You are on page 1of 10

BÀI TẬP VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO DI TRUYỀN BIẾN DỊ 2022

Câu 1. Một nhóm các nhà khoa học thực


hiện lại thí nghiệm của Meselson và
Stahl (1958) để nghiên cứu mô hình
nhân đôi của ADN. Họ đã nuôi vi khuẩn
E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng
vị nặng (N15), sau đó chuyển sang môi
trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (N14), tách
ADN sau mỗi thế hệ và ly tâm. Kết quả
thu được các băng ADN có trọng lượng
và tỷ lệ khác nhau như hình 1 (tỷ lệ %
thể hiện hàm lượng của các băng ADN
trong mỗi thế hệ). Từ kết quả thí nghiệm,
có bao nhiêu khẳng định sau đúng?
I. Do nguyên liệu cung cấp chỉ chứa N14, tỉ lệ băng ADN trung gian giảm dần qua các thế hệ.
II. Tỉ lệ băng ADN trung gian giảm dần qua các thế hệ chứng tỏ ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán
bảo tồn.
III. Nếu tiếp tục thí nghiệm, ở thế hệ thứ 6, tỉ lệ băng ADN nhẹ chiếm khoảng 96,875%.
IV.Nếu thực hiện thí nghiệm tương tự, nhưng khởi đầu (thế hệ 0 ở môi trường chỉ có N14 rồi chuyển
sang môi trường chỉ có N15 (từ thế hệ 1) thì tại thế hệ thứ 3, tỉ lệ băng ADN nặng gấp 3 lần tỉ lệ băng
ADN nhẹ.
V. Nếu trong thí nghiệm ở hình 1, thế hệ 0 chứa 100% ADN băng trung bình thì tại thế hệ thứ 3, tỉ lệ
băng ADN trung bình là 6,25%.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Hội chứng Patau ở người là một bệnh di truyền gây ra do có ba nhiễm sắc thể (NST) số 13. Trên
NST số 13 có ba lôcut gen A, B và D, trong đó lôcut B ở gần tâm động (Hình a) và mỗi lôcut có các
alen khác nhau (kí hiệu từ A1 đến D4). Các nhà khoa học đã phân tích ADN của 4 người (I), (II), (III),
(IV) được thể hiện ở Hình b (số vạch in đậm tại mỗi lôcut tương ứng với số loại alen người này mang
tại mỗi lôcut đó). Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I II III IV
Lôcut A A1
Lôcut A
2
A A3
Tâm động
B1
Lôcut B2
Lôcut B B B3
B4

