You are on page 1of 30

LỜI MỞ ĐẦU

Cẩm nang này nhằm mục đích hướng dẫn về công tác giám sát thi công đối với mọi
công trình thuộc các hợp phần của Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành
phố Thanh Hóa (CSEDP). Nếu có những chi tiết nào trong Cẩm nang này xung đột
với các nội dung trong Các điều kiện của Hợp đồng hoặc dữ liệu hợp đồng của bất cứ
hợp đồng cụ thể nào, thì các điều kiện và dự liệu hợp đồng và cơ sở pháp lý cao nhất.
Vì vậy, cẩm nang này phải được đọc trên cơ sở liên kết với các Tài liệu Hợp đồng vì
cẩm nang này vốn không có ý định lặp lại toàn bộ các yêu cầu cụ thể của Thỏa thuận
Hợp đồng xây lắp công trình.
Mỗi nhân sự giám sát của Dự án đều cần phải nắm kỹ nội dung của cẩm nang. Tuy
nhiên, cẩm nang này có thể cần được cải thiện và bổ sung, điều chỉnh theo thời gian
để phù hợp với môi trường hoặc các bối cảnh phát sinh của dự án. Vì vậy, mọi nhân
sự giám sát đều có thể đưa ra các ý tưởng đề xuất của mình về cải thiện cẩm nang
này trong quá trình thực hiện dự án.
Trong công tác thực hiện các công trình thuộc CSEDP, đặc biệt đối với những Nhà
thầu là đơn vị nhỏ tại địa phương, Nhà thầu có thể không nắm hết những yêu cầu mà
họ phải đảm bảo thực thi. Đến khi những biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt
được áp dụng và nhà thầu cảm thấy bất ngờ và khó chịu với những biện pháp này,
những chậm trể nghiêm trọng sẽ phát sinh xuất phát từ yêu cầu bố trí những hoạt
động công việc để cho phép công tác thử nghiệm và kiểm tra các công trình và vật liệu
mà nhà thầu chưa hề dự liệu từ trước. Để tránh những phát sinh khó chịu và tốn kém
như vậy xảy ra, khuyến cáo rằng các Nhà thầu cần nắm rõ toàn bộ nội dung của Cẩm
nang này.
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

MỤC LỤC

1. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN.......................................1


1.1. TỔNG QUÁT...................................................................................................1
2. MẶT BẰNG THI CÔNG.............................................................................................3
2.1. TIẾP QUẢN MẶT BẰNG THI CÔNG...............................................................3
2.2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT CỦA NHÀ THẦU TẠI LÚC BẮT ĐẦU........................3
2.3. CÁC BẢNG HIỆU DỰ ÁN................................................................................3
3. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÁC CUỘC HỌP HIỆN TRƯỜNG......................................4
3.1. TỔNG QUÁT...................................................................................................4
3.2. CUỘC HỌP KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN...................................................................4
3.3. CÁC CUỘC HỌP GIAO BAN HÀNG TUẦN.....................................................4
3.4. CÁC CUỘC HỌP BẤT THƯỜNG....................................................................5
3.5. CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG CHO CÁC CUỘC HỌP GIAO BAN TUẦN.......5
3.6. BIÊN BẢN CUỘC HỌP....................................................................................6
4. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI BÁO CÁO HÀNG TUẦN VÀ NHẬT KÝ THI CÔNG.............7
4.1. TỔNG QUÁT...................................................................................................7
4.2. BÁO CÁO HÀNG TUẦN..................................................................................7
4.3. NHẬT KÝ THI CÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG......................................................7
4.4. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CHO NHÀ TƯ VẤN..........................................................7
4.5. MẪU HÌNH THỨC BÁO CÁO..........................................................................7
5. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI NHẬT KÝ THỜI TIẾT..........................................................8
5.1. TỔNG QUÁT...................................................................................................8
6. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI HỒ SƠ THEO DÕI NHÂN LỰC..........................................9
6.1. TỔNG QUÁT...................................................................................................9
7. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI HỒ SƠ GHI CHÉP VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ.....................10
7.1. TỔNG QUÁT.................................................................................................10
7.2. HỒ SƠ GHI CHÉP HÀNG NGÀY VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ...........................10
7.3. HỒ SƠ GHI CHÉP HÀNG THÁNG VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ.........................10
8. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA NGHIỆM THU..............................11
8.1. TỔNG QUÁT.................................................................................................11
8.2. YÊU CẦU KIỂM TRA NGHIỆM THU.............................................................11
8.3. THÔNG BÁO KIỂM TRA NGHIỆM THU........................................................11
9. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỈ THỊ CÔNG TRƯỜNG............................12
9.1. TỔNG QUÁT.................................................................................................12
9.2. TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM SÁT VIÊN THƯỜNG TRÚ TAI HIỆN TRƯỜNG12
9.3. TÍNH CHẤT CỦA CHỈ THỊ CÔNG TRƯỜNG................................................12
9.4. MẪU CHỈ THỊ CÔNG TRƯỜNG....................................................................12
10. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG...........................13
10.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................13
10.2. PHÒNG THÍ NGHIỆM................................................................................13
10.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TẠI PHÒNG VÀ TẠI HIỆN TRƯỜNG..................13

Construction Supervision Manual i


Infrastructure and Building Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

10.4. TẦN SUẤT LẤY MẪU VÀ THÍ NGHIỆM.....................................................13


11. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG.....15
11.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................15
11.2. TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG..............................15
11.3. TỜ KIỂM TRA............................................................................................15
12. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ.................................16
12.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................16
12.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ....................................................16
12.3. BIỂU ĐỒ THEO DÕI TIẾN ĐỘ DÙNG CHO CÔNG TÁC BÁO CÁO..........16
12.4. CÁC GHI CHÉP.........................................................................................17
13. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CẤP CHỨNG CHỈ THANH TOÁN TẠM.......18
13.1. CÁC XEM XÉT HỢP ĐỒNG......................................................................18
13.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH........................................................18
13.2.1. Các Bản kê khai thanh toán tạm của Nhà thầu.......................................18
13.2.2. Chứng chỉ thanh toán tạm......................................................................19
HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐO LƯỜNG.......................................................20
14.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................20
14.2. SỔ ĐO LƯỜNG KHỐI LƯỢNG ĐÃ THI CÔNG.........................................20
14.3. DỮ LIỆU GIẢI TRÌNH................................................................................20
15. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÁC LỆNH THAY ĐỔI....................................................21
15.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................21
15.2. CÁC THAY ĐỔI VỀ KHỐI LƯỢNG............................................................21
15.3. CÁC THANH TOÁN CHO CÁC THAY ĐỔI................................................21
15.4. THỦ TỤC ĐỆ TRÌNH LỆNH THAY ĐỔI.....................................................21
15.5. CÁC BIỂU MẪU LỆNH THAY ĐỔI.............................................................21
16. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HÀNG THÁNG....23
16.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................23
17. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI HỒ SƠ HOÀN CÔNG.....................................................24
17.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................24
17.2. TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI HỒ SƠ HOÀN CÔNG...........................................24
17.3. HƯỚNG DẪN VỀ BẢN KHAI TẠI LÚC HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH.......24
18. CÁC CHỈ DẪN VỀ QUY TRÌNH HOÀN TẤT CÔNG TRÌNH..................................25
18.1. TỔNG QUÁT..............................................................................................25
18.2. KIỂM TRA CUỐI CÙNG.............................................................................25
18.3. GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH........................................................25
18.4. GIẤY CHỨNG NHẬN NGHIỆM THU.........................................................25
18.5. NGHIỆM THU KỸ THUẬT..........................................................................25
19. HƯỚNG DẪN VỀ PHIẾU YÊU CẦU THÔNG TIN..................................................27
19.1 TỔNG QUÁT..............................................................................................27

