You are on page 1of 17

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NGƯ CỤ


BÀI THU HOẠCH 2
Kiểm nghiệm và xây dựng hồ sơ kỹ thuật ngư cụ

Nhóm sinh viên lớp: 61.KTTS GVHD: Nguyễn Hữu Thanh


TT Họ và tên Mã SV
1 Lý Thanh Chung 61133447
2 Lê Nguyễn Đức 61134513
Toàn
3 Trần Đinh Bảo 61132876
Duy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG – 2022


KIỂM NGHIỆM VÀ XÂY DỰNG BẢN VẼ KỸ THUẬT LƯỚI KÉO

1. Mẫu lưới

1.1 Hình ảnh mẫu lưới

Hình 1. 1 Mẫu lưới kéo


1.2 Các phần lưới

Lưới thiết kế của nhóm tôi gồm các phần như sau:

STT Các phần Tên bộ phận

1 Áo lưới Cánh phao

Cánh chì

Lưới chắn

2
STT Các phần Tên bộ phận

Thân 1

Thân 2

Đụt lưới

Giềng phao
2 Dây giềng
Giềng chì

2. Áo lưới

2.1 Xác định kích thước mắt lưới các phần lưới
a. Cách thức xác định kích thước mắt lưới

Để xác định kích thước mắt lưới của các phần lưới, nhóm tôi trải dài và định hình
tấm lưới, kéo căng lưới cho mắt lưới khép kín. Đối với tấm lưới của nhóm tôi, thực
hiện đo từ gút thứ 1 đến gút thứ 11 được chiều dài từ gút 1 đến gút thứ 11, sau đó chia
cho 10 được kích thước mắt lưới a (mm). Ta được kích thước mắt lưới là 2a (mm)

b. Phương pháp xác định kích thước mắt lưới


Nhóm tôi xác định kích thước mắt lưới bằng cách dùng thước đo để đo chiều dài
giữa gút thứ 1 và gút thứ 11, sau đó thực hiện phép tính chia cho 10 được kích thước
cạnh mắt lưới. Được kích thước mắt lưới là 2a (mm).
c. Các bước xác định kích thước mắt lưới

- Bước 1: Định hình và trải dài các phần lưới cần xác định kích thước mắt lưới.

- Bước 2: Kéo căng lưới cho mắt lưới khép kín

- Bước 3: Đếm từ gút thứ 1 đến gút thứ 11 và làm dấu.

- Bước 4: Lấy thước đo khoảng cách.

- Bước 5: Khoảng cách đo được chia cho 10, suy ra a (mm). Vậy 2a là kích thước
mắt lưới.

Tên bộ Hình ảnh đo kích thước mắt lưới

3
phận

Cánh phao,
cánh chì,
thân 1, lưới
chắn

Thân 2

Đụt lưới

d. Thống kê kết quả

Tên bộ
Kết quả đo L (m) Chiều cao H(m) a (mm) 2a (mm)
phận
Cánh phao 200 20 40

4
Cánh chì 200 20 40
Lưới chắn 200 20 40
Thân 1 200 20 40
Thân 2 135 13,5 27

Đụt lưới 130 13 26

2.2 Xác định độ thô chỉ lưới các phần lưới

Độ thô chỉ lưới của các phần lưới là PE 380D/3×3.

2.3 Chu kỳ cắt, chu kỳ ghép


a. Chu kỳ cắt

- Cách thức xác định: Nhóm tôi thực hiện đếm số lượng mắt lưới cần thiết từ biên
lưới vào, sau đó từ mắt lưới đó thực hiện đếm thẳng xuống theo chiều cao, đến khi mắt
lưới cuối cùng chạm biên lưới thì có được số mắt lưới chiều cao. Có số mắt lưới cạnh
đáy, có số mắt lưới chiều cao, suy ra sẽ tính được chu kỳ cắt của tấm lưới.

- Phương pháp: Chu kỳ cắt của tấm lưới được xác định thủ công, bằng cách đếm số
lượng mắt lưới cạnh đáy và chiều cao.

- Các bước xác định:

+ Bước 1: Chọn vị trí lưới có mắt lưới đẹp nhằm thuận lợi cho công việc đếm mắt
lưới.

+ Bước 2: Thực hiện đếm 10 mắt lưới từ biên lưới vào trong.

+ Bước 3: Từ mắt lưới thứ 10, đếm xuống, dọc theo chiều cao lưới, cho đến khi mắt
lưới cuối cùng chạm biên lưới, và đếm được số lượng mắt lưới chiều cao là 20 mắt
lưới.

+ Bước 4. Tính toán.

 Ta có số mắt lưới chiều cao là 20 mắt, số mắt lưới cạnh đáy là 10 mắt.
5
1
 Số mắt lưới cạnh đáy = 2 số mắt lưới chiều cao nên tấm lưới có chu kỳ cắt

là 2-1, nghĩa là cứ 2 cạnh cắt xiên thì 1 mắt cắt đứng.

b. Chu kỳ ghép

- Cách thức: Chu kỳ ghép được xác định bằng cách quan sát các mối ghép thể hiện
trên lưới.

