You are on page 1of 212

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

DƯỢC LÝ
Đối tượng: Y sỹ

- Số đơn vị học trình : 03(2/1)


- Số tiết: 60 tiết
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thực hành: 30 tiết
- Thời điểm thực hiện: Học kỳ 1

MỤC TIÊU HỌC PHẦN :


1. Trình bày được số phận của thuốc trong cơ thể, các cách tác dụng của thuốc, các
yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và các biện pháp hạn chế phản ứng có hại của
thuốc.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng và liều dùng của một số thuốc thông thường.
3. Tư vấn, hướng dẫn tốt cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phòng và điều
trị một số bệnh.
4. Rèn luyện thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong tư vấn và hướng dẫn sử dụng
thuốc trong lâm sàng, hạn chế các nhầm lẫn trong sử dụng thuốc.

NỘI DUNG CHI TIẾT

STT Nội dung bài học Số tiết Trang


1 Dược lý đại cương 2 3
2 Thuốc an thần, gây ngủ và chống co giật 1 23
3 Thuốc kích thích thần kinh trung ương 1 33
4 Thuốc giảm đau trung ương 1 37
5 Thuốc hệ hô hấp 2 44
6 Thuốc hệ tiêu hóa 3 52
7 Thuốc chuyên khoa mắt- tai- mũi- họng 2 71
8 Thuốc chữa bệnh ngoài da 1 79
9 Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm Phi steroid 2 86
10 Thuốc kháng sinh - Sulfamid 3 98
11 Thuốc chống dị ứng 1 124
12 Vitamin và khoáng chất 2 131
13 Dung dịch tiêm truyền 1 148
14 Thuốc nội tiết 2 160
15 Thuốc chống viêm Steroid 2 172

1
16 Thuốc tim mạch, lợi tiểu 2 180
17 Thuốc chống lao 1 193
18 Thuốc điều trị sốt rét 1 200
Phần đọc thêm: cấp cứu sốc phản vệ 209
Tổng số 30 212
ĐÁNH GIÁ
- Hình thức thi: Tự luận
- Thang điểm: 10
- Cách cho điểm:
+ Điểm thường xuyên: 1 bài kiểm tra hệ số 1
+ Điểm kiểm tra định kỳ: 1 bài kiểm tra hệ số 2
+ Điểm thi kết thúc môn học: 1 điểm tương ứng 70 %
Công thức tính:
(Điểm TX + Điểm ĐK x 2)/3 x 30% + điểm thi kết thúc môn học x 70%

2
Bài 1
DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm về thuốc, phân loại, liều lượng thuốc và quan niệm
dùng thuốc.
2. Trình bày được sự hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ của thuốc trong cơ
thể.
3. Trình bày được các cách tác dụng của thuốc.
4. Trình bày được các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
1.1. Khái niệm về thuốc
Thuốc là các chất hoặc hợp chất dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh,
điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.
1.2. Phân loại thuốc theo nguồn gốc:
- Thực vật: Morphin lấy từ nhựa quả của cây thuốc phiện, quinin từ vỏ thân cây
Cankina, Atropin từ cà độc dược.
- Động vật: Insulin từ tụy tạng, Progesteron từ tuyến sinh dục, huyết tương khô,
vaccin, các huyết thanh và globulin miễn dịch, các Vitamin A, D từ dầu gan cá...
- Khoáng vật: Kaolin, Iod, Magnesi sulfat..
- Tổng hợp hóa học: Sulfamid, ether, procain, cloroquin...
1.3. Hàm lượng thuốc:
Hàm lượng thuốc là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm (1
viên, 1 ống……). Một thuốc có thể có nhiều loại thành phẩm với hàm lượng khác nhau, vì
vậy khi dùng phải chú ý.
Ví dụ: Viên Gardenal 0,1g và 0,01g.
Ống Novocain 0,02 và 0,06g.
1.4. Liều lượng thuốc: Là số lượng thuốc dùng cho người bệnh.
- Dựa vào cường độ tác dụng.
+ Liều tối thiểu: là số lượng thuốc nhỏ nhất có tác dụng, có gây biến đổi nhẹ
nhưng chưa chuyển bệnh.
+ Liều điều trị: là liều có hiệu lực và được áp dụng để điều trị.
+ Liều tối đa: là liều quy định giới hạn cho phép. Nếu dùng vượt quá có thể
bị ngộ độc.
+ Liều độc: là liều gây nhiễm độc cho cơ thể.
Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh, nhưng với liều cao vượt quá mức chịu đựng
của người bệnh thì thuốc trở nên độc, giữa liều độc và liều điều trị có một khoảng cách gọi
là phạm vi điều trị hay còn gọi là chỉ số điều trị (I)
Mức độ an toàn của thuốc được biểu thị qua chỉ số điều trị I:
3
I = LD50/ED50
I: Chỉ số điều trị
LD50 : Liều gây chết 50% súc vật thí nghiệm.
ED50 : Liều tác dụng 50% súc vật thí nghệm
Về nguyên tắc nên sử dụng những thuốc có chỉ số an toàn cao (thông thường I ≥ 10) .
Tuy nhiên ngoại lệ có những thuốc chỉ số an toàn thấp nhưng tác dụng điều trị tốt và chưa
có thuốc thay thế thì vẫn sử dụng nhưng với sự cẩn trọng hơn. Ví dụ chỉ số an toàn của
glycoside tim rất thấp (vào khoảng 2) nhưng hiệu quả điều trị suy tim của chúng rất tốt và
chưa có thuốc nào thay thế nên vẫn được sử dụng.
- Dựa vào thời gian:
+ Liều 1 lần.
+ Liều 1 ngày.
+ Liều 1 đợt điều trị (tổng liều).
- Dựa vào giai đoạn của bệnh: liều tấn công, liều duy trì.
- Liều dùng cho trẻ em: trong trường hợp nhà sản xuất không đưa ra liều dùng cụ
thể cho trẻ em thì có thể tính theo một trong các công thức sau đây:
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo tháng:
Tuổi TE (tính theo tháng)
Liều TE = Liều người lớn x
150
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo cân nặng:
Cân nặng của bệnh nhi (kg)
Liều TE = Liều người lớn x
70
(công thức này áp dụng với trẻ em lớn hơn 2 tuổi)
Nếu trẻ béo phì thì phải tính theo cân nặng lý tưởng:
[Chiều cao (cm)]2*1.65
CNLT =
1000
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo tuổi:
Tuổi TE
LiềuTE = Liều người lớn x
Tuổi TE + 12
(công thức này áp dụng với trẻ em lớn hơn 1 tuổi)
+ Tính liều dùng thuốc cho trẻ em theo diện tích da (Sda TE)
Sda TE
Liều TE = Liều người lớn x
1.8

4
Bảng 1:1: Bảng mối tương quan giữa tuổi, cân nặng, chiều cao, diện tích bề mặt của cơ
thể với phần trăm liều thuốc dùng cho các lứa tuổi
Diện tích bề
Cân nặng Chiều cao Phần trăm
Tuổi mặt cơ thể
lý tưởng (kg) (cm) liều người lớn
(m2)
Sơ sinh 3,4 50 0,23 12,5
1 tháng 4,2 55 0,26 14,5
3 tháng 5,6 59 0,32 18
6 tháng 7,7 67 0,40 22
1 năm 10 76 0,47 25
3 năm 14 94 0,62 33
5 năm 18 108 0,73 40
7 năm 23 120 0,88 50
12 năm 37 148 1,25 75
Người lớn
Nam 68 173 1,80 100
Nữ 56 163 1,50 100

1.5. Quan niệm dùng thuốc:


Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa bệnh: Nhiều bệnh
không cần dùng thuốc cũng khỏi. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn của nó
(ngay cả với liều thường dùng), nếu dùng liều cao thì thuốc càng độc. “Sai một ly đi một
dặm” nên người thầy thuốc cần rất thận trọng tỷ mỷ trong từng khâu: đọc kỹ nội dung nhãn
thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng, tránh nhầm lẫn, tránh dùng thuốc quá phẩm chất, quá tuổi
thọ, tránh dùng sai liều lượng và khi dùng phải cân nhắc kỹ cho điều trị cụ thể cho từng
người bệnh chứ không chỉ đơn thuần điều trị cho 1 bệnh chung chung.
Cơ chế tác dụng của thuốc rất phức tạp: khỏi bệnh là kết quả tổng hợp của thuốc
cùng với săn sóc hộ lý, chế độ dinh dưỡng, môi trường xung quanh, giải trí, rèn luyện…vì
vậy muốn đạt hiệu quả cao, cần chú ý tới mọi mặt đó, tức là phòng bệnh và điều trị rèn
luyện chứ không phải cứ hễ nói đến bệnh là nghĩ ngay đến thuốc.
Dùng thuốc rồi, người thầy thuốc vẫn phải nghe ngóng người bệnh để xem thuốc có
gây trở ngại gì không? Khi thấy thuốc có tác dụng phụ đặc biệt cần phản ứng ngay lên tuyến
trên để có xử lý kịp thời.
2. SỐ PHẬN CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ
2.1. Sự hấp thu của thuốc:
2.1.1. Sự hấp thu của thuốc qua da:
- Thuốc dùng ngoài da: dạng bôi, xoa, cao dán, miếng dán (thuốc chống say tàu xe,
thuốc tránh thai…) có thể có tác dụng nông tại chỗ nhưng cũng có khi thấm sâu bên trong
và có tác dụng toàn thân. Ngày nay, dạng thuốc dùng thuốc qua da dưới dạng miếng dán
được sử dụng ngày càng nhiều do có ưu điểm là có thể duy trì được nồng độ thuốc ở trong
huyết tương ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên dạng thuốc này có nhược điểm là

5
có thể gây dị ứng hoặc kích ứng tại chỗ. Trong trường hợp đó nên thay đổi vị trí dán khoảng
3 ngày/ lần, thậm chí có thể ngắn hơn.
Các thuốc hay được bào chế dưới dạng miếng dán liều dùng thấp (< 10 mg /ngày) và
những thuốc này có nửa đời sinh học rất ngắn hoặc chuyển hoá bước một qua gan cao như
nitrofurantoin, nitroglycerin, propranolol, alprenolol, lidocain….
Sử dụng thuốc dùng ngoài da trong trường hợp sau sẽ tăng hấp thu thuốc:
- Xoa bóp mạnh sau khi bôi thuốc
- Da tổn thương mất lớp sừng
- Da trẻ sơ sinh có lớp sừng mỏng
- Băng ép thuốc sau khi bôi thuốc
2.1.2. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc lưỡi:
Thuốc đặt dưới lưỡi sẽ thấm qua niêm mạc lưỡi vào tĩnh mạch lưỡi tĩnh mạch
cảnh ngoài tĩnh mạch chủ trên qua tim và vào đại tuần hoàn.
Như vậy thuốc không bị huỷ bởi dịch vị và các Enzym đường tiêu hoá.
Một số thuốc đặt dưới lưỡi như:
Nitro Glycerin: chữa đau thắt ngực.
Adalate: chữa cơn tăng huyết áp.
Chú ý: Không nên ngậm các loại viên nén dùng cho đường uống vì tá dược không phù hợp
để dẫn thuốc thấm sâu qua niêm mạc và có thể gây loét.
2.1.3. Sự hấp thu thuốc qua dạ dày:
Sự hấp thu thuốc qua dạ dày bị hạn chế vì niêm mạc dạ dày ít được tưới máu.
Chú ý: Các thuốc kích ứng dạ dày phải uống trong hay sau khi ăn.
Ví dụ: Corticoid, thuốc chống viêm phi Steroid, chế phẩm chứa sắt, muối Kali, các
Tetracyclin……
2.1.4. Sự hấp thu thuốc qua ruột non:

Hình 1.1: Con đường di chuyển của thuốc


sau khi được hấp thu qua dạ dày và ruột non
Niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn. Các van ngang, các nhung mao ruột làm cho
bề mặt tiếp xúc ở ruột non rất lớn. Niêm mạc ruột non lại được tưới máu nhiều, nhu động
ruột thường xuyên nhào nặn phân phối đều thuốc trên diện tích rộng lớn đó. Vì vậy, ruột
non là nơi hấp thu thuốc rất tốt.
Sự hấp thu thuốc qua đường uống phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Do đặc điểm của thuốc nên mức độ hấp thu thuốc khác nhau:
6
Ví dụ: Uabain không được hấp thu, Lincomycin được hấp thu 20 – 35%, Amoxicilin
được hấp thu 80 – 90%.
- Nhu động ruột: nhu động ruột tăng (ví dụ trong trường hợp tiêu chảy) sẽ làm giảm
hấp thu thuốc và ngược lại nhu động ruột giảm sẽ làm tăng hấp thu thuốc.
- Lưu lượng máu ở ruột: Lúc nằm nghỉ lưu lượng máu ở ruột tăng thuốc được hấp
thu tốt hơn so với lúc vận động. Vì lúc vận động, máu qua cơ nhiều mà qua ruột ít.
- Thuốc tẩy, thuốc nhuận tràng làm giảm hấp thu các thuốc khác.
- Ảnh hưởng của thức ăn và đồ uống: (xem mục 4.2.6.).
2.1.5. Sự hấp thu thuốc qua ruột già:
Thuốc đặt trực tràng có khoảng 50-70% lượng dược chất được hấp thu vào thẳng hệ
tuần hoàn mà không phải qua gan, không bị phân hủy ở gan trước khi gây tác dụng. Nếu
viên thuốc được đặt ở vùng tĩnh mạch trực tràng dưới thì lượng dược chất được hấp thu
theo đường thứ nhất (qua nhánh 1,2) là 70% và theo đường thứ hai (qua nhánh 3) là 30%.
Nếu đặt viên thuốc ở vùng tĩnh mạch trực tràng giữa thì dược chất được hấp thu theo mỗi
đường là 50%

Hình 1.2: Hấp thu thuốc qua trực tràng


1. Tĩnh mạch trực tràng dưới 4. Tĩnh mạch cửa
2. Tĩnh mạch trực tràng giữa 5. Tĩnh mạch chủ dưới
3. Tĩnh mạch trực tràng trên
2.1.6. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm dưới da:
- Khi tiêm dưới da, thuốc sẽ thấm vào máu và có tác dụng toàn thân.
- Trộn lẫn thuốc với thuốc co mạch hay giãn mạch sẽ làm thay đổi sự hấp thu thuốc.
Ví dụ: Trộn Novocain với Adrenalin để gây tê. Do tác dụng co mạch của Adrenalin làm
cho Novocain thấm vào máu chậm, đạt nồng độ cao ở chỗ tiêm nên kéo dài thời gian gây
tê tại chỗ.
- Nếu giảm tính tan trong nước của thuốc sẽ làm chậm hấp thu thuốc khi tiêm dưới
da và kéo dài tác dụng của thuốc.
Ví dụ: Insulin mất tác dụng nhanh.
Insulin Protamin kẽm tác dụng kéo dài.
2.1.7. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm bắp
7
Tuần hoàn máu trong cơ vân rất phát triển. Khi cơ vận động, lòng mao mạch giãn
rộng làm cho diện tích trao đổi và lưu lượng máu tăng lên hàng trăm lần. Vì vậy, khi tiêm
bắp thuốc được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da.
Mặt khác, ở cơ có ít sợi thần kinh cảm giác hơn dưới da niên tiêm bắt ít đau hơn
tiêm dưới da.
Tuyệt đối không tiêm vào bắp các chất: Calci Clorid, Uabain, Noradrenalin, dung
dịch ưu trương…………vì gây hoại tử.
2.1.8. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch:
Tiêm tĩnh mạch, thuốc được hấp thu nhanh và hấp thu hoàn toàn, tác dụng nhanh
(sau 15 giây). Có thể tiêm tĩnh mạch những chất không đưa vào cơ thể được bằng những
con đường khác như: các chất thay thế huyết tương, chất gây hoại tử khi tiêm bắp.
Không tiêm vào tĩnh mạch dung môi dầu, dịch treo vì gây tắc mạch.
Một số thuốc khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh có thể gây rối loạn tim và hô hấp, giảm
huyết áp như: Diazepam, Aminazin (do nồng độc thuốc tức thời quá cao ở tim, phổi, động
mạch).
2.1.9. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc khí, phế quản và biểu mô phế nang:
Diện tích trao đổi của nhu mô phổi rất rộng (khoảng 100m2), được tưới máu nhiều,
tính thấm mạnh nên hấp thu tốt các thuốc dễ bay hơi như: salbutamol, budesonid, ete mê,
……..Người ta dùng thuốc qua con đường này để điều trị một số bệnh như: hen phế quản,
gây mê……..
2.1.10. Sự hấp thu thuốc qua màng khớp:
Có thể tiêm thuốc vào ổ khớp để chữa bệnh tại khớp nhung phải triệt để vô khuẩn vì
dễ gây viêm khớp mủ do không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm.
Ngoài các con đường trên, người ta còn đưa thuốc vào cơ thể bằng con đường khác
như: động mạch, màng phổi, màng bụng…….
2.2. Sự phân bố thuốc
2.2.1. Sự gắn bó thuốc vào Protein huyết tương:
Sau khi được hấp thu vào máu, thuốc gắn với Protein huyết tương tạo thành một
phức hợp Thuốc- Protein.
Thuốc + protein Thuốc- protein
Thuốc ở dạng phức hợp với Protein huyết tương thì chưa có tác dụng (dạng dự trữ).
Phức hợp này sẽ nhả dần thuốc ra dạng tự do, khi thuốc ở dạng tự do thuốc mới có tác dụng.
Khả năng gắn thuốc vào Protein huyết tương mạnh hay yếu tuỳ từng thuốc. Phần lớn
các thuốc được gắn với Albumin huyết tương, một số ít các thuốc gắn với Globulin huyết
tương.
Nếu thuốc gắn nhiều với Protein huyết tương, khi lượng Protein thay đổi do yếu tố
sinh lý (trẻ em hay người già) hay bệnh lý (xơ gan, suy thận, chấn thương, bỏng)….thì sẽ
có ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của thuốc (như theophylin, phenylbutazon, rifampicin,
lincomycin, quinin, diazepam, erythromycin, wafarin….), làm tăng độc tính và tác dụng
của các thuốc
2.2.2. Sự gắn thuốc vào Receptor:

8
Khi được giải phóng ra dạng tự do, thuốc thường gắn đặc hiệu với 1 loại phân tử hay
một vị trí của phân tử để phát huy tác dụng. Nơi gắn thuốc đó gọi là Recceptor hay thụ thể.
Ví dụ: Cimetidin gắn vào tế bào thành dạ dày.
2.2.3. Sự phân phối vào thần kinh trung ương:
Não và dịch não tuỷ được bảo vệ bởi một hệ thống “hàng rào”. Những “hàng rào”
này ngăn cản không cho nhiều thuốc thấm vào não. Khi màng não bị viêm, thuốc dễ thấm
vào não.
2.2.4. Sự phân phối thuốc qua rau thai:
Bề mặt hấp thu của rau thai khoảng 50m2 . Lưu lượng máu của tuần hoàn rau thai
rất cao. Vì vậy, hầu hết các thuốc qua được rau thai.
Khi dùng thuốc cho người có thai phải hết sức cân nhắc. Nhiều thuốc có thể gây quái
thai nhất là trong 12 tuần đầu của thời kỳ thai nghén. Những tháng sau thì hiện tượng gây
quái thai có giảm đi nhưng nhiều thuốc vẫn gây độc cho thai. Những tháng cuối của thời
kỳ thai nghén, rau thai biến chất để lọt nhiều thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số thuốc cấm dùng khi có thai:
Co – trimoxazol (Bactrim, Biseptol) Cloramphenicol, Tetracyclin, kháng sinh họ
Aminoglycosid (12 tuần đầu), Sulfamid, Metronidazol, Mebendazol, Quinin, Ethanol,
thuốc lá, thuốc lào, thuốc chống thụ thai, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch,
Vitamin A liều cao (trên 10.000 U.I/ngày)………..
2.2.5. Sự tích luỹ thuốc:
Một số thuốc không thải trừ hết ngay mà tích luỹ lại ở một số bộ phận của cơ thể.
Ví dụ: Chì và một số kim loại nặng được tích luỹ ở hệ thống sừng, lông, tóc.
Tetracyclin gắn nhiều vào sụn, răng trẻ em.
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid tích luỹ ở thận, ốc tai.
2.3. Sự chuyển hoá thuốc:
Chuyển hoá là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể dưới ảnh hưởng của các
enzyme tạo nên những chất ít nhiều khác với chất mẹ, được gọi là chất chuyển hoá. Bản
chất chuyển hoá của thuốc là quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể từ phân cực yếu thành
phân cực mạnh để dễ đào thải.
Chuyển hoá thuốc có thể sảy ra ở các tổ chức khác nhau như thận, phổi, lách,
máu…nhưng chủ yếu xảy ra ở gan. Gan giữ vai trò quan trọng nhất trong chuyển hóa thuốc
cho nên người có bệnh lý về gan cần có sự điều chỉnh liều. Hệ men chịu trách nhiệm chuyển
hoá thuốc ở pha I chủ yếu là cytocrom P450 (CytP450). Do đó những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình sinh tổng hợp hoặc ức chế enzyme ở gan sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.
2.3.1. Cảm ứng enzyme.
Cảm ứng enzym là hiện tượng tăng cường mức độ enzyme chuyển hoá thuốc dưới
ảnh hưởng của một chất nào đó. Chất gây tăng cường mức độ enzym chuyển hoá thuốc
được gọi là chất gây cảm ứng enzym.

Bảng 1.2: Chất gây cảm ứng Enzym


Chất gây cảm ứng enzyme Chất bị tăng chuyển hoá

9
Phenobarbital Clorpromazin, thuốc tránh thai (uống), dicoumarol,
grisefulvin, cortisol, wafarin…
Phenylbutazon Cortisol, wafarin, dicoumarol…
Rifampicin Thuốc tránh thai (uống)
Diazepam Pentobarbital
Cloralhydrat dicoumarol…
Barbital Dicoumarol…
Glutethimid Wafarin
Griseofulvin Wafarin

2.3.2. Ức chế enzyme.


Chất ức chế enzyme là chất làm giảm quá trình chuyển hoá thuốc dẫn đến tăng tác
dụng và tăng độc tính của thuốc.
Bảng 1.3: Chất gây ức chế Enzym
Chất gây ức chế enzyme Chất bị giảm chuyển hoá
Cimetidin Diazepam, thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin,
theophylln…
Disulfiram Ethanol, thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin.
Metronidazol thuốc chống đông máu (uống)
Chloramphenicol thuốc chống đông máu (uống), phenyltoin
Isoniazid Phenyltoin

2.4. Sự thải trừ thuốc:


2.4.1. Qua thận:
- Phần lớn những thuốc tan trong nước được thải trừ qua thận. Sau khi uống khoảng
5 – 15 phút thuốc đã có mặt trong nước tiểu. Sự thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc 3 cơ chế.
+ Lọc qua mao mạch cầu thận.
+ Thải qua tế bào biểu mô ống thận.
+ Tái hấp thu qua tế bào biểu mô ống thận.
- Độ pH của nước tiểu có liên quan đến sự thải trừ thuốc:
+ pH Acid giúp các chất kiềm nhẹ dễ thải trừ. Vì vậy, khi ngộ độc các thuốc
có tính chất kiềm yếu như: Quinin, Morphin, Atropin…., người ta đã toan hoá nước tiểu để
giải độc.
+ pH kiềm giúp các chất Acid nhẹ dễ thải trừ. Vì vậy, khi ngộ độc các chất
có tính Acid nhẹ như: Sulfamid, Phenobarbital, Streptomycin……, người ta kiềm hoá nước
tiểu bằng Natri Bicarbonat để giải độc.
- Khi chức năng thận suy giảm thì thải trừ thuốc kém nên dễ bị ngộ độc thuốc.
2.4.2. Qua mật:
Một số thuốc được thải trừ từ gan qua mật rồi theo phân ra ngoài. Có thuốc khi thải
trừ đến ruột non lại được tái hấp thu trở lại gan. Đó là “chu kỳ gan – ruột” làm cho thuốc
tồn tại lâu trong cơ thể và tác dụng thuốc kéo dài.
Thuốc có “chu kỳ gan – ruột” như: Cloramphenicol, Morphin, Tetracyclin…..
10
2.4.3. Qua sữa:
Một số thuốc thải trừ qua sữa. Có thuốc thải trừ qua sữa gây độc cho trẻ bú mẹ.
Phụ nữ cho con bú không được dùng các thuốc sau: Tetracyclin, Cimetidin,
Cloramphenicol, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thụ thai,
Hormon sinh dục…..
Một số thuốc có thể dùng cho phụ nữ cho con bú nhưng phải theo dõi tác dụng phụ
ở trẻ bú mẹ như: Sulfamid, Diazepam, Phenobarbital, Aspirin, Rimifon, Cortison,
Theophylin……..
Trong thực tế, nếu nhu cầu điều trị bệnh cho mẹ là cấp bách thì vẫn dùng thuốc cho
mẹ và tạm ngừng cho con bú nhưng phải vắt sữa thường xuyên để tránh mất sữa.
2.4.4. Qua phổi:
Phổi thải trừ qua hơi thở các chất dễ bay hơi như rượu, thuốc mê bay hơi, tinh dầu…..
2.4.5. Qua các đường khác:
- Qua mồ hôi: Quinin, Long não….
- Qua da, sừng, lông, tóc: hợp chất chứa Asen.
3. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
3.1. Tác dụng tại chỗ và toàn thân:
- Tác dụng tại chỗ:
Ví dụ:
+ Tác dụng của thuốc sát khuẩn trên da.
+ Thuốc tê.
+ Uống thuốc bọc niêm mạc ống tiêu hoá………
- Tác dụng toàn thân:
Ví dụ:
+ Tiêm Morphin Hydroclorid vào dưới da sau đó thuốc vào máu rồi có tác
dụng giảm đau, ức chế hô hấp…….
+ Bôi mỡ Trinitrat Glycerin vào da vùng trước tim, thuốc thấm vào máu và
có tác dụng chống đau thắt ngực.
Chú ý: Thuốc bôi trên diện da rộng hay da bị tổn thương (bỏng, chàm…..) có thể xảy ra tác
dụng toàn thân và gây độc do thuốc được hấp thu quá nhanh vào máu.
Ví dụ: Ethanol hấp thu kém nếu da nguyên vẹn nhưng có thể hấp thu tăng lên hàng trăm
lần nếu da bị tổn thương.
Gội đầu trừ chấy bằng Wofatox có thể gây chết người.
3.2. Tác dụng chính và phụ:
- Tác dụng chính thường là tác dụng có lợi và được áp dụng trong điều trị.
- Tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn, tác dụng ngoại ý) thường không có
lợi, cần cố tránh.
Ví dụ: Aspirin.
Tác dụng chính của Aspirin là hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống kết dính tiểu
cầu. Các tác dụng này đã dùng trong điều trị.
Tác dụng phụ của Aspirin là kích ứng niêm mạc dạ dày. Trong điều trị cần tránh tác
dụng phụ này bằng cách:
11
+ Uống sau khi ăn (thức ăn làm giảm kích ứng dạ dày của thuốc).
+ Dùng kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
+ Bào chế dạng viên bao tan ở ruột (Aspirin pH8), nhờ có màng bao viên mà
Aspirin không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày nên giảm được kích ứng dạ dày.
3.3. Tác dụng hồi phục và không hồi phục:
- Tác dụng hồi phục.
Ví dụ: gây tê bằng Procain thì thần kinh cảm giác chỉ bị ức chế nhất thời sau đó trở lại bình
thường.
- Tác dụng không hồi phục:
Ví dụ: Tetracyclin dùng cho trẻ nhỏ làm vàng răng, hỏng men răng và ảnh hưởng đến sự
phát triển của xương do Tetracyclin gắn bền vững với Calci trong xương và răng trẻ nhỏ.
3.4. Tác dụng chọn lọc:
Thuốc ảnh hưởng tới nhiều cơ quan nhưng được gọi là chọn lọc vì tác dụng xuất
hiện đặc hiệu và sớm với một cơ quan.
Ví dụ: Morphin tác dụng chọn lọc trên trung tâm đau.
Codein tác dụng chọn lọc trên trung tâm ho.
3.5. Tác dụng đối kháng – tác dụng hiệp đồng:
- Thuốc A có tác dụng a.
- Thuốc B có tác dụng b.
Khi phối hợp hai thuốc A và B với nhau, thu được tác dụng c.
Nếu c < a + b. Đó là tác dụng đối kháng.
Nếu c> a + b. Đó là tác dụng hiệp đồng.
- Nếu dùng phối hợp thuốc có tác dụng đối kháng thì tác dụng thuốc sẽ giảm.
Ví dụ: Tetracyclin dùng cùng với thuốc có Calci, sắt, nhôm……..thì Tetracyclin sẽ gắn với
các kim loại trên thành một phức hợp khó hấp thu làm cho tác dụng của Tetracyclin giảm.
Thuốc kháng sinh nhóm  - Lactam (có tính Acid) trộn lẫn với kháng sinh
nhóm Aminoglycosid (có tính base) sẽ tạo ra tương tác hoá học làm giảm tác dụng thuốc.
Diazepam đối kháng với Cafein trên thần kinh trung ương.
Người ta áp dụng tác dụng đối kháng để điều trị ngộ độc. Như ngộ độc thuốc kích
thích thần kinh trung ương thì dùng thuốc ức chế thần kinh trung ương để điều trị và ngược
lại.
Ngộ độc khi uống phải kiềm thì cho uống Acid Acetic loãng để điều trị.
Ngộ độc Quinin, Atropin ……..cho uống Tanin để kết tủa thuốc, làm giảm hấp thu
thuốc.
- Nếu phối hợp hai thuốc có tác dụng hiệp đồng thì tác dụng thuốc sẽ tăng.
Ví dụ: Adrenalin trộn với Procain tiêm dưới da để gây tê thì tác dụng gây tê của Procain
kéo dài hơn. Như vậy Adrenalin có tác dụng hiệp đồng với Procain, Sulfamethoxazol kết
hợp với Trimethoprim thì tác dụng trên vi khuẩn mạnh hơn nhiều so với dùng đơn độc từng
thuốc.
4. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
4.1. Các yếu tố thuộc về thuốc:
4.1.1. Độ tan:
12
Một thuốc muốn được hấp thu tốt phải vừa tan được trong nước vừa tan được tỏng
Lipid. Nếu thuốc nào chỉ tan trong nước hoặc chỉ tan trong Lipid sẽ không được hấp thu
khi uống.
Ví dụ: Barisulfat (barit) không tan trong nước nên không được hấp thu.
4.1.2. Dạng thuốc và cách bào chế:
- Độ tán nhỏ:
Thuốc càng mịn thì độ hoà tan càng lớn, sẽ được hấp thu càng nhanh và hoạt
tính càng cao.
- Trạng thái tồn tại:
Nhiều thuốc tồn tại ở 2 dạng: dạng khan và dạng ngậm nước. Dạng khan dễ
tan và tác dụng mạnh hơn dạng ngậm nước vì vậy liều dùng thường nhỏ hơn.
Ví dụ: Natri Sulfat khan liều dùng chỉ bằng một nửa Natri Sulfat ngậm nước nhưng tác
dụng cũng tương đương.
- Ảnh hưởng của tá dược: Tá dược không phải chỉ là chất “cho thêm” vào dạng
thuốc mà có khi ảnh hưởng lớn đến hiệu lực thuốc làm thay đổi sự khuyếch tán, hoà tan của
thuốc.
Ví dụ: Nếu thay thế tá dưực Calci sulfat bằng Lactose khi sản xuất viên Sodanton sẽ gây
ngộ độc giống như uống quá liều.
4.1.3. Cấu trúc hoá học của thuốc:
Cấu trúc hoá học cảu thuốc quyết định tính chất lý hoá, tác dụng của thuốc. Khi cấu
trúc thay đổi dẫn đến thay đổi tác dụng của thuốc.
Ví dụ:

COOH COO - Na

Acid benzoic Natri benzoat


Acid benzoic có tác dụng sát khuẩn.
Natri benzoat có tác dụng giảm ho, long đờm.
4.2. Các yếu tố thuộc về người bệnh:
4.2.1. Tuổi:
* Trẻ em:
“Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại” vì ở chúng có nhiều đặc điểm mà khi
dùng thuốc phải chú ý.
Ở đây muốn nhấn mạnh là trẻ sơ sinh mà đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng.
- Hấp thu thuốc:
Do nhu động ruột thất thường, niêm mạc ruột chưa trưởng thành, chức năng mật
chưa phát triển đầy đủ nên sự hấp thu thuốc qua ống tiêu hoá trẻ sơ sinh rất thất thường

13
(tăng hấp thu Penicilin, Ampicilin…….nhưng lại chậm hấp thu Paracetamol,
Rifampicin…..).
Sự hấp thu thuốc qua trực tràng trẻ sơ sinh rất tốt.
Ví dụ: đặt thuốc đạn Diazepam thì nồng độ Diazepam trong máu trẻ sơ sinh ngang với tiêm
tĩnh mạch.
Ở trẻ sơ sinh, lưu lượng máu ở cơ vân và sự co bóp cơ vân còn kém nên tiêm bắp ở
trẻ sơ sinh thuốc cũng hấp thu chậm hơn ở người lớn.
Sự hấp thu thuốc qua da trẻ sơ sinh nhanh. Một số thuốc bôi ngoài da có thể gây độc
toàn thân như: rượu Ethylic, long não, thuôc đỏ, Iod……….
Nhỏ mũi các thuốc chứa tinh dầu, Naphazolin, hơi Amoniac cho trẻ nhỏ có thể gây
phản xạ ngừng tim, ngừng thở dẫn đến tử vong.
- Phân phối thuốc.
Ở trẻ sơ sinh, Protein huyết tương giảm về số lượng và kém về chất lượng nên khả
năng gắn thuốc với Protein huyết tương kém, thuốc dạng tự do tăng lên làm cho tác dụng
và độc tính của thuốc cũng tăng theo.
- Chuyển hoá thuốc:
Gan trẻ sơ sinh chưa đủ Enzym chuyển hoá thuốc nên chuyển hoá thuốc kém, tác
dụng và độc tính của thuốc tăng lên.
- Thải trừ thuốc:
Chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh nên thải trừ thuốc kém. Cần thận trọng khi
dùng kháng sinh thải qua thận như: Gentamicin, Streptomycin…………….
Ngoài những đặc điểm trên, cần chú ý: trẻ em không chịu được thuốc làm giảm nước
và thay đổi chất điện giải (thuốc tẩy, nhuận tràng, gây nôn, lợi niệu……..).
Thận trọng khi dùng Hormon sinh dục hoặc thuốc làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của trẻ.
Từ những đặc điểm trên nên trẻ em dễ bị ngộ độc thuốc, phải thận trọng khi dùng
thuốc cho trẻ em và luông nhớ “để thuốc xa tầm tay của trẻ”.
* Người cao tuổi:
Trong thực tế, tai biến do dùng thuốc ở lứa tuổi 60 – 70 gấp đôi so với lứa tuổi 30 –
40. Ở người cao tuổi khuynh hướng chung là thuốc chậm hấp thu ở ống tiêu hoá, gắn kém
vào Protein huyết tương. Gan, thận “già cỗi” nên chuyển hoá và thải trừ thuốc kém. Do đó,
người cao tuổi dễ nhậy cảm với độc tính của thuốc.
- Người cao tuổi giảm tiết nước bọt, giảm phản xạ nuốt nên khi uống thuốc với ít
nước hoặc uống ở tư thế nằm thuốc dễ dính lại ở thực quản. Có thể gây loét thực quản đối
với thuốc gây kích ứng niêm mạc.
- Do mắt mờ, tay run, hay quên nên người cao tuổi tự dùng thuốc rất dễ bị nhầm
lẫn, sai lệch về liều lượng đường dùng…….dẫn đến ngộ độc thuốc.
- Tỷ lệ kháng sinh ở người cao tuổi lớn hơn so với người trẻ.
Vì vậy, đối với người cao tuổi thì nên cố gắng áp dụng biện pháp phòng và điều trị
bệnh mà chưa cần dùng đến thuốc ngay. Nếu phải dùng thuốc thì nên dùng ít thuốc, chọn
thuốc có nguồn gốc thảo mộc, hạn chế dùng thuốc hoá chất. Lựa chọn liều thích hợp vừa

14
công hiệu vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh. Khi dùng thuốc cho người cao tuổi phải
do nhân viên y tế hoặc người nhà trực tiếp thực hiện.
4.2.2. Giới: ở phụ nữ có một số thời kỳ sinh lý cần chú ý khi dùng thuốc.
- Thời kỳ kinh nguyệt: nên tránh các thuốc làm tăng chảy máu như Aspirin.
- Thời kỳ có thai: không được dùng những thuốc gây quái thai, gây độc cho thai.
- Thời kỳ cho con bú: tránh dùng các thuốc gây mất sữa, thay đổi mùi vị của sữa,
thuốc thải trừ qua sữa gây độc cho trẻ bú mẹ.
4.2.3. Cân nặng:
- Thuốc tan trong Lipid, thuốc tích lũy ở mỡ (thuốc mê, thuốc ngủ) thường phải
dùng liều cao hơn cho người béo (vì thuốc tích lũy trong mỡ). Ngược lại, người gầy dễ
nhậy cảm hơn với các thuốc trên.
- Đối với người phù: Khi tính liều lượng thuốc theo cân nặng phải dựa vào cân nặng
của bệnh nhân trước khi phù.
4.2.4. Quen thuốc và nghiện thuốc:
Những người này chịu được liều thuốc cao hơn người bình thường. Với liều vẫn
dùng dể điều trị thì những người này đáp ứng yếu.
- Quen thuốc là muốn tiếp tục dùng thuốc (nhưng không bắt buộc) vì dùng có cảm
giác dễ chịu.
+ Rất ít có khuynh hướng tăng liều.
+ Thuốc làm thay đổi một phần tâm lý, nhưng khi bỏ thuốc không gây rối
loạn nhiều cho cơ thể.
Một số thuốc gây quen thuốc như: Diazepam, Meprobamat, Cafein, Nicotin…..
- Nghiện thuốc là thèm thuốc mãnh liệt, xoay sở mọi cách để có thuốc dùng.
+ Có khuynh hướng tăng liều.
+ Thuốc làm thay đổi về tâm lý, thể xác rõ rệt, nô lệ hoàn toàn vào thuốc, khi
cai thuốc có rối loạn mạnh về tâm lý và sinh lý.
+ Có hại cho bản thân và xã hội.
Thuốc gây nghiện như: rượu, chế phẩm của thuốc phiện.
4.2.5. Dị ứng thuốc:
- Một số thuốc hay gây dị ứng như: Penicilin, Ampicilin, Streptomycin, Vacxin,
huyết thanh……
- Đặc điểm của dị ứng thuốc:
+ Nghiêm trọng có thể tử vong.
+ Tác động đến nhiều cơ quan và chức phận của cơ thể.
+ Tính đa dạng về biểu hiện lâm sàng, không có đặc hiệu.
- Biện pháp hạn chế dị ứng thuốc:
+ Trước khi kê đơn phải khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân.
+ Phải thử phản ứng trước khi tiêm đối với những thuốc hay gây dị ứng.
+ Khi tiêm phải chuẩn bị sẵn thuốc và phương tiện cấp cứu, phải theo dõi nếu
phát hiện thấy cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi……) phải ngừng tiêm
và xử trí như sốc phản vệ.

15
+ Sau khi tiêm, để người bệnh chờ 15 phút (phòng sốc phản vệ xảy ra muộn
hơn).
4.2.6. Dinh dưỡng của người bệnh:
- Ảnh hưởng của thức ăn tới tác dụng của thuốc:
+ Uống thuốc lúc đói, thì sau 10 – 30 phút thuốc qua dạ dày xuống ruột và
được hấp thu. Uống thuốc lúc no, thì sau 1 – 4 giờ thuốc cùng thức ăn mới qua được dạ
dày.
+ Thuốc nào tan mạnh trong Lipid (Griseofulvin, Sulfamid) thì được hấp thu
tốt hơn, nếu uống sau bữa ăn có nhiều dầu, mỡ.
+ Chế độ ăn thiếu đạm, mỡ sẽ làm giảm hoạt tính của men chuyển hoá thuốc
ở gan, làm cho chuyển hoá thuốc chậm, tác dụng và độc tính tăng lên.
+ Một số thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu như: Penicilin V, Ampicilin,
Rifampicin, Rimifon………Những thuốc này nên uống xa bữa ăn.
+ Một số thuốc cũng tăng hấp thu nhờ thức ăn như: Griseofulvin, Vitamin B6,
muối khoáng, Hypothiazid…..Nhưng thuốc này nên uống sau bữa ăn.
+ Thức ăn làm giảm kích ứng của thuốc trên niêm mạc tiêu hoá.
- Ảnh hưởng của đồ uống đến tác dụng thuốc:
+ Nước: Giúp thuốc nhanh chóng xuống tá tràng, tăng độ tan của thuốc, làm
thuốc nhanh chóng được hấp thu. Nếu uống thuốc với quá ít nước hoặc nuốt chửng viên
thuốc thì thuốc lưu lại ở thực quản lâu dễ gây loét thực quản đối với thuốc kích ứng niêm
mạc. Nước uống còn tăng thải thuốc qua đường tiết niệu.
+ Sữa: làm giảm hấp thu một số thuốc như: muối sắt, Tetracyclin,
Lincomycin, Clindamycin, Penicilin V, Erythromycin do các thuốc này kết hợp với Calci
có trong sữa tạo thành phức hợp khó hấp thu.
Sữa có độ pH khá cao nên làm giảm sự kích ứng dạ dày của một số thuốc Acid.
+ Nước chè, cà phê: trong nước chè, cà phê có chứa Tanin.
Chất Tanin làm kết tủa một số thuốc như: thuốc có chứa sắt, Atropin, Ephedrin,
Papaverin……do đó làm giảm hấp thu, giảm tác dụng của các thuốc này.
Do có tác dụng lợi tiểu, nên nước chè, cà phê làm tăng thải trừ một số thuốc.
Cà phê kích thích thần kinh trung ương nên đối kháng với thuốc an thần, gây ngủ.
Ví dụ: Khi uống cà phê cùng Seduxen sẽ làm mất tác dụng gây ngủ của Seduxen.
+ Rượu Ethylic:
Liều cao rượu làm giảm hấp thu Penicilin V, Diazepam, Vitamin……..
Rượu làm tăng tính thấm một số thuốc mà lúc thường rất khó thấm như thuốc chống
giun sán.
Rượu làm tăng kích ứng dạ dày của thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.
Rượu dùng cùng Paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan.
+ Nước hoa quả, nước có ga: có thể làm hỏng thuốc hoặc làm thuốc hấp thu
quá nhanh.
Như vây, nên dùng nước đun sôi nguội để uống thuốc vì không xẩy ra tương tác khi
hoà tan.

16
Thông thường, dùng khoảng 50 – 100ml nước để uống thuốc. Một số trường hợp
đặc biệt cần uống thuốc một lượng nước ít hơn (thuốc tẩy sán Niclosamid). Một số thuốc
cần uống với nhiều nước như Sulfamid và thuốc có chứa Sulfamid.
4.2.7. Trạng thái bệnh lý:
Trạng thái bệnh lý cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Ví dụ:
- Người suy gan dùng các thuốc: Aspirin, kháng Vitamin K có thể gây xuất huyết
nặng.
- Người suy thận dùng kháng sinh nhóm Amino Glycosid dễ gây điếc.
- Paracetamol chỉ hạ nhiệt ở người đang sốt, không hạ nhiệt ở người bình thường.
4.3. Về bảo quản và sử dụng thuốc:
4.3.1. Bảo quản thuốc:
Thuốc phải được bảo quản theo đúng quy chế, tránh các yếu tố làm ảnh hưởng đến
tác dụng của thuốc. Nếu bảo quản không tốt sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Ví dụ:
Thuốc viên để ẩm dễ bị bở, mốc.
Thuốc bột để ẩm dễ bị vón.
Vacxin cần được bảo quản lạnh. Nếu để ở nhiệt độ thường sẽ mất tác dụng.
4.2.3. Liều dùng thuốc:
Liều dùng khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau:
Ví dụ: Uống Magnesi sulfat liều 2 – 5g có tác dụng nhuận tràng, thông mật, liều 15 – 30g
có tác dụng tẩy xổ.
Uống Terpin Hydrat 0,2 – 0,3g/ngày có tác dụng long đờm, lợi tiệu nhẹ nhưng nếu
uống trên 0,6g/ngày thì tác dụng ngược lại: (Không long đờm và tiểu tiện ít).
4.3.3. Đường dùng:
Đường dùng khác nhau có thể dẫn đến tác dụng khác nhau.
Ví dụ: Uống Magnesi sulfat có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, tẩy xổ (tuỳ theo liều). Tiêm
tĩnh mạch Magnesi sulfat có tác dụng an thần, chống co giật, chống phù não.
4.3.4. Thời điểm dùng thuốc:
Hiệu quả của thuốc có thể khác nhau khi đưa vào cơ thể ở các thời điểm khác nhau.
Cho đến nay đã tìm thấy nhiều thuốc có hoạt tính và độc tính biến đổi nhịp nhàng
theo thời gian 24 giờ (1 ngày đêm). Vì vậy, cần tìm thời điểm dùng thuốc tối ưu để đạt hiệu
lực cao mà ít gây tác hại, tránh thời điểm mà cơ thể có sức đề kháng yếu nhất với thuốc.
Ví dụ:
- Penicilin: tiêm chiều tối bao giờ cũng có nồng độ trong máu cao hơn tiêm ban
ngày.
- Theophylin: uống buổi sáng có tác dụng tốt nhất.
- Corticoid: dùng lúc 7 – 8 giờ sáng có tác dụng tốt hơn và ít độc tính hơn.
- Thuốc nên uống vào bữa ăn như.
+ Thuốc kích thích tiêu hoá (rượu khai vị).
+ Thuốc kích ứng niêm mạc tiêu hoá:
- Thuốc nên uống xa bữa ăn (trước bữa ăn 1 giờ hay sau ăn 2 giờ).
17
+ Thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn.
+ Thuốc cần đi nhanh qua dạ dày (viên bao tan ở ruột).
4.3.5. Ảnh hưởng của dung môi:
Mỗi thuốc chỉ ổn định ở môi trường và điều kiện nhất định. Nếu thay đổi dung môi
hay pH của dung dịch sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Ví dụ:
+ Penicilin G ổn định ở vùng pH từ 5 – 8. Nếu phan vào dung dịch Glucose
5 – 10% hay dung dịch Natri Hydrocarbonat sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
+ Kháng sinh nhóm  - Lactam và Aminoglycosid có tác dụng hiệp đồng
nhưng phải dùng riêng nếu trộn lẫn sẽ xẩy ra tương tác làm giảm tác dụng.

LƯỢNG GIÁ
* Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 21 bằng cách điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:
1. Thuốc dùng để:
A.………………………..
B. Chữa bệnh
C. ……………………….
D. Điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.
2. Thuốc dùng để:
A. Phòng bệnh
B. …………………………..
C……………………………
D. Điều chỉnh hay phục hồi các chức phận của cơ quan.
3. Nhu động ruột cũng ảnh hưởng tới hấp thu thuốc cụ thể là: nhu động ruột tăng sẽ
(A)………hấp thu thuốc và nhu động ruột giảm sẽ (B)………….hấp thu thuốc.
4. Hàm lượng thuốc là (A) ………………cso trong (B)…………………
5. Da trẻ sơ sinh do có (A)…………………mỏng nên sự hấp thu thuốc qua da
(B)……………. so với người lớn.
6. Tiêm bắp thuốc được hấp thu (A)……………tiêm dưới da vì ở bắp có nhiều
(B)………………..
7. Cấm tiêm dung môi đầu vào (A)……………vì gây (B)…………………
8. Cấm tiêm Uabain vào (A)………….vì gây (B)……………………
9. Gan đóng vai trò (A)……………..trong chuyển hoá thuốc vì ở gan có nhiều
(B)…………………xúc tác cho phản ứng chuyển hoá thuốc.
10. pH nước tiểu tăng sẽ tăng thải trừ các thuốc là (A)……………………..pH nước tiểu
giảm sẽ tăng thải trừ các thuốc là (B)………….
11. Tác dụng không mong muốn của Aspirin trên tiêu hoá là (A)………………vậy phải
uống lúc (B)……………………………
12. Morphin tác dụng chọn lọc trên (A)………………………….
Codein tác dụng chọn lọc trên (B)………………………………..
13. Tác dụng chính của Aspirin là:
A. Hạ sốt
18
B. ……………………………….
C…………………………………
D. Chống kết dính tiểu cầu.
14. Adrenalin có tác dụng (A) ………………………….với Novocain, Cafein có tác dụng
(B)……………………với Diazepam.
15. Thuốc càng mịnh thì độ hoà tan càng (A)……………………..và được hấp thụ càng
(B)…………………………………..
16. Các cách tác dụng của thuốc là:
A. Tác dụng tại chỗ và toàn thân.
B………………………………..
C. Tác dụng chọn lọc
D…………………………………
E. Tác dụng đối kháng.
17. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc là:
A. Về phía thuốc.
B……………………………..
C……………………………..
18. Uống thuốc lúc đói thì thuốc qua dạ dày sau thời gian (A)…………………..
Uống thuốc lúc no thì thuốc qua dạ dày sau thời gian (B)………………………..
19. Ở bắp có (A)……………………………..mạch máu hơn ở dưới da nhưng lại có
(B)………………………đầu mút thần kinh hơn.
20. Thuốc có nguồn gốc từ:
A. Động vật.
B. ……………………………….
C. Khoáng vật.
D. ………………………………
21. Các con đường thải trừ của thuốc là:
A…………………………………
B. Qua phân.
C. Qua mồ hôi.
D…………………………………
E. Qua phổi.

* Phân biệt đúng sai các câu từ 22 đến 41 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu
đúng, cột B cho câu sau.

A B

22. Một thuốc có thể có nhiều loại thành phẩm với hàm lượng khác nhau.
23. Thuốc là phương tiện duy nhất dùng để phòng và chữa bệnh.
24. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn.
25. Thuốc dùng ngoài da cũng có thể gây độc toàn thân.
19
26. Xoa bóp mạnh sau khi bôi thuốc làm cho thuốc chậm hấp thu.
27. Bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương thì thuốc chậm hấp thu hơn so vơi
bôi vào vùng da lành.
28. Cấm dùng cồn xoa bóp cho trẻ sơ sinh.
29. Thuốc đặt dưới lưỡi chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ.
30. Thuốc đặt dưới lưỡi không bị dịch vị phá huỷ.
31. Thuốc kích ứng dạ dày phải uống trong hay sau khi ăn.
32. Tiêm bắp đau hơn tiêm dưới da.
33. Cấm tiêm bắp những thuốc gây hoại tử.
34. Trẻ dưới 2 tuổi không được nhỏ nhỏ mũi thuốc chứa tinh dầu.
35. Cấm tiêm dung dịch ưu trương vào tĩnh mạch.
36. Thuốc đặt trực tràng chỉ có tác dụng tại chỗ.
37. Hầu hết các thuốc đều qua được rau thai.
38. Để tăng thải trừ thuốc ngủ Barbituric, cần toan hoá nước tiểu.
39. Phụ nữ cho con bú không được dùng thuốc tránh thai.
40. Rượu làm giảm hấp thu thuốc tẩy giun sán.
41. Sữa làm giảm hấp thu Tetracyclin.

* Chọn 1 ý đúng nhất cho các câu từ câu 42 đến 60 bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu ý đã chọn:

42. Phải uống Aspirin vào lúc:


A. Sáng sớm lúc đói.
B. Trước bữa ăn 1 giờ.
C. Sau khi ăn.
D. Trước khi ngủ.
43. Khi uống thuốc, thuốc được hấp thu nhiều nhất ở:
A. Miệng.
B. Dạ dày.
C. Ruột non.
D. Ruột già.
44. Dùng Calci clorid theo đường:
A. Tiêm trong da.
B. Tiêm dưới da.
C. Tiêm bắp.
D. Tiêm tĩnh mạch.
45. Trong các thuốc sau, thuốc có tác dụng tốt nhất để điều tri ngộ độc thuốc ngủ Barbituric
là:
A. Dung dịch Glucose 5%.
B. Dung dịch Natri Clorid 0,9%.
C. Dung dịch Natri Bicarbonat 1,4%.
D. Dung dịch Kaliclorid 2%.
20
46. Tai biến do thuốc ở người cao tuổi so với người trẻ:
A. Tương đương.
B. Gấp 2 lần.
C. Gấp 3 lần.
D. Gấp 4 lần.
47. Thuốc tan mạnh trong Lipid sẽ được hấp thu tốt hơn nếu uống:
A. Trước bữa ăn.
B. Sau bữa ăn có nhiều đạm.
C. Sau bữa ăn có nhiều mỡ.
D. Sau bữa ăn có nhiều đường.
48. Để tăng thời gian gây tê của Novocain, người ta dùng phối hợp với:
A. Ampicilin.
B. Adrenalin.
C. Atropin.
D. Aminzin.
49. Đối với thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn thì nên uống vào lúc:
A. Trước bữa ăn 1 giờ.
B. Trước bữa ăn 5 phút.
C. Vào bữa ăn.
D. Sau bữa ăn.
50. Penicilin G sẽ bị mất tác dụng nếu trộn vào:
A. Dung dịch Glucose 5%.
B. Dung dịch Glucose 30%.
C. Dung dịch kiềm.
D. Cả 3 dung dịch trên.
51. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyển hoá thuốc là:
A. Phổi
B. Não
C. Gan
D. Thận
52. Bề mặt hấp thu của rau thai khoảng:
A. 20m2
B. 30m2
C. 40m2
D. 50m2
53. Trong các thuốc sau, các thuốc gây kích ứng niêm mạc tiêu hoá là:
A. Muối Kali, muối sắt
B. Aspirin, Ampicilin
C. Aspirin, Penicilin V
D. Muối sắt, Amoxicilin
54. Trộn lẫn Penicilin G với Gentamicin thì tác dụng của thuốc sẽ:
A. Tăng lên 1,5 lần.
21
B. Tăng lên 2 lần.
C. Giảm đi.
D. Không thay đổi.
55. Sắt sẽ giảm hấp thu nếu uống cùng:
A. Nước chè
B. Nước chanh
C. Nước cam
D. Nước chè, nước cam, nước chanh
56. Thuốc tan trong nước, được thải trừ nhiều nhất qua:
A. Phổi
B. Thận
C. Ruột
D. Sữa
57. Khi dùng phối hợp thuốc với thuốc nhuận tràng, thì tác dụng của thuốc đó sẽ:
A. Tăng lên 2 lần
B. Tăng lên 3 lần
C. Giảm đi
D. Không thay đổi
58. Thuốc dễ gây quái thai khi dùng cho phụ nữ có thai:
A. Tháng đầu
B. 3 tháng đầu
C. 3 tháng giữa
D. 3 tháng cuối
59. Thời điểm dùng Corticoid tốt nhất là:
A. 7 – 8 giờ
B . 11 – 12 giờ
C. 13 – 15 giờ
D. 15 – 17 giờ
60. Thời điểm tốt nhất dùng Theophylin là:
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Buổi trưa
D. Buổi tối

22
Bài 2
THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ, CHỐNG CO GIẬT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được đại cương về thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng một số thuốc:
diazepam, clonazepam, phenobarbital, haloperidol, clorpromazin….

