Triếtt

You might also like

You are on page 1of 16

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ
NỘI DUNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT...........................................................................................................................4
1. Phép biện chứng duy vật...............................................................................4
2. Nội dung quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật....................5
a) Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.............................................5
b) Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.............................7
Thứ nhất, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại..........................................................................7
Thứ hai, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập....................9
c) Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.......................12
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG NÂNG
CAO NĂNG LỰC TRONG TƯ DUY CỦA SINH VIÊN..................................13
KẾT LUẬN............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................16

2
MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là sự kế thừa những giá trị tinh hoa của nhân loại từ xưa
cho đến thời điểm nó ra đời, dựa trên truyền thống tư tưởng biện chứng của nhiều
thế kỷ phép biện chứng duy vật đã vạch ra những đặc trưng chung nhất của biện
chứng khách quan, nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát
triển của hệ nhiên, của xã hội loài người và của tư duy công lao to lớn và vĩ đại của
Mác và Ph.Angghen là đã xây dựng cho loài người một phương pháp nhận thức thế
giới khoa học, nó là chìa khóa để giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới.
Nắm vững và vận dụng đúng đắn những nguyên lý, những quy luật cũng như
phương pháp luận của phép biện chứng duy vật là nhân tố cơ bản để hình thành
một thế giới quan khoa học. Việc học tập, nghiên cứu sự hình thành và phát triển
của phép biện chứng trong lịch sử là một nhu cầu hết sức cần thiết. Nó không
những cho phép ta nắm vững nội dung những nguyên lý, những quy luật, những
cặp phạm trù phản ánh quá trình con người nhận thức thế giới, phản ảnh nguồn gốc
của sự vận động cũng như khuynh hướng của sự phát triển của mọi sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan của phép biện chứg duy vật mà còn giúp chúng ta
hiểu được những nguyên tắc, phương pháp luận từ các nguyên lý, các học thuyết
đó. Đồng thời qua đó cũng giúp chúng ta nắm được bức tranh toàn cảnh, hiểu được
nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển của quá trình đấu tranh gay gắt với
những tư tưởng của phép siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm để khẳng
định vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Hiện
nay nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước việc nghiên cứu phép biện chứng một cách tường tận, có hệ
thống nhất là nắm vững bản chất của phép biện chứng duy vật càng là một nhu cầu
bức thiết để đổi mới tư duy. Từ những lý do trên, em xin chọn nghiên cứu đề tài:
“Phân tích cơ sở lý luận và nội dung quan điểm toàn diện của phép biện chứng
duy vật và liên hệ với thực tiễn”.

3
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ


NỘI DUNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT
1. Phép biện chứng duy vật
Theo Ph. Ăngghen, khái niệm của phép biện chứng duy vật được hiểu như
sau: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và “Phép biện chứng
(…) là một môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát
triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy”. Quan điểm của V.Lênin về
phép biện chứng như sau: “Phép biện chứn, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới
hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương
đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển
không ngừng”. Hồ Chí Minh lại có những đánh giá như sau: “Chủ nghĩa Mác có
ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”. Từ những quan điểm trên, có thể
hiểu phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển;
về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật
với phép biện chứng; giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng. Sự ra đời của
phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là
một phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó đã
tồn tại; là “phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những
phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng,
trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phép
biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong hoạt
động của đời sống xã hội, mỗi quan điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả
của sự nghiên cứu trong giới tự nhiên cũng như từ trong lịch sử loài người. Mỗi
một quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên
cơ sở lý luận khoa học. Theo Ph. Ăngghen, “Biện chứng gọi là khách quan thì chi
phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện
chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tức là những mặt, thông
qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng từ mặt đối
lập kia, tương tự với những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống còn của giới tự
nhiên”.
Từ những lý do trên có thể hiểu, phép biện chứng duy vật được tạo thành từ
hai nguyên lý; ba quy luật và sáu cặp phạm trù được khái quát từ hiện thức và phù