- Phương pháp: Chu kỳ ghép được xác định thủ công, quan sát bằng mắt.

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Xác định được vị trí ghép giữa các phần lưới.

+ Bước 2: Quan sát.

 Ở đây, nhóm tôi xác định được chu kỳ giữa đụt lưới và thân 2 là chu kỳ ghép
1:1.
 Chu kỳ ghép giữa thân 1 và thân 2 cũng là 3(1:1) +1(2:1).

6
Chu kỳ ghép thân 1 với thân 2 Chu kỳ ghép thân 2 với đụt

2.4 Xác định kích thước các tấm lưới


a. Cách thức xác định kích thước các tấm lưới

Xác định kích thước các tấm lưới bằng cách tìm ra số mắt lưới chiều cao và số mặt
cạnh đáy của các tấm lưới đó. Nhóm tôi xác định kích thước các tấm lưới từ đụt lên
trên cánh lưới.

b. Phương pháp xác định kích thước các tấm lưới

Trước tiên, cần có kích thước mắt lưới của các tấm lưới đó. Sau khi xác định được
kích thước của tấm đụt, ta dựa vào chu kỳ ghép để xác định số mắt lưới của cạnh ghép
với tấm đụt. Số mắt lưới chiều cao được xác định bằng cách lấy chiều cao đo được
chia cho kích thước mắt lưới. Số mắt lưới cạnh đáy còn lại được xác định dựa vào chu
kỳ cắt, số mắt chiều cao, số mắt của đáy đã biết.

c. Các bước xác định kích thước tấm lưới

*Phần đụt:

7
- Bước 1: Xác định được kích thước mắt lưới 2a (mm).

- Bước 2: Đo chiều dài và chiều rộng của đụt lưới.

Xác định được chiều dài kéo căng L0 = 1150 mm, chiều cao kéo căng là H0 = 4000
mm.

Chiều dài
kéo căng
đụt lưới

Chiều cao
kéo căng
đụt lưới

- Bước 3: Tính toán, xác định số mắt lưới dựa vào kích thước đo được chia cho 2a
L0 H
(mm). Số mắt lưới = = 0.
2a 2a

=> Số mắt lưới chiều dài là 45 (mắt), số mắt lưới chiều cao là 154 (mắt).

8
- Bước 4: Thống kế kết quả đo được.

*Phần thân 2:

- Bước 1: Xác định được kích thước mắt lưới 2a (mm).

- Bước 2: Xác định được đáy dưới của thân 2 dựa vào chu kỳ ghép với đụt lưới.

Ở đây lưới thiết kế nhóm tôi có chu kỳ ghép 1:1, nghĩa là cứ một mắt lưới phần đụt
ghép với 1 mắt lưới đáy dưới thân 2. Vì vậy đáy dưới thân 2 và đáy của đụt lưới có
cùng số mắt lưới là 45 mắt.

- Bước 3: Đo kích thước chiều cao kéo căng, từ đó số mắt lưới chiều cao được xác
H0
định bằng công thức .
2a

+ Chiều cao kéo căng của thân 2: H0 = 5500 mm.

Hình 1. 2 Chiều cào kéo căng thân 2


5500
+ Suy ra, số mắt lưới chiều cao thân 2 = = 204 (mắt).
27

9
- Bước 4: Dựa vào chu kỳ cắt, số mắt lưới chiều cao, số mắt lưới đáy dưới, từ đó
xác định được số mắt lưới đáy trên.

Xét tam giác AHB và EDC:


1
Ta có HA = ED = . BH =102 (mắt lưới). Vì cạnh AB và DC có chu kỳ cắt là 2-
2
1 nên đáy bằng nửa chiều cao.
Vậy đáy trên thân 2 được tính: AD = AH + HE + ED = AH + BC + ED = 102 +
45 + 102 = 249 mắt lưới.
- Bước 5: Thống kê kết quả.

*Phần thân 1: Các bước xác định tương tự như thân 2. Ở đây lưới thiết kế nhóm tôi
có chu kỳ ghép 3(1:1)+1(2:1), nghĩa là cứ một mắt lưới phần thân 2 ghép với 1 mắt
lưới đáy dưới thân 1.

Nhóm tôi thực hiện tính thân 1 dựa vào tấm bụng.

+ Có kích thước mắt lưới 2a = 40 mm;

+ Chu kỳ cắt ở đây là 3(1:1) +1(2:1).

10
+ Chiều cao kéo căng của thân 1 tấm bụng: H0 = 2900 mm.

Hình 1. 3 Chiều cao kéo căng thân 1 tấm bụng

2900
Suy ra, số mắt lưới chiều cao thân 1 tấm bụng = = 73 (mắt).
40

n1
+ Công thức tính chu kỳ ghép: Cgh = =a dư b .
n2

Cgh = c ( a1 )+ b( a+11 )
Do chù kỳ ghép là 3(1:1) +1(2:1) nên a = 1, b =1.