Lôcut D D1
Lôcut D2
D D3
D4

Hình a Hình b
I. Dựa vào kết quả tích ADN ở hình b ta có thể xác định được người bị hội chứng Patau là người số (II).
ABD
II. Người số (IV) chắc chắn có kiểu gen 2 3 2 .
A3B3D4
III. Nếu tỷ lệ giao tử A 2 B3 D1 của người số (I) là 25% thì tỷ lệ giao tử A 2 B2 D3 cũng là 25%.
IV. Nếu người số (III) lấy vợ/chồng bình thường sinh con thì chắc chắn người con của họ bị thiếu một
NST.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 3. Ở một loài hoa, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen có bốn alen quy định. Sự hình thành nên
tính trạng màu sắc hoa ban đầu A được mã hóa bởi một đoạn gen trên phân tử ADN, sự hình thành các
kiểu hình còn lại do đột biến điểm (thay thế) trên một triplet bắt đầu từ alen A tạo thành alen đột biến
theo một thứ tự xác định. Cho biết các triplet được đọc trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’ → 5’,
trình tự các axit amin do 4 alen quy định và các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau:
5’ Bảng mã hóa axit amin 3’
GGU, GGX, GGA, GGG Gly
Trình tự axit amin do 4 alen quy định GAA, GAG Glu
GXU, GXX, GXA, GXG Ala
Alen A: Gly – Ala – Pro – Ser – Val – Tyr – Gln XXU, XXX, XXA, XXG Pro
Alen A1: Gly – Ala – Pro – Ser – Ala – Cys – Gln UXU, UXX, UXA, UXG Ser
Alen A2: Gly – Ala – Pro – Ser – Val – Cys – Gln GUU, GUX, GUA, GUG Val
Alen A3: Glu – Ala – Pro – Ser – Ala – Cys – Gln UAU, UAX Tyr
UGU, UGX Cys
XAA, XAG Gln
Biết rằng quá trình phiên mã và quá trình dịch mã không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào
sau đây đúng về các alen đột biến trên?
A. Sơ đồ xuất hiện các alen đột biến từ alen A là A → A1 → A2 → A3.
B. Trình tự triplet của alen A3 có thể là 3’…XXA…XGT AXA GTT…5’.
C. Alen A2 được tạo ra do sự thay thế nucleotit thứ hai trong triplet bằng một loại nucleotit khác.
D. Sản phẩm phiên mã của alen A1 tham gia dịch mã sẽ kết thúc sớm hơn so với sản phẩm của alen A.
Câu 4. Phân tích sự biểu hiện của các gen bằng phương pháp
Northern blot (bằng phương pháp này có thể xác định số
lượng cũng như kích thước của các phân tử mARN có trong
tế bào được phát hiện dựa vào vị trí và độ đậm nhạt của băng
lai). Kết quả được thể hiện ở hình bên. Cho các phát biểu
sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Nếu có một truong ba đối tượng bị hội chứng siêu nữ thì
người đó là người số (2).
II. Nếu có một truong ba đối tượng bị hội chứng tớcnơ thì
người đó là người số (3).
III. Nếu người số (3) là nam thì người này có khả năng cao là người nam bình thường.
IV. Nếu người số (1) là nam thì tỷ lệ mắc bệnh Claiphentơ của người này rất cao.
V. Người số (1) – nữ và người số (3) – nam lấy nhau thì có thể sinh ra con bình thường chiếm tỷ lệ
100%.
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 5. Hình a mô tả một đoạn nhiễm sắc thể từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng
(kí kiệu từ 1 đến 6) tương ứng với 6 locut gen khác nhau chưa biết trật tự trên nhiễm sắc thể (kí hiệu từ
A đến F). Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể (từ
đến V) xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại tất cả 6 locut gen. Khi tiến
hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp về các đột
biến lặn tại cả 6 locut gen (aa, bb, cc, dd, ee, ff) thu được kết quả như sau:
Các dòng đột Các cá thể có kiểu gen đồng hợp
biến mất đoạn aa bb cc dd ee ff
I - + + - + -
II + + - - + +
III + + - - + -
IV - + + + - -
V - - + + - +
Hình a Bảng b
Các đoạn biểu thị phạm vi Chú thích: Ở mỗi locut gen, kí hiệu (+) là 100% con lai có
đoạn nhiễm sắc thể bị mất so với kiểu hình kiểu dại, kí hiệu (-) là con lai có 50% kiểu dại :
nhiễm sắc thể ruồi giấm bình thường 50% kiểu hình đột biến lặn đối với locut tương ứng.
I. Đột biến mất đoạn NST có chứa các locut gen nào sẽ làm cho các alen đột biến lặn không có alen kiểu
dại tương ứng đó được biểu hiện ở thể dị hợp.
II. Đoạn mất III chứ 3 locut C, D, F.
III. Cho lai giữa hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV, có thể thu được 25% hợp tử không phát triển.
IV. Thứ tự các locut gen là C – D – F – A – E – B.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 6. Mô hình điện di sản phẩm PCR
nhiều cặp nhiễm sắc thể (các cặp được
chú thích ở phía dưới) trong 5 cá thể
khác nhau (1 – 5) ở hình dưới cho phép
xác định sự có hoặc không có sự bất
thường số lượng nhiễm sắc thể. Thể đơn
nhiễm (monosomy) ở các nhiễm sắc
thường được biết là gây chết. Độ cao
tương đối của các đỉnh trong mỗi ô phản
ánh tỷ lệ số bản sao gen của hai nhiễm
sắc thể trong ô đó. Trục ngang cho thấy
sự di chuyển trên điện trường, trục dọc
biểu diễn cường độ huỳnh quang. Có
bao nhiêu nhận định nêu trên là đúng?
I. Có ba cá thể là thể ba nhiễm.
II. Có hai cá thể là thể một nhiễm không bình thường.
III. Hai cá thể có kiểu nhân bình thường.
IV. Các sản phẩm PCR liên quan tới các nhiễm sắc thể khác nhau cần có các kích thước khác nhau để
cho phép xác định số bản sao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình phiên mã và dịch mã của trong một tế bào của của một loài sinh
vật. Dấu (...) biểu thị cho các nucleotit chưa biết tên. Dựa vào thông tin được cho bởi hình vẽ và cho
biết, trong số các phát biểu được cho dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
UUU UAU UGU
Phe UXU Tyr Cys
UUX UXX UAX UGX
ADN khuôn Ser
UUA UXA UAA Kết UGA Kết thúc
Leu
UUG UXG UAG thúc UGG Trp
XUU XXU XAU XGU
His
XUX XXX XAX XGX
Leu Pro Arg
XUA XXA XAA XGA
(3) Gln
XUG XXG XAG XGG
AUU AXU AAU AGU
Asn Ser
AUX Ile AXX AAX AGX
Thr
AUA AXA AAA AGA
Lys Arg
AUG Met AXG AAG AGG
GUU GXU GAU GGU
Asp
GUX GXX GAX GGX
Val Ala Gly
GUA GXA GAA GGA
Glu
GUG GXG GAG GGG

