfip; tn) sa
d~t t~i 18 Lang H~, Ba Dinh, thanh ph6 Ha NQi; d~i di~n theo
phap Iu~tbai ong D6 van H~u, sinh ngay 10 thang 10 n8m 1954, Qu6c tich Vi~t
Nam,Giay chUn&mi~ nhaii dan s6 012826370 cfip ngay !3 thang 5 n8m 2009
t~iCongan thanh pho Ha NQi, dang kyhQ khau t~i to 36, phuOng Trung
H:0a,qu~ cAu Gifiy,thanh ph6 Ha NQi,Vi~t Nam; Chuc V\l:T6ng gieimd6c; va

2.BenNha thAu:

- T~ BoAN DAu KHi ~T NAM; dugc thanh I~ptheo Iu~tcua Vi~t


N:a.m;Gifiy chUngnh~ dang kY kinh doanh va dang kY thu8 Cong ty trach
rihi~mhfruh~ mQtthanh vien, Ma s6 doanh nghi~p 0100681592, dang kYthay
d6ilAnthuhaingay 12 thang 10nam 2011 do Sa K8 ho~ch va BAututhanh ph6
'HaNQicfi:p;tr\l sa d~t t~i 18 Lang H~, Ba Dinh, thanh ph6 Ha NQi;d~i di~n theo
•'J?~a~1U:~1Qaiqng D6 Van H~u, sinhngay 10 thang 10 nam 1954, Qu6c tich Vi~t
;N"ain,Gi~tchUngminhnhandans6012826370 cfipngay 13 thang 5 nam 2009
t~i~ongah thanh ph6 Ha NQi,dangkYhQkhau t~i t5 36, phuOng Trung Hoa,
;qil~.¢Au Gifiy,thanh ph6 Ha NQi,Vi~t Nam;·Chuc V\l:T5ng gieimd6c; va

..<GAZPROM EP ,INTERNATIONAL B.V.; dugc thanh I~p theo Iu~t


ctiaI-Ia Lan; GifiychUngnh~ dangkY kinh doanh 8634272827, dang kYIAndAu
.n.gayPltha,ng5nam2007,dang kYthayd6im61 nhfitngay 20 thang 7 nam 2009
. 4oPhongThuangm~i thanh ph6 AIllsterdatn(Ha Lan)cfip; tf\l sa d~t t~ Prince
Heridrikla.an28, 1075BD Amsterdam,theNetherlap.ds;D~i di~n'theo phap Iu~t
bgi orig Val~riyLeonidovich Gu1~v,sirlh nga)i 07thang 02 nam 1964, Qu6c tich
.Nga, HQchi~u 8653 0182697 c§.png&y3Qthang 12nam2011 ~ BQNgo~i Giao
-'N1:o~bowQ7701, dangkY hQkhau ~B.Serpukhovskaya St. 34/36, flat. 15,
MQscow,Russia; chue V\l:Gieimd6c di@uhanh;

th.\lChi~n dv an dAutu theo hinh thuc Hgp d6ng Chia san phb dAukill
(Hgpd6ng)d8ti8n hanh tim ki8m, tham do va khai thac dAukhi t~i Lo 05-2
thuQcth@mI\lcdia nuac CQnghoa Xa hQiChu nghla Vi~t Nam.

Ty l~ tham gia trong Hgp d6ng nh,u sau:

- T!pDOANDAuKHi~TNAM: 51 % va IaNgum Di@uhanh;

1. Gifiy chUng nh~ dAutu di@uchinh nay la bQph~ khong tach roi cua
Gifiy chUng nh~n dAutu s6 371/GP ngay 10 thang 6 nam 1992 va co hi~u l\lc
kS tu ngay kY. M9i diSu khoankhac cua Gi~y chung nh~n dAu tu 86 371/GP
ngay 10 thang 6 nam 1992 v~n gift nguySn gia tri phap lY.

