You are on page 1of 21

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU............................................................................................4
1.1. Giới thiệu chung nhiệm vụ quan trắc.................................................................4
1.1.1. Căn cứ thực hiện.....................................................................................4
1.1.2. Sự cần thiết của nhiệm vụ........................................................................4
1.1.3. Nội dung công việc, tần suất quan trắc...................................................4
1.1.4. Mục tiêu nhiệm vụ...................................................................................4
1.1.5. Đơn vị tham gia phối hợp........................................................................5
1.1.6. Vị trí quan trắc........................................................................................5
1.1.7. Phạm vi và thời gian thực hiện................................................................5
1.1.8. Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ................5
1.2. Thuyết minh tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ.......................................7
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC……………….8
2.1. Tổng quan địa điểm, vị trí quan trắc..................................................................8
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực......8
2.1.2. Loại quan trắc.........................................................................................9
2.1.3. Mô tả địa điểm lấy mẫu...........................................................................9
2.1.4. Giới thiệu điểm quan trắc......................................................................10
2.1.5. Thông tin lấy mẫu của đợt quan trắc....................................................10
2.2. Giới thiệu thông số quan trắc...........................................................................10
2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm...............................11
2.3.1. Thiết bị quan trắc..................................................................................11
2.3.2. Thiết bị phân tích...................................................................................12
2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu......................................12
2.5. Danh mục phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm.................................................................................................................13
2.6. Công tác QA/QC trong quan trắc môi trường..................................................14
2.6.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc...................................................14
2.6.3. QA/QC tại hiện trường..........................................................................14
2.6.5. Hiệu chuẩn thiết bị................................................................................15
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC.........16
3.1. Kết quả đo, phân tích môi trường nước............................................................16
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC…………….18
4.1. Kết quả QA/QC hiện trường............................................................................18
4.2. QA/QC trong phòng thí nghiệm.......................................................................18
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................20
5.1. Kết luận............................................................................................................20
5.1.1. Tiến độ và thời gian thực hiện...............................................................20
5.1.2. Tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí thải
.........................................................................................................................20
5.1.3. Đánh giá chất lượng môi trường khu vực................................................20
5.2. Các kiến nghị....................................................................................................21

1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Danh sách những người tham gia........................................................3
Bảng 1.1. Khối lượng công việc thực hiện................................................................7
Bảng 2.1. Tổng hợp các vị trí lấy mẫu....................................................................10
Bảng 2.2. Danh mục điểm quan trắc.......................................................................10
Bảng 2.3. Điều kiện lấy mẫu...................................................................................10
Bảng 2.4. Danh mục thành phần, thông số quan trắc..............................................10
Bảng 2.5. Tổng hợp danh mục thiết bị quan trắc lấy mẫu.......................................11
Bảng 2.6. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu.......................................................13
Bảng 2.7. Tổng hợp phương pháp phân tích...........................................................13
Bảng 3.3. Kết quả đo, phân tích nước nước thải.....................................................16

2
Bảng 1. Danh sách những người tham gia
ST Chuyên ngành
Họ và tên Chức danh
T đào tạo
Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
Nguyễn Văn Tuân - Cán bộ môi trường
Phùng Văn Thành - Nhân viên kỹ thuật
II Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
1 Người chịu trách nhiệm chính
Trần Thị Minh Hải Phó giám đốc trung tâm Th.s Khoa học MT
2 Những người thực hiện
2.1 Nhóm lấy mẫu quan trắc hiện trường
Kỹ sư thủy văn môi
Nguyễn Tiến Phong PP. Quan trắc hiện trường
trường
Quan trắc viên phòng
Nguyễn Anh Tuyên Cử nhân địa chính MT
Quan trắc hiện trường
Quan trắc viên phòng
Phùng Thị Thùy Cử nhân khoa học MT
Quan trắc hiện trường
2.2 Nhóm phân tích trong phòng thí nghiệm
Trịnh Đức Cường Trạm phó trạm Quan trắc Thạc sĩ Hóa phân tích
Nghiêm Văn Công Phó phòng phân tích Kỹ sư môi trường
Tạ Thị Quý Cán bộ phân tích Cử nhân sinh học
Bùi Thị Hồng Nhung Cán bộ Phân tích Cử nhân khoa học MT
Nguyễn Như Kiên Cán bộ Phân tích KS. Hoá phân tích
2.3 Nhóm tổng hợp, viết báo cáo
Đoàn Văn Vũ TP. Công nghệ môi trường Th.s Khoa học MT
Tạ Văn Thái PP. Công nghệ môi trường Kỹ sư MT
Nguyễn Thanh Hương CB. Công nghệ môi trường CN.Khoa học MT

