You are on page 1of 8

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II

LỚP 11
( 2022-2023)
I. PHẠM VI ÔN TẬP:
1. Văn bản:
- Vội vàng (Xuân Diệu)
- Tràng giang (Huy Cận)
2.Làm văn:
- Nghị luận về một tác phẩm/đoạn trích thơ (đơn thuần và có định hướng)
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phần văn bản:
- Học thuộc 2 tác phẩm thơ: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận)
- Nắm được kiến thức cơ bản về tác giả (Xuân Diệu,Huy Cận)
- Nắm được kiến thức về hai tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, bố cục, mạch cảm xúc,
mạch luận lí (nếu có), nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
- Biết vận dụng kiến thức đọc hiểu hai văn bản Vội vàng, Tràng giang để hoàn thành bài
NLVH.
2. Phần làm văn:
Biết cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm/đoạn trích thơ (đơn thuần và có định
hướng)
II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
1.Phần Đọc hiểu: 4 câu (3.0 điểm )
2Phần làm văn : Viết bài nghị luận văn học hoàn chỉnh (7.0 điểm)
III. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP:
1.Phần đọc hiểu:
a.Các dạng bài tập/yêu cầu cần lưu ý:
- Xác định phương thức biẻu đạt/ phương thức biẻu dặt chính
- Xác định các thao tác lập luận (phân tích, so sánh, bác bỏ...)
- Tìm luận cứ trong văn bản (Vì sao trong văn, bản tác giả nói...)
- Trình bày cách hiểu về một từ/ngữ/ câu trong văn bản( giải thích từ/ngữ/ câu)
- Xác định và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp
+ Các biện pháp tu từ từ vựng: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói
tránh, chơi chữ
+ Các biện pháp cú pháp: điệp từ, điệp ngữ, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, liệt kê, chêm xen, im
lặng, đảo ngữ, đối.
-Trình bày suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra từ văn bản.
- Rút ra bài học từ văn bản.
b.Làm bài tập Đọc hiểu tham khảo:
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
…Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà người ta kêu ca. Khi người ta kêu ca, đó chính
là cơ hội của bạn. Hãy giải quyết vấn đề và những lời than vãn đó đi, bạn sẽ nắm bắt được
cơ hội.
Chúng ta nên từ những thất bại mà người khác mắc phải, không cần thiết học từ những
câu chuyện thành công của họ. Rất nhiều trường MBA hiện nay tập trung vào những câu
chuyện thành công. Chúng ta có nhiều lí do để thành công nhưng chỉ có một lí do thất bại.
Hãy học hỏi từ lí do thất bại của người khác.
Trong 18 năm qua, cùng với đội ngũ của mình, chúng tôi thu thập những câu chuyện thất
bại của người khác để nghiên cứu, học hỏi và cố gắng tránh nó. Nếu muốn làm gì đó, các
bạn phải có ý tưởng và ước mơ. Ý tường là điều bạn có thể làm khi người khác không thể,
điều bạn có thể làm khác với số đông. Khi tất cả đều nói phải thế này, các bạn hãy nghĩ sao
không phải thế kia. Khi người ta nói phải thế kia, các bạn hãy nghĩ sao không phải là thế
này. Các bạn cần phải khác biệt. Nếu các bạn cũng như những người khác thì làm sao có
cơ hội?
Tôi được biết ở Việt Nam có một số cuốn sách về tôi, về Alibaba. Có vẻ câu chuyện rất
nổi tiếng. Tôi không đọc chúng bởi vì trong tương lai, tôi muốn tự viết một cuốn sách về
Alibaba – 1001 sai lầm.
Nếu bạn học hỏi được từ những sai lầm, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, bạn sẽ thực tế
hơn. Khi nhìn thấy tất cả những thất bại, khi vẫn muốn chiến đấu cho tương lai, bạn sẽ có
cơ hội.
Không ai là siêu nhân. Nếu muốn thành công, bạn phải thực tế, phải tập trung, phải làm
việc theo nhóm, phải lạc quan vào tương lai. Đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ với các
bạn và tôi sẵn sang trả lời mọi câu hỏi…
(Bài phát biểu của tỉ phú Jack Ma tại Hà Nội ngày 06/11/2017 – Vnexpress,net)
*MBA: tên viết tắt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên?
Câu 2: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại khẳng định: Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà
người ta kêu ca?
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp lặp cú pháp trong hai câu văn: “Khi tất cả đều nói
phải thế này, các bạn hãy nghĩ sao không phải thế kia. Khi người ta nói phải thế kia, các
bạn hãy nghĩ sao không phải là thế này?”
