You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN DƯỢC LIỆU GIỮA
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SINH PHẨM VÀ DƯỢC PHẨM
LIJANG HUALI VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC

Tên học viên Hoàng Việt Phương


Mã học viên 822087
Tên lớp Kinh Doanh Thương Mại 29A

Hà Nội, tháng 9 năm 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG...........................................................3
1.1. Chủ thể của hợp đồng.................................................................................3
1.1.1. Nội dung....................................................................................................3
1.1.2. Nhận xét.....................................................................................................3
1.2. Luật điều chỉnh hợp đồng..........................................................................4
1.2.1. Nội dung....................................................................................................4
1.3. Cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.......................................4
1.3.1. Nội dung....................................................................................................4
1.3.2. Nhận xét.....................................................................................................4
CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA VÀ ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA...........................................................5
2.1. Điều khoản hàng hóa , số lượng, giá cả.....................................................5
2.1.1. Hàng hóa....................................................................................................5
2.1.2. Số lượng.....................................................................................................6
2.2. Điều khoản đóng gói...................................................................................6
2.2.1. Nội dung....................................................................................................6
2.2.2. Nhận xét.....................................................................................................7
2.3. Điều khoản về thời gian giao hàng............................................................7
2.3.1. Nội dung....................................................................................................7
2.3.2. Nhận xét.....................................................................................................7
2.4. Điều khoản về cảng bốc, cảng dỡ...............................................................8
2.4.1. Nội dung....................................................................................................8
2.4.2. Nhận xét.....................................................................................................8
2.5. Điều khoản giao hàng và phương thức vận tải.........................................8
2.5.1. Nội dung....................................................................................................8
2.5.2. Nhận xét về điều khoản phương thức vận tải............................................9
2.6. Điều khoản thanh toán...............................................................................9
2.6.1. Nội dung....................................................................................................9
2.6.2. Nhận xét...................................................................................................10
2.7. Điều khoản về chứng từ............................................................................12
2.7.1. Nội dung..................................................................................................12
2.7.2. Nhận xét...................................................................................................12
2.8. Điều khoản về sự sai khác số lượng, chất lượng....................................13
2.8.1. Nội dung..................................................................................................13
2.8.2. Nhận xét...................................................................................................14
2.9. Điều khoản về bất khả kháng..................................................................15
2.9.1. Nội dung..................................................................................................15
2.9.2. Nhận xét...................................................................................................15
2.10. Điều khoản về trọng tài............................................................................17
2.10.1. Nội dung...............................................................................................17
2.11. Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp và luật áp dụng............17
2.11.1. Nội dung...............................................................................................17
2.11.2. Nhận xét................................................................................................18
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG
1.1.Chủ thể của hợp đồng
1.1.1. Nội dung

Hợp đồng này được xác lập giữa hai bên, bao gồm:

● Bên bán là: Công ty TNHH Phát triển Dược phẩm và Sinh phẩm Lijiang
Huali - Lijiang Huali Bio-product Development & Pharmaceutical Co
o Địa chỉ : Khu công nghiệp Nam Khẩu, hạt Ngọc Long, thành phố
Lệ Giang, Tỉnh Vân Nam.
o Số điện thoại: 0086-888-5170778
o Số Fax: 0086-888-5102068
o Người đại diện: Ông Xu Kaihua (徐开华) - Tổng giám đốc
● Bên mua là: Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC - OPC Pharmaceutical Joint
Stock Company
o Địa chỉ: 1017 Hồng Bàng, phường 12, quận 6, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
o Số điện thoại: +8428 – 387517111
o Số fax: +8428 – 38752048
Người đại diện: Ông Nguyễn Chí Linh - Tổng giám đốc
1.1.2. Nhận xét
● Ưu điểm

- Hợp đồng đã hiển thị tương đối đầy đủ thông tin về hai chủ thể bên mua và bên
bán, có những thông tin liên lạc khác như tên công ty, địa chỉ, điện thoại, fax, người
đại diện và chức vụ người đại diện khiến hợp đồng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, và
phòng trường hợp tranh chấp xảy ra
● Nhược điểm
- Hai bên chưa cung cấp thêm các phương tiện liên lạc khác như địa chỉ email ,
website để đa dạng và thuận tiện trong việc trao đổi thông tin.
- Hai bên chưa cung cấp mã số thuế, để tra cứu trên cổng thông tin nhằm xác
thực danh tính công ty.
1.2.Luật điều chỉnh hợp đồng

