You are on page 1of 3

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

MỞ BÀI

Cầu Trường Tiền sáu vai mười hai nhịp

Em qua không kịp tội lắm anh ơi

Ngờ đâu mà duyên trời sớm dứt, đêm em nằm tấm tức luỵ nhỏ tuôn rơi…

Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe điệu hò mái nhì mái đẩy trên sông êm ả, để lại những dư ba trong bầu
không khí huyền ảo trăng và sương khói trên dòng sông Hương hiền hòa chưa? Sông Hương, dòng sông với vẻ đẹp
quyến rũ thơ mộng đã đi vào thơ ca đầy ấn tượng: “Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông
hờ”. Là một người con xứ cố đô, nhà văn hoàng phủ Ngọc Tường đã dành nhiều tình yêu và tâm huyết để viết về
dòng sông quê hương. Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn khi viết về sông
Hương. Đặc biệt là cảm nhận hình ảnh dòng sông trong đoạn: “phải nhiều thế kỷ... tiếng gà” thể hiện vẻ đẹp của
sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế. Qua đó ta có thể nhận thấy được nét độc đáo trong lối viết kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường.

TÁC GIẢ

“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ….” ( Diễm xưa) giai điệu ấy gợi nhắc về một Diễm xưa, một Trịnh Công Sơn,
gợi nhắc về một vùng đất Cố Đô và ta cũng nhớ về một thế hệ vàng của văn chương nghệ thuật Huế . Trong đó,
cùng với Trịnh Công Sơn/ Đinh Cường/ Bửu Ý ta nhớ về Hoàng Phủ Ngọc Tường một cây bút chuyên viết về kí trong
nền văn học hiện đại VN. Nếu Nguyễn Tuân “viết tùy bút như một công trình khoa học” (Phan Ngọc), thì ký của
Hoàng Phủ Ngọc Tường là những thi phẩm văn xuôi với nhiều cung bậc của cảm xúc và lý trí hoà quyện. Tác phẩm
của nhà văn họ Hoàng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư
đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, lịch sử, văn hóa, địa lí. Tất cả được thể hiện qua
lối hành văn hướng nội và tài hoa. Là nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm với tình tự dân tộc thẳm sâu trong tâm hồn nên
trang văn HPNT thể hiện lòng yêu thương quê hương, đất nước thiết tha. Nhà văn Tô Hoài đã nói rằng "Hoàng Phủ
Ngọc Tường trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế."

TÁC PHẨM

NGHỆ THUẬT

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung
nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao).Nếu
nhà văn, nhà thơ chỉ biết hát chung khúc hát, không có giọng điệu riêng, ấn tượng riêng thì những tác phẩm ấy
nhanh chóng ra đi trong cảm nhận của người giải mã tác phẩm như một làn gió mỏng manh thoảng qua. Như vậy,
mỗi người nghệ sĩ trong quá trình cầm bút cần phải tạo được tiếng nói riêng, âm sắc riêng . Bằng ngòi bút phóng
túng, tài hoa, với sự liên tưởng kì diệu, kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và cảm xúc, khách quan và chủ quan,
thể hiện một cái tôi hấp dẫn trong một bài “kí tâm hồn”. . Nhà văn đã phối hợp kết hợp linh hoạt
giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.
Qua nghệ thuật nhân hóa, con sông vô tri, vô giác bỗng trở nên có sinh mệnh, có linh hồn, có
tính cách, tâm trạng Người văn nhân cứ rỉ rả, cứ lặng lẽ kể ra viết ra những dòng chữ bình dị nhất
nhưng đồng thời cũng là tâm huyết nhất trong trái tim một nhà văn tài năng