NỘI DUNG
1. Đại cương:
Các thuốc này tác động đến hệ thần kinh trung ương, giảm kích thích và quá trình
hưng phấn ở vỏ não, tùy theo mức độ và phạm vi tác động có thể phân biệt:
1.1. Thuốc an thần, giảm tính chịu kích thích gây ra các hưng phấn quá mức.
- Mạnh: nhóm các thuốc an thần kinh dùng trong khoa tâm thần (trị các bệnh tâm
thần phân liệt, hoang tưởng, thao cuồng, kích động…) như Clorpromazin, Halorperidol..
- Vừa và nhẹ: nhóm các thuốc trấn tĩnh hoặc bình thản (trị các chứng lo âu, bồn
chồn…) như diazepam
1.2. Thuốc gây ngủ: có tác dụng phát triển quá trình ức chế ở vỏ não tạo ra giấc ngủ gần
như giấc ngủ sinh lý bình thường, như các dẫn chất barbituric, các dẫn chất của
benzodiazepin, cloral hydrat….
1.3. Thuốc chống co giật: giảm kích thích ở các cơ, làm mất các cơn co giật trong động
kinh hoặc cơ co cứng ở bệnh uốn ván.
2. Phân loại: Dựa vào cấu trúc hoá học chia thành 3 nhóm:
- Thuốc ngủ thuộc dẫn xuất Barbituric: Phenobarbital, hexobarbital..
- Thuốc ngủ dẫn xuất benzodiazepine: diazepam, nitrazepam…
- Các dẫn xúât khác: Buspiron, zolpidem, glutethimid, Cloralhydrat, Meprobamat,
Clorpromazin ….
2.1.Thuốc ngủ thuộc dẫn xuất Barbituric

Bảng 2.1. Một số dẫn xuất của Barbituric


Tên thuốc Tác dụng chính
Balbital An thần, gây ngủ
(Veronat)
Phenobarbital An thần, gây ngủ chống co giật (dạng muối Na)
(Gardenal)
Amobarbital An thần, gây ngủ, chống co giật cấp
(Amytal)
Secobarbital An thần, gây ngủ, chống co giật cấp
(Seconal)

23
2.2. Thuốc ngủ thuộc dẫn xuất của Benzodiazepin
Các dẫn chất benzodiazepin đều có tác dụng tương tự như nhau, chỉ khác nhau về cường
độ tác dụng.
Bảng 2.2: So sánh tác dụng của một số dẫn xuất của benzodiazepin
Tác dụng Liều
lượng
STT Tên thuốc An Chống co
Gây ngủ Mềm cơ mg/24
thần giật
giờ
Diazepam + ++ ++ ++ + 2 – 20
1
(Valium)
Oxazepam + ++ + + + 20 – 30
2
(Seresta)
Lorazepam + ++ +++ + + 2- 4
3
(Temeta)
Nitrazepam ++ +++ +++ + 2- 10
4
(Mogadon)
5 Clonazepam + + +++ + + 2–6

2.3. Các dẫn xúât khác: Clopromazin, Buspiron, zolpidem, glutethimid….


3. Một số thuốc thường gặp:
PHENOBARBITAL
(Gardenal, Luminal)
Tác dụng
Trên thần kinh trung ương: Phenobarbital có tác dụng ức chế thần kinh trung ương
. Tuỳ thuộc vào liều lượng, thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật.
+ An thần (liều thấp) : thuốc làm giảm lo lắng, bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ
chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ
+ Gây ngủ (liều trung bình) : Barbiturat tạo ra được giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh
lý, nhưng có nhiều giấc mơ.
+ Chống động kinh (liều trung bình hoặc liều cao): : thuốc có tác dụng chống động
kinh cơn lớn và động kinh cục bộ (cục bộ vận động hoặc cảm giác) do ức chế sự phóng
điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngưỡng đáp ứng của các nơron thần kinh trung
ương với kích thích
Tác dụng trên các cơ quan khác:
- Ở liều điều trị, thuốc làm giảm nhẹ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ở liều
cao gây ức chế tim, hạ huyết áp, ức chế hô hấp, dễ gây rối loạn hô hấp (do làm giảm đáp
ứng của trung tâm hô hấp với nồng độ CO2). Ngoài ra, còn làm giảm hoạt động cơ trơn,
giảm chuỷên hoá, giảm thân nhiệt, giảm sức lọc cầu thận, giảm bài niệu, trường hợp nặng
gây vô niệu.
- Phenobarbital làm tăng cường tác dụng của thuốc ức chế thần kinh trung ương
khác như : clorpromazin, thuốc gây mê, rượu, đối kháng với tác dụng kích thích thần kinh
trung ương của strychnine, niketamid, pentetrazol…..
Chỉ định
- Co giật, động kinh cơn lớn, phòng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ.
- Tiền mê
- Các trạng thái thần kinh bị kích thích, lo âu, căng thẳng
24
- Các trạng thái mất ngủ nặng (ít dùng)
- Tăng bilirubin huyết, vàng da ở trẻ sơ sinh.
- Ngoài ra, Phenobarbital còn được dùng phối hợp với các thuốc khác để điều trị
cơn đau thắt ngực, đau nửa đầu, nhồi máu não và một số rối loạn ở hệ thần kinh trung ương.
Chống chỉ định
Dị ứng với thuốc, xơ cứng mạch máu não, bệnh gan, thận, suy hô hấp
Tác dụng không mong muốn
Gây mẫn cảm (mẩn ngứa, nhức đầu, chóng mặt, mạch chậm...), dùng quá liều gây
ngộ độc. Dùng thuốc liên tục trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng quen thuốc, gây tích luỹ
trong cơ thể (nhất là người bị suy gan, thận).
- Độc tính cấp :
Thường gặp khi dùng liều cao gấp 5-10 lần liều bình thường. Biểu hiện ngộ độc là
ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân nhiệt, giãn đồng tử, truỵ tim mạch, truỵ hô hấp, hôn mê có
thể tử vong.
Xử trí : Thải nhanh thuốc ra khỏi cơ thể (gây nôn, uống than hoạt, truyền dung dịch
kiềm như NaHCO3 1,4 % , thuốc lợi tiểu ….) .Trợ hô hấp, trợ tuần hoàn.
- Độc tính mạn (quen thuốc).
Thường gặp khi dùng thuốc kéo dài. Khi đã quen thuốc, nếu dừng thuốc đột ngột sẽ
gặp hội chứng cai thuốc : co giật, mất ngủ, mê sảng, đau cơ khớp….
Xử trí ngộ độc mạn bằng cách giảm liều thuốc từ từ trước khi ngừng hẳn
Thận trọng
Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc, không được ngừng thuốc đột ngột khi điều trị
bệnh động kinh và dùng thận trọng với phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ cho con bú.
Cách dùng, liều lượng
- Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
- Để an thần: Dùng 30 - 120 mg chia 2 - 3 lần/ngày.
- Để gây ngủ: Dùng 100 - 200mg/lần, 1 - 2 lần/ngày.
- Để chống co giật: Dùng 50 - 100mg/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Liều tối đa: 0,25g/một lần; 0,50g/24 giờ.
Dạng thuốc: Viên 10mg, 50mg, 100mg; Thuốc tiêm 200mg/ống 2ml.
Bảo quản
Thuốc hướng tâm thần, chống ẩm, tránh ánh sáng.

DIAZEPAM
(Seduxen, Valium)
Tác dụng
An thần, trấn tĩnh, chống lo âu, hồi hộp, chống co giật, giãn cơ, gây ngủ nhẹ, ổn định
thần kinh thực vật.
Chỉ định
Các trường hợp lo âu, hồi hộp, mất ngủ nhẹ, rối loạn thần kinh thực vật, kinh giật
khi sốt cao, động kinh, sản giật, uốn ván.
Tác dụng không mong muốn
Gây trạng thái mơ màng, ngủ gà hoặc ngủ lịm, giảm tình dục, dị ứng ngoài da.
Chống chỉ định
Tuyệt đối: Nhược cơ nặng, suy hô hấp, dị ứng với dẫn chất benzodiazepin.
Tương đối: Phụ nữ có thai trong ba tháng đầu, suy tim.
25
Thận trọng
Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Hạn chế dùng cho trẻ em.
Cách dùng, liều lượng
- Liều dùng:
✓ Lo âu: người lớn uống 2mg x 3 lần/ngày có thể tăng liều đến 15 - 20 mg/ngày
nếu cần, chia thành nhiều liều nhỏ (ở người cao tuổi hoặc suy yếu dùng liều bằng nửa liều
người lớn). Trẻ em từ 12 tháng đến 6 tuổi uống 1-6mg/ngày. Trẻ em từ 7-15 tuổi uống 6-
10mg/24h chia làm 2-3 lần.
✓ Mất ngủ: người lớn uống 5 - 10 mg trước lúc đi ngủ.
✓ Cơn động kinh nặng: tiêm tĩnh mạch 5-10mg/24h.
✓ Bệnh uốn ván tiêm tĩnh mạch 20-30mg/24h chia 2-3 lần (trẻ em 2-5mg/24h).
Có thể tiêm bắp nếu không tiêm được tĩnh mạch
Chú ý:
+ Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc.
+ Không dùng khi lái xe, vận hành máy……..
Dạng thuốc: Thuốc viên 2mg, 5mg, 10mg....
Thuốc đạn 10mg.
Thuốc tiêm 5mg/2ml, 10mg/2ml.
Bảo quản
Thuốc hướng tâm thần, tránh ánh sáng, chống ẩm
3. Một số thuốc thường gặp:
3.1. Clopromazin (Aminazin):
- Dạng thuốc:
+ Viên nén hay viên bọc đường 25 – 100mg.
+ Ống tiêm: 25 – 50mg.
- Tác dụng:
+ An thần mạnh, gây trạng thái thờ ơ, lãnh đạm, cải thiện được các triệu
chứng của bệnh tâm thần phân liệt (ảo giác, thao cuồng, vật vã…….). Thuốc không gây
ngủ nhưng làm cho mơ màng, dễ ngủ.
+ Hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt.
+ Chống nôn do ức chế trung tâm nôn.
+ Ngoài tác dụng trên thần kinh trung ương, thuốc còn tác dụng trên thần kinh
thực vật.
- Tác dụng không mong muốn.
+ Rối loạn tâm lý: suy nghĩ chậm chạp, chóng mệt mỏi, lú lẫn…..
+ Tụt huyết áp khi đứng (nhất là sau khi tiêm).
+ Khô miệng, táo bón, bí đái.
+ Nhìn mờ do giãn đồng tử, tưang nhãn áp.
+ Rối loạn nội tiết, sinh dục: vô kinh, chảy sữa, giảm tình dục, tăng cân.
- Chỉ định:
+ Tâm thần phân liệt.
+ Tiền mê.
26
+ Chống nôn.
+ Giảm đau.
+ Chống ngứa.
+ Chống rung tim.
- Chống chỉ định:
+ Ngộ độc cấp do rượu, thuốc ngủ.
+ Suy gan.
+ Ứ nước tiểu do rối loạn niệu đạo – tuyến tiền liệt.
+ Glôcôm góc đóng (do thuốc làm tăng nhãn áp).
- Liều dùng:
+ Uống: 25 – 50mg/lần x 1 – 3 lần/ngày.
+ Tiêm bắp sâu 25 – 50mg/ngày.
+ Tiêm tĩnh mạch 25mg pha trong 10 – 20ml dung dịch Glucose 5% hoặc
dung dịch Natri Clorid 0,9%.
Chú ý: Để bệnh nhân nằm khi tiêm và sau khi tiêm 15 phút.
3.2. Diazepam (Seduxen, Valium):
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 2 – 5 – 10mg.
+ Ống tiêm: 2ml/10mg.
- Tác dụng:
+ An thần, giảm lo âu, giảm hung hãn.
+ Làm dễ ngủ.
+ Giãn cơ.
+ Chống co giật.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Về tâm thần đôi khi có tác dụng ngược: ác mộng, bồn chồn, lo lắng, nhịp
tim nhanh, vã mồ hôi, muốn tự tử…….
+ Khi nồng độ cao trong máu có thể gây uể oải, động tác không chính xác, lú
lẫn, giảm trí nhớ.
+ Giảm trương lực cơ.
+ Dùng lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc.
- Chỉ định:
+ Lo âu.
+ Khó ngủ.
+ Co thắt cơ.
+ Động kinh.
- Chống chỉ định:
+ Trạng thái sốc hoặc hôn mê.
+ Thần kinh trung ương bị ức chế.
+ Nhược cơ.
+ Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú.
+ Thiểu năng hô hấp mất bù.
27
+ Dị ứng với thuốc.
- Liều dùng:
✓ Lo âu: người lớn uống 2mg x 3 lần/ngày có thể tăng liều đến 15 - 20 mg/ngày
nếu cần, chia thành nhiều liều nhỏ (ở người cao tuổi hoặc suy yếu dùng liều bằng nửa liều
người lớn). Trẻ em từ 12 tháng đến 6 tuổi uống 1-6mg/ngày. Trẻ em từ 7-15 tuổi uống 6-
10mg/24h chia làm 2-3 lần.
✓ Mất ngủ: người lớn uống 5 - 10 mg lúc đi ngủ.
✓ Cơn động kinh nặng: tiêm tĩnh mạch 5-10mg/24h.
✓ Bệnh uốn ván tiêm tĩnh mạch 20-30mg/24h chia 2-3 lần (trẻ em 2-5mg/24h).
Có thể tiêm bắp nếu không tiêm được tĩnh mạch
Chú ý:
+ Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc.
+ Không dùng khi lái xe, vận hành máy……..
- Bảo quản:
+ Dạng viên bảo quản theo quy chế thuốc hướng tâm thần.
+ Dạng tiêm bảo quản theo quy chế thuốc gây nghiện.
3.3. Phenobarbital (Gardenal):
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 10 – 50 – 100mg.
+ Ống tiêm: 40 – 200mg.
- Tác dụng: ức chế thần kinh trung ương, gây ngủ, chống co giật.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Có thể gặp phản ứng bất thường ngay khi dùng lần đầu: Phù mặt, mẩn ngứa,
nhức đầu, nôn, ỉa lỏng.
+ Ức chế hô hấp.
+ Dùng lâu gây quen thuốc hoặc nghiện thuốc.
- Ngộ độc cấp:
+ Triệu chứng khi ngộ độc cấp: Với liều 5 – 10 lần liều ngủ có thể gây hôn
mê với các triệu chứng: buồn nôn, mất dần phản xạ, giãn đồng tử, hạ thân nhiệt, thở chậm
và nông, huyết áp giảm dẫn đến tử vong.
+ Điều trị.
- Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 0,1% ngay cả khi đã ngộ độc lâu.
- Hồi sức: Hút đờm rãi, thở Ôxy, dùng thuốc trợ tim mạch.
- Thải trừ Phenobarbital ra khỏi cơ thể bằng truyền dung dịch Manitol 10%, dung
dịch Natri Bicarbonat 1,4%.
- Nhiễm độc nặng phải dùng thận nhân tạo.
- Chỉ định:
+ Gây ngủ (hiện nay ít dùng).
+ Dùng trong tiền mê.
+ Bệnh động kinh.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
28
+ Suy hô hấp nặng.
- Liều dùng:
Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
+ Để an thần: Dùng 30 - 120 mg chia 2 - 3 lần/ngày.
+ Để gây ngủ: Dùng 100 - 200mg/lần, 1 - 2 lần/ngày.
+ Để chống co giật: Dùng 50 - 100mg/lần, 2 - 3 lần/ngày.
Liều tối đa: 0,25g/một lần; 0,50g/24 giờ.
Trường hợp cần thiết mới tiêm tĩnh mạch (khi tiêm cần pha loãng vào dung dịch
Gulcose 5% và tiêm thật chậm).
Chú ý:
+ Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc.
+ Không dùng cho người lái tàu, xe, vận hành máy khi đang làm nhiệm vụ.
+Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
+ Không ngừng thuốc đột ngột.
- Bảo quản: Theo quy chế thuốc hướng tâm thần.
3.4. Carbamazepin (Tegretol):
- Dạng thuốc: viên nén: 100 – 200 – 300mg.
- Tác dụng: Chống co giật.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Thường gặp: ngủ gà, chóng mặt, nhìn lóa, buồn nôn, nôn.
+ Ngoài ra có thể gặp rối loạn tạo máu, tổn thương ngoài da, viêm gan, suy
thận………
- Chỉ định: Động kinh.
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Suy gan.
+ Blốc nhĩ – thất.
- Liều dùng: Người lớn uống 200 – 300 mg/lần. Ngày 2 lần.
Chú ý:
+ Không dùng thuốc cùng với rượu.
+ Không ngừng thuốc đột ngột để tránh xảy ra cơn động kinh nặng.
3.5. Phenytoin (Diphenylhydantoin):
- Dạng thuốc:
+ Viên nén 100mg.
+ Ống 500mg/ml.
- Tác dụng:
+ Chống co giật.
+ Chống loạn nhịp tim.
- Tác dụng không mong muốn:
Buồn nôn, nôn, cơn đau bụng cấp, phì đại răng lợi, chóng mặt, rối loạn thị giác, thiếu máu,
giảm bạch cầu, còi xương hay mềm xương do rối loạn chuyển hoá Vitamin D.
29
- Chỉ định:
+ Co giật, động kinh.
+ Loạn nhịp tim.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Người cho con bú.
- Liều dùng:
+ Người lớn uống 100mg/lần x 3 lần/ngày.
+ Tiêm tĩnh mạch phải pha loãng trong dung dịch Natri Clorid 0,9% và không
tiêm vượt qúa 500mg/phút.
Chú ý:
+ Không tiêm bắp.
+ Không ngừng thuốc đột ngột.

THUỐC THAM KHẢO

1. Viên sen vông:


- Dạng thuốc:
Viên chứa: 50mg cao khô lá sen.
60mg cao khô lá vông.
30mg Tetrahydro Panmatin.
- Chỉ định:
Dùng làm thuốc an thần, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh.
- Liều dùng:
Người lớn uống 2 – 4 viên/lần trước khi ngủ. Mỗi đợt dùng 10 – 15 ngày.
2. Cao lạc tiên:
- Dạng thuốc:
Cao lỏng đóng lọ 100ml được bào chế từ lá lạc tiên, lá dâu, lá vông.
- Chỉ định:
Dùng làm thuốc an thần điều trị chứng khó ngủ, lo phiền hồi hộp.
- Liều dùng:
Người lớn uống 2 thìa canh. Ngày uống 1 – 2 lần trước khi ngủ.

LƯỢNG GIÁ

* Câu trả lời ngắn:

1. Thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật tác dụng lên (A)……………………..làm
(B)……………..kích thích và quá trình hưng phấn vỏ não.
2. Clopromazin có tác dụng (A)…………………..thân nhiệt do (B)…………….trung tâm
điều nhiệt.
3. Clopromazin có tác dụng (A)………………….nôn do (B)……………….trung tâm nôn.
30
4. Diazepam có tác dụng:
A. An thần, giải lo âu.
B. Làm dễ ngủ.
C. ………………………………
D………………………………..
5. Khi nồng độ Diazepam cao trong máu gây uể oải, (A)…………………….lú lẫn và
(B)……………………………………………………
6. Carbamazepin có tác dụng (A)………………………được dùng để điều trị bệnh
(B)………………………….
7. Khi dùng Carbamazepin để trị động kinh thì không được ngừng thuốc
(A)………………..để tránh xảy ra (B)………………………
8. Phenytoin có tác dụng:
A. ………………………………
B………………………………..
9. Phenytoin được dùng để điều trị:
A……………………………….
B………………………………..
* Câu đúng sai:
10. Clopromazin là thuốc an thần mạnh.
11. Clopromazin là thuốc ngủ.
12. Clopromazin gây khô miệng.
13. Clopromazin gây co đồng tử.
14. Clopromazin được dùng để điều tri ngộ độc rượu.
15. Phenobarbital gây ức chế hô hấp.
16. Dùng Phenobarbital để cấp cứu bệnh nhân suy hô hấp nặng.
17. Phải kiêng rượu khi dùng Phenobarbital.
18. Diazepam làm tăng trương lực cơ.
19. Dùng kéo dài Diazepam dẫn đến lệ thuộc vào thuốc.
20. Cấm dùng Diazepam cho bệnh nhân bị động kinh.
21. Cấm dùng Phenobarbital cho bệnh nhân bị động kinh.
22. Không dùng Seduxen khi lái tàu xe.
23. Dùng Diazepam cho bệnh nhân bị nhược cơ.
24. Carbamazepin có tác dụng không mong muốn là gây ngủ gà.

* Câu lựa chọn:


25. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp khi tiêm:
A. Diazepam
B. Clopromazin
C. Phenobarbital
D. Carbamazepin
26. Phải để bệnh nhân nằm khi tiêm:
A. Diazepam
31
B. Clopromazin
C. Phenobarbital
D. Carbamazepin
27. Clopromazin có tên khác là:
A. Aminazin
B. Seduxen
C. Gardenal
D. Carbama zepin
28. Diazepam có tên khác là:
A. Aminazin
B. Seduxen
C. Gardenal
D. Carbamazepin
29. Đường dùng của Clopromazin là:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Truyền tĩnh mạch
D. Cả 3 con đường trên.
30. Phenobarbital có tên khác là:
A. Aminazin
B. Seduxen
C. Gardenal
D. Carbamazepin
31. Khi ngộ độc Phenobarbital người ta thường xuyên dung dịch kiềm để:
A. Bù lại dịch cho bệnh nhân do ăn uống không được.
B. Cung cấp năng lượng.
C. Đối lập lại tác dụng của thuốc ngủ.
D. Tăng thải trừ thuốc ngủ.
32. Đường dùng Phenobarbital là:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Tiêm chậm tĩnh mạch
D. Cả 3 con đường trên
33. Carbamazepin có tên khác là:
A. Aminazin
B. Diazepam
C. Tegretol
D. Valium

32
Bài 3
THUỐC KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cách phân loại các thuốc kích thích thần kinh trung ương.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn và cách dùng thuốc: Cafein,
Strychnin sulfat, niketamid.

NỘI DUNG
Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương bao gồm các hợp chất có ảnh hưởng
trên hai quá trình hưng phấn và ức chế. Trong phạm vi phần này, chúng ta chỉ đề cập tới
các thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Đó là những thuốc có tác dụng kích
thích và làm tăng quá trình hưng phấn trên thần kinh trung ương (vỏ não, hành tủy, tủy
sống).
1. Phân loại
Dựa vào tác dụng chọn lọc của thuốc, người ta chia làm ba loại sau;
1.1. Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên tủy sống: Như Strychnin.
1.2. Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên hành tủy: Như long não, Niketamid
1.3. Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên vỏ não: Như Cafein, Ephedrin.
Sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối, vì một loại thuốc tác dụng trên hệ thần
kinh đều có ảnh hưởng tới nhiều bộ phận, nhiều vùng của hệ thần kinh, không có loại thuốc
nào chỉ có tác dụng đơn thuần trên một bộ phận của cơ thể.
Thí dụ: Cafein, ngoài tác dụng trên vỏ não còn có tác dụng trên trung tâm vận mạch...
*. Các thuốc kích thích thần kinh trung ương thông dụng

CAFEIN
Cafein, theophylin và theobromin là ba chất thuộc dẫn xuất xanthin được chiết từ cà
phê, chè, ca cao hoặc tổng hợp từ acid uric. Trong dẫn xuất xanthin, cafein là có tác dụng rõ
trên thần kinh trung ương, hai chất còn lại có tác dụng yếu, không trình bày ở phần này.
1. Tác dụng.
- Trên thần kinh trung ương: cafein kích thích ưu tiên trên vỏ não làm giảm các cảm
giác mệt mỏi, buồn ngủ. Làm tăng hưng phấn vỏ não, tăng nhận cảm của các giác quan do
đó tăng khả năng làm việc và làm việc minh mẫn hơn. Tuy nhiên, nếu dùng cefein liên tục
và kéo dài thì sau giai đoạn hưng phấn là ức chế. Liều cao, cafein tác dụng trên toàn bộ hệ
thần kinh gây cơn giật rung.
- Trên hệ tuần hoàn: Cafein kích thích làm tim đập nhanh, mạnh, tăng lưu lượng
tim và lưu lượng mạch vành nhưng tác dụng kém theophylin. Ở liều điều trị, thuốc ít ảnh
hưởng tới huyết áp.
- Trên hệ hô hấp: kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn phế quản và giãn mạch
phổi. Tác dụng này càng rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế.

33
- Trên hệ tiêu hóa: thuốc làm giảm nhu động ruột, gây táo bón, tăng tiết dịch vị (có
thể gây loét dạ dày – tá tràng).
- Trên cơ trơn: thuốc có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu, mạch vành, cơ trơn phế
quản và cơ trơn tiêu hóa. Đặc biệt, tác dụng giãn cơ trơn càng rõ khi cơ trơn ở trạng thái bị
co thắt.
- Trên thận: Thuốc làm giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu Na+
nên có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, tác dụng lợi tiểu của cafein kém theophylin và
theobromin .
- Tác dụng khác: tăng hoạt động của cơ vân, tăng chuyển hóa.
2. Tác dụng không mong muốn
Nếu dung thuốc lien tục và kéo dài thì tác dụng ngược lại, gây ức chế
3.Chỉ định
- Kích thích thần kinh trung ương khi mệt mỏi, suy nhược.
- Suy hô hấp, tuần hoàn.
- Chỉ định khác: hen phế quản, suy tim trái cấp, lợi tiểu (hiện nay ít dùng)
4.Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Suy mạch vành, nhồi máu cơ tim.
5.Chế phẩm và liều dùng
Ống tiêm 1mL dung dịch 0,7%.
Uống 0,1 – 0,2g/ lần, 2lần/ 24h. Tiêm dưới da 0,25g/ lần, 1 – 2lần/ 24h.

STRYCHNIN SULFAT
Tên khác: Strychnin Sulfas

1. Nguồn gốc
Stychnin Sulfat là Alcaloid chính của hạt mã tiền (Semen Strychnos nux-vomica).
được dùng dưới dạng muối Sulfat.
2. Tác dụng
Với liều điều trị, thuốc có tác dụng kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên tủy
sống làm cường kiện các cơ quan cảm giác, vận động, tăng quá trình dinh dưỡng cơ, kích
thích phản xạ, tăng dẫn truyền thần kinh cơ, ngoài ta còn có tác dụng kích thích tiêu hóa,
tăng tiết dịch vị.
3. Chỉ định
Suy nhược cơ, chân tay tê bại, liệt dương, đái dầm, ngộ độc thuốc ngủ Barbituric,
trường hợp ăn uống không tiêu, táo bón.
4. Chống chỉ định
Cao huyết áp, xơ cứng mạch, viêm gan, thận, Basedow, động kinh

5. Tác dụng không mong muốn

34
Khi dùng liều cao, thuốc có thể gây ngộ độc do thần kinh bị kích thích quá mạnh và
có thể tử vong do ngừng hô hấp
6. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm dưới da
Liều lượng:
+ Uống 1mg/lần, 3mg/24 giờ
+ Tiêm dưới da: 1mg/lần; 2mg/24 giờ; trường hợp đặc biệt có thể tiêm tới 10mg một
ngày, theo liều tăng dần.
Liều tối đa: Uống: 6mg/lần - 18mg/24 giờ; Tiêm dưới da: 2mg/lần - 10mg/24 giờ.
Dạng thuốc: ống tiêm 1ml chứa 1mg Strychnin Sulfat.
7. Bảo quản
Thuốc bảo quản nơi khô ráo, chống nóng, tránh ánh sáng. Gặp không khí khô, dễ bị
vụn nát thành bột và mất nước kết tinh.

NIKETAMID
Tên khác: Nikethamidum, Cardiamid, Coramin, Cordiamin,
Eucoran, Nicorin, Diethylamid của Acid Nicotinic

1.Tác dụng
Kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên hành tủy, đặc biệt trên trung khu hô hấp
và tuần hoàn nên làm tăng hoạt động của các cơ quan này.
2. Chỉ định
Suy tuần hoàn và hô hấp, ngạt thở, trụy tim mạch, ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ,
Morphin, Oxyd carbon, Cyanid, phối hợp chữa suy tim trong thời gian nghỉ dùng Digital.
3. Tác dụng không mong muốn
Khi dùng liều cao gây các cơn co giật rung do kích thích toàn bộ thần kinh trung
ương.
4. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm dưới da
- Người lớn: Uống (dung dịch 25%) 20-30 giọt/ lần; ngày uống 1 - 3 lần tiêm dưới
da: 0,25g/lần; 1 - 2 lần /ngày.
- Trẻ em: Tùy theo tuổi có thể tiêm từ 0,025g - 0,20g/lần; uống 2-10 giọt/ 1 lần, 1-
2 lần/ ngày.
Liều tối đa: 0,5g/lần; 1g/24 giờ
Dạng thuốc: ống tiêm 1 - 2ml (dung dịch 25%); lọ 10ml, 30ml (dung dịch 25%) để
uống theo giọt.
6. Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

35
LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (.....)
1. Có ba loại thuốc kích thích thần kinh trung ương thường gặp là:
A.............................................
B..............................................
C..............................................
2. Chống chỉ định của Strychnin Sulfat khi:
A.............................................
B.............................................
C.............................................
D.............................................
E..............................................
3. Strychnin do có vị.....................................(A) nên uống có tác dụng giúp..................(B)
và tăng quá trình..............................(C)
Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ
B (cho câu sai)
4. Long não ngoài tác dụng kích thích thần kinh trung ương còn có tác dụng hạ nhiệt, long
đờm A-B
5. Niketamid được chỉ định để giải độc: Morphin, Strychnin, Digital, Neriolin A-B
6. Cafein thăng hoa ở nhiệt độ thường A-B
7. Dùng Niketamid để giải độc thuốc mê A-B
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp mà
bạn lựa chọn
8. Chống chỉ định của Cafein:
A.Tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch
B. Cao huyết áp, trụy tim mạch
C. Tổn thương ở dạ dày, ruột
D. Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
E. Tất cả đều sai
9. Cách dùng của Niketamid là:
A. Uống
B. Tiêm dưới da
C. Cả hai cách dùng trên
D. Tiêm tĩnh mạch
Trả lời các câu hỏi sau
1. Trình bày cách phân loại thuốc kích thích thần kinh trung ương?
2. Trình bày tác dụng chính, phụ, chỉ định, cách dùng và bảo quản các thuốc kích thích
thích thần kinh trung ương đã học?

36
Bài 4
THUỐC GIẢM ĐAU TRUNG ƯƠNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, phân loại, phạm vi sử dụng, đặc điểm của các thuốc
giảm đau trung ương.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng các thuốc :
Morphin, codein, naloxon, pethidin.

NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Khái niệm về thuốc giảm đau.
Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau mà không tác dụng
lên nguyên nhân gây đau, không làm mất các cảm giác khác và không làm mất ý thức.
Bài này xin được trình bày loại thuốc giảm đau trung ương (thuốc giảm đau gây
ngủ) nhóm opioid. Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, giảm đau sâu trong nội tạng.
1.2. Tác dụng và cơ chế chung của thuốc giảm đau trung ương.
- Tác dụng đặc hiệu trên receptor opioid và bị mất tác dụng bởi các chất đối kháng
là naloxon và naltrexon.
- Tác dụng giảm đau mạnh, chọn lọc và sâu nội tạng.
- Có tác dụng an thần, gây ngủ.
- Gây ức chế hô hấp.
- Làm giảm nhu động ruột.
- Gây sảng khoái và gây nghiện.
1.3. Phân loại.
Dựa vào cơ chế tác dụng, chia các thuốc giảm đau trung ương thành 3 nhóm:
- Thuốc chủ vận trên receptor opioid:
+ Các opioid tự nhiên: morphin, codein…
+ Các opioid tổng hợp: pethidin, methadon…
- Thuốc chủ vận: - đối kháng hỗn hợp và từng phần trên receptor opioid:
pentazocin, nalorphin, nalbuphin, butorphanol…
- Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon.
1.3. Phạm vi sử dụng và đặc điểm của thuốc giảm đau thực thể
Trong y học hiện đại, thuốc giảm đau thực thể có vai trò quan trọng trong điều trị,
vì đau là nguyên nhân có thể dẫn đến những rối loạn trầm trọng về hoạt động sinh lý của
cơ thể người bệnh. Trong các rối loạn đó, biểu hiện nguy hiểm nhất là sốc, choáng.
Các thuốc trong nhóm này tuy có tác dụng giảm đau mạnh nhưng chưa phải là các
thuốc giảm đau lý tưởng, vì chúng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm (gây nghiện, ức chế
hô hấp...) nên thường dùng cho các cơn đau nặng trong nội tạng như: ung thư giai đoạn
cuối, sỏi mật, sỏi thận hoặc dùng làm thuốc tiền mê trong ngoại khoa.

37
Các thuốc giảm đau thực thể không được sử dụng rộng rãi bởi chúng có những đặc
điểm sau:
- Ngoài có tác dụng ức chế mạnh trên trung tâm đau, phần lớn các thuốc trong nhóm
đều gây ức chế một số trung tâm khác của hệ thần kinh trung ương gây ở liều điều trị, trước
hết là gây ức chế hô hấp nên dễ xảy ra tai biến khi dùng (đặc biệt đối với người già yếu,
phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi).
- Hầu hết các thuốc này đều có độc tính cao và rất dễ gây nghiện nên phải xếp vào
loại thuốc gây nghiện.
- Ngoài tác dụng giảm đau mạnh, thuốc còn gây tác dụng dược lý phức tạp (gây
trạng thái khoan khoái, tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất cảm giác sợ hãi....) làm cho
người đã dùng rất khó bỏ và luôn muốn dùng lại thuốc. Khi đã nghiện sẽ rất khó cai thuốc,
khi thiếu thuốc thường gây hiện tượng vật vã, đau đớn.....
Với những đặc điểm trên, thuốc giảm đau thực thể phải được quản lý chặt chẽ theo
qui chế để tránh các tệ nạn xấu cho xã hội, đặc biệt là tệ nạn tiêm chích, hút, hít ma tuý.
2. Các thuốc giảm đau thực thể thông dụng

MORPHIN HYDROCLORID
1.Nguồn gốc
Morphin Hydroclorid là Alcalorid chủ yếu của cây thuốc phiện, được dùng dưới
dạng muối hydroclorid.
2. Dược động học
- Hấp thu: Morphin hydroclorid dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Tác dụng của thuốc
qua đường uống yếu hơn đường tiêm. Khi uống tác dụng xuất hiện chậm (sau 30- 60 phút
thì đạt tác dụng tối đa).
- Phân bố: Thuốc được phân bố tới các tổ chức, qua được rau thai và hàng rào máu
não (vì vậy không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi).
- Chuyển hoá: Chủ yếu ở gan, một lượng nhỏ được phân huỷ ở thận.
- Thải trừ: Chính qua nước tiểu (ngày đầu thải trừ 90%), một phần nhỏ thải trừ qua
mật, qua phân, qua mồ hôi, qua sữa, qua nước bọt.....
3. Tác dụng
- Trên thần kinh trung ương.
+ Tác dụng giảm đau: morphin có tác dụng giảm đau mạnh, giảm đau nội tạng và
chọn lọc (chọn lọc trên trung tâm đau, không ảnh hưởng tới cảm giác khác và không mất ý
thức).
+ Tác dụng an thần, gây ngủ: chỉ rõ khi dùng liều thấp hơn liều giảm đau và chỉ rõ
ở người cao tuổi. Thuốc ít gây buồn ngủ ở người trẻ tuổi. Ngược lại, có nhiều trường hợp
lại thấy bồn chồn, bứt rứt, thậm chí nếu dùng liều cao cho trẻ em có thể gây co giật.
+ Tác dụng trên tâm thần:
Gây cảm giác sảng khoái, mơ màng, tăng trí tưởng tượng, mất cảm giác đói khát,
buồn phiền. Khi dùng lâu gây nghiện thuốc.
- Trên hô hấp:

38
Ngay ở liều điều trị, thuốc đã gây ức chế trung tâm hô hấp làm nhịp thở chậm và
sâu…Liều cao gây ức chế mạnh, có thể gây rối loạn hô hấp. Ngoài ra, thuốc còn gây co thắt
cơ trơn phế quản (có thể do tăng giải phóng histamin). Vì vậy, cần thận trọng với người
hen phế quản.
Thuốc ức chế mạnh trung tâm ho và làm giảm phản xạ ho.
- Trên tuần hoàn:
Liều điều trị, thuốc ít ảnh hưởng tới tuần hoàn. Liều cao, thuốc làm chậm nhịp tim,
giãn mạch và hạ huyết áp
- Trên tiêu hóa:
Morphin làm giảm trương lực và nhu động sợi cơ dọc, giảm tiết dịch tiêu hóa gây
táo bón kéo dài. Thuốc làm tăng trương lực sợi cơ vòng tiêu hóa, cơ thắt môn vị, hậu môn,
vòng Oddi.
- Trên tiết niệu:
Morphin làm co cơ vòng bàng quang, gây bí tiểu tiện.
- Các tác dụng khác:
+ Dễ gây nôn do kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV.
+ Hạ thân nhiệt do kích thích trung tâm tỏa nhiệt.
+ Giảm tiết dịch, nhưng tăng tiết mồ hôi.
4. Chỉ định
- Đau nặng hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác: sỏi thận, sỏi mật,
ung thư, chấn thương, sau phẫu thuật, sản khoa, nhồi máu cơ tim.
- Phù phổi cấp thể nhẹ và vừa.
- Tiền mê.
5. Tác dụng không mong muốn và độc tính.
- Tác dụng không mong muốn: thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, táo bón, ức chế
hô hấp, co đồng tử, tăng áp lực đường mật, bí tiểu, mày đay, ngứa,…
- Độc tính cấp: Khi dùng liều 0,05 - 0,06g, liều gây chết là 0,1 – 0,15g.
Triệu chứng: Hôn mê, co đồng tử, suy hô hấp nặng, tím tái, sau đó giãn đồng tử, trụy
tim mạch, ngừng hô hấp và tử vong.
Xử trí: ngoài các biện pháp giải độc thông thường thì chất giải độc đặc hiệu là các
chất kháng opioid: naloxon, naltrexon phối hợp với atropin.
- Độc tính mạn: (nghiện thuốc)
Khi dùng liên tục kéo dài 2 – 3 tuần (đôi khi 2 – 3 ngày) gây hiện tượng quen thuốc
(tức là phải tăng liều mới đạt hiệu quả như ban đầu). Đi kèm với sự quen thuốc là sự phụ
thuộc về thể xác vào thuốc (nghiện thuốc). Nếu không tiếp tục dùng sẽ có hội chứng cai
thuốc với biểu hiện là chảy nước mắt, nước mũi, ngất, giảm thân nhiệt, giãn đồng tử, nôn
mửa, tiêu chảy, đau cơ, run, có thể vật vã, co giật,…
Xử trí (cai nghiện): Cách ly với môi trường gây nghiện, kết hợp giữa lao động chân
tay với tâm lý trị liệu. Dùng liệu pháp thay thế bằng methadon và một số thuốc cai nghiện.
Có thể dùng các chất đối kháng là naloxon, naltrexon.
6. Chống chỉ định và thận trọng.
- Suy hô hấp, hen phế quản.
39
- Chấn thương não hoặc tăng áp lực sọ não.
- Trạng thái co giật.
- Nhiễm độc rượu cấp.
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Suy gan nặng.
- Đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
- Thận trọng với người cao tuổi và người mang thai.
7. Tương tác thuốc.
- Với thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: thuốc giảm đau gây ngủ, an thần gây
ngủ, liệt thần…làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Morphin.
8. Chế phẩm và liều dùng
- Viên nén, viên nang 10 – 200mg. ống tiêm 10mg/ mL; 20mg/2mL. ống tiêm 2mg/
mL; 4mg/2mL, 10m/L không có chất bảo quản để tiêm ngoài màng cứng.
- Tiêm dưới da, tiêm bắp: Người lớn:5 -20mg  2 – 4 lần/ 24h.
- Trẻ em trên 30 tháng: 0,1 - 0,2 mg / kg/ lần.
- Uống 10mg/ lần  2 – 4 lần/ 24 giờ. Có thể tăng 60 -100mg/24 giờ tùy theo mức
độ quen thuốc và mức độ đau.

CODEIN
1. Tác dụng và chỉ định
Tương tự morphin, codein có tác dụng giảm đau và giảm ho.
- Trong cơ thể, codein chuyển hóa một phần thành morphin nên có tác dụng giảm
đau và cũng gây nghiện nhưng kém morphin. Khi dùng đơn độc, hiệu lực giảm đau của
codein bằng 1/5 đến 1/10 morphin. Trong lâm sàng thường phối hợp với các thuốc giảm
đau ngoại vi như paracetamol.
- Codein có tác dụng giảm ho mạnh. Vì vậy hiện nay codein hay được dùng làm
thuốc giảm ho.
2. Chống chỉ định.
Mẫn cảm thuốc
Trẻ em dưới 1 tuổi.
Bệnh gan.
Suy hô hấp.
3. Chế phẩm và liều dùng.
Viên nén 15, 30, 60mg; ống tiêm 15, 30, 60mg/mL.
Dạng phối hợp trong chế phẩm giảm đau với paracetamol (Efferalgan codeine,
Dafalgan codeine…); với aspirin (Empirin).
Dạng phối hợp trong chế phẩm giảm ho: Acodine, Codepect…
Liều dùng:
Giảm đau: 15 – 60mg/ lần, mỗi lần dùng cách nhau 4 giờ, tối đa 240mg/ 24 giờ.
Giảm ho: 10 -20mg/ lần  3– 4 lần/ 24h.

40
NALOXON
1. Tác dụng
Liều thấp, naloxon có tác dụng đối kháng trên receptor  , liều cao tác dụng lên cả
các receptor khác. Đối kháng làm mất các tác dụng ức chế hô hấp, ức chế tim mạch, co thắt
phế quản và các tác dụng khác của opioid.
Liều điều trị, naloxon hầu như không có tác dụng trên người không dùng opioid, còn
ở liều cao gấp 10 lần mới có tác dụng giảm đau, gây ngủ nhẹ, không ức chế hô hấp, không
gây rối loạn tuần hoàn, tiêu hóa, không co đồng tử và không gây nghiện.
2. Chỉ định
- Giải độc khi quá liều opioid hoặc điều trị tình trạng ức chế hô hấp do các opioid.
- Chuẩn đoán xác định nghiện opioid và điều trị nghiện opioid.
3. Tác dụng không mong muốn
Do làm giảm đột ngột nồng độ của các opioid trong cơ thể nên có thể dẫn tới hội
chứng cai thuốc như: Buồn nôn, nôn mửa, toát mồ hôi, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, run,
co giật….
4. Chế phẩm và liều dùng.
- Người lớn: 0,4 – 2mg/ 24h. Trẻ em: 0,01mg/ kg/ 24h.
- Ống tiêm 0,4mg/ mLcho người lớn và ống 0,04g/ mL cho trẻ em.

PETHIDIN HYDROCLORID
Tên khác: Penthidin hydrocloridum, Pethidini hydroclodum,
Dolargan, Dolosal, Lidol, Meperidin, Dolantin

1. Tác dụng
Có tác dụng giảm đau mạnh nhưng kém Morphin từ 6 đến 10 lần, ít gây nôn, ít gây
táo bón, ít độc hơn Morphin 3 lần, không có tác dụng giảm ho và gây ngủ. Tác dụng của
thuốc xuất hiện nhanh thời gian ngắn (sau 15 phút xuất hiện tác dụng, sau 2 - 3 giờ mới hết
tác dụng).
2. Chỉ định
Giống như Morphin, và các trường hợp khác như: đau do thắt động mạch vành, co
thắt cơ túi mật, niệu quản, niệu đạo, làm thuốc tiền mê.
3. Chống chỉ định và tác dụng không mong muốn
Giống như Morphin
4. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp.
- Người lớn uống: 0,025g/lần; 1-3 lần/24giờ; tiêm 0,05g-0,1g/lần/24giờ.
- Trẻ em có thể uống: 1/4-1/2 liều của người lớn.
Trường hợp đặc biệt có thể tiêm tĩnh mạch với liều:0,1-0,2g pha loãng trong dung
dịch Natri Cloid đẳng trương (0.9 %)hoặc dung dịch Glucose đẳng trương (5%).
Liều tối đa: 0,1g/lần - 0,25g/24giờ.
Dạng thuốc: Viên 0,025g: ống tiêm 2ml có chứa 0,10g Pethidin.

41
6. Bảo quản
Thuốc gây nghiện, bảo quản tránh ánh sáng, chống ẩm.

DIMETYL PETHIDIN
Tên khác: Promidolum, Pimetyl dolosal, Promedol

1. Tác dụng, chỉ định và chống chỉ định, tác dụng không mong muốn
Giống như Pethidin hydroclorid, nhưng tác dụng giảm đau mạnh gấp 5 lần.
2. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp.
- Uống; 0,025g- 0,05g/lần, 1-3 lần/24giờ.
- Tiêm dưới da, tiêm bắp: 0,01g/lần, 1-3lần/24giờ.
Liều tối đa: 0,06g/lần, 0,12g/24giờ.
Dạng thuốc: viên chứa 0,025g; uống tiêm 1ml có chứa 0,01g; 1ml có chứa 0,02g
Promedol.
3. Bảo quản
Thuốc gây nghiện, đựng trong chai lọ, nút kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

LƯỢNG GIÁ

Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chống (.....)
1. Dolargan được dùng trong trường hợp đau do co thắt......................... (D), đau do co thắt
cơ.............................. (B), niệu đạo, niệu quản.
2. Morphin được hấp thu qua đường........................... (A), chuyển hoá chủ yếu ở...............
(B).
3. Morphin được phân bố vào các ................................ (A), thải trừ chủ yếu qua..............
(A), thải trừ chủ yếu qua...................................... (B).
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu chữ A (cho câu đúng) và chữ B (cho
câu sai).
4. Morphin hydroclorid được chỉ định cho người phù phổi cấp thể vừa và thể nặng A-B
5. Fentanyl có độc tính cao hơn Morphin từ 8- 10 lần A-B
6. Pethidin có vị chua, hơi đắng A-B
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp mà
bạn lựa chọn.
7. Tác dụng giảm đau của Dolosal so với Morphin
A. Kém Morphin nhiều lần
B. Mạnh hơn Morphin 5-7 lần
C. kém Morphin 2-3 lần
D. Kém Morphin 6-10 lần
E. Tất cả các câu trên đều sai.
8. Liều tối đa tiêm của Morphin hydroclorid
A. 0,2mg/lần; 5mg/24giờ
42
B. 0,01g/lần; 0.01g/24giờ
C. 0,2g/lần; 0,5g/24 giờ
D. 0,02g/lần; 0,05g/24giờ
E. 0,1mg/lần; 0,6mg/24giờ
Trả lời các câu hỏi sau
1. Trình bày: khái niện, phân loại, đặc điểm chung của các thuốc giảm đau thực thể?
2. Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và
bảo quản các thuốc giảm đau thực thể đã học?

43
Bài 5
THUỐC HỆ HÔ HẤP

MỤC TIÊU
1. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng một số thuốc
giảm ho, long đờm thường dùng: codein, dextromethorphan, bromhexin, acetyl cystein..
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng một số thuốc
chữa hen phế quản thường dùng: salbutamol, theophylin….

NỘI DUNG
1. Thuốc chữa ho
1.1. Phân loại thuốc chữa ho
Dựa vào cơ chế tác dụng có thể chia thuốc chữa ho thành ba loại:
* Thuốc làm dịu cơn ho:
Cơ chế tác dụng: ức chế trung tâm ho ở hành tuỷ, giảm kích thích các dây thần kinh
và các vùng có liên quan.
Các thuốc: Codein, Dextromethorphan, Bromoform...
* Thuốc có tác dụng long đờm:
Gây tăng bài tiết dịch phế quản và loãng đờm nên thải trừ đờm dễ dàng.
Các thuốc: Natri benzoat, Terpin hydrat, các muối Amoni....
* Thuốc giảm ho kháng Histamin:
Có tác dụng kháng Histamin H1, đồng thời có tác dụng chữa ho và an thần. Thuốc
giảm ho kháng Histamin được chỉ định trong trường hợp ho do dị ứng hoặc do kích thích
(nhất là về ban đêm).
Các thuốc hay dùng như: Alimemazin, Clocinizin Dihydroclorid....
1.2. Các thuốc chữa ho thông dụng.
1.2.1. Codein (Metyl Morphin): Là Acid Alcaloid của thuốc phiện.
- Dạng thuốc:
+ Viên nén, viên bọc đường 0,01g.
+ Siro 0,2% đóng chai 100ml.
+ Dạng viên kết hợp với các thuốc khác (kết hợp với Terpin, Paracetamol).
- Tác dụng: giảm ho do ức chế chọn lọc trung tâm ho. Ngoài ra, còn giảm đau, gây
ngủ.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Ức chế hô hấp.
+ Gây nghiện.
+ Buồn nôn, táo bón.
- Chỉ định: Các chứng ho khan hay do phản xạ, giảm đau.
- Chống chỉ định:
+ Trẻ em < 1 tuổi.
+ Có thai.