Construction Supervision Manual ii


Infrastructure and Building Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

1. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN

1.1. TỔNG QUÁT


Sau khi ký kết Hợp đồng, Nhà thầu cần phải bắt đầu các công tác chuẩn bị trước khi
khởi công ngoài hiện trường. Các công việc này bao gồm:
1. Trình nộp Bảo đảm ( bảo lãnh) thực hiện hợp đồng
2. Trình nộp Bảo đảm ( Bảo lãnh) Ngân hàng Vô điều kiện để được tạm ứng
3. Trình nộp bản sao hoàn chỉnh các hợp đồng bảo hiểm được yêu cầu theo thỏa
thuận hợp đồng
4. Trình nộp biểu đồ tổ chức thi công ngoài hiện trường, trong đó thể hiện đầy đủ chi
tiết về các vai trò và các mối quan hệ qua lại của nhân sự, trong vòng 28 ngày kể
từ Ngày khởi công.
5. Trình nộp bản danh mục các thầu phụ dự kiến (nếu có sử dụng thầu phụ),
6. Trình nộp bản kế hoạch tiến độ thi công Công trình
7. Trình nộp bản kế hoạch chuyển tiền
8. Trình nộp bản thống kê các nguồn vật liệu dự kiến
9. Trình nộp danh mục máy móc, thiết bị của Nhà thầu sẽ được sử dụng chuyên biệt
cho thi công Công trình.
10. Xác lập các quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng và chất lượng chất lượng
thi công ngoài hiện trường
11. Xác lập hệ thống an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường
12. Xác lập hệ thống thư từ liên lạc giữa Nhà thầu và Nhà tư vấn, kể các các khuôn
mẫu báo cáo đề xuất
13. Xác lập hệ thống lưu giữ hồ sơ đối với các Văn thư giao dịch, Nhật ký thi công,
Báo cáo tuần, Chỉ thị công trường, Hồ sơ kiểm tra công tác sức khỏe, an toàn, môi
trường và giao thông công trình (HSET), Bản thống kê khối lượng, Biên bản kiểm
tra, Ảnh chụp thi công, Hồ sơ máy móc thiết bị, Hồ sơ thí nghiệm tại phòng, Hồ sơ
thí nghiệm tại hiện trường, và bất cứ những hồ sơ, tài liệu khác để tham chiếu,
kiểm chứng sau này và sẽ được dùng làm hồ sơ đính kèm cho Chứng chỉ thanh
toán tạm (IPC).
14. Chuẩn bị tất cả các biểu mẫu, định dạng cần thiết dùng để lập báo cáo cho Nhà tư
vấn và lưu giữ những hồ sơ báo cáo này như mô tả ở mục (13) nói trên.
Ngay sau khi khởi công, Nhà thầu sẽ yêu cầu phải trình nộp các hồ sơ sau để Nhà tư
vấn phê duyệt hoặc đồng ý, đó là:
(a) Kế hoạch điều động và vận chuyển vật liệu
(b) Kế hoạch điều động và vận chuyển máy móc, thiết bị của Nhà thầu
(c) Phòng thí nghiệm bao gồm: tổ chức nhân sự về nhân sự phòng thí nghiệm, kèm
theo lý lịch các chức danh cán bộ kỹ thuật, trang thíêt bị, hồ sơ năng lực, Hệ
thống Quản lý chất lượng (QC), nếu áp dụng

Construction Supervision Manual 1


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

(d) Các chi tiết của hệ thống an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường bao gồm Kế
hoạch quản lý giao thông công trình, được xây dựng và trình nộp trong vòng
không quá 28 ngày sau khi được Trao hợp đồng. Lưu ý rằng các Kế hoạch quản
lý giao thông công trình cụ thể sẽ được Nhà thầu trình nộp cho từng đoạn đường/
tuyến ống như một phần của hồ sơ Nhà thầu lập để xin cấp phép thi công từ cơ
quan có thẩm quyền.
(e) Đệ trình bản Kế hoạch quản lý môi trường tại công trường thi công (SEMP) trong
vòng 28 ngày kể từ ngày khởi công.
(f) Đệ trình một Kế hoạch ứng phó bảo lũ trong vòng 28 ngày kể từ ngày khởi công.
(g) Đệ trình bản Kế hoạch quản lý chất lượng trong đó cung cấp các chi tiết cụ thể về
Tổ chức quản lý chất lượng mà sẽ chịu trách nhiệm chứng nhận rằng tất cả các
sản phẩm trình nộp đều tuân thủ theo các yêu cầu của hợp đồng. Bản Kế hoạch
này phải được đệ trình trong vòng 28 ngày kể từ Ngày khởi công.
(h) Đệ trình phê duyệt phòng thí nghiệm trước khi hiệp đồng thực hiện bất cứ thí
nghiệm nào cho Công trình.

Construction Supervision Manual 2


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

2. MẶT BẰNG THI CÔNG

2.1. TIẾP QUẢN MẶT BẰNG THI CÔNG


Theo Luật xây dựng và Điều kiện của Hợp đồng, Chủ đầu tư sẽ bàn giao mặt bằng để
Nhà thầu tiếp quản quyền tiếp cận mặt bằng theo Hợp đồng, Nhà thầu bắt đầu khởi
công và tiến hành thi công Công trình theo kế hoạch tiến độ đã ký kết trong hợp đồng.
Sau khi tiếp quản mặt bằng, Nhà thầu phải phối hợp với Nhà tư vấn chụp ảnh hiện
trạng, bàn giao mốc giới đã được thiết kế của Mặt bằng trước khi thi công. Nhà thầu
sẽ trình báo cáo tình trạng khảo sát hiện thời để Nhà tư vấn kiểm tra/ phê duyệt trước
khi trình Chủ đầu tư. Biên bản bàn giao mặt bằng và mốc giới khảo sát thiết kế đã
được phê duyệt sẽ do nhà thầu, QQLDA, tư vấn thiết kế thực hiện ngay tại hiện
trường. Nhà thầu có trách nhiệm bảo quản mốc giới để lập hồ sơ hoàn công và
nghiệm thu bàn giao khi đã hoàn thành.

2.2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT CỦA NHÀ THẦU TẠI LÚC BẮT ĐẦU
Trước khi bắt đầu khởi công, Nhà thầu phải thực hiện các khảo sát địa hình, kiểm tra
mốc giới cần thiết để có sự đồng xác nhận giữa Chủ đầu tư, Nhà tư vấn và Nhà thầu
như sau:
(a) Xác nhận các mốc độ cao (bench marks - B.M).
(b) Xác nhận lộ giới.
(c) Xác nhận các điểm quy chiếu (R.P.), mà sẽ là trạm điều khiển của Công trình.
(d) Xác nhận cao độ mặt đất hiện thời và các cao trình của bất cứ kết cấu công trình
hiện thời và bất cứ hệ quả có thể gây nên về các khối lượng công việc.
(e) Xác nhận các hạ tầng dịch vụ dưới mặt đất/ trên mặt đất hiện thời mà có thể cần
phải di dời trước khi bắt đầu khởi công.

2.3. CÁC BẢNG HIỆU DỰ ÁN


Sau khi tiếp quản mặt bằng thi công, Nhà thầu sẽ lắp dựng các Bảng hiệu dự án tại vị
trí thỏa đáng của điểm đầu và điểm cuối và bảo quản trong quá trình thực hiện Công
trình. Bảng hiệu dự án sẽ được tháo dỡ lại lúc hoàn thành dự án.
Nội dung ghi trên Bảng hiệu dự án phải theo đúng yêu cầu trong Chỉ dẫn kỹ thuật.
Bố trí hình thức và/hoặc nội dung của Bảng hiệu dự án có thể thay đổi trong quá trình
dự án theo chỉ thị của các cấp quản lý sở tại.

Construction Supervision Manual 3


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

3. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÁC CUỘC HỌP HIỆN TRƯỜNG

3.1. TỔNG QUÁT


Các cuộc họp là công cụ thiết yếu để quản lý điều hành dự án. Để đạt được sự thành
công, các cuộc họp cần phải được chuẩn bị chu đáo, chuyên ngiệp và tiến hành theo
chương trình nội dung đã được ấn định từ đầu. Thông thường Kỹ sư giám sát thường
trú của Nhà tư vấn là người chủ trì họp. Cuộc họp cần được lập biên bản rõ ràng và
mạch lạc để sau đó gửi cho tất cả các bên dự họp và được ký xác nhận bởi tất cả các
bên tham dự họp.