3
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu chung nhiệm vụ quan trắc


1.1.1. Căn cứ thực hiện
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung
quanh và tiếng ồn;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc nước dưới đất;
- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số
liệu quan trắc môi trường;
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNM ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;
1.1.2. Sự cần thiết của nhiệm vụ
Trong quá trình hoạt động bệnh viện, việc lập báo cáo giám sát môi trường định
kỳ nhằm tuân thủ chương trình quan trắc theo cam kết đã được xác nhận trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường của bệnh viện. Góp phần xác định các thay đổi hoặc diễn
biến chất lượng môi trường (qua các thông số) liên tục theo thời gian và không gian.
Giúp xác định nhanh/phát hiện sớm các vấn đề về chất lượng môi trường.
Cung cấp số liệu, thời gian thực phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường.
Cảnh báo kịp thời, đề xuất các biện pháp phù hợp để quản lý, bảo vệ môi trường.
Giúp kiểm soát quá trình hoạt động của bệnh viện và vấn đề môi trường phát sinh,
giúp cơ quan quản lý giám sát, xác định trách nhiệm của cơ sở.
1.1.3. Nội dung công việc, tần suất quan trắc
- Nội dung công việc:
+ Lấy mẫu quan trắc chất lượng nước thải;
+ Phân tích các chỉ tiêu môi trường;
+ Tổng hợp kết quả, lập báo cáo.
- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần
1.1.4. Mục tiêu nhiệm vụ
- Cung cấp thông tin về chất lượng môi trường nước thải, không khí khu vực
bệnh viện và xung quanh tại thời điểm quan trắc.
- Giám sát các biến đổi có hại đến môi trường.
- So sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc qia về môi truờng.

4
1.1.5. Đơn vị tham gia phối hợp
TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- Đại diện đơn vị: Bà Trần Thị Minh Hải - Chức vụ: Phó giám đốc;
- Địa chỉ: Số 425A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên;
- Số điện thoại: 0280 3750 876; - Fax: 0280 3657 366.
- Các chứng chỉ được công nhận:
+ Quyết định số 330.2013/QĐVPCNCL ngày 5/11/2013 của Văn phòng công
nhận chất lượng về việc công nhận phòng thí nghiệm.
+ Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005. Mã số VILAS 154.
+ Quyết định số 2457/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường.
1.1.6. Vị trí quan trắc
Quan trắc lấy mẫu giám sát môi trường trong khu vực bệnh viện tại phường
Trung Thành, thành phố Thái Nguyên.
1.1.7. Phạm vi và thời gian thực hiện
Quan trắc lấy mẫu giám sát môi trường trong khu vực hoạt động của bệnh
viện tại phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương trình quan trắc môi trường đợt 3 năm 2018 tại Bệnh viện được thực
hiện với số lượng mẫu là 01 mẫu.
+ Mẫu nước thải: 01 mẫu
- Thời gian thực hiện:
+ Ngày lấy mẫu: 4/9/2018.
+ Ngày phân tích: Từ 5/9/2018 đến 12/9/2018.
1.1.8. Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
a. Tên cơ sở: Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên;
- Đại diện đơn vị: Lê Văn Bình – Giám đốc bệnh viện Gang Thép Thái
Nguyên.
- Địa chỉ liên hệ: Phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.
- Điện thoại: 0280 3900908 Email: benhviengangthep@gmail.com
b. Loại hình hoạt động: Khám, chữa bệnh
c. Diện tích bệnh viện: 20.609m2
d. Tình trạng hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn:

5
- Nước mưa chảy tràn: Được thu gom vào hệ thống cống rãnh xung quanh
bệnh viện, thoát ra khe suối nhỏ chảy qua khu vực bệnh viện, và đổ ra suối Cầu
Trao
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ trong hệ thống
các bể tự hoại, một phần cặn rắn được lắng lại bể, phần nước thải sau xử lý sơ bộ
tiếp tục được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung nhằm mục đích xử lý triệt
để.
- Nước thải phát sinh từ các khoa phòng chuyên môn, khu xét nghiệm, phẫu
thuật: Nước thải loại này có tính chất độc hại, tuỳ thuộc vào nhu cầu khám chữa
bệnh hàng ngày. Được thu gom bằng các đường ống nhựa D200 đặt ngầm về bể
chứa nước thải. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại và nước
thải bệnh viện được đưa về khu xử lý nước thải tập trung theo công nghệ Biofast
Model 120MZ, công suất 150 m3/ngày để xử lý.
- Chất thải rắn nguy hại: Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
nguy hại với Công ty TNHH Dịch vụ môi trường Anh Đăng thu gom, xử lý hợp vệ
sinh.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt với Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên thu gom,
xử lý hợp vệ sinh.
e. Tình hình hoạt động của cơ sở:
- Quy trình hoạt động của bệnh viện