44
+ Suy thận.
+ Hen phế quản.
+ Suy hô hấp nặng.
- Liều dùng: người lớn uống 0,01g/lần, uống 0,03 – 0,06g/ngày.
- Bảo quản: Thuốc nguyên chất bảo quản theo quy chế quản lý thuốc gây nghiện.
Các thành phẩm nêu ở trên bảo quản như thuốc thường.
1.1.2. Dextromethorphan:
- Nguồn gốc: tổng hợp (là dẫn xuất của Morphin).
- Dạng thuốc:
+ Viên bọc đường 5 – 15mg.
+ Viên nang: 30mg.
+ Viên nén: 10mg.
+ Siro 5mg/10ml.
- Tác dụng: giảm ho do ức hế trung tâm ho nhưng kém Codein, không gây ngủ và
không gây nghiện.
- Tác dụng không mong muốn: khi dùng thuốc có thể gặp:
+ Buồn nôn, táo bón.
+ Chóng mặt, buồn ngủ.
+ Dị ứng.
+ Co thắt phế quản.
- Chỉ định: dùng giảm ho.
- Chống chỉ định:
+ Suy hô hấp.
+ Hen.
+ Trẻ em < 2 tuổi.
- Liều dùng: Người lớn uống 10 – 30mg/lần x 3 – 4 lần/ngày.
1.1.3. Noscapin (Narcotin):
- Nguồn gốc: Là Alcaloid của thuốc phiện.
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 20mg.
+ Viên nang: 10mg.
- Tác dụng: Giảm ho kém Codein, không ức chế hô hấp và không gây nghiện. Ngoài
ra, còn làm long đờm, giãn khí quản.
- Chỉ định: Các chứng ho do các nguyên nhân khác nhau.
- Chống chỉ định:
+ Suy hô hấp.
+ Hen phế quản.
- Liều dùng: Người lớn uống: 15 – 30mg/lần x 3 – 4 lần/ngày.
1.1.4. Alimemazin (Theralen):
- Dạng thuốc:
+ Viên 5mg.
+ Siro: lọ 125ml – 150ml; có 2,5mg/5ml.
45
- Tác dụng: giảm ho nhất là nhứng cơn ho có nguồn gốc dị ứng. Ngoài ra, còn chống
dị ứng và an thần, gây ngủ.
- Tác dụng không mong muốn:
Tăng tiết nhầy phế quản, khô miệng, táo bón, bí đái.
- Chỉ định:
+ Giảm ho (nhất là cơn ho do dị ứng).
+ Dị ứng.
+ Mất ngủ.
- Chống chỉ định:
+ Suy chức năng gan, thận.
+ Nhược cơ.
+ Phì đại tuyến tiền liệt.
+ Trẻ< 2 tuổi.
+ Người cho con bú.
- Liều dùng: Người lớn uống 5 – 10mg/ lần x 1 – 4 lần/ngày.
1.2. Thuốc long đờm:
1.2.1. Bromhexin:
- Dạng thuốc: viên 4mg.
- Tác dụng: làm tiêu chảy, lỏng dịch tiết phế quản, dễ khạc đờm.
- Tác dụng không mong muốn:
Có thể gây buồn nôn, nôn, làm ứ đờm ở phế quản ở một số người.
- Liều dùng: Người lớn uống 4m/lần x 3 – 4 lần/ngày.
1.2.2. Mucomyst (N – Acetyl cystein):
- Dạng thuốc:
+ Ống 5ml chứa 1g Acetyl Cystein.
+ Viên nén 100 – 200mg.
+ Gói thuốc cốm 100 – 200mg.
- Tác dụng: tiêu nhày, làm lỏng dịch tiết phế quản.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Co thắt khí quản.
+ Buồn nôn, nôn.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Loét dạ dày tá tràng – tá tràng.
+ Không được khí dung khi đang lên cơn hen.
- Liều dùng: người lớn uống 100 – 200mg/lần, ngày 2 – 3 lần.
2. Thuốc chữa hen phế quản
2.1. Đại cương bệnh hen
Hen là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, có gia tăng tính phản ứng của phế quản
với các tác nhân gây kích thích, dẫn đến co thắt phế quản, phù nề, tăng tiết dịch vào lòng
phế quản, gây tắc nghẽn đường thở. Tùy theo mức độ bệnh, hen được phân làm 4 bậc: bậc
46
1 (nhẹ, cách quãng), bậc 2 (nhẹ, dai dẳng), bậc 3 (trung bình, dai dẳng) và bậc 4 (nặng, dai
dẳng). Điều trị dự phòng dài hạn bệnh hen dựa theo phác đồ 4 bậc này. Nếu tuân thủ điều
trị theo phác đồ, bệnh hen có thể được kiểm soát, tiến tới kiểm soát toàn diện, triệt để bệnh
hen.
Có hai nhóm thuốc được dùng để điều trị hen:
▪ Các thuốc làm giãn phế quản: Thuốc cường β2 adrenergic (loại tác dụng ngắn như
salbutamol, terbutalin hoặc loại tác dụng dài như salmeterol); thuốc ức chế đối giao cảm
(ipratropium bromid) và nhóm xanthin (theophylin và aminophylin).
▪ Các thuốc chống viêm: Corticosteroid (beclometason, fluticason…); natri
cromoglicat; thuốc kháng leucotrien (montelukast, zafirlukast…). Các thuốc điều trị hen có
thể dùng bằng nhiều đường khác nhau: đường hít, đường uống và đường tiêm.
2.2. Các thuốc chữa hen thông dụng
2.2.1. Salbutamol:
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 2 – 4mg.
+ Siro 2mg/5ml.
+ Ống khí dung 20mg.
+ Ống tiêm 5ml/0,5mg.
+ Thuốc đạn 1mg.
- Tác dụng:
+ Giãn phế quản nhanh và mạnh.
+ Giảm co bóp tử cung.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Đánh trống ngực do làm tim đập nhanh.
+ Run rẩy nhất là các chi.
+ Nhức đầu.
+ Rối loạn tiêu hoá.
- Chỉ định:
+ Hen phế quản.
+ Doạ sẩy thai, đau dạ con sau đẻ.
- Chống chỉ định:
+ Suy mạch vành cấp.
+ Nhồi máu cơ tim.
- Liều dùng:
+ Người lớn uống 4mg/lần. Ngày 3 – 4 lần.
+ Khí dung 100 – 200mcg/lần. Dùng 4 giờ/ lần (nếu cần).
+ Tiêm bắp 0,5mg/lần x 4 – 6 lần/ngày.
+ Đặt thuốc đạn 1mg/ lần.
2.2.2. Theophylin:
- Dạng thuốc:
+ Viên 100mg, viên nén giải phóng chậm 100 – 200 – 300mg.
+ Ống 4ml/240mg.
47
- Tác dụng:
Giãn cơ trơn phế quản ngoài ra còn giãn mạch vành và lợi tiểu.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Mất ngủ do thuốc kích thích thần kinh trung ương.
+ Nhức đầu.
+ Đánh trống ngực.
+ Buồn nôn, ỉa chảy.
- Chỉ định:
+ Hen phế quản.
+ Các biểu hệin khó thở do co thắt khí – phế quản.
- Chống chỉ định:
+ Cao huyết áp.
+ Cường tuyến giáp.
+ Trẻ em dưới 30 tháng (đối với trẻ em, Theophylin có thể gây co giật liên
tục).
- Liều dùng: Người lớn uống 0,1 – 0,2g/lần x 3 lần/ngày, uống với nhiều nước, uống
sau khi ăn.
Tiêm chậm tĩnh mạch 1 ống trong vòng 3 – 4 phút để cắt cơn hen.
2.2.3. Fenspirid (Pneumorel):
- Dạng thuốc: Viên 80mg
Ống 40mg.
- Tác dụng: Giãn phế quản do đối kháng với các chất trung gian hoá học.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Rối loạn tiêu hoá.
+ Buồn ngủ.
- Chỉ định:
+ Hen phế quản.
+ Viêm phế quản mãn kèm suy hô hấp.
+ Biểu hệin hô hấp trong dị ứng.
- Chống chỉ định: phụ nữ có thai.
- Liều dùng: Người lớn uống 80mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Tiêm bắp hay tĩnh mạch 1 – 2 ống/ngày.
2.2.4. Cromolycat Natri:
- Dạng thuốc: ống chứa dịch khí dung 2ml.
- Tác dụng: ức chế sự giải phòng các chất trung gian hoá học nên có tác dụng dự
phòng cơn hen. Vì không làm giãn phế quản nên không có tác dụng điều trị cơn hen.
- Chỉ định: Dự phòng cơn hen.
- Liều dùng: Khí dung mỗi lần 1 ống trong vòng 8 – 10 phút x 4 ống/ngày (1 ống
trước khi ngủ).

48
LƯỢNG GIÁ
( Thuốc hệ hô hấp)

* Trả lời ngắn các câu từ 1 – 10 bằng cách điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:

1. Ho là phản xạ (A)………………….của cơ thể nhằm (B)…………………….ra ngoài.


2. Codein có tác dụng (A)………………………do ức chế chọn lọc (B)…………
3. Codein có tác dụng:
A……………………………….
B………………………………..
C. Gây ngủ
4. Tác dụng không mong muốn của Codein là:
A. ………………………………
B…………………………………
C. Gây buồn nôn, táo bón.
5. Theralen có tác dụng:
A…………………………………
B…………………………………
C. An thần
6. Chỉ định của Theralin là:
A………………………………..
B………………………………..
C. Dùng để gây ngủ.
7. Hai thuốc long đờm đã học là:
A………………………………..
B…………………………………
8. Trong cơn hen thường gặp:
A. Co thắt phế quản
B. ……………………………….
C…………………………………
9. Tác dụng của Salbutamol là:
A………………………………..
B…………………………………
10. Tác dụng của Theophylin là:
A…………………………………
B…………………………………
C. Lợi tiểu.
Câu đúng sai các câu 11 đến 20 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng, cột B
cho câu sai:
A B
12 Salbutamol làm chậm nhịp tim
13 Narcotin là thuốc gây nghiện
49
14 Mucomyst là thuốc giảm ho mạnh
15 Cấm dùng Codein cho trẻ sơ sinh
16 Dextromethorphan là thuốc ho trẻ sơ sinh
17 Không dùng Codein cho người hen phế quản
18 Dextromethorphan là thuốc chữa hen phế quản
19 Theralen có tác dụng giảm ho tốt với những cơn ho dị ứng
20 Theophylin có dụng gây ngủ

* Chọn 1 ý đúng nhất từ câu 21 đến 30 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đã
chọn:

21. Tác dụng không mong muốn của Salbutamol là:


A. Tim đập nhanh, run cơ, rối loạn tiêu hoá, nhức đầu.
B. Tim đập nhanh, run cơ, rối loạn tiêu hoá.
C. Tim đập chậm, run cơ, rối loạn tiêu hoá, nhức đầu.
D. Tim đập chậm, liệt cơ, rối loạn tiêu hoá.
22. Không dùng Theophylin cho trẻ em dưới:
A. 2 tháng tuổi
B. 12 tháng tuổi
C. 30 tháng tuổi
D. 5 tuổi
23. Ho có nhiều đờm nên dùng:
A. Thuốc giảm ho
B. Thuốc long đờm
C. Thuốc giảm ho kết hợp với thuốc long đờm
D. Thuốc giãn phế quản
24. Trong các thuốc sau, các thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện là:
A. Codein, Narcotin
B. Codein, Dextromethorphan
C. Codein, Theralen
D. Theralen, Dextromethorphan
25. Trong các thuốc sau, thuốc được dùng khi doạ sẩy thai là:
A. Codein
B. Theralen
C. Salbutamol
D. Theophylin
26. Trong các thuốc sau, thuốc có tác dụng dự phòng cơn hen là:
A. Theophylin
B. Salbutamol
C. Adrenalin
D. Cromolycat Natri
27. Không dùng Theophylin cho người:
50
A. Đau thắt ngực
B. Phù do suy tim
C. Phù do suy thận
D. Cao huyết áp
28. Noscapin có tác dụng:
A. Giảm ho, không ức chế hô hấp, không gây nghiện
B. Giảm ho, ức chế hô hấp, gây nghiện
C. Giảm ho, không ức chế hô hấp, gây nghiện
D. Giảm ho, không gây nghiện
29. Tác dụng không mong muốn của Dextromethorphan là:
A. Buồn nôn, táo bón
B. Chóng mặt, buồn ngủ
C. Dị ứng, co thắt phế quản
D. Tất cả các tác dụng các mục A, B, C.
30. Chỉ định của Salbutamol là:
A. Hen phế quản.
B. Doạ sẩy thai.
C. Đau dạ con sau đẻ.
D. Cả 3 trường hợp kể trên.

51
Bài 6
THUỐC HỆ TIÊU HÓA

MỤC TIÊU
1. Trình bày được phân loại thuốc điều trị loét dạ dày. Trình bày được tác dụng, tác
dụng không mong muốn, cách dùng- liều dùng của các thuốc kháng acid, cimetidin,
omeprazol….
2. Kể tên được các thuốc điều trị tiêu chảy, trình bày được tác dụng, tác dụng không
mong muốn, cách dùng- liều dùng của thuốc orezol, biosubtyl, berberin, metronidazol.
3. Kể tên được các thuốc điều trị giun, sán. Trình bày được tác dụng, tác dụng không
mong muốn, cách dùng- liều dùng của thuốc Mebendazol, albendazol, niclosamid…

NỘI DUNG
I. Thuốc chữa viêm loét dạ dày – tá tràng:
1. Phân loại thuốc chữa viêm loét dạ dày- tá tràng
1.1. Nhóm thuốc hạn chế quá trình bài tiết dịch vị:
- Thuốc kháng acid (antacid): maalox, gastropulgit…
- Thuốc kháng receptor H2 - histamin: cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin…
- Thuốc kháng acetylcholin ở receptor M1 - cholinecgic (RM1): pirenzepin,
telenzepin…
- Thuốc kháng gastrin: proglumid
- Thuốc ức chế bơm proton: omeprazol, lansoprazol, rabeprazol, esomeprazol,
pantoprazol..
1.2. Nhóm tăng cường yếu tố bảo vệ: prostaglandin, sucralfat, các chế phẩm của bismuth.
1.3. Nhóm điều trị nhiễm khuẩn HP: kháng sinh (amoxycilin, clarithromycin…),
metronidazol, tinidazol.....kết hợp với thuốc ức chế bơm proton.
2. Một số thuốc cụ thể
THUỐC KHÁNG ACID (ANTACID)

Antacid là những thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, nâng pH của dạ dày lên
sấp xỉ bằng 4. Thuốc hiện đang được dùng bao gồm các thành phần là các hydroxyd
mangnesi, nhôm, calci hoặc natri.
1. Dược động học
Mức độ hấp thu ở ruột của các antacid là khác nhau. Các antacid chứa Mg++, Al+++
được hấp thu rất ít nên có tác dụng tại chỗ.
2. Tác dụng và cơ chế
- Trung hòa acid dịch vị
- Làm tăng pH dịch vị, ức chế hoạt tính của pepsin, tăng tác dụng của hàng rào chất
nhày, kích thích khả năng đề kháng của niêm mạc dạ dày.
- Tác dụng cắt cơn đau và giảm triệu chứng nhanh nhưng ngắn (15-30 phút) nên phải
dùng nhiều lần trong ngày.

52
3. Chỉ định
- Loét dạ dày - tá tràng. Al (OH)3 kết tủa pepsin nên điều trị tốt trong loét dạ dày do
tăng pepsin.
- Hội chứng Zollinger - Ellison và trào ngược dạ dày - thực quản: antacid kết hợp với
thuốc kháng H2 và omeprazol.
4. Tác dụng không mong muốn
- Mg(OH)2:
+ Rất ít tan trong nước, xuống ruột tác dụng với SO −4 − hoặc CO3− − carbonat tạo muối
ít tan, tránh được hấp thu base nên không gây nhiễm base máu.
+ Dùng lâu, Mg++ sẽ giữ nước, có tác dụng nhuận tràng.
- Al(OH)3:
+ Dùng lâu do kết hợp với protein niêm mạc ruột, làm săn niêm mạc ruột và gây táo
bón.
+ Không gây base máu nhưng do kết hợp với thuốc phosphat nên có thể phải huy động
gốc phosphat ở xương ra dễ gây nhuyễn xương, cần ăn chế độ nhiều phosphat và protid.
5. Tương tác thuốc
Các antacid làm giảm hấp thu nhiều thuốc khi dùng cũng như: thuốc kháng H 2,
digoxin, tetracyclin…………………
6. Chống chỉ định
- Suy thận nặng
- Có thể giảm hấp thu các thuốc khác khi dùng cùng với antacid.
- Không nên dùng antacid quá mạnh và kéo dài vì dễ gây niêm mạc dạ dày do base
hóa.
7. Chế phẩm
Trong thực tế dùng chế phẩm kết hợp
- Maalox: viên nén chứa 0,4g Al(OH)3 và 0,4g Mg(OH)2. Ngậm hoặc nhai 1 - 2 viên,
1 giờ sau bữa ăn hoặc khi khó chịu lúc đau.
- Gastropulgite: gói bột uống có 2,5g attapulgite hoạt hóa + 0,5g gen khô nhôm
hydroxyd và magnesi carbonat. Liều dùng 2-4g/ngày.
- Phosphalugel: gói 100g có chứa 13g nhôm phosphat ở dạng keo. Uống 1-2 gói/lần
x 2 - 3 lần/ngày.
Nên uống 1-2 giờ sau khi ăn thì tác dụng của antacid kéo dài hơn (3-4 giờ).

CIMETIDIN

1. Dạng thuốc: Viên nén 200 – 300 – 400mg.


Viên sủi 200 – 800mg.
Ống tiêm 2ml/200mg.

2. Tác dụng và cơ thế:


Là thuốc kháng Histamin H2, do đó có tác dụng giảm bài tiết Acid Clohydric và
Pepsin ở dạ dày.
53
3. Tác dụng không mong muốn:
+ Phân lỏng, buồn nôn.
+ Chóng mặt, nhức đầu, đau cơ.
+ Liều cao, kéo dài gây thiểu năng tình dục, chứng vú to ở đàn ông, giảm bạch cầu,
suy tuỷ.
4. Chỉ định:
Loét dạ dày – tá tràng.
5. Chống chỉ định:
+ Có thai.
+ Cho con bú.
+ Suy thận.
6. Liều dùng:
+ Uống 200mg/ lần x 3 lần/ngày và 400mg trước khi đi ngủ. Thời gian dùng
4 – 8 tuần.
Liều duy trì 400mg, uống vào buổi chiều.
+ Khi có loét đang tiến triển, có chảy máu dạ dày hoặc bệnh nhân có nôn thì
tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 4 – 8 ống/ngày. Sau 7 ngày chuyển sang đường uống.
Chú ý: Một số thuốc cùng cơ chế tác dụng như Cinetindin nhưng ở các thế hệ sau và có
ưu điểm hơn Cimetidin vì:
+ Liều dùng ít hơn.
+ Thời gian lành ổ loét nhanh hơn.
+ Khi ngừng thuốc, tỷ lệ tái phát ít hơn.
Một số thuốc như:
* Ranitidin (thế hệ thứ 2):
Tác dụng mạnh gấp 4 – 10 lần Cimetidin.
Viên nén hoặc viên sủi bọt 150 – 300mg.
Uống 300mg/ngày, uống 1 lần vào buổi tối.
* Famotidin (thế hệ thứ 3):
Tác dụng mạnh gấp 30 lần Cimetidin.
Viên 20 – 40mg.
Uống 40mg, uống 1 lần vào buổi tối.
* Nizatindin (thế hệ mới nhất):
Tác dụng và liều lượng tương tự như Ranitidin.

OMEPRAZOL

1. Dạng thuốc: viên nang 20mg.


2. Tác dụng:
Ức chế bài tiết Acid Clohydric dạ dày, tỷ lệ liền sẹo đạt tới 95% sau 8 tuần.
3. Tác dụng không mong muốn:
+ Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón.
+ Nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn.
54
+ Ngứa, mày đay.
4. Chỉ định:
+ Loét dạ dày – tá tràng.
+ Viêm thực quản và hồi lưu dạ dày – thực quản.
5. Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai (nhất là 3 tháng đầu).
+ Phụ nữ cho con bú.
6. Liều dùng:
Uống 20mg/ngày, uống 1 lần vào trước bữa ăn sáng. Uống 4 – 6 tuần.
- Lansoprazol (Lanzor): viên nang 30mg, 1 viên/ngày x 4 tuần để điều trị loét dạ dày
- tá tràng.
- Pantoprazol (Pantoloc): viên tan trong ruột 40mg, lọ chứa bột pha tiêm 40mg pha
trong 10mg dung dịch NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm. Uống 40mg/ngày. Dùng không
quá 8 tuần.
- Rabeprazol (pariet): viên bao phim 10mg. Uống 20mg/ngày.
II. Thuốc chữa tiêu chảy:
Bệnh tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây hậu quả mất nước và điện
giải. Thuốc điều trị tiêu chảy gồm nhiều loại như:
- Thuốc bồi phụ nước và điện giải: Oresol.
- Thuốc kháng khuẩn: điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Tuỳ theo vi khuẩn gây
bệnh là gì mà người ta chọn kháng sinh cho phù hợp.
- Thuốc có tác dụng hấp thụ các chất độc: than hoạt.
- Thuốc làm giảm nhu động ruột và giảm tiết dịch ở ruột.
- Các chế phẩm vi sinh vật điều trị tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột.

OREZOL
1. Dạng thuốc: gói
2. Thành phần: Glucose khan: 20g
Natri Clorid: 3,5g
Natri Citrat: 2,5g
Kali Clorid: 1,5g
3. Tác dụng:
Bù nước và điện giải.
4.Liều dùng:
Pha gói 1 Oresol trong 1000ml nước sôi để nguội.
+ Trẻ em dưới 6 tháng uống 250 – 500ml/24 giờ.
+ Từ 6 tháng đến 2 tuổi uống 500 – 1000ml/24 giờ.
+ Từ 2 tuổi đến 5 tuổi uống 750 – 1500ml/24 giờ.
+ Trên 5 tuổi uống theo nhu cầu 1000 – 2000ml/24 giờ.
Chú ý:
+ Thận trọng dùng Oresol cho người bị bệnh tim mạch, gan, thận.
+ Oresol đã pha, chỉ dùng trong 24 giờ.
55
THAN THẢO MỘC
(Than hoạt)
1. Dạng thuốc: Viên nén 0,5g.
Dạng bột gói 5 – 10 – 20g.
2. Tác dụng:
Hấp thụ các chất độc ở đường tiêu hoá.
3. Chỉ định:
+ Tiêu chảy nhiễm độc.
+ Ngộ độc thuốc hay các chất khác qua đường tiêu hoá.
4. Liều lượng:
Người lớn uống 20g/lần, cứ 2 giờ uống 1 lần cho tới 120g/24 giờ.
Chú ý: Sau khi cầm tiêu chảy có thể gây táo bón.

BIOSUBTYL

1. Dạng thuốc:
Thuốc bột đông khô: gói 1g chứa 105 – 107 chủng Bacillus sống.
2. Tác dụng:
Thuốc chứa một số lượng lớn các vi khuẩn không gây bệnh, khi vào cơ thể các vi
khuẩn này phát triển nhanh và có tác dụng đối lập với vi khuẩn gây bệnh.
3. Chỉ định:
+ Tiêu chảy.
+ Viêm ruột mãn tính.
+ Viêm đại tràng.
+ Trẻ em ỉa phân sống.
+ Loạn khuẩn.
4. Liều dùng:
+ Người lớn 2 gói/ngày.
+ Trẻ em 1 gói/ ngày.
Hoà tan với ít nước rồi uống.
Chú ý: Trong thời gian uống Biosubtyl không được dùng kháng sinh.
III. Thuốc lợi mật, thông mật:
1. Thuốc lợi mật:
- Tác dụng: Kích thích tế bào gan tăng bài tiết mật.
- Chỉ định:
Rối loạn tiêu hoá như: Trướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn.
- Chống chỉ định:
+ Không dùng khi có tắc đường mật.
+ Suy gan nặng.
- Các thuốc thường dùng:
+ Nghệ: Uống dưới dạng bột nghệ 0,2 – 0,3g/lần x 2 – 2 lần/ngày.
56
+ Artiso: Dùng thân hoặc lá tươi sắc uống: 2 – 10g.
2. Thuốc thông mật:
- Tác dụng: Thông mật là do gây co thắt túi mật và giãn cơ tròn Oddi.
- Chỉ định: Các rối loạn tiêu hoá như đầy bụng, chậm tiêu, đầy hơi, buồn nôn.
- Chống chỉ định: Sỏi đường mật.
- Các thuốc thường dùng:
+ Sorbitol: Gói bột 5g pha vào nước, uống 1 gói/lần, trước bữa ăn.
Uống 1 – 3 gói/ngày.
+ Magnesi Sulfat: Uống 2 – 5g pha vào nước, uống buổi sáng lúc đói.
IV. Thuốc nhuận tràng và tẩy:
1. Thuốc nhuận tràng:
Là những thuốc giúp người bệnh dễ dàng đại tiện, tránh táo bón. Thuốc nhuận
tràng có thể làm tăng nhu động ruột, làm thay đổi thể chất của phân, làm trơn thành ruột.
1.1. Thuốc nhuận tràng nhày:
- Tác dụng: Là những chất không được tiêu hoá nên làm tăng thể tích phân và là
chất keo giữ nước nên có tác dụng nhuận tràng.
- Các thuốc:
+ Thạch (A gar – a gar). Uống 1 – 10g.
+ Inolaxin. Gói 10g, uống 1 – 2 thìa cà phê/lần vào cuối bữa ăn chính.
Chú ý: Thuốc nhuận tràng nhày cần phải uống với nhiều nước và không nhai khi uống.
1.2. Thuốc nhuận tràng dầu:
- Tác dụng: Làm trơn thành ruột do đó có tác dụng nhuận tràng.
- Các thuốc:
+ Dầu Parafin: Uống 1 – 2 thìa canh.
+ Transitol: Chứa Vaselin. Uống 15ml/ngày.
Chú ý: Dùng lâu gây thiếu Vitamin tan trong dầu và làm ướt hậu môn gây khó chịu.
1.3. Thuốc nhuận tràng ngọt: thường dùng cho trẻ em như:
+ Mật ong: Uống 5 – 10g.
+ Lactose: Uống 25 – 30g.
2. Thuốc tẩy:
Là những thuốc làm lỏng phân, tăng khối lượng phân, tăng nhu động ruột nhanh
chóng tống phân ra ngoài. Dùng thuốc tẩy để điều trị ngộ độc các chất theo đường uống
hoặc sau khi dùng thuốc tẩy giun sán. Nhiều thuốc tẩy dùng liều thấp có tác dụng nhuận
tràng
2.1. Thuốc tẩy muối:
- Tác dụng và cơ chế: Là các muối ít được hấp thu, khi uống làm tăng áp lực thẩm
thấu trong lòng ruột, giữ nước, làm tăng thể tích lòng ruột.
- Thuốc: Magnesi sulfat, Natri Sulfat uống 15 – 30g pha vào 200ml nước, uống 1
lần vào buổi sáng lúc đói.
2.2. Thuốc tẩy dầu: Dầu thầu dầu.
- Tác dụng và cơ chế: kích thích niêm mạc ruột làm tăng tiết dịch và tăng nhu
động ruột.
57
- Liều dùng: Uống 15 – 30g.
2.3. Một số thuốc tẩy khác:
- Phenolphlatein.
- Lô hội.
- Đại hoàng.
V. Thuốc chữa lỵ Amíp:
BERBERIN

1. Dạng thuốc: viên nén 0,01 – 0,05g


2. Tác dụng:
Là kháng sinh có nguồn gốc thực vật, được chiết xuất từ cây vàng đắng, hoàng
đằng, hoàng liên gai, có tác dụng với Amíp, trực khuẩn lỵ, tụ cầu, liên cầu.
3. Tác dụng không mong muốn
Kích thích co bóp cơ trơn tử cung
4. Chỉ định:
+ Hội chứng lỵ
+ Viêm ruột
+ Tiêu chảy
5. Liều dùng:
+ Người lớn uống 0,1 – 0,2g/lần. Ngày uống 2 lần.
+ Trẻ em dưới 24 tháng uống 0,01 – 0,02g/lần x 2 lần/ngày.
+ Từ 24 tháng - 4 tuổi uống 0,02 – 0,04g/lần x 2 lần/ ngày.
+ Từ 5 – 7 tuổi uống 0,05 – 0,07g/lần x 2 lần/ngày.
+ Từ 8 – 15 tuổi uống 0,1g – 0,15g/lần x 2 lần/ngày.
Chú ý: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai vì thuốc kích thích làm tăng co bóp cơ tử
cung.

METRONIDAZOL
(Klion, Flagyl)
1. Dạng thuốc:
+ Viên nén: 250mg.
+ Viên đặt: 500mg.
+ Thuốc tiêm: 500mg/100ml.
2. Tác dụng:
Diệt Amíp, trùng roi âm đạo Tricomonas Vaginalis, một số vi khuẩn kỵ khí, xoắn
khuẩn Helicobacter Pylori.
3. Tác dụng không mong muốn:
+ Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, chán ăn, viêm miệng, lưỡi đen và iả chảy.
+ Thần kinh: Dùng liều cao, dài ngày có thể viêm dây thần kinh, co giật.
4. Chỉ định:
+ Lỵ Amíp.
+ Viêm âm đạo, niệu đạo do Tricomonas Vaginalis.
58
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí.
+ Loét dạ dày – tá tràng do xoắn khuẩn Helicobacter Pylori.
5. Chống chỉ định:
+ Có thai 3 tháng đầu.
+ Đang cho con bú.
+ Mẫn cảm với thuốc.
6. Liều dùng:
+ Người lớn uống 250mg – 750mg/lần. Uống voà bữa ăn. Ngày uống 2 – 3
lần, uống với nhiều nước.
+ Đặt âm đạo để điều trị nhiễm Tricomonas Vaginalis: 1 viên 500mg/tối.
+ Truyền tĩnh mạch 500mg/lần trong vòng 30 – 60 phút. Ngày 2 – 3 lần.
Chú ý:
+ Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc vì nếu dùng thuốc cùng với rượu
gây rối loạn thần kinh (cơn bốc hoả, hoang tưởng………).
+ Khi dùng thuốc, nước tiểu có thể có mầu nâu do chất chuyển hoá của
thuốc.

TINIDAZOL
Tên khác: Fanda, Triconidazol, Trinigyn

1. Tác dụng
Chế phẩm thuộc dẫn chất Imidazol, có tác dụng diệt Amip gây lỵ và Trichomonas.
2. Chỉ định
Dùng cho các trường hợp nhiễm Amip ruột, Amip gan, nhiễm Trichomonas
Vaginalis đường sinh dục, tiết niệu.
Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí hư: Viêm màng bụng, nhiễm khuẩn
phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết thương sau phẫu thuật, viêm âm đạo, viêm
loét lợi cấp.
Dùng để phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt những
nhiễm khuẩn có liên quan đến đại tràng, dạ dày, phụ khoa.
3. Chống chỉ định
Quá mẫn với Tinidazol, phụ nữ có thai, đang cho con bú, bệnh ở hệ thần kinh trung
ương đang tiến triển, rối loạn quá trình tạo máu.
4. Tác dụng không mong muốn
Gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm miệng, kém ăn, phát ban,
đau khớp.
5. Cách dùng, liều lượng
Uống trong hoặc sau khi ăn, tiêm truyền tĩnh mạch.
- Điều trị Amip ruột: Người lớn uống với liều 2g/lần/ngày, dùng liền trong 2 - 3
ngày; trẻ em uống liều duy nhất 50mg - 60mg/kg thể trọng/lần/ngày, uống trong 3 ngày liên
tiếp.
- Điều trị Amip gan: Người lớn ngày đầu uống 1.5g - 2g/lần/ngày, uống liên tiếp
trong 3 ngày nếu không khỏi phải dùng tiếp tục cho đến 6 ngày, tổng liều thay đổi từ 4.5 -
12g cho một đợt điều trị.
59
- Điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí: Người lớn ngày đầu uống 2g, sau đó uống 1g/lần/ngày
hoặc 500mg/lần, 2 lần/ngày. Mỗi đợt điều trị từ 5 - 7 ngày. Nếu người bệnh không uống
được có thể truyền tĩnh mạch 400ml dung dịch 2mg/ml/lần/ngày.
- Điều trị nhiễm Trichomonas sinh dục, tiết niệu: Người lớn uống liều duy nhất
2g/lần (cần điều trị cho vợ hoặc chồng với liều tương tự), trẻ em uống liều duy nhất 50mg
- 70mg/kg thể trọng/lần/ngày.
- Phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ruột: Người lớn uống với liều 2g trước khi phẫu
thuật 12 giờ.
Dạng thuốc: Viên nén 500mg, dung dịch truyền tĩnh mạch 2mg/ml.
6. Bảo quản
Thuốc, để nơi khô, tránh ánh sáng.

DEHYDROEMETIN
Tên khác: Dametin, Mebadin

1. Tác dụng
Có tác dụng mạnh trên lỵ Amip cấp tính (thể hoạt động), ít tác dụng với thể kén, so
với Emetin thì thuốc có ưu điểm là thuốc khuếch tán nhanh trong cơ thể, thải trừ nhanh hơn
và độc tính thấp hơn.
2. Chỉ định
Lỵ Amip cấp tính, giai đoạn cấp của lỵ Amip mạn tính, sán lá gan.
3. Chống chỉ định
- Tuyệt đối: Phụ nữ có thai, người suy thận.
- Tương đối: Tổn thương nặng ở phủ tạng, bệnh tim nặng, người già yếu.
4. Thận trọng
Nếu người bệnh đã dùng Emetin thì nên nghỉ dùng ít nhất là 45 ngày mới được dùng
Dehydroemetin.
- Chỉ những bệnh nhân nội trú mới được sử dụng thuốc tiêm hoặc điều trị trong thời
gian dài.
5. Tác dụng không mong muốn
Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, đau và liệt cơ, viêm dây thần
kinh.
6. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm.
Ngưới lớn dùng với liều 1mg/kg thể trọng/ngày, tối đa 80mg/24 giờ, dùng theo đợt
5 - 10 ngày.
Dạng thuốc
- Viên bọc: 0.01g
- Ống tiêm 1ml có chứa 0.01g, 0.03g, 0.06g.
7. Bảo quản
Thuốc để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

6. Thuốc chữa giun, sán


6.1. Đại cương

60
Bệnh giun sán là bệnh nhiễm ký sinh vật ở đường tiêu hoá hoặc ở các cơ quan
khác. Tỷ lệ người mắc bệnh giun sán tương đối cao, nhất là ở trẻ em (có vùng chiếm tới
70 - 80% dân số nhiễm giun đũa).
Giun và sán có thể ký sinh ở nhiều nơi trong cơ thể (ruột, gan, phổi, máu....). Có
nhiều loại giun sán ký sinh trong cơ thể người (giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, sán
dây, sán lá...).
Khi giun sán ký sinh trong cơ thể người, chúng sẽ gây nhiều tác hại đến sức khoẻ,
đặc biệt giun sán còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, giun chui
ống mật, áp xe gan....
Các thuốc điều trị giun sán thường có phổ tác dụng khác nhau. Vì vậy, trong điều trị
phải tiến hành xét nghiệm để lựa chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh.
Phân loại thuốc trị giun sán
Dựa vào hình thể của ký sinh trùng, người ta chia thuốc chống giun sán thành 2 loại
là: thuốc trị giun và thuốc trị sán.
* Thuốc trị giun
- Thuốc tác dụng trên ký sinh ở ruột (giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn...) gồm
có: Piperazin, Menbendazol, Albendazol....
- Thuốc tác dụng trên giun cư trú ở ngoài ruột (giun chỉ sống ở mạch bạch huyết)
như: Dietylcarbamazin, Suramin, Ivermecitin.
* Thuốc trị sán:
- Thuốc tác dụng trên sán cư trú ở ruột: Niclosamid, Quinacrin.
- Thuốc tác dụng trên sán cư trú ở ngoài ruột: Cloroquin, Praziquantel.
Nguyên tắc sử dụng thuốc trị giun sán
- Lựa chọn thuốc thích hợp theo kết quả xét nghiệm cho từng loại giun, sán.
- Phải dùng thuốc đúng cách, đúng liều qui định.
- Ưu tiên loại thuốc có hiệu lực cao, có độc tính thấp, giá thành hợp lý.
6.2. Một số thuốc trị giun sán thông dụng

MEBENDAZOL
Tên khác: Noverme, Vermox, Fugacar

1. Hấp thu, thải trừ


Thuốc ít được hấp thu khi uống nên rất ít độc, 90% lượng thuốc được thải trừ theo
phân chia 10% thuốc được thải trừ qua nước tiểu sau 24 - 48 giờ.
2. Tác dụng và cơ chế tác dụng
* Tác dụng
Mebendazol là thuốc trị giun phổ rộng: Tác dụng trên giun kim, giun đũa, giun móc,
giun tóc, giun lươn.... Hiệu quả tác dụng trên giun kim, đạt tới 95%, trên giun đũa tới 98%,
trên giun móc tới 96% và trên giun tóc là 68%.
* Cơ chế tác dụng
Mebendazol làm giảm Glucose trong cơ thể giun dẫn đến thiếu hụt năng lượng cần
cho sự hoạt động của cơ giun. Thuốc không ảnh hưởng đến chuyển hoá Glucid ở người.
3. Chỉ định
Tẩy giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn.
4. Chống chỉ định

61
Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
5. Thận trọng
Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc và sau ngày dùng thuốc 24 giờ.
6. Tác dụng không mong muốn
Có thể gây buồn nôn, nôn, đi lỏng....
7. Cách dùng, liều lượng
- Tẩy giun kim: Uống 100mg/lần/đợt. Sau một tuần có thể uống đợt hai với liều
lượng như đợt đầu.
- Tẩy nhiều loại giun cùng lúc (giun đũa, giun móc, giun tóc).
+ Uống 100mg/lần; ngày uống 2 lần; mỗi đợt điều trị trong 3 ngày liền (đối với loại
viên 100mg).
+ Uống một liều duy nhất với loại viên 500mg.
- Tẩy giun lươn: Uống liều 200mg/lần, 2 lần/ngày, dùng liên tục trong 3 ngày.
Dạng thuốc: Viên nén 100mg, 500mg, Siro chứa 20mg/ml (đóng lọ 30ml).
8. Bảo quản
Để nơi khô, tránh ẩm

ALBENDAZOL
Tên khác: Alben, Zoben, Zentell

1. Tác dụng
Albendazol có tác dụng tốt với giun lươn, giun kim, giun móc, giun đũa, giun tóc;
thuốc còn có tác dụng với sán dây và ấu trùng sán.
2. Chỉ định
Tẩy giun lươn, giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc.
3. Chống chỉ định
Người mẫn cảm với thuốc, có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương, phụ nữ có thai.
4. Tác dụng không mong muốn
Có thể gây rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, chóng mặt.
5. Thận trọng
Như đối với Mebendazol.
6. Cách dùng, liều lượng
- Tẩy giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc: Liều dùng của người lớn và trẻ em
trên 2 tuổi: uống một liều duy nhất 400mg, có thể điều trị sau 3 tuần. Trẻ em dưới 2 tuổi
uống một liều duy nhất 200mg, có thể điều trị lại sau 3 tuần.
- Tẩy giun lươn, sán dây: Liều dùng của người lớn và trẻ em trên 2 tuổi uống:
400mg/lần/ngày, dùng liên tục trong 3 ngày, có thể điều trị lại sau 3 tuần. Trẻ em dưới 2
tuổi uống một liều duy nhất 200mg/ngày, dùng liên tục trong 3 ngày, có thể điều trị sau 3
tuần.
- Tẩy ấu trùng sán lợn não: Liều dùng của người lớn 15mg/kg thể trọng, dùng trong
30 ngày, có thể điều trị lặp lại sau 3 tuần.
Dạng thuốc
+ Viên nén 200mg (vỉ 2 viên).
+ Dịch treo 100mg/5ml (lọ 20ml).

7. Bảo quản
62
Để nơi khô, chống ẩm.

PYRANTEL

1. Tác dụng và cơ chế tác dụng


Có tác dụng tốt với giun kim, giun đũa, giun móc, giun mỏ.
Thuốc làm tê liệt giun (do phong bế thần kinh cơ trên giun), làm cho chúng bị thải
theo phân nhờ nhu động ruột.
2. Chỉ định
Trị giun đũa, giun kim, giun móc, giun nhỏ.
3. Chống chỉ định
Người bị suy gan, phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tháng tuổi (vì
chưa xác định được độ an toàn của lứa tuổi này).
4. Thận trọng
Pyrantel pamoat gây tác dụng đối lập với Piperazin khi phối hợp.
5. Tác dụng phụ
Có thể gây buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt,
sốt, phát ban.
6. Cách dùng và liều lượng
Thuốc có thể dùng bất cứ lúc nào, không cần nhịn ăn và không cần uống thuốc tẩy,
tốt nhất là dùng thuốc giữa các bữa ăn.
- Trị giun kim, giun đũa: Dùng liều thông thường 10mg cho 1kg thể trọng. Uống 1
liều duy nhất, với giun kim liều dùng thứ hai sau 2 tuần.
- Trị giun móc: Uống mỗi ngày một liều như trên, dùng trong 3 ngày liên tiếp hoặc
dùng 20mg cho 1kg thể trọng/ngày, dùng trong 2 ngày liên tiếp.
Dạng thuốc: Viên 125mg, 250mg; hỗn dịch uống chứa 50mg/ml.
7. Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh ẩm, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng.

DIETHYL CARBAMAZIN
Tên khác: Notezine, Bamocide

1. Tính chất
Diethyl carbamazin (DEC) là bột kết tinh trắng, vị chua sau chuyển sang đắng, dễ
hút ẩm, tan trong nước và etha nol.
2. Tác dụng
DEC là thuốc đặc hiệu với giun chỉ ở mạch bạch huyết. DEC chỉ có tác dụng tốt
với ấu trùng giun chỉ, không có tác dụng trên giun đã trưởng thành.
DEC dễ hấp thu khi uống, thải trừ chủ yếu qua thận, tốc độ thải trừ phụ thuộc vào
pH nước tiểu, nếu pH nước tiểu acid thì 60% - 80% DEC được thải trừ qua nước tiểu.

3. Chỉ định
Điều trị bệnh giun chỉ.

4. Tác dụng không mong muốn


63
Thuốc gây ra các hiện tượng như buồn nôn, chóng mặt, sốt phát ban... Có thể phòng
ngừa bằng cách dùng liều tăng dần và uống kèm với thuốc kháng Histamin hoặc
Prednisolon.
5. Cách dùng, liều lượng
Uống vào sau bữa ăn: 60mg/1kg thể trọng/24 giờ. Mỗi đợt điều trị dùng từ 3 - 5
ngày liên tiếp, sau đó nghỉ 4 tuần lại dùng đợt khác.
Dạng thuốc: Viên 100mg; 50mg.
6. Bảo quản
Để nơi khô ráo, chống ẩm.

NICLOSAMID

Tên khác: Yomesan, Radeverm

1. Tính chất
Niclosamid là bột kết tinh trắng hoặc màu vàng nhạt, không mùi, gần như không vị,
không tan trong nước, khó hấp thu qua đường tiêu hoá.
2. Tác dụng
Thuốc ngăn cản hấp thu Glucose ở sán, làm tiêu huỷ đốt sán và đầu sán. Thuốc ít
độc và tẩy được nhiều loại sán dây ở ruột, không có tác dụng trên kén sán ở ngoài ruột.
3. Tác dụng phụ
Có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, đau bụng
4. Chỉ định
Bệnh sán dây (sán bò, sán lợn...), sán hạt dưa.
5. Thận trọng
- Sau khi uống liều cuối cùng khoảng 2 giờ mới được ăn uống bình thường.
- Không uống rượu, bia trong thời gian dùng thuốc.
- Nếu đầu sán chưa ra, cần dùng thêm một liều thuốc tẩy mới.
6. Cách dùng, liều lượng
Ngày hôm trước do người bệnh ăn nhẹ và lỏng, sáng hôm sau khi thức dậy không
được ăn và uống thuốc theo cách sau: nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt hoặc nghiền nhỏ
viên thuốc hoà vào nước rồi uống.
- Người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên uống 2g chia làm 2 lần cách nhau một giờ.
- Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi uống 1g chia làm 2 lần và cách uống như trên.
- Trẻ em dưới 24 tháng tuổi uống 500mg chia làm 2 lần và cách uống như trên.
Dạng thuốc: Viên nén 500mg.
7. Bảo quản
Để nơi khô ráo tránh ẩm.

PRAZIQUANTEL

1. Tác dụng
Là thuốc tẩy sán phổ thông. Thuốc có tác dụng trên sán lá gan, sán máng, sán phổi
Pragonimus, các loại sán dây và giai đoạn ấu trùng gây bệnh cho người do làm co cứng, tê
liệt cơ của sán nhanh chóng.

64
Khi tiếp xúc với Praziquantel da vùng cổ sán trưởng thành xuất hiện các mụn nước
sau đó chúng bị vỡ và phân huỷ. Hiện tượng trên có thể xảy ra ở cả trên da của sán máng.
2. Chỉ định
Dùng để tẩy sán lá gan, sán máng, sán phổi Pragonimus, các loại sán dây và ấu trùng
sán ở não.
3. Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc, bệnh ấu trùng sán ở mắt.
4. Cách dùng, liều lượng
- Sán máng: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 60mg/kg thể
trọng, chia làm 3 lần với khoảng cách 4 - 6 giờ trong cùng ngày.
- Sán lá nhỏ: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 75mg/kg thể
trọng/ngày, chia làm 3 lần, có thể dùng 40 - 50mg/kg thể trọng/lần/ngày.
- Sán lá khác: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em là 75mg/kg thể trọng/ngày,
chia làm 3 lần.
Dạng thuốc: Viên nén 600mg.
5. Bảo quản
Để nơi khô, chống ẩm.

LƯỢNG GIÁ
Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (.....)
1. Dehydroemetin có tác dụng mạnh trên lỵ Amip thể .................(A), ít tác dụng với thể
....................(B).
2. Berberin Hydroclorid là kháng sinh .................(A), có tác dụng với lỵ.........................(B)
và lỵ ..........................(C).
3. Berberin có tác dụng làm tăng tiết ......................(A) và tăng ..........................(B).
4. Biosubtyl được chế tạo từ chủng vi khuẩn ........................(A) sống, không gây bệnh cho
..............................(B).
5. Dehydroemetin có tác dụng mạnh với ............(A), ít tác dụng với thể .............(B).
6. Hai thuốc có tác dụng trên sán ký sinh ở ruột là:
A...............................................
B...............................................
7. Maalox có tác dụng (A)………………..Acid dạ dày, nâng độc pH dạ dày, giúp cho sự
(B)……………………của niêm mạc.
8. Cimetidin là thuốc (A)…………………………Histamin H2 do đó làm giảm bài tiết
(B)……………………………
9. Không dùng Cimetidin cho người:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Suy thận
10. Không dùng Omeprazol cho:
A………………………………….
B…………………………………..
65
11. Than thảo mộc còn gọi là (A)…………………………có tác dụng (B)……………các
chất độc ở ống tiêu hoá.
12. Thuốc lợi mật là thuốc (A)………………………tế bào gan làm tăng (B)……….
13. Không dùng thuốc lơi mật khi:
A………………………………….
B…………………………………..
14. Thuốc thông mật gây (A)………………………túi mật và (B)…………..cơ tròn Oddi.
15. Thuốc nhuận tràng là những thuốc giúp người bệnh (A)…………….đại tiện, tránh
(B)………………………………..
16. Thuốc nhuận tràng có thể làm (A)…………………nhu động ruột, làm thay đổi thể chất
của phân làm (B)…………………..thành ruột.
17. Thuốc tẩy là những thuốc làm lỏng phân, tăng (A)…………………..phân, tăng nhu
động ruột và nhanh chóng (B)……………….thành ruột.
18. Magnesi Sulfat là muối (A)………………….hấp thu qua ống tiêu hoá, nên khi uống sẽ
làm (B)………………………….áp lực thẩm thấu trong lòng ruột.
19. Dầu thầu dầu có tác dụng kích thích niêm mạc ruột làm (A)……………tiết dịch và
(B)……………….nhu động ruột.
20. Dehydro Emetin có tác dụng với:
A………………………………….
B…………………………………..
21. Dehydro Emetin được dùng để điều trị:
A………………………………….
B…………………………………..
22. Không dùng Dehydro Emetin cho bệnh nhân:
A………………………………….
B…………………………………..
23. Piperazin có tác dụng với:
A……………………………..
B………………………………
24. Piperazin có tác dụng tẩy giun do (A)…………………………..làm cho giun không có
khả năng (B)………………………………….và bị tống ra ngoài theo phân.
25. Chống chỉ định của Piperazin là:
A………………………………
B……………………………….
C. Động kinh.
26. Khi tẩy giun kim, ngoài dùng thuốc ra cần phải rửa hậu môn bằng (A)……………….
có (B)…………………………………….nhiều lần trong ngày.
27. Đối với tiêu hoá, Pyrantel Pamoat có tác dụng không mong muốn là:
A. Nôn
B. …………………………….
C………………………………
28. Không dùng Pyrantel Pamoat cho:
66
A……………………………..
B………………………………
29. Menbendazol có tác dụng với:
A. ……………………………
B………………………………
C. Giun móc
D. Giun tóc
30. Không dùng Albendazol cho:
A……………………………..
B………………………………
31. Niclosamid có tác dụng diệt (A)………………..do (B)…………………….đốt sán và
đầu sán.
32. Tác dụng không mong muốn của Niclosamid là:
A. Buồn nôn
B……………………………..
C………………………………

Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ
B (cho câu sai).
1. Trong viên Flagystatin có Metronidazol và Nistatin A-B
2 Metronidazol có tác dụng mạnh trên lỵ Amip ở các thể A-B
3.Oresol cung cấp Acid amin và năng lượng cho cơ thể A-B
4. Biosubtyl chữa rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng A-B
5. Không được dùng Berberin Hydroclorid cho phụ nữ có thai A-B
6.Piperazin có tác dụng trên giun móc, giun lươn A-B
7 Mebendazol được dùng để tẩy giun kim A-B
8. Niclosamid có tác dụng diệt ấu trùng giun chỉ A-B
9. Dùng Albendazol để tẩy giun lươn A-B
10. Không dùng Piperazin cho người suy thận, viêm gan kéo dài, tiền sử thần kinh hoặc
động kinh
A-B
11. Piperazin citrat có tác dụng trên giunkim, giun móc A-B
12. Không phải nhịn ăn trong thời gian uống Niclosamid A-B
13. Uống Notezin vào sau bữa ăn với liều 10mg/kg thể trọng/ngày A-B
14. Không được uống rượu trong thời gian uống Niclosamid A-B
15. Chỉ định Nhôm Hydroxyd khi viêm dạ dày, ruột A-B
16. Cách dùng của Nhôm Hydroxyd là uống trướcc khi đi ngủ A-B
17. ở liều cao Atropin Sulfat có thể gây ảo giác, hôn mê và co giật A-B
18. Chỉ định của Atropin Sulfat là đau bụng do mọi nguyên nhân A-B
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn
1. Cách dùng bột Oresol:
67
A. Hoà 1/2 gói thuốc vào 1/2 lít nước.
B. Hoà tan 1/5 gói thuốc vào 200ml nước sôi.
C. Hoà tan cả gói thuốc trong 1/2 lít nước sôi để nguội.
D. Khi nào uống thì pha vào nước sôi, uống thay nước.
E. Hoà tan cả gói thuốc vào 1 lít nước sôi để nguội uống trong ngày.
2. Cách dùng Dehydroemetin
A. Uống
B. Tiêm dưới da
C. Tiêm bắp
D. Cả ba cách trên
E. Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da.
3. Cách dùng Metronidazol:
A. Uống, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch
B. Tiêm bắp
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Cả ba cách trên
E. Tất cả đều sai.
4. Thuốc dùng để điều trị giun chỉ:
A. Yomesan B. Bamocid
C. Vermox D. Panatel - 125
5. Các thuốc giun có liều dùng như nhau cho người lớn và trẻ em trên 24 tháng tuổi, đó là:
A. Piperazin và Mebendazol.
B. Vermor và Albendazol.
C. Zoben và Athen.
D. Pyrantel panmoat và Notezin.
E. Bamocid và piperazin.
6. Thuốc mà khi dùng phải nhai kỹ trước khi nuốt, đó là:
A. Yomesan
B. Notezin
C. Pyrantel pamoat
D. Zentell
E. Noverme
G. Pyrantel pamoat
7. Thuốc trị giun lươn phải dùng liên tục trong 3 ngày mỗi ngày 400mg là:
A. Albendazol
B. Mebendazol
C. Notezin
D. Piperazin
E. Pyrantel pamoat
8. Trạng thái, màu sắc của các thuốc chữa bệnh dạ dày:
A. Natri Hydrocarbonat là bột kết tinh không màu
B. Nhôm Hydroxyd là tinh thể không màu
68
C. Cimetidin là bột kết tinh màu vàng
D. Atropin Sulfat là tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng
9. Cách dùng Atropin Sulfat:
A. Uống, nhỏ mắt B. Tiêm dưới da
C. Các cách trên D. Tiêm tĩnh mạch
E. Tiêm truyền tĩnh mạch
10. Chỉ định của Atropin Sulfat để giải độc:
A. Strychnin Sulfat B. Anilin
C. Các kim loại nặng D. Các hợp chất Phospho hữu cơ
E. Niketamid
11. Tác dụng của Cimetidin là:
A.Trung hòa Acid dịch vị ở dạ dày
B. Chống co thắt dạ dày
C. Chống tiết Acid dịch vị
D. Diệt vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày
E. Tất cả các câu trên đều sai
12. Maalox là thuốc:
A. Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.
B. Điều trị tiêu chảy.
C. Lợi mật.
D. Nhuận tràng.
13. Uống Maalox vào lúc:
A. Trước bữa ăn 10 phút.
B. Trong bữa ăn.
C. Sau ăn 5 – 10 phút.
D. Sau ăn 30 phút.
14. Omeprazol có tác dụng:
A. Bù nước và điện giải.
B. Ức chế bài tiết HCl trong dạ dày.
C. Diệt khuẩn ống tiêu hoá.
D. Lợi mật.
15. Đường dùng của Cimetidin là:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Cả 3 đường trên
16. Gói Oresol đã pha chỉ dùng trong:
A. 6 giờ
B. 20 giờ
C. 18 giờ
D. 24 giờ
Trả lời các câu hỏi sau
69
1. Trình bày cách phân loại thuốc chữa bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ?
2. Trình bày tính chất, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, bảo quản các thuốc
chữa tiêu chảy và chữa lỵ đã học?
3. Trình bày cách phân loại và những nguyên tắc sử dụng thuốc chống giun sán?
4. Trình bày tính chất, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và bảo quản các thuốc
chống giun sán đã học?
5. Trình bày các cách phân loại thuốc chữa đau dạ dày - tá tràng?
6. Trình bày tác dụng chính, phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và bảo quản các thuốc
chữa đau dạ dày, hành tá tràng đã học?

70
Bài 7
THUỐC CHUYÊN KHOA MẮT, TAI – MŨI - HỌNG

MỤC TIÊU
1. Phân loại và kể tên được các thuốc tra mắt, thuốc chuyên khoa tai- mũi- họng
2. Trình bày được cách sử dụng một số thuốc tra mắt- tai- mũi- họng thường dùng.