3.2. CUỘC HỌP KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN


Thông thường, trước khi khởi công, một cuộc họp tại công trường sẽ được tổ chức với
sự tham gia của một bên là Nhà tư vấn, Kỹ sư giám sát hiện trường và các nhân sự
giám sát khác và một bên là Chỉ huy công trường (Đại diện công trường) của Nhà
thầu, các đại diện và các thầu phụ khác. Chủ đầu tư nên được mời tham dự cuộc họp
quan trọng này – là cuộc họp được tổ chức với những mục đích chính là để:
 các bên làm quen với nhau, bao gồm việc giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Nhà
thầu và của Nhà tư vấn;
 làm rõ các quyền hạn và thẩm quyền đã được phân giao cho Kỹ sư giám sát
hiện trường của Nhà tư vấn;
 thống nhất các Qui trình hành chính, bao gồm các tuyến liên lạc truyền đạt giao
tiếp và tổ chức các hoạt động hàng ngày;
 xem xét kế hoạch thi công của Nhà thầu và xác lập rằng công tác điều động
nguồn lực trước của Nhà thầu đã tiến hành đủ điều kiện thi công đến đâu;
 kiểm tra các bảo lãnh và bảo hiểm đã được thực hiện thành hiệu lực;
 thống nhất về việc bàn giao từng phần mặt bằng công trường, nếu có liên quan
vấn đề này;
 giải thích mọi vấn đề liên quan cho Nhà thầu, bao gồm các mối quan hệ với các
chủ sở hữu bất động sản tại nơi thi công, các cấp quản lý các công trình hạ
tầng dịch vụ hiện hữu và các bên liên quan tương tự khác.
 quyết định ngày định kỳ cho các cuộc họp giao ban hàng tuần.
Nói chung, công tác tổ chức giám sát tại cuộc họp hiện trường đầu tiên này sẽ nhắm
vào làm rõ và giải quyết bất cứ những nghi vấn mà Nhà thầu có thể cần biết, nhằm
đảm bảo sự hợp tác hiệu quả sau này.

3.3. CÁC CUỘC HỌP GIAO BAN HÀNG TUẦN


Trong quá trình thi công xây lắp – đặc biệt vào các giai đoạn ban đầu – Nhà tư vấn sẽ
tổ chức các cuộc họp hiện trường hàng tuần với mục địch ghi chép các sự kiện, thảo
luận các vấn đề và đưa ra các giải pháp quyết định.
Cuộc họp tuần sẽ được tổ chức dưới sự chủ trì của Kỹ sư giám sát hiện trường. Một
đại diện của Chủ đầu tư có thể cần tham dự cuộc họp tuần theo yêu cầu của Nhà tư
vấn hoặc Nhà thầu.

Construction Supervision Manual 4


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

Tiến độ công việc của tuần trước đó sẽ được báo cáo cho Chủ đầu tư. Các sự kiện và/
hoặc vấn đề chính yếu trong quá trình thi công Công trình sẽ được đưa ra thảo luận
giữa các bên.
Biên bản cuộc họp, do Nhà thầu hoặc Nhà tư vấn lập, sẽ được ký bởi tất cả các bên
dự họp và được Nhà tư vấn trình Chủ đầu tư để tham chiếu, điều hành dự án.

3.4. CÁC CUỘC HỌP BẤT THƯỜNG


Trường hợp phát sinh những vấn đề quan trọng cần có giải pháp cấp thời, mỗi bên sẽ
yêu cầu có cuộc họp với (các) bên khác để thảo luận giải quyết về vấn đề đó ngay để
tránh làm chậm trễ tiến độ.
Biên bản cuộc họp, do Nhà thầu hoặc Nhà tư vấn lập, sẽ được ký bởi tất cả các bên
dự họp và được Nhà tư vấn trình Chủ đầu tư để làm tham chiếu.

3.5. CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG CHO CÁC CUỘC HỌP GIAO BAN TUẦN
Chương trình nội dung cuộc họp, được phân phát trước khi diễn ra cuộc họp, sẽ bao
gồm các chủ đề sau đây:
1. Rà soát Nhật ký thi công của Nhà thầu
2. Mọi sự kiện phát sinh kể từ cuộc họp hiện trường lần trước đó
3. Những ngày làm việc, điều kiện thời tiết
4. Các nguồn lực của Nhà thầu:
 Nhân công
 Máy móc thiết bị
 Nguyên vật liệu tại Công trường
5. Chương trình thi công của Nhà thầu cho tuần đến
 Chương trình thi công theo Hợp đồng
 Tiến độ của các công việc
 Kế hoạch các hoạt động công việc sẽ thực hiện và thời hạn mục tiêu
6. Các vấn đề kỹ thuật:
 Bản vẽ thi công, bản vẽ thiết kế lại và bất cứ những bản vẽ nào khác.
 Các phê duyệt
 Các chỉ thị công trường
7. Các vấn đề về Sức khỏe, an toàn, môi trường và giao thông công trình (HSET)
 Những vấn đề không tuân thủ HSET tại công trường
 Các kiểm tra và các cam kết sửa chữa
8. Các vấn đề tài chính:
 Tình trạng của Chứng chỉ thanh toán tạm
 Các thay đổi, điều chỉnh công việc theo hợp đồng, nếu có
 Các yêu cầu, nếu có

Construction Supervision Manual 5


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

9. Quản lý chất lượng


10. Các vấn đề liên quan đến Chủ đầu tư
11. Các vấn đề liên quan đến các cấp quản lý khác, các công ty quản lý hạ tầng
dịch vụ, các đơn vị thầu phụ
12. Các giải pháp hành động sẽ phải thực hiện
13. Các vấn đề khác
14. Ngày và giờ cho cuộc họp kế tiếp

3.6. BIÊN BẢN CUỘC HỌP


Phụ lục 1 trình bày mẫu hình thức biên bản cuộc họp cho cuộc họp tuần và bất cứ
những cuộc họp chính thức nào khác triệu tập bởi Chủ đầu tư, Nhà tư vấn hoặc Nhà
thầu với (các) bên khác.

Construction Supervision Manual 6


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

4. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI BÁO CÁO HÀNG TUẦN VÀ NHẬT KÝ


THI CÔNG

4.1. TỔNG QUÁT


Một đặc điểm quan trọng của công tác quản lý hành chính hợp đồng thi công là công
tác ghi chép báo cáo thường xuyên và chính xác các hoạt động thi công lập thành hồ
sơ quản lý quá trình xây lắp được liên tục và có hệ thống. Hồ sơ này là tuyệt đối cần
thiết làm cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng và giải quyết mọi khiếu nại sau này của
Nhà thầu cũng như cung cấp thông tin thường xuyên cho Chủ đầu tư.

4.2. BÁO CÁO HÀNG TUẦN


Mẫu hình thức Báo cáo tuần đã được xây dựng để các Ký sư/ Giám sát viên sử dụng
để cung cấp thông tin cho Kỹ sư giám sát hiện trường về các hoạt động dự án. Mẫu
báo cáo này phải được từng kỹ sư/ giám sát viên điền hoàn chỉnh theo từng tuần đối
với các công việc thuộc sự kiểm soát giám sát của mình. Kỹ sư/ giám sát viên phải nộp
báo cáo tuần của mình cho Kỹ sư giám sát hiện trường vào Thứ sáu hàng tuần.
Kỹ sư giám sát hiện trường phải hàng tuần kiểm tra báo cáo.
Các báo cáo đầy đủ hoàn chỉnh sẽ được lưu giữ tại Văn phòng hiện trường và Văn
phòng quản lý dự án tại thành phố Thanh Hóa.

4.3. NHẬT KÝ THI CÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG


Trong suốt quá trình diễn tiến Công trình, Nhà thầu phải duy trì Sổ Nhật ký thi công
hiện trường được xác nhận đóng dấu bởi Ban quản lý dự án và tư vấn SKM, nhà thầu
ở trang đầu, còn các trang sau chỉ đóng dấu của nhà thầu.
Bản Nhật ký thi công hiện trường phải được kỹ sư/ giám sát viên của tư vấn điền đầy
đủ hàng ngày để hiển thị sự ghi chép lại các tình trạng hiện trường của người giám sát
cũng như các sự kiện đã xảy ra, để làm cơ sở cho các Báo cáo tuần.
Các nhật ký thi công đã được điền thông tin hoàn chỉnh sẽ được lưu giữ tại Văn phòng
dự án và phải luôn sẵn có để Kỹ sư giám sát hiện trường và Chủ đầu tư kiểm tra bất
cứ lúc nào khi cần.