2. Gi~y ChUng nh~ dAu tu diSu chinh nay dugc l~p thanh 08 (tam) ban
g6c; 03 (ba) ban c~p cho cac Ben tham gia Hgp d6ng, 02 (hai) ban lUll t~ BQ
Cong Thuong; 01 ban giri BQ Tai chinh; 01 ban gui BQ.KS ho~ch va DAu tu; 01
ban gui BQ Tu phap.l.
Ngizycdpai€u: chinh:Ngay;;L..§'thcitl~ 7n~m2iJ13'

:s:.~:~C~.'9}i
b~~rf)§.l+W~6:59£~OQ5IQ~11 ..ngay &9,tqa#g.'lln~2905· va
~};!~Lgiuij':~~ J08!1P9.6~~GP .~. ga~22.th~g9l!axngQ06: cUa,,' Chiiiliphu qtiy
,,,~~i':]aitiH~J)itietV~'huqng"_d~th1h8.fih.mQt s6 di8u cUll Lu~(n~~,tu;
1~~~
-~~:i~10,):!.·:,.~)I_,',·)
.. . .., .....
, ........ .~
...
•....
,....,.... •...•...
' i ,

~;, .}'~::.j".c~ ·f;ll~1)~t-·D~itkW·n3.tn,!993 ;ibll~tSua -doi, bos,l!Ilg mQt sO dieucua


:.:~:tu~t rz~.lilii·~~-ZOOO; .•Lu~t~'fr~~2i,·~,9is.~g,mQtsA.di8u.cua I~u~t.DAukhi
;~~,<:~:20.Q',8~'~ihidiTIhs§ ..~~1~0()P~~CJ>~gaY12th#g •.9 'nam .2009cua cllinh
._J~~~~P!lq·<qtlX.·'9in4··?~·ti~t·.$!·.h~~\l~t,~.~tlIq1i".~~.'~~' "~. 11512009lND-CP ~p..,..
. ~';;'~,;)¥i~~ft~~~gI2 l?-~f009;~*~'~6i;i})& sun~.m9.(s6di8ucua ~~. qinh ~6
:0~-~8j~O.9P?ND-G)? quy dinll9b4tiet~hihanh Lu~tDau~ va Quy che dau thau
..:?:;·:~g\I~·fu1·tw.lciSmth8Ind(fv~khllitJi~ d§.u khi b~,hanh kem theoNghi dinh s8
·r::::"'~'3412(j'(jllND~cp.
''C'''-;' ". '. '•. , ........,
""i<>i',i' .,......
.<,
'.'-. .
". ·r.·· . ." .
.

C..an
...
··.·.cu.·N
...•. 1...
·~.··.i.dinhs89.<5l.2.·.02.'.fND..
•...•.. .•..
·.·
•..
·...•..
·...•••
C.p .. in.,g...a.'...·.Y
. .•·12th. an
...g....11 n,arn2012 cua.
'c;~, ph,u quy dinh
. ',.' . ".. .'. '..".., .'. ..... ." - ..~-.

chuc nang, nhj~1UY\l,qllyen h~


> '- '."" .' ',','- "',,,'- -', -

va cO'cau to chuc cua BQ


- - -- - -- ,., - -" -

'~'(jfu1kThuOng; . · .."
.'~'~.;,,-:...~,.:, - - :"' . "-,,-: _.c.:', _ " _, __. ',. '. _ . _ , .,:
Ca.Il~UG-iay phep dau tu so 369lGP ngay 05 thang 6 naru 1992 cuaUy
~. \-;;'o;.~;:·i.., ..

·.,::..,'baIr~~nu69·v8HQ"Ptacva DAutu (nay la BQ I<.S ho~ch va DAu tu) v8 phe


:':~~hU§nlIQlJ<a8ng (~J:riasan phfun dAu khi Lo 05-3 thuQcth8m l\lc dia nuac
CQnghoaX~hQiC1J.u nghia Vi~t Nam;

Can Cll y kiSn cua Thu tuOng Chinh phu Wi Cong van s6 858mg-KTN
ngay2Q thang5 nam 2010 v8.phe duy~t cac di8u khoankinh tS,thtiong m~i cO'
'gan,d6i vOikhi v~thuS ap .d\Ulgvoi Hgp d6ng Chia san phAro.dAn khi Lo 05-3
;~;.vaL8()5-3; .
'."-