NỘI DUNG
I. THUỐC TRA MẮT
1. Đại cương:
- Thuốc tra mắt thường được sử dụng tại chỗ nhờ đó các thuốc có khả năng tác động
trực tiếp lên bộ phận bị tổn thương với nồng độ cao và lâu. Các thuốc tra mắt thường bào
chế dưới hai dạng.
+ Dạng dung dịch: Yêu cầu phải vô khuẩn, phải đẳng trương với nước mắt
và có độ pH thích hợp để tránh gây xót cho mắt.
Loại này thường đóng vào ống nhỏ giọt hoặc lọ có cầu ống nhỏ giọt.
+ Dạng mỡ tra mắt: Nguyên liệu pha chế phải tinh khiết, đạt tiêu chuẩn dược
dụng. Bột pha thuốc mỡ phải thật mịn để tránh gây loét giác mạc, thuốc thường đóng trong
hộp nhôm mềm, nên dùng vào buổi tối để tránh bụi bám vào.
- Chú ý:
+ Trước khi dùng phải kiểm tra nhãn xem có đúng thuốc tra mắt không, thuốc
còn hạn dùng không. Thuốc có vẩn đục dù còn hạn cũng không được dùng.
+ Các thuốc tra mắt tuy dùng tại chỗ nhưng có thể tác động lên toàn thân. Vì
vậy, phải thận trọng để tránh những tai biến đáng tiếc do nhầm lẫn gây ra.
2. Phân loại thuốc chữa bệnh về mắt
Dựa vào tác dụng có thể chia thuốc chữa bệnh về mắt thành năm loại.
2.1. Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Đặc điểm: Có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc đại diện: Bạc Nitrat, Kẽm sulphat, Sulfacetamid natri, Cloramphenicol,
Tetracyclin.
2.2. Thuốc chống viêm
- Đặc điểm: Thuốc nhóm glucocorticoid, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng,
giảm miễn dịch.
- Thuốc đại diện: Hydrocortison, Dexamethason....
2.3. Thuốc gây tê
- Đặc điểm: Có tác dụng gây tê tại chỗ, dùng để thực hiện các thủ thuật ở mắt.
- Thuốc đại diện: Dicain, Lidocain, Tetracain.
2.4. Thuốc gây giãn đồng tử
- Đặc điểm: Gây giãn đồng tử, liệt cơ thể mi, làm giảm tính thấm của các mao mạch
khi bị viêm.
- Thuốc đại diện: Atropin Sulfat, Homatropin Hyđrobromi.
2.5. Thuốc gây co đồng tử
71
- Đặc điểm: Có tác dụng gây co đồng tử, hạ nhãn áp, dùng để điều trị glocom cấp.
- Thuốc đại diện: Pilocarpin nitrat.
3. Các thuốc tra mắt khác:
3.1. Neosporin:
- Dạng thuốc: Thuốc mỡ hoặc dung dịch.
- Thành phần: Polymyxin B
Neomycin
Gramicidin
- Chỉ định:
+ Viêm kết mạc nặng.
+ Viêm loét giác mạc.
- Liều dùng: Tra 2 – 4 lần/ngày.
3.2. Gentamicin:
- Dạng thuốc:
+ Dung dịch: lọ 5ml/15mg.
+ Thuốc mỡ tuýp 5g.
- Chỉ định:
+ Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn.
+ Loét hoặc áp xe giác mạc.
+ Chắp nhiễm khuẩn.
+ Chấn thương mắt.
+ Sau mổ mắt và ghép giác mạc.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc.
- Liều dùng: Nhỏ mắt mỗi lần 2 giọt, 3 – 8 lần/ngày. Mỗi đợt từ 5 – 10 ngày.
Thuốc mỡ tra mắt vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
3.3. Atropin:
- Dạng thuốc: dạng dung dịch, thuốc mỡ 0,25 – 0,5 – 1 – 4%.
- Chỉ định:
+ Dùng để khám mắt (do giãn đồng tử).
+ Viêm mống mắt.
- Chống chỉ định: Glôcôm góc đóng.
- Liều dùng: Tra 1 – 3 lần/ngày.
Chú ý: Dị ứng da mi, có thể ngộ độc gây khô cổ, mắt đỏ, sốt cao, mạch nhanh vì vậy trẻ em
hay dùng thuốc mỡ 0,25 – 0,5%.
3.4. Homatropin:
- Dạng thuốc: Dung dịch: 4%.
- Chỉ định: giãn đồng tử nhanh, mạnh và ngắn hơn Atropin nên chủ yếu dùng trong
soi đáy mắt.
- Chống chỉ định: Glôcôm góc đóng.
- Liều dùng: Tra 2 giọt/ lần.
3.5. Pilocarpin:
- Dạng thuốc: Dung dịch: 1 – 2 – 3 – 4 – 5%.

72
- Tác dụng: làm co đồng tử, hạ nhãn áp.
- Chỉ định:
+ Glôcôm cấp.
+ Huyết khối võng mạc.
+ Teo dây thần kinh thị giác.
- Liều dùng: Tra 1 – 3 lần/ngày.
- Chống chỉ định:
+ Viêm mống mắt.
+ Tăng nhãn áp.
+ Glôcôm ác tính.
- Tác dụng không mong muốn: Nhức mắt, mờ mắt, giả cận thị.
- Bảo quản: Thuốc nguyên chất bảo quản độc A.
II. THUỐC TAI - MŨI - HỌNG
1. Đại cương:
Tai, mũi, họng là những bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên
ngoài. Đặc biệt mũi, họng là cửa ngõ của phổi và tiêu hoá nên dễ mắc bệnh viêm nhiễm do
dị ứng, do vi khuẩn xâm nhập hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Thuốc tai mũi họng chia
thành 2 loại:
- Thuốc điều trị toàn thân: thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc chống phù
nề, thuốc chống co thắt, thuốc chống viêm……….
- Thuốc có tác dụng tại chỗ: thuốc kháng sinh, thuốc sát khuẩn, thuốc tinh dầu,
thuốc chống dị ứng, thuốc chống co thắt, thuốc chống viêm.
Trong bài này chỉ trình bày thuốc có tác dụng tại chỗ.
2. Các loại thuốc tai – mũi – họng thường dùng:
2.1. Thuốc chữa bệnh về tai:
Phải rửa sạch tai bằng nước Oxy già 10V, nếu có mủ đọng trong tai phải dùng máy
hút mủ, làm vệ sinh tai sạch sẽ tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa thuốc và niêm mạc.
Không tán thuốc kháng sinh dạng viện để rắc vào tai làm bít, tắc không dẫn mủ ra
ngoài.
Các thuốc rắc vào tai phải nguyên chất, tán mịn và dễ lấy khi cần.
2.1.1. Bột Streptonicon:
- Dạng thuốc: Dạng bột
Thành phần: Cloramphenicol: 05g
Streptomycin: 1,0g.
- Chỉ định: viêm tai giữa mãn tính.
- Cách dùng: Phun bột hoặc tăm bông tẩm bột ngoáy lỗ tai.
2.1.2. Oxy già (Hydroperoxyd, H2O2):
- Dạng thuốc: dung dịch 3% (10 thể tích).
- Chỉ định: rửa tay đẩy mủ ở tai trong ra ngoài.
- Cách dùng: Nhỏ vào tai, lấy bông lau sạch tai sau khi nhỏ thuốc.
2.1.3. Acid Boric:
- Dạng thuốc: dung dịch 3%.
73
- Chỉ định: rửa tai.
- Cách dùng: nhỏ vào tai, lấy bông lau sạch.
2.2. Thuốc chữa bệnh ở mũi:
2.2.1. Ephedrin:
- Dạng thuốc: Đóng lọ 8ml
Dung dịch 1% dùng cho trẻ em
Dung dịch 3% dùng cho người lớn
- Chỉ định: Viêm mũi
Ngạt mũi
- Liều dùng: nhỏ 2 – 3 giọt/ lần x 3 – 4 lần/ngày.
- Bảo quản: Ephedin được xếp vào thuốc hướng tâm thần.

2.2.2. Sulfarin:
- Dạng thuốc: Dung dịch
Thành phần: Sulfacylum 1g
Ephedrin Clohydrat 1g
Nước cất vđ 100ml
- Chỉ định: Viêm tắc mũi.
Sổ mũi
- Liều dùng: nhỏ 3 – 4 lần/ngày (khi ngạt).
2.2.3. Naphazolin:
- Dạng thuốc: Dung dịch 0,5% - 1%
Đóng lọ 10ml
- Chỉ định: Viêm mũi, ngạt mũi
Tắc mũi do cảm mạo
- Chống chỉ định: Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Liều dùng: nhỏ mũi 3 – 4 lần/ngày.
2.3. Thuốc chữa bệnh ở họng:
2.3.1. Glycerin borat:
- Dạng thuốc: Dung dịch.
- Thành phần: Natriborat 6g
Glycerin 30ml
- Chỉ định: viêm họng, tưa lưỡi.
- Liều dùng: Rà miệng, bôi họng 2 – 3 lần/ngày.
2.3.2. Iod:
- Dạng thuốc: dung dịch.
- Thành phần: Iod 0,15g
Kali Iodid 1g
Glycerin 10ml
Nước cất bạc hà 100ml

- Chỉ định: Viêm họng, viêm thanh quản mãn tính.


74
- Liều dùng: Bôi vào họng, thanh quản 2 – 3 lần/ngày.
2.3.3. Bạc hà:
- Dạng thuốc: viên nén.
- Chỉ định: cảm lạnh, ho, viêm họng.
- Chống chỉ định: Trẻ em dưới 24 tháng.
- Liều dùng: Người lớn ngậm 10 – 20 viên/ngày.
Trẻ em 4 – 8 viên/ngày.
2.3.4. Tinh dầu:
Tinh dầu bạc hà, chàm, hương nhu, khuynh điệp có tác dụng sát khuẩn dùng để xông
họng và bào chế các loại dầu xoa khác.
2.3.5. Khí dung Penicilin:
- Thành phần: Penicilin: 100.000đv.
Privin 1%: 3ml
Pantocain 0,6%: 2ml
- Chỉ định: Viêm họng mãn
- Liều dùng: phun họng 2 – 3 lần/ngày.
2.3.6. Khí dung Cortison:
- Thành phần: Hydrocortison Acetat 50mg
Penicilin 500.000đv
- Chỉ định: Viêm họng sưng đỏ
Viêm sưng nề thành họng, thanh quản.
- Liều dùng: phun họng 2 – 3 lần/ngày.
2.3.7. Mekotricin:
- Dạng thuốc: viên ngậm 1mg Tyrothricin.
- Chỉ định: Viêm họng, viêm Amydan, viêm lưỡi, mủ chân răng, nhổ răng.
- Liều dùng: Ngậm 4 – 10 viên/ngày (không nhai cả viên, không nuốt).

LƯỢNG GIÁ

* Câu trả lời ngắn:

1. Thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch phải đảm bảo:


A. Vô khuẩn.
B……………………………………..
C……………………………………...
2. Argyrol dùng để điều trị:
A. Đau mắt đổ có dử.
B……………………………………..
C……………………………………...
3. Sulfacylum dùng điều trị:
A……………………………………..
B……………………………………...
75
C. Viêm bờ mi do nhiễm khuẩn.
4. Thuốc mỡ Tetracyclin dùng điều trị:
A……………………………………..
B……………………………………...
C. Loét giác mạc.
5. Thuốc tra mắt mỡ Neosporin dùng để điều trị:
A……………………………………..
B……………………………………...
6. Tác dụng không mong muốn của Pilocarpin khi tra mắt là:
A. Nhức mắt
B……………………………………..
C……………………………………...
7. Thuốc rắc vào tai phải (A)………………tán mịn và (B)………………khi cần.
8. Thành phần bột Streptonicon gồm:
A…………………………………..
B……………………………………
9. Dùng Ephedrin nhỏ mũi trong các trường hợp:
A…………………………………..
B……………………………………
10. Khi nhỏ mũi bằng Ephedrin, người ta dùng dung dịch có nồng độ (A)……………….cho
trẻ em, có nồng độ (B)……………….cho người lớn.
11. Hai thuốc rửa tai thường dùng là:
A…………………………………..
B……………………………………

* Phân biệt đúng – sai:


12. Dung dịch tra mắt Argyrol 3% được dùng cho trẻ em.
13. Dung dịch tra mắt Argyrol 5% được dùng cho người lớn.
14. Dung dịch Argyrol phải bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu.
15. Trong thành phần Polydexan có Cloramphenicol.
16. Atropin có tác dụng co đồng tử.
17. Homatropin có tác dụng giãn đồng tử.
* Câu đúng sai:
18. Không dùng kháng sinh dạng viên tán bột rắc vào tai.
19. Cấm phun bột Streptonicon vào tai.
20. Cấm rửa tai bằng nước Oxy già.
21. Người ta dùng Acid Boric 3% để rửa tai.
22. Không được nhai khi dùng viên Mekotricin.

76
* Chọn ý trả lời đúng nhất:
23. Dùng lâu có hiện tượng đóng bạc trên kết mạc đối với:
A. Cloramphenicol
B. Argyrol
C. Polydexan
D. Atropin
24. Thuốc tra mắt dùng lâu có thể gây bạc trắng lông mi là:
A. Sulfacylum
B. Cloramphenicol
C. Kẽm Sulfat
D. Polydexan
25. Trong các thuốc sau, thuốc dùng để điều trị đau mắt hột là:
A. Argyrol
B. Tetracyclin
C. Cloramphenicol
D. Atropin
26. Thuốc có tác dụng làm co đồng tử và hạ nhãn áp là:
A. Pilocarpin
B. Homatropin
C. Cloramphenicol
D. Polydexan
27. Trong các thuốc sau, thuốc dùng tra mắt điều trị huyết khối võng mạc là:
A. Pilocarpin
B. Atropin
C. Homatropin
D. Argyrol
28. Không được dùng Clorid – H cho bệnh nhân:
A. Viêm kết mạc
B. Viêm mống mắt
C. Nấm giác mạc
D. Loét giác mạc
29. Thuốc mỡ tra mắt phải dùng vào:
A. Buổi sáng lúc ngủ dậy
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối
30. Trong các thuốc sau, thuốc đuợc dùng để chữa tưa luỡi là:
A. Cloramphenicol
B. Glycerin Borat
C. Ephedrin
D. Naphazolin
31. Trong các thuốc sau, thuốc được dùng nhỏ mũi chống ngạt mũi là:
77
A. Nước Oxy già
B. Sulfarin
C. Cloramphenicol
D. Glycerin Borat
32. Không dùng Naphazolin cho trẻ em dưới:
A. 1 tuổi
B. 3 tuổi
C. 5 tuổi
D. 10 tuổi
33. Cấm dùng viên bạc hà cho trẻ em dưới:
A. 12 tháng
B. 24 tháng
C. 5 tuổi
D. 7 tuổi
34. Để chữa viêm họng, người ta dùng viên Mekotricin bằng cách:
A. Nuốt cả viên
B. Ngậm
C. Hoà với nước để uống
D. Cả 3 đáp án trên đều sai

78
Bài 8
THUỐC CHỮA BỆNH NGOÀI DA
MỤC TIÊU
1. Phân loại và kể tên được các thuốc chữa bệnh ngoài da.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng- liều dùng của
thuốc acid benzoic, xanh methylen, Acyclovir, ketoconazol, D.E.P..

NỘI DUNG
1. Phân loại các thuốc chữa bệnh ngoài da
1.1. Thuốc chống nấm:
- Thuốc bôi ngoài da: Acid benzoic, tím gentian, acid salicylic (tác dụng làm tróc lớp
sừng ở da). Các thuốc nhóm imidazol như clotrimazol, econazol, ketoconazol, miconazol,
fluconazol … để điều trị nấm ngoài da có hiệu quả nhất nhưng đắt .
- Thuốc uống : Nếu nấm lan rộng toàn thân, nấm móng và nấm da đầu phải điều trị
toàn thân trong vài tuần bằng cách uống griseofulvin hoặc fluconazol .
- Trường hợp lang ben: Bôi thuốc natri thiosulfat 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần thường
khỏi, tuy vùng da mất màu trên nền da xẫm vẫn còn sau điều trị. Bệnh có thể tái phát, vì có
thể nhiều vùng bị nhiễm thấy bình thường nhưng chưa được điều trị. Kết quả tốt hơn nếu
điều trị tại chỗ bằng miconazol hoặc selen sulfid.
1.2. Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Các nhiễm khuẩn da nhẹ: khu trú, không có triệu chứng toàn thân, thường có thể
điều trị có hiệu quả bằng một dung dịch sát khuẩn như clorhexidin, nhôm acetat loãng hoặc
dung dịch thuốc tím (kali permanganat) 0,01%, Povidon – iod . Khi nhiễm khuẩn da nhẹ,
tránh sử dụng các chế phẩm kháng sinh thường được dùng rộng rãi toàn thân như penicilin,
sulfonamid, streptomycin, gentamicin…. Để giảm thiểu vi khuẩn kháng thuốc, chỉ dùng
các chế phẩm chứa các loại kháng sinh dạng thuốc mỡ như: mupirocin, neomycin,
bacitracin.
- Vết bỏng nhiễm khuẩn (diện nhỏ) điều trị bằng bạc sulfadiazin, diệt khuẩn cả Gram
– dương và Gram – âm.
1.3. Thuốc chống viêm ngứa
-Viêm da tiếp xúc: Các trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng bôi tại chỗ hydrocortison
(betamethason) để chống viêm hoặc uống prednisolon ngắn ngày. Ngứa là một triệu chứng
phổ biến của nhiều bệnh ở da và của nhiều bệnh toàn thân (như mẫn cảm với thuốc, vàng
da tắc mật, bệnh nội tiết, ung thư…). Phải tìm nguyên nhân để điều trị. Thuốc mỡ làm mềm
da thường có tác dụng đối với ngứa do da khô, ngứa ở người cao tuổi. Các chế phẩm chứa
crotamiton hoặc calamin tác dụng thất thường. Chế phẩm chứa doxepin 5% có thể làm đỡ
ngứa do eczema, nhưng lại có thể gây buồn ngủ và có nguy cơ mẫn cảm.
- Chàm (eczema): hay gặp ở trẻ em, thường ngứa rất nhiều. Có thể làm đỡ ngứa một
phần bằng bôi thuốc làm se da như hồ nước, hồ tetracyclin- prednisolon hoặc thuốc xức
nhôm acetat cho các tổn thương chảy nước và thuốc làm mềm da cho các mảng lichen hoá.
Phải bôi tại chỗ từ 1 – 2 tuần hydrocortison hoặc các thuốc có chứa corticosteroid, ngay cả
khi chàm nhẹ. Betamethason phải cân nhắc để dùng cho eczema khu trú dai dẳng ở người
lớn. Kháng histamin bôi tại chỗ không tác dụng, phải tránh dùng vì có thể gây nguy cơ mẫn
cảm. Tuy vậy, buổi tối có thể dùng một kháng histamin gây ngủ để đỡ ngứa và tạo giấc

79
ngủ tốt. Nếu bị bội nhiễm, thường là tụ cầu vàng hoặc liên cầu, làm bệnh tăng lên và lúc đó
có thể dùng kèm với một thuốc bôi có chứa kháng sinh hoặc một loại kháng sinh uống như
erythromycin trong 7 – 10 ngày.
- Bệnh vẩy cá: Thuốc làm mềm da như kem nước và kem nhũ tương phải bôi hàng
ngày (càng nặng càng phải bôi nhiều lần) vào vùng da bị bệnh. Có thể thêm một thuốc tiêu
sừng như acid salicylic 5%.
1.4. Thuốc tác dụng lên quá trình biệt hóa và tăng sinh tế bào da
- Thuốc chữa trứng cá
Trứng cá, nếu nhẹ (có nhân, một vài mụn, không sẹo) thường đáp ứng với thuốc bôi
ngoài. Nếu vừa (nhiều mụn hơn, gây sẹo), thường phải dùng đến kháng sinh toàn thân như
tetracyclin hoặc erythromycin
Nếu nặng (mụn to, kèm theo áp xe thành cục) đòi hỏi phải dùng đến estrogen, thuốc
kháng androgen hoặc retinoid (tretinoin). Trứng cá nặng thường để lại sẹo, nên cần phải
điều trị sớm. Cần tránh tiếp xúc với các tác nhân nghi ngờ gây bệnh và làm nặng bệnh. Điều
trị toàn thân phải kéo dài vài tháng trước khi có đáp ứng. Trong thời gian này, phải dùng
thuốc bôi tại chỗ để ngăn phát triển thêm các nốt mới.
Benzoyl peroxyd là một thuốc tiêu sừng và có tác dụng kìm khuẩn đối với vi khuẩn
gây bệnh trứng cá (Propioni bacterium acnes). Điều trị thường bắt đầu bằng nồng độ thấp
và tăng lên khi dung nạp được với phản ứng kích ứng ban đầu. Nếu bệnh không đáp ứng
sau 2 tháng điều trị, lúc đó phải cân nhắc đến dùng một kháng sinh tại chỗ.
Kháng sinh bôi tại chỗ như clindamycin được dùng rộng rãi trong trứng cá có viêm
nhiễm. Tuy nhiên, điều trị phải duy trì trong 2 – 3 tháng trước khi có kết quả phần nào và
liệu trình kéo dài này có nguy cơ gây phát triển vi khuẩn kháng thuốc
- Thuốc chữa vảy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da mạn tính, có những mảng vẩy da trên nền da đỏ,
thường thấy ở khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi của tứ chi, đối xứng. Có nhiều thể, nhưng phổ
biến nhất là bệnh vẩy nến thông thường. Chưa có thuốc chữa khỏi và điều trị chỉ làm cho
bệnh tạm lui.
Thuốc bôi ngoài tại chỗ là thuốc được chọn dùng đầu tiên. Các hình thái nhẹ có thể
xử trí bằng các thuốc làm mềm da và dithranol, hắc ín hoặc calcipotriol là những thuốc
thường được dùng để điều trị các thể nhẹ và vừa. Acid salicylic làm nhanh bóc vẩy và được
dùng trong nhiều chế phẩm. Thuốc bôi ngoài corticosteroid có tác dụng nhưng có thể làm
teo da, nhiễm độc toàn thân, thuốc mất tác dụng nhanh và bệnh sẽ chuyển sang thể mụn
mủ.
- Thuốc dùng cho bệnh vảy cơm, chai cứng
Hột cơm do một loại virus gây ra, thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân và vùng sinh
dục, có khi lan rộng; còn chai cứng xuất hiện khi bị đè ép hoặc cọ sát, thường thấy ở bàn
chân, bàn tay. Hột cơm có thể tự khỏi, nhưng khi gây đau, dai dẳng, mất thẩm mỹ cần phải
điều trị. Các chế phẩm có acid salicylic, formaldehyd, glutaraldehyd hoặc bạc nitrat thường
được dùng. Acid salicylic là một chất tróc lớp sừng da hiệu quả, thường được lựa chọn đầu
tiên để điều trị hạt cơm và chai cứng.
1.5. Thuốc chữa ghẻ, chấy rận
Ghẻ do Sarcoptes scabiei, rất dễ lây và tái nhiễm. Nguyên tắc điều trị là phải chữa
cho cả các người cùng ở chung nhà, quần áo phải giặt, phơi nắng, gường chiếu phải giặt,
lau sạch để tránh tái nhiễm.

80
Benzyl benzoat có hiệu quả và rẻ tiền. Phải bôi thuốc toàn thân, tránh tiếp xúc với
mắt. Thuốc rất kích ứng, nên không dùng cho trẻ em. Dung dịch DEP 95% (diethylphtalat)
rẻ tiền và hiệu quả. Permethrin ít kích ứng hơn benzyl benzoat và có tác dụng hơn, nhưng
đắt hơn, có thể dùng ở trẻ em. Các trẻ nhỏ có thể điều trị bằng một loại kem chứa lưu huỳnh
thăng hoa 6 – 10%, ngày bôi một lần trong một tuần.
Chấy, rận, trứng chấy cũng điều trị bằng permethrin.
1.6. Thuốc ngăn tia tử ngoại:
Các chế phẩm chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF = sun protection factor) ít nhất
bằng 15 có nghĩa là, khi dùng chế phẩm này, về lý thuyết, có thể phơi nắng lâu hơn gấp 15
lần người không dùng chế phẩm.
Các loại hóa chất chống nắng chính gồm có cinamat (chất hấp thu UVB) và dibenzoyl-
methan (chất hấp thu UVA). Titan dioxyd có tính chất cản quang và phản xạ lại tia cực tím.
Kẽm oxyd là một chất bảo vệ da cũng phản xạ lại tia cực tím nên cũng được dùng trong các
thuốc bôi chống nắng.
1.7. Thuốc bôi ngoài chữa virus
Nhiễm Herpes simplex ở môi và bộ phận sinh dục đầu tiên hoặc tái phát thường
được điều trị càng sớm càng tốt bằng kem aciclovir nếu tổn thương nhẹ. Nếu tổn thương
nặng, lan rộng cần phải điều trị toàn thân.
2. Các thuốc thông dụng

ACID BENZOIC

1. Tác dụng
Sát khuẩn, diệt nấm mốc.
2. Chỉ định
Các bệnh ngoài da như Eczema, hắc lào, chai da... (phối hợp với các thuốc khác) và
dùng làm chất bảo quản các dạng thuốc (cao lỏng, cao mềm....), làm nguyên liệu điều chế
Natri Benzoat.
3. Cách dùng
Bôi ngoài da dưới dạng thuốc mỡ hoặc dung dịch trong Ethanol (thường dùng phối
hợp với các thuốc khác).
- Một số dạng thuốc trong thành phần có Acid Benzoic dùng để chữa Eczema, hắc
lào, chai chân....
Dạng thuốc:
- Thuốc mỡ Benzosali:
Acid Benzoic 6g
Acid Salicylic 3g
Chất nhũ hoá 91g
- Dung dịch B.S.I:
Acid Benzoic 5g
Acid Salicylic 5g
Iod 2.5g
Ethanol 700 vđ 100ml
Chỉ định: Hắc lào, Eczema
4. Bảo quản
Để nơi khô ráo, chống nóng.
81
ACID SALICYLIC
1. Tác dụng
Thuốc có tác dụng diệt nấm, sát khuẩn nhẹ. Tác dụng diệt nấm của Acid Salicylic
mạnh hơn Acid Benzoic.
Khi bôi trên da với nồng độ thấp, chế phẩm có tác dụng tạo hình lớp sừng, điều chỉnh
những bất thường về quá trình sừng hoá, nếu bôi trên da với nồng độ cao (<1%) thuốc có
tác dụng làm tróc lớp sừng.
2. Chỉ định
Bệnh viêm da tiết bã nhờn, Eczema, nấm ngoài da, vẩy nến, chai chân, hạt cơm,
cùng làm nguyên liệu để điều chế Aspirin, Natri Salicylat.
3. Thận trọng
- Không dùng uống vì thuốc gây kích ứng niêm .mạc đường tiêu hoá.
- Không bôi trên da với diện tích rộng, da bị nứt nẻ hoặc bôi trên niêm mạc.
4. Cách dùng
- Chữa nấm da, viêm da, Eczema, vẩy nến: Bôi 2 - 3 lần/ngày dạng dung dịch, thuốc
mỡ.
- Chữa hạt cơm, chai da: Ngâm vùng da có chai hoặc các mụn cơm trong nước ấm
5 phút, lau khô, dùng dạng thuốc dán cắt miếng và dán lên mụn hạt cơm hoặc vết chai. Sau
24 giờ thay miếng dán một lần, mỗi đợt điều trị trong 24 ngày.
Dạng thuốc:
Dung dịch trong cồn (cồn BSI, cồn Benzo-Sali)
Thuốc mỡ 1%, 2%, 5%, 25%, 40%, 60%.
Kem bôi 2%, 3%, 10%, 25%, 60%.
Thuốc dán 15%, 21%, 40%, 50%.
5. Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng. Tương kỵ với Acid mạnh và các chất Oxy hoá.

ACID CHRYSOPHANIC
1. Tác dụng
Sát khuẩn, diệt nấm.
2. Chỉ định
Hắc lào (ở vùng da dầy), bệnh nấm ngoài da.
Dạng thuốc: Thuốc mỡ 5%; dung dịch trong Cloroform, Ether.
3. Bảo quản
Để nơi khô mát, chống ẩm, chống nóng, tránh ánh sáng.

XANH METHYLEN
1. Tác dụng
Sát khuẩn ở niêm mạc miệng, vết loét ngoài da, niệu đạo, bàng quang, giải độc
Cyanid, Nitrobenzen và các chất gây Methemoglobin.
2. Chỉ định
Dùng dưới dạng thuốc ngoài da cho các trường hợp: Chốc đầu, lở loét ngoài da,
niêm mạc. Dùng dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm để chữa viêm niệu đạo, ngộ độc sắn độc,
măng độc, nhiễm độc Nitrobenzen, Hydrosulfua các chất gây Methemoglobin.
4. Cách dùng, dạng thuốc
- Bôi ngoài da, niêm mạc (dưới dạng dung dịch 1 - 3%)
82
- Uống 0.05 - 0.20g/24 giờ dưới dạng viên nhện.
- Thụt niệu đạo dung dịch 0.2 - 0.5%o
- Tiêm tĩnh mạch chậm thuốc tiêm Gluthylen (1g Xanh Methylen pha trong dung
dịch Glucose 5%, đóng ống 10ml).

DIETHYLPHTALAT
Tên khác: D.E.P
Dạng thuốc: Dung dịch 90% D.E.P trong Ethanol 960, đóng lọ 20 - 30ml.
1. Tác dụng
Diệt cái ghẻ, diệt một số côn trùng.
Khi bôi trên da, chế phẩm không gây kích ứng.
2. Chỉ định
Bệnh ghẻ, chống muỗi, vắt.
3. Chống chỉ định
Người dị ứng với thuốc, bôi trên niêm mạc, bôi ở gần mắt.
4. Cách dùng
Bôi trên da nơi bị ghẻ hoặc những chỗ bị côn trùng đốt. Phun thuốc vào quần áo, mũ
để xua đuổi côn trùng (muỗi, vắt....).

FLUOCINOLON ACETONID
Dạng thuốc: Kem, gel, mỡ, dung dịch dùng ngoài có nồng độ 0.01%, 0.025%, 0.05%.
1. Tác dụng
Là thuốc loại Corticosteroid tổng hợp có gắn nguyên tử Fluor vào nhân. Thuốc có
tác dụng chống viêm, chống ngứa và co mạch.
2. Chỉ định
Dùng điều trị các bệnh ngoài da khác nhau như: Eczema, viêm da dị ứng hay viêm
da thần kinh; vảy nến, Lupus ban đỏ.
3. Chống chỉ định
Dị ứng thuốc; trứng cá đỏ; nhiễm khuẩn da do vi khuẩn, virus; hăm bẹn.
4. Cách dùng, liều lượng
Bôi lên da bị bệnh một lớp mỏng, bôi 2 - 4 lần/ngày (tuỳ thuộc bệnh nặng hay nhẹ).
Khi cần băng kín, phải rửa sạch lớp da cần bôi thuốc, bôi thuốc rồi băng lại băng lớp băng
thích hợp.

GRISEOFULVIN
Fulvicin, Fulvin. Dạng bột mịn: viên nén, viên nang 250 và 500mg, hỗn dịch
125mg/5mL. Dạng bột siêu mịn: viên nén bao phim 125, 165, 250 và 330mg. Thuốc mỡ
5% Griseofulvin.
1. Chỉ định
Điều trị các loại nấm da, tóc và móng nhạy cảm
2. Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp là nhức đầu, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn), ban da
- Các tác dụng không mong muốn khác: rối loạn cảm giác, viêm dây thần kinh ngoại
biên, ngủ gà, chóng mặt, giảm bạch cầu.
3. Chống chỉ định
Rối loạn chuyển hóa porphyrin
83
Suy gan
4. Chế phẩm và liều dùng
Liều dùng
Dạng bột mịn: 500-1000mg/24h, uống 1 lần hoặc chia 2-4 lần
Dạng bột siêu mịn: 5-10mg/kg/24h (tối đa 750mg/24h)
Thời gian điều trị ít nhất là từ 2 -4 tuần liên tục, có thể kéo dài tới 1 năm

KETOCONAZOL
Ketoconazol (Nizolal, Ketoderm, Fungoral)
Viên nén 200mg, hỗn dịch 100mg/5mL. Kem bôi 2%, dầu gội 2%.
1. Tác dụng
Ketoconazol là thuốc kháng nấm phổ rộng, tác dụng trên nhiều loại nấm gây bệnh,
bao gồm các loại nấm bề mặt da, niêm mạc và nấm nội tạng.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cả trên một số vi khuẩn gram dương.
2. Chỉ định
- Điều trị các bệnh do nhiễm nấm nhạy cảm ở da, tóc, móng, đường tiêu hóa và nội
tạng.
- Dự phòng và trị nấm ở người suy giảm miễn gịch và viêm da do tăng tiết bã nhờn.
3. Tác dụng không mong muốn
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, chảy máu tiêu hóa.
- Rối loạn nội tiết: thiểu năng tuyến thượng thận, gây chứng vú to ở nam giới và giảm
tình dục.
- Ít gặp là nhức đầu, chóng mặt, kích động hoặc ngủ gà, viêm da, phát ban, mày đay,
tăng enzym gan.
4. Cách dùng
- Liều dùng:
Người lớn: 200-400mg/24h
Trẻ em trên 2 tuổi: 3,3 - 6,6mg/kg/24h uống trong hoặc sau khi ăn
Dạng bôi kem: ngày dùng 1-2 lần. Dầu gội trị nấm tóc: gội 2 lần/tuần

ACYCLOVIR

1. Dạng thuốc và hàm lượng:


Kem aciclovir 5%.
2. Chỉ định:
Nhiễm herpes ở môi và bộ phận sinh dục đầu tiên hoặc tái phát; Zona giai đoạn
sớm.
3. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với một thành phần của chế phẩm.
4. Thận trọng:
Tránh tiếp xúc với mắt.
5. Liều lượng và cách dùng:
Phải bôi thuốc sớm, ngay khi bệnh bắt đầu mới có tác dụng. Bôi vào tổn thương,
cách 4 giờ 1 lần (mỗi ngày 5 lần), trong 5 - 10 ngày.
6. Tác dụng không mong muốn:
Rát bỏng nhất thời, đôi khi có hồng ban, ngứa hoặc da khô.
84
7. Quá liều và xử trí:
Nếu thấy da bị kích ứng nhiều, ngừng thuốc.

LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau bằng cách dùng từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (......)
1. Ba Acid có tác dụng diệt nấm ngoài da, đó là:
A..............................................
B..............................................
C..............................................
2. Ba chế phẩm mà trong thành phần có Acid Benzoic và Acid Salicylic là:
A.............................................
B..............................................
C..............................................
3. D.E.P là chất.................(A), không màu hoặc có màu.................(B).
4. Acid Chrysophanic ở dạng...........................(A), màu........................(B).
Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ
B (cho câu sai).
5. Acid Benzoic có tác dụng diệt nấm mạnh hơn acid salicylic A-B
6. Acid Salicylic có tác dụng chống thấp khớp A-B
7. Acid Benzoic dùng để chữa ho A-B
8. Acid Chrysophanic có tác dụng tiêu diệt cái ghẻ
A-B
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào giải pháp mà bạn
chọn
9. Thuốc được dùng chữa viêm loét niêm mạc miệng, ngoài da:
A. Xanh methulen B. Xanh Methylen
C. Gluthylen D. Mỡ Benzo-sali
10. Tính chất tan của Diethyl Phtalat:
A. Tan trong nước, tan trong Ethanol 960
B. Không tan trong nước, ít tan trong Ethanol 960
C. Không tan trong nước, ít tan trong Ethanol 960
D. Không tan trong nước, không tan trong Ethanol 960
E. Ít tan trong nước, tan trong Ethanol 960
11. Thuốc đặc trị hắc lào là:
A. Xanh Methylen
B. Acid Benzoic
C. Acid Chrysophanic
D. Acid Salicylic
12. Thuốc đặc trị bệnh ghẻ là:
A. Diethylphtalat
B. Acid Benzoic
C. Acid Chrysophanic
D. Acid Salicylic

85
Bài 9
THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM PHI STEROID (NSAIDs)
MỤC TIÊU
1. Trình bày được phân loại, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không
mong muốn chung các thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs).
2. Trình bày được đặc điểm dược động học, tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong
muốn của các thuốc được đề cập đến trong bài.
3. So sánh được ưu, nhược điểm của các thuốc thuộc dẫn chất oxicam, coxib và
aminophenol.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tác dụng và cơ chế

Sơ đồ 9.1: Vai trò của enzym cyclooxygenase (COX) và lipooxygenase (LOX)


. Tác dụng hạ sốt
- Cơ chế gây sốt: các chất gây sốt ngoại lai như vi khuẩn, độc tố sau khi xâm nhập
vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất ra chất gây rối nội tại. Các chất gây sốt nội tại
hoạt hóa prostaglandin synthetase làm tăng tổng hợp prostaglandin E1 và E2 từ acid
arichilonic ở vùng dưới đồi gây mất cân bằng cơ chế điều nhiệt (tăng các quá trình sinh
nhiệt, giảm các quá trình thải nhiệt) gây nên sốt.

86
Chất gây sốt (+) (+) Chất gây sốt Thuốc hạ sốt
ngoại lai Bạch cầu nội tại

(+) (-)

PG synthetase

Acid arachidonic Prostaglandin (E1, E2)

 Sinh nhiệt  Thải nhiệt

Sốt

Sơ đồ 9.2: Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc hạ sốt


- Cơ chế hạ sốt: các thuốc hạ sốt ức chế prostaglandin synthetase làm giảm tổng hợp
prostaglandin E1 và E2 do đó ức chế các quá trình sinh nhiệt, tăng cường các quá trình thải
nhiệt và lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt.
Ở liều điều trị thuốc, có tác dụng hạ sốt khi cơ thể bị sốt do bất kỳ nguyên nhân nào
và chỉ có tác dụng điều trị triệu trứng, không hạ thân nhiệt ở người không sốt (Xem sơ đồ
9.2).
. Tác dụng giảm đau
Các thuốc đều có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến vừa, vị trí tác dụng là ở các
receptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các chứng đau do
viêm. Khác với thuốc giảm đau trung ương (nhóm opiat), thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng, không gây ức
chế hô hấp và đặc biệt không gây lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài.
- Cơ chế giảm đau: thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tính cảm thụ
của ngọn dây thần kinh cảm giác với các dây đau của phản ứng viêm như bradykinin,
serotonin…
. Tác dụng chống viêm

87
Thuốc có tác dụng chống viêm theo cơ chế trình bày trong sơ đồ 9.3
Phospholip màng
Thuốc chống viêm không
Phospholipase A2 steroid

(-)
Acid arachidonic

Lipooxygenase Cyclooxygenase

Leucotrien Prostaglandin

C,D,E B4

Viêm
Co thắt phế quản
Sơ đồ 9.3: Cơ chế gây viêm tác dụng của thuốc chống viêm không steroid
Cơ chế chống viêm: các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế enzym
cyclooxygenase (COX) ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học gây
viêm, do đó làm giảm quá trình viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất).
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân huỷ protein, ngăn cản quá
trình biến đổi protein làm bền vững màng lyzosom và đối kháng tác dụng của các chất trung
gian hóa học như bradykinin, histamin, serotonin ức chế hóa hướng động bạch cầu, ức chế
sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm.
Người ta đã tìm ra 2 loại enzym COX: COX1 có nhiều ở các tế bào lành tạo ra các
prostaglandin cần cho tác dụng sinh lý bình thường của một số cơ quan trong cơ thể (dạ
dày, tiểu cầu, thận…) COX2 chỉ xuất hiện tại các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra
các prostaglandin gây viêm. Chính vì thế xu hướng mới là tạo ra các thuốc chống viêm có
tác dụng chọn lọc lên enzym COX2 để thuốc kh«ng ảnh hưởng tới chức năng sinh lý bình
thường của một số cơ quan trong cơ thể (dạ dày, tiểu cầu, thận…). CO2 chỉ xuất hiện tại
các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra các prostagladin gây viêm. Chính vì thế, xu
hướng mới là tạo ra các thuốc chống viêm có tác dụng chọn lọc trên enzym COX2 để thuốc
không ảnh hưởng tới chức năng sinh lý bình thường, giảm tác dụng không mong muốn mà
vẫn duy trì được tác dụng chống viêm. Một số thuốc có tác dụng ưu tiên trên COX2 hiện
tại được công nhận là rofecoxib, celecoxib và valdecoxib.
Tác dụng chống kết tập tiểu cầu
Các thuốc chống viêm không steroid ức chế enzym throboxan synthetase làm giảm
tổng hợp thromboxan A2 (chất gây kết tập tiểu cầu) nên có tác dụng chống kết tập tiểu cầu
(cơ chế chi tiết trình bày ở bài thuốc chống đông máu).
1.2. Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn của các thuốc chống viêm không steroid chủ yếu liên
quan đến tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin.
. Trên tiêu hóa

88
Kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể là loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa…
nguyên nhân do thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin E1 và E2 làm giảm tiết chất nhày và
các chất bảo vệ niêm mạc, tạo thuận lợi cho các yếu tố gây loét xâm lấn.
. Trên máu
Kéo dài thời gian chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu, giảm tiểu cầu và giảm
prothrombin. Hậu quả gây kéo dài thời gian đông máu, mất máu không nhìn thấy qua phân,
tăng nguy cơ chảy máu.
. Trên thận
Do ức chế prostaglandin E2 và E1 (là những chất có vai trò duy trì dòng máu đến thận)
nên làm giảm lưu lượng máu qua thận, giảm sức lọc cầu thận, giảm thải dẫn đến ứ nước,
tăng kali máu và viêm thận kẽ.
. Trên hô hấp
Gây cơn hen giả trên người không bị hen hoặc làm tăng các cơn hen ở người hen phế
quản. Nguyên nhân do thuốc ức chế cyclooxygenase nên acid arachidonic tăng cường
chuyển hóa theo con đường tạo ra leucotrien gây co thắt phế quản.
. Các tác dụng không mong muốn khác: mẫn cảm (ban da, mề đay, sốc quá mẫn); gây
độc với gan, gây dị tật ở thai nhi nếu dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc kéo dài
thời kỳ mang thai và chuyển dạ, xuất huyết khi sih.
1.3. Chỉ định chung
Giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt hiệu quả đối với các loại đau có kèm
viêm.
Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt
Chống viêm: các dạng viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng thấp, thấp khớp cấp, viêm
cột sống dính khớp, bệnh gút…).
1.4. Phân loại
Dẫn xuất pyrazolon hiện nay hầu như không dùng do có độc tính cao với máu, thận
(suy tủy) và là một trong những nhóm thuốc đầu bảng gây hội chứng Stevens - Johnson.
Bảng 9.1: Bảng phân loại một số thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm thông dụng
Dẫn chất Thuốc cụ thể Tác dụng
Acid salicylic Acid acetylsalicylic,
methylsalicylat, diflunisal
Pyrazolon Phenylbutazon, metamizol
noramidopyrin…
Indol Indomethacin, sulindac,
tolmentin, etodolac
Giảm đau, hạ sốt,
Oxicam Piroxicam, tenoxicam,
chống viêm
meloxicam
Acid propionic Ibuprofen, ketoprofen, naproxen,
fenoprofen, flurbiprofen, oxaprozin
Acid phenylacetic Diclofenac
Acid febnamic Acid mefenamic,acid meclofenamic
Coxib Celecoxib
Khác Nimesulid
Aminophenol Acetaminophen Hạ sốt, giảm đau
Acid floctafenic Floctafenin Giảm đau

89
2. CÁC THUỐC GIẢM ĐAU - HẠ SỐT - CHỐNG VIÊM
Tác dụng chính của nhóm này là chống viêm còn gọi là nhóm thuốc chống viêm không
steroid - NSAIDs.
2.1. Dẫn xuất của acid salicylic
Aspirin
Acid acetylsalicylic
Aspirin là thuốc được sử dụng sớm nhất trong nhóm và được coi như là thuốc chuẩn
của nhóm. Khi cần đánh giá hiệu quả các thuốc chống viêm không steroid khác, người ta
thường đem so sánh với aspirin.
Dược động học
Aspirin hấp thu qua đường tiêu hóa, sau khi uống 30 phút bắt đầu phát huy tác dụng,
đạt nồng độ tối đa trong máu 2 giờ, duy trì tổ chức điều trị khoảng 4 giờ. Thuốc liên kết với
protein huyết tương khoảng 70-80%. Phân bố tới hầu hết các mô, qua hàng rào máu não và
nhau thai, thể tích phân bố khoảng 0,15L/kg. Chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ qua
nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa là acid salicyluric và acid gentisic. Thời gian bán thải
khoảng 6 giờ. Thời gian bán thải của aspirin còn tuỳ thuộc vào pH nước tiểu (nếu pH nước
tiểu kiềm thuốc thải trừ nhanh hơn và ngược lại). Độ thanh thải là 39L/h.
Tác dụng
Tác dụng của aspirin tuỳ thuộc vào liều dùng
Liều cao có tác dụng chống viêm (trên 4g/24h).
Liều trung bình có tác dụng hạ sốt và giảm đau
Liều thấp (70-320mg) có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và kéo dài thời gian đông
máu. So với các thuốc trong nhóm thì aspirin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu không hồi
phục nên hiện nay được dùng làm thuốc dự phòng huyết khối (xem thêm bài thuốc chống
đông máu).
Aspirin còn có tác dụng trên sự thải trừ acid uric nhưng cũng tuỳ thuộc vào liều: liều
1-2g/ngày hoặc thấp hơn làm giảm thải trừ acid uric qua thận, ngược lại liều trên 2g/ngày
lại tăng thải acid uric qua thận. Tuy nhiên aspirin không dùng làm thuốc điều trị bệnh gút
và đặc biệt không phối hợp với các thuốc điều trị bệnh gút vì nó làm giảm tác dụng của các
thuốc điều trị bệnh gút khi dùng đồng thời.
Chỉ định
Giảm đau: dùng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa như đau đầu, đau cơ, đau khớp,
đau bụng kinh (ít dùng).
Hạ sốt: do các nguyên nhân gây sốt (trừ sốt xuất huyết), không dùng hạ sốt cho trẻ em
dưới 12 tuổi vì dễ gặp hội chứng Reye.
Chống viêm: dùng cho các trường hợp viêm nhẹ như viêm khớp dạng thấp, viêm
xương khớp, viêm khớp do bệnh vảy nến, viêm cơ, viêm màng hoạt dịch, viêm gân…
Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột qụy.
Tác dụng không mong muốn
Mẫn cảm với thuốc: dị ứng, phù quink, mày đay, sốc phản vệ
Gây kích ứng đường tiêu hóa: loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa
Dễ gây chảy máu, nhất là người có cơ địa dễ chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống
đông máu.
Co thắt phế quản, gây hen.