4
hợp với hiện thức. Vì vậy nó có khả năng phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động
và sự phát triển của tự nhiên xã hội và trong lối tư duy. Tiến hành nghiên cứu, tìm
hiểu và nắm vững những nguyên lý cơ bản, những quy luật tự nhiên, những cặp
phạm trù của phép biện chứng duy vật sẽ giúp chúng ta hiểu được sự phát triển của
tự nhiên, xã hội và tư duy qua đó có thể giải quyết được những nhu cầu đặt ra trong
thực tiễn.
2. Nội dung quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
a) Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
Thứ nhất, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật và hiện tượng
tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự
phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt
bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Trong số những người theo quan điểm siêu hình
cũng có những người thừa nhận sự liên hệ và đặc tính đa dạng của nó nhưng lại
phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại với những người theo quan điểm siêu hình, những người theo quan điểm
biện chứng coi thế giới như là một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và
các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại,
thâm nhập và chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Khi trả lời câu hỏi thứ hai, những người
theo chủ nghĩa duy tâm tìm cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự
vật, hiện tượng ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác con người.
Những người theo quan điểm biện chứng duy vật thì khẳng định rằng cơ sở của sự
liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Theo quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều đa dạng, có khác
nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng có mối liên hệ ở những dạng tồn tại
khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả trong tư tưởng, ý
thức của con người vốn là những cái phi vật chất, cũng chỉ là thuộc tính cơ bản của
một dạng vật chất có tổ chức cao là não người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết
quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính
phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính đa
dạng của liên hệ qua lịa đó. Có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bên trong, có
mối liên hệ bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc
một lĩnh vực riêng biệt trong thế giới đó. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ
gián tiếp mà trong đó có sự tác động qua lại được thực hiện để thông qua một hay
một số khâu trung gian. Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất,
liên hệ tất yếu và liên hệ ngẫu nhiên. Như vậy quan điểm duy vật biện chứng về sự

5
liên hệ đòi hỏi phải có sự thừa nhận tính tương đối của sự vật trong sự chuyển hóa
và phân loại đó. Các liên hệ khác nhau sẽ có thể chuyển hóa lẫn nhau, sự chuyển
hóa này có thể diễn ra hoặc thay đổi do phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do kết
quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng.
Thứ hai, nguyên lý về sự phát triển
Trong triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển là sự tăng, giảm về
lượng. Mà không có sự thay đổi về chất của sự vật hay hiện tượng. Nó cũng xem
sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục, không trải qua sự quanh co, phức
tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, thì trong phép biện chứng khái niệm nguyên
lý sự phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, theo chiều hướng đi lên.
Bắt đầu từ trình độ thấp cho đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện cho đến hoàn
thiện hơn. Như vậy, khái niệm nguyên lý về sự phát triển không đồng nhất với khái
niệm vận động. Đây không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về
lượng. Hay là sự biến đổi một cách lặp đi lặp lại ở chất cũ, là sự biến đổi về chất
theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ cao hơn.
Nguyên lý sự phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan của sự vật, hiện tượng. Đây là quá trình thống nhất giữa các nhân tố tiêu cực
và kế thừa. Nhằm nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình
thái của sự vật, hiện tượng mới.

Những quá trình phát triển đều có tính khách quan, phổ biến và tính phong
phú, đa dạng. Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc
của sự vận động và phát triển. Đây là quá trình được bắt nguồn từ bản thân của sự
vật, hiện tượng. Và là quá trình giải quyết những mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng
đó. Vậy nên, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phải phụ thuộc vào
ý thức của con người. Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở quá trình
phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Và nó được thể hiện trong
mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng
đó. Trong mỗi một quá trình biến đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của
cái mới, phù hợp với quy luật. Tính đa dạng được thể hiện ở chỗ phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng. Nhưng mỗi một sự vật, hiện
tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại
ở những không gian và thời gian khác nhau nên sự vật, hiện tượng phát triển sẽ
khác nhau.

Đồng thời, trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều
tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Như những yếu tố và điều