Bác sĩ; Máy móc, thiết bị; Thuốc điều trị

Bệnh nhân Chữa bệnh Bệnh nhân khỏi bệnh Xuất viện

Hình 01. Quy trình hoạt động chung của bệnh viện
- Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay: 339 người
- Bệnh viện đi vào hoạt động từ năm 1963 dưới sự quản lý của Tổng Công ty
thép Việt Nam. Đến ngày 17/11/1999, Bệnh viện Gang thép được ủy quyền cho Sở
Y tế tỉnh Thái Nguyên quản lý theo Quyết định số 4360/QĐ-UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

6
Bảng 1.1. Khối lượng công việc thực hiện
TT Thành phần môi trường quan trắc Số lần lấy mẫu
I Thành phần môi trường nước thải
1 pH 01
2 BOD5 01
3 COD 01
4 TSS 01
5 S2- 01
6 NO3--N 01
7 NH4+-N 01
8 PO43--P 01
9 Dầu mỡ 01
10 Coliform 01

Bảng 1.2. Số lượng các điểm quan trắc theo khu vực
Số điểm quan trắc
Khu vực quan trắc
Thành phần môi trường nước
Tại cửa xả sau khi qua hệ thống xử
lý nước thải của Bệnh viện chảy ra 01
môi trường
Tổng cộng 01

1.2. Thuyết minh tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ
Trong quá trình hoạt động, Bệnh viện Gang Thép luôn nhận thức được tầm
quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm túc các biện pháp
phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.
Theo kế hoạch quan trắc giám sát môi trường đã được phê duyệt, Ngày
4/9/2018 Bệnh viện Gang thép đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên
và Môi trường Thái Nguyên tiến hành quan trắc lấy mẫu giám sát môi trường trong
và ngoài khu vực hoạt động của bệnh viện tại phường Trung Thành, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên với tần suất 3 tháng/lần.

7
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

2.1. Tổng quan địa điểm, vị trí quan trắc


2.1.1. Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước
kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học -
kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi
phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội
80 km.Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và
huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại
Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
+ Khí hậu:
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc
Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông phi nhiệt đới lạnh
giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia
làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa
trung bình khá lớn.
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú:
Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa
không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65%
so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm có diện tích
100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở
phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha,
chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa
cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2)
bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có
545,6ha, chiếm 3,08%.
Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng
theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương
cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây
lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những
vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít
chua.
Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công),
do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp

8
ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng
đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội
địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.
Nguồn nước: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng
nước ngầm phong phú.
- Kinh tế xã hội: Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng,
phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây
công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ
Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của
ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có
vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái
Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi... Trong đó,
than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng,
luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái
Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại
Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà
máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái
Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và
đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và
công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
2.1.2. Loại quan trắc
Quan trắc chất phát thải
2.1.3. Mô tả địa điểm lấy mẫu
Bệnh viện nằm trên địa bàn phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên. Xung
quanh bệnh viện là nơi tập trung dân cư đông đúc.
Toàn bộ lượng nước thải sau khi xử lý được xả ra suối nhỏ Cầu Trao - là nơi
tiếp nhận nước thải sinh hoạt, chăn nuôi từ khu dân cư phường Hương Sơn, Trung
Thành. Cuối cùng hợp lưu với suối Phố Hương, cách vị trí điểm xả của bệnh viện
khoảng 200m.
- Hệ thống sông suối khu vực nguồn tiếp nhận nước thải: Quanh khu vực
nguồn tiếp nhận nước thải là suối Phố Hương có suối nhỏ Cầu Trao và một số ao
nhỏ của các hộ gia đình quanh khu vực.