4.4. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CHO NHÀ TƯ VẤN


Các bản sao Nhật ký thi công sẽ được nộp cho Nhà tư vấn tại Văn phòng tư vấn dự án
như một phần của báo cáo hàng tháng.

4.5. MẪU HÌNH THỨC BÁO CÁO


Các mẫu báo cáo tuần và Nhật ký thi công được cung cấp tại phần Phụ lục 2.

Construction Supervision Manual 7


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

5. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI NHẬT KÝ THỜI TIẾT

5.1. TỔNG QUÁT


Thời tiết hàng ngày tại công trường thi công phải được ghi chép lại để phục vụ cho
mục đích kiểm tra các điều kiện công trường mà ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ Công
trình, và là hồ sơ để kiểm chứng mọi yêu cầu xin gia hạn thời gian.
Ảnh hưởng của thiên tai như Bảo lớn và gió mạnh như các cơn lốc xoáy hoặc các trận
bảo nhiệt đới, dịch bênh, hỏa hoạn…. gây cản trở Nhà thầu thi công tại hiện trường
cũng phải được ghi chép lại rõ ràng trong sổ nhật ký thi công và nhật ký thời tiết.
Mẫu báo cáo hàng tháng về hồ sơ ghi chép tình trạng thời tiết được trình bày ở phần
Phụ lục 3.

Construction Supervision Manual 8


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

6. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI HỒ SƠ THEO DÕI NHÂN LỰC

6.1. TỔNG QUÁT


Nhân sự của Nhà thầu tham gia trong Dự án phải được ghi chép và báo cáo hàng
tháng cho Nhà tư vấn.
Một bản danh sách nêu rõ số nhân sự được phân loại theo chức năng tham gia công
việc trong tháng phải được lập trên Hồ sơ nhân lực. Hồ sơ này sẽ được dùng để phân
tích nguyên nhân chậm trễ so với kế hoạch tiến độ, nếu điều này xảy ra.
Mọi thay đổi từ tháng trước đó và con số tháng công lũy kế đều phải được mô tả trong
hồ sơ ghi chép.
Biểu mẫu trình bày ở Phụ lục 4 là mẫu điển hình cho Hồ sơ ghi chép nhân lực hàng
tháng.

Construction Supervision Manual 9


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

7. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI HỒ SƠ GHI CHÉP VỀ MÁY MÓC


THIẾT BỊ

7.1. TỔNG QUÁT


Yêu cầu quan trọng là duy trì tiến độ theo kế hoạch, và yêu cầu thiết yếu là duy trì máy
móc, thiết bị thi công luôn trong tình trạng tốt và đảm bảo rằng chúng đang được sử
dụng dùng cho công việc thỏa đáng.
Một biểu danh mục máy móc thiết bị cần phải được lập vào lúc bắt đầu dự án và một
ghi chép công việc của từng mục máy móc, thiết bị phải được báo cáo hàng ngày bởi
nhân sự giám sát của Nhà thầu.

7.2. HỒ SƠ GHI CHÉP HÀNG NGÀY VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ


Hồ sơ ghi chép hàng ngày và hồ sơ bảo dưỡng đi kèm cho mỗi máy móc, thiết bị thi
công bao gồm trạm gia công bê tông đúc sẵn, trạm trộn bê tông, và các mục quan
trọng khác về máy thi công phải được Nhà thầu lưu giữ. Hồ sơ ghi chép sẽ trình cho
Nhà tư vấn khi được yêu cầu.

7.3. HỒ SƠ GHI CHÉP HÀNG THÁNG VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ


Việc sử dụng máy móc thiết bị thi công chính bao gồm trạm gia công bê tông đúc sẵn,
trạm trộn bê tông và các mục máy thi công quan trọng khác trong tháng phải được báo
cáo cho Nhà tư vấn.
Mẫu cung cấp tại Phụ lục 5 là mẫu lập Hồ sơ theo dõi máy móc thiết bị hàng tháng sẽ
trình cho Nhà tư vấn.

Construction Supervision Manual 10


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

8. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA NGHIỆM THU

8.1. TỔNG QUÁT


Toàn bộ các công việc bao gồm vật liệu, trang thiết bị, máy móc thiết bị và các vật
phẩm mà sẽ được kết hợp vào trong công trình vĩnh cữu đều chịu sự kiểm tra của Nhà
tư vấn hoặc đội giám sát của Kỹ sư giám sát hiện trường.
Nhằm đảm bảo chất lượng các công trình và chất lượng thi công các công trình, công
tác kiểm tra sẽ được Kỹ sư giám sát hiện trường hoặc bất cứ giám sát viên thường
trực do Kỹ sư giám sát hiện trường ủy quyền thực hiện khi:
1. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng và/ hoặc tiêu chuẩn quản lý chất
lượng thi công áp dụng đối với dự án,
2. Công trình đã được hoàn tất một phần và phần hoàn tất này sẽ trở nên vô hình khi
toàn bộ công trình hoàn thành,
3. Công trình đã được hoàn tất một phần mà được nêu cụ thể là một hạng mục thanh
toán,
4. Hoàn tất dỡ bỏ phần công trình, vật liệu hoặc máy móc không đạt yêu cầu, được
thực hiện theo chỉ thị của Nhà thư vấn,
5. Hoàn tất phần công việc sẽ được cấp Chứng chỉ nghiệm thu theo Điều kiện Hợp
đồng,

8.2. YÊU CẦU KIỂM TRA NGHIỆM THU


Đối với các mục từ 1 đến 5 nêu trên, Nhà thầu phải trình Nhà tư vấn hoặc Kỹ sư giám
sát hiện trường bốn (4) bản Yêu cầu kiểm tra nghiệm thu ít nhất 2 ngày trước ngày
kiểm tra. (Đề xuất rằng bản Yêu cầu Kiểm tra được lập thành bốn (4) bản trên giấy
không cần cacbon (NCR). Một (1) bản sẽ được giao Nhà thầu giữ lại tại lúc Kỹ sư giám
sát hiện trường tiếp nhận văn bản, ba (3) bản sẽ được Kỹ sư giám sát hiện trường giữ
lại để Giám sát viên hiện trường ghi ý kiến kiểm tra. Sau khi hoàn tất kiểm tra, bản thứ
hai sẽ được Kỹ sư giám sát hiện trường ký và giao trả Nhà thầu, bản thứ ba Kỹ sư
giám sát hiện trường lưu hồ sơ, và bản thứ tư được giao cho kỹ sư tính giá để làm
chứng từ cho Chứng chỉ thanh toán tạm.
Ngày và giờ kiểm tra, địa điểm, số hạng mục, mô tả công việc và điều khoản áp dụng
của tiêu chí kỹ thuật của thỏa thuận hợp đồng phải được ghi rõ trong Yêu cầu kiểm
tra nghiệm thu.
Mẫu tờ Yêu cầu kiểm tra nghiệm thu được trình bày ở phần Phụ lục 6.

8.3. THÔNG BÁO KIỂM TRA NGHIỆM THU


Kỹ sư giám sát hiện trường hoặc Giám sát viên thường trú được ủy quyền của ông ta
phải thông báo Nhà thầu trước ít nhất 1 ngày về ý định tiến hành kiểm tra.
Thông báo này phải được trao cho Nhà thầu bằng văn bản đối với trường hợp các
kiểm tra quan trọng. Tuy nhiên, đối với các lần kiểm tra hàng ngày thông thường sẽ
báo bằng miệng.

Construction Supervision Manual 11


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

9. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỈ THỊ CÔNG TRƯỜNG

9.1. TỔNG QUÁT


Nhà tư vấn giám sát (hoặc Kỹ sư giám sát hiện trường – sau đây gọi chung là “Nhà tư
vấn hoặc Đại diện Nhà tư vấn”) chịu trách nhiệm kiểm tra Công trình tại Công trường.
Tư vấn GS sẽ chỉ thị Nhà thầu sửa sai những phần công việc không đáp ứng yêu cầu
của Hợp đồng hoặc không thỏa mãn yêu cầu của hố sơ thiết kế đã được chủ đầu tư
phê duyệt.
Chỉ thị có thể được đưa ra bằng miệng, nhưng sau đó nó phải được xác nhận bằng chỉ
thị văn bản trong thời gian sớm nhất.

