You are on page 1of 2

1. Châu Phi giàu tài nguyên.

Là lục địa lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, giàu tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và các khoáng sản chiến lược với trữ lượng lớn
và ít bị khai thác. Điều đó đã thu hút sự chú ý của Chủ nghĩa Đế quốc –
Thực dân đang bành trướng để tìm thêm tài nguyên phục vụ cho công
nghiệp.

2. Hậu quả từ đế quốc, thực dân.


Từ thập kỷ 60 trở về trước, châu lục này bị đế quốc, thực dân đô hộ và
chia cắt. Tình trạng dân trí thấp, sống du canh du cư theo bộ tộc, bộ lạc,
chậm phân hoá giai cấp - xã hội, bên cạnh đó sự thống trị, bóc lột, chia rẽ
và sự áp đặt của đế quốc thực dân trong việc phân định đường biên giới
lãnh thổ làm cho quá trình hình thành các quốc gia – dân tộc diễn ra phức
tạp, khó khăn và chứa đựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội.

Tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển, những hậu quả nặng nề do chính
sách áp bức bóc lột và “chia để trị” mà đế quốc, thực dân để lại cùng với
tâm lý kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, sự bất bình đẳng về quyền lợi chính trị,
kinh tế, xã hội, sự áp bức lẫn nhau thường là những nguyên nhân sâu xa
dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, các cuộc đảo chính tranh
giành quyền lực. Toàn bộ khiến cho Châu Phi bị tụt hậu và chậm phát
triển nặng nề, khoảng cách tụt hậu có thể sẽ càng lớn trong bối cảnh
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, tin học v.v…thúc
đẩy sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trên toàn cầu.

3. Xu hướng phát triển khác biệt và chính phủ yếu kém.


Ở châu Phi, xu hướng phát triển đất nước không phải do sự vận động của
các phương thức sản xuất trong xã hội quyết định, mà chủ yếu do hệ tư
tưởng của giới cầm quyền ở từng nước chi phối. Vì vậy, suốt trong nhiều
thập kỷ sau khi dành độc lập, đa số chính quyền các nước châu Phi dựa
vào viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì chế độ thống trị độc tài, trấn
áp các lực lượng đối lập, phục vụ lợi ích của giới cầm quyền.

Khi nguồn viện trợ từ bên ngoài bị cắt giảm, chính quyền của nhiều nước
châu Phi mất chỗ dựa cả về chính trị, kinh tế; mặt khác lại chưa kịp điều
chỉnh chính sách nên không đủ khả năng điều hành, quản lý đất nước.

4. Kinh tế mất cân đối.


Nền kinh tế của các nước châu Phi mất cân đối nghiêm trọng, chủ yếu dựa
vào khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu với giá rẻ, trong khi phải nhập
khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và thiết bị với giá cao, tốc
độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài ngày một tăng.

Do xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột sắc tộc,
tôn giáo, tranh giành quyền lực liên tiếp xẩy ra trong thời gian dài nên các
nước châu Phi phát triển chậm, kinh tế khó khăn, tình hình chính trị, xã
hội diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định.

You might also like