1.2.1. Nội dung


Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật pháp Trung Quốc và sẽ được phân xử bởi
trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore SIAC theo Công ước của Liên hợp quốc về
Hợp đồng Mua bán hàng hóa Quốc tế. Giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ được điều
chỉnh bởi luật pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong trường hợp không thể giải
quyết được, vụ việc bất đồng sau đó sẽ được đệ trình lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Singapore (SIAC) để phân xử theo Công ước của các quốc gia về Hợp đồng Mua bán
hàng hóa quốc tế, Công ước Viên 1980 (CISG)
Các bộ luật có thể được tham khảo, dẫn chiếu khi xác định phân tích, nhận xét các
điều khoản trong hợp đồng bao gồm: bộ luật dân sự Trung Quốc 2020, Luật Doanh
Nghiệp Trung Quốc 2018, Luật hợp đồng Trung Quốc 1999.
1.3.Cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
1.3.1. Nội dung
Trọng tài: Tất cả các tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện thỏa thuận này sẽ được giải
quyết bằng cách thân thiện. Trong trường hợp không thể giải quyết được, trường hợp
tranh chấp sau đó sẽ được đệ trình lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).
Quyết định của Ủy ban này sẽ được coi là cuối cùng và ràng buộc đối với cả hai bên.
Phí trọng tài sẽ do bên thua lỗ, trừ khi được trao tặng.

1.3.2. Nhận xét


- Việc quy định cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài quốc tế SIAC là hợp lý vì
trọng tài quốc tế độc lập khi giải quyết tranh chấp. Nếu chọn luật áp dụng là luật của
một trong hai bên thì khi xảy ra tranh chấp, hai bên khó hòa giải vì những điều kiện
trong luật nước thứ nhất quy định có thể không thỏa mãn những lợi ích của bên thứ
hai, vì vậy bên thứ hai không tham gia. Nhưng khi hai bên đã chọn cơ quan giải quyết
tranh chấp là trọng tài quốc tế SIAC thì cả hai bên đều phải chấp nhận và thực thi.
- Sử dụng trọng tài linh hoạt hơn so với tòa án vì có thể lựa chọn xử bí mật nhằm
giữ uy tín cho đôi bên, từ đó duy trì được mối quan hệ đối tác

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ HỢP ĐỒNG


MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA.
2.1.Điều khoản hàng hóa , số lượng, giá cả

2.1.1. Hàng hóa


● Ưu điểm
- Ở đây hợp đồng đã đưa ra được những thông tin cần thiết của các mặt
hàng dược phẩm như: Tên gọi cụ thể, tên gọi khoa học/quốc tế
- Tên hàng hóa mua bán trao đổi được viết bằng Tiếng Việt và Tiếng Trung
kèm tên gọi khoa học/quốc tế. Tên hàng hóa được ghi cả bằng Tiếng Việt
và Tiếng Trung giúp hai bên dễ xác định và tra cứu, kiểm định.
- Do sản phẩm là dược liệu, khó dịch sang Tiếng Trung và có thể gây nhầm lẫn
về nghĩa, có thể gây hiểu lầm giữa 2 bên bán và bên mua (doanh nghiệp
Trung Quốc và Việt Nam) nên điều khoản đã ghi rõ tên khoa học của các loại
dược liệu để doanh nghiệp dễ tra cứu.
- Sản phẩm đều có một tên gọi riêng, được biểu đạt rõ ràng, cụ thể, không
gây nhầm lẫn với các loại khác.
● Nhược điểm
- Hợp đồng có thiếu những thông tin về xuất xứ của hàng hóa. Điều này gây bất
lợi cho cả hai bên, đặc biệt là trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng
hóa, kiểm soát hàng hóa và giải quyết các tranh chấp

2.1.2. Số lượng
● Ưu điểm
- Số lượng đã được hai bên đã thống nhất chung về đơn vị cho việc xác định số
lượng hàng hóa cụ thể rõ ràng theo đơn vị đo lường quốc tế.
● Nhược điểm
- Địa điểm kiểm tra số lượng và giấy chứng nhận số lượng không được đề cập
trong hợp đồng.
 Chưa có thỏa thuận về độ co giãn số lượng của hàng hóa và được xác định rõ ràng
bằng tỷ lệ %
2.2.Điều khoản đóng gói

