You are on page 1of 4

NỘI DUNG:

1 Khái niệm
-Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ
chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.
2 chức năng của thuế
Thuế có 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm nguồn thu cho NSNN nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm
đảm bảo công bằng xã hội; và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
3.Vai trò của thuế
- Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế.
( Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua
thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất
định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn
có của nền kinh tế thị trường. )
- Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.
Là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng
phát triển thì khoản thu này càng tang. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho
hoạt động của bộ máy Nhà nước, đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển,
cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa
học
- Đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định
và lâu dài
( Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến
khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo
hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các
mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.)
4. thực trạng của thuế từ năm 2020 đến nay

5.Phân loại thuế


Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế, thuế có 2 loại cơ
bản là thuế trực thu và thuế gián thu.
- Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế
đánh vào đối tượng thường trú
- Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sàn xuất
và bán hàng hoá.
Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế, có thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu
nhập và thuế tiêu dùng.
- Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải đánh vào phần thu
nhập phát sinh từ tài sản đó
- Thuế đánh vào thu nhập chỉ thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư
phát sinh từ tài sản của họ
- Thuế tiêu dùng, phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt.
6.Đánh giá công tác thuế (ưu, nhược)
 Ưu điểm:
• Thuế trực thu:
Có tính chất công bằng trong việc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp
thuế.
Giúp đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc điều tiết thu nhập vì Nhà nước
hiểu rõ và cá biệt hóa được người chịu thuế.
• Thuế gián thu:
Đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế.
Dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế.
● Nhược điểm:
• Thuế trực thu:
Làm hạn chế tăng thu nhập của các đối tượng vì thu nhập càng cao thì phải nộp
thuế càng nhiều.
Khó thu, khó quản lí do đối tượng nộp thuế là tất cả các chủ thể có thu nhập.
Làm hạn chế đi phần nào sự phấn đấu nâng cao thu nhập của những đối tượng
chịu thuế. Vì thu nhập và lợi nhuận càng cao họ phải thực hiện nộp thuế càng
nhiều.
• Thuế gián thu:
khó thu thuế
khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế
7.Biện pháp
Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách: Để hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế
thông qua việc lợi dụng một số kẽ hở của chính sách, cần tiếp tục rà soát, củng cố và
hoàn thiện hệ thống pháp luật, sớm ban hành quy định về quản lý giá chuyển nhượng
của giao dịch liên kết, chống chuyển giá và chống thất thu NSNN.
Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đối tượng nộp thuế,
rà soát chặt chẽ hoạt động sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng
Ba là, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu nợ, giảm tối đa nợ đọng thuế, có chế tài
mạnh hơn đối với các trường hợp cố tình gian lận, trốn thuế. Cần có chế tài xử phạt
nghiêm khắc đối với hành vi gian lận trốn thuế của doanh nghiệp
Bốn là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế cả về trình độ chuyên môn và đạo đức
nghề nghiệp. Đặc biệt cơ quan thuế cần tăng cường đối thoại và kết nối với doanh
nghiệp, giải đáp các khúc mắc về thuế cũng như hỗ trợ thực hiện các thủ tục thuế
Năm là, tiếp tục cải cách hành chính thuế theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người nộp
thuế khi thực hiện tuân thủ pháp luật thuế. Tiếp tục thực hiện tốt 2 hệ thống Cổng Thông
tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và triển khai ứng dụng eTax Mobile rà
soát và đôn đốc người nộp thuế khai nộp kịp thời
Sáu là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thu NSNN. Để tăng
cường hiệu quả trong công tác quản lý và chống thất thu NSNN, cần xây dựng một hệ
thống thông tin kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý, giúp đơn giản hóa và
nâng cao hiệu quả trong quản lý và giám sát./.
Kết luận: Trong những năm gần đây, việc cải cách chính sách thuế được thực hiện tích cực, nhằm mục tiêu
tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước và ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Tài liệu tham khảo


1. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VN. https://www.sav.gov.vn/
Câu hỏi

1. Khi bội chi ngân sách thì nhà nước sẽ bù đắp ngân sách như thế nào?
Trả lời : Khoản 4, khoản 5 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

“4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các
khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát
hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được
sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành
trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các
khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc
hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương
để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của
ngân sách nhà nước.”

You might also like