Câu 4: Hãy rút ra những bài học thiết thực nhất cho anh/chị từ nội dung văn bản trên?
Gợi ý trả lời:
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản: nhị luận
Câu 2(1,0 điểm): Có thể đưa ra nhiều cách lí giải khác nhau, song cần đảm bảo tính logic,
thuyết phục.
VD:
Tác giả khẳng định: Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà người ta kêu ca vì:
- Những chỗ người ta kêu ca phản ánh nhu cầu cấp thiết chưa được đáp ứng của con người.
- Khi lắng nghe những nhu cầu đó, mỗi cá nhân sẽ hiểu biết hơn về xã hội. Khi nghiên cứu,
tìm tòi để thỏa mãn những nhu cầu đó thì có thể tạo ra được những sản phẩm kinh doanh
mang lại lợi nhuận cao. Nói cách khác là việc biết lắng nghe và thỏa mãn những lời kêu ca
sẽ tạo nên cơ hội thành công.
Câu 3(0.5 điểm):
- Cấu trúc câu được lặp: “Khi...nói phải..., các bạn hãy nghĩ sao không phải...”.
- Tác dụng của biện pháp lặp cú pháp trong hai câu văn: “Khi tất cả đều nói phải thế này,
các bạn hãy nghĩ sao không phải thế kia. Khi người ta nói phải thế kia, các bạn hãy nghĩ
sao không phải là thế này.”:
+ Nhấn mạnh và khẳng định vai trò của sự khác biệt giữa tư duy cá nhân và tư duy số đông.
Đặc biệt nhấn mạnh tính hai mặt của một vấn đề mà để đạt được thành công con người cần
nghiên cứu nghiêm túc vấn đề đó.
+ Tạo cho lời văn sự nhịp nhàng, hài hòa, cân đối.
Câu 4 (1,0 điểm): Có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, cần nêu được ít nhất hai bài học.
Gợi ý:
- Bài học về việc biết nắm bắt cơ hội, tìm kiếm thành công. Thành công chỉ đến với những
người có tinh thần học hỏi, biết quan sát, lắng nghe, đặc biệt là lắng nghe, phân tích mặt trái
của vấn đề (những lời kêu ca than vãn).
- Bài học về ý chí, bản lĩnh; tinh thần lạc quan: biết tin tưởng vào bản thân và con đường mà
mình đã lựa chọn, biết đứng dậy từ những vấp ngã.
- Bài học về việc phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề: không chủ quan, phiến diện, không
chạy theo số đông; cần khôn ngoan, tỉnh táo để có những quyết sách đúng đắn.
- Bài học về bí quyết thành công, đó là tính thực tế, tính tập trung, tinh thần hợp tác làm
việc theo nhóm. Những yếu tố đó sẽ hỗ trợ tối đa cho mỗi cá nhân để có thành công.
- ...
2.Phần làm văn
Hướng dẫn lập dàn ý một số đề tham khảo:

Đề 1: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “ Tràng giang” của Huy Cận
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận và bài thơ “Tràng giang”.
- Giới thiệu và nêu cảm nhận khái quát về bức tranh thiên nhiên trong “Tràng
giang”
2. Thân bài:
a. Giới thiệu những kiến thức cần thiết:
- Thiên nhiên trong thơ Mới và thơ Huy Cận
+ Thiên nhiên trong Thơ mới: là nguồn cảm hứng lớn, là đối tượng khám phá, thể hiện để
nhà thơ bộc lộ tâm hồn và nét phong cách riêng. Mỗi nhà thơ có hứng thú, sáng tạo riêng
song điểm chung thiên nhiên trong Thơ mới thường đẹp nhưng buồn. Thiên nhiên sống
động gợi cảm , mang những tín hiệu nhận diện chân dung tâm hồn nhà thơ.
+ Thiên nhiên trong thơ Huy Cận: Thường gắn với cảm hứng không gian và mối sầu thiên
cổ, thể hiện tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà thấm thía của nhà thơ.