9
Bảng 2.1. Tổng hợp các vị trí lấy mẫu
TT Ký hiệu mẫu Vị trí quan trắc Tọa độ
I Nước thải
Tại cửa xả sau khi qua hệ thống xử
KĐ: 105052’29.7”
NT-3.36.3-1 lý nước thải của Bệnh viện chảy ra
VĐ: 21032’12.6”
môi trường

2.1.4. Giới thiệu điểm quan trắc


Bảng 2.2. Danh mục điểm quan trắc
Ký hiệu Tọa độ Mô tả
Tên điểm Kiểu/loại
điểm điểm
quan trắc quan trắc KĐ VĐ
quan trắc quan trắc
Nước thải
Sau khi
Tại cửa xả sau qua hệ
khi qua hệ Quan trắc thống xử
thống xử lý NT- 105052’29.7”
chất phát 21032’12.6” lý thải ra
nước thải của 3.36.3-1
Bệnh viện chảy thải ngoài
ra môi trường môi
trường
2.1.5. Thông tin lấy mẫu của đợt quan trắc
Bảng 2.3. Điều kiện lấy mẫu
Đặc
Giờ
Ký hiệu Ngày điểm Điều kiện lấy
STT lấy Tên người lấy mẫu
mẫu lấy mẫu thời mẫu
mẫu
tiết
I Thành phần môi trường nước thải
Tại thời điểm lấy
Thời
mẫu bệnh viện
NT- tiết Lường Hoàng Xây
1 4/9/2018 14h30 hoạt động khám
3.36.3-1 nắng
chữa bệnh bình
nóng
thường
2.2. Giới thiệu thông số quan trắc
Bảng 2.4. Danh mục thành phần, thông số quan trắc
STT Nhóm thông số Thông số
I Thành phần nước thải
Thông số quan trắc tại hiện pH, t0, độ dẫn, Oxy hòa tan, TDS, Độ
1
trường muối

10
NO3-, NH4+-N, PO43--P, S2-, TSS, Dầu
2 Hóa lý
mỡ
Coliform, Salmonella, Shigella,
3 Thủy sinh
V.Cholerae
4 Kim loại Fe
Đối với loại hình bệnh viện, khám chữa bệnh, chất ô nhiễm chủ yếu đối với
môi trường nước là các chỉ tiêu hữu cơ và vi sinh có trong nước thải khám, chữa
bệnh. Do đó, những thông số lựa chọn các thông số đối với khu vực quan trắc trên là
hoàn toàn phù hợp.
2.3. Danh mục thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm
2.3.1. Thiết bị quan trắc
a. Thiết bị lấy mẫu khí, bụi, đo tiếng ồn
- Thiết bị lấy mẫu khí thải, thiết bị lấy mẫu bụi tổng số với tốc độ lớn,…
- Thiết bị đo lưu lượng khí thải, thiết bị đo tiếng ồn,...
b. Thiết bị lấy mẫu, đo nhanh các chỉ tiêu trong nước
- Thiết bị lấy mẫu nước theo chiều đứng, thiết bị lấy mẫu nước theo chiều
ngang và thiết bị lấy mẫu nước thải của Mỹ…
- Thiết bị đo nhanh các chỉ tiêu nước như pH, DO, Độ dẫn, TDS, nhiệt độ,
độ đục…
- Thùng bảo quản mẫu có làm lạnh của Trung Quốc…
Bảng 2.5. Tổng hợp danh mục thiết bị quan trắc lấy mẫu
Nước sản
TT Tên thiết bị Model
xuất
A Thiết bị quan trắc
1 Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió Mỹ Kestrel 4000
2 Thiết bị đo tiếng ồn có phân tích tần số Mỹ SP-SE-2-1/1-10
3 Thiết bị đo độ rung Hoa kỳ VI 100
4 Máy lấy mẫu bụi Mỹ Staplex
5 Thiết bị hấp thụ khi Kimoto Nhật Kimoto HS7
6 Thiết bị hấp thụ khi Apex Mỹ ZC 572-V
7 Máy phát điện xách tay Nhật kw SH 1900
8 Tủ bảo quản mẫu YANMAR Nhật CRB-1
9 Thiết bị lấy mẫu nước tổ hợp Cole- Mỹ 07578-10
Parmer 06408-03
Sampling line tubing, Tygon (ID 3/16 07578-11
in, 50 ft long), 01; AC Adaptor/battery 07578-60
charge, 01 pc; Replacement battery 06025-50