I. Cấu trúc (1) là riboxom, cấu trúc (2) là chuỗi polipeptit.


II. Đoạn trình tự nucleotit còn thiếu trên phân tử mARN là 3’ − UGX GUX AAA − 5’.
III. Quá trình trên có thể xảy ra ở sinh vật nhân sơ.
IV. Nếu xảy ra đột biến ở vị trí (3) có thể biến đổi chuỗi polipeptit từ axit amin Val thành axit amin
khác.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Dưới đây là trình tự một đoạn mạch đơn ADN thuộc vùng mã hóa của gen HbA quy định
hemoglobin tạo hồng cầu bình thường và trình tự tương ứng của gen HbS (một một dụng đột biến của
gcn HbA) quy định hemoglobin tạo hồng cầu hình liềm ở người. Cho rằng, tất cả các đoạn còn lại của
gen HbA và HbS có trình tự nuclêôtit giống nhau.
Đoạn mạch của gen HbA XAX XTG AXT XXT GAG GAG AAG TXT
Trình tự axit amin bình thường His Leu Thr Pro Glu Glu Lys Ser
Vị trí axit amin 2 3 4 5 6 7 8 9
Đoạn mạch của gen HbS XAX XTG AXT XXT GTG GAG AAG TXT
Trình tự axit amin đột biến His Leu Thr Pro Val Glu Lys Ser
Vị trí axit amin 2 3 4 5 6 7 8 9
Bảng dưới đây cho biết một số bộ ba trên phân tử mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng.
Axit amin Các bộ ba mã hóa tương ứng Axit amin Các bộ ba mã hóa tương ứng
Thr AXU, AXX, AXA, AXG Lys AAA, AAG
Glu GAA, GAG Pro XXU, XXX, XXA, XXG
His XAU, XAX Val GUU, GUX, GUA, GUG
UUA, UUG, XUU, XUX, XUA, UXU, UXX, UXA, UXG, AGU,
Leu Ser
XUG AGX
Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây là phát biểu đúng?
A. Đoạn mạch đơn của gen HbA là đoạn mạch mã hóa chuỗi pôlipeptit của hemoglobin.
B. Dạng đột biến gen HbA thành gen HbS là đột biến thay thế T – A thành A – T.
C. Vị trí axit amin đầu tiên của chuỗi pôlipeptit là foocmin-mêtiônin.
D. Trình tự đoạn mạch mã hóa cho axit amin của gen HbS có thể là 3’ TAX … XAX XTG AXT
XXT GTG GAG AAG TXT … ATX 5’.
AB  AB
Câu 9. Một tế bào có kiểu gen DdEe  tương ứng với NST có locut I; Dd tương ứng với NST
ab  ab
có locut II; Ee tương ứng với NST có locut III ) . Tế bào này tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử,
trong quá trình giảm phân I của tế bào có xảy ra một đột biến. Biết tế bào này giảm phân tạo giao tử có
xảy ra hoán vị. Hình a mô tả hàm lượng ADN thay đổi trong quá trình phân bào này, hình b mô tả số
lượng alen và nhóm alen liên kết với nhau tại mỗi lucut I, II, III của 2 tế bào X, Y.