9.2. TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM SÁT VIÊN THƯỜNG TRÚ TAI HIỆN TRƯỜNG
Đối với Dự án CSEDP, Giám sát viên thường trú tại hiện trường là đại diện tại công
trường của Nhà tư vấn GS và có thẩm quyền và trách nhiệm:
 Dò tìm và phát hiện mọi công việc không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
 Thông báo ngay lập tức cho Đại diện của Nhà thầu tại công trường để sửa
chữa những lỗi sai này.
 Viết chỉ thị công trường cho Nhà thầu để xác nhận lại các chỉ thị bằng miệng đã
đưa ra, và đảm bảo các chỉ thị này được Nhà thầu theo đúng.
 Báo cáo toàn bộ trường hợp vi phạm lên Kỹ sư giám sát hiện trường.

9.3. TÍNH CHẤT CỦA CHỈ THỊ CÔNG TRƯỜNG


Chỉ thị công trường có hiệu lực ràng buộc Nhà thầu phải tuân thủ;
Cần đặc biệt lưu ý rằng Chỉ thị Công trường KHÔNG BAO GIỜ được dùng cho bất cứ
những thay đổi nào đối với Khối lượng Hợp đồng hoặc Thời hạn Hợp đồng. Khối
lượng Hợp đồng hoặc Thời hạn Hợp đồng chỉ có thể thay đổi bằng một lệnh thay đổi
từ Chủ đầu tư mà thôi.

9.4. MẪU CHỈ THỊ CÔNG TRƯỜNG


Mẫu Chỉ thị Công trường được cung cấp tại phần Phụ lục 7.

Construction Supervision Manual 12


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

10. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

10.1. TỔNG QUÁT


Công tác kiểm soát chất lượng các công trình và toàn bộ vật liệu đưa vào trong các
công trình vĩnh cữu phải được thực hiện theo các yêu cầu đưa ra trong Chỉ dẫn kỹ
thuật, các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng hiện hành, tiêu chuẩn ASSHTO, tiêu chuẩn
ASTM hoặc những tiêu chuẩn tương đương khác ở mức cao nhất thực tế cho phép.
Các chất lượng yêu cầu đối với các vật liệu quan trọng, thiết bị lắp đặt đều được nêu
trong Chỉ dẫn Kỹ thuật của thỏa thuận hợp đồng, về “Các yêu cầu về nguyên vật liệu”
và thiết bị lắp đặt.
Trường hợp Nhà thầu muốn áp dụng một tiêu chuẩn không nằm trong Chỉ dẫn kỹ thuật
của thỏa thuận hợp đồng, nhà thầu phải có sự chấp thuận của Nhà tư vấn thiết kế và
chủ đầu tư trước khi áp dụng.
Nhà thầu cần tham chiếu phần Chỉ dẫn kỹ thuật để nắm chi tiết cụ thể về yêu cầu công
tác quản lý chất lượng của Nhà thầu.

10.2. PHÒNG THÍ NGHIỆM


Trước khi có thể bắt đầu các hoạt động xây lắp, Nhà thầu phải trình một đề xuất về
phòng thí nghiệm đã được chứng nhận để Nhà tư vấn GS và chủ đầu tư chấp thuận.
Trong khuôn khổ Dự án Phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa
(CSEDP), phòng thí nghiệm nói chung sẽ là một phòng thí nghiệm thương mại hoạt
động trong hoặc chung quanh Thanh Hóa hoặc Thành phố Hà Nội.
Mẫu Thư chấp thuận Phòng thí nghiệm của Nhà thầu đề xuất được trình bày tại phần
Phụ lục 8.

10.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TẠI PHÒNG VÀ TẠI HIỆN TRƯỜNG
Tất cả các kết quả thí nghiệm và/ hoặc tờ thí nghiệm đã được chứng nhận của nhà
sản xuất phải được trình cho Kỹ sư giám sát hiện trường. Tất cả các tờ thí nghiệm
phải được ký bởi người có thẩm quyền và được đóng dấu hợp lệ (dấu LAS là con dấu
tối thiểu chấp nhận được).
Mẫu ghi các kết quả thí nghiệm cần được thống nhất ở mức tối đa. Ngày thí nghiệm,
hạng mục mà nguyên vật liệu được đưa vào thi công, nguồn vật liệu và tên và chữ ký
của người chịu trách nhiệm phải được cung cấp tại từng tờ của Mẫu ghi kết quả. Bảng
tổng hợp các thí nghiệm vật liệu phải được trình cho Kỹ sư giám sát hiện trường trên
cơ sở hàng tháng hoặc cùng với việc đệ trình Chứng chỉ thanh toán tạm. Mẫu ví dụ
của mẫu ghi kết quả thí nghiệm và bảng tổng hợp các kết quả thí nghiệm vật liệu được
trình bày cụ thể trong phiếu chứng nhận kết quả thí nghiệm.

10.4. TẦN SUẤT LẤY MẪU VÀ THÍ NGHIỆM


Nhà thầu phải trình phê duyệt với đầy đủ các thông tin về các vật liệu dự tính sẽ dùng
cho Công trình vĩnh cữu trước khi bắt đầu huy động sử dụng vật liệu. Sự chấp thuận
của Kỹ sư giám sát hiện trường đối với một mẫu không có nghĩa là toàn bộ vật liệu từ
nguồn đó được chấp thuận.

Construction Supervision Manual 13


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

Trong quá trình thi công diễn tiến Công trình, Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm
với số lượng cần thiết dưới sự giám sát của Nhà tư vấn GS để đảm bảo Công trình
theo đúng các yêu cầu thiết kế ghi trong Hồ sơ Hợp đồng.
Nói chung, số lượng đầy đủ các thí nghiệm sẽ tùy thuộc vào các thông số chất lượng
cần kiểm tra. Trong khuôn khổ dự án CSEDP, các yêu cầu tối thiểu về tần suất thí
nghiệm được nêu tại Phụ lục 8.

Construction Supervision Manual 14


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

11. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG

11.1. TỔNG QUÁT


Chất lượng thi công đối với toàn bộ công trình vĩnh cữu phải được kiểm soát để hoàn
thành mọi yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật và Bản vẽ thiết kế trong thỏa thuận hợp đồng.
Trước khi tiến hành bất cứ thi công hạng mục nào, hoặc lắp đặt thiết bị Nhà thầu phải
đệ trình Phương án tiến hành và biện pháp thi công hạng mục, lắp đặt được đề xuất
để Nhà tư vấn GS và chủ đầu tư phê duyệt. Nếu theo ý kiến của Nhà tư vấn xét rằng
phần thi công cho thấy các vật liệu, máy móc thiết bị hoặc quy trình đề xuất là phù hợp
và đáp ứng các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật, Nhà tư vấn GS và chủ đầu tư sẽ phát
hành phê duyệt cho Phương án này, mà sau đó sẽ được áp dụng cho công trình
chính. Mẫu thư phê duyệt Phương án Phần thi công, lắp đặt thiết bị đề xuất được trình
bày ở Mẫu 12 của Phụ lục 15. Áp dụng cho cả thử tải bể nước, đường ống, bơm, chất
tải kiểm tra một bộ phận công trình, thiết bị….
Trong quá trình thực hiện công trình, nhiều kiểm tra phải được tiến hành để kiểm tra
chất lượng thi công của Nhà thầu. Vị trí kiểm tra sẽ theo chỉ đạo của Nhà tư vấn hoặc
Kỹ sư giám sát hiện trường. Thời điểm và tần suất cũng sẽ theo chỉ đạo của Kỹ sư
giám sát hiện trường trên cơ sở xét đến điều kiện cụ thể của Công trường, cho dù theo
bất cứ tiêu chuẩn nào.

11.2. TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG


Mẫu tiêu chuẩn về kiểm soát chất lượng thi công được trình bày tại Phụ lục 9.
Một tiêu chuẩn theo quy mô đầy đủ cho dự án cụ thể này sẽ được lập trong thời gian
điều động ban đầu của Nhà thầu.

11.3. TỜ KIỂM TRA


Các tờ kiểm tra chất lượng thi công phải được lập trước khi kiểm tra hiện trường thực
tế mỗi hạng mục công việc.
Mẫu tờ kiểm tra được trình bày tại Phụ lục 9.