90
Tác dụng không mong muốn khác: tăng huyết áp, phù. Khi dùng liều cao, kéo dài gây
ù tai, chóng mặt, giảm đời sống hồng cầu. Với người mang thai, ức chế co bóp tử cung, do
đó gây trì hoãn sự chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai nhi.
Liều độc gây rối loạn thăng bằng kiềm toan, gây rối loạn hô hấp.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc
Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa
Rối loạn đông máu
Thiếu men G6PD
Sốt do virus (cúm, sốt xuất huyết)
Hen phế quản
Bệnh gan thận nặng
Người mang thai
Tương tác thuốc
- Chủ yếu do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương nên làm tăng tác dụng và độc
tính của các thuốc phối hợp như: warfarin, phenytoin, naproxen, thiopental, thyroxin và
triiodothyronin.
- Giảm thải trừ acid uric qua thận, do đó giảm tác dụng của các thuốc probencecid,
sulfinpyrazon, vì vậy chống chỉ định phối hợp ở bệnh nhân bị viêm khớp do gút.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm:
Aspegic, Aspan pH8, viên nén viên bao tan trong ruột hàm lượng 100, 320, 500 và
650mg. Gói thuốc bột các hàm lượng từ 80 đến 320mg. Viên sủi 320, 500mg. Dạng tiêm
lọ 500mg.
- Liều dùng
Chống viêm: 3-6g/24h
Hạ sốt, giảm đau: 0,5-2,0g/24h
Dự phòng huyết khối: 100-150mg/24h dùng hàng ngày hoặc cách ngày
2.1.2. Các dẫn xuất khác của acid salicylic
Methylsalicyat (Depheat, Sungar, Salopas)
Methy salicylat dễ dàng thấm qua da nên chủ yếu dùng tại chỗ: dạng gel, cao dán.
Diflunisal (Dolobi)
Diflunisal là dẫn xuất difluorophenyl của acid salicylic, bản thân là tiền thuốc
(prodrug) chưa có tác dụng mà sau khi hấp thu vào cơ thể được thuỷ phân tạo ra acid
salicylic mới có tác dụng. Thuốc này kg có tác dụng hạ sốt, nhưng tác dụng chống viêm
mạnh hơn aspirin.
2.2. Dẫn xuất indol
Indomethacin
Dược động học
Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa sau khi uống 1-2 giờ,
chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 6 giờ. Độ
thải nhanh là 6,3L/h, thể tích phân bố là 0,2L/kg.
Tác dụng
Indomethacin có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm nhưng tác dụng mạnh nhất
là chống viêm. Tác dụng chống viêm mạnh hơn phenylbutazon trên 20 lần, hơn

91
hydrocortison 2-4 lần. Đặc biệt, có tác dụng tốt trong bệnh gút cấp, viêm màng tim và màng
phổi.
Chỉ định
Điều trị các bệnh về viêm xương khớp như: thấp khớp, hư khớp, viêm đa khớp cấp và
mạn, viêm cứng khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh.
Điều trị bệnh gút
Indomethacin không dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần vì tác dụng kém
Tác dụng không mong muốn
Tương tự các thuốc trong nhóm
Ngoài ra còn gặp bong võng mạc, suy tủy, hoang tưởng (hiếm)
Chế phẩm và liều dùng
Viên nén 25mg. Viên nang tác dụng kéo dài
Thường dùng 50-100mg/24h chia làm nhiều lần
Thuốc tương tự: sulindac
Tác dụng của sulindac so với indomethacin kém hơn nhưng kéo dài hơn, tác dụng
không mong muốn thường nhẹ hơn.
Chế phẩm: viên nén 150 và 200mg. Liều dùng 150-400mg/24h
2.3.Dẫn xuất oxicam
piroxicam, tenoxicam, meloxicam
Dược động học
Các dẫn xuất oxicam đều hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống khoảng 3-5
giờ,thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Thức ăn và cả các thuốc kháng acid không ảnh
hưởng tới hấp thu thuốc. Thuốc liên kết với protein huyết tương cao (khoảng 99%) đạt nồng
độ trong hoạt dịch xấp xỉ nồng độ trong huyết tương. Thể tích phân bố của piroxicam là
0,14L/kg, tenoxicam là 0,2L/kg. Các thuốc đều chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu.
Thời gian bán thải của piroxicam là 45 giờ, của tenoxicam là 72 giờ.
Tác dụng
Tương tự các thuốc chống viêm không steroid khác, oxicam có tác dụng hạ sốt, giảm
đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. So với aspirin, tác dụng hạ sốt kém nhưng tác
dụng chống viêm mạnh hơn nên các thuốc này chủ yếu dùng giảm đau và chống viêm.
Các oxicam đều ít tan trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức viêm. Thuốc
xâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn trên thần kinh.
Chỉ định
Dùng làm thuốc chống viêm và giảm đau trong các bệnh: viêm khớp dạng thấp, viêm
xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút, các bệnh cơ xương cấp,
chấn thương trong thể thao, đau bụng kinh và đau hậu phâu.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn của các oxicam tương tự các thuốc chống viêm không
steroid khác. Trong 3 chất của nhóm có meloxicam có tác dụng ức chế ưu tiên trên COX2
(tỷ lệ 1/200 khi thử in vitro) nhưng hiệu quả giảm tác dụng không mong muốn trên lâm
sàng không đáng kể nên đến nay không được xếp vào nhóm ức chế chọn lọc COX 2 nữa.
Tương tác thuốc
Không nên dùng đồng thời dẫn xuất oxicam với aspirin vì sự kết hợp này làm giảm
nồng độ các oxicam trong huyết tương do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương, giảm
hiệu quả điều trị đồng thời lại tăng tác dụng không mong muốn (nhất là các tác dụng không
mong muốn trên tiêu hóa và trên máu).
92
Chế phẩm và liều dùng
Piroxicam (Felden, Gelden) dạng viên nén, nang, viên đạn, ống tiêm 10 và 20mg, gel
0,5%. Liều dùng 10-4 mg/24h.
Tenoxicam (Tenox, Tilcotil): viên nang 20mg. Liều dùng 10-20mg/24h
Meloxicam (Mobic): viên nén, nang 7,5mg. Liều dùng 7,5-15mg/24h
2.4. Dẫn xuất của acid propionic
Dược động học
Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được
sau khi uống khoảng 2 giờ. Thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương (khoảng 99%).
Thải trừ qua nước tiểu. Một số thông số dược động học được tóm tắt trong 5.2.
Tác dụng
Các chất thuộc dẫn xuất propionic đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm.
Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên ít dùng làm thuốc hạ sốt đơn thuần.
Tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh và tác dụng chống viêm xuất hiện tối đa sau 2
ngày điều trị.
Tác dụng chống kết tập tiểu cầu yếu hơn aspirin
Bảng 9.2. Một số thông số dược động học của dẫn xuất propionic
Thể tích phân Thời gian bán thải Độ thanh thải
Tên thuốc (biệt dược)
bố (L/kg) (giờ) (L/giờ)
Ibuprofen (Mofen) 0,14 2,5 3,5
Naproxen (Apranax) 0,1 14 6,3
Ketoprofen (Profenid) 0,2 1,4 5,2
Fenoprofen (Nalgensic) 0,1 2,8 3,8

Chỉ định
Giảm đau nhẹ và vừa trong các bệnh: thống kinh, nhức đầu, đau răng
Dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc giảm đau gây ngủ để giảm bớt liều dùng của
nhóm thuốc này.
Trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm cơ…
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn tương tự các thuốc trong nhóm nhưng mứ độ nhẹ hơn.
Thường gặp là buồn nôn, nóng rát dạ dày, kéo dài thời gian chảy máu, phát ban, chóng mặt,
nhìn mờ hoặc loạn thị. Đặc biệt có sự mẫn cảm chéo với aspirin nên không dùng khi bệnh
nhân dị ứng với aspirin. Ngoài ra các thuốc trong nhóm này còn gây giảm bạch cầu hạt,
viêm màng não vô khuẩn, suy thận cấp, viêm thận kẽ và hội chứng thận hư.
Chế phẩm và liều dùng
- Ibuprofen (Brufen, Mofen): viên nén, nang hàm lượng từ 100-400mg, viên đạn
500mg, dạng gel 5%.
Người lớn: 1,2 - 1,8g/24h chia 4-6 lần. Trẻ em 20mg/kg/24h chia 4 lần.
- Naproxen (Naprosyn, Apranax): viên nang 125-500mg. Uống 500mg-1000mg/24h.
- Ketoprofen (Profenid): viên nang, viên đạn, viên nén tác dụng kéo dài, thuốc tiêm
50-150mg.
Liều dùng: uống khởi đầu 300mg/24h chia 3 lần, sau đó 150mg/24h. Tiêm bắp 50-
100mg/24h.
- Fenoprofen (nalgesic): viên nén 300 và 600mg.
Liều dùng: khởi đầu 600mg/lần sau đó 300mg/lần x 3-4 lần/24h.
93
2.5. Dẫn xuất phenylacetic
Diclofenac
Diclofenac hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, thức ăn làm chậm hấp thu thuốc. Đạt nồng
độ tối đa trong máu sau khi uống 2-3 giờ. Liên kết với protein huyết tương 99% và có hiệu
ứng qua gan lần đầu nên sinh khả dụng qua đường uống chỉ bằng 50%. Thuốc thải trừ qua
nước tiểu 65%, độ thanh thải là 15,6L/h thể tích phân bố là 0,15L/kg, thời gian bán thải
khoảng 1,5 giờ.
Tác dụng không mong muốn: giống các thuốc chống viêm khác, thuốc cũng gây mất
bạch cầu hạt nhưng nhẹ hơn phenylbutazon.
Chỉ định: điều trị các cơn đau cấp, đau bụng kinh, đau sỏi thận, đau dây thần kinh;
điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp cấp và mạn.
Chế phẩm: Voltaren, Cataflam, viên nén 25,50,75 và 100mg (dạng bao tan trong ruột).
Viên đạn 25 và 100mg. Ống tiêm 75mg/2mL và 75mg/3mL. Dạng gel dùng ngoài 10mg/mL
và thuốc nhỏ mắt 0,01%.
Liều dùng: đau cấp tính: uống 50mg x 3 lần/24h, hoặc sáng uống 50mg, tối đặt 1 viên
đạn. Duy trì 75-100mg/24h chia 2 lần, hoặc đặt 1 viên đạn/tối.
2.6. Các Coxib
Chất hay dùng hiện nay là celecoxib
Dược động học
Các NSAIDs Thuốc nhóm coxib hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng trên
90%, liên kết với protein trên 85%. Chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu
dạng đã chuyển hóa. Thời gian bán thải khoảng 17 giờ.
Tác dụng và cơ chế
Coxib là nhóm thuốc mới được đưa vào sử dụng. Thuốc có tác dụng hạ sốt giảm đau
và chống viêm.
Ở nồng độ điều trị, coxib có tác dụng ức chế tổng hợp ưu tiên trên COX2 ít ảnh hưởng
tới COX1.
Chỉ định
Điều trị viêm xương khớp.
Giảm đau trong các cơn đau cấp như đau răng, các thủ thuật về răng miệng, đau hậu
phẫu, đau bụng kinh kỳ…
Tác dụng không mong muốn
Tương tự thuốc chống viêm không steroid khác, tác dụng trên đường tiêu hóa giảm
nhưng tác dụng không mong muốn trên tim mạch thì hay gặp hơn (làm tăng huyết áp, phù
phổi, nhồi máu cơ tim, đột quị, thậm chí gây tử vong), suy thận, tổn hại hệ tiêu hóa. Do
vậy, một số thuốc trong nhóm này đã bị cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
cấm lưu hành (Etoricoxib, Lumiracoxib, Rofecoxib, Valdecoxib, Parecoxib) hoặc cảnh báo
(Celecoxib)
Chống chỉ định
Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hen phế quản, suy gan hoặc mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng khi dùng cùng với thuốc chống đông máu (ví dụ như warfarin) vì tăng
nguy cơ xuất huyết.
Rifampicin làm giảm nồng độ trong huyết tương của coxib còn methotrexat thì ngược lại.
Liều dùng
Điều trị viêm xương khớp: 12,5-25mg/lần/24h
Giảm đau: 50mg/lần/24h
94
2.7. Dẫn xuất của acid phenamic
Dẫn xuất này có 2 chất là acid mefenamic và acid meclofenamic
Hai chất này đều có tác dụng giảm đau, giảm viêm tương tự các thuốc trong nhóm.
Tuy nhiên ngoài cơ chế tác dụng là ức chế COX, các chất này còn ức chế trực tiếp tác dụng
của prostaglandin.
Hai thuốc đều hấp thu được qua đường tiêu hóa, sau khi uống 30-60 phút, thuốc đạt
nồng độ tối đa trong máu. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải từ 2-3,3 giờ,
tuỳ thuộc vào dùng một liều duy nhất hay dùng liên tục.
Tác dụng không mong muốn thường gặp là gây kích ứng tiêu hóa và kéo dài thời gian
đông máu.
Acid mefenamic
Acid mefenamic chủ yếu dùng giảm đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh, đau chấn
thương, đau sau phẫu thuật hoặc đau bụng kinh (là thuốc ưu tiên hàng đầu trong điều trị
đau bụng kinh do có hiệu quả tốt và ít tác dụng không mong muốn)…
Chế phẩm: Nifluril, Mefenacid, Ponstel, viên nang 250, viên nén 500mg, viên đạn
500mg, hỗn dịch uống 50mg/5mL và kem bôi 3%.
Liều dùng: uống 250-500mg/lần x 2-3 lần/24h (tối đa 1,5g/24h) hoặc đặt 1 viên đạn
vào buổi tối.
Acid meclofenamic
Acid meclofenamic (hoặc dạng muối meclofenamat natri) chủ yếu dùng điều trị viêm
khớp dạng thấp, đau xương khớp, viêm xương khớp phù nề…
Chế phẩm: Meclomen, viên nang 50 và 100mg.
Liều dùng: người lớn 200-300mg/24h, chia 2-3 lần
2.8. Nimesulid
Nimesulid thuốc chống viêm, giảm đau, ức chế chọn lọc trên COX2 vì vậy ít gây tác
dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
Thuốc được dùng qua đường uống hoặc đặt trực tràng với liều 100mg/lần x 2 lần/ngày.
Dùng ngoài dưới dạng gel 3%.
2.9.Dẫn xuất aminophenol
Paracetamol
(Acetaminophen)
Dược động học
Paracetamol hấp thu nhanh và gần hoàn toàn qua đường tiêu hóa, sau khi uống 30-60
phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Thuốc phân bố nhanh và đồng đều tới hầu hết các
mô trong cơ thể, thể tích phân bố khoảng 0,94L/kg. Liên kết với protein huyết tương 25%.
Chuyển hóa ở cytocrom P450 ở gan tạo N-acetyl benzoquinonimin là chất trung gian, chất
này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không còn hoạt tính.
Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hóa, độ thanh thải là 19,3l/h. Thời
gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
Khi dùng Paracetamol liều cao (> 30g/ngày) sẽ tạo ra nhiều N-acetyl
benzoquinonimin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N-acetyl benzoquinonimin sẽ gây
phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây
chết người nếu không cấp cứu kịp thời.
Tác dụng và cơ chế
Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt không có tác dụng chống viêm. Tác
dụng giảm đau, hạ sốt tương đương aspirin.
95
Paracetamol có tác dụng hạ sốt khi cơ thể bị sốt do bất kỳ nguyên nhân nào. Thuốc
không gây hạ nhiệt ở người bình thường (Xem cơ chế phần đại cương).
Ở liều điều trị thuốc ít ảnh hưởng tới hệ tim mạch hô hấp, không làm thay đổi cân
bằng acid base, không gây kích ứng tiêu hóa không chống kết tập tiểu cầu.
Chỉ định
Paracetamol được dùng rộng rãi làm không giảm đau và hạ sốt:
Giảm đau các cơn đau ngoại vi từ nhẹ đến trung bình: đau đầu, đau rưang, đau bụng
kinh…
Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt. Được dùng để hạ sốt rộng rãi, kể cả trường hợp
có chống chỉ định với aspirin và các NSAIDs khác.
Tác dụng không mong muốn
- Nói chung thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn, đôi khi gặp các phản
ứng dị ứng (như ban da, mày đay, sốt do thuốc), buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu.
- Độc tính với gan và thận chỉ gặp khi dùng liều cao kéo dài.
Xử trí khi dùng quá liều Paracetamol:
Ngoài các biện pháp giải độc chung thì cần phải cho bệnh nhân uống tiền chất của
glutathion là các acetylcystein hoặc methionin càng sớm càng tốt. Nếu xử trí chậm (sau khi
uống thuốc quá 36 giờ), gan đã bị tổn thương sẽ khó hồi phục.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với Paracetamol
- Thiếu men G6PD
- Bệnh gan nặng
- Phối hợp với các thuốc gây độc với gan như isoniazid, rifampicin
- Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: viên nén, viên đạn, viên sủi, gói bột sủi hàm lượng từ 80-650mg. Ngoài
ra Paracetamol còn có rất nhiều dạng chế phẩm phối hợp với các thuốc giảm đau hoặc thuốc
điều trị cảm cúm khác (ví dụ Eferalgan codein, Pamin, Decolgen…).
Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: 500mg/lần
Trẻ em dưới 11 tuổi: 80-500mg/lần
Cứ 4-6 giờ dùng 1 lần
3.2. Dẫn xuất của acid floctafenin
Floctafenin
Floctafenin có tác dụng giảm đau đơn thuần, không có tác dụng hạ sốt và không chống
viêm. Tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin.
Bản thân floctafenin chưa có hoạt tính, khi vào cơ thể thủy phân thành acid floctafenic
mới có tác dụng giảm đau.
Chỉ định: giảm đau các cơn đau cấp và mạn
Chống chỉ: không dùng chung với các thuốc chẹn beta adrenergic vì làm giảm nguy
cơ bù trừ tại tim và làm nặng thêm tác dụng hạ huyết áp, đồng thời làm tăng nguy cơ sốc
phản vệ.
Chế phẩm: acid floctafenic (Idarac) viên 200mg.
Liều dùng: cơn đau cấp: 800mg/24h (khởi đầu 400mg, sau đó 200mg/lần). Tối đa
12000mg/24h. Cơn đau mạn: 400-600mg/24h.

96
LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....)
1. Hai tác dụng chính của Paracetamol là:
A......................................................
B.....................................................
2. Hai tác dụng không mong muốn của Acid Acetyl Salicylic là:
A......................................................
B.......................................................
3. Hai Acid được tạo thành khi thủy phân Aspirin là:
A......................................................
B......................................................
4. Tác dụng chống viêm của Indomethacin mạnh hơn Phenylbutazon...................(A) lần và
mạnh hơn Hydrocortison............................(B) lần
Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ
B (cho câu sai)
5. Aspirin được dùng để chữa xuất huyết. A-B
6. Paracetamol có tác dụng kích thích trung tâm điều hoà thân nhiệt. A-B
7. Dùng Indomethacin để hạ sốt. A-B
8. Cấm dùng Diclofenac cho trẻ dưới 6 tuổi. A-B
Chọn giải pháp đùng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp mà
bạn lựa chọn.
9. Biệt dược của Diclofenac:
A. Acetainophen
B. Indocin
C. Novacin
D. Pândol
E. Voltaren
10. Thuốc có tác dụng chữa bệnh huyết khối tĩnh mạch:
A. Acetaphen
B. Acid acetyl saliccylic
C. Indre
D. Tabalgin
E. Volren
11. Tính chất của Paracetamol
A. Bột màu trắng ngà, không mùi, vị đắng
B. Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng
C. Bột kết tinh trắng, không mùi, không vị
D. Tinh thể hình mảnh, không mùi, vị đắng
E. Tinh thể hình kim, không mùi, vị đắng
Trả lời các câu hỏi sau
1. Trình bày, khái niệm phân loại, cơ chế tác dụng và nguyên tắc sử dụng thuốc hạ sốt, giảm
đau, chống viêm?
2. Trình bày tác dụng chính, phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và bảo quản các thuốc
hạ sốt, giảm đau, chống viêm đã học?

97
Bài 10
THUỐC KHÁNG SINH - SULFAMID

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, tác dụng không mong muốn, nguyên tắc sử
dụng thuốc kháng sinh.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn và cách sử dụng một số
thuốc kháng sinh thường dùng

NỘI DUNG
1. Đại cương:
1.1. Sự ra đời của kháng sinh:
Người đầu tiên tìm ra kháng sinh là Alexandơ Fleming (1929). Trong quá trình nuôi
cấy tụ cầu ông nhận xét thấy: nuôi cấy bị ức chế trong một vùng mà vô ý để lẫn nấm
Penicillium Notatum. Những năm sau ông đã chứng minh rằng khả năng ức chế đó còn gặp
cả với các vi khuẩn khác. Sau mười năm, người ta đã phân lập được Penicilin từ môi trường
nuôi cấy nấm Penicillin Notatum và bắt đầu các thí nghiệm để điều trị trên người. Từ đó
đến nay có rất nhiều kháng sinh được tìm ra. Từ khi có kháng sinh, y học đã có một thứ
thuốc hiệu nghiệm để điều trị đa số các bệnh nhiễm khuẩn. Kháng sinh đã góp phần giảm
đáng kể tỷ lệ tử vong, nâng cao tuổi thọ con người.
1.2. Định nghĩa thuốc kháng sinh:
Kháng sinh là chất do vi nấm, vi khuẩn tạo ra hoặc do tổng hợp, bán tổng hợp, có
tác dụng điều trị đặc hiệu với liều thấp do ức chế một số quá trình sống của vi sinh vật.
1.3. Phân loại thuốc kháng sinh:
❖ Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
. Kháng sinh diệt khuẩn: Là kháng sinh có MBC (nồng độ diệt khuẩn tối thiểu) tương
đương với MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) (tỉ lệ MBC/MIC xấp xỉ bằng 1) và dễ dàng đạt
được MBC trong huyết tương. Nhóm này bao gồm: penicilin, cephalosporin, aminosid,
polymyxin.
. Kháng sinh kìm khuẩn
Là kháng sinh có MBC lớn hơn MIC (tỷ lệ MBC/MIC >4 và khó đạt được nồng độ
bằng MBC trong huyết tương. Nhóm này gồm: tetracyclin, cloramphenicol, macrolid.
Cách phân loại này có ý nghĩa trong lâm sàng, giúp người thầy thuốc sử dụng kháng
sinh có hiệu quả hơn. Cụ thể là:
Các nhiễm khuẩn nhẹ có thể dùng kháng sinh kìm khuẩn để hạn chế sự sinh sản và
ức chế sự phát triển của vi khuẩn tạo điều kiện cho cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.
Các nhiễm khuẩn nặng hoặc những người có sức đề kháng kém, nên sử dụng kháng
sinh diệt khuẩn.
❖ Dựa vào cấu trúc hóa học
Chia kháng sinh thành các nhóm chính sau:

98
1. Nhóm beta lactam
- Penicilin:benzylpenicilin, oxacilin, ampicilin…
- Cephalosporin: cephalexin, cefaclor, cefotaxim...
- Các betalactam khác: carbapemem, monobactam, chất ức chế beta lactamase.
2. Nhóm aminoglycosid (aminosid): streptomycin, gentamicin, tobramycin…
3. Nhóm macrolid: erythromycin, clarithromycin, spiramycin…
4. Nhóm lincosamid: lincomycin, clindamycin
5. Nhóm phenicol: cloramphenicol, thiamphenicol
6. Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin…
7. Nhóm peptid
- Glucopeptid: vancomycin
- Polypeptid: polymyxin, bacitracin
8. Nhóm quinolon: acid nalidixic, ciprofloxacin, ofloxacin…
9. Nhóm co - trimoxazol: co-trimoxazol
1.4. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
Kháng sinh muốn phát huy được tác dụng thì phải xâm nhập được vào ổ viêm và
gắn được vào receptor ở tế bào vi khuẩn gây tác dụng ức chế hoặc diệt khuẩn. Trong thực
tế, nhiều khi sử dụng kháng sinh thất bại, đó chính là do vi khuẩn kháng lại kháng sinh.
Thế nào là vi khuẩn kháng kháng sinh
Vi khuẩn được coi là kháng một kháng sinh nào đó nếu sự phát triển của nó không
bị ngừng lại khi kháng sinh đó đã được dùng ở nồng độ tối đa mà bệnh nhân còn dung nạp
thuốc.
Các kiểu kháng kháng sinh của vi khuẩn
Kháng thuốc giả (Kháng không do di truyền)
Có 3 nguyên nhân chính gây kháng thuốc giả:
- Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm, không đủ khả năng tiêu diệt các vi
khuẩn đã bị kháng sinh ức chế. Kiểu kháng này chủ yếu gặp ở người già yếu hoặc người
dùng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư…).
- Vi khuẩn chui sâu vào tế bào, tạo vỏ bọc, không sinh sản và phát triển, do đó không
chịu tác động của kháng sinh (tuy nhiên, khi phân chia sẽ lại chịu tác động của kháng sinh).
Cách này thường gặp ở trực khuẩn lao và một số ký sinh vật như ký sinh trùng sốt rét, amip.
- Khi có vật cản, tuần hoàn ứ trệ… kháng sinh không thấm được vào ổ viêm nên
không tác động vào vi khuẩn được. Khi loại bỏ vật cản, kháng sinh lại phát huy tác dụng.
Kháng thuốc thật
- Kháng thuốc tự nhiên: là tính kháng thuốc vốn có của một số vi khuẩn đối với một
số kháng sinh
Ví dụ: các vi khuẩn gram âm luôn kháng vancomycin và penicilin. Các vi khuẩn
không có vách tế bào như Mycoplasma không chịu tác dụng của các kháng sinh ức chế tổng
hợp vách tế bào như các penicilin, cephalosporin, vancomycin. Escherichia coli không chịu
tác dụng của erythromycin.
- Kháng thuốc thu được: là kháng thuốc do biến đổi di truyền. Vi khuẩn từ chỗ không
có trở thành có gen kháng thuốc. Nghĩa là, ADN của vi khuẩn có khả năng đột biến gen
hoặc nhận gen để kháng từ vi khuẩn khác truyền cho.
1.5. Tác dụng không mong muốn của kháng sinh
Phần lớn các kháng sinh an toàn khi được sử dụng đúng. Tuy nhiên dù ít hay nhiều
chúng đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn và tai biến.
99
Phản ứng dị ứng
- Sốc phản vệ: là một trong những phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi
sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh penicilin.
Hội chứng Stevens - Johnson và Lyell: cũng là những hội chứng dị ứng rất nguy
hiểm gây tỷ lệ tử vong cao.
- Các phản ứng dị ứng khác: nổi ban, mày đay, viêm mạch hoại tử, viêm đa khớp,
giảm bạch cầu…
- Cách xử trí
Trước khi dùng thuốc phải khai thác tiền sử của bệnh nhân làm test.
Khi gặp phản ứng dị ứng: các trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng thuốc và điều trị bằng
các kháng histamin. Trường hợp nặng, ví dụ sốc phản vệ thì phải có biện pháp xử trí khẩn
cấp bằng các thuốc kháng histamin, các glucocorticoid, thuốc trợ tuần hoàn, trợ hô hấp…
Bội nhiễm
Bội nhiễm là hiện tượng nhiễm khuẩn trong hoặc sau khi dùng kháng sinh, đặc biệt
là các kháng sinh phổ rộng hoặc khi phối hợp nhiều loại kháng sinh mà các kháng sinh này
thải nhiều qua phân. Các kháng sinh này tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích nên tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủng vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ví dụ:
Dùng các lincosamid lâu ngày gây bội nhiễm ruột kết màng giả
Dùng tetracyclin lâu ngày gây bội nhiễm nấm âm đạo
Các tác dụng không mong muốn khác
Rối loạn tiêu hóa (erythromycin)
Độc với thận, thính giác (các aminoglycosid, cephalosporin).
Độc với hệ tạo máu (cloramphenicol)
Ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, xương (tetracyclin)…
1.6. Nguyên tắc chung trong sử dụng kháng sinh
Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và kết quả thăm khám để có quyết định sử dụng
kháng sinh, không dùng kháng sinh cho những bệnh do virut gây ra (cúm, sởi, bại liệt....)
hoặc do cơ thể suy nhược, thiếu máu, dị ứng, bướu cổ....
Lựa chọn kháng sinh hợp lý
Để lựa chọn kháng sinh đúng, hợp lý cần dựa vào phổ tác dụng, tính chất dược động
học, vị trí nhiễm khuẩn và tình trạng người bệnh.
Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian
- Để chọn được liều phù hợp cần phải dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, tuổi tác và thể
trạng bệnh nhân.
- Dùng kháng sinh phải dùng ngay liều điều trị mà không tăng dần liều, điều trị liên
tục, không ngắt quãng và không giảm liều từ từ để tránh kháng thuốc.
Thời gian điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn nhẹ, thông thường là 7-10 ngày.
Các nhiễm khuẩn nặng (như nhiễm khuẩn huyết) hoặc nhiễm khuẩn ở mô mà kháng sinh
khó xâm nhập (như màng não, tuỷ xương…) thì đợt điều trị thường kéo dài hơn, có khi tới
4 - 6 tuần. Cá biệt với bệnh lao, phong, đợt điều trị kháng sinh thường kéo dài trên 6 tháng.
Biết chọn dạng thuốc thích hợp
Căn cứ vào vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nhiễm khuẩn để chọn kháng sinh ở dạng
tiêm hay dạng uống. Nên hạn chế sử dụng kháng sinh tại chỗ vì dễ gây phản ứng hoặc hiện
tượng kháng kháng sinh. Chỉ nên dùng kháng sinh tại chỗ như nhiễm khuẩn ở mắt. Đối với
những nhiễm khuẩn ngoài da nên dùng thuốc sát khuẩn.
100
Phải biết sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý
Chỉ nên dùng kháng sinh để dự phòng khi:
- Phòng bội nhiễm do phẫu thuật
- Phòng nguy cơ viêm màng trong tim do liên cầu trong bệnh thấp khớp.
Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết
Ngày nay ít dùng phối hợp vì có nhiều kháng sinh phổ rộng. Đối với các trường hợp
nhiễm khuẩn thông thường nên hạn chế phối hợp kháng sinh. Nhưng trong một số trường
hợp (VD: điều trị lao) phải phối hợp kháng sinh để hạn chế hiện tượng kháng thuốc.
- Các phối hợp gây tác dụng đối kháng là: kháng sinh kìm khuẩn với kháng sinh diệt
khuẩn (penicilin với tetracyclin). Các kháng sinh có cùng đích tác dụng (erythromycin với
lincosamid hoặc với cloramphenicol).
- Các kháng sinh tương kỵ với nhau (như gentamicin với penicilin), không nên trộn
lẫn với nhau trong cùng một bơm tiêm hoặc dịch truyền để tránh làm mất tác dụng của
thuốc.
1.7. Chú ý khi sử dụng kháng sinh:
- Phải dùng kháng sinh thật sớm ngay từ khi có triệu chứng nhiễm khuẩn, vì lúc đó
vi khuẩn đsang phát triển mạnh chịu sự tác động của kháng sinh nhiều nhất. Trường hợp
chưa chẩn đoán được bệnh, nếu bệnh chưa cấp bách thì chưa dùng kháng sinh vì kháng sinh
làm lu mờ triệu chứng, làm khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị về sau. Nếu bệnh cấp
bách thì lấy hết bệnh phẩm gửi xét nghiệm và dùng kháng sinh ngay.
- Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý: tuỳ vị trí nhiễm khuẩn, đặc điểm của người
bệnh (trẻ em, người cao tuổi, có thai…..).
- Dùng liều có hiệu lực cao ngay từ đầu, tránh dùng liều thấp tăng dần tạo điều kiện
cho vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải dùng kháng sinh liên tục cho đến khi hết sốt (trừ khi có tai biến). Tuỳ từng
bệnh mà có thể dùng thêm một thời gian nữa sau khi hết sốt.
- Không được giảm liều trước khi ngừng thuốc.
2. Nhóm Bêta – Lactam:
2.1. Cơ chế tác dụng:
Kháng sinh nhóm Bêta – Lactam ức chế Transpeptidase. Men này cần cho sự tạo
thành vách của tế bào vi khuẩn, làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
2.2. Các Penicilin:
2.2.1. Penicillin G (Benzyl – Penicilin):
- Dạng thuốc: Lọ 500.000 – 1.000.000UI.
- Tác dụng: Penicilin G là thuốc kháng sinh diệt khuẩn, có tác dụng với các cầu
khuẩn gram dương (như tụ cầu, liên cầu, phế cầu), các cầu khuẩn gram âm (lậu cầu, màng
não cầu), trực khuẩn bạch hầu, xoắn khuẩn giang mai……………., không có tác dụng với
trực khuẩn lao nhóm trực khuẩn ruột.
- Tác dụng không mong muốn: Penicillin G ít độc. Tai biến nguy hiểm nhất là sốc
phản vệ. Những dấu hiệu sớm của sốc phản vệ là: bồn chồn, hốt hoảng, khó thở, tim nhanh,
truỵ tim mạch. Tốc độ diễn biến càng nhanh thì tiên lượng càng xấu. Cấp cứu không kịp
thời, bệnh nhân có thể tử vong. Vì vậy, trước khi tiêm phải thử phản ứng.
Các tác dụng không mong muốn khác:

101
Ở da (như: mày đay, bọng nước trên da, viêm loét hốc tự nhiên), bệnh huyết thanh
(sau khi ngừng thuốc hàng tuần có sốt, viêm khớp, lách to, giảm bạch cầu ). Có thể gặp
bệnh não cấp sau khi truyền một lượng lớn Penicilin G, hoặc gặp chảy máu, giảm bạch cầu
trung tính.
- Chỉ định:
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp: nhiễm khuẩn tai, mũi, họng, viêm phổi….
+ Nhiễm khuẩn não – màng não.
+ Viêm màng trong tim.
+ Nhiễm khuẩn phần mềm.
+ Bệnh lậu, giang mai, bạch hầu…….
+ Phòng bệnh thấp tim (dùng Penicilin chậm).
- Chống chỉ định:
Dị ứng với nhóm Bêta – Lactam.
- Liều dùng: Thuốc bị dịch dạ dày phá huỷ nên không dùng đường uống.
Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm 2 triệu UI/ngày, chia 2 – 4 làn. Trường hợp đặc biệt
có liều cao hơn.
Penicilin G có nhược điểm là thải trừ nhanh nên phải tiêm nhiều lần. Người ta đã tạo
ra các dẫn xuất có tác dụng kéo dài (Penicilin chậm) bằng cách kết hợp Penicilin với một
chất khác tạo thành phức hợp. Phức hợp này giải phóng Penicilin một cách từ từ.
Ví dụ: Procain – Penicilin
Benzathin – Penicilin
2.2.2. Penicilin V (Phenoxy Metylpenicilin):
- Dạng thuốc: Viên 400.000 – 1.000.000 UI.
- Nhóm Phenoxy làm cho thuốc không bị phá huỷ bởi độ toan ở dạ dày. Dùng theo
đường uống được hấp thụ tốt.
- Phổ tác dụng tương tự Penicilin G. Thường dùng điều trị nhiễm trùng nhẹ, phòng
bệnh thấp tim.
- Liều dùng: uống 3 – 4 triệu UI/24 giờ chia làm nhiều lần. Uống trước bữa ăn 1 giờ
(vì thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn).
2.2.3. Penicilin bán tổng hợp (Ampicilin và các dẫn xuất):
* Ampicilin:
- Dạng thuốc: Viên nén hoặc viên nang 0,25 – 0,5g.
- Tác dụng:
Phổ tác dụng rộng hơn Penicilin G (có thêm tác dụng với nhóm trực khuẩn ruột như:
E.Coli, Salmonella, Shigella………).
- Tác dụng không mong muốn:
+ Dị ứng (mày đay, sốc phản vệ).
+ Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, ỉa lỏng.
Ampicilin và một số kháng sinh (đặc biệt dùng đường uống) có thể gây rối loạn tiêu
hoá.

102
Nguyên nhân là: phổ rộng của kháng sinh làm tiêu diệt cả những vi khuẩn cần thiết
cho cơ thể vẫn cư trú ở đại tràng, gây ra trạng thái loạn khuẩn. Môi trường sinh thái ở ruột
bị đảo lộn nhiễm nấm Candida Albicans ở ống tiêu hoá và các vi khuẩn gây bệnh khác:
- Chỉ định:
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường mật.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
+ Viêm màng não.
+ Viêm tai, viêm màng trong tim………
- Chống chỉ định: dị ứng với nhóm  - Lactam.
- Liều dùng:
Người lớn uống 0,5g – 1g/ lần x 4lần/ ngày. Uống trước bữa ăn 1 giờ.
Tiêm bắp hay tĩnh mạch: 0,5 – 1g/lần x 4 lần/ ngày.
* Amoxicilin:
Là dẫn xuất của Ampicilin, có tác dụng giống Ampicilin nhưng được hấp thu tốt hơn
Ampicilin qua ống tiêu hoá (Amoxicilin được hấp thu 80% - 90% qua ống tiêu hoá còn
Ampicilin chỉ được hấp thu 40%).
- Dạng thuốc: nang 0,25 – 0,5g.
- Liều dùng: Người lớn uống 0,25g/lần. Uống trước bữa ăn 1 giờ, ngày uống 3 lần.
* Thuốc phối hợp:
Do vi khuẩn kháng lại các thuốc nhóm  - Lactam, bằng cách tiết  - Lactamase
(men phá hủy  - Lactam). Người ta phối hợp thuốc nhóm này với Acid Clavulanic hoặc
Sulbâctm (những chất có tác dụng kháng sinh yếu nhưng ức chế  - Lactamase làm cho
thuốc phối hợp có tác dụng bền vững).
Augmentin ( Amoxieilin + Acid Clavulanic)
Unasyn (Ampicilin + Sulbactam)
2.3. Các Cephalosporin:
- Tác dụng:
Nói chung phổ tác dụng của Cephalosporin gần giống như Ampicilin (tác
dụng với các cầu khuẩn gram dương và âm, trực khuẩn gram âm). Càng thế hệ sau thì tác
dụng với trực khuẩn gram âm càng mạnh.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Dị ứng.
+ Suy thận.
Nếu dùng với kháng sinh nhóm Amino Glycosid, Furosemid thì độc tính trên thận
sẽ tăng.
- Các thuốc:
* Cefalexin:
+ Dạng thuốc: viên 0,25 – 0,5g.
+ Chỉ định:
Được dùng trong nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, các mô mềm………
+ Chống chỉ định: Mẫn cảm với các Penicilin và các Cephalosporin.
103
+ Liều dùng: uống 0,25 – 2g/ lần x 4 lần/ngày. Uống trước bữa ăn 1 giờ.
* Cefotaxim (Claforan):
+ Dạng thuốc: lọ 1g.
+ Tác dụng: với nhiều chủng vi khuẩn gram (-) và gram (+), kể cả vi khuẩn
đã kháng Penicilin.
+ Chỉ định: Nhiễm trùng nặng những chủng vi khuẩn chịu tác dụng nhất là:
nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn…..
+ Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với Cefotaxim và Lidocain (nếu chế phẩm có Lidocain).
- Không tiêm tĩnh mạch các chế phẩm có Lidocain.
+ Liều dùng:
Người lớn tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 2g/24 giờ.
* Các thuốc khác: Cefazolin, Cefaclor, Ceftriaxon………..
3. Nhóm Aminoglycosid (AG):
3.1. Tác dụng và cơ chế tác dụng:
AG diệt khuẩn do gắn vào Ribosom của vi khuẩn và ức chế sự tổng hợp Protein của
vi khuẩn.
AG có tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram âm, tụ cầu (tác dụng với cả tụ cầu đã
kháng Penicilin).
Streptomycin ưu tiên tác dụng với trực khuẩn lao.
3.2. Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn ốc tai – tiền đình:
Tiền đình thường bị nhiễm độc trước với các triệu chứng như: chóng mặt, mất điều
hoà, rung giật nhãn cầu.
Rối loạn ốc tai nghiêm trọng hơn, xảy ra trong thời gian dùng thuốc hay sau khi đã
ngừng thuốc vài tuần, vài tháng. Triệu chứng là: ù tai, mất thính lực 1 bên hay 2 bên, có thể
gây điếc không hồi phục.
- Đối với thận:
AG thải trừ qua thận, tích lũy mạnh ở thận dễ gây độc cho thận. Nặng có thể gây
hoại tử ống thận.
Độc tính trên thận dễ xảy ra ở người cao tuổi và phụ thuộc nhiều vào liều dùng, số
ngày dùng.
Độc tính tăng lên khi phối hợp với thuốc nhóm Cephalosporin, Furosemid.
- Giãn cơ: tiêm màng bụng gây liệt mềm, làm ảnh hưởng đến hô hấp.
Phải thận trọng khi dùng cho người bị nhược cơ hay đang dùng thuốc giãn cơ (Cura).
- Dị ứng:
3.3. Chỉ định:
- Streptomycin: chủ yếu dùng điều trị lao.
- Các AG khác thường dùng phối hợp với kháng sinh nhóm  - Lactam trong điều
trị:
+ Nhiễm khuẩn huyết.
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu.
104
+ Nhiễm khuẩn khu trú ở phổi.
+ Viêm màng trong tim.
+ Viêm màng não.
+ Nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
3.4. Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc.
- Có thai.
- Trẻ sơ sinh.
- Nhược cơ.
- Suy thận nặng.
- Giảm thính lực.
3.5. Các thuốc: thuốc nhóm này có đặc điểm là không được hấp thu qua ống tiêu hoá nên
được dùng bằng đường tiêm.
- Streptomycin:
Lọ 1g
Người lớn tiêm bắp 1g/24giờ. Tiêm 1 lần.
Người già yếu hay người có vóc nhỏ bé dùng 500mg/24 giờ.
- Gentamicin:
Ống 40 – 80mg.
Người lớn tiêm bắp 3mg/kg/24 giờ. Tiêm 1 lần/ngày.
Chú ý: không tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, không nên dùng quá 10 ngày liền.
- Amikacin:
Lọ thuốc bột tiêm 250 – 500mg.
Lọ dung dịch tiêm 1ml/50mg.
Tác dụng với các vi khuẩn đã kháng các AG khác. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm
15mg/kg/24giờ. Chia 2 – 3 lần.
4. Nhóm Lincosamid:
4.1. Tác dụng và cơ chế tác dụng:
Kìm khuẩn do ức chế sự tổng hợp Protein của vi khuẩn.
4.2. Các thuốc:
4.2.1. Lincomycin:
- Dạng thuốc:
+ Nang trụ hay viên bọc đường 250 – 500mg.
+ Lọ thuốc bột 250 – 500mg.
+ Ống tiêm 300 – 600mg.
- Tác dụng: Tác dụng với tụ cầu, liên cầu, lậu cầu………
- Tác dụng không mong muốn:
+ Cũng như một số thuốc kháng sinh khác, Lincomycin gây mất cân bằng tạp
khuẩn ruột gây ra tình trạng loạn khuẩn, dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm gây bệnh ở ống tiêu
hoá. Ngoài ra, thuốc còn gây viêm miệng, viêm lưỡi, gây vị giác bất thường/.
+ Tiêm tĩnh mạch có thể viêm tĩnh mạch, hạ huyết áp.
+ Dị ứng.
105
- Chỉ định:
Nhiễm khuẩn nặng các vi khuẩn kể trên ở đường hô hấp, xương khớp, sinh
dục…….
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm thuốc.
+ Cho con bú.
- Liều dùng: Lincomycin chỉ được hấp thu qua ống tiêu hoá 20 – 30%, thức ăn làm
giảm hấp thu thuốc.
Uống 1,5 – 2g/24 giờ chia 2 lần. Uống xa bữa ăn.
Tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch 0,6 – 1,5/24giờ (không tiêm trực tiếp vào tĩnh
mạch).
4.4.2. Clindamycin:
- Dạng thuốc:
Nang trụ 70mg – 150mg.
Ống tiêm: 4ml có 600mg.
- Tác dụng: là dẫn xuất của Lincomycin có phổ tác dụng tương tự Lincomycin
nhưng được hấp thu tốt hơn qua ống tiêu hoá (90%).
- Tác dụng không mong muốn: ít tai biến hơn Lincomycin.
- Chỉ định và chống chỉ định: giống như Lincomycin.
- Liều dùng:
Uống 150 – 300mg/lần x 4 lần/ngày.
Tiêm bắp 600mg – 2400mg/24 giờ chia làm 2 – 4 lần, không tiêm trực tiếp
vào tĩnh mạch.
5. Nhóm Macrolid:
5.1. Tác dụng – cơ chế tác dụng:
Kìm khuẩn có ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn.
Tác dụng với các cầu khuẩn gram dương, cầu khuẩn gram âm, trực khuẩn gram
dương. Không có tác dụng với trực khuẩn gram âm.
5.2. Chỉ định:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng, hàm, mặt, nhiễm khuẩn sinh dục.
Bệnh do Rickettsia……….
5.3. Thuốc thường dùng:
5.3.1. Erythromycin:
- Dạng thuốc:
Viên nén hoặc viên nang 250 – 500mg.
Gói thuốc bột cho trẻ em không đắng có mùi thơm 125 – 250mg.
- Tác dụng không mong muốn:
Thuốc có ít độc, ít tai biến có thể gây vàng da, ứ mật, uống có thể gây buồn
nôn, nôn, ỉa lỏng. Tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tắc tĩnh mạch.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Suy gan nặng.
106
- Liều dùng: Người lớn uống 1 – 2g/24 giờ chia 4 lần, uống sau bữa ăn.
5.3.2. Spiramycin: (Rovamycine)
- Dạng thuốc: viên nén 1,5 – 3 triệu UI.
- Tác dụng không mong muốn:
Thuốc có ít tai biến, dùng được cho người có thai.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Phụ nữ cho con bú.
- Liều dùng: Người lớn uống 3 triệu UI/lần x 2 – 3 lần/ngày.
5.3.3. Macrolid mới:
- Đặc điểm: khuyếch tán rất tốt vào tế bào phổi, chất tiết phế quản, Amidan,
xương…….
Rất ít tác dụng, không mong muốn.
- Thuốc:
+ Josamycin: Người lớn uống 1,2g/24 giờ.
+ Azithromycin: nồng độ ở mô cao gấp hàng trăm lần ở máu và kéo dài.
Người lớn chỉ cần uống 500mg/1 lần. Ngày 1 lần x 3 ngày.
6. Nhóm Phenicol:
- Tác dụng – cơ chế tác dụng:
Tác dụng kìm khuẩn do ức sự tổng hợp Protein của vi khuẩn. Phổ tác dụng
rộng trên hầu hết các khuẩn gram dương, gram âm, Rickettsia.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Máu: có thể gây thiếu máu nhất là khi dùng liều cao, kéo dài hoặc dùng cho
người suy gan. Nguy hiểm nhất là có thể gây suy tuỷ.
+ Hội chứng xám:
Dễ xảy ra ở trẻ dưới 2 tuần tuổi đặc biệt là trẻ đẻ non do chuyển hoá và thải trừ thuốc
kém nên nồng độ Cloramphenicol trong máu cao.
Triệu chứng: nôn, thở nhanh, căng bụng, tím xanh, ngủ lịm, truỵ mạch và tử vong.
Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ lớn, người lớn nếu dùng liều cao và kèm suy
gan.
+ Thần kinh: Dùng dài ngày có thể gây viêm dây thần kinh thị giác, viêm dây
thần kinh ngoại biên, nói lẫn, mê sảng.
+ Tiêu hoá: buồn nôn, viêm lưỡi, viêm miệng, có vị khó chịu.
+ Dị ứng.
- Chỉ định:
+ Một số bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.
+ Nhiễm khuẩn mắt, tai, da, âm đạo.
- Chống chỉ định:
+ Trẻ sơ sinh.
+ Phụ nữ có thai, cho con bú.
+ Giảm bạch cầu và tiểu cầu.
+ Tủy xương bị ức chế.
107
- Thuốc thường dùng: Cloramphenicol:
+ Dạng thuốc: Viên nén, viên nang 250 – 500mg.
Lọ thuốc bột 1g.
Viên đặt âm đạo 250mg.
+ Liều dùng: Người lớn uống 1,5 – 2g/ngày, chia 4 lần.
Tiêm bắp 1 – 3g/ngày.
Đặt sâu âm đạo 250mg trước khi ngủ để điều trị nhiễm
trùng tại chỗ.
7. Nhóm Tetracyclin:
- Tác dụng – cơ chế tác dụng:
Kìm khuẩn do ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn.
Phổ tác dụng rộng: tác dụng với hầu hết các vi khuẩn, nhưng hiện nay vi
khuẩn đã kháng lại rất nhiều nên thuốc ít được dùng.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Rối loạn tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, đi lỏng do thuốc kích ứng, gây loạn
khuẩn.
+ Vàng răng, hỏng men răng, chậm phát triển xương nếu dùng cho trẻ dưới 8
tuổi hay mẹ dùng thuốc lúc có thai do Tetracyclin gắn với Calci ở răng và xương của trẻ
em.
+ Tổn thương gan: Nhất là dùng liều cao, tiêm tĩnh mạch, thuốc kém chất
lượng.
- Chỉ định:
Bệnh do Brucella (phối hợp với Streptomycin), mắt hột, trứng cá…..
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai, cho con bú.
+ Trẻ em dưới 8 tuổi.
+ Suy gan, thận.
- Các thuốc:
+ Tetracyclin:
Dạng thuốc: viên nén 250mg.
Liều dùng: người lớn uống 0,25 – 0,5g/lần. Ngày 4 lần, uống với nhiều nước
(không uống cùng với sữa).
+ Doxycyclin:
Thuốc ít độc với gan, tác dụng kéo dài Tetracyclin.
Liều dùng: Ngày đầu uống 200mg, uống 1 lần sau khi ăn, những ngày sau
uống 100mg.
8. Nhóm Quinolon:
8.1. Tác dụng và cơ chế tác dụng:
Diệt khuẩn do ức chế tổng hợp AND của vi khuẩn.
Tác dụng với trực khuẩn gram âm, lậu cầu, tụ cầu…..
8.2. Tác dụng không mong muốn:
- Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, cảm giác đè nặng ở dạ dày.
108
- Sụn: ở động vật thí nghiệm, người ta thấy Quinolon ảnh hưởng đến sự phát triển
sụn.
- Viêm gan Achile có thể bị đứt gân nên phải ngừng thuốc và điều trị.
- Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, ngủ gà, ảo giác thường hay thấy ở người cao tuổi
và suy thận.
- Da: có thể có dấu hiệu dị ứng ngoài da.
- Tiêm tĩnh mạch dễ bị ngừng thở và truỵ hô hấp.
8.3. Chỉ định:
Nhiễm khuẩn nặng toàn thân như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm màng
trong tim, nhiễm khuẩn ở xương khớp, bệnh lâu, nhiễm khuẩn tiết niệu…..
8.4. Chống chỉ định:
- Có thai 3 tháng đầu, tháng cuối cùng.
- Cho con bú.
- Dưới 16 tuổi.
- Lái tàu xe, làm việc trên cao, tiếp xúc với máy móc chính xác.
- Thận trọng với người suy gan, thận.
8.5. Các thuốc:
- Norfloxacin:
+ Dạng thuốc: viên nén 200 – 400mg.
+ Liều dùng: người lớn uống 400/lần x 2 – 3 lần/ngày, uống xa bữa ăn, uống
với nhiều nước.
- Pefloxacin:
+ Dạng thuốc: viên nén 400mg.
+ Liều dùng:
Người lớn uống 400mg/lần x 2 lần/ngày, uống vào bữa ăn.
+ Dạng thuốc: nang trụ 150g.
+ Liều dùng: người lớn uống 300mg/24 giờ, uống 1 lần hay chia 2 lần. Uống
xa bữa ăn.
- Ciprofloxacin:
+ Dạng thuốc: viên nén 250mg – 500mg – 750mg.
Lọ 200mg/100ml.
+ Liều dùng: người lớn uống 250mg – 750mg/lần, 1 – 2 lần/24 giờ, uống xa
bữa ăn, uống với nhiều nước.
Tiêm truyền TM 200mg/lần, 2 – 3 lần/ 24 giờ.
9. Sulfamid:
9.1. Phân loại:
- Thải trừ nhanh: Sulfafurazol………
- Thải trừ hơi chậm: Sulfamethoxazol……..
- Thải trừ chậm: Sulfamethoxypyridazin.
- Thải trừ rất chậm: Sulfadoxin.
- Loại ít hấp thụ qua ống tiêu hoá khi uống: Sulfaguanidin…………
9.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng:
109
Do cấu trúc tương tự Acid Para – Amino – Benzoic (chất cần cho sự sinh sản của vi
khuẩn) nên Sulffamid tranh chấp vớ Acid này làm cho vi khuẩn ngừng sinh sản. Như vậy,
Sulfamid có tác dụng kìm khuẩn.
Sulfamid có tác dụng với nhiều loại vi khẩun như liên cầu, màng não cầu, trực khuẩn
lỵ, trực khuẩn hủi, ký sinh trùng sốt rét, virus mắt hột…….
9.3. Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn hô hấp.
- Nhiễm khuẩn ruột.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Bệnh phong, bệnh sốt rét, dự phòng dịch tả………
9.4. Tác dụng không mong muốn:
- Dị ứng: phát ban, ngứa, mày đay, bọng nước, ban xuất huyết, ban đỏ, bong biểu
bì có thể tử vong.
Bôi Sulfamid có thể gây viêm da do tiếp xúc. Biểu hiện như: sốt, phát ban, mày đay,
đau khớp, khó thở, viêm thận kẽ.
- Máu: giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu cấp tính.
- Thần kinh: mất ngủ, mệt mỏi, ù tai, nhức đầu (nhất là trẻ sơ sinh, đặc biệt là sơ
sinh non, yếu).
- Thận: Sulfamid thải trừ yếu qua thận. Khi thải trừ, Sulfamid tạo thành những tinh
thể sắc cạnh lắng đọng ở ống thận có khi gây vô niệu. Vì vậy, khi dùng Sulfamid cần uống
nhiều nước.
9.5. Thuốc thường dùng:
* Cotrimoxazol (Bactrim, Biseptol, Trimazol)
- Trong thành phần có chứa 2 thuốc:
1 viên 480mg có: Sulfamethoxazol 400mg
Trimethoprim 80g
Tỷ lệ phối hợp 5 phần Sulfamid và một phần Trimethoprim thì có tác dụng kháng
khuẩn mạnh nhất (gấp 20 – 100 lần so với dùng Sulfamid đơn thuần).
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Có thai, cho con bú.
+ Rối loạn nặng chức năng gan, thận.
+ Tổn thương nặng công thức máu.
+ Trẻ < 3 tháng tuổi.
- Liều dùng: người lớn uống 2 viên/lần, sau bữa ăn. Ngày uống 2 lần.
* Các thuốc khác:
- Sulfamethoxypyridazin (SMP). Ngày uống 1g, những ngày sau uống 0,5g.
- Sulfadoxin: Uống liều duy nhất 1g.

110
Bảng 10.1: Mối liên quan giữa vi khuẩn - bệnh và kháng sinh điều trị
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
Cầu khuẩn gram dương
Áp xe, nhiễm CephalosporinI,
khuẩn huyết clindamycin,
Nafcilin (oxacilin)
Viêm màng trong eytromycin
Staphylococcus aureus (tụ tim
cầu vàng) vancomycin
Viêm phổi Nếu kháng
Ciprofloxacin +
methicilin
Viêm xương tuỷ,
Rifampicin
viêm mô tế bào Vancomycin
Viêm thanh quản,
viêm xoang, viêm
phổi, viêm tai Penicilin Cephalosporin I.
giữa, viêm mô tế erythromycin
Streptococcus pyogenes bào, nhiễm khuẩn Amoxicilin
clindamycin
huyết, sốc nhiễm
độc và các nhiễm vancomycin
khuẩn toàn thân
khác.
Viêm màng trong
Streptococcus viridians tim Ceftriaxon,
Penicilin G 

Streptococcus bovis Nhiễm khuẩn gentamycin Vancomycin


huyết
Nhiễm khuẩn
huyết Ampicillin
Cephalosporin l,
(penicilin G) 
Streptococcus agalactiae vancomycin
Viêm màng trong aminosid
tim
(nhóm B)
Ceftriaxon
Viêm màng não cefotaxim

111
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
cloramphenicol
Nhiễm khuẩn Cephalosporin l
huyết
Clindamycin
Streptococcus ưa khí Viêm màng trong Penicilin G
tim, viêm xoang, Erythromycin
áp xe não và các áp
xe khác Cloramphenicol
Nhạy cảm với
penicilin Cephalosporin l
Viêm phổi
Penicilin, C-trimoxazol
Viêm xoang
amoxicillin
Kháng penicilin Clidamycin
Viêm tai

Ceftriaxon, Cefotaxim
Viêm xương
cefotaxim,
Vancomycin Ceftriaxon
Nhạy cảm với
Streptococcus penicilin
Vancomycin +
pneumonia
Penicilin
rifampicin
Viêm màng trong
Cloramphenicol
tim Cefotraxim,
ceftriaxon
Viêm não Kháng penicilin

Các nhiễm khuẩn Vancomycin +


nặng cefotaxim
Cloramphenicol

Cefotaxim +
rifampicin

112
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
Vancomycin +
rifampicin
Viêm màng trong
tim Gentamycin +
Vancomycin +
penicilinG
Các nhiễm khuẩn
gentamycin
Enterococcus nặng khác(nhiễm (ampicilin)
khuẩn huyết)
Vancomycin,
Nhiễm khuẩn Ampicilin
đường niệu (penicilin)
ciprofloxacin
Trực khuẩn gram dương ưa khí
Erythromycin
doxyciclin
Bacillus anthracis Viêm phổi mủ Penicilin G
cephalosporin l,

cloramphenicol
Bạch hầu, viêm Clindamycin
Corynebacterium thanh quản, viêm
Erythromycin cephalosporin l
diphtheria phổi và các viêm
khác. fifampicin
Tổn thương thần Penicilin Co-trimoxazol
G
kinh (viêm màng (ampicilin)
Listeria monocytogenes erythromycin
não), nhiễm khuẩn
huyết. + gentamycin
cloramphenicol
Trực khuẩn gram dương kị khí
Cefoxitin,
Hoại thư sinh hơi
Clostridium perfringens cefotetan,
Penicilin G
và các chủng khác
Ngộ độc thức ăn
ceftizixim

113
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
imipenem
Clindamycin
Penicilin G,
Clostridium tetani Uốn ván
vancomycin
Doxycyclin
Viêm ruột kết Metronidazol
Clostridium difficile Metronidazol uống
màng giả uống
Cầu khuẩn gram âm
Cephalosphorin
Amoxicilin + acid
II, III
clavulanic,
Viêm tai, xoang, ciprofloxacin
Moraxella catarrhalis Ampicilin +
phổi
sulbactam,
erythromycin

Co-trimoxazol
tetracycline
Nhạy cảm với
penicilin: Ceftriaxon,
cefixim,
Ampicilin
cefoxitin,
Neisseria gonorhoeae (amoxicilin,
doxycyclin,
Lậu cầu penicilin G) +
erythromycin,
= Gonococcus probenecid
ciprofloxacin,
ofloxacin,
kháng penicilin
spectinomycin
Ceftriaxon, cefixim
Cefotaxzim,
Viêm màng não
Neisseria meningitidis ceftriaxon,
Penicilin G,
cloramphenicol,
Nhiễm khuẩn rifampicin
= Meningococcus ciprofloxacin,
huyết
minocylin
Trực khuẩn gram âm
Nhiễm khuẩn tiết Imipenem, Penicilin phổ
niệu aminosid rộng, Co-

114
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
Enterobacteriaceae trimoxazol,
ciprofloxacin,
ofloxacin
Cefuroxim
Co-trimoxazol
Viêm tai giữa, ampicillin
viêm xoang, viêm
Amoxycillin + acid
phổi amoxycillin
clavulanic
Haemophilus influenza azithromycin
Ceftriaxon,
Co- trimoxazol
Viêm màng não, cefotaxim
viêm nắp thanh
Ampicilin +
môn hoặc
sulbactam
cloramphenicol
Ceftriaxon,
Ciprofloxacin,
Haemophilus ducreiji Hạ cam Co-trimoxazol, doxyciclin,
sulfamid
erythromycin
Doxycyclin +
gentamycin
Co-trimoxazol
Bệnh nhiễm Doxycyclin +
Brucella  gentamycin
brucella Rifampicin
Cloramphenicol
Co-trimoxazol +
rifampicin
Doxycyclin,
Streptomycin 
Yersinia perstis Dịch hạch
tetracyclin ciprofloxacin,
cloramphenicol
Nhiễm khuẩn Co-trimoxazol, Cephalosporin
Yersinia enterocolitica huyết aminosid, III
cloramphenicol
115
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
Bệnh giả lao ciprofloxacin

(ofloxacin)
Nhiễm khuẩn súc Cephalosporin I
Penicilin G
vật cắn, áp xe,
Pasteurella multocida nhiễm khuẩn hoặc ceftriaxon,
Amoxycillin + acid
huyết, viêm màng
Clavulanic
não. doxycyclin
Co-trimoxazol
Doxycyclin,ciprofl
Vibrio choleae Bệnh tả
oxacin (oxloxacin)
Cloramphenicol
Ciprofloxacin,

azthromycin
Erythromycin +
Viêm phổi không
Legionella pneumophilia
điển hình (clarithromycin)
rifampicin
,

Co-trimoxazol
Erythromycin

clindamycin
Ciprofloxacin,
Campylobacter jejuni Viêm ruột
ofloxacin
azithromycin

clarithromycin
Nhiễm khuẩn Ceftriaxon,
huyết imipenem
Gentamicin,
Campylobacter fetus Viêm màng trong ciprofloxacin
ampicilin
tim
(ofloxacin)
Viêm màng não Cloramphenicol
Trực khuẩn kháng acid

116
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
INH + rifampicin +

Mycobacterium
Bệnh lao ethambutol +
tuberculosis
pyrazinamid theo
phác đồ
Clarithromycin
Nhiễm khuẩn cơ Rifabutin,
Mycobacterium avium
hội ở bệnh nhân ethambutol 
amikacin
Mycobacterium suy giảm miễn clofazimin
kansasii… dịch rifampicin
ciprofloxacin
Dapson + Clofazimin,
Mycobacterium laprae Bệnh phong rifampicin theo
phác đồ Ofloxacin
Xoắn khuẩn
Ceftriaxon,
Treponema pallidum Giang mai Penicilin G
Doxycyclin
Penicilin G,
Treponema perenue Ghẻ, cóc Doxycyclin
streptomycin
Amoxycillin

ceftriaxon
Ban da (bệnh
Doxycyclin
Lyme)
azithromycin
Borrelia burgdorferi
clarithromycin
Giai đoạn tổn Penicilin
thương thần kinh, Ceftriaxon
tĩnh mạch và khớp Tetracycline
Erythromycin
Borrelia recurrentis Sốt tái phát Doxycyclin
penicilin G

117
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
Bệnh Weil, viêm
Leptospira Penicilin G Doxycyclin
màng não
Campylobacter
Viêm dạ dày, ruột
(Helicobacter pylori)
Các actinomyces
Các tổn thương cổ, Doxycyclin
Penicilin G,
Actinomyces israelii mặt, ngực và các
ampicilin
nơi khác erythromycin
Minocyclin +
sulfamid

Amoxycilin +
acid
Tổn thương phổi,
Norcadia asteroid áp xe não và các Co-trimoxazol clavulanic
tổn thương khác
Imipenem,

amikacin

ceftriaxon
Các vi khuẩn nội bào
Viêm niệu đạo
Ureaplasma urealyticum Doxycyclin Erythromycin
không đặc hiệu
Azithromycin,
Viêm phổi không Erythromycin,
Mycoplasma pneumoniae
điển hình doxycyclin
clarithromycin
Sốt các loại do

Rickettsia Ricketsia, Doxycyclin Cloramphenicol

Sốt hồi quy


Chlamydia psittaci Bệnh do chim Doxycyclin Cloramphenicol

118
Kháng sinh lựa chọn
Tên vi khuẩn Bệnh Lựa chọn
Lựa chọn 1
2
Bệnh của tổ chức
Erythromycin
lymphô
(Hodgkin), đau azithromycin
Chlamydia trachomatis mắt hột, viêm kết Doxycyclin
mạc, viêm niệu clarithromycin
đạo không đặc
sulfamid
hiệu
Erythromycin

azitromycin
Chlamydia pneumoniae Viêm phổi Doxycyclin
clarithromycin

sulfamid
Clindamycin 

Pneumocystis carinii Viêm phổi Co-trimoxazol primaquin,

pentamidin

LƯỢNG GIÁ
* Trả lời ngắn:
1. Kháng sinh có nguồn gốc từ:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Tổng hợp, bán tổng hợp.
2. Kháng sinh có tác dụng điều trị (A)……………………với liều thấp do
(B)…………………………………một số quá trình sống của sinh vật.
3. Cơ chế tác dụng của nhóm Bêta – Lactam là ức chế (A)…………………………… men
này cần cho sự tạo thành (B)………………………..tế bào vi khuẩn.
4. Nếu dùng Penicilin G theo đường uống thì Penicilin G sẽ bị (A)………..bởi
(B)…………………………………
5. Penicilin G tác dụng với các cầu khuẩn Gram (-) như;
A………………………………….
B…………………………………..

