You are on page 1of 3

Câu hỏi phỏng vấn:

1. Tại sao bạn chọn chương trình này?

2. Bạn có kế hoạch gì sau khi học xong chưa? Bạn sẽ về Việt Nam chứ?

3. Nói qua về nghiên cứu ABC của bạn đi.

+ Câu hỏi phụ có thể có của phần này (câu hỏi phụ sẽ thay đổi tùy theo ngành học):
- Bạn dùng những thiết bị đo nào trong thí nghiệm? Kết quả đo của các thiết bị ấy cho biết điều
gì?
- Điểm mới của nghiên cứu này là gì? Bạn nghĩ nghiên cứu này có áp dụng được vào thực tế
không? Nếu không thì tại sao?

4. Nếu được theo học chương trình, bạn dự định nghiên cứu về lĩnh vực nào?

5. Bạn có quan điểm như thế nào về làm việc nhóm?

6. Bạn có hay bị căng thẳng bởi áp lực không? Sau những lúc đó, bạn có thói quen hay sở thích nào để
giảm bớt căng thẳng?

7. Bạn nghĩ bạn muốn cải thiện điểm yếu nào ở bản thân sau khi học xong chương trình này?

8. Điều gì khiến bạn tự hào nhất tính đến hiện tại? Trong học tập hay trong cuộc sống đều được.
1. Tại sao bạn chọn chương trình này?

Có lẽ đây là câu hỏi được đặt ra ở mọi cuộc phỏng vấn. Với câu hỏi này, hội đồng muốn biết điều gì khiến
chúng ta nghĩ chương trình của họ thích hợp với mình, chương trình này sẽ đem lại điều gì mà các chương
trình khác không cho được. Đây không phải là câu hỏi khó nhưng lại là một câu hỏi yêu cầu bạn phải hiểu rất rõ
về bản thân mình. Dưới đây là một số lý do mình đã liệt kê khi trả lời phỏng vấn của một chương trình thuộc
ngành hóa học:

- Chương trình này phù hợp với lĩnh vực học tập và nghiên cứu của mình ở bậc đại học. Mình đã có n
năm kinh nghiệm nghiên cứu về mảng abc ở bậc cử nhân và mình muốn tiếp tục theo đuổi mảng này ở
bậc thạc sĩ.
- Chương trình này phù hợp với dự định nghiên cứu và làm việc trong tương lai của bản thân mình. Là
người con sinh sống và học tập ở Hà Nội – nơi có chỉ số ô nhiễm không khí vượt mức báo động, mình
luôn muốn nghiên cứu và phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo để giảm bớt sự ô nhiễm do năng lượng
hóa thạch gây ra. Trong quá trình nghiên cứu về các chương trình du học, mình nhận thấy đây là
chương trình duy nhất đi sâu vào mảng abc và ứng dụng của nó trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Các bạn có thể cho thêm lý do về quốc gia, văn hóa hay con người vào trong câu trả lời, tuy vậy hãy nói ngắn
gọn trong vòng 1-2 câu. Dù sao lý do quan trong nhất vẫn là các lý do liên quan đến học thuật.

2. Bạn có kế hoạch gì sau khi học xong chưa? Bạn sẽ về Việt Nam chứ?

Nghe thì có vẻ đây là câu hỏi chỉ có một hướng trả lời nhưng thực tế, hội đồng sẽ không quá khắt khe nếu
chúng ta chưa có kế hoạch làm việc cụ thể hay bạn không định về Việt Nam làm việc sau khi học xong. Nếu
chưa có kế hoạch làm việc cụ thể (như là làm ở đâu, cơ quan nào, có định học lên tiến sĩ không…), bạn có thể
nói: “Mình muốn quyết định con đường tiếp tới trong quá trình học thạc sĩ. Hai năm không phải dài nhưng
cũng không phải là thời gian quá ngắn để quyết định tương lai, và mình tin rằng lựa chọn đưa ra sau khi học
tập và trải nghiệm xứ trời Âu sẽ càng đúng đắn và ít khiến bản thân mình hối hận hơn. Tương lai không phải là
nhân tố cố định, vì vậy mình không muốn đưa ra một câu trả lời bồng bột và qua loa để ứng phó hội đồng”.

Bất cứ chương trình học thuật nào cũng hi vọng ứng viên đóng góp cho quê hương, đất nước sau khi học xong.
Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc ứng viên phải về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình thạc
sĩ. Câu trả lời về hay không về đều được hội đồng chấp nhận, miễn là bạn biết bản thân sẽ đóng góp cho sự
phát triển cho quốc gia như thế nào. Với câu hỏi này, mình đã trả lời: “Chắc các vị cũng biết, Việt Nam chưa
phải là quốc gia có tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo cao, và sự đầu tư vào mảng này ở Việt Nam vẫn vô cùng hạn
chế. Vì vậy, việc trở về Việt Nam khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này sẽ rất bất lợi cho
mình, và mình sẽ chẳng thể đóng góp cho quốc gia nhiều như chương trình hi vọng khi nhận mình vào học. So
với một sinh viên non nớt mới tốt nghiệp, mình tin rằng quốc gia sẽ càng muốn có một người dày dặn kinh
nghiệm trở về làm việc cho đất nước, hoặc một chuyên gia tư vấn cho các dự án về năng lượng. Chúng ta luôn
có thể đóng góp được cho quốc gia dù có trở về hay không, điều đó đâu bị giới hạn bởi địa lý”.