11
Nước sản
TT Tên thiết bị Model
xuất
with connector, 0,4 pks; Polyethylene
bottle, Volume 1 liter 1/4 Gal), 04pcs;
06025-20
Polyethylene bottle, Volume 4 liler
06031-42
(1Gal), 04pcs; Polyethylene bottle,
Volume 16 liler (4 Gal), 01pcs;
10 Lấy mẫu nước: Chai 1 lít (01l) Mỹ
11 Thiết bị đo nhanh nước (6 chỉ tiêu ) Mỹ YSI 556MPS
12 Thùng bảo quản mẫu có làm lạnh Trung Quốc EZ-15
13 Máy định vị vệ tinh Đài Loan Garmin
2.3.2. Thiết bị phân tích
- Thiết bị Quang phổ hấp thụ nguyên tử và Thiết bị ICP-MS phân tích các kim
loại.
- Thiết bị Sắc ký ion phục vụ phân tích các anion và Cation trong nước.
- Thiết bị GC-MS hợp chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật…
- Thiết bị UV-VIS, TOC, Quang phổ huỳnh quang…
2.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Mẫu được lấy và bảo quản theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, gồm:
TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006)- Chất lượng nước-Phần 1: Hướng
dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003)- Chất lượng nước-Lấy mẫu. Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
TCVN 6663-6 : 2008 (ISO 5667-6 : 2005) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần
6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
TCVN 5994 : 1995 (ISO 5667-4 : 1987) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng
dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo;
TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992)-Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng
dẫn lấy mẫu nước thải.
TCVN 5067:1995- Chất lượng không khí – Phương pháp khối lượng xác
định hàm lượng bụi .
TCVN 5293:1995 - Chất lượng không khí – Phương pháp indophenol – Xác
định hàm lượng Amoniac.
TCVN 5971:1995 - Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit-
Phương pháp tetracloromercurat (TCM)/ pararosanilin.

12
TCVN 6137:2009 - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ dioxit- Phương
pháp Griess-saltzman cải biên.
TCVN 7878-2:2010-Âm học. Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường.
Phần 2: Xác định mước tiếng ồn môi trường.
MASA method 701. Phương pháp xác định H2S
ASTM D4185-96: Phương pháp xác định bụi kim loại.
Bảng 2.6. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu
TT Thông số Mã hiệu Tên tiêu chuẩn
A Mẫu nước
TCVN Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy
1 Nước thải
5999:1995 mẫu nước thải
Bảo quản TCVN 6663- Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng
2
mẫu 3:2008 dẫn bảo quản và xử lý mẫu
2.5. Danh mục phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong
phòng thí nghiệm
- Các thông số đo nhanh đều được thực hiện đo tại hiện trường
- Các chỉ tiêu phân tích theo các tiêu chuẩn quốc tế như APHA 2012, ASTM
2006, EPA và các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
Bảng 2.7. Tổng hợp phương pháp phân tích
TT Loại mẫu Mã hiệu Tên tiêu chuẩn
A Mẫu nước
1 pH TCVN 6492:2011 Chất lượng nước. Xác định pH
Standard Methods for the examination
SMEWW 5210B-
2 BOD5 of water & wastewater - Oil and
2012
Grease
Standard Methods for the examination
SMEWW 5220D-
3 COD of water & wastewater - Closed
2012
Reflux, Colorimetric Method
Standard Methods for the examination
SMEWW 2540D- of water & wastewater - Total
4 TSS
2012 Suspended Solids Dried at 103 - 105
0C
Standard Methods for the examination
SMEWW 3111B-
5 Mn, Fe of water & wastewater - Direct Air -
2012
Acetylene Flame Method
Standard Methods for the examination
6 Dầu mỡ SMEWW 5520-2012 of water & wastewater - Oil and
Grease
SMEWW Định lượng tổng số Coliforms -
7 Coliform
9221B:2012 Enumeration of total Coliforms

