You are on page 1of 1

Đặt vấn đề về Thuế ở Việt Nam

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, góp phần điều tiết vĩ mô
nền kinh tế, đồng thời là công cụ đảm bảo cung cấp các phương tiện vật chất cần
thiết cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Vì vậy quản lý thuế là yêu cầu thiết
yếu đặt ra đối với bất kỳ quốc gia nào. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đã từng bước cải cách hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với tiến
trình đổi mới của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật quản lý thuế ra
đời và có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2007 là một bước tiến mới đáng kể cho hệ thống
thuế Việt Nam hiện nay.

Đầu tiên, nếu trước đây, các khoản thanh toán đều phải thực hiện thanh toán
thông qua hiện vật, nhưng ngày nay, việc thanh toán các khoản chi phí được thu
trực tiếp bằng tiền, thuế cũng vậy. Sự phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn
mạnh, dòng hàng – tiền – hàng ngày càng luân chuyên liên tục, đã tạo điều kiện
cho sự phát triển lớn mạnh của thuế. Việc các cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế trực
tiếp cho cơ quan có thẩm đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.

Thứ hai, thuế là khoản truy thu của nhà nước, đối với người có nghĩa vụ nộp
thuế thông qua con đường quyền lực. Thuế vẫn mang tính chất bắt buộc, căn cứ để
nhà nước tiến hành thu thuế người dân là con đường quyền lực của nhà nước,
thông qua hệ thống pháp luật về thuế.

Thứ ba, thuế là khoản thu bắt buộc không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả
trực tiếp cho người nộp thuế. Tuy nhiên, một phần của thuế sẽ được chi trả gián
tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng.
Việc hoàn thuế này không có quy định hay thông báo chính thức, nó có thể xảy ra
trước hoặc sau khi nộp thuế. Chính vì thế, người nộp thuế không có quyền phản
đối hay từ chối việc thực hiện nghĩa vụ của mình về việc truy thu thuế của nhà
nước.

You might also like