You are on page 1of 1

[PM/F5] Performance Management - Quản lý Hiệu quả hoạt động

Quay lại trang chủ

[PM/F5: Tóm tắt kiến thức] Lesson 4:


Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản
lượng - Lợi nhuận (Cost volume profit
analysis)
Cost volume profit analysis (CVP analysis) được xem là một trong các công cụ hữu hiệu
để giúp các nhà quản lý hiểu được mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận, từ
đó đưa ra các quyết định tối ưu cho doanh nghiệp. Vậy CVP analysis là gì? Trong bài
hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

I. Bản chất của phân tích CVP


Phân tích CVP là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận ở các
cấp độ hoạt động khác nhau, nhằm phân tích ảnh hưởng của các mức sản lượng khác
nhau đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp xác định được điểm hòa vốn
(điểm mà lợi nhuận bằng 0).

Do đó, phân tích CVP còn được gọi là việc phân tích điểm hòa vốn
(Breakeven analysis).

1. Các công thức liên quan khi phân tích điểm hòa vốn

2. Các giả định được sử dụng trong phân tích CVP


Có 4 giả định sau được sử dụng trong phân tích CVP:

CVP có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm khi chúng được bán theo cùng tỷ lệ hoặc
cùng C/S ratio

Chi phí cố định là không thay đổi và chi phí biến đổi một sản phẩm (Variable cost per
unit) là không đổi tại các mức sản lượng khác nhau

Giá bán (selling price) là như nhau ở mọi mức sản lượng

Sản lượng sản xuất = Sản lượng tiêu thụ nên khi trong bài thi nhắc đến sản lượng thì
chúng ta có thể hiểu cả 2 nghĩa

II. Cách áp dụng phân tích CVP


Nội dung phân tích CVP cho một hoặc nhiều sản phẩm thường bao gồm 5 phần và được
tiến hành như sau:

Xácdinhloinhuângóp/SP
(Determinecontributionperunit)

Xácdinhtysóloinhuângóp/doanhthu
(DetermineC/Sratio)

Xácdinhdiêmhòavôn
(Determinebreakevenpoint)

Xácdinhbiêndòantoàn
(Determinemarginofsafety)

Xácdinhdoanhthuhoàcsanluongdêdatdugcloinhuânmongmuón
(Determinesalesorsalesvolumetoachievetargetprofit)

1. Trường hợp một sản phẩm

Xét ví dụ sau:

Công ty Ellen bán sản phẩm X với giá $12/ sản phẩm. Chi phí biến đổi là $9/ sản phẩm
và chi phí cố định là $240,000/ tháng. Công ty đang lên kế hoạch để bán 90,000 sản
phẩm/ tháng.

Phân tích các chỉ số theo CVP.

Lời giải

Xác định lợi nhuận góp/SP


Lợi nhuận góp một sản phẩm = 12 – 9 = $3/ SP

Xác định C/S ratio


C/S ratio = Contribution/Sales x 100% = 3/12x 100% = 25%

Xác định điểm hòa vốn:

Sản lượng tại điểm hòa vốn: Breakeven point = Total fixed costs/ Contribution
per unit
= 240,000/ 3 = 80,000 SP

Doanh thu tại điểm hòa vốn = 80,000 x 12 = $960,000 hoặc có thể tính theo
công thức:
= Fixed costs/ C/S ratio = 240,000/ 0.25 = $960,000

Biên độ an toàn

Dạng tuyệt đối: Margin of safety in units = Budget sales units – Breakeven sales
units
= 90,000 – 80,000 = 10,000 (SP)

Dạng tương đối:


Margin of safety in % = ((Budget sales - Breakeven sales)/ Budget sales)x 100%
= 10,000/ 90,000 x 100% = 11.1%

Đạt được lợi nhuận mong muốn $120,000

Sản lượng = (Fixed costs + Target costs)/ Contribution per unit


= (240,000 + 120,000)/ 3 = 120,000 SP

Doanh thu cần đạt được = 120,000 x 12 = $1,440,000

2. Trường hợp từ 2 sản phẩm trở nên

Trong thực tế, rất ít trường hợp các doanh nghiệp chỉ sản xuất và bán duy nhất một loại
sản phẩm nên khi áp dụng phân tích CVP có thể gặp khó khăn. Do đó, để áp dụng cách
phân tích này, chúng ta phải sử dụng giả định rằng các sản phẩm này được bán theo
tỷ lệ không đổi để từ đó tính lợi nhuận góp bình quân một sản phẩm và tỷ lệ C/S
ratio bình quân.

Để tính được số bình quân này, ta có thể dựa trên số lượng hoặc tỷ lệ của từng sản
phẩm trong tổng doanh thu không đổi.

Các điểm hòa vốn, biên độ an toàn và doanh thu hoặc sản lượng để đạt được lợi nhuận
mong muốn cũng sẽ được tính theo bình quân dựa trên công thức phần 1 mục I và lợi
nhuận góp bình quân, C/S ratio bình quân tương ứng.

Để tính các tiêu chí này cho riêng từng sản phẩm thì sẽ lấy tiêu chí bình quân nhân
với tỷ lệ tương ứng trong tổng hỗn hợp.

Ví dụ:

Công ty PL sản xuất 2 loại sản phẩm là M và N.

Sản phẩm M được bán $8/SP và tổng chi phí biến đổi là $3.8/SP.

Sản phẩm N được bán $14/SP và chi phí biến đổi là $4.3/ SP.

