You are on page 1of 28

Quan điểm giáo dục

của John Dewey


Nội dung
01 Giáo dục ở Mỹ 02 Quan điểm 03 Hứng thú, hiểu biết,
trong những năm giáo dục kinh nghiệm sống
1800 Dewey của trẻ

Giáo viên và học sinh Dewey có những Làm thế nào để tìm hiểu
ở Mỹ trong những quan điểm giáo dục về hứng thú, hiểu biết
năm 1800 có những tiến bộ như thế nào? và kinh nghiệm sống
trải nghiệm dạy và của trẻ?
học như thế nào?
1. Trải nghiệm giáo dục ở Mỹ
trong những năm 1800
Câu hỏi định hướng: Học sinh và giáo viên có những
trải nghiệm dạy và học như thế nào trong 1 ngôi trường
truyền thống trong những năm 1800?
Nhiệm vụ
Cùng với nhóm 4-5, các bạn sẽ đi thăm quan một số lớp học truyền thống vào những
năm 1800 ở Mỹ. Sau chuyến đi, các bạn sẽ tái hiện lại trải nghiệm học tập của học sinh
và giảng dạy của giáo viên ở thời gian này. Câu hỏi gợi ý:
● Lớp học trông như thế nào? Học sinh đến lớp là những ai?
● Chương trình học gồm những môn học nào? Học sinh học trên lớp như thế nào?
● Mô tả phương pháp giảng dạy của giáo viên.
● Hằng ngày, những hoạt động dạy và học nào thường diễn ra?
Trải nghiệm giáo dục ở Mỹ trong những năm 1800
● Mô hình giáo dục: trường học 1 phòng.
● Phục vụ tất cả học sinh trong lứa tuổi 5-14 trong khu vực sinh sống.
● Giáo viên:
○ Chủ yếu là phụ nữ chưa lập gia đình trong độ tuổi 16 - 25.
○ Giáo viên không được lập gia đình trong thời gian dạy học.
● Trải nghiệm dạy và học
○ Môn học: Đọc, Viết, Toán, Ngữ pháp, Tôn giáo Lịch sử, Địa lý.
○ Đọc sách thành tiếng.
○ Đọc thuộc lòng kiến thức trong sách.
○ Học sinh lớn chủ động giúp các học sinh nhỏ hơn trong lớp.
○ Khi học sinh phạm lỗi, giáo viên có nhiều hình thức kỷ luật hà khắc.
Thảo luận nhóm đôi
Mô hình giáo dục truyền thống những năm
1800 có những ưu và nhược điểm nào? Vì sao
cần phải thay đổi mô hình này?
2. Quan điểm giáo dục của
John Dewey
Câu hỏi định hướng: Dewey đã có những quan điểm giáo dục tiến bộ như
thế nào? Những quan điểm này có phù hợp với môi trường giáo dục ở
Việt Nam như thế nào?
Nhiệm vụ
Trong nhóm 4-5, các bạn hãy thảo luận những câu hỏi sau dựa vào chương 1:
Dewey trong Các lý thuyết về trẻ em.
● Là một trong những nhà tiên phong cải cách giáo dục ở Mỹ, Dewey đã có
những quan điểm tiến bộ trong giáo dục như thế nào?
● Theo Dewey, trẻ nên được học như thế nào? Giáo viên có những vai trò gì
trong việc học của trẻ?
● Những quan điểm này sẽ phù hợp với môi trường giáo dục ở Việt Nam trong
thế kỷ 21 như thế nào? Vì sao?
Phỏng vấn - Trao đổi thông tin
Tạo bảng như mẫu dưới đây. Gặp gỡ và trao đổi thông tin trong bảng với các
thành viên trong lớp.

Tên thành Quan điểm tiến bộ Trẻ học như Vai trò của giáo Phù hợp với môi
viên của Dewey thế nào? viên trường GD VN như thế
nào?
Quan điểm giáo dục của Dewey
Vai trò của giáo viên:

● Tôn trọng các giá trị của và nhu cầu của gia đình của học sinh.
● Trước khi thiết kế hoạt động giáo dục, giáo viên cần tìm hiểu những
hứng thú, hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm sống liên quan đến chủ đề
sắp dạy học.
● Thiết kế các hoạt động giáo dục dựa trên dữ liệu này.
3. Hứng thú, hiểu biết và kinh
nghiệm sống của trẻ
Câu hỏi định hướng: Làm thế nào để tìm hiểu hứng thú,
hiểu biết và kinh nghiệm sống của trẻ?
Thảo luận Padlet
● Vì sao cần phải tìm hiểu và kích hoạt hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm
sống của học sinh? Hoạt động này mang lại lợi ích gì cho học sinh và
giáo viên?
Hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm sống
của trẻ
● Hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm sống của trẻ ảnh hưởng đến cách trẻ học
và tiếp nhận tri thức mới.
● Những kiến thức này giúp giáo viên:

-> Thiết kế hoạt động giáo dục gần gũi với trẻ.