13
2.6. Công tác QA/QC trong quan trắc môi trường
2.6.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc
- Đã xác định rõ các vị trí lấy mẫu (chi tiết tại phần chương II của báo cáo).
- Đã xác định và làm rõ các thông số cần quan trắc, bao gồm tên thông số,
đơn vị đo, phương pháp quan trắc của từng thông số này (chi tiết tại phần chương
II của báo cáo).
2.6.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị
- Cán bộ, nhân viên thực hiện quan trắc hiện trường đã đảm bảo có trình độ,
chuyên môn phù hợp (chi tiết tại chương I của báo cáo này).
- Đã sử dụng các phương pháp quan trắc phù hợp với mục tiêu, thông số quan
trắc. Phương pháp quan trắc được thực hiện theo các văn bản, quy định pháp luật
hiện hành về quan trắc môi trường. Thông tin về thông số và phương pháp quan
trắc đã được thực hiện theo đúng thông tư số 24/2017/TT-BTNMT.
- Đã sử dụng trang thiết bị phù hợp với phương pháp quan trắc đã được xác
định, đáp ứng yêu cầu của phương pháp về kỹ thuật và đo lường. Trang thiết đều
có hướng dẫn sử dụng, thông tin chi tiết về bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn và
người sử dụng thiết bị quan trắc. Thông tin về thiết bị quan trắc đã được thực hiện
theo quy định tại thông tư số 24/2017/TT-BTNMT.
- Hóa chất, mẫu chuẩn đã được chuẩn bị đầy đủ theo quy định của từng
phương pháp quan trắc, được đựng trong chai thủy tinh có nút xoắn, dán nhãn thể
hiện đầy đủ các thông tin về: tên hóa chất, mẫu chuẩn; tên nhà sản xuất; nồng độ;
ngày chuẩn bị; người chuẩn bị; thời gian sử dụng.
2.6.3. QA/QC tại hiện trường
- Đã sử dụng phương pháp, cách thức bảo quản mẫu phù hợp với các thông
số quan trắc theo các quy định pháp luật hiện hành về quan trắc môi trường. Thông
tin về thông số và phương pháp quan trắc thực hiện theo quy định tại thông tư số
24/2017/TT-BTNMT.
- Đã sử dụng phương pháp, cách thức bảo quản mẫu phù hợp với các thông
số quan trắc theo các quy định pháp luật hiện hành về quan trắc môi trường. Các
thiết bị lấy mẫu khí bao gồm thiết bị Kimoto của Nhật và Staplex. Các hóa chất
được pha làm dung dịch hấp thụ khí đều được mua của hãng sản xuất tin cậy như
Merk (Đức), chai đựng mẫu khí có nút xoắn và được bảo quản lạnh (hãng sản xuất
Đức), mẫu lấy được chuyển về phòng thí nghiệm và phân tích trong vòng 24 giờ.
- Dụng cụ chứa mẫu đã đáp ứng đủ các yêu cầu: phù hợp với từng thông số
quan trắc; bảo đảm chất lượng, không làm ảnh hưởng hoặc biến đổi chất lượng của
mẫu; được dán nhãn trong suốt thời gian tồn tại của mẫu. Nhãn thể hiện đủ các

14
thông tin về thông số quan trắc; ký hiệu mẫu; thời gian lấy mẫu; phương pháp bảo
quản mẫu đã sử dụng.
- Việc vận chuyển mẫu đã bảo toàn mẫu về chất lượng và số lượng. Sau khi
lấy mẫu được vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng xe ôtô chuyên phục vụ quan
trắc lấy mẫu. Các thông số đo nhanh hiện trường được thực hiện ngay tại địa điểm
lấy mẫu, mẫu sau khi lấy xong được tiến hành bảo quản theo yêu cầu của từng
thông số quan trắc và được vận chuyển về phòng thí nghiệm ngay trong ngày.
2.6.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm
- Giao và nhận mẫu đã được thực hiện theo đúng quy định tại thông tư số
24/2017/TT-BTNMT, cụ thể như sau: sau khi lấy mẫu, quan trắc viên bàn giao cho
cán bộ chịu trách nhiệm vận chuyển mẫu; việc giao và nhận mẫu tại phòng thí
nghiệm được lập biên bản bản giao, trong đó có đầy đủ tên, chữ kí của các bên liên
quan theo đúng quy định.
- Tất cả các quá trình phân tích đều được kiểm soát theo một quy trình đã
được quy định tại SOP của phòng thí nghiệm.
- Việc tính toán, xử lý số liệu theo các tiêu chí thiết lập tại phòng thí nghiệm
và đã được hướng dẫn cụ thể trong mỗi SOP.
- Khi các tiêu chí đặt ra không đạt được, phòng thí nghiệm sẽ rà soát lại, tìm
ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đảm bảo đưa ra
các kết quả thử nghiệm tin cậy.
2.6.5. Hiệu chuẩn thiết bị
- Việc thực hiện hiệu chuẩn công tác:
Các phương pháp hiệu chuẩn phải được công nhận theo ISO IEC
17025:2005.
Đơn vị thực hiện hiệu chuẩn: Trung tâm Quan trắc-Tổng cục môi trường và
Phòng hiệu chuẩn -Tổng cục đo lường chất lượng
- Việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ: thực hiện 1 năm/lần.