Construction Supervision Manual 15


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

12. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ

12.1. TỔNG QUÁT


Tiến độ thi công phải được kiểm soát theo kế hoạch tiến độ thi công đã được duyệt –
là bản kế hoạch tiến độ mà Nhà thầu phải lập và đệ trình trong vòng 15 ngày kể từ
ngày phát hành Thư chấp nhận. Đây có thể được xem là hồ sơ quan trọng nhất phải
được lập vào lúc bắt đầu Dự án.
Do các hạng mục thi công chính của Dự án này bao gồm công tác đào dưới cao trình
mặt đất, công tác đổ lớp đệm cát, công tác đổ lớp đệm bê tông lót và các miệng xả ra
kênh, mà tất cả đều phụ thuộc nhiều vào điệu kiện thời tiết (lượng mưa) và khả năng
công tác của máy móc thiết bị bao gồm xe cộ vận chuyển, công tác bê tông, nơi đổ vật
liệu cát, đá, công trình tạm, các hoạt động bơm rút nước, điều quan trọng là cần phải
theo dõi hiệu suất công việc của mỗi hạng mục thi công tại mỗi giai đoạn thi công. Có
thể cần phải đưa ra các biện pháp thúc đẩy cần thiết trong trường hợp chậm trễ tiến
độ đã được lên kế hoạch.

12.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ


Tiến độ của từng hạng mục thi công và toàn bộ công trình thi công tổng thể phải được
quản lý cả bằng phương pháp lập biểu đồ dạng thanh (bar chart) và bằng biểu đồ định
lịch trình dạng mạng lưới (MS Project) cho thấy đường tới hạn quan trọng và đoạn thời
gian cần thiết của từng mục một cách rõ ràng, đồng thời giúp các kỹ sư hiện trường
kiểm tra, theo dõi và có hành động kịp thời trường hợp trượt tiến độ có thể xảy ra.
Khả năng thi công và hiệu suất thi công phải được giám sát trong quá trình thi công
các công trình để đối chiếu giữa tiến độ thực tế với kế hoạch tiến độ đã được phê
duyệt ban đầu.
Những ngày mà không thể thi công được Nhà thầu phải báo cáo hàng tháng cho Kỹ
sư giám sát hiện trường, Ghi nhật ký thi công, sử dụng mẫu Hồ sơ ghi chép thời tiết
đính kèm ở phần Hướng dẫn về Hồ sơ ghi chép thời tiết.

12.3. BIỂU ĐỒ THEO DÕI TIẾN ĐỘ DÙNG CHO CÔNG TÁC BÁO CÁO
Để phục vụ cho công tác báo cáo Nhà tư vấn và Kỹ sư giám sát hiện trường, và là một
phần của Báo cáo tiến độ hàng tháng, Nhà thầu sẽ lập một biểu đồ tiến độ kèm theo
dòng thanh toán tiền lưu chuyển tiền dưới dạng biểu đồ dạng thanh. Biểu đồ này phải
thể hiện cả kế hoạch tiến độ tổng thể và tiến độ thực hiện trên thực tế theo tháng báo
cáo. Bất cứ chênh lệch chậm trễ giữa tiến độ theo kế hoạch và tiến độ thực tế phải
được thể hiện rõ trên biểu đồ.
Biểu đồ phải được lập theo Tổng hợp các Hạng mục của Bảng khối lượng.
Các lý do và các biện pháp đề xuất của Nhà thầu để phục hồi mọi chậm trễ quá 10%
trong một tháng phải được giải trình trên biểu đồ hoặc trên một bảng đính kèm.
Mẫu Biểu Theo dõi Tiến độ và Tổng hợp dòng chuyển tiền được trình bày tại Phụ lục
10.

Construction Supervision Manual 16


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

12.4. CÁC GHI CHÉP


Ở dự án này, nếu Nhà thầu bị trượt 10% so với kế hoạch tiến độ thi công đã duyệt do
sự thiếu năng lực thi công của Nhà thầu, Nhà tư vấn sẽ phát thư cảnh báo nghiêm
khắc kèm theo các chỉ thị yêu cầu Nhà thầu thực hiện các bước tức thời để phục hồi
lại thời gian bị trượt tiến độ.
Nếu Nhà thầu bị trượt tiến độ 15% so với kế hoạch tiến độ thi công đã duyệt do sự
thiếu năng lực thi công của Nhà thầu, Nhà tư vấn sẽ phát thư đến Chủ đầu tư khuyến
nghị chấm dứt hợp đồng.

Construction Supervision Manual 17


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

13. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CẤP CHỨNG CHỈ THANH
TOÁN TẠM

13.1. CÁC XEM XÉT HỢP ĐỒNG


Toàn bộ các xem xét về mặt hợp đồng đều phải tham chiếu đến Các Điều kiện Hợp
đồng ban đầu đã được ký kết giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu.
Nhà tư vấn giám sát phải phát một Chứng chỉ thanh toán tạm cho Chủ đầu tư trong
vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản Kê khai thanh toán tạm của Nhà thầu.

13.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH


13.2.1. Các Bản kê khai thanh toán tạm của Nhà thầu
1. Yêu cầu Thanh toán tạm
Nhà thầu phải nộp cho Tư vấn thông qua Kỹ sư giám sát hiên trường (10 bản Quyển
1, 10 bản Quyển 2) bản yêu cầu Thanh toán tạm kèm theo các tài liệu sau:
(1) Quyển 1. Tổng hợp thanh toán (bìa xanh) bao gồm:
Thư đề nghị thanh toán tạm lần thứ (n).
Bảng tóm tắt hóa đơn đã cộng dồn thanh toán.
Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh
toán. (Phụ lục 3a).
Số tiền cộng dồn và đề nghị thanh toán.
Chứng chỉ thanh toán giữa kỳ số (n).
Tóm tắt yêu cầu thanh toán số (n) của Nhà thầu.
Yêu cầu thanh toán số (n) của Nhà thầu.
Bảng tổng hợp khối lượng.
(2) Quyển 2. Các tài liệu liên quan cho thanh toán đợt (n) (bìa vàng).

2. Quy định về in ấn, số lượng:


- Về in ấn: Thống nhất sử dụng font Unicode (Arial, size 11), A4 cho văn bản, A3 đóng
gấp kèm (nếu có). Ngoài ra các tài liệu khác
- Hồ sơ thanh toán số lượng:
+ Quyển 1: 10 bộ (gốc).
+ Quyển 2: 10 bộ gửi PPMU (bản sao), đối chứng tài liệu bất cứ khi nào nếu Ban
CSEDP yêu cầu.
Hồ sơ sau khi đã kiểm tra được Tư vấn trình cho Chủ đầu tư. Số bản như trên. Một
bản có xác nhận của PPMU sẽ được gửi lại cho Tư vấn để quản lý.

Hồ sơ kỹ thuật: gồm có bản vẽ, thuyết minh 10 bộ gửi cho các bên.

Construction Supervision Manual 18


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

3. Lưu ý chung:
Khi được hoàn thành Tập khối lượng và Tài liệu chứng minh là cơ sở để lập Chứng chỉ
thanh toán. Các quyển này được lập theo Hướng dẫn về Công tác Đo đạc.
Bảng tổng hợp sẽ thể hiện khoản tiền phải thanh toán cho từng Biểu khối lượng dựa
trên các bảng tính toán.
Bảng Tính toán được lập để tóm tắt các chi tiết của các công trình đã hoàn thành cho
đến thời điểm hiện tại. Kỹ sư Thường trú vùng phải kiểm tra và phê duyệt mỗi bảng
tính toán để Giám đốc dự án xác nhận.
Yêu cầu Thanh toán tạm do Nhà thầu lập và trình sẽ không được chấp nhận nếu
không tuân thủ các yêu cầu ghi trong Hợp đồng và tài liệu Hướng dẫn này hoặc nếu có
sai sót hoặc bao gồm cả công việc không được Tư vấn chấp thuận. Yêu cầu Thanh
toán tạm phải được gửi trả lại Nhà thầu kèm theo thư thông báo việc chậm thanh toán
cho Nhà thầu với những lý do cụ thể.
Tư vấn có thể sửa chữa hoặc hiệu chỉnh bất kỳ Chứng chỉ thanh toán tạm nào trước
đó do chính họ cấp khi phát hiện có sai sót và nếu bất kỳ hạng mục nào được thi công
không đáp ứng yêu cầu thì Tư vấn có quyền loại bỏ hoặc khấu trừ giá thành của công
việc đó trong bất kỳ Chứng chỉ thanh toán tạm sau đó.
Chu trình thanh toán được trình bày trong biểu mẫu kèm theo.