"."/., CancuykiSn cua Thu tuOng Chinh phil ~iCopg,van,s8 281'I'Tg~KTN


·'j~/.I;lgay 11~~g.5 nam 2013 v8 vi~c.chuy~n.nhugng QUy8ILJqi,nghia.V\1 tham .
.,:·:;"·,,,,-,.-:,giatrongHQjidang Chiasanphfun dAu khi Lo 05-3 va:Con~'vans6 501'ITg-
':::~,c">;J'-,KTN l1gaY'24thang 7 nam 2013 v8 di8u. khoan. thahhtQap.trongcbuyfut
\-2;:~:'~Y--'.l:1hugngqyy8111qi, nghia V\l tham gia trong Hgp d8ng ChJ~.,s@ p:p.b <ifru'khi
'. :':>'Lo 05':3·"·,:";:· '. '. .' -. .'. '.
~~,-:~:'~" ~:.-'>, .;,.,-.,:-" - ~.~~.,:;,;,,- '~ .,.'.:.'
. . ';:~'-"-
....
viec T~'DoAN ,DA.UKIrt vIf.;TN"A¥;chuy@nnhllQiig
nh~
}f,~-j;;'F~~ung
66nmlIoichrn phfultram (49%) quy~n 19itharrl gi~trot,lg_lfgpd6ng Chia san
ph~,ddtlJ41i~Q 05-3 c;hoGAZPROMoEPINTEW!\:qONAL~.V. theocac.
,..J.:o,:~di~l{khp~ya4i~l.lkiellJrongTh6ath$l ChuySn n:hirgn,.gkY- ngay05 thang 4
{s'" ."..J ~jj,~', '..•. ',--.,.' ·,'r ~ , '.'~ '.' .' '. . ., •• ." -,' , ',-,-'.. ' -. . "\ '- . -
0

-', .,.

_;"'.'~·-~_I1am:~(.U2
~ya;~6a thu~ Sua doi va Bo sung doi vm Hgp dong Chia san phfun
::--::.
,-~i'~ .L~~tl5-3~ ngay 24 thang; 01 nam 2913 giiia 1M> DoAN DAu KHi
"-;\'WJ2'ijAJyr
,::,,~,~,:,.'.•.•.
~~'. .",.~
•-. ;-~~2,-)';'~> .".'
:ya..G~R.Ol\.1 EPIN'fERNAnONAL B~V.;
. . -.,' - '. ". '.'- .. ;'. .'. -"".-'- . ,',' .'

"'~~:~·~":j:;.Y!~~
9hilySn~UQ1lg quy~n;Jsnith~u!fg;iag;ii1ar~DoAN KHi DAu
, ,,:,YIe~NAM:va9AZPROMEP~RNA.'I10NAt B.V~khong lam'thay d5i
, '. -(~',:Cluy~ri:l¢
c.u.~nU<Jc'cbtinhalfeJ1 ql.18J1
den Hgp dang Chia san Pllfun ddu kill Lo
,::O~~3.>~
',' ,
._ '/ ".--,.,:<.,,: , __"'. .,,<""':,>,~_,-:.,::~,:,;<-~,_-:,~:,:.~+.,:" ':··'L,.:" ..:" •. ,,> , ,..,', ,', ' , ,', '"
, ..CatBen 'chuyen nhuQ11.gvanh~ chuyen nhugng phirlth\Ichi~n day du
, 0' •:riglJIaY\t'taichfuh lien quan den vi~c chuy~nnhugng theo quy djnh cUaphap
o,l.t@tVi~tNam.