KẾT BÀI AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung
nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao).Nếu
nhà văn, nhà thơ chỉ biết hát chung khúc hát, không có giọng điệu riêng, ấn tượng riêng thì những tác phẩm ấy
nhanh chóng ra đi trong cảm nhận của người giải mã tác phẩm như một làn gió mỏng manh thoảng qua. Như vậy,
mỗi người nghệ sĩ trong quá trình cầm bút cần phải tạo được tiếng nói riêng, âm sắc riêng. Đối với Hoàng Phủ Ngọc
Tường, ông đã gây ấn tượng cho độc giả bởi sự sáng tạo khi viết về dòng sông Hương rất mộc mạc nhưng vô cùng
ấn tượng và thấm nhuần dáng vẻ của Huế, của con người Huế, rất đỗi tình cảm và dịu dàng, mang đậm phong cách
nghệ thuật mê đắm và tài hoa. Đoạn trích khép lại nhưng dòng sông vẫn tiếp tục chảy trôi, nó đong đầy tình cảm
và để lại dấu ấn sâu nặng trong lòng người đọc muôn đời. Dẫu có đi đâu, về đâu, ta mãi chẳng thể nào quên được
dáng vẻ thơ mộng, trữ tình của dòng sông quê hương cũng như thành phố Huế yên bình. Đó chính là những giá trị
chân chính mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm đến chúng ta hôm nay. Nói như Pautopxki “ Niềm vui của
nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xử sở của cái đẹp” thì HPNT quả là một người dẫn đường
tài ba.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

MỞ BÀI

“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy

Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường

Sống ở thủ đô mà da để mười phương

Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”

( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Đã có một TB loang lỗ vết cắt chiến tranh. Đã từng có một TB oằn mình nhỏ máu. Và hôm nay trôi theo dòng phù
sa nóng hổi, nhựa sống cuộn trào, ánh sáng tưng bừng … một TB đã hồi sinh... Nổi bật là Nguyễn Tuân. Ông không
đi theo lối mòn khi viết về những “cái tôi”còn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên – Những “cái tôi” luôn cô đơn trước
vũ trụ, cô đơn giữa dòng đời. Nguyễn Tuân đã khéo léo để “cái tôi” cá nhân của mình hòa chung với “cái ta” của
cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn
của nó chính là “ Tùy bút Người lái đò Sông Đà”... Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của
người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân,
là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình. Mà qua đó ta
thấy được phong cách văn chương đọc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
TÁC GIẢ

Văn học là khu vườn đầy hoa thơm trái ngot, người nghệ sĩ sinh ra để làm đẹp cho đời. Và Nguyễn Tuân cũng thế,
ông đã làm màu mỡ them mảnh đất văn chương bằng chính tài năng, bản lĩnh sống và viết. Nói đến Nguyễn Tuân
là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. Là nhà văn cả
đời theo chủ nghĩa duy mĩ, trước CM ông đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng. Sau CMT8, NT lại tìm thấy cái đẹp ở
ngay trong cuộc sống nhân dân lao động Ðọc văn ông, người đọc không chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật
ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh... Thực tế
ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú, có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ðời viết văn hơn
nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao
nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt; mà ngược lại, luôn nghiêm khắc với chính mình. Ðây là
một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ
Thuật với hai chữ viết hoa".

TÁC PHẨM

NGHỆ THUẬT

KẾT BÀI NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Có ai yêu những áng văn mơn cũ, quen nhàm, có ai nhớ những vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con
đường sáng tạo, nhà văn sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm
bút của người nghệ sĩ trở nên vô nghĩa. Bởi điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình. là
Nguyễn Tuân là một nhà thơ như thế cùng với những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật của ông. Bằng thái độ
kính nghiệp, tinh thần nghệ sĩ, ham tìm tòi khám phá cùng ngòi bút độc đáo, uyên bác và tài hoa của mình, tùy bút
sông Đà qua lăng kính của Nguyễn Tuân đã hiện lên như một thực thể có linh hồn, có cuộc đời với những nét cá
tính đối lập vừa hung bạo, hùng vĩ nhưng lại có vẻ nên thơ, trữ tình. Thì ra, đối với người kiến trúc sư ngôn ngữ,
thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.
Và NLĐSĐ sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua miền viễn thời đại của văn học, như Xantưkhôp Sêđrin đã từng nói:
"Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết" 

You might also like