2.2.1. Nội dung


- Hàng hóa được đóng gói theo xác nhận của cả hai bên. Người mua ở đây đảm
bảo rằng việc đóng gói hoàn toàn tuân theo các quy định và luật có liên quan
tại VIỆT NAM.
- Yêu cầu chi tiết đối với việc đóng gói, ghi nhãn: Việc đóng gói, ghi nhãn
phải căn cứ vào nguyên tắc, quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BYT
hướng dẫn ghi nhãn thuốc và phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc sau:
Tên thuốc
Hoạt chất và hàm lượng hoặc nồng độ của chúng (nếu có)
Tiêu chuẩn
Khối lượng tịnh
Số lô, ngày sản xuất, ngày hết hạn, phương thức bảo quản
Số đăng ký (nếu có)
Thông tin của nhà sản xuất
Thông tin của nhà nhập khẩu

2.2.2. Nhận xét


● Ưu điểm:
Hai bên đã có sự thỏa thuận và thống nhất về nội dung bao bì, phù hợp,
chính xác với những tiêu chí của luật áp dụng.
● Nhược điểm:
Hợp đồng chưa có quy định rõ ràng về đặc tính vật lý và hóa học của bao bì
theo quy định được liệt, chưa đề cập tới chi phí cho việc đóng bao bì , đối
tượng cung ứng và cung cấp bao bì và chưa thống nhất rõ về đối tượng chịu
khoản phí bao bì này.
2.3.Điều khoản về thời gian giao hàng

2.3.1. Nội dung


Giao hàng từ Lệ Giang chỉ trong vòng 25 ngày kể từ ngày ký hợp
đồng, xác nhận gói hàng được hai bên xác nhận và người bán nhận được
khoản thanh toán trước 40%.
2.3.2. Nhận xét
- Chưa đề cập đến điều kiện rõ ràng về thời điểm chuyển rủi ro cũng như trách
nhiệm cụ thể của các bên
- Hợp đồng nêu thời gian cụ thể của việc giao hàng “25 ngày sau ngày ký kết hợp
đồng”. Tuy nhiên trên thực tế thời gian quy định này có thể gây bất lợi cho bên
Xuất khẩu vì thời gian giao hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương
tiện vận chuyển, quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho đến cảng, vấn đề phát
sinh trong thủ tục hải quan.
2.4.Điều khoản về cảng bốc, cảng dỡ

2.4.1. Nội dung


- Cảng bốc, cảng dỡ : cảng TRUNG QUỐC đến CẢNG BIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM.
- Tất cả các quyền tài sản, quyền quản lý, lợi ích có lợi và giới hạn của
ủy quyền hợp pháp y cũng như việc gánh chịu rủi ro và tổn thất đối với
hàng hóa sẽ được Người bán chuyển cho Người mua khi các toa hàng
được vận chuyển trên tàu tại cảng biển giao hàng.
2.4.2. Nhận xét
● Ưu điểm
- Đã có sự thống nhất, rõ ràng giữa hai bên về địa điểm bốc, dỡ hàng hóa
- Quy định rõ về thời điểm chuyển rủi ro
● Nhược điểm
- Các bên chưa chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực
hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể Hợp đồng chưa có quy định về
việc thông báo giao nhận hàng hóa giữa 2 bên
2.5. Điều khoản giao hàng và phương thức vận tải

2.5.1. Nội dung


- Phương thức vận tải CIF, cảng Hồ Chí Minh Việt Nam (Incoterms 2010)
- Vận tải bằng đường biển do người bán thực hiện.
2.5.2. Nhận xét về điều khoản phương thức vận tải
● Ưu điểm :
- Hợp đồng đã quy định rõ phương thức vận tải bằng phương tiện gì, do ai
thực hiện , phù hợp với điều kiện thương mại CIF.
● Nhược điểm :
- Hợp đồng chưa quy định rõ loại tàu chuyên chở, chuyên chở bằng hình
thức giao hàng từng phần hay giao hàng chuyển tải