Hình a Hình b
I. Tế bào X có bộ NST (n + 1); tế bào Y có bộ NST (n – 1).
II. Đột biến trên là đột biến không phân ly ở cặp NST có chứa kiểu gen Dd.
III. Số loại giao tử được tạo thành là 4.
IV. Trong các loại giao tử được tạo thành có thể có một giao tử có kiểu gen AbdEe .
V. Tại thời điểm Z là bắt đầu kì sau của quá trình giảm phân I.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10. Sơ đồ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:
Val
Ribôxôm fMet
Axit amin- tARN Thông tin
Aniticôđon di truyền

AUG GUU GGX GAU XXU AUG UUX XGA AAA UGA ARN thông tin
Côđon fMet- Val- Gly Asp Pro Ser Phe Arg Lys Kết thúc (mARN)

I. Quá trình trên là quá trình tổng hợp prôtêin ở tế bào nhân thực.
II. Nếu thay thế bộ ba ở vị trí thứ 3 thành bộ ba 3’AGG5’ thì axit amin Gly sẽ bị thay thế bằng một axit
amin khác.
III. Nếu quá trình này dược tổng hợp nhờ pôlixôm thì sản phẩm tạo ra sẽ ít hơn và làm giảm hiệu suất
tổng hợp hơn so với tổng hợp bằng một ribôxôm.
IV. Sau quá trình này sản phẩm hoàn chỉnh được tạo thành sẽ có 8 axit amin.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 11. Ở sinh vật nhân sơ, mạch khuôn của đoạn gen B có trình tự các nuclêôtit trong vùng mã hoá
như sau:
Gen B: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AAT TTX TAG XAT ATT...5’.
Do đột biến điểm làm xuất hiện ba alen mới có trình tự các nuclêôtit tương ứng là:
Alen B1: 3’...TAX ATG AXX AGX TXA AGT AAT TTX TAG XAT ATT...5’.
Alen B2: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AAT TAX TAG XAT ATT...5’.
Alen B3: 3’...TAX ATG AXX AGT TXA AGT AXT TAX TAG XAT ATT...5’.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các đoạn pôlipeptit được tạo ra từ các alen đột biến có số axit amin bằng nhau.
B. Alen B1 được tạo ra từ gen ban đầu do đột biến thay thế một cặp T − A thành cặp A − T.
C. Sơ đồ xuất hiện các alen đột biến từ gen B là B3 ← B → B2 → B1.
D. mARN được tạo ra từ alen B2 dịch mã cần môi trường cung cấp 2 axit amin foocmin mêtiônin.
Câu 12. Ở một loài động vật, xét một bệnh di truyền do đột biến điểm làm alen bình thường M thành
alen đột biến m. Có một số thông tin di truyền được cho ở 2 bảng sau đây:
Bảng 1: Một phần của bảng mã di truyền Bảng 2: Một phần trình tự ADN
Chữ cái thứ hai Trình tự mạch gốc
Alen Trình tự axit amin
Chữ cái Chữ cái ADN (3’ – 5’)
A G T X
đầu tiên thứ ba
M …XTT GXA AAA… …Glu – Arg – Phe…
A Phe Ser Tys Cys A
G Leu Pro His Arg A
m …XTT GTA AAA… …
X Val Ala Glu Gly T
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau?
I. Đã xảy ra đột biến làm thay thế một cặp A = T thành một cặp G ≡ X.
II. Trật tự axit amin được mã hóa từ alen m là Glu – His – Phe.
III. Nếu alen M có 300 nucleotit loại T thì alen m cũng có 300 nucleotit loại T.
IV. Nếu alen M phiên mã một lần cần môi trường nội bào cung cấp 250 nucleotit loại A thì alen m
phiên mã hai lần cần môi trường mội bào cung cấp 250 nucleotit loại A.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Pôlixôm là một cấu trúc thường được phát hiện thấy trong tế bào khi nhiều ribôxôm cùng tiến
hành sinh tổng hợp các chuỗi pôlipeptit trên cùng một phân tử mARN. Mô hình sau đây mô tả một cấu
trúc pôlixôm trong tế bào.
Có bao nhiêu nội dung đúng được cho dưới đây?
I. Cấu trúc Y đóng vai trò như một khung đỡ cho cấu trúc X và phức hợp axit amin – tARN.
II. Hiện tượng pôlixôm giúp tạo ra nhiều loại prôtêin nhằm tiết kiệm nguyên liệu và thời gian tổng hợp
cho sinh vật.
III. Các ribôxôm trên hình di chuyển theo chiều từ trái sang phải, tương ứng chiều 3' OH → 5P trên
phân tử mARN.
IV. Cấu trúc Z là chuỗi pôlipeptit được cấu tạo từ các axit amin và được liên kết với nhau bằng liên kết
phôtphođieste.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Bảng dưới đây mô tả các Loài Trình tự ADN 3’-GAXTGAXTXXAXTGA-5’
mẫu ADN được lấy từ ba loài khác X Trình tự axit amin Leu – Thr – * – Val – *
nhau và được sử dụng để xác định Trình tự ADN 3’-GAXAGAXTTXAXTGA-5’
Loài
trình tự axit amin cho một phần của
Y Trình tự axit amin Leu – * – * – Val – Thr
một loại protein cụ thể. Các axit
Loài Trình tự ADN 3’-GAXTGXXAXXTXAGA-5’
amin sau đó được so sánh để xác
Z Trình tự axit amin Leu – Thr – Val – Glu – Ser
định loài nào có liên quan chặt chẽ
nhất. Trong đó “*” là kí hiệu các axit amin chưa biết tên. Dựa vào thông tin được cho trong bảng trên,
hãy xác định phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Trong chuỗi axit amin đang xét, loài X có nhiều hơn loài Z một loại axit amin.
B. Codon AGA mã hóa cho axit amin Ser.
C. Codon AGX mã hóa cho axit amin Thr.
D. Trình tự axit amin chính xác của loài X là Leu – Thr – Glu – Val – Thr.
Câu 15. Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) để nghiên
cứu mô hình nhân đôi của ADN. Họ đã nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng
(15N), sau đó chuyển các tế bào chỉ có 15N sang môi trường chứa nitơ đồng vị nhẹ (14N), tách ADN sau
mỗi thế hệ và ly tâm. Thí nghiệm được thể hiện như hình vẽ bên dưới. Dựa vào thí nghiệm em hãy dự
đoán đồ thị nào ở hình bên phải mô tả đúng sự thay
đổi tỉ lệ mạch ADN chứa 15N qua các thế hệ tế bào?