- Về ngọn nguồn cảm hứng, không gian của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ:
+ Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được gợi cảm hứng từ con sông Hồng- con rộng
lớn, mênh mang sóng nước,vào một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi tác giả đạp xe ngắm
cảnh ở bờ Nam bến Chèm
+ Tác giả đặt tên cho thi phẩm là “tràng giang”, mà không phải “sông Hồng”, một cái tên
mang ý nghĩa xác định cụ thể. Đó không phải chỉ bởi cách dùng từ Hán Việt gợi sự cổ kính
của dòng sông hay vì cách điệp vần “ang”- một vần mở- tô đậm cảm giác mênh mang của
con sông lớn, tạo âm hưởng vang xa, trầm hùng mà còn bởi tác giả muốn “tràng giang”
trong thơ của mình là con sông ta có thể bắt gặp ở bất kì đâu trên đất nước Việt Nam này.
Như vậy, không gian chủ yếu của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ là không gian
mênh mông của con sông quê hương, đất nước.
b. Cảm nhận cụ thể về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ:
- Bức tranh thiên hùng vĩ , mênh mông, vô tận:
+ Không gian mênh mông được thể hiện ngay từ hai chữ “tràng giang” trong nhan đề
(khai thác cách điệp vần ang- một vần mở)-> Hình tượng con sông như một hiện thân của
không gian vũ trụ bát ngát đến rợn ngợp.
+ Ở khổ1: Bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông vô tận được gợi lên:
 qua những hình ảnh, từ ngữ: “sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”, “nước song
song”, “trăm ngả”
 qua phép điệp các từ láy cuối câu thơ thứ nhất và thứ hai: điệp điệp, song song.
Phép điệp không chỉ gợi dư ngân của lời thơ mà còn đem đến cảm nhận về sự triền
miên, vô tận của dòng sông.
 qua sự đối lập giữa cái nhỏ bé, cô đơn của con thuyền với “ trăm ngả”; nhỏ ngoi,
đơn độc của cành củi khô với “mấy dòng” tràng giang. Biện pháp đối lập này càng
nhân lên sự dài rộng của con sông lớn.
+ Ở khổ 2: Không gian mở ra cả ba chiều, không chỉ mở ra theo chiều dài, rộng mà
còn cả chiều cao và chiều nào cũng vô biên (khai thác cách sử dụng nghệ thuật đối-
“nắng xuống” > < “trời lên, sông dài” > < “trời rộng”; việc sử dụng những động từ
chuyển động trái chiều “xuống”, “lên”và cách lựa chọn kết hợp từ độc đáo, giàu sức
gợi- “sâu chót vót”-> gợi độ cao thăm thẳm đến khôn cùng.
+ Ở khổ 3:
Bức tranh sông nước bát ngát được tô đậm thêm bởi cách sử dụng từ láy mênh mông, hình
ảnh bờ xanh tiếp bãi vàng –triền miên, vô tận
+ Ở khổ 4: Bức tranh thiên nhiên mở ra với cảnh bao la, kì vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn
(khai thác hình ảnh “Lớp lớp mây cao”, “đùn núi bạc”; nghệ thuật tương phản giữa cánh
chim chiều nhỏ bé và bầu trời cao rộng, mênh mông)
- Bức tranh thiên mang dáng dấp cổ kính, vẻ đẹp cổ điển mà đậm đà chất dân tộc và
cũng có nét hiện đại:
+ Bức tranh thiên nhiên mang dáng dấp Đường thi, vẻ đẹp cổ điển với những hình ảnh
quen thuộc trong thơ ca xưa:
Thi sĩ cũng tả cảnh sông nước với cặp hình ảnh quen thuộc (dòng sông- con thuyền), mây
trời, cánh chim, bóng hoàng hôn... Đó đều là các thi liệu trong thơ ca cổ được các nhà thơ
thời Đường và trung đại Việt Nam dùng tả cảnh chiều tà với nỗi buồn, hay nỗi nhớ quê
hương của người lữ thứ ( “Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm/ Mặt đất mây đùn cửa ải
xa”-Cảm xúc mùa thu, Đỗ Phủ; “Bầy chim cao bay hết/ Chòm mây một mình trôi”-Một
mình ngồi trên núi Kính Đình, Lí bạch; “ Quê hương khuất bóng hoàng hôn/Trên sông khói
sóng cho buồn lòng ai”- Lầu Hoàng Hạc, Thôi Hiệu; “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”-
Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện Thanh Quan…).Những thi liệu ấy đã gợi cái hồn của thiên
nhiên trong thơ ca nghìn năm trước
+ Bức tranh thiên nhiên đậm đà chất dân tộc và có cả nét hiện đại:
 Thiên nhiên bình dị, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống, tâm hồn người Việt, gợi cái
hồn xưa của quê hương làng mạc Việt Nam (hình ảnh dòng sông sóng gợn, con thuyền
xuôi mái; âm thanh tiếng chợ chiều làng xa, cảnh bèo dạt trên sông …)
 Thiên nhiên cũng mang hơi thở hiện đại.