13.2.2. Chứng chỉ thanh toán tạm


Chứng chỉ thanh toán tạm sau khi được kiểm tra sẽ được Nhà tư vấn trình cho Chủ
đầu tư. Số bản đệ trình là mười (10) bản. Một bản Chứng chỉ thanh toán tạm đã được
Ban quản lý dự án xác nhận sẽ được gởi trả về Nhà tư vấn để theo dõi.
Mẫu của Chứng chỉ thanh toán tạm được cung cấp tại Phụ lục 11.

Construction Supervision Manual 19


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

14. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐO LƯỜNG

14.1. TỔNG QUÁT


Sổ đo lường khối lượng đã thi công và Dữ liệu giải trình của nó được lập nhằm mục
đích đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng, và các sổ sách này sẽ được dùng để xác
nhận Chứng chỉ thanh toán.
Các sổ sách này phải được ký bởi Nhà thầu và Kỹ sư giám sát và sau đó trình cho Kỹ
sư giám sát hiện trường, là người giám sát Nhà thầu và Kỹ sư lập dự toán đo lường
khối lượng.

14.2. SỔ ĐO LƯỜNG KHỐI LƯỢNG ĐÃ THI CÔNG


Các công trình được hoàn tất tính đến thời điểm sẽ được thể hiện trong Sổ đo lường.
Mỗi Hạng mục thanh toán trong Hợp đồng sẽ được điền đầy đủ vào một bảng riêng
biệt.
Mẫu của Sổ đo lường được cung cấp tại các bảng tính chi tiết khối lượng. Và các bảng
tính khối lượng chi tiết ở phần khối lượng nghiệm thu cho tất cả các hạng mục đã hoàn
thành, được nhà thầu và tư vấn giám sát hiện trường lập.

14.3. DỮ LIỆU GIẢI TRÌNH


Các chi tiết của các công trình cho từng Hạng mục thanh toán được hoàn tất đến thời
điểm đo lường sẽ được hiển thị trong Dữ liệu giải trình. Mỗi Hạng mục thanh toán phải
được điền dữ liệu vào một bảng riêng biệt. Chỉ những phần công việc đã được đo
lường khối lượng và vượt qua thử nghiệm kiểm soát chất lượng mới được đưa vào.
Mỗi mẫu cần phải được điền đầy đủ chỉ cho mục thi công đã thực tế thực hiện mà thôi.
Nói chung, các nội dung sẽ bao gồm mà không hạn chế các hồ sơ sau:
 Toàn bộ các bản Yêu cầu Kiểm tra đã được điền đầy đủ;
 Toàn bộ các kết quả thí nghiệm đối với vật liệu dùng cho Công trình và các thí
nghiệm tại hiện trường
 Toàn bộ các số liệu khảo sát hiện trường để phục vụ cho mục đích đo lường
khối lượng
 Toàn bộ biên bản nghiệm thu
 Toàn bộ bản ghi nhật ký thi công
 Toàn bộ Hồ sơ kiểm tra liên quan đến mục thi công đã thực tế thực hiện.
Mẫu Tờ Dữ liệu giải trình được cung cấp tại các bảng tính chi tiết khối lượng. Các
bảng tính toán chi tiết đối với bất cứ mục thi công cụ thể nào đó, (các) bảng bổ sung
theo định dạng tự do có thể đính kèm vào tờ Dữ liệu giải trình.

Construction Supervision Manual 20


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

15. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI CÁC LỆNH THAY ĐỔI

15.1. TỔNG QUÁT


Lệnh thay đổi sẽ được phát hành cho bất cứ mục thi công nào không theo như các kế
hoạch hoặc chỉ dẫn kỹ thuật.
Khi Nhà tư vấn nắm được rằng bất cứ mục thi công nào đó sẽ được xóa bỏ hoặc bổ
sung vào phần hiển thị trên các bản vẽ, hoặc trong chỉ dẫn kỹ thuật, Nhà tư vấn sẽ chỉ
thị Nhà thầu lập báo cáo nêu rõ các chi tiết của công việc và giải trình lý do vì sao Nhà
thầu xét thấy công việc đó là cần thiết kèm theo dự toán chi tiết về các thay đổi.
Báo cáo phải luôn bao gồm các thông tin sau:
- Số tiền theo Hợp đồng
- Danh mục của các lệnh thay đổi đã được phê duyệt trước đây và các giá trị của
chúng
- Giá trị của phần thay đổi công việc hiện đang xem xét
- Mọi thông tin giải trình để làm cơ sở cho các tính toán khối lượng
- Biện pháp đo lường công việc
Báo cáo sẽ được trình cho Chủ đầu tư.
Sau khi Chủ đầu tư chấp thuận về nguyên tắc đối với các thay đổi đề xuất, Nhà tư vấn
sẽ lập Lệnh thay đổi trên các mẫu đã được chấp thuận.

15.2. CÁC THAY ĐỔI VỀ KHỐI LƯỢNG


Tham chiếu Các Điều kiện Hợp đồng và các quy định hiện hành có liên quan về các
chi tiết liên quan đến các thay đổi về khối lượng.

15.3. CÁC THANH TOÁN CHO CÁC THAY ĐỔI


Tham chiếu các Điều kiện Hợp đồng về các chi tiết liên quan đến tiền thanh toán cho
các Thay đổi.

15.4. THỦ TỤC ĐỆ TRÌNH LỆNH THAY ĐỔI


Biểu đồ quy trình đệ trình lệnh thay đổi được trình bày tại Phụ lục 13.

15.5. CÁC BIỂU MẪU LỆNH THAY ĐỔI


Các biểu mẫu Lệnh thay đổi gồm:
- Lệnh thay đổi ( phụ lục 13)
- Bảng kê khai ước tính kèm theo nếu có
- Lý do, Tình trạng tài chính, v.v.
- Bất cứ các Bảng dữ liệu giải trình.

Construction Supervision Manual 21


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

Các số mục được liệt kê chỉ nên bao gồm những hạng mục sẽ được thay đổi theo
Lệnh thay đổi.
Lưu ý rằng Đại diện của Nhà thầu ký vào lệnh thay đổi phải là người đã ký Thỏa thuận
Hợp đồng ban đầu hoặc là người được ủy quyền để ký lệnh thay đổi và lệnh thay đổi
phải được đóng dấu công ty của Nhà thầu. Mọi biểu mẫu và tờ số liệu cơ sở giải trình
đều phải được đồng ký tắt bởi Nhà thầu, Kỹ sư giám sát hiện trường và Nhà tư vấn.
Lệnh thay đổi đã ký sẽ được lập thành sáu (9) bản gốc để xử lý.
- 3 bản do Ban quản lý dự án giữ
- 2 bản do Nhà tư vấn giữ (1 bản lưu hồ sơ SKM, một bản lưu bởi Kỹ sư giám sát
hiện trường)
- 5 bản do Nhà thầu giữ
Công tác xây lắp sẽ không được thực hiện cho bất cứ hạng mục công việc nào nằm
trong lệnh thay đổi, cho đến khi lệnh thay đổi đó được Chủ đầu tư ký và phê duyệt, trừ
phi được Chủ đầu tư thông báo khác đi bằng văn bản.
Mẫu của Lệnh thay đổi được cung cấp tại Phụ lục 13.