119
6. Tai biến nguy hiểm nhất của Penicilin G có thể gây tử vong là (A)…………………vì
vậy trước khi dùng phải (B)………………..
7. Người ta dùng Penicilin V theo đường (A)……………………., Penicilin G theo đường
(B)………………………………
8. Tác dụng không mong muốn của nhóm kháng sinh Cephalosporin là:
A………………………………….
B…………………………………..
9. Kháng sinh nhóm AG có thể gây rối loạn tiền đình biểu hiện bằng các triệu chứng:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Mất điều hoà.
10. Tai biến của nhóm kháng sinh AG là:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Giãn cơ
D. Dị ứng
11. Kể tên thuốc nhóm kháng sinh AG đã học:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Amikacin
12. Chống chỉ định của Cloramphenicol là:
A………………………………….
B. Có thai, cho con bú
C. ………………………………….
13. Uống Tetracyclin cùng với sữa thì sự hấp thụ thuốc sẽ (A)…………………vì thuốc kết
hợp với Calci có trong sữa tạo thành (B)……………….
14. Chống chỉ định của Tetracyclin là:
A………………………………….
B…………………………………..
C. Suy gan, thận.
15. Tetracyclin gắn vào (A)…………………………………..của răng trẻ nhỏ gây
(B)……………………………………..
16. Kháng sinh nhóm Quinolon diệt khuẩn do (A)………………..sự tổng hợp
(B)…………………………………..
17. Chống chỉ định của nhóm kháng sinh Quinolon là:
A. Có thai 3 tháng đầu và tháng cuối.
B………………………………….
C…………………………………..
D. Lái tàu, xe, làm việc trên cao.
18. Tác dụng không mong muốn của kháng sinh nhóm Quinolon với tiêu hoá là:
A………………………………….
B…………………………………..
120
C. Cảm giác đè nặng ở dạ dày.
19. Kể 2 kháng sinh chống nấm đã học:
A………………………………….
B…………………………………..
20. Điều trị nấm âm đạo dùng Nystatin bằng cách (A)………………………..điều trị nấm
miệng dùng Nystatin bằng cách (B)……………………………………

* Phân biệt đúng sai:


21. Phải dùng kháng sinh sớm ngay từ khi có triệu chứng nhiễm khuẩn.
22. Khi dùng kháng sinh, phải dùng liều nhỏ tăng dần để thăm dò sức chịu đựng của người
bệnh.
23. Dùng kháng sinh phải giảm liều dần trước khi ngừng thuốc.
24. Penicilin V bị phá hủy bởi dịch vị.
25. Ampicilin được hấp thu hoàn toàn khi uống.
26. Amoxicilin được hấp thu qua ống tiêu hoá tốt hơn Ampicilin.
27. Phải uống Amoxicilin vào bữa ăn.
28. Gentamicin được hấp thụ tốt qua ống tiêu hoá.
29. Uống Streptomycin để điều trị lao phổi.
30. Khánh sinh nhóm AG có thể gây điếc không hồi phục.
31. Không dùng kháng sinh nhóm Quinolon cho người lái tàu xe.
32. Không dùng Ampicilin cho người làm việc ở trên cao.
33. Griseofuvin không được hấp thu qua ống tiêu hoá.
34. Uống Griseofuvin để điều trị nấm tóc.
35. Uống Nystatin để điều trị nấm da.
36. Uống Griseofuvin để điều trị nấm móng.
37. Nystatin là thuốc dễ uống do có vi ngọt.
38. Sulfamid có tác dụng diệt khuẩn.
39. Cấm dùng Sulfamid cho phụ nữ có thai.
40. Sulfamid có thể gây quái thai.
41. Quinin là kháng sinh nhóm Quinolon.

* Chọn 1 ý đúng nhất:


42. Một bệnh nhân vào viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng
nhưng chưa rõ nguyên nhân. Hãy chọn một cách điều trị tốt nhất.
A. Theo dõi chưa dùng kháng sinh.
B. Dùng kháng sinh ngay.
C. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm rồi dùng kháng sinh ngay.
D. Làm xét nghiệm cấp cứu, đợi kết quả xét nghiệm rồi chọn kháng sinh phù hợp
với kết quả xét nghiệm.
43. Penicilin G có tác dụng với:
A. Liên cầu, phế cầu, trực khuẩn lao.
B. Liên cầu, phế cầu, lậu cầu.
121
C. Liên cầu, phế cầu, trực khuẩn lỵ.
D. Trực khuẩn thương hàn, phế cầu, tụ cầu.
44. Thử phản ứng nội bì Penicilin G, cần đưa vào cơ thể bệnh nhân một lượng thuốc là:
A. 10 đơn vị quốc tế.
B. 50 đơn vị quốc tế.
C. 100 đơn vị quốc tế.
D. 1000 đơn vị quốc tế.
45. Uống Penicilin V tốt nhất vào lúc:
A. 8 giờ sáng.
B. Trước bữa ăn 1 giờ.
C. Ngay sau bữa ăn.
D. Trước khi ngủ.
46. Nên uống Amoxicilin vào lúc:
A. 8 giờ sáng
B. Trước bữa ăn 1 giờ.
C. Vào bữa ăn.
D. Trước khi ngủ.
47. Ampicilin được hấp thu qua ống tiêu hoá khoảng:
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
48. Amoxicilin được hấp thu qua ống tiêu hoá khoảng:
A. 20% - 30%
B. 40% - 50%
C. 60% - 70%
D. 80% - 90%
49. Khi dùng phối hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin với Furosemid thì:
A. Tác dụng kháng sinh tăng lên.
B. Không ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của kháng sinh.
C. Giảm tác dụng của kháng sinh.
D. Tăng độc tính của kháng sinh.
50. Trong các nhóm kháng sinh sau, nhóm kháng sinh không dùng cho người lái tàu xe là:
A. Nhóm Bêta – Lactam.
B. Nhóm Aminoglycosid.
C. Nhóm Tetracyclin.
D. Nhóm Quinolon.
51. Để điều trị nấm da, có thể uống:
A. Nystatin
B. Griseofulvin
C. Ampicilin
D. Cefalexin
122
52. Uống Nystatin để điều trị:
A. Nấm miệng
B. Nấm da
C. Nấm ruột
D. Nấm tóc
53. Cần uống với nhiều nước khi dùng thuốc:
A. Ampicilin
B. Penicilin V
C. Amoxicilin
D. Co – Trimoxazol
54. Trong các thuốc sau, thuốc dễ lắng đọng ở ống thận là:
A. Ampicilin
B. Amoxicilin
C. Bactrim
D. Erythromycin
55. Bactrim là thuốc phối hợp Sulfamid với:
A. Penicilin
B. Amoxicilin
C. Sulfamethoxazol
D. Trimethoprim
56. Không dùng Bactrim cho trẻ:
A. Sơ sinh
B. Dưới 3 tháng
C. Dưới 6 tháng
D. Dưới 12 tháng

123
Bài 11
THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được đại cương về dị ứng và thuốc chống dị ứng. Trình bày được tác
dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định của các thuốc kháng Histamin
H1.
2.Trình bày được tác dụng,tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng và liều dùng của thuốc Clorpheniramin, promethazin, loratadin,

NỘI DUNG
1. Đại cương:
1.1. Khái niệm về dị ứng:
- Dị ứng là trạng thái phản ứng khác thường của một cơ thể khi tiếp xúc với kháng
nguyên (còn gọi là dị nguyên) lần thứ hai và các lần sau. Dị ứng có thể xẩy ra nhẹ, nhanh
khỏi có thể xẩy ra dữ dội dẫn đến “sốc phản vệ”.
Kháng nguyên có thể là: thức ăn, mỹ phẩm, thuốc, phấn hoa, bụi, khói, nọc côn
trùng, lông súc vật…….
- Kháng nguyên từ ngoài đưa vào sẽ kích thích cơ thể sinh kháng thể. Khi cơ thể
gặp kháng nguyên lần thứ hai và các lần sau sẽ xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể
làm giải phóng Histamin và các chất trung gian hoá học khác: Serotonin, Bradykinin…
Triệu chứng của dị ứng là biểu hiện chủ yếu của Histamin như: mày đay, khó thở, hạ huyết
áp, truỵ tim mạch, ……
Hiện nay, do có nhiều chủng loại thuốc ra đời, việc quản lý thuốc không chặt chẽ,
sử dụng thuốc không đúng nên dị ứng thuốc ngày càng gia tăng.
1.2. Thuốc chống dị ứng:
Thuốc chống dị ứng có tác dụng ngăn cản sự giải phóng ra Histamin hay đối lập
với những biểu hiện của Histamin.
Các thuốc chống dị ứng gồm:
+ Thuốc kháng Histamin có nguồn gốc tự nhiên: Adrenlin, Ephedrin,
Theophylin …………
+ Thuốc kháng Histamin H1 có nguồn gốc tổng hợp: Prometazin,
Clorphenamin, Dimedron, loratadin, cetirizin…
- Các Glucocorticoid.
- Các Glubulin miễn dịch.
- Một số cây thuốc nam: Kim ngân, Sài đất, Bồ công anh ……..

124
2. Thuốc kháng Histamin H1 tổng hợp:
2.1. Tác dụng:
Chống dị ứng, ngoài ra còn có tác dụng chống nôn, an thần, dịu ho.
2.2. Cơ chế tác dụng:
Thuốc kháng Histamin tổng hợp có công thức cấu tạo tương tự Histamin nên những
thuốc này cạnh tranh với Histamin tại Receptor và làm mất những biểu hiện của Histamin
trong các phản ứng dị ứng.
2.3. Tác dụng không mong muốn:
- Thần kinh: tác dụng tùy theo cá thể, thường là ức chế (gây ngủ gà, khó chịu, giảm
phản xạ, mệt mỏi, chóng mặt). Do vậy, không được dùng thuốc này cho những người lái
tàu, xe, vận hành máy móc hoặc làm việc ở những nơi nguy hiểm (trên cao….). Tác dụng
ức chế thần kinh trung ương sẽ tăng nếu dùng phối hợp với rượu Ethylic hoặc thuốc ức chế
thần kinh trung ương.
Ở một số người (nhất là trẻ bú mẹ) có biểu hiện kích thích làm mất ngủ, dễ kích
động, có khi co giật.
- Tiêu hoá: Gây khô miệng, táo bón.
- Hô hấp: khó khạc đờm.
- Tiết niệu, sinh dục: khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương.
- Tim: Gây đánh trống ngực.
- Giảm tiết sữa.
- Dị ứng: có thể xảy ra sau khi uống, tiêm và nhất là bôi vùng có xước da.
- Kích thích tại chỗ: vì vậy không tiêm dưới da (gây đau).
2.4. Chỉ định:
- Bệnh có tính chất dị ứng: viêm mũi dị ứng, mày đay, biểu hiện tại chỗ do côn
trùng đốt, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn.
- Những trường hợp không liên quan đến dị ứng:
+ Phòng say tàu xe: uống trước khi khởi hành 30 phút.
+ Mốt số thuốc còn dùng để giảm ho, gây ngủ.
2.5. Chống chỉ định:
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Nghẽn ống tiêu hoá và đường tiết niệu.
- Nhược cơ.
- Không bôi ngoài da khi tổn thương da.

125
3. Các thuốc thường dùng:
PROMETHAZIN HYDROCLORID
Tên khác: Diprazin, Pipolphen, Fenergan
Dạng thuốc: Viên bao 0,015g; 0,025g, ống tiêm: 0,05g/2ml; siro 10/00, Kem bôi 5%.
1. Tác dụng
Chống dị ứng mạnh, giảm đau, gây ngủ.
2. Chỉ định
Chữa dị ứng do mọi nguyên nhân (do thức ăn, thời tiết, thuốc...) với các biểu hiện
như: Nổi mày đay, mẩn ngứa, phù nề, hen xuyễn, ho, đau dây thần kinh...Thuốc còn được
dùng cho trường hợp: Tâm thần rối loạn, mất ngủ, viêm loét dạ dày, ruột và làm thuốc tiền
mê trong ngoại khoa.
3. Chống chỉ định
Người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông.
4. Thận trọng
- Không dùng thuốc qua đường tiêm dưới da.
- Khi dùng thuốc nên nằm nghỉ (nhất là sau khi tiêm) vì làm hạ huyết áp.
5. Tác dụng không mong muốn
Khô miệng, chóng mặt, nôn nao, khi tiêm gây hạ huyết áp thế đứng.
6. Cách dùng, liều lượng
Uống, tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm.
- Người lớn:
+ Uống: 0,025g/lần; 1- 3 lần/24 giờ.
+ Tiêm bắp: 0,025 - 0,05g/lần; 1 - 2 lần/24 giờ.
+ Tiêm tĩnh mạch (chỉ áp dụng trong ngoại khoa): 0,025g.
- Trẻ em: Tùy theo lứa tuổi, có thể dùng từ 0,025g - 0,05g/24 giờ.

DIMEDROL
Tên khác: Diphenhydramin, Allergin, Dimidrin, Amidril

Dạng thuốc: Viên bao 0,01g, ống tiêm 1ml = 0,01g.


1. Tác dụng
Chống dị ứng, chống co thắt, an thần và gây ngủ.
2. Chỉ định
Dị ứng do mọi nguyên nhân, say tàu xe, say sóng, nôn mửa khi có thai, mất ngủ, hội
chứng Parkinson.
3. Chống chỉ định
Tiêm dưới da, người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông.
4. Tác dụng không mong muốn
Gây khô miệng, chóng mặt buồn nôn, hạ huyết áp thế đứng nhưng khi ngừng thuốc
sẽ hết.
5. Cách dùng, liều lượng
- Uống, tiêm bắp, tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.
- Liều lượng:
+ Uống: 0,03 - 0,05g/lần; 1- 3 lần/24 giờ.
+ Tiêm bắp: 0,01 - 0,02 g/lần; 1 - 2 lần/24 giờ.

126
- Tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch: 0,02g - o,o5g (hòa tan trong dung dịch natri clorid
0
9 /00).

CLORPHENIRAMIN
Tên khác: Allergin, Lentostamin
Dạng thuốc: Viên nén 2mg; viên bọc đường 4mg, 6mg; siro 0,5mg/5ml; ống tiêm 1ml có
chứa 5mg, 10mg.
1. Tác dụng
Chống dị ứng mạnh hơn Promethazin, gây ngủ.
2. Chỉ định
Dị ứng do mọi nguyên nhân, sổ mũi, ngạt mũi do co thắt, phù Quincke, viêm kết
mạc do dị ứng.
3. Chống chỉ định
Người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông.
4. Thận trọng
Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc.
5. Cách dùng, liều lượng
- Người lớn:
+ Uống 4 - 16 mg/ngày; chia làm 3 - 4 lần.
+ Tiêm bắp 10mg - 20mg/lần; tiêm 1 - 2 lần trong ngày.
- Trẻ em:
+ Uống 0,3 mg/1kg thể trọng/ngày; chia làm 3 - 4 lần.

LORATADIN
Viên nén 10mg, siro 1mg/mL, viên nén Claritin - D (10mg loratadin + 240mg
pseudoephedrin sulphat).
1. Tác dụng
Làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng
histamin. Còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay. Không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ
giúp với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Thuốc không có tác
dụng an thần, ít có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương so với các thuốc kháng H 1 thế
hệ II khác. Loratadin dùng ngày một lần, là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm
mũi dị ứng và mày đay dị ứng.
2. Tác dụng không mong muốn
Khi dùng với liều lớn hơn 10mg hàng ngày có thể xảy ra một số tác dụng không
mong muốn như: đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc..
3. Chỉ định
Viêm mũi dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng
Ngứa và mày đay có liên quan đến histamin
4. Chống chỉ định
Quá mẫn với thuốc
5. Thận trọng
- Suy gan
- Khi dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy
cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin. Với phụ nữ có
thai, chỉ dùng loratadin khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn. Loratadin và
127
chất chuyển hóa của nó tiết vào sữa mẹ, vì vậy phụ nữ đang cho con bú nếu cần dùng thuốc
nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.
6. Liều dùng, cách dùng
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 10mg/24 giờ
- Trẻ em từ 2-12 tuổi.
Trọng lượng cơ thể > 30kg: 10ml (1mg/ml) siro loratadin/24 giờ.
Trọng lượng cơ thể < 30kg: 5ml (1mg/ml) siro loratadin/24 giờ
- An toàn và hiệu quả khi dùng loratadin cho trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định.
- Người bị suy gan hoặc suy thận nặng: Dùng liều ban đầu 10mg (viên nén hoặc siro)
cứ 2 ngày dùng một lần.
CETIRIZIN

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 5 mg, 10 mg; dung dịch 1 mg/1 ml
1. Chỉ định: Các thể viêm mũi dị ứng; mày đay; phù Quincke.
2. Chống chỉ định: Dị ứng với cetirizin; phụ nữ có thai và cho con bú.
3.Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp: Ngủ gà, mệt, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. ít gặp:
Chán hoặc thèm ăn, bí tiểu, tăng tiết nước bọt.
Hiếm gặp: Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp; sốc phản vệ; viêm gan
ứ mật; viêm cầu thận.
4. Thận trọng: Tránh dùng thuốc cùng với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung
ương.
5. Liều lượng và cách dùng
Viên nén: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi uống 1 viên 10 mg/ngày hoặc uống 5
mg/lần, 2 lần/ngày.
Dung dịch: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 ml (10 mg) 1 lần/ngày hoặc uống
5 mg/lần x 2 lần/ngày. ở người suy thận, giảm nửa liều.
6. Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Gây ngủ gà ở người lớn, trẻ em có thể bị kích động.
Xử trí: Cần gây nôn và rửa dạ dày. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
7. Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ 15 - 30 oC.

ALIMEMAZIN
Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 5 mg, 10 mg. Siro: 7,5 mg/5 ml, 30 mg/5 ml (siro
mạnh). Thuốc tiêm 25 mg/5 ml.
1. Chỉ định: Dị ứng đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi) và dị ứng ngoài da
(mày đay, phù Quincke, mẩn ngứa); nôn thường xuyên ở trẻ em; mất ngủ ở người lớn và
trẻ em. Trạng thái sảng rượu cấp (do cai rượu). Tiền mê trước phẫu thuật.
2. Chống chỉ định: Suy gan; suy thận; động kinh; bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp;
phì đại tuyến tiền liệt; u tế bào ưa crôm, bệnh nhược cơ; người mẫn cảm với phenothiazin
hoặc có tiền sử mắc bệnh glôcôm góc hẹp; các trường hợp quá liều do barbiturat, opiat và
rượu; giảm bạch cầu; thời kỳ mang thai; trẻ em dưới 2 tuổi.
3. Liều lượng và cách dùng
128
Chữa mày đay, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng: Người lớn: 10 mg/lần, 2 - 3 lần một
ngày, có thể tới liều tối đa 100 mg một ngày trong những trường hợp nặng. Người cao
tuổi: 10 mg/lần, ngày 1 - 2 lần. Trẻ em trên 2 tuổi: 2,5 - 5 mg/lần, ngày 3 - 4 lần
Gây ngủ: Người lớn: 5 - 20 mg, uống trước khi đi ngủ. Trẻ em: 0,25 - 0,5 mg/kg thể
trọng/ngày, trước khi đi ngủ.
Tiền mê: Người lớn: Tiêm bắp hay tĩnh mạch 25 - 50 mg, 1 - 2 giờ trước khi phẫu
thuật. Trẻ em 2 - 7 tuổi: Uống tối đa 2 mg/kg trước khi phẫu thuật 1 - 2 giờ. Dùng trong
trạng thái kích động (sảng rượu cấp do cai rượu): Người lớn uống hoặc tiêm bắp hay tĩnh
mạch 50 - 200 mg/ngày.
Chống ho: Người lớn 5 - 40 mg/ngày, chia nhiều lần. Trẻ em: 0,5 mg/kg/ngày, chia nhiều
lần.
4. Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Buồn ngủ, mất ý thức, hạ huyết áp, tăng nhịp tim, hạ thân nhiệt, các
phản ứng ngoại tháp trầm trọng có thể xảy ra.
Xử trí: Rửa dạ dày. Có thể dùng than hoạt. Truyền dịch ấm, trường hợp nặng phải
thở máy, điều chỉnh nhịp tim. Co giật cần điều trị bằng diazepam tiêm tĩnh mạch.

LƯỢNG GIÁ
Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....)
1. Hai tác dụng phụ của thuốc Histamin là:
A................................
B................................
2. Hai tác dụng của Clophenamin là:
A.................................
B..................................
3. Histamin có hoạt tính sinh học.................(A) và phạm vi hoạt động rất..................(B)
4. Histamin có hoạt tính.........................(A) và phạm vi................................(B)
Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ
B (cho câu sai)
5. Tác dụng không mong muốn của Promethazin hydroclorid là gây nhức đầu, tăng huyết
áp, xơ cứng mạch A-B
6. Tác dụng của Dimedrol là chống dị ứng, an thần, gây ngủ A-B
7. Clophenamin có tác dụng chống dị ứng mạnh hơn Promethazin A-B
8. Histalong là thuốc chống dị ứng có tác dụng kéo dài A-B
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp mà
bạn lựa chọn
9. Tác dụng không mong muốn của Promethazin hydroclorid là:
A. Khô miệng
B. Chóng mặt
C. Hạ huyết áp thế đứng (khi tiêm)
D. Gây ngủ gà
E. Tất cả đều đúng
10. Chỉ định dùng Dimedrol trong các trường hợp
A. Dị ứng do mọi nguyên nhân

129
B. Say tàu xe
C. Nôn mửa do thai nghén
11. Cách dùng Clorphenamin là:
A. Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp
B. Tiêm bắp, tiêm dưới da
C. Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
D. Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
E. Tất cả các câu trên đều sai
12. Chống chỉ định của Clorphenamin là:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm bắp
C. Người đang điều khiển máy móc, các phương tiện giao thông
D. Phối hợp với thuốc đau dạ dày
E. Người bị bệnh gan, thận
Trả lời các câu hỏi sau
1. Trình bày cơ chế tác dụng của nước và nguyên tắc chung trong sử dụng thuốc chống dị
ứng tổng hợp?
2. Trình bày tác dụng chính, phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và bảo quản các thuốc
chống dị ứng tổng hợp đã học?

130
Bài 12
VITAMIN, KHOÁNG CHẤT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được đại cương về Vitamin.
2. Trình bày được nguồn gốc, tác dụng, cách dùng một số Vitamin thông thường.

NỘI DUNG
1. Đại cương:
1.1. Đặc điểm và vai trò của Vitamin:
Vitamin còn gọi là sinh tố, là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp
được (một số Vitamin có thể được vi khuẩn ruột tổng hợp với một lượng nhỏ). Do vậy phần
lớn Vitamin phải đưa từ ngoài vào bằng đường ăn uống.
Nhu cầu hàng ngày của cơ thể đối với Vitamin chỉ một lượng nhỏ nhưng nó đóng
vai trò hết sức quan trọng, là những chất xúc tác không thể thiếu được cho chuyển hoá các
chất trong cơ thể. Nếu thiếu Vitamin sẽ gây rối loạn trầm trọng, sinh bệnh và thiếu kéo dài
có thể chết.
Bảng 12.1. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin và chất khoáng hàng ngày (US-RDA)
Trên 4
Vitamin và chất Từ 1-4 Có thai và
ĐV Dưới 1 tuổi tuổi và
khoáng tuổi cho con bú
người lớn
Vitamin A IU 1.500 2.500 5.000 8.000
Vitamin D IU 400 400 400 400
Vitamin E IU 5 10 30 30
Vitamin C mg 35 40 60 60
Vitamin B1 mg 0.5 0,7 1,5 1,7
Vitamin B2 mg 0.6 0,8 1,7 2
Vitamin B3 (PP) mg 8 9 20 20
Vitamin B6 mg 0.4 0,7 2 2,5
Vitamin B12 mg 2.0 3 6 8
A.folic (B9) mg 0.1 0,2 0,4 0,8
Biotin (B8) mg 0.5 0,15 0,3 0,3
A.pantotenic (B5) mg 3 5 10 10
Calci (Ca) mg 600 800 1.000 1.300
Sắt (Fe) mg 15 10 18 18
Phosphor (P) mg 500 800 1.000 1.300
Iod (I) g 45 70 150 150

131
Magnesi (Mg) mg 70 200 400 450
Kẽm (Zn) mg 5 8 15 15
Đồng (Cu) mg 0,6 1 2 2

Số lượng ghi trong bảng thỏa mãn nhu cầu mọi đối tượng ở các nhóm tuổi tương ứng
theo tiêu chuẩn của Mỹ (UI) viết tắt là US - RDA (US - Recommended Daily Allowancges).
Thực ra nhu cầu hàng ngày cần đưa vào theo thức ăn (Recommanded Dietary
Allowances) thấp hơn lượng có trong bảng nhưng sự chênh lệch giữa việc bước dưới dạng
thuốc so với yêu cầu bổ sung từ thực phẩm chỉ gặp với hai vitamin:
Vitamin A: nhu cầu bổ sung dưới dạng thuốc là 5.000 UI còn bổ sung theo thực phẩm
chỉ 3.300 (UI).
Vitamin B12 nhu cầu bổ sung dưới dạng thuốc là 6g, còn bổ sung theo thực phẩm
chỉ 2g.
Còn với các vitamin khác hai mức này không khác nhau.
Lượng ghi trong bảng 12.1 được coi là tiêu chuẩn để bổ sung khi thiếu vitamin và chất
khoáng và được các nhà bào chế dùng làm cơ sở để sản xuất các chế phẩm multivitamin.
Trong số các vitamin, vitamin K ít gặp trong các chế phẩm hỗn hợp vì thực tế lượng
vitamin K cần cho nhu cầu hàng ngày có thể bảo đảm nhờ hệ vi khuẩn đường ruột. Bổ sung
vitamin này chỉ cần thiết đối với trẻ sơ sinh vì ở đối tượng này hệ vi khuẩn đường ruột chưa
phát triển đầy đủ hoặc với bệnh nhân sử dụng kéo dài kháng sinh đường uống nên hệ vi
khuẩn đường ruột bị huỷ hoại. Do vitamin D được dự trữ trong gan nên việc bổ sung cũng
đơn giản: dùng 1 liều 0,5-1mg qua đường tiêm bắp. Việc cho thêm vitamin này vào chế
phẩm multivitamin không có lợi do nguy cơ gây tăng đông máu ở bệnh nhân có bệnh tim -
mạch.
Với các nguyên tố vi lượng là khoáng chất, có một số không có trong bảng như:
Mangan, fluor, crom, molypden bởi vì thực chất rất ít khi bị thiếu; do đó với những chất
này, người ta chỉ công bố những số liệu về phạm vi an toàn cho phép để tránh đưa thừa
(bảng 12.2).
Bảng 12.2. Phạm vi an toàn cho phép đối với một số chất khoáng (Liều hàng ngày).
Tuổi Mangan Fluor Crom Molypden
(năm) (mg) (mg) (g) (g)
<1 0.6-1 0.2 - 1 20 -60 20 - 40
1–3 1 - 1.5 0.5 -1.5 20 - 80 25 - 50
4–6 1.5 - 2 1 -2.5 30 - 120 30 - 75
7 – 10 2-3 1.5 - 2.5 50 - 200 50 - 150

132
> 11 2-5 1.5 - 2.5 50 - 200 75 - 250

Với fluor, các chế phẩm multivitamin ít bổ sung chất này vì nó được bổ sung vào
nguồn nước sinh hoạt căn cứ vào mức độ thiếu của từng vùng, nồng độ thích hợp trong
nước từ 0,3 đến 0,7 ppm hoặc thêm vào thuốc đánh răng.
1.2. THIẾU VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG
Nguyên nhân thiếu
Các vitamin và chất khoáng luôn có sẵn trong ngũ cốc và thực phẩm (gạo, mì, thịt, cá,
trứng, sữa, rau, quả…) vì vậy đối với những người không có quá trình rối loạn hấp thu ở
đường tiêu hóa (ỉa chảy, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày - tá tràng…) và không ăn kiêng, có
chế độ ăn cân đối với thực phẩm đảm bảo chất lượng thì không bao giờ thiếu và không cần
bổ sung.
Thiếu các chất này có thể do những nguyên nhân sau:
+ Do cung cấp thiếu
Các nguyên nhân liên quan đến viện đưa không đủ vitamin và chất khoáng vào cơ thể
bao gồm:
- Chất lượng thực phẩm không bảo đảm:
+ Ngũ cốc để lâu ngày sẽ bị mốc sẽ giảm lượng các vitamin nhóm B có trong lớp vỏ
áo của hạt (gạo, mì…). Rau quả úa, héo hoặc bảo quản lạnh lâu ngày làm giảm lượng
vitamin C.
+ Khâu chế biến không đúng cũng có thể làm giảm lượng vitamin mặc dù chất lượng
thực phẩm ban đầu tốt. Ví dụ: Các vitamin nhóm B và C đều dễ hỏng trong môi trường
kiềm, khi tiếp xúc với kim loại, nhiệt độ cao hoặc các chất oxy hóa. Nói chung, các vitamin
tan trong nước dễ bị hỏng hơn các vitamin tan trong dầu và không có dự trữ trong cơ thể
nên dễ gặp hiện tượng thiếu hơn.
- Do chất đất và nguồn nước ở từng địa phương: Vùng núi đá vôi gây thừa calci nhưng
lại thiếu iod do chất này bị cản trở hấp thu khi đưa cùng calci. Chất đá và nước ở một số
vùng có hàm lượng iod hoặc fluor thấp gây bệnh bướu cổ địa phương, hỏng răng…
- Do ăn kiêng: Ăn kiêng do tập tục tôn giáo gây thiếu một số vi chất có nguồn gốc từ
thực phẩm động vật như vitamin B12, vitamin D, sắt… còn ăn kiêng để giảm cân thì thiếu
gần như toàn bộ vi chất vì chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
- Nghiện rượu: Người nghiện rượu có bữa ăn thiếu cả về chất và lượng; thêm vào đó,
ethanol từ rượu dùng kéo dài gây tổn thương hại đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu
các vitamin nhóm B. Nghiện rượu gây xơ gan dẫn đến giảm khả năng dự trữ vitamin của
gan, gây tắc mật làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu, thiếu albumin làm giảm hấp thu
vitamin A.
133
+ Do rối loạn hấp thu
- Suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài, nghiện rượu, tắc mật… đều làm giảm hấp thu các
chất, trong đó có vi chất dinh dưỡng.
- Ở người cao tuổi, sự thiếu vi chất là do sự giảm chức năng của hệ tiêu hóa: giảm sự
tiết dịch vị, dịch mật, dịch tụy… và sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ chế hấp thu tích
cực qua niêm mạc ruột. Thêm vào đó, do nhu động ruột yếu, hay bị táo bón nên các bệnh
nhân cao tuổi thường dùng thuốc nhuận tràng kéo dài cũng là một nguyên nhân cản trở hấp
thu các chất.
- Rối loạn hấp thu có thể do một số bệnh đường tiêu hóa như viêm tuỵ, tắc mật, loét
dạ dày - tá tràng…
+ Do nhu cầu cơ thể tăng nhưng cung cấp không đủ
Phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì hoặc bệnh nhân sau ốm dậy, sau
mổ, nhiễm khuẩn kéo dài… đều có nhu cầu về vi chất dinh dưỡng tăng hơn bình thường.
Những trường hợp này nếu được bổ sung tốt bằng chế độ ăn uống thì không cần dùng thêm
vitamin dạng thuốc. Uống hoặc tiêm vitamin chỉ cần khi không ăn được do rối loạn tiêu
hóa hoặc ăn không đủ (do mệt mỏi, chán ăn…).
+ Các nguyên nhân gây thiếu đặc biệt khác
. Bệnh nhân được nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn theo đường tiêm (TPN)
Vì các chất dinh dưỡng chỉ đơn thuần là hợp phần cung cấp protein, glucid, lipid, lại
có độ tinh khiết cao đòi hỏi của đường đưa thuốc nên không hề có vitamin và chất khoáng;
trong trường hợp này phải đưa hỗn hợp cả vitamin và chất khoáng thì các chất đưa vào mới
chuyển hóa được.
. Bệnh nhân có khuyết tật di truyền. Ví dụ các trường hợp sau:
+ Còi xương do thiếu men -hydroxylase ở thận. Trường hợp này hiếm gặp nhưng
nếu gặp thì rất khác điều trị và phải dùng vitamin liều rất cao.
+ Bệnh thiếu hụt yếu tố nội (để hấp thu B12) do di truyền dẫn đến những thoái triển
ở hệ thần kinh phối hợp với thiếu máu, bệnh gặp ở trẻ nhỏ một vài tháng sau khi sinh.
Trường hợp này phải dùng B12 đường tiêm để điều trị.
. Trẻ sơ sinh, đặc biệt là sơ sinh thiếu tháng hay thiếu vitamin K. Do đó để tránh nguy
cơ xuất huyết não, người ta tiêm vtk K1 cho các cháu mới lọt lòng.
. Thiếu do tương tác thuốc:
- Các chất làm giảm hấp thu vitamin: thuốc kháng folat (sulfamid, methotrexat…) làm
giảm hấp thu vitamin nhóm B do cản trở cơ chế vận chuyển tích cực qua niêm mạc ruột;
thuốc nhuận tràng dạng dầu khoáng (dầu parafin), thuốc giảm tan dạ dày (antacid) cản trở
hấp thu các vitamin A.

134
- Do sự cạnh tranh khi hấp thu. Điều này xảy ra do lạm dụng các dạng thuốc này ở
liều cao, như các trường hợp sau:
+ Liều cao vitamin E dẫn đến sự cạn kiệt dự trữ vitamin A hoặc giảm hấp thu vitamin.
+ Thừa Molybden gây tăng đào thải đồng (Cu), thừa kẽm (Zn) cản trở hấp thu và sử
dụng Cu và Fe.
Xử trí khi thiếu vitamin và chất khoáng
Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nó là việc phải làm đầu tiên
Ví dụ:
- Nếu thiếu do rối loạn hấp thu thì phải điều trị các bệnh liên quan (ỉa chảy, suy gan,
tắc mật…).
- Thiếu do cung cấp không đủ cho nhu cầu thì phải tăng cường thêm khẩu phần ăn
hoặc sử dụng thêm vitamin và chất khoáng khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường hợp chưa
có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn, thí dụ bệnh nhân thiếu vitamin A, thiếu sắt ở bệnh nhân
nghèo, những người mà hợp phần dinh dưỡng chủ yếu là ngũ cốc và rau. Trường hợp thiếu
iod ở một số địa phương do đặc điểm địa lý cũng phải bù iod theo dạng muối trộn iod.
Tất cả các yếu tố gây thiếu vitamin và chất khoáng đã nêu trên gây ra loạn chuyển hóa
các chất. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất trừ nguyên nhân thiếu do
khuyết tật di truyền hoặc do tương tác thuốc, vì vậy việc bổ sung vitamin dưới dạng hỗn
hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ. Tỷ lệ phối hợp của các công thức khác nhau nên
khi lựa chọn phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp (xem mục 4.
Lựa chọn chế phẩm).
1.3. THỪA VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG
Nguyên nhân gây thừa và hậu quả …
+ Thừa do chế độ ăn
- Có một số tài liệu mô tả hiện tượng thừa vitamin A, thậm chí cả ngộ độc của thổ dân
phương bắc (gần Bắc cực) do ăn gan gấu trắng.
- Thừa beta-caroten do ăn kéo dài những thực phẩm giàu chất này thể hiện bằng hiện
tượng nhuộm vàng da, nhờ đó những trường hợp này ít nguy hiểm vì người sử dụng tự động
bỏ thức ăn đó.
Nói chung, thừa vitamin do ăn uống ít gặp vì cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh trong quá
trình hấp thu qua đường tiêu hóa.
+ Thừa do lạm dụng vitamin và chất khoáng dưới dạng thuốc
Đây là nguyên nhân hàng đầu hay gặp nhất. Cần nhắc lại rằng những người khỏe
mạnh, không có rối loạn hấp thu và ăn với chế độ ăn đủ các chất thì không bao giờ phải
dùng tiêm vitamin hoặc chất khoáng dưới dạng thuốc. Nếu những đối tượng này thường

135
xuyên uống vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong dầu (A, D) thì dễ gặp các rối loạn do thừa
vitamin.
. Một số nguyên nhân dẫn đến thừa vitamin:
- Trẻ dưới 1 năm tuổi được cho ăn bằng các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung
vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung
thường xuyên vitamin với liều > 400IU/ngày cho trẻ dưới 1 năm khỏe mạnh là việc làm
nguy hiểm vì dẫn đến tăng mức Ca/máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong.
- Trẻ em dưới 4 tuổi thường xuyên uống vitamin A có hàm lượng  5.000IU/ngày có
thể bị ngộ độc mạn tính với triệu chứng đau xương, ban đỏ, viêm da, tróc vảy, viêm miệng…
Nếu dùng liều vitamin A  100.000 IU/ngày có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực sọ
não ở trẻ nhỏ.
- Phụ nữ có thai dùng kéo dài vitamin A > 5.000 IU/ngày trong khi vẫn ăn uống đầy
đủ và hấp thu tốt sẽ có nguy cơ thừa vitamin A, gây quái thai.
- Vitamin C tuy thuộc nhóm tan trong nước nhưng khi dùng thường xuyên, đặc biệt
là liều cao cũng gây không ít tai biến: ỉa chảy, loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu,
và đặc biệt là sỏi thận (tỷ lệ gặp cao ở bệnh nhân có tiền sử bệnh này). Dạng tiêm tĩnh mạch
gây giảm sức bền hồng cầu, rút ngắn thời gian đông máu.
- Các chế phẩm vitamin B (hỗn hợp 3B) liều cao gây thừa vitamin B6 với các biểu
hiện rối loạn thần kinh cảm giác, thừa vitamin B12 với triệu chứng thừa coban (Co) gây
tăng sản tuyến giáp, bệnh cơ tim và tăng hồng cầu quá mức.
. Một số nguyên nhân dẫn đến thừa nguyên tố vi lượng:
- Thừa sắt (Fe): Ngộ độc sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi khá phổ biến do uống quá liều, hậu
quả dẫn đến tử vong.
- Thừa Iod (I2): sử dụng trên 6mg/ngày sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến giáp, gây
nhược tăng giáp. Nếu người mẹ mang thai bổ sung Iod không hợp lý, gây thừa Iod thì hậu
quả sẽ xẩy ra với thai nhi: nhược năng giáp ở trẻ sơ sinh, sinh ra trẻ đần độn như khi thiếu
nguyên tố này hoặc gây phì đại tuyến giáp bẩm sinh.
- Việc đưa một vi chất nào đó cũng gây ra sự thiếu một vi chất khác theo cơ chế cạnh
tranh.
- Sự thừa các nguyên tố vi lượng gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với thừa vitamin
vì chúng có phạm vi điều trị hẹp.
Các biện pháp tránh thừa vitamin và chất khoáng
Vì hiện tượng thừa đa phần do sử dụng các chất này dưới dạng thuốc không hợp lý,
do đó những kiến thức về sử dụng nhóm thuốc này sẽ góp phần nâng cao tính an toàn trong
điều trị.

136
- Thận trọng khi sử dụng các chế phẩm có hàm lượng > 5 lần US - RDA. Trong trường
hợp cần đưa khi thực sự có hiện tượng thiếu một chất nào đó thì tốt nhất nên dùng dạng
đơn lẻ để tránh hiện tượng thừa các vitamin tan trong dầu.
- Khi dùng thuốc ở dạng hỗn hợp vitamin và chất khoáng phải phân biệt các công thức
dành cho trẻ dưới 1 tuổi, cho trẻ dưới 4 tuổi và cho người lớn. Công thức dành cho người
lớn thường được tính cho lứa tuổi từ 11 tuổi trở lên.
- Trong nuôi dươỡng nhân tạo hoàn toàn ngoài đường tiêu hóa (TPN), việc bổ sung
vitamin là bắt buộc để duy trì khả năng chuyển hóa các chất nhưng liều lượng chất cần được
phải tính toán dựa trên tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Có thể dùng những ống hỗn
hợp vitamin và chất khoáng đóng sẵn hoặc lấy riêng lẻ từng chất rồi phối hợp theo tỷ lệ
mong muốn. Các công thức tính toán được trình bày trong phần "Nuôi dưỡng nhân tạo"
trong chương trình cao học.
- Bệnh nhân thẩm tích máu chỉ nên bổ sung hỗn hợp vitamin tan trong nước vì trong
trường hợp này vitamin tan trong dầu không bị mất trong quá trình thẩm tích.
- Đường đưa thuốc ưu tiên trong mọi trường hợp là đường uống vì tránh được nguy
cơ thừa nhờ quá trình tự điều chỉnh khi hấp thu của ống tiêu hóa thông qua chất mang
(carrier). Đường tiêm chỉ dùng trong trường hợp cơ chế hấp thu qua ống tiêu hóa bị tổn
thương (nôn nhiều, ỉa chảy…) hoặc khi cần bổ sung gấp vi chất, trong nuôi dưỡng nhân tạo
ngoài đường tiêu hóa (TPN).
2. LỰA CHỌN CÁC CHẾ PHẨM
Các chế phẩm chứa vitamin
Các chế phẩm chứa vitamin có thành phần và hàm lượng rất đa dạng nhưng tạm thời
có thể phân làm 2 loại sau:
Các loại vitamin đơn lẻ
Ưu điểm của loại này là giá rẻ và phù hợp với trường hợp chỉ thiếu một loại vitamin
nào đó. Ví dụ: với các loại vitamin dễ hỏng do chế biến hoặc bảo quản thực phẩm như
vitamin B1, B6, C; hoặc thiếu do khuyết tật di truyền gây thiếu vitamin D, vitamin B12…
(xem phụ lục về đặc tính các vitamin).
Loại đơn lẻ còn phục vụ cho mục đích điều trị với tác dụng đặc hiệu có thể không liên
quan đến công dụng của vitamin. Ví dụ: vitamin PP dưới dạng acid nicotinic liều cao để
giảm lipid máu, vitamin B12 dưới dạng hydroxocobalamin dùng trong giải độc cyanur…
Trên thị trường có nhiều dạng vitamin đơn lẻ có hàm lượng cao hơn nhu cầu hàng
ngày (RDA). Sử dụng các dạng vitamin đơn lẻ thường rẻ tiền hơn dùng các chế phẩm phối
hợp nhưng chỉ có hiệu quả khi biết chắc chắn chỉ thiếu nguyên tố đó. Cũng có những trường
hợp sử dụng vitamin hoàn toàn với mục đích khác, ví dụ: vitamin B12 dưới dạng

137
hydroxocobalamin với liều rất cao (0,1g/kg, tiêm tĩnh mạch) được dùng để giải độc cyanua
(điều trị phối hợp).
Các loại vitamin phối hợp
. Có rất nhiều kiểu phối hợp
- Phối hợp đầy đủ các thành phần như bảng 12.1.
- Phối hợp chỉ các loại vitamin tan trong dầu
- Phối hợp chỉ các loại vitamin tan trong nước
. Hàm lượng của mỗi chất trong công thức cũng rất khác nhau:
- Hàm lượng theo tiêu chuẩn bảng 12.1
- Hàm lượng cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm hoặc hàng nghìn lần so với tiêu
chuẩn ở bảng 1.
. Mục đích phối hợp cũng rất khác nhau:
- Đa phần là để bù vitamin khi thiếu trầm trọng.
- Tuy nhiên cũng có nhiều kiểu phối hợp hoàn toàn để điều trị với mục đích không
liên quan đến tác dụng trên chuyển hóa. Ví dụ: hỗn hợp 3B (B1 + B6 + B12) hàm lượng
cao còn dùng để giảm đau trong các trường hợp đau có liên quan đến tổn thương dây thần
kinh, hỗn hợp các vitamin có tác dụng chống gốc tự do (antioxidant) như A + E + C dùng
với tác dụng chống lão hóa.
- Các loại hàm lượng cao đặc biệt nguy hiểm khi dùng kéo dài do khả năng tích luỹ
hoặc do tác dụng phụ.
3. Các Vitamin thường dùng:
3.1. Nhóm Vitamin tan trong nước:
3.1.1. Vitamin B1:
- Dạng thuốc:
+ Viên nén 0,01g và 0,1g.
+ Ống tiêm 1ml: 0,025g.
- Nguồn gốc: Vitamin B1 có nhiều trong men bia, cám, đậu tương, có lượng ít hơn
trong sữa, gan, thận, thịt, lòng đỏ trứng……..Hiện nay người ta đã tổng hợp.
- Tác dụng:
+ Vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hoá Acid Amin, Glucid.
+ Tham gia dẫn truyền xung tác thần kinh.
Thiếu Vitamin B1 gây bệnh tê phù (hay còn gọi là bệnh Beri – Beri) biểu hiện là:
mệt mỏi, kém ăn, giảm trí nhớ, đau dây thần kinh, giảm trương lực cơ, có thể suy tim.
- Nhu cầu: 2 – 3mg/ngày.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Uống không có tai biến.
+ Tiêm bắp có thể gây phát ban, nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, khó thở, truỵ
mạch có thể sốc.

138
+ Tiêm tĩnh mạch có thể gây sốc nặng dẫn đến tử vong.
- Chỉ định:
+ Điều trị bệnh tê phù.
+ Đau dây thần kinh, nhiễm độc thần kinh do rượu.
+ Chống mệt mỏi, kém ăn.
+ Rối loạn tiêu hoá.
+ Có thai, cho con bú.
- Liều dùng:
Trung bình người lớn uống 0,04 – 0,1g/ngày, chia 2 lần.
Tiêm bắp 1 – 2 ống/ngày.
Liều cao 0,1 – 1g/ngày để điều trị đau và viêm dây thần kinh, đau khớp, đau
lưng, đau mình mẩy.
Chú ý: không tiêm Vitamin B1 vào tĩnh mạch.
3.1.2. Vitamin B2 (Riboflavin):
- Dạng thuốc: viên 1 – 2,5 – 10mg.
- Nguồn gốc: có nhiều trong ngũ cốc, rau quả xanh, men bia, bơ sữa, gan, lòng đỏ
trứng.
- Tác dụng: Vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất như: Lipid,
Protid…….giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá chức phận thị giác.
- Thiếu Vitamin B2 sẽ gây tổn thương da, niêm mạc (viêm lưỡi, viêm miệng, viêm
da, nứt và loét ở kẽ mắt, vành tai……), rối loạn về mắt (viêm kết mạc, rối loạn nhìn lúc
chiều tối, viêm giác mạc đỏ………). Suy nhược (nhức đầu, chậm lớn, sút cân, rụng tóc,
móng tay, móng chân dễ gẫy……….).
- Nhu cầu: 2mg/ngày.
- Chỉ định:
+ Thiếu Vitamin B2.
+ Rối loạn thị giác, trẻ em chậm lớn, viêm loét da, niêm mạc, thiếu máu.
- Liều dùng: uống 5 – 10mg/24 giờ, chia 2 lần.
3.1.3. Vitamin B6 (Pyridoxin):
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 0,02 – 0,025g.
+ Ống tiêm 1ml: 0,025g.
- Nguồn gốc: Vitamin B6 có nhiều trong thịt, gan, sữa, lòng đỏ trưntgs, men bia,
rau……bị mất tác dụng khi nấu thức ăn ở nhiệt độ quá cao.
- Tác dụng: Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất Glucid, Lipid,
Protid, ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu. Có thể gặp thiếu Vitamin B6 ở người bị suy dinh
dưỡng nặng, hoặc dùng một số thuốc như INH, Cycloserin…..
Thiếu Vitamin B6 thường ngứa, viêm da, viêm lưỡi, suy nhược thần kinh, rối loạn
chuyển hoá Acid Amin.
- Nhu cầu: 1,5 – 2mg/ngày.
- Tác dụng không mong muốn: có thể gặp sốc khi tiêm.

139
- Chỉ định: Viêm dây thần kinh, chứng múa giật, co giật ở trẻ em, suy nhược cơ thể,
nôn oẹ (do thai nghén, đi tàu xe) phòng và điều trị các rối loạn thần kinh do INH………..
- Liều dùng: uống, tiêm bắp hay tiêm dưới da 50 – 100mg/ngày, chia 2 lần. Dùng 1
– 3 tháng tuỳ từng trường hợp.
3.1.4. Vitamin C (Acid Ascorbic):
- Dạng thuốc:
+ Viên nén hay bọc đường 50 – 100 – 200 – 500mg.
+ Viên sủi bọt 1g.
+ Ống tiêm; 100 – 500mg.
- Nguồn gốc: Vitamin C có nhiều trong rau quả đặc biệt là rau quả tươi như cam,
quýt, chanh, bưởi, cà chua, rau cải………Ngày nay đã tổng hợp.
- Tác dụng:
+ Tăng sức bền thành mạch.
+ Giúp cho sự hấp thu sắt.
+ Tăng sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng, nhiễm độc, Stress.
+ Giảm phản ứng dị ứng. Tham gia trung hoà các chất có hại cho cơ thể.
Thiếu Vitamin C gây bệnh Scorbut (viêm lợi, chảy máu răng lợi, chảy máu dưới
màng xương, dưới da…….). Có thể tử cong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu mục cục bộ cơ
tim.
- Tác dụng không mong muốn: Vitamin C ít tích luỹ do được thải trừ qua nước tiểu
nhưng nếu dùng liều cao trên 1g/ngày trong nhiều ngày gây viêm loét dạ dày – ruột (nếu
dùng theo đường ăn uống), viêm loét bàng quang, đường dẫn niệu do thuốc kích thích trực
tiếp niêm mạc.
Liều trên 2g/ngày có thể gây mất ngủ, kích động, tạo sỏi Oxalat ở thận, tăng huyết
áp.
Tiêm tĩnh mạch có thể gây sốc phản vệ.
- Nhu cầu: 50 – 100mg/ngày.
- Chỉ định:
+ Phòng và chữab ệnh Scorbut, chảy máu do thiếu Vitamin C.
+ Tăng sức đề kháng cơ thể với nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
+ Mệt mỏi, thai nghén.
+ Thiếu máu.
+ Dị ứng.
+ Nghiện rượu, nghiện thuốc lá.
- Liều dùng:
+ Uống 0,2 – 0,5g/ngày chia nhiều lần.
+ Tiêm bắp 0,1 – 0,5g/ngày.
- Chú ý: Không nên dùng quá 1g/24 giờ.
Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch.
3.1.5. Vitamin B12 (Hydroxo Cobalamin, Cyanocobalamin):
- Dạng thuốc: ống tiêm 100 – 200 – 500 – 1000mcg.