Tác giả đã đưa vào thơ chất liệu bình dị, không chút ước lệ, tượng trưng; hiện thực thô
ráp của đời thường như “ Củi một cành khô lạc mấy dòng”, “ Bèo dạt …hàng nối
hàng”.
*Lí giải vì sao bức tranh thiên nhiên trong bài thơ vừa mang vẻ đẹp Đường thi, cổ điển
mà vẫn rất dân tộc, hiện đại?
Huy Cận yêu thơ Đường và cũng là người gắn bó tha thiết với quê hương, xứ sở; là một
trí thức Tây học nhưng chịu ảnh hưởng sâu săc của Nho giáo.
+ Bức tranh thiên nhiên đượm nỗi buồn đìu hiu, hoang vắng, phiêu bạt, thiếu sinh khí
Khai thác các hình ảnh, chi tiết:
 Hình ảnh dòng sông, con thuyền “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp “ “Thuyền
về nước lại sầu trăm ngả”
 Hình ảnh “ Củi một cành khô lạc mấy dòng”
 Hình ảnh “lơ thơ cồn nhỏ”, âm thanh “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”-> lấy
động tả tĩnh, phủ nhận dấu hiệu sự sống con người
 Hình ảnh “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”, bờ bãi hoang vắng “ Lặng lẽ bờ xanh
tiếp bãi vàng bãi vàng”
 Hình ảnh cánh chim chiều “ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
-> Trong không gian bát ngát tĩnh lặng của tràng giang, mọi dấu hiệu của sự sống
thiên nhiên đều tồn tại trong trạng thái rất mong manh, yếu ớt: sóng gợn, thuyền xuôi
mái, cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu, đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều, bến cô liêu. Ta hầu
như không thể tìm thấy hoặc nếu có cũng chỉ là dấu hiệu mờ nhạt của sự sống và sự
gắn bó với cuộc sống con người, thiên nhiên như mất đi sinh khí.
Nếu thế giới trong thơ Xuân Diệu tràn ngập sắc màu, ánh sáng, hương thơm, phơi
phới xuân tình thì thơ Huy Cận lại mở ra một không gian mênh mông, tĩnh lặng như
tranh thủy mặc, màu sắc thanh đạm và đượm buồn.
+ Bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng con người
 Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên đẹp và buồn là nỗi sầu vũ trụ, nỗi sầu nhân thế,
nỗi
đau buồn trước cảnh nước mất nhà tan của nhà thơ:
 nỗi sầu trước vũ trụ mênh mang rộng lớn ( Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp)
 nỗi sầu nhân thế, tâm trạng “mang mang thiên cổ sầu” - buồn, cô đơn, lạc lõng giữa
dòng đời. ( khai thác hình ảnh con thuyền, cành củi với ý nghĩa ẩn dụ cho kiếp người
cô đơn, trôi nổi, phiêu bạt vô định trong các câu thơ: Con thuyền xuôi mái nước song
song/Thuyền về nước lại sầu trăm ngả?Củi một cành khô lạc mấy dòng. Khai thác
cách nói phủ định những dấu hiệu sự sống con người trong các câu: Mênh mông
không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật)
 nỗi buồn nhớ quê nhà, đau buồn trước cảnh nước mất, nhà tan (khai thác nỗi “nhớ
nhà”)
 Nhưng phương diện khác của nỗi buồn, nỗi sầu trong bài thơ lại ẩn chứa khao khát,
mong mỏi sự giao cảm
Sự hiện hữu của cuộc sống con người không hề có (không chuyến đò ngang, không
cầu gợi chút niềm thân mật) hoặc nếu có lại mơ hồ, xa vắng (lơ thơ cồn nhỏ, tiếng
làng xa vãn chợ chiều) nên thi sỹ càng thấm thía nỗi cô đơn và càng khát khao dấu
hiệu của sự sống con người, của hơi ấm tình đời, tình người. Đó là “nỗi khát khao
ngấm ngầm” trong “hồn thơ bơ vơ ảo não” của Huy Cận trước cách mạng (“Thuyền
không giao nối đây qua đó/Vạn thuở chờ mong một cánh buồm”- Đảo)
c. Nghệ thuật góp phần khắc họa bức tranh thiên nhiên:
- Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.
- Các chi tiết giàu sức gợi; vừa cổ điển, vừa hiện đại.
