You are on page 1of 2

I.

Giới thiệu:
1. Tình hình khủng bố:
1.1. Thực trạng về vấn đề khủng bố ở thế giới:
Tội phạm khủng bố trong vài thập niên gần đây đã trở thành vấn đề quốc tế,
đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và phát triển của cả thế giới. Khủng bố có thể
được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân: Từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, cực
đoan về dân tộc, sắc tộc, đến đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng, phân hóa, xung đột
xã hội hay tranh giành quyền lực, tranh giành địa chính trị và các nguồn tài nguyên,
hay từ chiến tranh.
Ở các nước phương Tây, số vụ khủng bố của các phần tử cực hữu đã giảm
53% trong năm 2020 và số người bị thương do các cuộc tấn công thậm chí còn giảm
nhiều hơn,.
Tuy nhiên, các âm mưu bịp bợm và tuyên truyền trên mạng của các phần tử
cực hữu lại tăng lên.
1.2. Thực trạng về vấn đề khủng bố ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, mặc dù chưa xảy ra khủng bố do các tổ chức khủng bố quốc tế
tiến hành, nhưng những biểu hiện của các hoạt động tội phạm có tổ chức gần đây
cũng tiềm ẩn mầm mống, nguy cơ khủng bố.
Gần đây, Tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã nhiều lần thực hiện âm mưu đánh
bom tại các đô thị lớn nhân dịp lễ quan trọng của đất nước; tổ chức khủng bố “Chính
phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ đạo các cơ sở nội địa đặt bom xăng khủng bố
tại nhà ga Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và đốt phá kho xe số 01 của Công an
thành phố Biên Hòa, Đồng Nai (2017)...
Bối cảnh tình hình trên đòi hỏi cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm của
Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới vào công tác phòng, chống
khủng bố
2. Tình hình biến đổi khí hậu:
2.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên toàn cầu:
Từ đầu năm đến nay, tình trạng biến đổi khí hậu được các nhà khoa học cảnh
báo đạt mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cực xấu đến nhân loại nếu chúng ta
tiếp tục tàn phá môi trường. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra biến động
lớn trên toàn cầu trong năm nay, khiến hàng ngàn người thiệt mạng và hàng triệu
người phải sơ tán.
Hạn hán kéo dài đã khiến hàng triệu người đứng trước bờ vực nạn đói ở
Đông Phi.

Tầm giữa tháng 6 năm nay, Trung Quốc cũng đã chứng kiến lũ lụt trên diện
rộng sau những trận mưa lớn trong khi Bangladesh cũng hứng chịu trận lụt dữ
dội.

Trong khi đó, Nhật Bản phải trải qua đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong gần 150
năm qua. Nhiệt độ tại thủ đô Tokyo ngày 28-6 vượt mức 35 độ C trong 3 ngày liên
tiếp, làm khoảng 76 người đã nhập viện do thời tiết cực đoan ở Tokyo.

Đó chỉ là một số ví dụ tiêu biểu, và biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu
cực đến thế giới.

2.2. Tình hình biến đổi khí hậu Việt Nam:


Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tượng thời tiết lạ như: Mưa giông
trái mùa ở ven biển miền Tây Nam bộ, động đất liên hoàn tại Kon Tum gây rung
lắc mạnh lên tới 4,1 độ richter (tháng 4/2022), mùa Hè ở miền Bắc đến chậm hơn so
với chu kỳ hàng năm, sương mù dày đặc xuất hiện vào thời điểm giao mùa…

Đây là kiểu thời tiết dị thường, hiếm gặp, phản ảnh rõ thực trạng khí hậu ở
Việt Nam đang bị biến đổi, trái với quy luật tự nhiên.

Hành động gây ô nhiễm, phá hoại môi trường ở Việt Nam đang tác động
mạnh mẽ và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng
nặng nề hơn.

3. Tác động của tình hình an ninh và hòa bình thế giới đến Việt Nam hiện
nay:

Một là, trật tự đa cực đang hình thành ngày càng rõ nét cho phép Việt Nam
có điều kiện để thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong quan hệ quốc tế và lựa
chọn những kế sách phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Hai là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là cạnh tranh Mỹ -
Trung Quốc, diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp, tác động đến hòa bình, ổn định
và quan hệ quốc tế của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Ba là, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế lớn, song chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ
và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển, nước nhỏ vào nước lớn có xu
hướng gia tăng, tác động không nhỏ đến vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Bốn là, nhiều vấn đề có tính toàn cầu nổi lên, tác động mạnh tới nhận thức
và quan hệ của các nước nói chung, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt
Nam nói riêng.

Năm là, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động,
có vị trí địa kinh tế - chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới, nhưng tiềm ẩn
nhiều nhân tố bất ổn, tác động đến việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt
Nam.

Sáu là, ASEAN tiếp tục phát huy vai trò trung tâm hợp tác, thúc đẩy liên
kết khu vực Đông Nam Á, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
tác động không nhỏ đến bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam.

You might also like