2.6. Điều khoản thanh toán

2.6.1. Nội dung


- Phương thức :Bên mua sẽ thanh toán trước bằng Chuyển khoản điện tín (T/T
giá trị 40% hợp đồng)
- Đồng tiền thanh toán : USD
- Thời gian thanh toán: trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.
Người bán sẽ chuẩn bị hàng hóa, kiểm tra sau khi nhận được tiền thanh toán.
Khoản thanh toán còn lại bằng T/T giá trị 60% hợp đồng sẽ được thực hiện
dựa trên Chứng từ trước ngày nhận hàng của người mua sau 15 ngày. Cả 2
khoản thanh toán đều được thực hiện theo phương thức Chuyển khoản điện tín
(T/T) vào tài khoản sau:

● Ngân hàng: Ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung Quốc,
Sở ngân hàng chi nhánh tỉnh Vân Nam
● Người thụ hưởng: Công ty TNHH Phát triển Dược phẩm và Sinh phẩm
Lijiang Huali
● Địa chỉ ngân hàng: G-A5 Runcheng, giao giữa phố Shilichangjie và đường
Tây Qianwei, huyện Tây Sơn, Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc
● Swift code: ADBNCNBJKM1
● USD ACCOUNT: 20353999900111400260831

2.6.2. Nhận xét


- Hợp đồng sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện T/T
- Phương thức thanh toán T/T là phương thức thanh toán tách giao hàng và
thanh toán tiền hàng. Ngân hàng đóng vai trò là người thu hộ nên rủi ro của nó
rất lớn. Phương thức này chỉ áp dụng khi mua bán giữa các bên thân quen với
nhau. Để giảm thiểu rủi ro, thay vì thanh toán 100% tiền hàng, hợp đồng đã
quy định thanh toán theo phương thức trả ngay từng phần. Cụ thể ở đây,
người bán đã yêu cầu 40% đặt cọc trước và 60% còn lai được thanh toán bằng
T/T để đổi lại bản sao của chứng từ giao hàng.
- Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho bên mua, thì ngay ở giai
đoạn tạm ứng 40%, nên yêu cầu bên bán phải có giấy bảo lãnh của ngân hàng
bên bán, giấy này sẽ gửi trực tiếp từ ngân hàng bên bán tới ngân hàng người
mua. Điều này sẽ đảm bảo chắc chắn cho người mua hơn.
● Nhược điểm
- Hai bên cũng chưa quy định rõ những điều khoản điều kiện đối với trường
hợp khi có xảy ra rủi ro không phải do khách quan (nhà xuất khẩu giao hàng
không đúng hạn, không đúng hàng..) vì đó nếu xảy ra rủi ro 2 bên không có đủ
cơ sở để giải quyết tranh chấp.
- Hợp đồng chưa đề cập đến chế tài chậm trễ thanh toán. Để tránh rủi ro cho bên
bán thì công ty Hoa lợi lệ Giang nên có thỏa thuận với OPC về mức lãi suất
trong thời gian chậm thanh toán, thời hạn chậm thanh toán được chấp thuận,
các chế tài khác trong trường hợp chậm thanh toán. Ngoài ra cần bổ sung thêm
các trường hợp được miễn trách nhiệm nếu thanh toán chậm liên quan đến các
trường hợp bất khả kháng hoặc được bên bán chấp nhận.
- Trong hợp đồng giữa công ty Cổ Phần Dược phẩm OPC và Công ty TNHH Dược
phẩm và Sinh phẩm Lijang Huali không quy định về chế tài chậm thanh toán, khi
trường hợp chậm thanh toán xảy ra, hai bên có thể giải quyết như sau dựa vào
CISG (là căn cứ giải quyết tranh chấp được quy định trong hợp đồng) và Luật
Trung Quốc (là nguồn luật áp dụng được quy định trong hợp đồng)
2.7.Điều khoản về sự sai khác số lượng, chất lượng