A. Đồ thị D. B. Đồ thị A. C. Đồ thị B. D. Đồ thị C.


Câu 16. Khi nghiên cứu về hoạt động Operon Lac ở 3 chủng vi khuẩn E. coli, người ta thu được bảng
kết quả ngắn gọn như sau:
Chủng 1 Chủng 2 Chủng 3
Không Không Không
Điều kiên nuôi cấy Có lactôzơ Có lactôzơ Có lactôzơ
lactôzơ lactôzơ lactôzơ
Prôtêin ức chế + + + + + +
mARN của các gen
+ - + + + -
cấu trúc
(+ : sản phẩm được tạo ra; - : sản phẩm không được tạo ra hoặc tạo ra không đáng kể)
Khi rút ra kết luận từ bảng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có 2 chủng bị lãng phí vật chất và năng lượng bởi phiên mã không kiểm soát.
B. Chủng 1 có Operon Lac hoạt động một cách bình thường.
C. Có thể vùng P của gen R ở chủng 3 đã bị mất hoạt tính.
D. Chủng 2 có thể đã bị đột biến trong các gen Z, Y, A khiến chúng tăng phiên mã.
Câu 17. Trong nghiên cứu di truyền, nguyên tắc bổ sung đóng vai trò rất quan trọng vì nguyên tắc này
được dùng trong phương pháp lai phân tử với nhiều mục đích khác nhau. Tuỳ theo mục đích mà người
ta có thể tiến hành các kiểu lai phân tử như: ADN – ADN, ADN – ARN, ARN – ARN. Trong đó, kiểu
ADN – ADN để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. Để xác định mối quan hệ họ
hàng giữa loài A và loài B, người ta tiến hành như sau:
• Bước 1: Cho mẫu ADN của hai loài A (không được đánh dấu) và loài B (có đánh dấu) vào
trong một dung dịch thích hợp.
• Bước 2: Đun dung dịch trên ở nhiệt độ khoảng 80 − 90°C.
• Bước 3: Hạ từ từ nhiệt độ đến khi nguội hẳn.
• Bước 4: Thu mẫu các phân tử ADN, phân tích kết quả và đưa ra kết luận.
Dựa vào thông tin trên, em hãy xác định có bao nhiêu nội dung sau là đúng?
I. Có thể thu được tối đa 3 dạng phân tử ADN lai từ dung dịch trên sau khi để nguội.
II. Việc đun dung dịch chứa hai mẫu ADN ở nhiệt độ khoảng 80 – 90°C có tác dụng gây biến tính ADN.
III. Việc hạ nhiệt độ từ từ giúp các mạch pôlinuclêôtit dần dần liên kết lại với nhau theo nguyên tác bổ
sung.
IV. Có thể dựa vào tỉ lệ bắt cặp bổ sung ở phân tử ADN chứa 1 mạch loài A và một mạch loài B để xác
định mối quan hệ họ hàng giữa 2 loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Ở một loài động vật có vú, gen X mã hóa cho prôtêin X có chức năng tổng hợp sắc tố đen, làm
cho mắt, lông đều có màu đen. Trong quá trình phát triển của cá thể, nếu ở giai đoạn phôi bị nhiễm một
trong các hóa chất A, B, C thì phôi sẽ phát triển thành cá thể bị bạch tạng (không có khả năng tổng hợp
sắc tố đen). Để nghiên cứu tác động của các hóa chất A, B, C, người ta tiến hành xử lí các phổi bằng
từng loại hóa chất riêng biệt, sau đó kiểm tra sự có mặt của gen X, của mARN và của prôtêin trong tế
bào phôi. Kiểu hình của các cá thể con sinh ra từ những phôi này cũng được quan sát. Kết quả thu được
ở bảng 1, phôi đối chứng không được xử lí hóa chất.
Phôi được xử lí hóa chất
Bảng 1 Đối chứng
A B C
Gen X Không Có Có Có
mARN của gen X Không Không Có Có
Prôtêin của gen X Không Không Không Có
Kiểu hình cá thể Bạch tạng Bạch tạng Bạch tạng Bình thường
Dựa vào thông tin trên em hãy cho biết có bao nhiêu nội dung đúng sau đây?
I. Hoá chất B có thể đã ức chế quá trình phiên mã của gen X.
II. Hoá chất C có thể đã ức chế quá trình dịch mã mARN được tổng hợp từ gen X.
III. Thông tin di truyền ở gen X được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế nhân đôi,
phiên mã và dịch mã.
IV. Rất có thể hoá chất A gây đột biến gen dạng thay thế gặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hoá của gen, làm
xuất hiện sớm bộ ba kết thúc
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Một phân tử ADN được nuôi trong môi trường chứa đồng vị phóng
xạ nặng 15N. Sau nhiều thế hệ, tất cả các phân tử con sinh ra chuyển sang
môi trường đồng vị nhẹ hơn là 14N cho chúng nhân đôi hai lần. Kết quả thu
được thể hiện ở sơ đồ bên. Nếu tất cả các phân tử con từ môi trường 15N
chuyển qua được nhân đôi ba lần trong môi trường 14N thì sơ đồ nào sau
đây mô tả đúng tỉ lệ phần trăm từng loại phân tử sau khi kết thúc quá trình
nhân đôi?
Sơ đồ 1 Sơ đồ 2 Sơ đồ 3 Sơ đồ 4