3. Nói qua về nghiên cứu ABC của bạn đi.

Đây là câu hỏi chuyên ngành nên mình sẽ không đi sâu về cách trả lời. Tuy vậy khi trả lời câu hỏi này, các bạn
nên sắp xếp nội dung sao cho logic và dễ hiểu. Có thể nói theo thứ tự sau:

- Tên nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả của nghiên cứu
- Kết luận
+ Câu hỏi phụ có thể có của phần này (câu hỏi phụ sẽ thay đổi tùy theo ngành học):

- Bạn dùng những thiết bị đo nào trong thí nghiệm? Kết quả đo của các thiết bị ấy cho biết điều gì?
- Điểm mới của nghiên cứu này là gì? Bạn nghĩ nghiên cứu này có áp dụng được vào thực tế không? Nếu
không thì tại sao?

4. Nếu được theo học chương trình, bạn dự định nghiên cứu về lĩnh vực nào?

Đây là câu hỏi chuyên ngành nên mình khuyên các bạn nên tìm hiểu kĩ về các track học và lĩnh vực nghiên cứu
của chương trình.

5. Bạn có quan điểm như thế nào về làm việc nhóm?

Khác với câu số 2, chúng ta không nên trả lời câu hỏi này theo kiểu nước đôi. Trên thực tế, khả năng làm việc
nhóm được coi trọng không kém khả năng làm việc độc lập trong thời đại ngày nay, nhất là trong các nghành
khoa học cơ bản. Vì thế mình cho rằng chúng ta nên có câu trả lời tích cực cho vấn đề này.

6. Bạn có hay bị căng thẳng bởi áp lực không? Sau những lúc đó, bạn có thói quen hay sở thích nào để giảm
bớt căng thẳng?

Đây không phải là câu hỏi mang tính quyết định đến vòng phỏng vấn. Hội đồng chỉ tò mò về thói quen và cách
xử lý áp lực của ứng viên để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về tính cách và con người. Vì thế, hãy trung thực
trong câu hỏi này. Chương trình học thạc sĩ tương đối khó và nặng tính học thuật, vì vậy ứng viên sẽ khó mà
theo được chương trình nếu họ không biết cách xử lý áp lực của bản thân.

7. Bạn nghĩ bạn muốn cải thiện điểm yếu nào ở bản thân sau khi học xong chương trình này?

Đây cũng là một câu hỏi không mang tính quyết định, vì thế bạn hãy trả lời theo suy nghĩ của mình

8. Điều gì khiến bạn tự hào nhất tính đến hiện tại? Trong học tập hay trong cuộc sống đều được.

Đây là câu hỏi mình trả lời tệ nhất (và cũng là câu hỏi khiến mình suy nghĩ nhiều nhất tính đến hiện tại), vì mình
đã hiểu sai mục đích của câu hỏi và cũng vì sự căng thẳng khi phỏng vấn quá lâu. Sau khi nghĩ lại, mình nghĩ hội
đồng muốn biết cách ứng viên thể hiện cái tâm của bản thân qua những gì họ làm trong quá khứ. Thành tựu
khiến mình tự hào nên là thành tựu liên quan đến con người và xã hội. Với mình, thành tựu lớn nhất tính đến
hiện tại đó là mình đã truyền cảm hứng ‘dám làm, dám mơ’ cho những đứa trẻ trong thị trấn nhỏ mà mình
sinh sống. Trước mình, không mấy đứa trẻ mơ đến việc được đi học ở nước ngoài vì điều kiện gia cảnh và quan
niệm sống trong lũy tre làng của những người xung quanh. Nhưng khi mình tạo ra lỗ hổng qua cái lũy tre để
đặt chân đến thế giới xa hơn, đám trẻ đã bắt đầu biết không có ước mơ nào là viển vông cả. Có thể là tấm
gương tốt cho thế hệ 10x trong xóm nhỏ noi theo chính là điều khiến mình tự hào nhất. Đương nhiên mình đã
không trả lời được thế này trong buổi phỏng vấn, tuy vậy mình vẫn đưa nội dung này vào để các bạn hiểu được
‘thành tựu’ ám chỉ cái gì. Chúng ta không cần làm điều gì đó quá lớn để có thể có thành tựu, tạo dựng sự thay
đổi tích cực dù nhỏ thôi đã là một thành tựu rồi.

You might also like