£>,iSuIva Di~u 2 cUaGidy phep dAutu s6 '369/GP ngay 05 thang 6 nam


992 dygcdiSu chinh nhu sau:

ChUngnh~ hai Ben, gBm:

__i:' - T~ BOAN DAu KHi ~TNAM; dUQ"c1:hanhl~p theo lu~t cua


Nani; Oidy chUngnh~ dang ~ kinhdoanh va dang kY., thue Cong ty trach
~::;;::--·j;:·Vi~t
"":':"nhiem hiiuhQIlmQt thanh vien, Mil s6 doanh nghiep 0100681592, dang ~ thay
..-:>:<d~i Idn thtr hai ngay 12 thang 10 nam 2011 do S6 K8 ho~ch va DAutu thanh
""ph6HA'~Qi:cdp; tIv sa d~t t~i ,18 Lang,H~, BaDinh, tha.nhph8Ha NQi; ~i
'ili~n 1:he<>."phap
lu~t bCriong DB Van H~u, sinh ngay 10 thanglO nam 1954,
Qu~ctich-Vi~t Nam, Gidy chUng niinh nhan dan s8 012826370 cdp ngay 13
.,""', ..".".
r':"'~-.~/f':.. ("r:" .... .,.<';<: ". . .,fi). ."~;;:; .• .)\ ...
;.

'th¥g';5nfu).l 2Q~99/~iCorig'anili8nh
'. i'~ •.••
_, .''''''''~<'~
__"~".
phoHaN9i,
__
?,: ,.,_'.:;_, ""\,
_-:''''
.~g·ghQ,kha\J:J~
"
to 36,
."," ,,~ __
.. ,' " '_~"':"-"'<~".;':::_ '';:' _ -, \,r, ',.>,,;-, _':'."

pliuSittgTrung ~9a,qu~CauGiay, tharufpho Ha N9i,Vi~tNarn; Chuc V\i:


Tap.'t~i~>d8c;:Ya',' ' . 5;""

~-.• '---.
••
'''-~::,'
' ..
I

__ .':---':f; .. -,., _ ,

"'"-.' !.:~:
2tBen Nhathau:
.-.,.,-. ''''-.'
.'~.
. ", ::c;' i

.__,,<'::--'1""
-:_::~~:.• >""'_"--~'{/:;'~~~--'.-:-:~: ,;~" .,_:':: ":l: "::" _' ... c , _ _ ,', ''.' :;,-::::_,.-~,,:,: ,;~",_:-,:,?:\<-,,_::_,:}

_37,/,: ~';T~~:J)O~'DAU;.IqH.V~cr·;N~;<!tt,Q'?1:J1~I!p' tIi~o ppap lll~l


scyaVi~t:Natn; Qiay chung nh~datlgkY.~c;toanh. Y~.'~ijjlg.kt,thue'Congty
. ,~:t1l~dl{bhj~rit)luuh~ mQtthanhvien,Ma s§'cl.oaiiling1Ii~p.OlQP681592,dfulg
kY'iP~yd~i iAn.thVhai ngay.12 thang 10 n~.26TJdQ~q'~~'h9~Cl1yaB~u tq
':'thanhph§Ha~Qicdp; h"\1' sa~t~i .18~angH~,BaEiuili; thanh,;ph8 Ha NQi;
c';i~i:di~p!l!~o pl1aplti~thi:Jiong D6 .van H~u, sinhngay .10,.ti1ang.1• (j natIl.1954,
,~Qu~<ti~h:Yj~tNam;Gldychtrng. minhnh§.n clans€J9Tg826370cdp ngay 13
·f-tQ~~"?::.11!t9·4099t~ Co~ganthanhP~6 Ha NQi, pang k)lhQ,kliAu t~ 1636,
,'jP~l:l'~g'!~$H:oa, qu~ C~u GidY,th~ph8 Ha NQi, Vi~t Nam; Chtrc V\l:
,TongGiam doc; va
.:':.":--"" , " . .
'~~"i ~i; .