->Trẻ có động lực tiếp thu tri thức mới và tìm thấy ý nghĩa của việc học.

-> Trẻ tiếp thu tri thức mới dễ dàng hơn khi dựa trên nền tảng tri thức và
kinh nghiệm đã có.
Nhiệm vụ
● Trước khi thiết kế một bài giảng mới, bạn muốn tìm hiểu xem học sinh
của bạn đã có những hiểu biết và kinh nghiệm nào về chủ đề bạn muốn
dạy.
● Trong nhóm học tập, các bạn sẽ chuẩn bị 1 hoạt động để tìm hiểu và kích
hoạt kiến thức học sinh đã biết. Sau đó các bạn sẽ điều phối hoạt động
này với các bạn khác nhóm.
Bước 1: Chọn chủ đề
Hướng dẫn: Cả nhóm thống nhất 1 chủ đề theo gợi ý sau hoặc tự chọn chủ đề theo
ý thích:

● Toán: Phân số (so sánh, tính toán); hình phẳng/hình khối (nhận biết, mô tả);
chu vi, diện tích, thể tích (khái niệm, tính toán).
● Hoạt động trải nghiệm: Tiết kiệm nước và điện trong gia đình; hoà giải bất
đồng trong quan hệ bạn bè; kiểm soát cảm xúc của bản thân; an toàn khi giao
tiếp trên mạng; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
● Tự nhiên và Xã hội: môi trường sống của động vật hoặc thực vật; các cơ
quan bên trong cơ thể; hiện tượng thiên tai.
Bước 2: Thiết kế hoạt động
Hướng dẫn:
● Thiết kế hoạt động tìm hiểu và kích hoạt hiểu biết và kinh nghiệm của
học sinh về chủ đề đã chọn.
● Các bạn có thể tham khảo và chọn 1 hoạt động trong các tài liệu sau:
(1) Appendix F: Strategies to Support Learning;
(2) Strategies for Activating Prior Knowledge
● Gợi ý: Các bạn có thể sử dụng những nền tảng sau: Kahoot, Quizizz,
Google Form, PowerPoint.
Hướng dẫn
Mục tiêu: thu thập dữ liệu về hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh -> vui thôi chưa đủ.

-> Không đặt nặng vấn đề đúng/sai; học sinh đưa ra nhiều đáp án và sử dụng đa dạng cách giải quyết.

-> Chú trọng các câu hỏi ‘vì sao’ và ‘như thế nào’.

● Vì sao em suy nghĩ như vậy?


● Em học được những điều này từ đâu?
● Em giải quyết tình huống này như thế nào? Còn cách nào khác?
● Như thế nào là _____?

-> Đặt câu hỏi mở (open-ended questions) mang tính khơi gợi để học sinh chia sẻ hiểu biết.

● Nếu như ____, chuyện gì sẽ xảy ra?


● Nếu như em là ____, em sẽ làm gì?
● Ví dụ trong môn Toán
Bước 3: Điều phối hoạt động và thu
thập dữ liệu
Hướng dẫn:

● Cùng với các bạn trong nhóm học tập, các bạn sẽ điều phối hoạt động với
các nhóm khác để thu thập dữ liệu.
● Mỗi nhóm có 15 phút để điều phối hoạt động.
Bước 4: Phân tích dữ liệu
Hướng dẫn: Trong nhóm học tập, các bạn phân tích dữ liệu thu thập được từ hoạt
động tìm hiểu và kích hoạt hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh.

● Học sinh đã có những hiểu biết gì về chủ đề?


● Học sinh đã có những kỹ năng nào khi thực hành chủ đề?
● Học sinh chưa hiểu hoặc hiểu sai những điều gì về chủ đề?

-> Từ những dữ liệu này, các bạn thảo luận:

● Bước tiếp theo, các bạn sẽ bổ sung thêm cho học sinh những kiến thức
hay kỹ năng nào? Vì sao?
● Với những kiến thức/kỹ năng đó, các bạn sẽ thiết kế hoạt động giáo dục
nào? Vì sao?
Bước 5: Phản tư (Reflect)
Hướng dẫn: Mỗi cá nhân viết 2-3 đoạn văn phân tích trải nghiệm trong việc thiết
kế và điều phối hoạt động tìm hiểu và kích hoạt tri thức và kinh nghiệm của trẻ:

● Nhóm của bạn đã lên ý tưởng và điều phối hoạt động như thế nào? Các
bạn đã gặp những khó khăn gì, vì sao? Cả nhóm đã cùng nhau vượt qua
như thế nào? Nếu được làm lại hoạt động này, các bạn sẽ thay đổi điều
gì và vì sao?
● Qua quá trình này, bạn đã học được điều gì mới mà bạn muốn áp dụng
trong công tác giảng dạy trong tương lai? Bạn đang có thắc mắc nào hay
muốn tìm hiểu thêm điều gì trong hoạt động giáo dục này?

Làm bài Phản tư trên Canvas trước tuần 3.

You might also like