You are on page 1of 1

ÂU 2 :

Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
và hiệu ứng phụ từ kiềm chế lạm phát, năm 2009 tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước
ngoài, tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu bị sụt giảm, thất nghiệp và thiếu việc
làm gia tăng,... Mục tiêu ưu tiên đã được chuyển từ kiềm chế lạm phát sang ngăn
chặn suy giảm kinh tế với nhiều giải pháp, trong đó có việc kích cầu đầu tư, tiêu
dùng với biện pháp nổi bật là cấp bù lãi suất- một biện pháp riêng của Việt Nam.
Kết quả Việt Nam đã không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng thế giới,
kinh tế không bị suy thoái (tăng trưởng âm) mà chỉ bị suy giảm tốc độ tăng trưởng,
rơi xuống đáy vào quý I/2009, nhưng bắt đầu từ quý II/2009 đã có dấu hiệu thoát
đáy vượt dốc đi lên với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng công nghiệp, tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cao lên, tốc độ tăng giá chậm lại. Năm 2010,
trong điều kiện kinh tế thế giới tuy đã ra khỏi suy thoái, nhưng việc phục hồi còn
rất khó khăn, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục quý sau cao hơn quý
trước và tính chung cả năm đạt 6,7%. Tăng trưởng cao lên đạt được ở cả 3 nhóm
ngành, trong đó nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã thoát đáy sớm nhất, phục
hồi nhanh nhất; đạt được ở cả 3 khu vực (khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh
tế ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài); đạt được ở tất cả các vùng,
các địa phương trong cả nước. Cùng với sự phục hồi tăng trưởng, GDP bình quân
đầu người năm 2010 cũng được cho là đã về đích sớm so với chỉ tiêu đề ra khi dự
kiến đạt 1.160 USD. Các chỉ số kinh tế vĩ mô khác đã được cải thiện và cơ bản bảo
đảm các cân đối lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước tăng 19,1%, tức là
gấp hơn ba lần so với kế hoạch. Nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ giúp tỷ lệ
nhập siêu cả năm đứng ở mức dưới 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (kim
ngạch nhập khẩu cả năm 2010 khoảng 13,5 tỷ USD), đạt chỉ tiêu đề ra. Tổng thu
ngân sách nhà nước năm 2010 vượt dự toán và tăng 17,6% so với năm ngoái góp
phần giảm bội chi xuống dưới 6%. Ðến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương
đương 44,5% GDP, nợ nước ngoài chiếm khoảng 42,2% GDP và nợ công bằng
56,7% GDP. Tất cả đều nằm trong giới hạn an toàn. Ngoài ra, chính sách tiền tệ
cũng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm
phát cũng như bảo đảm các mục tiêu đề ra từ đầu năm: tổng phương tiện thanh
toán tăng 20% và dư nợ tín dụng cả năm đạt khoảng 25%

You might also like