.;,:5 . ,'.~'GAZPR.OM·EP INTl:RNA'fI()NAL B.V.; dugc th8nh l~p theo phap


·]u~tcua Ha Lari; Gidychtrng'nll~~g kfkinh d()anh s8 34272827, dang kY
:.,', l~~l.lhgay 01.thang ?1l8Jl12Qg'l".eang;kythCl~dc3im6inhdt ngay 20 thang 7
,~3Jn2009-do Phong Thuang;IIl~Tp.~tth~~8~sterdam (HaLan) cdp; t1¥ sa
d~t ~ Prince HendriklaangS,1015BD AirJsterdam;the Netherlands; D.~ di~n
t9~() phap Ju~t biJiBng Valeriy~eollig9yi9h (;JuIev,sinh ngay 07.thang 02 nam
· .J9(i4,Qu5ctjch Nga, HQchi@,usa-530~~2?97cdp ngay 30thang 12 nam 2011
~i'B~Ngo~ Giao,. Moscow 07701; oangkY hQkhAu t~ B.Serpukhovskaya
Sf: J4/36;flat. 15, Moscow, Russia; chuc V\l:Giam d8c DiSu hanh;
. "th\lc hi~nd\l an ~u tu theo liliili thtrc Hgp d6ng Chia san phfundfiu lill!
("Hgp d8ng")d8 ti@nh8nh t1mki@m,tham do va khai thac d~u khi ~i Lo 05-3
thuQcthSm l\lCdja nuac CQnghoa Xa hQiChunghia Vi~t Nam .

. DiSu 2:

Ty l~tham gia trong Hgp d6ng nhtc sau:

- T!P'BOAN DAuKHl VIET NAM: 51 % va la Ngum DiSuharm;

- GAZPRQMEP INTERNATIONAL B.V.: 49 %»".


). .•.. ,

Dien 3•
. .•
, 1..Gidy Chtrng nh~ d~u tu di~u chinh nay la bQph~ khong tach rm.cua
Gidy·ph6p d~u" tu s8 3691GP ngay OS tluing 6 nam 1992 va co hi~u l\lc k8 ill
PHỤ LỤC 1B:
PHIẾU PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Chủ dự án (ký tên)


PHỤ LỤC 2:
KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÁN
MÙN KHOAN VÀ NƯỚC KHAI THÁC

Chủ dự án (ký tên)


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÁN


MÙN KHOAN VÀ NƯỚC KHAI THÁC

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 1 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

PHẦN I. GIỚI THIỆU


1.1. Giới thiệu phần mềm
1.1.1. Giới thiệu chung mô hình

- Phần mềm: CHEMMAP version 6.7.2


- Nhà sản suất: Applied Science Associates, Inc. (ASA)
- Dữ liệu cho mô hình: Environmental Data Servers (EDS).

Chemmap là phần mềm phân tích và mô phỏng sự di chuyển, lan truyền và lắng đọng
vật chất trong cột nước và trên bề mặt đáy biển. Nguyên lý của mô hình được dựa trên
mô hình tính toán các quá trình thay đổi trong quá trình phát tán các vật liệu xuống
biển thông qua 03 giai đoạn được nghiên cứu thí nghiệm và kiểm tra thực địa của Koh
và Chang (1973):
- Giai đoạn 1: Giai đoạn phân tán - Sự phân tán khi rơi tự do của khối vật liệu.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn phá vỡ liên kết vật liệu - Sự phá vỡ liên kết của khối
vật liệu do động lượng ban đầu của khối vật liệu khi va chạm vào nền đáy
biển.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn phát tán – Mô hình mô dự đoán sự di chuyển và phát
tán của vật liệu bởi tác động của dòng chảy.
Các thuật toán tính toán cho các quá trình chính ảnh hưởng đến sự phát tán của vật
liệu:
- Khởi tạo sự phân tán ban đầu của vật chất khi nó được thải vào môi trường.
- Tính toán độ phân tán trong cột nước, lắng đọng xuống đáy biển dưới tác động
của điều kiện khí tượng hải văn tại khu vực.
Khả năng ứng dụng của CHEMMAP
- CHEMMAP có thể sử dụng để chạy cho tất cả các nơi trên thế giới với đầy đủ
dữ liệu về thông tin địa hình và khí tượng thủy văn. CHEMMAP có thể sử
dụng hệ thống bản đồ ở tất cả các kích cỡ và tỉ lệ khác nhau nhờ sự hỗ trợ của
khả năng tích hợp với các hệ thống GIS.

