You are on page 1of 1

ĐIỀU KIỆN LƯỢNG TỬ HOÁ BOHR-SOMMERFELD

Theo lý thuyết Cơ học lượng tử, một cơ hệ chỉ có thể tồn tại trong một trong các trạng thái cho phép
mà không thể ở trạng thái nào khác. Chuyển động của một hạt lượng tử tuân theo quy tắc lượng tử hoá
Bohr-Sommerfeld: I  
1
pi dqi = ni + h, ni ∈ Z.
2
Với qi là toạ độ suy rộng của hạt ứng với bậc tự do i, pi là động lượng tương ứng với toạ độ qi , ni là số
lượng tử tương ứng và có giá trị nguyên, điều này cho thấy trạng thái của hạt lượng tử là xác định, rời
rạc và không liên tục.
Trong quy mô lượng tử, có thể coi các hạt lượng tử chuyển động phi tương đối tính trong trường thế
U (qi ) và vẫn tuân theo phương trình năng lượng (dạng Hamilton)

p2
E= + U (qi ).
2m
1. Hãy xác định các mức năng lượng En của hạt lượng tử trong các trường thế sau:

a, Trong một trường lực U (x) = F x.


1
b, Trong một trường thế điều hoà U (x) = mω 2 x2 .
2

2. Ở phần này ta sẽ đi phân tích chuyển động lượng tử của hạt trong không gian hai chiều, cụ thể là
chuyển động của một electron xung quanh hạt nhân nguyên tử Hydro của nó trên một quỹ đạo đóng.
Lưu ý rằng quỹ đạo của electron không phải một quỹ đạo tròn như trong lý thuyết mẫu nguyên tử của
Bohr. Cho biết lực hút giữa electron và hạt nhân nguyên tử có dạng

ke2
F(r) = − r,
r3
với k là hằng số điện, r là khoảng cách giữa hai hạt. Hãy giải bài toán trong hệ toạ độ cực

a, Hãy chứng minh rằng momen động lượng L của quỹ đạo electron là bảo toàn cả về độ lớn và hướng.
b, Cho tâm sai của quỹ đạo electron có dạng
r
2EL2
ϵ= 1+ ,
mk 2 e4

với E và L lần lượt là năng lượng và momen động lượng của quỹ đạo. Hãy xác định khoảng cách
cực tiểu r1 và cực đại r2 của electron và hạt nhân.
c, Hãy viết hai phương trình lượng tử hoá Bohr-Sommerfeld tương ứng với hai bậc tự do er và eθ của
quỹ đạo.
d, Hãy xác định các mức trạng thái năng lượng En của quỹ đạo.

Gợi ý: Hãy tìm biểu thức của và bạn sẽ giải được phương trình quỹ đạo.
dr

Cho biết giá trị của tích phân sau:


Z 1
dt
√ = π.
−1 1 − t2

You might also like