A. Sơ đồ 1. B. Sơ đồ 2. C. Sơ đồ 3. D. Sơ đồ 4.
Câu 20. Giả sử trên một đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen
X, Y, Z, W, T được phân bố ở 5 vị trí. Các chữ số 1, 2, 3, 4 là các điểm
trên nhiễm sắc thể. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây
đúng?
I. Nếu gen X nhân đôi 8 lần thì gen W cũng nhân đôi 8 lần.
II. Nếu các gen Z, W và T thuộc cùng 1 opêron thì gen Y sẽ là gen
điều hòa.
III. Nếu trong môi trường có hóa chất 5 − BU thì gen Z sẽ bị đột biến
thay thế
IV. Nếu xảy ra đột biến làm mất 1 cặp nuclêôtit tại vị trí số 1 thì sẽ không làm ảnh hưởng đến cấu trúc
chuỗi pôlipeptit của 4 gen Y, Z, W, T.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21. Một chủng E.Côli kiểu dại bị đột biến điểm tạo ra ba chủng E.Côli đột biến 1, 2, 3. Cho trình
tự đoạn mARN bắt đầu từ bộ ba mã mở đầu (AUG) của ba chủng E.Côli đột biến như sau:
Chủng 1 5'- …AUG AXG XAU XGA GGG GUG GUA AAX XXU UAG… -3'
Chủng 2 5'- …AUG AXA XAU XXA GGG GUG GUA AAX XXU UAG… -3'
Chủng 3 5'- …AUG AXA XAU XGA GGG GUG GUA AAU XXU UAG… -3'
Khi nói về chủng E.Côli kiểu dại và ba chủng E.Côli đột biến nói trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Chủng 1 tạo ra do đột biến thay thế cặp T = A ở vị trí số 6 bằng cặp X ≡ G.
II. Dạng đột biến tạo ra chủng 2 làm số liên kết hiđrô của gen sau đột biến tăng 1.
III. Chủng 3 có thể sinh ra do Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi ADN.
IV. Trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen ở dạng kiểu dại là 3′ …TAX TGT GTA GXT XXX XAX
XAT TTG GGA ATX… 5′
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Quá trình phiên mã là một
giai đoạn quan trọng trong sự biểu
hiện gen. Phân tử ADN gồm hai mạch
có chiều ngược nhau, một mạch có
chiều 5′ → 3′, mạch còn lại có chiều
3′ → 5′. Hình bên mô quá trình phiên
mã tạo sản ADN phẩm ARN của một
gen ở sinh vật nhân sơ. Dựa vào hình
vẽ và với kiến thức em đã được học, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Chỉ có mạch gốc của gen có chiều từ 3′ → 5′ mới làm khuôn cho quá trình phiên mã.
II. Các gen khác nhau có thể sử dụng các mạch khác nhau của phân tử ADN làm khuôn mẫu cho phiên
mã.
III. Các kí hiệu M và N trên hình lần lượt chú thích cho enzym ADN pôlimeraza và các axit amin tự do
của môi trường.
IV. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở tế bào chất, còn phiên mã ở sinh vật nhân thực chỉ diễn ra ở
trong nhân.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. Những năm đầu của thế kỷ XX con người chưra biết trong sinh vật sống, chất nào là vật chất
di truyền. Đã có nhiều nhà khoa học tham gia khám phá bí mật này. Năm 1928, Griffith sử dụng 2 dòng
vi khuẩn để thăm dò về vật chất di truyền (dòng S gây bệnh và dòng R lành tính, những đặc tính này do
vật chất di truyền chi phối). Ông tiến hành thực nghiệm được mô tả như hình dưới đây:

Đến năm 1940, người ta nghi ngờ 1 trong 3 chất: protein, ADN và ARN là vật chất di truyền. Ba nhà
khoa học Avery, MacLeod và McCarty tiến hành thực nghiệm tiếp nối của thực nghiệm kể trên:
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Dịch chiết từ vi Dịch chiết từ vi Dịch chiết từ vi Dịch chiết từ vi
Thành phần 1
khuẩn S đã chết. khuẩn S đã chết. khuẩn S đã chết. khuẩn S đã chết.
Thành phần 2 Chủng R sống. Chủng R sống. Chủng R sống. Chủng R sống.
Enzim phân giải Enzim phân giải Enzim phân giải
Thành phần 3 Nước cất.
protein ARN. ADN.
Cấy vào chuột, chuột Cấy vào chuột, chuột Cấy vào chuột, chuột Cấy vào chuột,
Kết quả
bị bệnh và chết. bị bệnh và chết. bị bệnh và chết. chuột sống.
Từ các thí nghiệm nếu trên, một học sinh đã đưa ra một số kết luận sau:
I. Từ thực nghiệm của Griffith chúng ta có thể kết luận rằng ADN là vật chất di truyền của chủng vi
khuẩn gây bệnh.
II. Từ thực nghiệm của Griffith chúng ta có thể kết luận rằng vật chất di truyền ở dòng S đã chuyển sang
dòng R và gây bệnh cho chuột.
III. Ở mẫu 3 trong thí nghiệm của 3 nhà khoa học năm 1940 chúng ta có thể kết luận ARN là vật chất
di truyền của chủng vi khuẩn gây bệnh.
IV. Ở mẫu 2 trong thí nghiệm của 3 nhà khoa học năm 1940 chúng ta có thể kết luận prôtêin không phải
là vật chất di truyền của chủng vi khuẩn gây bệnh.
Số kết luận đúng là bao nhiêu?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Để giảm bớt thiệt hại do côn trùng gây
ra, một số nông dân đã lạm dụng việc phun thuốc
bảo vệ thực vật. Nhiều loại thuốc trong số này đã
được chứng minh là có thể gây hủy hoại môi
trường. Cây trồng Bt đã được biến đổi gen để tạo
ra độc tố tiêu diệt côn trùng gây hại. Khi sử dụng
cây trồng Bt đã làm giảm việc lạm dụng thuốc bảo
vệ thực vật. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng
một số loài côn trùng gây hại đã trở nên kháng lại
độc tố do cây trồng Bt tạo ra. Biểu đồ bên cho
chúng ta biết thông tin về việc sử dụng cây trồng
Bt và số loài côn trùng gây hại kháng độc tố Bt ở
một quốc gia. Dựa vào các thông tin và hình vẽ bên em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là
đúng?
I. Côn trùng gây hại kháng độc tố Bt được tìm thấy trong các năm 2002 – 2005 là của cùng một loài.
II. Có thể trong các quần thể con trùng từ năm 2002 – 2005 có những cá thể mang alen kháng lại độc tố Bt.
III. Có một khoảng thời gian trễ giữa sự ra đời của cây trồng Bt và sự xuất hiện của loài côn trùng đầu
tiên có khả năng kháng lại độc tố Bt.
IV. Việc sử dụng cây trồng Bt ngày càng tăng đã gây ra đột biến ở một trong các loài côn trùng và đột
biến này đã lây lan sang các loài côn trùng khác.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25. Hình sau mô tả 2 gen cấu trúc phân bố liền kề trên một phân tử DNA của sinh vật nhân thực.

Có bao nhiêu phát biểu sau đúng về mạch gốc của 2 gen này?
I. Mạch gốc của 2 gen này có trình tự bổ sung cho nhau.
II. Mạch gốc của mỗi gen đều được đọc theo chiều 3’ → 5’.
III. Nếu 2 gen này đổi vị trí cho nhau thì mạch gốc mỗi gen sẽ trở thành mạch bổ sung và ngược lại.
IV. Sự phiên mã gen F bắt đầu từ trái sang phải, còn sự phiên mã gen G ngược lại.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Ở một loài nấm, nghiên cứu về ảnh hưởng của chất dinh dưỡng Z đến sự sinh trưởng của loài
này, người ta lập được con đường chuyển hóa gồm: Tiền chất (có sẵn) > W > X > Y > Z. Các nhà khoa
học cũng phân lập được các dòng đột biến gen mã hóa các enzim chuyển hóa (kí hiệu từ Z1 → Z5), các
dòng này mất khả năng mã hóa 1 trong 4 enzim tham gia chuyển hóa trong sơ đồ trên. Vị trí của đột
biến được thể hiện như sau:

Biết rằng nếu không tạo ra được chất Z, nấm không thể sinh trưởng; chủng bình thường có thể sống sót
trong môi trường cơ bản (không bổ sung chất nào trong số các chất W, X, Y, Z); còn các chủng đột biến
chỉ có thể sinh trưởng khi bổ sung chất phù hợp. Có bao nhiêu nhận định sau đúng?
I. Các đột biến Z1, Z4 thuộc cùng một gen.
II. Chủng Z5 có thể sống sót trong môi trường chỉ bổ sung chất W.
III. Trong môi trường chỉ bổ sung chất Y, chỉ có chủng Z3 có thể sinh trưởng.
IV. Chủng Z2 có thể sống sót trong môi trường bổ sung một trong số các chất X, Z.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
B C C B C A C B B B D A A D D D D B C
20 21 22 23 24 25 26
B C B B B x x

You might also like