2.7.1. Nội dung


- Theo tiêu chuẩn chất lượng của Dược điển Trung Quốc 2015. Người mua cam
đoan rằng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Dược điển Trung Quốc 2015 sẽ
phù hợp với quy định có liên quan ở Việt Nam, nếu không người mua sẽ chịu
hoàn toàn trách nhiệm và tổn thất liên quan.
- Trong trường hợp sai khác về chất lượng, người mua cần gửi khiếu nại trong
vòng 10 ngày sau khi hàng hóa đến cảng mình, còn nếu sai lệch về số lượng,
người mua cần gửi đơn khiếu nại ngay trong ngày hàng hóa đến cảng mình.
Điều này được hiểu rằng người bán không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc sai
lệch số lượng do hàng hóa được vận chuyển do các nguyên nhân mà Công ty Bảo
hiểm, Công ty Vận chuyển hoặc bất kỳ Tổ chức vận chuyển và/hoặc bên Bưu điện
phải chịu
2.7.2. Nhận xét
- Điều khoản về chất lượng này hơi bất cập vì người mua cần gửi khiếu nại trong

vòng 10 ngày sau khi hàng hóa đến cảng mình. Để biết được hàng hóa có tổn thất

gì hay không, người mua trong 10 ngày hàng về đến cảng phải đưa dược phẩm
đi kiểm tra chất lượng là quá gấp.
- Trong khi người mua phải kiểm tra gấp gáp trong 10 ngày, hợp đồng lại chưa
thấy nhắc đến việc kiểm tra, đảm bảo chất lượng của bên bán khi xuất khẩu
bằng chứng từ gì. Điều khoản không đề cập trực tiếp tới địa điểm và đơn vị
thực hiện kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng, cũng như không đề cập tới
giá trị pháp lý của các loại giấy chứng nhận kiểm tra phẩm chất. Sự bất hợp lý
về nghĩa vụ chứng thực chất lượng giữa người bán và người mua có thể gây ra
tranh chấp liên quan đến chất lượng và sự phù hợp của hàng hóa, chẳng hạn
như nếu tiêu chuẩn chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng của hai bên người
bán và người mua khác nhau
- Còn về khối lượng, việc phải cân các kiện hàng trong quá trình dỡ hàng và phải
gửi đơn khiếu nại ngay trong ngày là quá gấp gáp, cho thấy điều khoản này gây
bất lợi cho người mua. Giả sử, nếu có những trường hợp xấu xảy ra khiến cho
thời điểm kiểm tra chất lượng hàng đến bị hoãn lại, đến khi kiểm tra thì bên
mua nhận ra có sai hỏng lớn hàng hoá trách nhiệm cho sai hỏng trên thuộc về
bên bán thì có còn được gửi khiếu nại hay không trong khi điều khoản bất khả
kháng cũng không quy định trường hợp này. Điều này có thể gây ra rủi ro tranh
chấp giữa người bán về người mua.
- Hợp đồng cần quy định chi tiết hơn về khác biệt về chất lượng và được bên thứ
3 kiểm chứng, cung cấp được giấy chứng nhận chất lượng, kéo dài thời gian
lên 30 ngày. Nên thêm trường hợp chất lượng không đảm bảo do việc đóng gói
hàng hóa của người bán.
- Về khối lượng, hợp đồng chưa ghi rõ về khối lượng là khối lượng tịnh hay đã bao
gồm bao bì, việc đóng gói và kiểm tra hàng hóa phải được người bán đảm bảo và
xuất trình giấy tờ, bên thứ ba làm chứng (bên vận chuyển) để đảm bảo hàng hóa
có thể hao hụt trong quá trình vận chuyển hay do thiếu sót trong khâu đóng hàng,
từ đó xác định rõ lỗi của bên nào. Thời hạn gửi đơn khiếu nại về khối lượng nên
tăng lên nhiều ngày hơn kể từ ngày hàng cập cảng người mua.
2.8.Điều khoản về bất khả kháng

2.8.1. Nội dung


Một trong hai bên sẽ không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc chậm trễ việc
thực hiện tất cả hoặc một phần của thỏa thuận do lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh
hoặc bất kỳ sự kiện nào không thể dự đoán, tránh và khắc phục bởi các bên liên quan.
Tuy nhiên, bên chịu ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần gửi thông báo tới bên còn
lại bằng văn bản càng sớm càng tốt và sau đó gửi giấy chứng nhận về sự kiện đó do các
cơ quan có thẩm quyền cấp cho bên kia trong vòng 15 ngày sau khi xảy ra.
2.8.2. Nhận xét

- Điều khoản này chưa có quy định về giới hạn thời gian về nghĩa vụ thông
báo của bên bị ảnh hưởng với bên không bị ảnh hưởng.
- Chưa nêu rõ quy định phương án giải quyết trong trường hợp có vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
- Chưa có quy định về giới hạn thời gian cần thiết để bên bị ảnh hưởng khắc phục
hậu quả do bất khả kháng.
- Chưa có quy định về hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp vượt quá thời gian
gửi bằng chứng bất khả kháng đến cơ quan có thẩm quyền, dẫn tới khả năng bất
khả kháng không được xem xét và gây thiệt hại cho bên bị ảnh hưởng.