140
- Nguồn gốc: Vitamin B12 có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan. Vi khuẩn ruột có thể
tổng hợp được Vitamin B12.
- Tác dụng: Vitamin B12 tham gia vào quá trình chuyển hoá trong cơ thể, tham gia
tạo máu và tái tạo nhu mô gan. Thiếu Vitamin B12 gây thiếu máu ưu sắc hồng cầu to (thiếu
máu ác tính Biermer), kèm theo một số rối loạn thần kinh.
- Tác dụng không mong muốn:
Dị ứng thuốc có thể dẫn đến tử vong.
- Nhu cầu 1mcg/ngày.
- Chỉ định:
+ Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to.
+ Thiếu máu sau cắt bỏ dạ dày (do hấp thu Vitamin B12 kém).
+ Viêm nhiều dây thần kinh, đau dây thần kinh.
+ Dự phòng thiếu máu ở người cắt dạ dày, viêm ruột mãn.
- Chống chỉ định:
+ Dị ứng thuốc.
+ Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
+ Ung thư đang tiến triển.
+ Bệnh trứng cá.
- Liều dùng:
+ Thiếu máu: tiêm bắp 100mcg/24 giờ.
+ Viêm dây thần kinh: tiêm bắp 500 – 1000mcg/lần. Cách 1 ngày dùng 1 lần.
Chú ý: không tiêm tĩnh mạch.
3.2. Nhóm Vitamin tan trong dầu:
3.1.1. Vitamin A (Retinol):
- Dạng thuốc:
+ Viên nang 5000 – 50.000đvqt.
+ Viên nén bọc 150.000đvqt.
+ Dịch treo uống 150.000đvqt/1ml = 30 giọt.
+ Ống tiêm 100.000 – 500.000đvqt.
- Nguồn gốc: Vitamin A có nhiều trong gan, bơ, sữa, lòng đỏ trứng, tổng hợp. Chất
tiền Vitamin A (Caroten) có nguồn gốc từ thực vật như: gấc, cà rốt, cà chua, đu đủ…….khi
vào cơ thể nó được tạo thành Vitamin A.
- Tác dụng: Vitamin A giúp cho cơ thể phát triển. Nó tham gia trong quá trình tạo
da, niêm mạc, võng mạc, tham gia vào hoạt động của thị giác, tăng sức đề kháng cơ thể.
Cùng Vitamin D tham gia tạo xương.
Thiếu Vitamin A hay gặp tổn thương ở mắt (quáng gà, khô mắt, nhiễm khuẩn mắt,
mù loà), tổn thương da (da khô, sừng hoá), ỉa chảy, chán ăn, chậm lớn.
- Thừa Vitamin A:
+ Dùng liều 100.000đvqt/ngày, dùng liền 10 – 15 ngày có thể ngộ độc với
các dấu hiệu: ngứa, da khô tróc vẩy, đau xương, lông, tóc, móng dễ gẫy, tăng áp lực nội sọ,
chán ăn, buồn nôn……
+ Người có thai dùng trên 10.000đvqt/ngày có thể gây quái thai.
141
- Nhu cầu: 1,5 – 2,5mg/ngày.
- Chỉ định:
+ Bệnh khô mắt, quáng gà.
+ Trẻ em chậm lớn.
+ Dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp.
+ Bệnh trứng cá.
+ Da, tóc, móng khô.
+ Làm mau lành vết thương, vết bỏng.
- Liều dùng:
+ Uống: Người lớn 5000 – 10.000đvqt/ngày x 1 – 2 tuần.
Trẻ em: 5000 – 10.000đvqt/ngày x 10 ngày.
+ Tiêm bắp sâu: Người lớn 6 tháng tiêm 1 ống 500.000đvqt.
Trẻ em dưới 15 tuổi cứ 3 – 6 tháng tiêm 1 ống
100.000đvqt.
3.2.2. Vitamin D: Vitamin nhóm D gồm D1, D2, D3, D4, D5, D6, nhưng thông dụng là D2
(Ergo Calciferol) và D3 (Cholecalciferol).
- Dạng thuốc:
+ Viên bọc đường 500đvqt.
+ Viên nang 500 và 1000đvqt.
+ Dung dịch dầu 1ml có 10.000đvqt.
+ Ống tiêm 1,5ml: 600.000đvqt.
- Nguồn gốc:
+ Tự nhiên: Vitamin D3 chiết xuất từ dầu gan cá.
+ Tổng hợp: Vitamin D2.
+ Trong da cơ thể có chất 7 – Dehydro Cholesterol. Dưới ánh sáng mặt trời
chất này chuyển thành Vitamin D3. Nếu được tiếp xúc đủ với ánh nắng thì lượng Vitamin
D tạo ra từ da cũng đủ nhu cầu.
- Tác dụng:
+ Giúp cho sự tái tạo xương do tăng quá trình hấp thu Calc ở ruột, tăng tái
hấp thu Calci ở ống thận.
+ Làm ổn định mức Calci máu.
Thiếu Vitamin D làm giảm Calci và Phospho trong máu. Nồng độ Calci trong máu
giảm sẽ kích thích tuyến cận giáp trạng để huy động Calci từ xương vào máu dẫn đến hậu
quả còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu lâu ngày gây chứng cường tuyến
giáp trạng (do tuyến này bị kích thích liên tục khi nồng độ Calci trong máu thấp).
- Thừa Vitamin D: Dùng liều cao, dài ngày (trẻ em dùng > 40.000đv/ngày trong
nhiều ngày) gây tích luỹ Vitamin D. Triệu chứng là: tăng Calci máu (triệu chứng sớm nhất),
mệt mỏi, kém ăn, nôn, đi lỏng, đái nhiều, khát, đái ra Protein, tính tình thay đổi có thể co
giật (do tăng Calci máu). Nếu kéo dài sẽ gây suy thận. Cần phát hiện sớm nếu có dấu hiệu
thừa Vitamin D, ngừng thuốc kịp thời có thể phục hồi trừ khi đã suy thận nặng.
- Nhu cầu: 0,15 – 2,5mg/ngày (1mg = 40.000đvqt).
- Chỉ định:
142
+ Phòng và điều trị còi xương ở trẻ em.
+ Chống co giật do suy tuyến cận giáp.
+ Điều trị chứng loãng xương, gẫy xương lâu liền ở người lớn.
- Chống chỉ định:
+ Lao phổi đang tiến triển.
+ Tăng Calci máu.
+ Bệnh gan, thận cấp.
+ Mẫn cảm với Vitamin D.
- Liều dùng:
+ Phòng còi xương (dùng cho trẻ em có nguy cơ thiếu Vitamin D). Uống dưới
400đvqt/ngày, uống vào bữa ăn.
+ Trị còi xương: uống 10.000 – 20.00đvqt/ngày, chia 3 lần, dùng 6 – 8 tuần.
+ Trị co giật do suy tuyến cận giáp trạng: uống hay tiêm bắp (dung dịch dầu)
50.000 – 200.000đvqt/24 giờ, tuần dùng 2 lần.
+ Điều trị chứng loãng xương: cứ 3 tháng tiêm 600.000đvqt.
3.2.3. Vitamin K:
- Dạng thuốc:
+ Vitamin K1:
. Viên bọc đường 10mg.
. Ống tiêm 1ml: 0,05g.
+ Vitamin K3:
. Viên nén 2 – 5 – 10mg.
. Ống tiêm: 1ml có 5mg.
- Nguồn gốc: cà chua, đỗ tương, cám, thịt, cá, lòng đỏ trứng……tổng hợp.
- Tác dụng: Vitamin K có tác dụng cầm máu do tham gia vào quá trình tổng hợp
Prothrombin (yếu tố đông máu ở gan).
- Nhu cầu: 15mg/ngày.
- Chỉ định:
+ Chảy máu do thiếu Prothrombin.
+ Chuẩn bị phẫu thuật gan, mật.
+ Thiếu Vitamin K do các nguyên nhân khác nhau.
+ Dự phòng xuất huyết não – màng não cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
- Liều dùng:
+ Vitamin K1:
. Uống 40 – 60mg/ngày.
. Tiêm bắp 20 – 40mg/ngày.
+ Vitamin K3:
. Tác dụng mạnh hơn Vitamin K1.
. Uống, tiêm bắp 5 – 10mg/ngày.
3.2.4. Vitamin E (Alpha Tocopherol):
- Dạng thuốc:
+ Viên bọc đường 10 – 50 – 100mg.
143
+ Ống tiêm 1ml: 30 – 100mg.
- Nguồn gốc: Vitamin E có nhiều trong thực phẩm, ngũ cốc: ngô, đậu, đỗ, gan, lòng
đỏ trứng………….hiện nay đã tổng hợp.
- Tác dụng: Vitamin E cần thiết cho hoạt động của cơ vân, hệ thần kinh, kích thích
tuyến sinh dục, làm tăng Progesteron ở người có thai.
- Thiếu Vitamin E nhiều và kéo dài gây các triệu chứng thần kinh (yếu cơ, rung giật
nhãn cầu, xúc giác giảm nhạy cảm…..).
- Dùng Vitamin E liều cao trên 3.000đvqt mỗi ngày, gây thừa Vitamin E làm rối
loạn tiêu hoá (buồn nôn, đầy hơi, đi lỏng).
Tiêm tĩnh mạch liều cao có thể gây tử vong.
- Nhu cầu: 1,5 – 2,5mg/ngày.
- Chỉ định:
+ Vô sinh, sẩy thai liên tiếp.
+ Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh.
+ Chứng teo cơ do thần kinh, cận thị, tắc mạch.
+ Tắc đường mật.
- Liều dùng:
Người lớn uống 10 – 50mg/ngày.
Tiêm bắp 30 – 60mg/1 tuần.

CALCI GLUCONAT
Tên khác: Kalcinate

1. Tác dụng
Cung cấp Ca++ cho cơ thể trong môi trường thiếu Calci.
2. Chỉ định
Khi bị chảy máu, viêm, dị ứng, chứng co cứng (do thiếu Calci huyết), còi xương,
xốp xương, phòng sốc, choáng sau phẫu thuật, bổ xung muối khoáng cho cơ thể trong bệnh
lao, phụ nữ có thai, cho con bú, ngộ độc Acid Oxalic hoặc bị sâu bọ châm đốt.
3. Cách dùng, liều lượng
- Uống:
Người lớn: 2.0 - 5g/lần; ngày 2 lần.
Trẻ em: - 1 tuổi 0.5g; 2-4 tuổi 1g; 5-6 tuổi: 1-1.5g.
- 7-9 tuổi: 1.5-2g; từ 10 - 14 tuổi 2-3g, ngày 2 lần.
- Tiêm tĩnh mạch: 5-10ml dung dịch 10%, ngày 4 lần hoặc cách 1 ngày tiêm 1 lần
tuỳ từng trường hợp.
Lưu ý: Trước khi tiêm hâm nóng thuốc bằng nhiệt độ cơ thể, tiêm chậm.
Dạng thuốc: Bột, viên 0.5g; ống tiêm 10ml hoặc 5ml dd 10%.

4. Bảo quản
Để nơi khô, mát.
CALCI GLYCEROPHOSPHAT

1. Tác dụng
144
Nuôi dưỡng các tổ chức cơ thể, đặc biệt là thần kinh.
2. Chỉ định
Các trường hợp kém ăn, mệt mỏi, suy kiệt thần kinh.
3. Cách dùng, liều lượng.
- Người lớn uống 0.1 - 0.3g.
- Trẻ em: 0.05 - 0.2g/lần: ngày 2 - 3 lần.
Dạng thuốc: Cốm, viên.
4. Bảo quản
Để nơi khô, mát tránh ẩm.

SẮT (II) OXALAT


Tên khác: Ferosioxalat, sắt Protoxalat
Dạng thuốc: Viên nén 0.05g
1. Tác dụng
Ion Fe+2 là yếu tố cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu, tham gia vào quá trình hô hấp
tế bào và chuyển hoá các chất trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu nhược
sắc.
2. Chỉ định
Thiếu máu do chảy máu, do thiếu sắt trong cơ thể, phụ nữ sau khi sinh, thiếu máu
sau phẫu thuật, thiếu máu do giun móc, sốt rét...
3. Chống chỉ định
Chứng khó tiêu, loét dạ dày, ruột, tạng dễ chảy máu.
4. Thận trọng
Khi dùng phải uống kèm nhiều nước để chống táo bón và chống loét đường tiêu hoá.
5. Tác dụng không mong muốn
Gây táo bón, buồn nôn, đau vùng thượng vị hoặc hiện tượng chảy máu...
6. Cách dùng, liều lượng
Uống mỗi lần 1-2 viên, ngày 1-3 lần.
Các thuốc có tác dụng tương tự: Sắt (II) Sulfat, Sắt Peptonat, Sắt Gluconat...

LƯỢNG GIÁ

* Trả lời ngắn:


1. Hai nguyên nhân chính gây thiếu Vitamin là:
A………………………………….
B…………………………………..
2. Vitamin không phải là (A)…………………………..vì vậy chỉ dùng Vitamin khi
(B)…………………………
3. Có thể bị bệnh nếu dùng liều cao, kéo dài là các Vitamin:
A. Vitamin A.
B…………………………………..
C…………………………………..
D. Vitamin E
4. Vitamin được chia làm 2 nhóm là:
A………………………………….
145
B…………………………………..
5. Bốn Vitamin tan trong dầu đã học là:
A. Vitamin A.
B. Vitamin D.
C………………………………….
D………………………………….
6. Thiếu Vitamin B1 gây bệnh (A)…………………………….hay còn gọi là bệnh
………………………………..
7. Thiếu Vitamin B12 gây bệnh (A)…………………………..còn gọi là
bệnh…………………………………….
8. Vitamin D có vai trò:
A………………………………….
B…………………………………..
9. Vitamin K có tác dụng (A)…………………………….do tham gia quá trình tổng hợp
yếu tố đông máu (B)………………………………
10. Vitamin là những (A)………………………….mà cơ thể (B)…………………..

* Phân biệt đúng sai:


11. Vitamin là thuốc bổ.
12. Không tiêm Vitamin B1 vào tĩnh mạch.
13. Vitamin C làm vững bền thành mạch.
14. Vitamin C làm giảm hấp thu sắt.
15. Uống Vitamin C liều cao, dài ngày có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, ruột.
16. Uống Vitamin C liều cao, dài ngày có thể gây viêm niêm mạc đường tiết niệu.
17. Người có thai dùng Vitamin C liều cao, dài ngày có thể gây bệnh Scorgbut cho con.
18. Cấm dùng Vitamin B12 cho người viêm dây thần kinh.
19. Thiếu Vitamin D gây bệnh còi xương ở trẻ em.
20. Thiếu Vitamin D gây bệnh loãng xương ở người lớn.

* Chọn ý đúng nhất:


21. Vitamin B1 có tên khác là;
A. Acid Ascorbic
B. Riboflavin
C. Thiamin
D. Pyridoxin
22. Vitamin C còn có tên khác là;
A. Acod ascorbic
B. Riboflavin
C. Thiamin
D. Retinol
23. Để tăng hấp thu sắt nên uống cùng với:
A. Vitamin A
146
B. Vitamin B1
C. Vitamin C
D. Vitamin D
24. Vitamin dùng liều cao có thể bị sỏi thận là:
A. Vitamin A
B. Vitamin B1
C. Vitamin C
D. Vitamin B12
25. Không dùng Vitamin B12 cho người:
A. Thiếu máu hồng cầu to
B. Viêm dây thần kinh
C. Đau dây thần kinh
D. Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
26. Chất tiền Vitamin A có nhiều trong:
A. Lòng đỏ trứng
B. Gấc
C. Cam
D. Ngũ cốc
27. Tắm nắng giúp cơ thể tạo:
A. Vitamin A
B. Vitamin D
C. Vitamin C
D. Vitamin E
28. Trong các thuốc sau, thuốc tốt nhất để điều trị còi xương là:
A. Vitamin A
B. Vitamin D
C. Vitamin C
D. Calci

147
Bài 13
DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cách phân loại dung dịch tiêm truyền.
2. Trình bày được cách sử dụng một số dung dịch tiêm truyền thông dụng.

NỘI DUNG
1. Đại cương:
- Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều bệnh lý gây hậu quả mất nước và điện giải
(ỉa chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi), mất máu (do chấn thương, mổ xẻ……….). Những
trường hợp nặng có nguy cơ tử vong. Có thể bù dịch bằng nước uống, nhưng nếu mất nước
và điện giải nặng cần thiết phải truyền dịch có chứa nước và điện giải. Mất máu và mất
huyết tương phải truyền máu, huyết tương hay dung dịch thay thể huyết tương.
Dung dịch tiêm truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn phần lớn được truyền nhỏ
giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dung dịch tiêm truyền có nhiều loại với những nồng
độ khác nhau.
- Phân loại dung dịch tiêm truyền:
+ Các dung dịch bù nước và điện giải.
. Dung dịch Natri Clorid 0,9% – 5% - 10%.
. Dung dịch Ringer.
. Dung dịch Natri Hydrocarbonat 1,4%.
. Dung dịch Kali Clorid 2%.
+ Các dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng: dung dịch đường, Acid Amin.
+ Các dung dịch thay thế huyết tương: Dung dịch Subtosan, Dextran, huyết
tương khô……..
2. Các dung dịch tiêm truyền thường dùng:
2.1. Các dung dịch dùng để bù đắp thể tích lưu hành
Khi lượng dịch thể lưu hành trong lòng mạch không đủ sẽ dẫn đến hậu quả tụt huyết
áp và quá trình vận chuyển oxy trong lòng mạch bị ngừng trệ. Đó cũng chính là nguyên
nhân gây tử vong nếu không phục hồi kịp thời lưu lượng tuần hoàn.
Việc quyết định chọn loại dung dịch nào còn phải căn cứ vào tình trạng thay đổi
huyết động học. Các loại dịch truyền dùng trong trường hợp này có thể là các dung dịch
điện giải hoặc dung dịch keo để giữ cân bằng áp suất thẩm thấu và áp lực keo cho máu. Các
dung dịch chứa đơn độc Glucose không được dùng với mục đích này vì glucose phân tán
tự do trong tất cả các khu vực nước của cơ thể cả nội và ngoại bào, đi qua thành mạch dễ
dàng nên không giữ được lâu trong lòng mạch.
Có hai nhóm dịch hay dùng nhất là các dung dịch chứa muối khoáng (hay còn gọi là
các dung dịch tinh thể) và các dung dịch keo (tự nhiên, nhân tạo).
2.1.1. Các dung dịch muối khoáng
Các dung dịch này chủ yếu bù nước và các chất điện giải như Na+, Cl-, K+, Ca2+....

148
2.1.1.1. Các dung dịch đẳng trương.
Natri Clorid 0,9%
Đây là dung dịch phổ biến nhất và rẻ tiền nhất, thường được dùng để bồi phụ nước
và trong trường hợp này thường phối hợp với Glucose 5% (dung dịch mặn ngọt đẳng
trương), ngoài ra còn dùng làm dung môi pha loãng thuốc trước khi truyền tĩnh mạch. Dung
dịch này rẻ tiền nhưng có nhược điểm là dễ gây toan máu do lượng Cl - lớn. Nhược điểm
của dung dịch này là khi truyền quá nhiều hoặc quá nhanh dẫn đến ứ nước ngoại bào và
phù phổi cấp, do thiếu một số chất điện giải như Ca2+ và K+ nên không dùng để bù điện
giải khi rối loạn, những trường hợp này hay dùng dung dịch Ringer hoặc Ringer lactat.
Ringer lactat.
Là dung dịch hỗn hợp các chất điện giải.
Trong 1 lít dung dịch Ringer có:
- Natri Lactat 3,10g.
- Natri Clorid 6,00g.
- Kali Clorid 0,40g.
- Calci Clorid 0,40g.
Trong thành phần của dung dịch này có lactat, khi vào cơ thể, lactat sẽ chuyển thành
Bicarbonat (nếu chức năng gan tốt) và có tác dụng kiềm hóa máu khi có rối loạn toan máu.
Cả Ringer lactat và ringer đều có chứa K+, Ca2+ nên dùng tốt cho những trường hợp rối loạn
cân bằng ion.
Khả năng phát triển thể tích lưu hành nhỏ: truyền 1 lít sẽ tăng được từ 200-250ml,
nếu mất dịch nhiều có thể tăng được 300 ml. Như vậy, cần truyền một lượng gấp 3-3,5 lần
thể tích bị mất. Hơn nữa thể tích tăng không giữ được lâu nên phải truyền liên tục nên điều
này dẫn đến lạm phát muối- nước ở khu vực gian bào, gây phù và nặng hơn có thể tăng áp
lực động mạch phổi, vì vậy chỉ dùng các dung dịch này để bù cho những trường hợp giảm
thể tích lưu hành không lớn lắm (≤ 1 lít).
Lượng dịch truyền cần được xác định theo tình trạng mất nước và điện giải nhưng
tổng lượng truyền tối đa không quá 3-4 lít/24 giờ (với người lớn) tức là tương đương với
thể tích bị mất ~ 1 lít.
Dung dịch Kali Clorid:
- Tác dụng: K+ là ion chủ yếu trong tế bào, cần cho sự co cơ và chức năng ở màng
tế bào. Khi giảm gây mệt mỏi, nhược cơ, chuột rút, buồn nôn, giảm phản xạ, loạn nhịp
tim……..
- Áp dụng: dùng trong trường hợp giảm K+ huyết do nôn nhiều, ỉa chảy, dùng thuốc
lợi tiểu thải K+………..
- Dạng thuốc: dung dịch Kali Clorid 2%.
. Dung dịch Natri Hydrocarbonat đẳng trương 1,4%:
- Áp dụng: là dung dịch kiềm dùng để chống toan máu.
- Dạng thuốc: đóng chai 300ml.
- Liều dùng: truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm 500 – 1000ml tuỳ theo yêu cầu điều
trị.
- Liều dùng: Tuỳ theo từng bệnh nâhn (dựa vào sự thiếu hụt Kali huyết).
149
2.1.1.2. Các dung dịch ưu trương.
NaCl ưu trương được dùng để bù đắp Cl- và thể tích lưu hành khi mất một lượng lớn
như bỏng nặng, mất máu trầm trọng.
Dung dịch NaCl ưu trương có khả năng phát triển thể tích lưu hành lớn tương đương
với dung dịch keo khi đưa cùng thể tích nên bù nhanh thể tích dịch bị mất nhưng có nhược
điểm là áp suất thẩm thấu quá cao dễ gây phù và tăng nguy cơ chảy máu do giảm kết tập
tiểu cầu.
Có nhiều mức nồng độ: 1,2- 1,8- 3,6- 7,5- 10 và 20%
Các loại dung dịch thường được dùng để bồi phụ thể tích lưu hành khi bỏng hoặc
khi mất máu do phẫu thuật là loại 1,2- 1,8 %. Khi dùng những loại dung dịch này sẽ giảm
được khoảng 1/3 thể tích cần truyền so với loại đẳng trương.
Trên thị trường có sẵn loại 10%, 20% (đóng ống 10- 20 ml), khi dùng pha loãng với
dung dịch Glucose 5% cho đến nồng độ mong muốn.
Dung dịch 7,5% được dùng nhiều hơn cả và thường dùng để bù thể tích lưu hành
trong sốc chấn thương (pha với Dextran 70).
Các dung dịch loại này gây tăng nguy cơ chảy máu nên chỉ dùng khi kiểm soát được
chảy máu và phải thận trọng với bệnh nhân có bệnh tim- phổi.
Các dung dịch ưu trương có tác dụng giãn mạch một số cơ quan nội tạng như thận,
tim, tăng cường co bóp cơ tim, làm giảm được tỷ lệ phù não và tăng áp lực nội sọ tốt hơn
so với dung dịch keo.
Dung dịch Natri Clorid ưu trương 5% hoặc 10%:
- Áp dụng:
+ Bù điện giải.
+ Chống sốc.
+ Rửa vết thương có mủ.
- Liều dùng: Liều dùng tuỳ theo yêu cầu điều trị bệnh. Thông thường tiêm tĩnh mạch
chậm 10 – 20ml/lần. Sau vài giờ tiêm 1 lần.
- Chống chỉ định: suy thận, viêm thận, phù thũng, tăng huyết áp.
2.1.2.Các dung dịch keo.
Có hai loại dung dịch keo:
- Loại tự nhiên bao gồm Albumin: Loại này có nguồn gốc từ huyết tương người hoặc
từ máu rau thai. Truyền chế phẩm này không chỉ tạo độ keo cho máu mà còn cung cấp
albumin- một thành tố quan trọng giúp chuyển tải thuốc và một số chất chuyển hóa của cơ
thể. Tác dụng bù đắp thể tích lưu hành tốt nhưng rất đắt và hiếm
- Loại nhân tạo bao gồm một số Polymer như Dextran, gelatin hoặc HEA
Các dung dịch này có trọng lượng, kích thước và hình dạng phân tử khác nhau,
nguồn gốc cũng khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là có độ keo cao hơn nước nên
có thể là tăng độ keo (độ quánh) của máu, giúp giữ được máu trong lòng mạch và duy trì
được thể tích dịch thể lưu hành, bảo đảm cho hoạt động của hệ tuần hoàn.
Đặc tính của dung dịch keo là có trọng lượng phân tử (ký hiệu PMp) rất dao động,
do đó còn gọi là dung dịch đa phân tán. Ký hiệu trọng lượng phân tử được viết ngay sau
tên hoạt chất để nhận diện dung dịch.
150
Thí dụ: Dextran 40 để chỉ dung dịch dextran có PMp = 40.000 Daltons
HEA 200 để chỉ HEA có PMp = 200.000 Daltons
Khả năng làm tăng độ keo của máu phụ thuộc các yếu tố sau.
- Hình dáng phân tử. Loại mạch thẳng (dextran) cho độ keo nội tại lớn hơn loại hình
cầu.
- Trọng lượng phân tử: càng lớn thì giữ được độ keo lâu hơn.
- Đường kính phân tử: càng nhỏ thì càng nhanh bị đào thải ra ngoài nên khả năng
giữ được áp lực keo ngắn.
- Điện tích của phân tử: Những phân tử có mang điện tích thì không qua được màng
trong khi các phân tử trung hòa điện thì lại dễ dàng đi qua.
- Nồng độ của dung dịch: Nồng độ dung dịch cao thì số phân tử trong một đơn vị
thể tích sẽ lớn và do đó khả năng giữ áp lực keo càng lớn.
Khả năng làm tăng và khả năng duy trì độ keo của máu phải là tổng hợp các yếu tố
trên. Thí dụ:
- Dextran 40 -10% có khả phát triển thể tích tuần hoàn lớn hơn D 40- 3,5%
- Dextran 70 -65 lai có khả năng phát triển thể tích tuần hoàn kém hơn D 40-10%
- Dextran 70-6% có khả năng phát triển thể tích tuần hoàn tương đương HEA 450-
6% vì tuy HEA có trọng lượn phân tử lớn hơn Dextran nhiều nhưng HEA (hình cầu) nên
có áp lực keo nội tại nhỏ hơn áp lực keo của dextran (mạch thẳng)
- Khả năng giữ áp lực keo của Albumin kéo dài hơn các phân tử khác là do Albumin
mang điện tích âm
Những dung dịch có khả năng có khả năng phát triển thể tích nhanh thường chóng
bị đào thải nghĩa là thời gian bán thải ra khỏi huyết tương ngắn: Thí dụ: D 40-10% có khả
năng phát triển thể tích lên tới 180% nhưng bị đào thải 50% sau 2h còn D 70-6% chỉ có
khả năng phát triển thể tích khoảng 1,2% nhưng sau 24h bị đào thải 6%.
Tất cả những điều trên đây cho thấy rằng việc lựa chọn chế phẩm rất phức tạp đòi
hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm.
Tác dụng phụ chung nhất thường gặp với loại phân tử này là khả năng gây sốc quá
mẫn dị ứng.
2.1.2.1. Các dung dịch keo thiên nhiên – Albumin.
Albumin được điều chế từ huyết tương người, sau đó được sấy ở nhiệt độ + 600C
trong vòng 10h để diệt virus (viêm gan và HIV). Loại chế từ máu rau thai có độ tinh khiết
cao hơn.
Albumin có từ 575 đến 600 acid amin với trọng lượng phân tử (PMp) khoảng 56.000
đến 69.000 daltons. Đường kính phân tử là 35 A0, phân tử mang điện tích âm nên thời gian
bán thải dài- 20h.
Khả năng phát triển thể tích của Albumin lớn hơn so với các dung dịch khác: truyền
1g Albumin làm tăng được từ 15-20 ml thể tích lưu hành.
Loại dung dịch 25% (còn gọi là Albumin đậm đặc) có áp suất thẩm thấu gấp 5 lần
so với huyết tương bình thường nên khả năng làm tăng thể tích rất lớn tới 350% (3,5 lần),
loại này thường được truyền trong trường hợp mất máu nặng hoặc bỏng nặng.

151
Loại dung dịch 5% (còn gọi là Albumin loãng) có áp suất thẩm thấu xấp xỉ huyết
tương của người bình thường nên khả năng phát triển thể tích nhỏ hơn loại đậm đặc (khoảng
0,8- 1 lần) và được dùng để thay thể huyết tương đồng thể tích.
Ngoài chỉ định bồi phụ thể tích tuần hoàn trong sốc do giảm thể tích, giảm Albumin
máu trầm trọng, phụ trợ cho các trường hợp phải sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể như chạy
thận nhân tạo hay một số loại phẫu thuật, Albumin được dùng để truyền trong sơ sinh mắc
bệnh tan máu nhằm tăng thải trừ Bilirubin , tránh hiện tượng vàng da và bệnh Kernicter
(vàng da nhân).
2.1.2.2. Các dung dịch keo nhân tạo.
Dextran
Dextran là polyme của các glucose, cấu tạo mạch thẳng, thường được pha trong
dung dịch điện giải. Có 2 loại hay được sử dụng:
- D 40- 3,5% hoặc 7%
- D 60 (70) với nồng độ 10%.
Thời gian bán thải (tồn tại trong nội mạch) khoảng 4h
Ngoài ra còn có Dextran phân tử lượng thấp (PMp= 1.000 daltons) ký hiệu là Dl
được dùng để ngăn ngừa phản ứng sốc phản vệ khi truyền các loại Dextran do tính chất
hapten của phân tử này: phức hợp Dl- protein đóng vai trò kháng nguyên sẽ liên kết với
kháng thể có sẵn trong máu nhờ đó giảm được các tai biến khi truyền các loại Dextran có
phân tử lượng lớn.
Do khả năng phát triển thể tích quá lớn của D 40- 10% nên nếu truyền liều cao kéo
dài sẽ dễ gây suy thận cấp, trường hợp này chỉ gặp khi dùng D 40 10%- truyền từ 500- 100
ml trong nhiều ngày với mục đích chống đông máu. Tuy nhiên nếu chỉ thay thế < 10% thể
tích lưu hành thì ít có khả năng ảnh hưởng đến thời gian đông máu.
Các loại Dextran đều có chống chỉ định với phụ nữ có thai do các tai biến sốc phản
vệ nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Gelatin
Gelatin là một loại keo nhân tạo do thủy phân collagen của xương hoặc da động
vật, tạo thành các peptid của gelatin. Các dung dịch này có trọng lượng phân tử ~ 35.000
daltons. Gelatin có thể bổ sung cả một số chất điện giải với thành phần tương tự với dịch
thể ngoài tế bào. Dùng để tăng thể tích tuần hoàn khi bị sốc do giảm thể tích huyết tương
khi bị bỏng hoặc mất máu do chảy màu trong chấn thương, tụt huyết áp khi gây mê..
Ưu điểm của dung dịch Gelatin là ổn định được thể tích máu sau khi truyền, không
gây giãn nở quá mức nên ít gây quá tải tuần hoàn (khả năng phát triển tuần hoàn 100%).
Khả năng phát triển tuần hoàn của Gelatin chỉ tương đương với Dextran 40—3,5% và thấp
hơn dextran 60-6% và HEA 450- 6%. Dung dịch này rất ít gây rối loạn đông máu như
dextran 40, không gây suy thận như dextran nhưng làm tăng thời gian máu lắng sau khi
truyền nên cần phải phân loại nhóm máu và tính tốc độ lắng máu trước khi truyền.
Các dung dịch này ít gây tai biến cho phụ nữ có thai hơn so với Dextran và tai biến
chủ yếu về phía người mẹ nên không có chống chỉ định với phụ nữ có thai như với dextran.
Tuy nhiên, dung dịch Gelatin gây phản ứng theo kiểu phản vệ lớn hơn nhiều so với Dextran
và HEA đặc biệt là các phản ứng ở da.
152
Dẫn xuất của Amidon- HEA.
HEA là Hydroxy- etyl – Amidon, có khi gọi là HES. Đây là những sản phẩm điều
chế từ Amidon có thành phần là amylopectin- một phân tử có nhiều nhánh, chuỗi dày đặc,
hình cầu, vào cơ thể chất này bị men α- amylase của huyết tương thủy phân và mất hoạt
tính.
Trọng lượng phân tử của dung dịch rất phân tán từ 200.000-450.000 daltons. Nồng
độ dung dịch sử dụng từ 6-10%. Loại 10% có độ keo cao nhất nhưng tất cả đều thấp hơn
Dextran 40 và gelatin có cùng nồng độ
2.2. Các dịch thể dùng trong nuôi dưỡng nhân tạo
Có 7 hợp phần dinh dưỡng quan trọng cần cung cấp cho cơ thể là Glucid, protid, lipid,
chất khoáng, các nguyên tố vi lượng, vitamin và nước. Việc bù nước thường dùng cho các
loại dung dịch tinh thể đẳng trương đã nêu ở phần trước. Trong phần này sẽ trình bày các
loại dịch thể chứa 6 hợp phần còn lại.
2.2.1. Glucid
100g Glucose cho khoảng 400 calo.
Glucose là nguồn cung cấp Glucid đồng hóa, rẻ tiền nhưng nhược điểm là năng
lượng do glucose cung cấp thường không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hó, đặc biệt loại đẳng
trương. Thí dụ người bình thường cần 20-30 calo/kg thể trọng còn với bệnh nhân mắc bệnh
nặng thì cần tới 50 calo/kg. Thế nhưng mỗi lít glucose 5% chỉ cung cấp được 200 calo.
Nếu đưa tới 3 lít/ngày (thể tích tối đa cho phép) thì cũng chỉ cung cấp được chưa đầy ½ nhu
cầu cơ sở và 1/5 nhu câù cho bệnh nhân nặng. Vì vậy trong nuôi dưỡng thường phải dùng
loại dung dịch ưu trương đưa vào tĩnh mạch trung tâm nếu thực hiện nuôi dưỡng nhân tạo
toàn phần. Người ta không dùng Glucose cho nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa vì hay gây ỉa
chảy
Chỉ định:
- Dung dịch đẳng trương (5%):
Bồi phụ thể tích khi mất nước
Làm dung môi cho một số thuốc tiêm tryền tĩnh mạch
- Dung dịch ưu trương:
Nuôi dưỡng nhân tạo theo đường tĩnh mạch
Cấp cứu khi hạ đường huyết
Chống chỉ định: các dạng phù.
Tác dụng phụ:
- Với dung dịch đẳng trương: truyền quá nhiều hoặc quá nhanh có thể gây ứ nước
nhược trương nếu bệnh nhân suy chức năng thận.
- Với dung dịch ưu trương có thể gây hoại tử mô nếu truyền ra ngoài mạch, gây
viêm tĩnh mạch nếu truyền kéo dài ở các tĩnh mạch bề mặt
- Gây giảm K+ VÀ Na+/ máu.
- Hạ đường huyết nếu ngừng truyền đột ngột sau một thời gian truyền kéo dài.
Cách dùng
- Những dung dịch có áp suất thẩm thấu cao, nếu dùng kéo dài phải đưa vào tĩnh
mạch trung tâm qua Catheter.
153
- Không dùng những dung dịch này cho bệnh nhân uống vì áp suất thẩm thấu lớn
có thể gây ỉa chảy.
- Nếu bệnh nhân không dung nạp tốt Glucose hoặc lượng truyền quá nhiều , có
thể thêm Insulin bằng cách trộn Insulin vào dung dịch truyền hoặc tiêm dưới da.
- Mức đường huyết nên duy trì ở 2g/l. Khi kiểm tra đường huyết cần lưu ý đến một
số thuốc có thể gây cản trở sự đo Glucose trong máu như (Cephalosporin...)
- Có thể phối hợp thêm KCl với lượng 0,75-3 g/l, đặc biệt khi có phối hợp thêm
Insulin
- Tương kỵ: máu toàn phần, khối hồng cầu, vitamin B12.
- Khi sử dụng để nuôi bệnh nhân kéo dài, không nên dùng đơn độc mà nên phối
hợp với các hợp phần dinh dưỡng khác như Glucid, lipid, đặc biệt các vitamin nhóm B...
- Ngoài việc dùng Glucose nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa có thể thay bằng các
dung dịch như Sorbitol (5%, 10%) hoặc Levulose (5%- 10%). Chỉ định và chống chỉ định
giống với dung dịch Glucose.
- Với nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa, có thể sử dụng Disaccharid như Maltose,
sucrose hoặc polysaccharid như maltodextrin.
2.2.2. Protid.
Protid có vai trò cung cấp các acid amin để xây dựng cơ thể. Nhu cầu hàng ngày
về Protid đối với bệnh nhân như sau:
- Người bình thường: Lượng Protid cần cung cấp: 0,8 g/kg/24h.
- Trẻ em: Lượng Protid cần cung cấp: 2,5 g/kg/24h.
- Stress nhẹ: Lượng Protid cần cung cấp: 1,2 g/kg/24h.
- Stress trung bình: Lượng Protid cần cung cấp: 1,5 g/kg/24h.
- Stress nặng: Lượng Protid cần cung cấp: > 2,0 g/kg/24h.
Thường người ta tính lượng Protid theo số gam Nitơ
1g nitơ có trong 6,25g protid và xấp xỉ bằng 30 g thịt.
1 g Protid cung cấp 4 calo
- Để việc suwje dụng nitơ có hiệu quả, cần phải có một tỷ lệ thích đáng giữa mức
năng lượng do các nguồn dinh dưỡng không phải Protein cung cấp (tạm gọi là năng lượng
phi Protein) và số gam nitơ. Tỷ lệ này là 150: 1 ở người bình thường và ở người Stress là
100:1
- Các dạng cung cấp Protid dùng cho dung dịch nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa
là các dung dịch acid amin kết tinh hoặc tổng hợp . Các dung dịch thủy phân Casein ngày
càng ít dùng vì gây nhiều tai biến.
Tỷ lệ giữa acid amin cần thiết và acid amin có thể thay thế được thường bắt chước
hợp phần Protid tự nhiên như trứng, sữa trong đó acid amin cần thiết từ 40-5-% còn loại
thay thế được là từ 50-60%. Nồng độ các acid amin trong dung dịch từ 3-10% à hàm lượng
khác nhau tùy từng hãng bào chế.
Nhu cầu thông thường cần từ 150- 400 mg N/kg/24 giờ- trong đó 40% phải ở dạng
acid amin không thay thế.
Chọn chế phẩm.

154
- Trong suy thận cấp tính có thể chọn các công thức chỉ chứa các acid amin cần
thiết. Tuy nhiên chưa có bằng chứng đầy đủ về sự ưu việt của công thức này so với các
công thức có cả các acid amin thay thế được.
- Với bệnh nhân bị tổn thương gan: Người ta cho rằng bệnh nhân này có sự tăng
mức acid amin thơm như Tyrosin, phenylalanin trong huyết thanh, các acid amin này cùng
với octopamin trở thành các chất trung gian dẫn truyền thần kinh giả trong não. Bên cạnh
đó, lượng acid amin có mạch nhánh như valin, leucin, isoleucin lại thấp. Do đó với các đối
tượng này nên chọn các hỗn hợp acid amin có tỷ lệ acid amin thấp còn acid amin nhánh
cao. Các công thức loại này thường đắt hơn các công thức thông thường.
- Chỉ đưa qua tĩnh mạch ngoại vi những dung dịch có áp suất thẩm thấu < 800
mOsm/l. Những dung dịch có áp suất thẩm thấu cao hơn phải đưa vào tĩnh mạch trung tâm
qua Catheter.
- Trong một số dung dịch acid amin có cho thêm các chất điện giải như Na+, Ca2+,
K+. Cần tính đến lượng này khi điều trị để tránh thừa điện giải.
Tác dụng phụ
- Nếu đưa quá nhiều acid amin có thể gây nhiễm toan do rối loạn chuyển hóa hoặc
tăng Nitơ máu ở người suy giảm chức năng thận.
- Mẫn cảm, dị ứng, sốc quá mẫn.
- Gây tăng đường huyết hoặc đa niệu do tăng áp lực thẩm thấu, đặc biệt khi phối hợp
với dung dịch glucose. Để tránh trường hợp này có thể phối hợp thêm với Insulin và kali.

Các Acid amin cần thiết Các acid amin có thể thay thế được
Isoleucin Alanin
Leucin Asparagin
Lysin Acid aspartic
Methionin Cystein
Phenylalanin Acid glutamic
Threonin Glycin
Tryptophan Hydroxyprolin
Valin Serin
Histidin Tyrosin
Arginin
Liều lượng
- Người lớn: 0,1- 0,45 g nitơ/ kg/ 24g
- Trẻ em: 0,23- 0,53 g nitơ/ kg/ 24g.
2.2.3. Lipid
Lipid là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng quan trọng cho cơ thể, là một hợp
phần cấu tạo của màng tế bào.
1g Lipid cung cấp 9-10 calo
Trong nuôi dưỡng nhân tạo qua đường tiêm truyền phải có một lượng chất béo để
đảm bảo ít nhất 5% tổng số năng lượng của cơ thể đòi hỏi trong một tuần. Thường thì mỗi
bệnh nhân mỗi tuần nên truyền khoảng 1500 ml loại nhũ dịch 10%. Nếu nguồn năng lượng
155
chỉ được lấy từ glucose bằng cách truyền liên tục thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách ức
chế việc giải phóng chất béo, gây triệu chứng thiếu các acid béo cần thiết với các biểu hiện
như khô da, tăng tính thấm thành mạch, vết thương chậm lành, giảm sức đề kháng cơ thể,
tăng khả năng nhiễm khuẩn, giảm tiểu cầu..
Nếu bệnh nhân nuôi dưỡng nhân tạo qua đường tiêu hóa thì việc sử dụng Lipid trong
các hợp phần cần đưa đơn giản hơn nhiều so với đưa qua đường tiêm truyền. Trong trường
hợp này có thể dùng các chất béo mạch dài và trung bình. Nếu đường tiêu hóa hoạt động
tốt thì có thể sử dụng chất béo để cung cấp 20-40% số calo cần thiết trong tổng số calo sẽ
đưa cho bệnh nhân
Để đưa chất béo qua đường tiêm truyền, cần có dạng nhũ dịch, trong đó kích thước
tiểu phân chất béo khoảng 0,3μm.
Nguồn Lipid thường dùng la dầu đậu tương, lecitin lòng đỏ trứng tinh khiết, glycerol,
trong đó acid linoleic chiếm tỷ lệ lớn (50-60%) và được coi là nguồn cung cấp các acid béo
và năng lượng chủ yếu.
Nhu cầu hàng ngày về Lipid đối với người lớn là 0,5- 1g/kg. Nguồn năng lượng
được lấy từ chất béo chỉ nên chiếm khoảng 10-40% (tối đa là 60%) lượng calo phi protein,
lượng còn lại lấy từ glucid. Trong tổng lượng đó phải có tối thiểu 10% lấy từ acid béo không
thay thế được
Nồng độ chất béo trong nhũ dịch thường từ 10-20%
Loại 10% có thể truyền với tốc độ tối đa là 125 ml/h còn loại 20% thì truyền với độ
60 ml/h
Do tính chất vật lý của nhũ dịch hết sức tránh việc trộn các dung dịch khác vào vì sẽ
phá vỡ độ bền vững của các tiểu phân chất béo. Các kim loại đa hóa trị dễ làm hạt chất béo
kết tụ lại với nhau và do đó gây tăng kích thước tiểu phân gây nguy hiểm khi truyền tĩnh
mạch.
Nếu muốn truyền hỗn hợp Lipid với glucid và protein tốt nhất là sử dụng các công
thức pha chê sẵn có 3 hợp phần này. Khi không có loại đó mà phải phối hợp thì chỉ được
pha trộn ngay khi sử dụng với cách truyền qua nhánh chữ Y: hỗn hợp của dung dịch glucose
cad acid amin truyền ở 1 nhánh còn nhũ dịch Lipid truyền riêng ở nhánh thứ 2
Cần lưu ý các tiểu phân chất béo không qua được màng lọc.
Thận trọng
- Cần giám sát mức acid béo tự do và triglycerid trong quá trình truyền.
- Kiểm soát tương kị
Chống chỉ định
- Tăng lipid máu nặng.
- Suy gan trầm ttrongj
- Viêm tụy cấp tính có kèm thêm tăng Lipid máu
- Dị ứng với lecithin của trứng.
Tác dụng phụ
- Khi mới truyền: toát mồ hôi, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi có thể gặp ban da
- Khi điều trị kéo dài : tăng men gan
- Giảm tiểu cầu trầm trọng ở trẻ em và vừa phải ở người lớn.
156
- Có một số trường hợp bị to gan, vàng da.
Chỉ định
- Bổ sung năng lượng trong nuôi dưỡng nhân tạo.
- Cung cấp nguồn acid béo không thay thế.
Liều lượng
- người lớn: 0,5-2,5g Lipid/kg/24h
- trẻ em: 0,5-4g Lipid/kg/24h
Cách tính tốc độ truyền
- Dung dịch 10%: 1g Lipid= 10 ml= 200 giọt
- Dung dịch 20%: 1g Lipid= 5 ml= 100 giọt
Chú ý: liều khởi đầu thường nhỏ, truyền tốc độ chậm, sau đó cứ 10- 20 phút lại tăng
dần tốc độ đến mức cần thiết.
3. Chú ý khi sử dụng dung dịch tiêm truyền:
Khi sử dụng dung dịch tiêm truyền, bệnh nhân có thể bị sốc. Sốc xảy ra tức thì trong
khi truyền hay ngay sau khi truyền. Bắt đầu bằng cơn rét run đột ngột sau đó sốt, mạch
nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp hạ, khó thở, nhịp thở nhanh nông. Bệnh nhân lo
lắng, bồn chồng có khi vật vã.
Nguyên nhân sốc có thể do chất lượng thuốc, dụng cụ truyền, tốc độ truyền, cơ địa
bệnh nhân……
Dù nguyên nhân nào thì cũng phải ngưng truyền, lau sạch mồ hôi, ủ ấm cho bệnh
nhân, động viên bệnh nhân yên tâm và thực hiện phác đồ chống sốc.
Để hạn chế tai biến khi dùng cần chú ý:
- Kiểm tra thuốc, nhãn, hạn dùng, chất lượng.
- Nút chai đã châm kim thì không dùng.
- Dung dịch ưu trương chỉ tiêm tĩnh mạch.
- Theo dõi sát bệnh nhân trong suốt thời gian truyền để phát hiện và xử trí kịp thời
khi bị sốc.
4. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng các loại dịch nuôi dưỡng nhân tạo qua đường
tĩnh mạch.
4.1. Cách pha chế các hợp phần dinh dưỡng qua tiêm truyền
- Việc chọn lựa công thức cần phù hợp với nhu cầu bệnh lý. Trong đa số trường hợp,
sử dụng hỗn hợp 3 thành phần Lipid, glucid, protid là lý tưởng nhất. Tuy nhiên thường
không tồn tại những công thức có sẵn cả ba hợp phần, do đó muốn sử dụng cần phải có sự
hỗ trợ của dược sĩ trong khâu phâ trộn. Các giai đoạn này phải thực hiện trong phòng pha
chế vô khuẩn. Khó khăn nhất là thêm hợp phần Lipid vì dễ phá vớ đồ bền của nhũ dịch. Có
2 cách để giải quyết điều này:
- Thực hiện trình tự pha chế đúng: trước tiên nên trộn dung dịch glucose với dung
dịch acid amin . Nếu cần thêm nguyên tố vi lượng và vitamin thì nên thêm vào giai đoạn
này, sau đó thêm từ từ vào dung dịch đã pha chế nhũ dịch Lipid. Nếu pha đúng nguyên tắc
thì hỗn hợp có độ ổn định trong 48h. Cần lưu ý hạn chế tối đa các cation hóa trị 2 vì nó sẽ
tác dụng với chất nhũ hóa anion trong nhũ dịch Lipid dẫn đến giảm độ bền.

157
- Việc trộn thêm nhũ dịch Lipid tốt nhất là được thực hiện qua nhánh chữ Y, nhũ
dịch Lipid được đưa qua một nhánh riêng rẽ, các hợp phần còn lại đưa qua nhánh còn lại
4.2. Những tương kị cần tránh
- Không nên thêm albumin vào hỗn hợp các chất dinh dưỡng.
- Không thêm sắt vào nhũ dịch chất béo.
- Với đa số các thuốc , việc thêm vào hỗn hợp nuôi dưỡng phải hết sức hạn chế. Các
thông tin liên quan đến việc trộn thuốc vào dịch truyền để tham khảo trong đơn chỉ dẫn
cách dùng thuốc hoặc các sách chuyên khảo.
- Độ ổn định của dung dịch phụ thuộc nhiều vào các muối bicarbonat, calci,
phosphat. Trong dịch truyền, nên thay bicarbonat bằng citrat hoặc lactat thì sẽ tránh được
tương tác với muối calci, magnesi hoặc với các dung dịch acid.

LƯỢNG GIÁ

* Trả lời ngắn:

1. Dung dịch tiêm truyền được chia làm 3 loại:


A………………………………….
B………………………………….
C. Các dung dịch thay thế huyết tương.
2. Dung dịch Natriclorid đẳng trương có nồng độ (A)……………………dung dịch Glucose
đẳng trương có nồng độ (B)…………………………
3. Do có (A)……………………..nên Dextran có tác dụng (B)…………………..áp lực
động mạch.
4. Các dung dịch thay thế huyết tương đã học là:
A………………………………….
B………………………………….
C. Huyết tương khô.
5. Dung dịch Natriclorid đẳng trương dùng để:
A………………………………….
B………………………………….
C. Rửa vết thương.

* Phân biệt đúng sai:


6. Ringer lactat có tác dụng cung cấp năng lượng.
7. Không được dùng Natriclorid 5% cho người tăng huyết áp.
8. Dung dịch Glucose 5% có tác dụng lợi tiểu.
9. Có thể bị sốc ki truyền dịch.
10. Cấm dùng dung dịch Glucose ưu trương cho bệnh nhân bị ngộ độc sắn.

158
* Lựa chọn đúng sai:
11. Dung dịch Glucose 30% được dùng theo đường:
A. Tiêm dưới da
B. Tiêm bắp
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch
12. Glucose có tên khác là:
A. Ringer
B. Dextrose
C. Natri Hydrocarbonat
D. Alvesin
13. Để pha 500ml dung dịch Natriclorid 0,9%, cần một lượng Natriclorid là:
A. 4,5mg
B. 45mg
C. 4,5g
D. 45g
14. Một bệnh nhân vừa được truyền 500ml dung dịch Glucose 30%, như vậy bệnh nhân đã
nhận được một lượng Glucose là:
A. 15mg
B. 150mg
C. 15g
D. 150g
15. Để chống toan máu người ta dùng:
A. Dung dịch Natriclorid 0,9%
B. Dung dịch Glucose 5%
C. Dung dịch Glucose30%
D. Dung dịch Natrihydrocarbonat 1,4%

159
Bài 14
THUỐC NỘI TIẾT (HORMON)

MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, đặc điểm, phân loại các thuốc nội tiết
2. Trình bày được nguồn gốc, tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng-
liều lượng các thuốc Testosteron, Pogesteron, Estrogen, các thuốc tránh thai,
Insulin,Prothyroxin, oxytocin ….

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Hormon (còn gọi là nội tiết tố) là những sản phẩm hóa học được tiết ra từ tuyến nội
tiết. Ngày nay nhờ khoa học phát triển người ta nhận thấy ngoài tuyến nội tiết còn nhiều tổ
chức tế bào khác, thậm chí cả tế bào thần kinh cũng tiết ra nội tiết tố. Chính vì thế định
nghĩa cổ điển về hormon không còn phù hợp.
Hiện nay người ta định nghĩa hormon là những chất truyền tin hóa học được các tế
bào đặc biệt sản xuất ra với một lượng rất nhỏ. Hormon được bài tiết vào máu và được vận
chuyển tới các tế bào đáp ứng để điều hòa chuyển hóa và hoạt động của các tế bào.
Trong phạm vi chương này, chúng tôi đề cập tới các hormon là sản phẩm của tuyến
nội tiết và các thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết.
1.2. Đặc điểm chung
- Mỗi hormon đều có tác dụng đặc hiệu trên một loại tế bào đích của cơ quan hoặc tổ
chức nhất định của cơ thể.
- Hormon tác dụng và chịu tác dụng theo cơ chế điều hòa xuôi và điều hòa ngược
(feedback) qua trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến đích. Vì vậy một tuyến nào đó bị rối
loạn sẽ ảnh hưởng tới sự bài tiết của hormon tuyến khác và sẽ gây rối loạn tuyến khác.
- Hormon bài tiết theo nhịp sinh học. Tuỳ loại hormon mà sự bài tiết có thể theo chu
kỳ ngày đêm (glucocorticoid), theo tháng (hormon sinh dục nữ), theo mùa (hormon tuyến
giáp).
- Hoạt tính của hormon được tính bằng đơn vị quốc tế (IU) hoặc bằng đơn vị khối
lượng (mg, g…).
1.3. Áp dụng chung
Hormon thường được dùng trong các trường hợp sau:
- Dùng thay thế hoặc bổ sung khi cơ thể thiếu hormon: ví dụ dùng hormon sinh dục
nữ cho phụ nữ cắt buồng trứng hoặc dùng các corticoid cho người thiểu năng tuyến vỏ
thượng thận…
- Dùng đối kháng khi thừa hormon. Ví dụ: bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt phụ
thuộc hormon, có thể dùng estrogen để đối kháng.
- Dùng chẩn đoán bệnh của tuyến nội tiết. Ví dụ: dùng dexamethason chẩn đoán hội
chứng Cushing.

