You are on page 1of 2

Vấn đề quá độ bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa của Việt Nam lần đầu tiên được đề cập

trong Luận cương tháng 10 của Đảng  là sản phẩm của trí tuệ tập thể Ban Chấp hành
Trung ương, nhưng trước hết thuộc về đồng chí Trần Phú. Theo như các tư tưởng của
những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác bao gồm Mác và Ăng ghen, Lenin thì các quốc
gia có 2 hình thức để mà tiến lên xã hội chủ nghĩa: hình thức đầu tiên gọi là quá độ trực
tiếp trong đó các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở trình độ cao sẽ có thể tiến thẳng lên
xã hội chủ nghĩa (sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất – sự tích lũy về trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất tức cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến thay đổi về kiến trúc
thượng tầng), còn hình thức thứ hai đó là quá độ gián tiếp tức là các nước tư bản chủ
nghĩa nhưng đang ở trình độ thấp hoặc các nước chưa trải qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản
sẽ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội
luôn. Đó là vấn đề mà chúng ta đang cần phải làm rõ ở đây.
Vậy hiểu thế nào cho đúng về Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua thời kì tư
bản chủ nghĩa? Văn kiện tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã cho ta những khái
niệm cơ bản về bỏ qua chủ nghĩa tư bản “tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Một thời gian dài trước đây, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã có cái nhìn duy vật
siêu hình đối với chủ nghĩa tư bản, khi nói tới chủ nghĩa tư bản là nhắc tới cái xấu, nhắc
tới tư bản tức là nói về cái áp bức bóc lột bất công do đó khi mà nói tới xóa bỏ hay bỏ
qua tư bản chủ nghĩa thì cũng tức là xóa bỏ hay bỏ qua toàn bộ những gì thuộc về, hay
của chủ nghĩa tư bản. Những quan niệm đó không phải là quan niệm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Bởi vì khi nhắc đến phủ định ta sẽ phải nhớ ngay đến phủ định sạch trơn
tức là phủ bỏ hoàn toàn những gì của cái cũ mà không giữ lại gì cả, còn phủ định biện
chứng thuộc về duy vật biện chứng thì đó là sự lọc bỏ đi những cái xấu từ cái cũ, bên
cạnh đó cũng giữ và phát triển những gì còn tốt và tích cực của cái cũ, cái mới ra đời trên
cơ sở của cái cũ. Do đó Việt Nam bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, thì tức là bỏ qua cái
thời kì mà quan hệ sở hữu tư hữu tư nhân của tư bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị (cơ sở
hạ tầng) để mà trên cơ sở đó xây dựng nên nhà nước, pháp luật, tư tưởng, văn hóa, …
(kiến trúc thượng tầng) của riêng nó nhưng bên cạnh đó cũng tiếp thu những tinh hoa về
công nghệ, về quản lý, … của và trong chủ nghĩa tư bản, tiếp thu những thành tựu trên
mọi lĩnh vực của chủ nghĩa tư bản để mà thúc đẩy, làm động lực phát triển lực lượng sản
xuất, tiềm lực quốc gia của chúng ta chứ không phải là phủi bỏ hoàn toàn những thứ đó
chỉ vì nó mang mác là “của chủ nghĩa tư bản”. Nhận thức như vậy là sai lầm, vì suy cho
cùng tất cả những điều đó, cái đó đều là những bước đột phá, những thành tựu của toàn
thể loài người chung tay xây dựng, phát triển mà thành.
Ví dụ như trước đây chúng ta mặc định và gắn liên “Kinh tế thị trường” là cái có riêng
của chủ nghĩa tư bản và một thời gian dài ta đã từ chối, ta phủ định nó đến mức có thể gọi
là cực đoan. Nhưng tư duy là một quá trình dài, và ta đã tiếp thu, học hỏi cũng như nhận
thức lại rằng “kinh tế thị trường” đó là một thành tựu của sự phát triển loài người tất yếu
đạt đến chứ không riêng gì của chủ nghĩa tư bản, và chúng ta đã cởi mở tư duy mình hơn,
chúng ta đã nhìn nhận lại và chấp nhận “kinh tế thị trường” tại Đại hội VI năm 1986 hay
còn gọi là Đại hội Đổi mới.

You might also like