6
kiện lịch sử cụ thể. Sự tác động có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự
vật, hiện tượng. Thậm chí nó có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời,
dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác. Đây đều là những biểu
hiện của tính phong phú, đa dạng của nguyên lý về sự phát triển. Nghiên cứu
nguyên lý về sự phát triển giúp ta vận dụng nguyên lý này một cách tốt nhất. Và
nhận thức được rằng muốn nắm bắt được bản chất của sự vật hiện tượng. Và muốn
nắm bắt được khuynh hướng vận động của sự vật, hiện tượng. Thì cần phải xây
dựng quan điểm vận động và phát triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ. Yêu cầu
cơ bản của quan điểm chính là khi xem xét một sự vật hiện tượng, thì cần phải đặt
nó trong trạng thái vận động và phát triển. Lênin đã khẳng định: “Logic biện
chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong
sự biến đổi của nó”. Nghiên cứu sự vật, hiện tượng không chỉ với tư cách là cái
đang tồn tại mà còn cần phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai
của nó. Từ đó dự báo sự xuất hiện của nhân tố mới, chuẩn bị những điều kiện
thuận lợi cho sự ra đời của cái mới. Cần có thái độ lạc quan và tin tưởng vào sự
chiến thắng tất yếu của cái mới. Đồng thời phải có nhận thức rõ ràng về quá trình
phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Chiến thắng của cái mới đối với
cái cũ là rất khó khăn, phức tạp thậm chí còn có những thất bại tạm thời. Để có
được bài học rút ra từ nguyên lý về sự phát triển trong hiện thực cần có quá trình
tích lũy về lượng. Đây là một sự chuẩn bị cho những bước nhảy vọt nhằm thay đổi
về chất qua những lần phủ định. Mặt khác, cần phải biết phát hiện ra mâu thuẫn và
tổ chức để các mâu thuẫn đó được giải quyết. Và cần phải đấu tranh để khắc phục
và chống lại mọi biểu hiện của trì trệ, bảo thủ. Hay không dám đổi mới để phát
triển và đồng thời phải chống lại thái độ nóng vội, chủ quan muốn đốt cháy giai
đoạn.

b) Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Thứ nhất, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này,
phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về
chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự
vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại
tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện
khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi

7
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên,
xã hội và tư duy.
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật,
hiện tượng.
Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan
vốn có của nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ
những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những
thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ
bản và không cơ bản của sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự
phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác
có thể là không cơ bản.
Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các
yếu tố cấu thành, mà còn bởi câu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông
qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ
bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng
không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của
nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng,
biểu hiện tính ổn định tương đối của nó.
Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại,
tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Với
khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác
nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng
cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện
tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện
đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá
trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong môi
quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong môi quan hệ khác lại là lượng.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự
thay đổi về chất, ơ một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự
thay đổi về chất. Giới hạn mà sư thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được
gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất

8
của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là
nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự
thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới
điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến Sự ra đời của chất mới.
Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được
quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước
nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, v.v..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là
điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động,
phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình
biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận,
thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen
khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ
nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật chất mới tác động tới
lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại
lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó
liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Thứ hai, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện
chứng. Theo V.I. Lênin, “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết
về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện
chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển
thêm”.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc,
động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật
này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát
triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng. Trong phép

9
biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với
quan niệm siêu hình về mâu thuẫn. Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn là cái đối
lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa
các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập
dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mâu thuẫn
có tính khách quan và tính phổ biến. Theo Ph. Ăngghen: “Nếu bản thân sự di động
một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình
thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển
của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn... sự sống trước hết
chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một cái khác.
Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các
quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn
chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta
đã thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn;
chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con
người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi
hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, - mâu thuẫn
này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với
chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, - và được giải quyết trong sự vận động đi
lên vô tận”.
Mâu thuẫn không những có tính khách quan, tính phổ biến, mà còn có tính đa
dạng, phong phú. Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện
tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện
khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò
khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn
bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, v.v.. Trong
các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác
nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc,
không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia
làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất
của nó. V.I. Lênin viết: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập (“sư thống nhất của
chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn? Tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất
và thống nhất không quan trọng lắm. Theo một nghĩa nào đó, cả hai đều đúng)”.
Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua
lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối

10
lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ
thể của sự vật, hiện tượng. Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập
diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập
cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, Sự đấu tranh giữa chúng là
tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong
sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng. Theo
V.I. Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt
đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt
đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt
đối”.
Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc
mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối
lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện
đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu
thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa
giữa hai mặt đổi lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và
phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. V.I. Lênin khẳng
định: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.

Thứ ba, quy luật phủ định của phủ định

Đây là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển
diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua những lần phủ định biện chứng,
tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá
trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng từ trình độ
thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức “xoáy ốc”.
Trong chuỗi phủ định tạo nôn quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, mỗi lần
phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo
của nó. Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới
kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng.
Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức “xoáy
ốc”, đó cũng là tính chất “phủ định của phủ định”. Theo tính chất này, mỗi chu kỳ
phát triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba
hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những
đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về