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 2 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

Hình 1. Giao diện mô hình


1.1.2. Hệ thống dữ liệu được sử dụng
Hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến EDS được phát triển bởi ASA nhằm phục vụ cho công
tác tìm kiếm và ứng phó sự cố lan truyền dầu và hóa chất và áp dụng được trên phạm vi
toàn thế giới. ASA đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và khai thác các
hệ thống dữ liệu môi trường và hệ thống thông tin dữ liệu địa lý. EDS là hệ thống cơ sở
dữ liệu trực tuyến cung cấp dữ liệu vệ khí tượng thủy văn cho các khu vực biển trên
phạm vi toàn cầu. Dữ liệu của EDS được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy như: Hải
quân Hoa Kỳ, Hải Quân Hoàng Gia Úc, NOAA, Các dữ liệu này được đo thông qua hệ
thống số lượng lớn các vệ tinh quét liên tục trên phạm vi toàn cầu trong đó có cả khu vực
biển Việt Nam.

Hình 2. Lưới quét của các vệ tinh khí tượng trong vòng 10 ngày

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 3 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

Đối với khu vực biển Việt Nam, ASA đã tiến hành thử nghiệm để đánh giá tính chính
xác của dữ liệu cung cấp từ EDS bằng cách so sánh kết quả với những trạm đo được đặt
ở ven bờ biển Việt Nam. Kết quả thử nghiệm so sánh cho thấy dữ liệu của hệ thống
EDS có tính chính xác cao cho vùng biển Việt Nam. Ngoài ra hệ thống dữ liệu EDS đã
được sử dụng và cho kết quả chính xác cho nhiều dự án khác nhau trên biển Việt Nam.
Gần đây Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
(VINASARCOM) cũng sử dụng hệ thống dữ liệu này cho những hoạt động của mình.

Hình 3. Dữ liệu dòng chảy của EDS tại Việt Nam

1.1.3. Thông số chạy mô hình


Nhiệt độ nước biển
Dữ liệu về nhiệt độ trung bình nước biển được lấy từ dữ liệu của Trung Tâm Hải Dương
Học Quốc Gia Úc – Atlas Đại Dương Toàn Cầu (www.metoc.gov.au) và được thu thập
theo nhiều mùa với nhiệt độ thấp nhất là 23oC và cao nhất là 30oC. Trong báo cáo này
sẽ chọn trường hợp xấu nhất là nhiệt độ nước biển khoảng 23oC, bởi vì nhiệt độ càng
thấp thì khả năng bay hơi của các chất càng thấp.
Dữ liệu dòng chảy
Dữ liệu dòng chảy của báo cáo này được lấy từ cơ sở dữ liệu của Hải Quân Hoa Kỳ
(NCOM). NCOM được phát triển tại phòng thí nghiệm cùa hải quân Hoa Kỳ (NRL) và
được điều hành bởi văn phòng hải dương học của hải quân Hoa Kỳ.

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 4 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

Dữ liệu gió

Dữ liệu về gió được lấy từ cơ sở dữ liệu của Trung Tâm Quốc Gia về Dự Đoán Môi
Trường của Hoa Kỳ (NCEP) và được cung cấp bởi NOAA’s (Cơ quan quản lý đại
dương và khí quyển quốc gia của Hoa Kỳ).
1.2. Thông số khí tượng
Dữ liệu dòng chảy và hướng gió cho việc mô phỏng kịch bản được mô hình kết nối trực
tuyến với hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến EDS. Dữ liệu dòng chảy và hướng gió từ máy
chủ của EDS sẽ được trả về phần mềm mô hình để có thể mô phỏng cho từng kịch bản.