● Đề xuất chỉnh sửa


- Thêm vào hợp đồng: “Bên nào bị ảnh hưởng bởi các biến cố bất khả kháng như
trên sẽ thông báo bằng văn bản cho bên kia trình bày về tiến độ đó. Bên bị ảnh
hưởng sẽ phải gửi văn bản thông báo về tình huống bất khả kháng cho bên kia
trong vòng 30 ngày từ ngày phát sinh bất khả kháng. Nếu các biến cố khả
kháng đó tiếp tục ảnh hưởng trên tám (08) tuần lễ thì cả hai bên đều có quyền
hủy hợp đồng.”
- Thêm vào hợp đồng: “Bằng chứng bằng văn bản của các Phòng thương mại
tương ứng tại quốc gia của bên bán hoặc bên mua sẽ là bằng chứng đầy đủ về sự
tồn tại và thời hạn của bất khả kháng trên.”
- Thêm vào hợp đồng: “Quá 15 ngày, bất khả kháng không được xem xét.”
- Thêm vào hợp đồng: “Bên bị ảnh hưởng sẽ phải gửi văn bản thông báo về tình
huống bất khả kháng cho bên kia trong thời gian 30 ngày tính từ ngày phát
sinh bất khả kháng.
- Thêm vào hợp đồng quy định về giới hạn thời gian cần thiết để bên bị ảnh
hưởng khắc phục hậu quả do bất khả kháng.
2.9. Điều khoản về trọng tài
2.9.1. Nội dung
Tạm dịch: “Nếu như có tranh chấp xảy ra giữa hai bên mà không thể giải quyết
được thông qua thỏa thuận sẽ được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore
(SIAC). Kết quả của SIAC sẽ là kết quả cuối cùng và bắt buộc phải được chấp
hành bởi cả hai bên. Phí trọng tài sẽ do bên thua chi trả, trừ trường hợp khác.”

2.10. Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp và luật áp dụng
2.10.1. Nội dung
Hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp của nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa. Trong trường hợp không thể giải quyết được, vụ việc tranh chấp sau đó sẽ
được trình lên Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) để xử theo công ước
của Liên hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).”

2.10.2. Nhận xét


Điều khoản luật áp dụng là điều khoản quan trọng giúp các bên có cơ sở pháp lý
xác định quyền và nghĩa vụ chưa được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng như giải
quyết các tranh chấp có liên quan. Hợp đồng này quy định giải quyết tranh chấp theo luật
pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (được chỉ định rõ ràng). Sự chỉ định này có lợi
cho doanh nghiệp Trung Quốc bởi vì họ đang hoạt động theo pháp luật đó, quen thuộc
với chúng và có các luật sư am hiểu về chúng. Điều khoản này có thể gây bất lợi cho phía
người mua là doanh nghiệp Việt Nam vì khi có tranh chấp xảy ra, các bên luật sư cho
công ty Việt Nam sẽ phải mất thời gian và gặp khó khăn hơn trong việc tìm hiểu luật
Trung Quốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự 2015 (số 91/2015/QH13), ngày 24/11/2015


2. Luật thương mại 20005 (số 36/2005/QH11), ngày 14/6/2015
3. TS Nguyễn Minh Hằng (2013), Giáo trình Pháp luật kinh doanh quốc tế,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Incoterms 2010, 2013, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông
5. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/ 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số điều của Luật quản lý Ngoại Thương
6. Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
7. Lê Thủy Tiên, 2021, Quy định về điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, Luật Minh Khuê
8. Luật hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 15/3/1999
9. Bộ luật dân sự Trung Quốc 2020
10. Luật doanh nghiệp Trung Quốc 2018
11. Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC (Sửa đổi,
bổ sung lần thứ 22, ngày 09/04/2021)
12. National Enterprise Credit Information Publicity System of
China, https://www.gsxt.gov.cn/index.html
PHỤ LỤC
Hợp đồng mua bán dược liệu giữa công ty TNHH Phát triển Sinh phẩm và Dược
phẩm Lijang Huali và Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC

You might also like