- Sử dụng triệt để nghệ thuật đối lập tương phản của thơ ca lãng mạn để tô đậm cái vô biên,
bát ngát và cô liêu của cảnh thiên nhiên.
- Ngôn ngữ chọn lọc, hàm súc.
3.Kết bài:
Thiên nhiên trong “Tràng giang" là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Huy Cận, góp một
vẻ đẹp riêng vào đề tài thiên nhiên trong Thơ mới thấm đãm tâm trạng của cái tôi của phong
trào thơ này.

 Đề 2 (đề tham khảo số 1, phần 6): Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ
‘Tràng giang” (Huy Cận)
1.Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận và bài thơ “Tràng giang”
- Giới thiệu vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ “Tràng giang”
2.Thân bài:
a. Giải thích khái niệm “vẻ đẹp cổ điển”, “ vẻ đẹp hiện đại”:
-“Vẻ đẹp cổ điển” là vẻ đẹp mang đậm nét, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa truyền thống
thơ ca, nghệ thuật (Đường thi, ca dao, văn học trung đại Việt Nam).
Bài thơ“Tràng giang” mang vẻ đẹp cổ điển bởi nó có sự kế thừa, tiếp thu những nét đẹp
tinh hoa truyền thống thơ ca xưa.
-“Vẻ đẹp hiện đại” là vẻ đẹp của những gì mới mẻ, vượt khuôn phép của truyền thống thơ
ca nghệ thuật (Đường thi, ca dao, văn học trung đại Việt Nam)
“ Tràng giang” mang vẻ đẹp hiện đại bởi nó là sự thể hiện tinh thần của thời đại Thơ mới-
một cuộc cách tân ngoạn mục của thơ ca Việt Nam.
b. Phân tích, chứng minh vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ “ Tràng giang”:
-“Tràng giang” là bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển
+ Cổ điển ở nhan đề
+ Cổ điển ở thể thơ
+ Cổ điển ở tứ thơ: sóng nước- sóng lòng, dòng sông thiên nhiên- dòng sông tâm trạng,
không gian mênh mông- tâm trạng cụ thể
+ Cổ điển ở âm hưởng (điệp vần ang trong tràng giang; điệp từ điệp điệp, song song)
+ Cổ điển ở nghệ thuật đối của Đường thi (đối ý giữa các câu thơ; đối ứng của ác căp từ)
+ Cổ điển ở thi liệu, hình ảnh: dòng sông, con thuyền...; mượn từ ngữ trong tác phẩm văn
học cổ điển ( đìu hiu –CPN, Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm, đùn-Thu hứng- Đỗ Phủ)
+ Cổ điển ở bút pháp chấm phá khi tả cảnh, tả cảnh ngụ tình
- “ Tràng giang” là bài thơ mang vẻ đẹp hiện đại
+ Hiện đại ở thi liệu, hình ảnh: hình ảnh của đời sống hiện thực- củi một cành khô, bến cô
liêu; mang ý nghĩa ẩn dụ cho thân phận cô đơn, phiêu dạt
+ Hiện đại ở bút pháp tả thực bức tranh phong cảnh
+ Hiện đại ở bút pháp tương phản của văn học lãng mạn
+ Hiện đại ở việc khẳng định trực tiếp cái tôi trữ tình trong thơ, bộc lộ trực tiếp tâm trạng
của cái tôi cá nhân.
 Thể hiện nỗi buồn mênh mang của cái tôi trước vũ trụ
 Thể hiện nỗi buồn nhân thế, thời đại của cái tôi cá nhân
+ Hiện đại ở việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo để thể hiện cảm xúc cá nhân (sâu chót vót)
+ Hiện đại ở thi liệu, hình ảnh: củi một cành khô
c. Bàn luận mở rộng:
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện hài hòa trong các khổ thơ của “Tràng giang”
- Nguyên nhân tạo nên sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong “Tràng giang”(nêu
rõ)
3. Kết bài:
Khẳng định: vẻ đẹp cổ điển và hiện đại là nét độc đáo của bài thơ, tạo nên sức hấp dẫn
của thi phẩm“Tràng giang” và của thơ Huy Cân trước cách mạng.Bài thơ là một ví dụ về
“bình cũ, rượu mới” đầy thú vị trong văn chương
--------------------------------

 Đề 3 (Đề tổng hợp số 6)


“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
(Trích Vội Vàng- Xuân Diệu: sách Ngữ văn 11, NXB Giáo dục,
năm 2007)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên và từ đó
nhận xét về nét mới của hồn thơ Xuân Diệu.