Hình 4. Kết nối dữ liệu dòng chảy với hệ thống EDS

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 5 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

Hình 5. Dòng chảy khu vực dự án thời kỳ gió mùa Đông Bắc
(tháng 11 – tháng 3)

Hình 6. Dòng chảy khu vực dự án thời kỳ gió mùa Tây Nam
(tháng 5 – tháng 9)

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 6 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

Hình 7. Dòng chảy khu vực dự án thời kỳ chuyển mùa (tháng 4)

Hình 8. Dòng chảy khu vực dự án thời kỳ chuyển mùa (tháng 10)

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 7 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

444444

Hình 9. Kết nối dữ liệu hướng gió với hệ thống EDS

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 8 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

1.3. Tạo lưới mô phỏng


Khu vực mô phỏng được xác định xung quanh vị trí khu vực dự án, tại biển Đông Việt
Nam (xem hình 10). Sử dụng bản đồ nền HYDROMAP khu vực Đông Nam Á của ASA
tích hợp vào bản đồ nền để xác định lưới mô phỏng cho các kịch bản chạy mô hình,
ngoài ra có tích hợp bổ sung thêm ranh giới đường bờ biển các tỉnh của Việt Nam nhằm
xác định chính xác ranh giới giữa biển và đất liền để mô hình mô phỏng chính xác hơn
khi chất thải phát tán đến gần đường bờ.
Kích thước mắt lưới mô phỏng được xác định là 100 m, trong phạm vi mô phỏng bán
kính 30 km tính từ vị trí thải.

Hình 10. Lưới mô phỏng mô hình phân tán nước thải

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 9 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

PHẦN II. KỊCH BẢN CHẠY MÔ HÌNH


2.1 Mô hình phân tán mùn khoan

2.1.1 Thông số chạy mô hình


Thông số mô hình hóa được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.

Bảng 2. Thông số dữ liệu đầu vào mô phỏng phân tán mùn khoan

Thông số Giá trị

WHP-HT1
Tọa độ
108o55’39,97”
(WGS-84-UTM Zone 48P)
08o02’34,52
Độ sâu thải Tầng mặt

Độ sâu đáy biển (m) 135

Lượng mùn khoan thải (tấn) 12.251

Thời gian chạy mô hình 776 ngày

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 10 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

2.1.2 Kết quả mô hình phân tán mùn khoan


Mùn khoan thải từ giàn WHP-HT1 phát tán chủ yếu theo 02 hướng Đông và Tây Nam
của vị trí thải, tập trung chủ yếu trong phạm vi 0,9 km, với diện tích phân bố khoảng
0,11 km2 về phía Đông; 0,14 km2 về phía Tây Nam, mức độ tập trung trung bình là
200 kg/m2.

1 – 200 kg/m2
200 – 400 kg/m2
400 – 600 kg/m2
600 – 818 kg/m2

Hình 11. Kết quả mô hình phát tán mùn khoan

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 11 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

2.2 Mô hình phân tán nước khai thác

2.2.1 Thông số chạy mô hình


Thông số mô hình hóa được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.

Bảng 3. Thông số dữ liệu đầu vào mô phỏng phân tán nước khai thác

Thông số Giá trị


Giàn PQP-HT
Vị trí thải 108o55’40,0”
08o02’38,85
Tầng thải Tầng mặt
Lượng nước khai thác thải 1.200 m3/ngày
cThời gian mô phỏng Cả năm

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 12 / 13
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Kế hoạch Phát triển mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, Lô 05-2&05-3, điều chỉnh năm 2022”

2.2.2 Kết quả mô hình phân tán nước khai thác


Kết quả mô hình phát tán nước khai thác thải cả năm cho thấy nước khai thác thải sẽ
phát tán theo 2 hướng chính là hướng Đông và Tây Nam, do sự thay đổi liên tục của
dòng chảy tại khu vực thải trong năm qua các thời kỳ gió mùa dẫn đến nước khai thác
từng thời kỳ sẽ phát tán theo các hướng khác nhau, khu vực ảnh hưởng nhiều nhất nằm
trong phạm vi khoảng 10 km về phía Tây Nam từ vị trí thải với nồng độ cao nhất trung
bình 24h là 523 ppm, mức độ pha loãng nước thải khai thác vào cột nước thấp nhất là
1.912 lần.

1 – 10 ppm
10 – 50 ppm
50 – 100 ppm
100 – 523 ppm

Hình 12. Kết quả mô hình phân tán nước khai thác thải

Phụ lục – Kết quả mô hình phân tán nước thải Trang 13 / 13

You might also like