15
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
3.1. Kết quả đo, phân tích môi trường nước
a. Kết quả đo và phân tích nước thải
Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm
trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
C: Giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính
toán Cmax.
K: Hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế
Giá trị của hệ số K
Loại hình Quy mô Giá trị hệ số K

Bệnh viện ≥ 300 giường 1,0


< 300 giường 1,2
Cơ sở khám, chữa bệnh khác 1,2

Với số giường bệnh hiện nay của bệnh viện là 350 giường bệnh nên áp dụng
hệ số K = 1,0.
Như vậy, ta có bảng so sánh kết quả đo, phân tích nước thải bệnh viện với
QCVN 28:2010/BTNMT (B) như sau:
Bảng 3.3. Kết quả đo, phân tích nước nước thải

Kết quả QCVN


Tên chỉ 28:2010/BTNMT
TT Đơn vị
tiêu NT-3.36.3-1 (B)
C=Cmax
1 pH -- 7,5 6,5 - 8,5
2 Lưu lượng m /ngày đêm
3
70 -
3 BOD5 mg/l 137,69 50
4 COD mg/l 292,54 100
5 TSS mg/l 46,7 100
6 S2- mg/l <0,1 4
7 NO3-N mg/l 3,22 50
8 NH4+-N mg/l 76 10
9 PO43--P mg/l 0,13 10
10 Dầu mỡ mg/l <0,3 20
11 Coliform MPN/100ml 40000 5000

16
Salmonell
12 Vi khuẩn/100ml KPH KPH
a
13 Shigella Vi khuẩn/100ml KPH KPH
14 V.cholerae Vi khuẩn/100ml KPH KPH
* Ghi chú
- Giá trị sau dấu "<": thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích
* Tiêu chuẩn so sánh
+ QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế
Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở
tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước
không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
* Nhận xét: Theo kết quả phân tích bảng trên cho thấy nước thải sau xử lý của
bệnh viện có một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn cho phép, cụ thể:
- Chỉ tiêu BOD5 cao hơn quy chuẩn 2,75 lần.
- Chỉ tiêu COD cao hơn quy chuẩn 2,92 lần.
- Chỉ tiêu NH4+-N cao hơn quy chuẩn 7,6 lần.
- Chỉ tiêu Coliform cao hơn quy chuẩn 8 lần.
Các chỉ tiêu phân tích còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của quy
chuẩn khi so sánh.

17
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC

4.1. Kết quả QA/QC hiện trường


Trong quá trình thực hiện quan trắc hiện trường, các nội dung thực hiện
QA/QC đều được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị. Trong
chương trình quan trắc tại công ty nội dung mẫu trắng thiết bị, mẫu chuẩn, mẫu
chuẩn thẩm tra được chọn đối với các thông số đo tại hiện trường (pH, độ dẫn,
TDS…) để kiểm soát chất lượng các kết quả đo hiện trường. Trong đó:
- Mẫu trắng thiết bị: là nước cất tại phòng thí nghiệm được mang ra hiện trường
và được cho trực tiếp vào thiết bị quan trắc, để đánh giá sự nhiễm bẩn do thiết bị gây
ra, các kết quả đều nhỏ hơn giới hạn của thiết bị thì đánh giá thiết bị không bị nhiễm
bẩn, trong trường hợp, kết quả cao hơn giới hạnh phát hiện của thiết bị kết luận thiết
bị nhiễm bẩn và cần được vệ sinh theo quy định.
- Mẫu chuẩn: là mẫu có đại lượng cần đo nằm trong khoảng đo (đường chuẩn)
của thiết bị. Mẫu chuẩn được sử dụng sau khi hiệu chuẩn thiết bị, dùng để kiểm soát
quá trình hiệu chuẩn của thiết bị.
- Mẫu chuẩn thẩm tra: là mẫu có đại lượng cần đo nằm trong khoảng đo (đường
chuẩn) của thiết bị. Mẫu chuẩn thẩm tra được sử dụng cùng với quá trình đo mẫu
theo một khoảng thời gian đo mẫu nhất định. Ví dụ, đo 10 mẫu lại đo một lần mẫu
chuẩn thẩm tra để đánh giá độ ổn định của thiết bị.
4.2. QA/QC trong phòng thí nghiệm
Nội dung QA/QC tại phòng thí nghiệm được thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt.
Mỗi một thông số phân tích đều được cán bộ thực hiện kèm theo mẫu thêm chuẩn,
mẫu trắng, mẫu lặp. Trong đó:
+ Mẫu trắng: Các mẫu trắng sau khi phân tích có kết quả nhỏ hơn giới hạn
định lượng của phương pháp, kết quả quan trắc đảm bảo tin cậy.
+ Mẫu lặp:
Theo phụ lục 09 về tiêu chí chấp nhận của kiểm soát chất lượng và biện pháp
khắc phụ (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tại mục 1, phần I của phụ
lục 09 quy định về mẫu lặp hiện trường như sau:
Đối với hai lần lặp, độ chụm được đánh giá dựa trên việc đánh giá RPD, được
tính toán như sau:

18
LD1-LD2
RPD (%) = X 100%

(LD1+LD2)/2

Trong đó:
RPD: phần trăm sai khác tương đối của mẫu lặp;
LD1: kết quả phân tích lần thứ nhất;
LD2: kết quả phân tích lần thứ hai.
Giới hạn RPD được tổ chức thực hiện quan trắc thiết lập và không vượt quá
30% nhưng phải bảo đảm độ chụm theo phương pháp áp dụng.
+ Mẫu thêm chuẩn: Mẫu thêm chuẩn được sử dụng để tính toán độ thu hồi của
kết quả.
Toàn bộ các quá trình QA/QC đều có hồ sơ lưu tại phòng thí nghiệm của Trung
tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường. Trong đó, các số liệu đã được đánh giá theo
các quy định đối với đơn vị đạt giấy chứng nhận đủ hoạt động quan trắc môi trường.

19
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận


5.1.1. Tiến độ và thời gian thực hiện
- Đợt quan trắc đã đảm bảo về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết
quả áp dụng QA/QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành.
5.1.2. Tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý nước thải, khí
thải
- Đối với hệ thống xử lý nước thải:
+ Nước mưa chảy tràn được thu gom vào hệ thống cống rãnh xung quanh
bệnh viện, thoát ra khe suối nhỏ chảy qua khu vực bệnh viện, và đổ ra suối Phố
Hương.
+ Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ trong hệ thống các bể tự hoại, một
phần cặn rắn được lắng lại bể, phần nước thải sau xử lý sơ bộ tiếp tục được đưa về
hệ thống xử lý nước thải tập trung nhằm mục đích xử lý triệt để.
+ Nước thải phát sinh từ các khoa phòng chuyên môn, khu xét nghiệm, phẫu
thuật: Nước thải loại này có tính chất độc hại, tuỳ thuộc vào nhu cầu khám chữa
bệnh hàng ngày. Được thu gom bằng các đường ống nhựa D200 đặt ngầm về bể
chứa nước thải. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại và nước
thải bệnh viện được đưa về khu xử lý nước thải tập trung theo công nghệ Biofast
Model 120MZ, công suất 150 m3/ngày để xử lý.
- Chất thải rắn nguy hại: Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
nguy hại với đơn vị đủ chức năng thu gom, xử lý hợp vệ sinh.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt với đơn vị đủ chức năng thu gom, xử lý hợp vệ sinh
5.1.3. Đánh giá chất lượng môi trường khu vực
- Nước thải: Theo kết quả phân tích bảng trên cho thấy nước thải sau xử lý
của bệnh viện có một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn cho phép, cụ thể:
- Chỉ tiêu BOD5 cao hơn quy chuẩn 2,75 lần.
- Chỉ tiêu COD cao hơn quy chuẩn 2,92 lần.
- Chỉ tiêu NH4+-N cao hơn quy chuẩn 7,6 lần.
- Chỉ tiêu Coliform cao hơn quy chuẩn 8 lần.
Các chỉ tiêu phân tích còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của quy
chuẩn khi so sánh.

20
Bệnh viện vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường hiện có và lập kế hoạch nghiên cứu, áp dụng các công trình,
biện pháp khác nhằm mục đích thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngày một tốt
hơn.
Đối với việc khắc phục ô nhiễm trong nước thải, bệnh viện tổ chức khơi thông
cống rãnh thường xuyên tránh ứ đọng nước thải. Sử dụng chế phẩm EM bổ sung
vào bể tự hoại và hố ga lưu chứa để tăng hiệu quả xử lý. Để kịp thời phát hiện và
khắc phục vấn đề ô nhiễm trong nước thải, cán bộ an toàn – môi trường của bệnh
viện thường xuyên sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống, kết hợp với chương trình kiểm
tra, giám sát môi trường định kỳ với tần suất giám sát theo Báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt.
5.2. Các kiến nghị
Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên cam kết thực hiện nghiêm túc biện pháp
bảo vệ môi trường, hạn chế tác động đến môi trường xung quanh. Đề nghị Sở Tài
nguyên Môi trường và các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện ngày
càng tốt hơn công tác bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường luôn xanh - sạch -
đẹp.

21

You might also like