11
trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những
nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định biện chứng.
Theo V.I. Lênin, “Từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến “sự thống
nhất” với cái bị khẳng định, - không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự
phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi”.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát
triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà là
phát triển theo hình thức con đường “xoáy ốc”. V.I. Lênin đã khái quát con đường
đó như sau: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới
một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát
triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường tháng...”.
Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự
phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng mới của đường
xoáy ốc dường như lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn. Sự tiếp nối của các
vòng trong đường xoáy ốc phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của
sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng
phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những “vòng khâu” của quá trình đó.
Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện
chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng
định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng là điều
kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích
cực từ trong sự vật, hiện tượng cũ, phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới và tạo
nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.
Ăngghen đã viết: "... phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ
biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự
phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”.

c) Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Các mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng được phép duy vật biện chứng
khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như: cái riêng – cái chung, tất nhiên –
ngẫu nhiên, bản chất hiện tượng, nguyên nhân – kết quả, khả năng – hiện thực, nội
dung – hình thức…Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động
nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội. Các phạm trù cái riêng – cái chung –
cái đơn nhất, tất nhiên – ngẫu nhiên, bản chất – hiện tượng là cơ sở của phương
pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái
quát hóa, trừu tượng hóa để từ đó nhận thức toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống.
Các phạm trù nguyên nhân – kết quả, khả năng – hiện thực là cơ sở phương pháp
luận để chỉ ra mối liên hệ và phát triển giữa các sự vật, hiện tượng là một quá trình.
Các phạm trù nội dung – hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các

12
hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của
phương pháp nhận thức với thực tiễn.

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG NÂNG
CAO NĂNG LỰC TRONG TƯ DUY CỦA SINH VIÊN
Nâng cao chất lượng học tập, khả năng tự nghiên cứu nhằm phát huy năng lực tư
duy cho sinh viên là vấn đề vô cùng bức thiết được đặt ra trong tình hình hiện nay
ở các cơ sở giáo dục đại học nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Nâng cao năng
lực tư duy cho sinh viên cần hiểu rõ, xác định rõ nội dung toàn diện của phương
pháp luận biện chứng duy vật, xác định những vấn đề cần giải quyết để từ đó có
những phương pháp đúng đắn, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và trên thực tiễn qua
đó làm cơ sở để xây dựng và phát triển năng lực tư, nhận thức vấn đề và giải quyết
các vấn đề một cách đúng đắn trên thực tiễn.
V.I. Lênin đã khẳng định vai trò của ý thức đối với nhận thức và cải tạo thế giới
như sau: “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn
tạo ra thế giới khách quan”. Điều này đã khẳng định qua hoạt động tư duy con
người có thể nhận thực đúng đắn được tính hiện thực khách quan, cải biển hiện
thực khách quan thành những lợi ích đúng đắn cho mình để có thể tự khẳng định
mình trong tư duy khoa học, nâng cao năng lực tư duy khoa học đồng thời nâng
tầm quan trọng của tư duy đối với hoạt động nhận thức và cả hoạt động thực tiễn.
Thông qua nâng cao năng lực tư duy khoa học thì cần có những năng lực tư duy
biện chứng như sau để có thể giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập cũng như
nghiên cứu của mình:
Một là, luôn sẵn sàng tiếp cận tri thức khoa học một cách đúng đắn và sáng tạo,
thông qua tư duy biện chứng sẽ giúp sinh viên có một cách nhìn bao quát, toàn
diện, phân biệt rõ cái đúng, cái sai, chỉ ra những nguyên nhân và khẳng định, phát
triển tri thức khoa học một cách đúng đắn. Loại bỏ tư duy siêu hình, bảo thủ, cứng
nhắc,…
Hai là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và
hành động. Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi sinh viên trong nhận thức và xử lý
các tình huống, giải thích các hiện tượng cần phải xét đến tính đặc thù của đối
tượng nhận thức. Khi nhận thức sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể mà trong đó sự vật sinh ra, tồn tại,
phát triển. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể,
trong tình huống cụ thể.