Ta có: c = n2 – b => n2 = c +b = 3 + 1 = 4.

n1 n1
Cgh = = =1 dư 1 => n1 = 5.
n2 4

n1 5
Ta có Cgh = = , mà n2 = 249 là số mắt lưới đáy trên của thân 2.
n2 4

=> Số mắt lưới đáy dưới thân 1 là n1 = 311 mắt lưới.

11
*Tính toán đáy trên thân 1:

Xét tam giác AHB và EDC:


1
Ta có HA = ED = . BH =36,5 (mắt lưới). Vì cạnh AB và DC có chu kỳ cắt là
2
2-1 nên đáy bằng nửa chiều cao.
Vậy đáy trên thân 1 được tính: AD = AH + HE + ED = AH + BC + ED = 36,5
+ 311 + 36,5 = 384 mắt lưới.
*Lưới chắn: Do phần thân 1 của tấm lưng cao hơn thân 1 của tấm bụng, nên để
lưới thiết kế đẹp và rõ ràng thì nhóm tôi xác định thêm lưới chắn. Bằng cách cho phần
thân 1 của tấm lưng và tấm bụng có kích thước như nhau, phần thừa ra của thần 1 tấm
bụng sẽ là kích thước lưới chắn.

Kích thước tấm lưới chắn được xác định dựa vào thân 1 tấm lưng.

+ Có kích thước mắt lưới 2a = 40 mm;

+ Số mắt lưới đáy dưới thân 1 tấm lưng bằng 311 mắt, bằng với số mắt lưới đáy
dưới thân 1 tấm bụng.

+ Chu kỳ cắt ở đây là 2-1.

12
+ Chiều cao kéo căng của thân 1 tấm lưng : H0 = 4100 mm.

Hình 1. 4 Chiều cao kéo căng thân 1 tấm lưng


4100
Suy ra, số mắt lưới chiều cao thân 1 tấm lưng = = 103 (mắt).
40

Xét tam giác AHB và EDC:


1
Ta có HA = ED = . BH =51,5 (mắt lưới). Vì cạnh AB và DC có chu kỳ cắt là
2
2-1 nên đáy bằng nửa chiều cao.
Vậy đáy trên lưới chắn được tính: AD = AH + HE + ED = AH + BC + ED =
51,5 + 311 + 51,5 = 414 mắt lưới.
=> Đáy trên lưới chắn là 414 mắt.
=> Đáy dưới lưới chắn sẽ cùng với số mắt lưới đáy trên thân 1 tấm lưng là 384
mắt.
13
- Chiều cao của lưới chắn bằng phần dư của chiều cao thân 1 tấm lưng trừ cho chiều
cao thân 1 tấm bụng = 103 (mắt) – 73 (mắt) = 30 (mắt)

*Phần cánh phao, chì: có chu kỳ cắt và phần lưới không rõ ràng nên nhóm tôi
không xác định được kích thước phần này.

d. Kết quả xác định được

Số mắt Số mắt Chiều cao Số mắt


STT Các phần lưới 2a (mm) lưới đáy lưới đáy đo được lưới chiều
trên dưới (mm) cao

1 Lưới chắn 40 414 384 1200 30

2 Thân 1 40 384 311 2900 73

3 Thân 2 27 249 45 5500 204

4 Đụt lưới 26 45 4000 154

3. Dây giềng

3.1 Xác định chiều dài

- Cách thức xác định: Chiều dài dây giềng được xác định bằng cách kéo căng dây
giềng và dùng thước đo.

- Phương pháp xác định: Thực hiện thủ công, kéo căng 2 đầu dây giềng ra và đo.

- Các bước xác định:

+ Bước 1: Chia dây giềng phao (chì) thành nhiều đoạn nhỏ.

+ Bước 2: Kéo căng và đo chiều dài từng đoạn.

+ Bước 3: Tính toán, cộng các đoạn lại với nhau có được chiều dài dây giềng phao
(chì).

=> Kết quả xác định được: Lgiềng phao = 13 m; Lgiềng chì = 13,2 m.

14
Chiều dài giềng phao Chiều dài giềng chì

3.2 Xác định đường kính.

- Cách thức xác định: Đường kính dây giềng phao (chì) được xác định bằng cách
quấn dây giềng xung quanh chai nước hình trụ. Sau đó, đo được khoảng cách vòng dây
quấn đó, lấy khoảng cách đó chia cho số vòng quấn sẽ ra được đường kính dây giềng.

- Phương pháp: đo thủ công.

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị chai nước hình trụ.

+ Bước 2: Quấn dây giềng xung quanh chai nước thành 5 vòng.

+ Bước 3: Lấy thước đo khoảng cách 5 vòng quấn.

+ Bước 4: Tính toán.

Khoảngcách 5 vòng quấn 40


=> Đường kính dây giềng phao (chì) = = =8 mm .
số vòng quấn 5

15
Hình 1. 5 Đo đường kính dây giềng

4. Bộ bản vẽ kỹ thuật

4.1 Bản vẽ khai triển

16
4.2 Bản vẽ tổng thể

4.3 Bản vẽ chi tiết

17

You might also like