Construction Supervision Manual 22


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

16. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI TƯ VẤN VÀ NHÀ THẦU CÔNG TÁC
LẬP BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HÀNG THÁNG
16.1. TỔNG QUÁT
Báo cáo tiến độ hàng tháng được lập theo yêu cầu sau:
(1) Dữ liệu cơ sở của các công tác hiện trường – do Nhà thầu lập
(2) Tổng hợp các công tác ngoài hiện trường – lập tại văn phòng hiện trường của
Kỹ sư giám sát hiện trường
(3) Tổng quan về dự án – lập tại văn phòng Dự án
Dữ liệu cơ sở do Nhà thầu lập bao gồm:
(a) Biểu đồ tiến độ có cả phần lưu chuyển dòng tiền (tổng thể và theo từng mục)
(b) Hồ sơ ghi chép về nhân công
(c) Hồ sơ ghi chép về máy móc thiết bị
(d) Hồ sơ ghi chép về thí nghiệm vật liệu
(e) Hồ sơ ghi chép về thời tiết
(f) Hồ sơ ảnh chụp tiến độ
Phần tổng hợp được lập tại văn phòng hiện trường của Kỹ sư giám sát hiện trường
bao gồm:
(a) Tình trạng hợp đồng
(b) Tổng hợp về tiến độ
(c) Giải trình về các mục công trình đã thực hiện trong tháng
(d) Giải trình về các mục công trình được lập kế hoạch sẽ tiến hành trong tháng kế
tiếp
(e) (Những) vấn đề chính gặp phải và Biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
(f) Sổ ghi chép công văn, thư từ (văn phòng hiện trường)
Phần tổng quan được lập tại Văn phòng dự án SKM gồm:
(a) Tình trạng tài chính
(b) Sổ ghi chép công văn, thư từ (Văn phòng dự án)
(c) Thư bìa
(d) Đóng tập
Mẫu các biểu mẫu Dữ liệu cơ sở được đính kèm theo từng hướng dẫn.

Construction Supervision Manual 23


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

17. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI HỒ SƠ HOÀN CÔNG

17.1. TỔNG QUÁT


Hồ sơ “Hoàn công” là bản sao của các bản vẽ và tất cả các tài liệu hợp đồng khác mà
được Nhà thầu cập nhật để phản ánh những thay đổi xảy ra trong quá trình xây lắp
như đã thực hiện trên thực tế. Những thay đổi có thể đã được thực hiện bằng phụ lục,
chỉ thị công trường, lệnh thay đổi hoặc do xây lắp thực tế của Nhà thầu. Nhà thầu chịu
trách nhiệm đảm bảo mọi thay đổi đều được tài liệu hóa trên bản “hoàn công” của hồ
sơ hợp đồng được lưu giữ tại công trường dự án.
Theo Chỉ dẫn kỹ thuật, Nhà thầu có nghĩa vụ hoàn thành hồ sơ ‘hoàn công’ và trình
kèm theo với Chứng chỉ thanh toán cuối cùng.
Theo quy định của Thông tư 27/2009/TT-BXD, ngày 31/7/2009 của Bộ Xây Dựng,
công tác lập hồ sơ “hoàn công” là trách nhiệm của Nhà thầu.

17.2. TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI HỒ SƠ HOÀN CÔNG


Tham chiếu Chỉ dẫn kỹ thuật về chi tiết cụ thể liên quan đến tiêu chuẩn của hồ sơ
“hoàn công”.

17.3. HƯỚNG DẪN VỀ BẢN KHAI TẠI LÚC HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
Trong vòng không quá 30 ngày sau khi phát hành Giấy chứng nhận hoàn thành trách
nhiệm pháp lý về sai sót đối với toàn bộ Công trình, Nhà thầu sẽ trình Nhà tư vấn xem
xét bản dự thảo bản khai (thanh toán) cuối cùng lập thành mười (10) bản kèm theo các
chứng từ đi kèm thể hiện chi tiết (sau đây gọi là “Bản khai cuối cùng”), theo mẫu được
chấp thuận bởi Nhà tư vấn.
Nhà tư vấn sẽ xác nhận thanh toán theo Điều kiện của Hợp đồng.
Cũng cần lưu ý rằng ngay khi phát hành giấy Chứng nhận nghiệm thu đối với toàn bộ
Công trình, một nữa của Số tiền giữ lại sẽ được Nhà tư vấn xác nhận để thanh toán
cho Nhà thầu.
Mẫu của Bản khai cuối cùng được cung cấp tại Phụ lục 14.

Construction Supervision Manual 24


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

18. CÁC CHỈ DẪN VỀ QUY TRÌNH HOÀN TẤT CÔNG TRÌNH

18.1. TỔNG QUÁT


Các công trình có thể được đánh giá là hoàn thành sau khi nó đã được cơ bản hoàn
thành và vượt qua một cách thỏa đáng tất cả các thử nghiệm cuối cùng như quy định
trong Chỉ dẫn kỹ thuật.

18.2. KIỂM TRA CUỐI CÙNG


Khi các công trình được cơ bản hoàn thành, công tác kiểm tra cuối cùng sẽ được thực
hiện bởi Nhà tư vấn và Nhà thầu hoặc đại diện của Nhà thầu tại công trường. Các kết
quả kiểm tra sẽ được lưu hồ sơ và đính kèm với danh mục các hạng mục công trình
tồn tại phải được thực hiện, và tất cả sẽ được gởi đến Nhà thầu. Danh mục các hạng
mục công trình còn tồn tại này sẽ có giá trị trong vòng 28 ngày kể từ ngày của kiểm tra.
Sau đó, công việc kiểm tra lại sẽ được tiến hành và tại lần kiểm tra này, cũng có thể
phát hiện thêm những hạng mục tồn tại khác.
Mẫu Kiểm tra Cuối cùng được cung cấp tại Phụ lục 15.

18.3. GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH


Sau khi toàn bộ các hạng mục công việc tồn tại đều được hoàn thành xong và được
nghiệm thu, Một Giấy chứng nhận hoàn thành cơ bản sẽ được Nhà tư vấn phát
hành. Ngày ghi trên giấy chứng nhận sẽ được xem là “Ngày hoàn thành Công trình”.
Hồ sơ “hoàn công” phải được hoàn thiện và đệ trình cho Tư vấn trong vòng 28 ngày kể
từ Ngày hoàn thành Công trình. Trường hợp hồ sơ “hoàn công” được trình muộn bởi
Nhà thầu hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước, Nhà
thầu có thể bị áp dụng một khoản tiền phạt theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành cơ bản được cung cấp tại Phụ lục 15.

18.4. GIẤY CHỨNG NHẬN NGHIỆM THU


Giấy chứng nhận nghiệm thu sẽ được Nhà tư vấn phát hành cho Nhà thầu theo các
điều kiện sau:
 Các công trình đã được hoàn thành theo thiết kế và các yêu cầu trong Chỉ dẫn kỹ
thuật.
 Hồ sơ “hoàn công” do Nhà thầu lập đã được Nhà tư vấn phê duyệt; và
 Thời kỳ trách nhiệm pháp lý về các sai sót sẽ có hiệu lực kể từ ngày này.
Mẫu Giấy chứng nhận nghiệm thu được cung cấp tại Phụ lục 15.

18.5. NGHIỆM THU KỸ THUẬT


Sau khi nhận được Giấy chứng nhận nghiệm thu do Nhà tư vấn phát hành, công tác
nghiệm thu kỹ thuật sẽ được Chủ đầu tư tiến hành theo Quy định về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng cơ bản (ban hành kèm theo Nghị định số 15/2013/ND-CP ban hành

Construction Supervision Manual 25


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

ngày 06/02/2013 của Chính phủ. Thời gian nghiệm thu kỹ thuật để tiếp nhận bàn giao do
Chủ đầu tư tiến hành sẽ thực hiện theo quy định tại các Điều kiện Hợp đồng.
Biên bản kiểm tra sẽ được lập theo chỉ thị nêu tại Phụ lục của thông tư số 27/2009/TT-
BXD. Ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng.
Mẫu của định dạng của các biên bản được cung cấp tại Phụ lục 15.

Construction Supervision Manual 26


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0
Dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa

Khoản vay ADB 2511- VIE

19. HƯỚNG DẪN VỀ PHIẾU YÊU CẦU THÔNG TIN


19.1 TỔNG QUÁT
Nhà thầu phải đảm bảo kiểm tra toàn bộ hồ sơ bản vẽ và thông báo cho Nhà tư vấn về
mọi trường hợp sai biệt. Nhà thầu phải điền đầy đủ vào Mẫu đính kèm ghi rõ các thông
tin Nhà thầu yêu cầu để phục vụ cho việc thi công chính xác. Nhà thầu phải đệ trình
ngay đến Nhà tư vấn để giảm thiểu mọi chậm trễ về tiến độ ngoài hiện trường.
Mẫu này sẽ hữu dụng để phân tích mức độ các sai sót và sẽ có một danh mục để theo
dõi mọi thông tin được yêu cầu.
Mẫu Yêu cầu Thông tin được cung cấp tại Phụ lục 16.

Construction Supervision Manual 27


Infrastructure Works in Thanh Hoa
Version 1 – Revision 0

You might also like