13
Ba là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm phát triển trong nhận thức và trong
hoạt động thực tiễn. Quan điểm phát triển đòi hỏi sinh viên không chỉ nắm bắt cái
hiện đang tồn tại của sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong
tương lai của chúng; phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến
đổi có tính chất thụt lùi, khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải thấy
được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của
nó. Sinh viên phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành từng giai
đoạn, từ đó có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển. Cần giúp sinh viên
nhận diện và phê phán quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và
hành động.
Bốn là, rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu những quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật.  Với quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, giảng viên cần rèn luyện
cho sinh viên trong nhận thức và hành động phải biết đi từ những tích luỹ về lượng
để làm biến đổi về chất, cách thức tích lũy về lượng (tăng về số lượng, thay đổi
cách sắp xếp các yếu tố cấu thành, hay cả hai), phải có quyết tâm để tiến hành
bước nhảy thông qua vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Cần khắc
phục hai tư tưởng trái ngược nhau là tư tưởng tả khuynh (nôn nóng, bất chấp quy
luật, chủ quan duy ý chí) và tư tưởng hữu khuynh (bảo thủ, trì trệ). Với quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, giảng viên cần rèn luyện cho sinh viên
hiểu sâu sắc rằng, để nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng và tìm ra
phương hướng, giải pháp hiệu quả thì phải nghiên cứu, phát hiện ra mâu thuẫn của
sự vật; phải xem xét sự vật trong thể thống nhất những mặt (nét tương đồng),
những khuynh hướng trái ngược nhau, tìm ra những mặt đối lập và những mối liên
hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó; phải biết phân loại mâu
thuẫn để đưa ra phương pháp đấu tranh cho phù hợp (tìm ra phương thức, phương
tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật phát triển). Đối với quy
luật phủ định của phủ định, giảng viên cần rèn luyện cho sinh viên nhận thức đúng
đắn về xu hướng phát triển của sự vật là đường “xoáy ốc”, hiểu rõ quá trình phát
triển của sự vật không phải lúc nào cũng đi theo đường thẳng, mà nhiều khi diễn ra
quanh co, phức tạp, bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau và ở mỗi chu kỳ này, sự vật
có những đặc điểm riêng biệt, nên phải có cách tác động phù hợp, phải biết ủng hộ
cái mới, đồng thời kế thừa có chọn lọc những cái vốn có tinh hoa của cái cũ…

Năm là, tiến hành rèn luyện phương pháp biện chứng cho sinh viên nghiên cứu nội
dung lý luận nhận thức duy vật biện chứng, qua đó nắm vững quan điểm chỉ đạo
thực tiễn, những nguyên tắc thống nhất giữa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, thực
hành phê phán chủ nghĩa cá nhân , chủ nghĩa giáo điều. Nhận thức là một quá
trình, phải thực hành lặp đi lặp lại không có điểm dừng: từ thực tiễn tới nhận thức
14
– từ nhận thức lại trở về thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình nhận thức và loài
người càng tiến dần đến chân lý. Sinh viên phải nhận thức được chân lý là khách
quan, chống những quan điểm chủ quan cho rằng chân lý là thuộc về kẻ mạnh,
chân lý thuộc về đa số, chân lý là lý lẽ hợp lý, chân lý gắn với lợi ích…; tiến hành
phê phán chủ nghĩa tuyệt đối và chủ nghĩa tương đối, cần phải xác định rõ chân lý
để vừa mang tính tương đối, vừa mang tính tuyệt đối và chân lý là cụ thể. Theo
V.I. Lênin: “Bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể ở mỗi
tình hình cụ thể; rằng phương pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách
quan của quá trình lịch sử trong một thời điểm cụ thể nhất định”.

KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhận thức và hoạt
động thực tiễn, là hạt nhân cót lõi giúp hình thành thế giới quan và nhân sinh quan
trong tư duy và nhận thức của mỗi con người, ngoài ra là một phương pháp luận
quan trọng để nhận thức và giải quyết trên thực tiễn đời sống. Vì vậy, việc hiểu và
áp dụng, vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật trong thực tiễn là một việc
làm rất thiết thực nhằm nâng cao khả năng tư duy, đưa ra phương pháp và công cụ
để nhận thức và cải tạo xã hội tốt đẹp hơn.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Hà
Nội.
2. Hồ Bá Thâm (1994). Bàn về năng lực tư duy. Tạp chí Triết học, số 2
3. V.I.Lênin (1977), “Toàn tập, t.42”, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
4. V.I.Lênin (1981), “Toàn tập, t.29”, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
5. https://tcnn.vn/news/detail/42577/Van-dung-phep-bien-chung-duy-vat-
trong-qua-trinh-xay-dung-va-thuc-hien-duong-loi-doi-moi-cua-Dang-Cong-
san-Viet-Nam.html
6. http://hict.edu.vn/khoa-hoc-co-ban/van-dung-phuong-phap-luan-duy-vat-de-
nang-cao-nang-luc.htm
7. https://dvn.com.vn/2-nguyen-ly-co-ban-cua-phep-bien-chung-duy-vat-vao-
cuoc-song-1645366208/

16

You might also like