Công ty đã nghiên cứu thị trường và ước tính rằng cứ 5 sản phẩm M được bán thì có 6
sản phẩm N được bán. Biết chi phí cố định hằng năm là $83,160. Công ty đang lên kế
hoạch để năm sau đạt được doanh thu là $150,040 và xem xét thêm kế hoạch khác để
lợi nhuận có thể đạt $39,960.

Phân tích các chỉ số theo CVP.

Lời giải

Lợi nhuận góp bình quân/SP

Tính lợi nhuận góp của riêng từng sản phẩm:

Lợi nhuận góp bình quân/SP

Loinhuângópkhibán5SPM(5x4.21 21

Loinhuângópkhibán6SPN[6x9.71 58.2

Lginhuangopkhiban11sP 79.2

Do đó, lợi nhuận góp bình quân = 79.2/ 11 = $7.2/SP

C/S ratio bình quân

Doanh thu bình quân/SP:

Doanhthukhibán5SPM5x8] 40

Doanhthukhibán6SPN(6x141 84

Doanhthukhibán11Sp 124

C/S ratio bình quân = 79.2/ 124 x 100% = 63.87%

Xác định điểm hòa vốn

Doanh thu bình quân = 83,160/ 63.87% = $130,200


+ Doanh thu M = 40/124 x $130,200 = $42,000
+ Doanh thu N = 84/124 x $130,200 = $88,200

Sản lượng bình quân = 83,160/ 7.2 = 11,550 SP


+ Sản lượng M = 5/11 x 11,550 = 5,250 SP
+ Sản lượng N = 6/11 x 11,550 = 6,300 SP

Biên độ an toàn

Tuyệt đối: 150,040 – 130,200 = $19,840

Tương đối: 19,840/ 150,040 = 13.2%

Lợi nhuận mong muốn $39,960

Sản lượng cần đạt = (83,160 + 39,960)/ 7.2 = 17,100 SP

Doanh thu cần đạt:

III. Đồ thị hòa vốn


Để vẽ đồ thị hòa vốn, ta thực hiện qua 5 bước sau:

Ví dụ:

Một sản phẩm mới có các thông tin sau:

Giá bán $60/SP, chi phí biến đổi là $40/SP, chi phí cố định là $25,000/ tháng. Sản lượng
được ước tính là 1,800 SP/ tháng.

Xác định điểm hòa vốn thông qua đồ thị hòa vốn.

Bước 1: Vẽ hệ trục Oxy

Ox là sản lượng, giá trị được chia tới 1,800 SP

Oy là doanh thu và chia tới, giá trị được chi tới 1,800 x 60 = $108,000

Bước 2: Xác định đường chi phí cố định


Là một đường song song với trục Ox, giá trị Oy là $25,000

Bước 3: Xác định đường tổng chi phí


Đường chi phí sẽ đi qua 2 điểm sau:

Tổng chi phí tại điểm có sản lượng 1,800 SP: 25,000 + 40 x 1,800 = $97,000

Tổng chi phí tại điểm sản lượng =0 là $25,000

Bước 4: Xác định đường doanh thu


Đường doanh thu sẽ phải đi qua 2 điểm sau:

Doanh thu tại điểm sản lượng = 0 là 0

Doanh thu tại điểm sản lượng 1,800 Sp là $108,000

Bước 5: Xác định điểm hòa vốn


Từ giao điểm của đường doanh thu và tổng chi phí, ta dóng xuống trục Ox và Oy để
xác định giá trị sản lượng và doanh thu
Ta có đồ thị hòa vốn dưới đây:

Do đó, ta xác định được điểm hòa vốn có sản lượng 1,250 SP và doanh thu $75,000.

Chú ý: Tương tự cách áp dụng phân tích CVP cho trường hợp từ hai sản phẩm
trở lên, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ đồ thị hòa vốn cho 2 sản phẩm trở nên, với
điều kiện các sản phẩm này có tỷ lệ mix không đổi.

IV. Đánh giá kỹ thuật phân tích CVP


Kỹ thuật phân tích CVP có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm

● Dựa trên một số giả định không


● Kỹ thuật này có thể được thể hiện qua
thực tế (giả sử chi phí cố định và chi phí
đồ thị hòa vốn nên rất dễ hiểu cho các nhà
biến đổi một sản phẩm, giá bán luôn
quản lý không có kiến thức sâu về tài chính
không đổi tại mọi cấp độ sản lượng) nên
● Cho phép xác định mức lãi/lỗ tại bất kỳ kết quả có thể không chính xác và không
điểm nào trên đồ thị có giá trị cao
● Tập trung vào điểm hòa vốn và biên độ ● Các giá trị giá bán, chi phí đều là
an toàn nên giúp nhà quản lý đánh giá tốt ước tính nên có thể không chắc chắn
hơn về mức độ rủi ro đúng

Author: Hadtt

Bài viết này có hữu ích không? Có Không

Bài viết liên quan


[PM/F5: Dạng bài tập điển hình] Lesson 2a: Phương pháp tính chi phí dựa trên hoạt động (Activity
based costing)

[LW/F4: Tóm tắt kiến thức] Lesson 16: Các nhân viên khác của công ty (Other company officers)

[PM/F5: Dạng bài tập điển hình] Lesson 2b: Phương pháp chi phí mục tiêu (Target costing)

[MA/F2: Tóm tắt kiến thức] Lesson 22: Kiểm soát chi phí và cắt giảm chi phí (Cost control and cost
reduction)

[AA/F8: Tóm tắt kiến thức] Lesson 3: Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance)

Đăn
g
nhậ
p

You might also like