Dàn ý:
a.Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả Xuân Diệu, tác phẩm Vội vàng
- Giới thiệu đoạn trích, vị trí của đoạn và vấn đề cần nghị luận-bức tranh thiên nhiên trong
đoạn thơ trên và nhật xét nét Mới trong hồn thơ Xuân Diệu”.
b. Thân bài:
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên
+ Thiên nhiên trong đoạn thơ trước hết là một thiên nhiên mùa xuân đang ở độ non tơ,
tươi trẻ và đầy sức sống:
Ong bướm đang trong “tuần tháng mật” có thể hiểu là mùa ong bướm đi làm mật,
mùa của sức sống rộn ràng
 Cây cối đang độ xanh tốt nhất (xanh rì), đang ở độ nở hoa
 Thời gian cũng được thể hiện ở lúc bắt đầu, bắt đầu của ngày (buổi sớm) và bắt đầu
của năm (tháng giêng)
+ Thiên nhiên như đang say đắm trong tình ái: “tuần tháng mật” có thể hiểu là tuần trăng
mật- thời gian hạnh phúc của lứa đôi. Ong bướm hay yến anh cũng đều đang say đắm trong
tuần tháng mật, trong khúc tình si.
+ Thiên nhiên tràn ngập ánh sáng- thứ ánh sáng rực rỡ, chói lọi như toát ra từ cái chớp
hàng mi của thiếu nữ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
=> Bức tranh thiên nhiên thể hiện lòng yêu đời, yêu sống thiết tha, sôi nổi, rạo rực của nhà
thơ.
+ Thiên nhiên được thể hiện thông qua những nghệ thuật đặc sắc:
 Thiên nhiên được nhân hóa, giống như thế giới của con người, những con người đang
ở trong tuổi trẻ và say đắm yêu đương
 Những từ “này đây” được lặp lại không chỉ thể hiện sự háo hức của nhà thơ khi phát
hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi một thiên nhiên phong phú, bất tận, như sẵn
sàng dâng hiến, trao tặng cho con người.
 Nhịp điệu thơ sôi nổi, gấp gáp; câu thơ vắt dòng, liền mạch như quấn vào nhau
 Nhiều hình ảnh thơ với phép so sánh rất độc đáo: ánh sáng chớp hàng mi, tháng
giêng ngon như cặp môi gần

- Nét mới của hồn thơ Xuân Diệu được thể hiện trong đoạn thơ
+ Cái nhìn mới mẻ về thế giới thiên nhiên
 Thế giới mùa xuân không mới trong thơ ca nhưng Xuân Diệu đã phát hiện mùa xuân
với cái nhìn mới qua con mắt “xanh non”và “biếc rờn” của nhà thơ. Qua cặp mắt ấy,
thế giới mùa xuân quen thuộc quanh ta bỗng trở nên mới lạ, đầy hấp dẫn, cái gì cũng
đẹp cũng non tươi, rạo rực sáng chói, cũng mê say…
 Xuân Diệu nhìn thiên nhiên bằng lăng kính tình yêu (...tuần tháng mật, …khúc tình
si …, ...cặp môi gần ...)
+ Cách cảm nhận mới về thế giới thiên nhiên
 Thơ xưa chủ yếu cảm nhận thế giới bằng thị giác, thính giác...
 Xuân Diệu cảm nhận thế giới, mùa xuân bằng mọi giác quan, cụ thể là sử dụng nghệ
thuật chuyển đổi cảm giác (Của ong bướm này đây tuần tháng mật… lá của cành tơ
phơ phất… yến anh… khúc tình si… Tháng giêng ngon như một cặp môi gần…)
- Quan điểm thẩm mĩ mới
 Thơ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người.
+ Xuân Diệu lấy sự sống của con người giữa tình yêu và tuổi trẻ làm chuẩn mực của
mọi vẻ đẹp trên thế gian này (… ánh sáng chớp hàng mi. Tháng giêng ngon như một cặp
môi gần...)
- Cách thể hiện mới
+ Hình ảnh táo bạo (ánh sáng chớp hàng mi. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần...)
+ Ngôn ngữ mới mẻ (Của ong bướm này đây... Tháng giêng ngon như một cặp môi gần...)
+ Câu thơ vắt dòng...
=> Cái mới mà Xuân Diệu mang đến đã góp phần thay đổi hẳn diện mạo của thơ ca dân tộc.
c.Kết bài:
Khẳng định lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ và những đóng góp mới mẻ
của tác giả cho phong trào Thơ mới.

--------------------------------

You might also like