160
- Ngoài ra còn có các áp dụng khác tuỳ thuộc vào từng hormon cụ thể. Ví dụ: hormon
glucococrticoid dùng làm thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, hormon
androgen dùng làm thuốc tăng đồng hóa protid…
1.4. Phân loại
. Dựa vào cơ quan bài tiết có các nhóm sau:
Hormon vùng dưới đồi
Hormon tuyến yên
Hormon vỏ thượng thận : Hormon vỏ thượng thận gồm 3 loại:
+ Mineralocorticoid do lớp cầu (lớp ngoài cùng) tiết ra
+ Glucocorticoid do lớp bó (lớp giữa) tiết ra
+ Androgen do lớp dưới (lớp trong) tiết ra
Hormon tuyến tụy
Hormon tuyến giáp
Hormon tuyến cận giáp
Hormon sinh dục
. Dựa vào cấu trúc hóa học: Chia 2 nhóm
- Hormon có cấu trúc protein và acid amin: hormon vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến
tụy, tuyến giáp và tuyến cận giáp.
- Hormon tuyến tuỷ thượng thận (adrenalin) cấu trúc acid amin nhưng không trình
bày ở chương này. Nhóm thuốc này được trình bày kỹ ở phần thuốc tác dụng trên hệ thần
kinh thực vật.
- Hormon có cấu trúc steroid: hormon vỏ thượng thận, hormon sinh dục.
2. Các thuốc nội tiết thông dụng
2.1. Hormon sinh dục và thuốc tránh thai
2.1.1. Hormon sinh dục nam
TESTOSTERON
1. Nguồn gốc
Trong cơ thể testosteron được tế bào kẽ tinh hoàn tiết ra. Ngoài ra vỏ thượng thận,
buồng trứng và nhau thai cũng tiết ra một lượng nhỏ.
2. Tác dụng
- Tác dụng hormon (tác dụng androgen)
+Testosteron làm phát triển giới tính và cơ quan sinh dục nam như tuyến tiền liệt, túi
tinh, dương vật…
+ Kiểm soát và duy trì chức năng sinh tinh trùng.
+ Tạo ra các đặc tính thứ phát của phái nam như giọng nói trầm, vai rộng, cơ lớn…
+ Tác dụng đối lập với estrogen.
- Tác dụng tăng dưỡng
+Testosteron có tác dụng làm tăng đồng hóa protid, giữ nitơ và các muối calci,
phospho do đó làm tăng khối lượng bắp cơ và tăng khối lượng xương.
+ Ngoài ra làm tăng tạo hồng cầu thông qua kích thích sản xuất erythropoetin ở thận
và kích thích trực tiếp tuỷ xương. Tăng lipid máu nên khi dùng lâu dài có thể gây xơ vữa
động mạch.
161
3. Tác dụng không mong muốn
Đối với nữ: gây bệnh nam hóa như phụ nữ mọc râu, nhiều trứng cá, giảm kinh hoặc
vô kinh, ngực teo, thay đổi giọng nói. Phụ nữ mang thai mà dùng testosteron đứa trẻ sinh
ra có thể bị lưỡng tính giả, thậm chí tử vong.
Với nam giới: nếu dùng lâu dài có thể gây giảm chức năng sinh dục, ức chế tuyến yên
và tinh hoàn làm giảm testosteron, giảm sản xuất tinh trùng và không tạo tinh trùng. Đặc
biệt kích thích sự phát triển của các khối u tuyến tiền liệt. Vì vậy không dùng cho người già
hoặc người bị ung thư tuyến tiền liệt.
Ở cả hai giới: giữ muối nước gây phù (chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch và
bệnh thận hoặc khi dùng liều cao điều trị khối u), vàng da, viêm gan ứ mật, xơ vữa động
mạch.
4. Chỉ định
Thiểu năng sinh dục nam, chậm phát triển cơ quan sinh dục nam
Rối loạn kinh nguyệt, băng kinh, u xơ tử cung, ung thư vú, ung thư tử cung
Nhược cơ, loãng xương, gầy yếu (nên dùng nhóm hormon tăng dưỡng sẽ ít gây tác
dụng không mong muốn hơn).
5. Chống chỉ định
Trẻ em dưới 15 tuổi
Người mang thai, thời kỳ cho con bú
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư vú ở nam giới
Bệnh gan nặng
6. Chế phẩm và liều dùng
- Testosteron propionat (hoặc acetat)
Chế phẩm: ống tiêm 1mL có chứa 10, 20 và 50 mg
Liều dùng tiêm bắp 10-15mg/24h
- Testosteron enanthat (tác dụng kéo dài)
Chế phẩm: ống 1mL dung dịch dầu 5% và 20%
Liều dùng: Tiêm 1mL dung dịch 5%/lần x 1 - 2 lần/ tuần hoặc 1ml dung dịch
20%/lần, 3-4 tuần tiêm 1 lần.
- Metyltestosteron (Android):
Chế phẩm: viên đặt dưới lưỡi 5 và 10mg
Liều dùng: 5-50mg/24h tuỳ chỉ định

2.1.2 Hormon sinh dục nữ


CÁC ESTROGEN
1. Nguồn gốc
Tự nhiên: trong cơ thể có các chất estradiol, estron và estriol là các estrogen được
nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh và là sản phẩm bài
tiết chính của buồng trứng. Ngoài ra tuyến thượng thận, gan, não, mô mỡ và tinh hoàn tiết
ra một lượng nhỏ. Estron và estriol có thể được tổng hợp từ estradiol và testosteron.
Estrogen còn có trong thực vật.
162
Tổng hợp: theo cấu trúc, các estrogen tổng hợp có thể chia thành 2 loại:
- Cấu trúc steroid: ethinylestradiol, mestranol, quinestrol.
- Cấu trúc không steroid: diethylbestrol, chlorotrianisene, methallenestril.
2. Tác dụng
- Trên chức năng sinh học
Các estrogen cùng với progesteron có vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Ở nồng độ sinh lý:
Estrogen có tác dụng làm phát triển giới tính và cơ quan sinh dục nữ như âm đạo,
vòi trứng, nội mạc tử cung…
Tạo nên các đặc tính thứ phát của giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và
điều hòa phân bố mỡ tạo hình dáng phụ nữ.
Làm phát triển xương, tóc…
- Liều cao
Ức chế FSH làm ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào
niêm mạc tử cung được, do đó ngăn cản sự thụ thai (phối hợp với progesteron) đồng thời
làm ngừng bài tiết sữa.
Với nam giới khi dùng liều cao có thể gây teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng
và teo các cơ quan sinh dục ngoài.
- Tác dụng khác:
Tăng đồng hóa protid nhưng yếu hơn androgen
Ngăn ngừa tiêu xương do ức chế tác dụng của hormon cận giáp và kích thích giải
phóng calcitonin.
Làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động
mạch ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.
Liều cao gây tăng đông máu và tăng kết dính tiểu cầu
Các estrogen tổng hợp có hoạt tính mạnh hơn các chất tự nhiên
3. Tác dụng không mong muốn
Hội chứng giống nghén: căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng Ca ++
máu, tăng cân.
Chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới
Có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú
4. Chỉ định
Điều trị thay thế khi cơ thể không tiết đủ estrogen (suy buồng trứng, sau khi cắt buồng
trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh).
Làm thuốc tránh thai
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá)
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt
5. Chống chỉ định
Không dùng cho người bệnh gan
Cao huyết áp và huyết khối tắc mạch
Người mang thai, thời kỳ cho con bú
163
Phụ nữ ung thư tử cung, ung thư vú
6. Chế phẩm và liều dùng
Estron (Foliculin)
Chế phẩm: ống tiêm 1mL dung dịch dầu 0,05% và 0,1% (tương ứng với 5000 và
10000UI).
Liều dùng: tiêm bắp 1 ống 5000 hoặc 10000 UI/24h
Estradiol benzoat
Liều dùng: tiêm bắp 1-5mg/ngày tuỳ theo chỉ định
Estradiol dipropionat
Chế phẩm: ống tiêm 1mL dung dịch 0,1%
Liều dùng: tiêm bắp hoặc dưới da 1mg/24h, cứ 2-4 ngày dùng 1 lần
Ethinyl estradiol (Microfolin)
Chế phẩm: viên 0,025mg
Liều dùng: 1-2 viênm/24h
Diethylstilbestrol
Chế phẩm: viên nén 1mg và 25mg. Ống tiêm 1mL dung dịch 0,1%, 3%
Liều dùng: 205mg/24h, duy trì 1mg/24h
Ngoài ra còn nhiều dạng chế phẩm phối hợp với progesteron

CÁC PROGESTIN

1. Nguồn gốc
Progestin tự nhiên: progesteron chủ yếu do vật thể vàng tiết ra ở nửa sau của chu kỳ
kinh nguyệt. Ngoài ra nhau thai, tinh hoàn và tuyến thượng thận tiết ra một phần.
Progestin tổng hợp: theo cấu trúc hóa học được chia làm 3 loại:
- Tương tự progesteron: hydroxyprogesteron, medroxyprogesteron.
- 19 nor testosteron: norgestrel, normegestrol, levonorgestrel…
2. Tác dụng sinh lý
Progesteron tác dụng lên giai đoạn II của chu kỳ kinh nguyệt.
Tác dụng làm dày niêm mạc, tăng sinh và nở to tử cung
Tăng nội mạc, tuyến tiết, thể đệm
Tăng tiết niêm dịch chuẩn bị cho sự đính của trứng đã thụ thai
Làm giảm co bóp tử cung, giảm đáp ứng của tử cung với oxytocin
Phát triển tuyến sữa để chuẩn bị cho sự bài tiết sữa dưới ảnh hưởng của prolactin.
Liều cao gây ức chế LH của tuyến yên làm ức chế phóng noãn nên cũng có tác dụng
chống thụ thai.
Liều cao thuốc còn ức chế cạnh tranh với aldosteron tại receptor mineralocorticoid
ở ống thận làm tăng thải Na++.
3. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp là kinh nguyệt không đều, tích luỹ mỡ,
tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Các chế phẩm tổng hợp có thể gây viêm tắc tĩnh mạch do làm tăng đông máu.
164
4. Chỉ định
Sảy thai nhiều lần, dọa sảy thai
Băng huyết, băng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Các rối loạn ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Chống thụ thai
Điều trị một số ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú
5. Chống chỉ định
Phụ nữ có thai, rối loạn đông máu, tăng lipid máu và suy gan nặng
6. Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm tự nhiên
Progesteron ống 5mg/mL, dung dịch dầu
Progesteron tác dụng chậm ống 250mg/mL
Dạng uống viên nang 200mg (Urogestral)
- Chế phẩm tổng hợp
Nói chung các chế phẩm tổng hợp thường bền vững hơn, tác dụng mạnh và kéo dài
hơn.
2.1.3. Thuốc chống thụ thai

THUỐC CHỐNG THỤ THAI DẠNG PHỐI HỢP


Là dạng thuốc mà trong thành phần gồm có progesteron và estrogen (chủ yếu là các
chế phẩm tổng hợp). Hiện nay có 3 loại viên tránh thai phối hợp:
- Loại 1 pha: tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên không thay đổi trong cả vỉ
thuốc.
- Loại 2 pha: tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên thay đổi 2 lần
- Loại 3 pha: tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên thay đổi 3 lần
Nói chung loại 2 và 3 pha có hàm lượng progesteron tăng dần còn estrogen thì hầu
như không thay đổi hoặc tăng nhẹ vào giữa chu kỳ. Mục đích thay đổi tỷ lệ progesteron và
estrogen trong các dạng viên 2 và 3 pha là giảm lượng thuốc cần dùng, giảm tác dụng không
mong muốn mà vẫn giữ được hiệu quả tránh thai cao
1. Cơ chế chống thụ thai
- Cơ chế trung ương (điều hòa ngược): khi dùng thuốc nồng độ hormon trong máu
cao hơn nồng độ sinh ý, gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên dẫn đến giảm tiết FSH và
LH tuyến yên. Mức FSH và LH thấp nên không đạt nồng độ và tỷ lệ thích hợp để phóng
noãn, các nang trứng kém phát triển.
- Cơ chế ngoại vi: thuốc làm thay đổi dịch nhày ở cổ tử cung làm cho tinh trùng
không di chuyển được đồng thời làm nội mạc tử cung kém phát triển, trứng không làm tổ
được.
Vì thuốc ức chế cả 2 khâu của quá trình thụ thai nên hiệu quả tránh thai cao
2. Tác dụng không mong muốn
Dấu hiệu giống nghén (mệt mỏi, buồn nôn, đau ngực)
Rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, vàng da ứ mật
Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối
165
3. Chỉ định
Chống thụ thai cho phụ nữ
4. Chống chỉ định
Bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn về máu và viêm gan
Ung thư vú, tử cung
Phụ nữ trên 40 tuổi
THUỐC CHỐNG THỤ THAI CHỈ CÓ PROGESTIN
1. Cơ chế tác dụng
Thuốc làm sánh đặc dịch nhày ở cổ tử cung gây trở ngại cho sự di chuyển của tinh
trùng và làm nội mạc tử cung kém phát triển do đó ngăn cản sự thụ thai.
Hiệu mlực tránh thai thấp hơn thuốc tránh thai phối hợp, chỉ có tác dụng sau khi đã
dùng thuốc 15 ngày liên tục và đều đặn.
2. Tác dụng không mong muốn
Do chỉ có progesteron nên thuốc ít tác dụng không mong muốn, nhất là ít gây các tai
biến về tim mạch.
3. Chỉ định
Thuốc tránh thai cho phụ nữ đang nuôi con bú và người không dùng được thuốc
tránh thai phối hợp.
4. Chế phẩm
- Dạng viên nén: đóng vỉ 21 viên và 28 viên (21 viên có dược chất còn 7 viên placebo
hoặc có chứa sắt).
- Các dạng chế phẩm khác: viên nang cấy vào cơ thể, miếng dán vào da và niêm mạc
tác dụng chậm, các loại kem, viên đặt âm đạo, vòng đặt tử cung để giải phóng dần hoạt
chất…
5. Liều dùng và cách dùng
Bắt đầu uống viên thứ nhất vào khoảng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 của chu kỳ
kinh nguyệt. Mỗi ngày uống 1 viên vào 1 giờ nhất định để khỏi quên, uống liên tục cho đến
hết vỉ thuốc (nếu vỉ 21 viên thì nghỉ 7 ngày sau đó uống tiếp vỉ khác, nếu vỉ 28 viên thì khi
uống hết vỉ này lại tiếp tục vỉ khác mà không nghỉ).
Nếu hôm trước quên thì hôm sau uống bù 1 viên và vẫn tiếp tục uống 1 viên nữa như
bình thường. Nếu quên quá 36 giờ thì nên áp dụng biện pháp tránh thai khác. Riêng viên
tránh thai đơn thuần nếu quên quá 12 giờ nên áp dụng biện pháp tránh thai khác đồng thời
vẫn tiếp tục uống thuốc như bình thường.
Tránh thai khẩn cấp
Tránh thai khẩn cấp là cách tránh thai được dùng khi giao hợp không được bảo vệ
hoặc giao hợp ngoài ý muốn. Có 2 cách:
- Dùng viên tránh thai cấp (viên chỉ có progesteron nhưng hàm lượng cao). Các thuốc
này được dùng 1 liều ngay sau khi giao hợp. Nếu trong vòng 8 giờ mà lại có giao hợp thì
dùng thêm 1 viên nữa. Tuy nhiên do hàm lượng progesteron cao nên không dùng quá 4 viên
trong 1 tháng.
- Dùng viên tránh thai phối hợp loại 1 pha: trong vòng 72 giờ giao hợp dùng 4 viên,
sau đó 12 giờ dùng tiếp 4 viên nữa.
166
2.2. Thuốc nội tiết điều trị đái tháo đường
INSULIN

1. Tác dụng
Gây hạ glucose máu, tăng sử dụng Glucose ở cơ, chuyển hoá Glucid thành Lipid,
tăng quá trình tạo Lipid, giảm phóng thích Glucogen từ gan và tăng Glucogen ở gan.
2. Chỉ định
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào Insulin, typ I (điều trị thay thế): đái tháo đường
khởi đầu tuổi thiếu niên, đái tháo đường nhiễm Ceton.
Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, Typ II (điều trị bổ sung): khi nhiễm toan
máu, hôn mê đái tháo đường, bị nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn.
Cấp cứu tăng đường huyết trong trường hợp: đái tháo đường nhiễm Acid Cetonic,
hôn mê tăng đường huyết.
Bệnh võng mạc ở thời kỳ đang tiến triển do đái tháo đường.
3. Chống chỉ định
Ngưồi mẫn cảm với thuốc
4. Thận trọng
Không dùng thuốc theo đường uống, theo dõi hàm lượng đường trong máu trong
thời gian dùng thuốc.
5. Tác dụng không mong muốn
Có thể gây phản ứng tại chỗ (ngứa, đau, cứng bì ở nơi tiêm), dùng quá liều sẽ gây
hạ Glucose máu (biểu hiện: Run, nhịp tim nhanh, thân nhiệt hạ, co giật, hôn mê).
Khi hạ Glucose máu xử trí bằng cách cho uống nước cam đường (trường hợp nhẹ),
tiêm Glucose ưu trương vào tĩnh mạch (trường hợp nặng).
6. Cách dùng, liều lượng
Chủ yếu dùng theo đường tiêm dưới da, trong trường hợp cấp cứu có thể tiêm bắp
hoặc tiêm tĩnh mạch.
Liều dùng phụ thuộc vào trạng thái bệnh lý của từng người bệnh, thông thường người
lớn liều khởi đầu vào khoảng 20 - 40đv/ngày, sau tăng dần khoảng 2đv/ngày cho tới khi
đạt được nồng độ Glucose máu mong muốn. Tổng liều không vượt quá 80đv/ngày.
Dạng thuốc:
Ống tiêm chứa 5, 10, 40 và 80 hoặc 100 UI/mL.
Ở Việt Nam thường có 2 hàm lượng 40 UI/mL (lọ 10mL dùng cho bơm tiêm) và 100 UI/mL
(ống 3mL dùng cho bút tiêm).
Các chế phẩm insulin có nhiều dạng chủ yếu tiêm dưới da, tiêm bắp (tiêm tĩnh mạch dạng
insulin tác dụng ngắn, khi hôn mê đái tháo đường). Hiện nay bắt đầu đưa insulin dạng hít
vào sử dụng.
- Insulin tác dụng nhanh: các insulin hòa tan hay insulin thường có thể tiêm báp,
dưới da và tĩnh mạch. Biệt dược Actrapid MC, Valosulin, Neusulin.

167
- Insulin tác dụng trung bình: Insulin isophan (protamin insulin), insulin 2 pha,
insulin globin kẽm, insulin kẽm. Biệt dược: Insulatard HM. Monotard HM, Umulin zinc,
Semilente MC.
- Insulin tác dụng chậm: insulin protamin kẽm và insulin kẽm dạng hỗn hợp. Biệt
dược: Ultra lente MC, Lenter MC, Umulin zinc, insulin lente Cho-S.
Liều dùng: tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng người bệnh
Liều khởi đầu cho người lớn thông thường 20-40 UI/24h, tăng dần khoảng
24UI/ngày cho tới khi đạt được nồng độ mong muốn trong máu.
(WHO khuyến cáo nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch toàn phần khi đói duy trì
trong khoảng 3,3 - 5,6 mnoL/L hay 60-100mg/dL).
7. Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ mát (100C - 150C), tránh ánh sáng, chống ẩm, theo dõi hạn dùng.

2.3. Hormon tuyến giáp và thuốc ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp

LEVOTHYROXIN
Tên khác: Levothyronxine sodiqua (Viết tắt là: L - T4), Levothyrox, L.Thyroxine -
Roche
1. Tác dụng
Tăng chuyển hoá cơ bản và tăng sinh nhiệt, tăng hấp thu Glucid, kích thích tổng hợp
protein.
Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tâm thu và tốc độ tuần hoàn, tăng mức độ tiêu thụ oxy
ở các mô, tăng sinh hồng cầu.
Có vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của cơ thể như phát triển chiều
cao, cân nặng; phát triển não bộ....
2. Chỉ định
Thiểu năng tuyến giáp, bướu cổ đơn thuần, sau phẫu thuật tuyến giáp.
3. Chống chỉ định
Cường tuyến giáp, suy tim, loạn nhịp tim, suy mạch vành.
4. Tác dụng không mong muốn
Khi dùng liều cao gây hiện tượng mạch nhanh, mất ngủ.
5. Cách dùng, liều lượng
- Người lớn:
+ Thiểu năng tuyến giáp: ngày đầu uống 25mg nếu dung nạp tốt sẽ dùng tăng liều
tới liều tối ưu 75mg/24 giờ, dưới dạng viên nén 25mg, 50mg, 100mg. Trường hợp không
uống được dùng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch liều bằng 1/2 - 3/4 liều uống, dạng thuốc tiêm
200mg/lọ.
+ Hôn mê do phù niêm tiêm chậm vào tĩnh mạch 100mg/24 giờ.
- Trẻ em: Uống 3 - 5mg/kg thể trọng/24 giờ.
Dạng thuốc: Viên 25, 50, 70, 100 và 150mg, ống tiêm 200mg/1ml.

168
METYLTHIOURACIL
Tên khác: Metiltiouracil (MTU), Methiacil

1. Tác dụng
Ức chế tổng hợp Hormon tuyến giáp.
2. Chỉ định
Bệnh Basedow, các chứng cường giáp, chuẩn bị cho mổ tuyến giáp.
3. Chống chỉ định
Bướu cổ đơn thuần, phụ nữ đang thời kỳ cho con bú, phụ nữ có thai, dị ứng với
thuốc, suy tuỷ, suy gan.
4. Tác dụng không mong muốn
Dị ứng da, giảm bạch cầu hạt.
5. Cách dùng, liều lượng
- Uống:
+ Liều tấn công 300 - 500mg/24 giờ chia làm 3 - 4 lần.
+ Liều duy trì 100 - 200mg/24 giờ.
Dạng thuốc: Viên nén 25, 50mg, 100, 250mg.

PROPYLTHIOURACIL
Tên khác: Propycil, Propyl - Thyracil, PTU

1. Tác dụng
Ức chế tổng hợp Hormon tuyến giáp, ức chế quá trình khử iod của Thyroxin thành
Iodo Thyronin.
2. Chỉ định
Bệnh Basedow nhẹ và trung bình, chuẩn bị phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
3. Chống chỉ định
Người viêm gan, có bệnh về máu nặng, mẫn cảm với thuốc.
4. Tác dụng không mong muốn
Có thể gây ban ngứa hoặc giảm bạch cầu, suy tuyến giáp (khi dùng kéo dài),
5. Cách dùng, liều lượng
Người lớn: Uống 300 - 450mg/ngày, chia làm 3 lần, khi bệnh thuyên giảm dùng liều
duy trì 50 - 150mg/ngày, chia làm 3 lần.
Trẻ em: Thường uống 5 - 7mg/kg thể trọng/ngày, chia thành những liều nhỏ, uống
cách nhau 8 giờ.
Dạng thuốc: Viên 50mg.
6. Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, chống ẩm.

169
2.4. Hormon thùy sau tuyến yên
OXYTOCIN
Tên khác: Oxytocine, Pitulobine, Syntocinon

1. Tác dụng
Là Hormon thúc đẻ do thuỳ sau tuyến yên tiết ra. Hiện nay đã tổng hợp được Hormon
này.
Làm tăng các cơn co bóp của tử cung, làm tăng nhanh quá trình đẻ, giúp cho quá
trình bài tiết sữa.
2. Chỉ định
Gây chuyển dạ trong những trường hợp cần lấy thai ra mà chưa chuyển dạ (phá thai,
thai chết lưu), hỗ trợ chuyển dạ trong trường hợp cơn co tử cung yếu và thưa, phòng và
điều trị băng huyết sau đẻ (do dạ con không co hồi được).
3. Chống chỉ định
Khung chậu bé so với thai, thai nằm ngang, nguy cơ vỡ tử cung.
4. Thận trọng
Trong khi dùng thuốc cần theo dõi tử cung và tiếng đập của tim thai vì có thể gây
giảm oxy huyết ở thai nhi hoặc gây vỡ tử cung.
5. Cách dùng, liều lượng
- Cầm máu: Tiêm bắp hoặc tiêm thẳng vào tử cung với liều 2 - 5 đơn vị.
- Thúc đẻ: Pha chế phẩm dung dịch Glucose 5% để truyền nhỏ giọt tĩnh mạch với liều
5 đơn vị.
Dạng thuốc: Ống tiêm 2 - 5đv/2ml.

LƯỢNG GIÁ

* Trả lời ngắn


1. Tác dụng không mong muốn của Insulin là:
A…………………………………..
B. Dùng quá liều gây hạ đường huyết.
C……………………………………
2. Insulin có tác dụng làm (A)……………………….Glucose trong máu, chủ yếu dùng
chữa bệnh (B)…………………………
3. Khi dùng Insulin cần chú ý:
A…………………………………..
B……………………………………

Câu đúng sai:


4. Testosteron giúp cơ thể phát triển nhanh khi dậy thì.
7. Prednisolon có tác dụng không mong muốn là gây phù, tăng huyết áp.
8. Progesteron kích thích rụng trứng.
9. Dùng Testosteron điều trị doạ sẩy thai.
170
10. Cấm dùng Thyroxin cho bệnh nhân bướu cổ đơn thuần.
11. Khi suy tuyến giáp gây chứng đần độn ở trẻ em.

Câu lựa chọn:


12. Thuốc được gọi là Hormon trợ thai là:
A. Prednisolon
B. Testosteron
C. Progesteron
D. Oxytocin
13. Trong các thuốc sau, thuốc được dùng cho bệnh nhân doạ sẩy thai là:
A. Testosteron
B. Progesteron
C. Prednisolon
D. Oxytocin
14. Tác dụng không mong muốn của Progesteron là:
A.Gây chóng mặt
B. Gây nhức đầu
C. Gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
D. Gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
15. Khi dùng Insulin cần theo dõi:
A. Huyết áp
B. Đường huyết
C. Đường niệu
D. Huyết áp, đường huyết

171
Bài 15
THUỐC CHỐNG VIÊM STEROID
(GLUCOCORTICOID)
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguồn gốc, tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống
chỉ định của thuốc chống viêm Steroid (nhóm Glucocorticoid)
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng liều dùng của
các thuốc trong nhóm.

NỘI DUNG
1. Đại cương về Glucocorticoid
Nguồn gốc
Glucocorticoid tự nhiên do vùng bó vỏ thượng thận sản xuất ra gồm có 2 chất là
hydrocortison (cortisol) và cortison.
Glucocorticoid tổng hợp gồm rất nhiều chất khác nhau
Tác dụng
Ở nồng độ sinh lý các chất này cần cho cân bằng nội môi, tăng sức chống đỡ của cơ
thể với stress và duy trì các chức năng khác của cơ thể.
. Trên chuyển hóa
Glucocorticoid có tác dụng trên chuyển hóa glucid, protid, lipid và chuyển hóa muối
nước.
- Chuyển hóa glucid : làm tăng đường huyết. Khi dùng lâu dài có thể gây đái tháo
đường và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
- Chuyển hóa protid: khi dùng glucocorticoid lâu ngày sẽ gây teo cơ, xốp xương, tổ
chức liên kết kém bền vững (do tăng quá trình dị hóa Protid).
- Chuyển hóa lipid: làm thay đổi sự phân bố lipid trong cơ thể: tăng tổng hợp mỡ ở
thận, giảm tổng hợp mỡ ở chi. Khi dùng corticoid lâu dài, mỡ sẽ tập trung nhiều ở mặt, nửa
thân trên gây hội chứng mặt trăng tròn hay gù trâu - "Cushing syndrom".
Glucocorticoid cũng kích thích dị hóa lipid trong các mô mỡ và làm tăng tác dụng
của các chất gây tiêu mỡ khác (chủ yếu ở phần chi). Hậu quả là làm tăng acid béo tự do
trong huyết tương và tăng tạo các chất cetonic trong cơ thể.
- Chuyển hóa muối nước:
Glucocorticoid tăng thải kali qua nước tiểu gây giảm K+ máu.
Tăng thải calci qua thận, giảm tái hấp thu calci ở ruột, làm xương thưa, xốp, dễ gẫy,
còi xương, chậm lớn.
Tăng tái hấp thu Natri và nước do đó gây phù và tăng huyết áp.
.Tác dụng trên các cơ quan và tuyến
- Trên thần kinh trung ương: thuốc gây kích thích như bồn chồn, mất ngủ, ảo giác
hoặc có rối loạn về tâm thần khác.
- Tiêu hóa: tăng tiết dịch vị (acid và pepsin), giảm sản xuất chất nhày (chất bảo vệ)
do đó dễ gây loét dạ dày, tá tràng.
- Trên máu: làm giảm bạch cầu ưa acid, giảm số lượng tế bào lympho, tế bào mono
và tế bào ưa base. Nhưng tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính và tăng quá trình
đông máu.
172
- Tổ chức hạt: ức chế tái tạo tổ chức hạt và nguyên bào sợi làm chậm lên sẹo và
chậm lành vết thương.
- Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống viêm và chống dị ứng và ức chế miễn dịch
Tác dụng không mong muốn
Phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước
Loét dạ dày, tá tràng
Vết thương chậm lên sẹo. Dễ nhiễm trùng
Tăng đường huyết hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường
Nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ
Loãng xương, xốp xương
Rối loạn phân bố mỡ
Suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột
Ngoài ra có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như: đục thuỷ tinh thể, mất
ngủ, rối loạn tâm thần. Khi dùng tại chỗ có thể gây viêm da, teo da, rạn da…
Chỉ định
- Điều trị thay thế khi vỏ thượng thận không tiết đủ hormon (thiểu năng vỏ thượng
thận cấp và mạn hoặc thiểu năng thượng thận thứ phát do rối loạn vùng dưới đồi, rối loạn
tuyến yên).
- Điều trị các bệnh tự miễn (bệnh collagen) như: lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp
dạng thấp, thấp tim và dùng trong các phẫu thuật cấy ghép cơ quan để chống phản ứng loại
mảnh ghép của cơ thể.
- Điều trị dị ứng, sốc phản vệ và các bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng như hen phế
quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc…
- Điều trị viêm cơ, khớp, viêm da…
- Chẩn đoán hội chứng Cushing.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định: loét dạ dày, tá tràng, mẫn cảm với thuốc; nhiễm nấm, virus, đang
dùng vaccin sống.
- Thận trọng: đái tháo đường, phù, cao huyết áp, loãng xương. Do đó phải theo dõi
huyết áp và glucose/máu.
Các thuốc trong nhóm
Các thuốc trong nhóm dù có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp đều có các đặc điểm
tác dụng như nhau chỉ khác nhau về mức độ chống viêm, giữ muối nước và thời gian tác
dụng. Dựa vào thời gian tác dụng chia 3 nhóm.
. Tác dụng ngắn: 8-12 giờ
Hydrocortison (Cortisol), cortison
Cortison và hydrocortison là sản phẩm tự nhiên, tác dụng chống viêm yếu hơn các
dẫn xuất tổng hợp, hai thuốc này có mức độ tác dụng tương tự như nhau. Chúng thường
được dùng điều trị các bệnh do thiểu năng tuyến thượng thận và dùng thay thế khi cơ thể
thiếu hormon tuyến thượng thận.
. Tác dụng trung bình: 12 - 36 giờ
Prednison, prednisolon, methylprednisolon và triamcinolon
Các thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison 4-5 lần, đồng thời ít
giữ natri và nước nên ít gây phù và tăng huyết áp hơn, nhưng ức chế ACTH mạnh.
Prednison, prednisolon và methylprednisolon chủ yếu dùng làm thuốc chống viêm,
thuốc ức chế miễn dịch (điều trị các bệnh tự miễn).
173
Triamcinolon chủ yếu dùng chống viêm. Thuốc này ít ảnh hưởng tới chuyển hóa muối
nước nhưng gây nhiều tác dụng không mong muốn với cơ xương, khớp nhất là triamcinolon
(Kenacort). Triamcinolon không dùng cho người dưới 16 tuổi.
. Tác dụng dài: 36 - 72 giờ
Dexamethason và betamethason là dẫn xuất có chứa fluor của prednisolon, ít ảnh
hưởng tới chuyển hóa muối nước, có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison khoảng
30 lần, thời gian tác dụng kéo dài. Vì vậy chúng thường dùng điều trị các trường hợp viêm
cấp, chống sốc phản vệ hay phù não cấp.
Thuốc ức chế mạnh sự tăng trưởng, làm tăng tỷ lệ mất xương và ức chế trục vùng
dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận nên 2 thuốc này không phải là thuốc lựa chọn hàng
đầu cho điều trị viêm gan.
. Các glucocorticoid dùng ngoài
Các glucocorticoid dùng ngoài cũng có nhiều dạng: bôi tại chỗ, nhỏ mắt, nhỏ tai, phun
mù… chủ yếu điều trị viêm da và niêm mạc.
Các chế phẩm chứa clo, flo của các corticoid: fluocinolon, fluometason, clobetason ít
hấp thu qua da hay được dùng điều trị viêm da dị ứng. Tuy nhiên khi bôi các chế phẩm này
trên da, chúng cũng có khả năng hấp thu một lượng nhất định. Đặc biệt, khi da bị tổn thương
khả năng hấp thu thuốc qua da sẽ tăng, vì vậy dùng thận trọng với các vết thương hở.
Các chế phẩm dạng khí dung betametason, beclometason (Becotide), budesonid
(Rhinocort), flunisonid… thường được dùng điều trị hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
Tác dụng không mong muốn thường gặp: khô miệng, khàn giọng, nhiễm nấm ở miệng
và cổ họng. Để giảm tác dụng không mong muốn này thì phải súc miệng với nước sau khi
dùng thuốc.
Nguyên tắc chung trong sử dụng thuốc nhóm Glucocorticoid
- Kiêng ăn Natri clorid hoặc ăn nhạt, ăn nhiều Protein, ít lipid, ít Glucid.
- Uống thêm dung dịch Kali Clorid, kháng sinh (nếu cần thiết).
- Theo dõi người bệnh về thể trọng, lượng nước tiểu, huyết áp, biến đổi tâm thần,
thời gian đông máu, dạ dày - tá tràng......
- Nếu dùng ở liều cao, khi ngừng thuốc phải giảm liều.
- Áp dụng điều trị cách ngày đối với trường hợp viêm da mạn tính, hen, nhược cơ,
ghép thận
Một số thuốc nhóm Glucocorticoid thông dụng

HYDROCORTISON
Tên khác: Cortisol, Hydrocortison Acetat, Hydrocortison Hemisuccinat

1. Tác dụng
Chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
2. Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn (xem phần đại cương).
3. Cách dùng, liều lượng
- Điều trị viêm khớp:
+ Người lớn: Uống ở liều tấn công: 80 - 100mg/ngày, chia làm 2 - 3 lần; Liều duy
trì: 20 - 40mg/ngày, dạng viên 10mg. Tiêm quanh khớp 15 - 50mg/ngày, chia làm 2 lần,
dạng hỗn dịch 125mg/5ml Hydrocortison Acetat choáng phản vệ, liều dùng từ 100 -
500mg/24 giờ.

174
+ Trẻ em: Uống với liều tấn công 20 - 40mg/ngày, chia làm 2 lần; liều duy trì 10 -
20mg/ngày.
- Điều trị bệnh ngoài da, niêm mạc.
+ Tra mắt dưới dạng thuốc mỡ 1% - 2%; chữa viêm ở mắt.
+ Thuốc mỡ bôi da: 1%, 2.5%: Chữa dị ứng ngoài da.
Dạng thuốc: Lọ tiêm dạng hỗn dịch 125mg; thuốc mỡ 1%, 2%, 2.5% (tuýp).
4. Bảo quản
Để nơi tránh ánh sáng, theo dõi hạn dùng.

MAZIPREDON
Tên khác: Depersolon

1. Tác dụng
Là dẫn chất tan được trong nước của Prednisolon, có tác dụng chống viêm và chống
dị ứng mạnh hơn 4 lần so với Hydrocortison.
2. Tác dụng không mong muốn, chống chỉ định: (Xem phần đại cương)
3. Chỉ định
Cấp cứu sốc do bỏng, chấn thương, dị ứng nặng do thuốc, phẫu thuật nhiễm độc, hen
phế quản nặng, các trường hợp nhiễm độc do nhiễm khuẩn (phối hợp với kháng sinh), suy
thượng thận cấp, hôn mê gan.
4. Cách dùng, liều lượng
- Người lớn:
+ Trường hợp sốc, tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch kết hợp với Nor - Adrenalin với liều 30
- 90mg.
+ Các trường hợp khác tiêm tĩnh mạch chậm 30 - 40mg/24 giờ.
- Trẻ em dùng theo chỉ định của bác sỹ.
Dạng thuốc: ống tiêm 30mg/ml.
5. Bảo quản
Chống ẩm, tránh ánh sáng.

DEXAMETHASON
Tên khác: Prednisolon F, Decadron, Dexa, Dexaon

1. Tác dụng
Dexamethason thuộc loại Glucorticoid có tác dụng dài. Thuốc có tác dụng tương tự
nhưng mạnh hơn Hydrocortison từ 20 - 30 lần và ít giữ muối và nước hơn.
2. Tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định: (xem phần đại cương).
3. Cách dùng, liều lượng
- Người lớn:
+ Uống sau bữa ăn: 0.5 - 3mg/ngày, chia 2 - 3 lần, nếu bệnh nặng có thể dùng 4 -
6mg/ngày, khi có kết quả dùng giảm liều dần xuống 0.5mg/ngày, dạng viên 0.5mg.
+ Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: 4 - 20mg/ngày, dạng thuốc 4mg/1ml.
- Trẻ em:
+ Uống: Viên 0.5 - 1mg; ống tiêm chứa 4mg/ml.
4. Bảo quản
Chống ẩm, tránh ánh sáng.
175
PREDNISOLON
1. Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 2,5 mg, 5 mg, 10 mg, 20 mg, 50 mg
Siro 15 mg/5 ml.
2. Chỉ định:
Chống phản ứng viêm và dị ứng, hen, ức chế miễn dịch: Phối hợp với các thuốc
chống ung thư để điều trị bệnh bạch cầu cấp và u lympho
Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn); Viêm khớp dạng thấp, bệnh nhược cơ.
3. Chống chỉ định:
Xem thêm phần chung; nhiễm khuẩn toàn thân (trừ khi nhiễm khuẩn quá nặng đe
dọa tính mạng hoặc đã được điều trị kháng sinh đặc hiệu); tránh dùng vaccin virus sống cho
người đang dùng liều ức chế miễn dịch (đáp ứng kháng thể trong huyết thanh bị giảm).
4. Liều lượng và cách dùng
Liều lượng:
Chống phản ứng viêm và dị ứng: Người lớn uống lúc đầu tới 10 - 20 mg/ngày (nếu
nặng, tới 60 mg/ngày), nên uống vào buổi sáng sau bữa ăn sáng; liều này thường có thể
giảm trong vài ngày, nhưng cũng có thể phải tiếp tục trong vài tuần hoặc vài tháng. Trẻ em
có thể dùng liều dựa vào liều người lớn (thí dụ lúc 1 tuổi: 25 % liều người lớn; 7 tuổi: 50%;
12 tuổi: 75%); nhưng thường liều cho phải dựa vào tình trạng bệnh và đáp ứng của người
bệnh hơn là dựa vào tuổi hoặc cân nặng.
Liều duy trì, người lớn, uống 2,5 - 15 mg/ngày hoặc cao hơn; liều cao hơn 7,5
mg/ngày làm tăng nguy cơ hội chứng Cushing; trẻ em dùng liều dựa vào liều người lớn như
trên, nhưng thường liều dùng phải dựa vào tình trạng bệnh và đáp ứng của người bệnh hơn
là dựa vào tuổi hoặc cân nặng.
Bệnh nhược cơ: Khởi đầu, cứ cách 1 ngày/lần, uống 10 mg/lần; sau đó, vẫn tiếp tục
cách ngày dùng 1 lần nhưng với liều tăng dần, mỗi bước tăng liều là 10 mg, cho đến khi
đạt tới liều 1 - 1,5 mg/kg (liều tối đa 100 mg/lần). Hoặc dùng thuốc hàng ngày, bắt đầu với
liều 5 mg/ngày; sau đó tăng dần liều hàng ngày với mỗi bước tăng liều là 5 mg cho đến liều
60 - 80 mg/ngày (0,75 - 1 mg/kg/ngày).
Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn): Người lớn, uống lúc đầu 20 -
40 mg/ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm, sau đó giảm liều.
Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản trong lọ kín, nhiệt độ 15 - 25 oC, tránh ánh sáng.
Bảo quản dung dịch đã pha ở nhiệt độ 15 - 25 oC, dùng trong vòng 48 giờ. Hỗn hợp để tiêm
để ở 25 oC hoặc để ở tủ lạnh (4 oC) thì bền vững trong 48 giờ.

BUDESONID

1. Tác dụng
Budesonide là một glucocorticosteroid có hoạt tính kháng viêm tại chỗ cao. Các tác
động kháng viêm như ức chế sự phóng thích các chất trung gian gây viêm và ức chế đáp
ứng miễn dịch qua trung gian cytokin là quan trọng
Điều trị bằng budesonide dạng hít cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cơn hen
do gắng sức.

2. Dược động học


176
- Hấp thu: Budesonide dạng hít hấp thu nhanh. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt
được trong vòng 30 phút sau khi hít. Trong các nghiên cứu, định vị trung bình của
budesonide trong phổi sau khi hít qua bình xịt được nén là 10-15% liều chuẩn độ.
- Thải trừ: Thuốc được chuyển hóa qua gan, các chất chuyển hoá được bài tiết qua
nước tiểu, thời gian bán hủy trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch trung bình khoảng 4
giờ.
3. Chỉ định
- Hen phế quản.
- Pulmicort phun mù được đẩy bởi khí freon và chỉ nên được kê toa cho các bệnh
nhân không được điều trị tốt bằng các thuốc dạng hít khác.
4. Chống chỉ định
Mẫn cảm với budesonide hoặc bất cứ thành phần khác của thuốc.
5. Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
- Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm Candida ở miệng và họng, bệnh nhân nên được
hướng dẫn phải súc miệng với nước sau mỗi lần dùng.
- Nên tránh dùng đồng thời với ketoconazole và với các chất ức chế CYP3A4 mạnh
khác. Nếu không thể tránh được thì nên dùng các thuốc cách xa nhau càng lâu càng tốt.
- Nên thường xuyên theo dõi sự phát triển ở trẻ em và trẻ vị thành niên điều trị lâu
dài bằng corticosteroid bất kể bằng đường dùng nào. Lợi ích của việc điều trị bằng
corticosteroid phải được cân nhắc với nguy cơ ức chế sự phát triển.
- Bệnh nhân phải được dặn dò nên liên hệ với bác sỹ nếu hiệu quả điều trị giảm,
không nên tiếp tục duy trì mà phải chuyển sang các liệu pháp khác. Nếu hiệu quả điều trị
giảm đột ngột thì phải bổ sung một đợt điều trị ngắn bằng steroid đường uống.
6. Tác dụng không mong muốn
- Đường hô hấp: nhiễm nấm candida ở hầu-họng, kích thích nhẹ ở họng, ho và khàn
giọng.
- Toàn thân: phù mạch.
- Da: mề đay, ban, viêm da.
- Đường hô hấp: co thắt phế quản.
- Các trường hợp đặc biệt như bồn chồn, lo lắng, trầm cảm và rối loạn hành vi cũng
được ghi nhận. Do có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida ở hầu-họng, bệnh nhân nên súc miệng
bằng nước sau mỗi lần dùng.
7. Liều lượng và cách dùng
Khi bắt đầu liệu pháp corticosteroid dạng hít, để điều trị trong giai đoạn hen nặng
hoặc khi giảm hoặc ngưng sử dụng corticosteroid dạng uống thì liều lượng nên là:
Trẻ em từ 2-7 tuổi: 200-400 mcg/ ngày, chia 2-4 lần.
Trẻ em từ 7 tuổi trở lên: 200-800 mcg/ ngày, chia 2-4 lần.
Người lớn: 200-1600 mcg/ ngày, chia 2-4 lần.
Đối với điều trị duy trì, liều dùng 2 lần/ ngày, sáng và tối, thường là đủ.
Liều duy trì nên giảm đến mức thấp nhất cho phép.
Sau một liều đơn, thuốc có tác động sau vài giờ, hiệu quả trị liệu đầy đủ chỉ đạt được
sau một vài tuần điều trị.
177
LƯỢNG GIÁ
* Trả lời ngắn:
1. Các Glucocorticoid có tác dụng:
A…………………………………..
B……………………………………
C. Ức chế miễn dịch.
2. Các Glucocorticoid làm tăng (A)………………………Na+ và nước nên dễ gây
(B)……………………………
3. Trên dạ dày các Glucocorticoid làm tăng tiết (A)……………………………đồng thời
làm giảm sản xuất (B)……………………………..
4. Khi dùng kéo dài nhóm thuốc Glucocorticoid cần (A)…………………….trước khi
ngừng thuốc hoặc tiêm A.C.T.H. để (B)…………………….tuyến thượng thận hoạt động
trở lại.
5. Các Gluco Corticoid giúp chóng liền sẹo các vết thương.
6. Phải uống Prednisilon sau khi ăn.
7. Prednisolon có tác dụng không mong muốn là gây phù, tăng huyết áp.
8. Progesteron kích thích rụng trứng.
Câu lựa chọn:
9. Có thể bị teo cơ khi dùng thuốc:
A. Nhóm Bêta – Lactam
B. Nhóm Glucocorticoid
C. Nhóm Phenicol
D. Nhóm Quinolon
10. Xương dễ gẫy khi dùng kéo dài:
A. Prometazin
B. Prednisolon
C. Clorphenamin
D. Dimedron
11. Khi dùng kéo dài Prednisolon cần có chế độ ăn:
A. Tăng đường, tăng đạm, giảm muối.
B. Tăng đường, giảm đạm, giảm muối
C. Giảm đường, giảm đạm, giảm muối
D. Giảm đường, tăng đạm, giảm muối.

178
12. Trong các đáp án dưới đây, đáp án chứa 2 thuốc có tác dụng chống dị ứng là:
A. Clorphenamin, Dexametazon
B. Clorphenamin, Progesteron
C. Salbutamol, Progesteron
D. Salbutamol, Prednisolon
13. Thời điểm tốt nhất dùng Prednisolon là:
A. 7 – 8 giờ
B. 10 – 11 giờ
C. 17 – 18 giờ
D. 20 – 21 giờ
14. Gây phù thũng huyết áp là tác dụng không mong muốn của:
A. Dexametazon
B. Insulin
C. Thyroxin
D. Progesteron
15. Không dùng Prednisolon cho bệnh nhân:
A. Hen phế quản
B. Loét dạ dày
C. Sốc
D. Thiểu năng thượng thận

179
BÀI 16
THUỐC TIM MẠCH VÀ THUỐC LỢI TIỂU

MỤC TIÊU
1. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng của thuốc điều
trị suy tim: digoxin, dopamin….
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn và cách dùng các thuốc
điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị cơn đau thắt ngực, thuốc điều tri loạn nhịp tim:
nifedipin, nitroglycerin, methyldopa, propranolol….
3. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng các thuốc lợi
tiểu: Furosemid, spironolacton, manitol…

NỘI DUNG
1. Đại cương:
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế lớn nhất trên thế giới và ở
Việt Nam hiện nay. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi.
Bệnh tim mạch biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, thường gặp ở các thể bệnh: Suy tim,
loạn nhịp tim, cơn đau thắt ngực, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, tăng Lipid máu…….
Những năm gần đây do tiến bộ của Ngành Dược và phẫu thuật tim mạch đã hạn chế
được tỷ lệ tử vong và tàn phế do bệnh tim mạch gây ra.
Người ta chia thuốc tim mạch ra thành các nhóm sau:
+ Thuốc điều trị suy tim.
+ Thuốc điều trị tăng huyết áp.
+ Thuốc điều trị loạn nhịp tim.
+ Thuốc điều trị cơn đau thắt ngực.
Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng được dùng nhiều trong điều trị bệnh tim mạch.
2. Thuốc điều trị suy tim:
Suy tim là một tình trạng bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh tim mạch: bệnh van
tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành……Suy tim làm cung lượng tim
giảm không đáp ứng đầy đủ Ôxy cho cơ thể. Các thuốc điều trị suy tim đều nhằm tăng cung
lượng tim để cung cấp đầy đủ Ôxy cho cơ thể.
2.1. Digoxin:
Digoxin điều trị suy tim được dùng vào năm 1875. Hiện nay trên thế giới và Việt
Nam vẫn là thuốc phổ biến để điều trị suy tim.
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 0,25mg
+ Ống tiêm: 2ml/0,5mg.
- Tác dụng:
+ Tăng cường co bóp cơ tim.
+ Giảm nhịp tim.

180
+ Giảm tốc độ dẫn truyền nhĩ thất.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
+ Nhức đầu, chóng mặt.
+ Dấu hiệu nhiễm độc Digoxin:
. Rối loạn tiêu hoá.
. Rối loạn thần kinh: đau đầu, chóng mặt, mất phương huớng, mê sảng.
+ Xử trí nhiễm độc Digoxin: ngừng ngay thuốc, theo dõi chặt chẽ điện tâm
đồ, ức chế gắn và tích luỹ Digoxin ở cơ tim.
- Chỉ định:
Suy tim.
- Chống chỉ định:
+ Nhịp tim chậm.
+ Bệnh cơ tim gây tắc nghẽn.
+ Mạch nhanh và rung thất.
+ Blốc nhĩ thất độ II, III.
- Liều dùng:
+ Liều uống:
. Liều tấn công người lớn uống 0,5 – 1mg/ngày chia làm 2 – 3 lần.
. Liều duy trì: 0,25mg/ngày.
+ Tiêm tĩnh mạch thật chậm:
. Liều tấn công: 0,5 – 1mg/ngày.
. Liều duy trì: 0,25 – 0,5mg/ngày.
- Bảo quản:
+ Tránh ánh sáng.
Chú ý:
+ Khi dùng thuốc phải theo dõi chặt chẽ nhịp tim, khi nhịp tim < 60 lần/phút
thì ngừng thuốc.
+ Không dùng Digoxin cùng với Calci.
2.2. Dopamin:
- Dạng thuốc:

Ống tiêm:
+ 5ml/25mg, 200mg.
+ 10ml/50mg.
- Tác dụng:
+ Liều thấp: chủ yếu làm giãn mạch (mạch thận, mạch vành……….).
+ Liều trung bình: Làm tăng biên độ và tần số tim.
+ Liều cao: Gây go mạch, tăng huyết áp.
- Chỉ định:
+ Suy tim.
+ Các loại sốc kèm theo vô niệu.
181
- Chống chỉ định:
Các bệnh mạch vành.
- Liều dùng:
+ Truyền chậm tĩnh mạch: 2 – 5Microgam/kg/phút.
+ Tăng hay giảm số giọt theo hiệu quả mong muốn.
2.3. Dobutamin:
- Dạng thuốc: Lọ 20ml/250mg.
- Tác dụng:
Tăng cường co bóp cơ tim do đó tăng lưu lượng tim.
- Chỉ định:
+ Các bệnh suy tim nặng không bù trừ, không đáp ứng với các thuốc điều trị
khác.
+ Sốc do nhiễm khuẩn.
+ Nhồi máu cơ tim.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Bệnh cơ tim gây tắc nghẽn.
- Liều dùng:
Truyền tĩnh mạch 2 – 15mcg/kg/phút (thường pha loãng Dobutamin với dung
dịch muối đẳng trương hoặc đường đẳng trương).
3. Thuốc chữa loạn nhịp tim:
Loạn nhịp tim là nhịp đập của tim không bình thưuờng có thể nhanh, chậm, hoặc có
tiếng khác thường như ngoại tâm thu, ngựa phi………….Thuốc chữa loạn nhịp tim đưa
nhịp tim trở lại bình thường.
3.1. Quinidin:
- Dạng thuốc:
+ Viên nén 0,2g.
+ Ống tiêm 3ml/0,3g – 0,5g.
- Tác dụng:
+ Chống loạn nhịp.
+ Liều cao giảm co bóp cơ tim, giãn mạch hạ huyết áp.
- Tác dụng không mong muốn:
+ ù ta, chóng mặt, nhức đầu.
+ Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
+ Dị ứng.
- Chỉ định:
+ Rung thớ nhĩ.
+ Cuồng động nhĩ.
+ Nhịp nhanh thất, nhịp nhanh trên thất.
- Chống chỉ định:
Rối loạn dẫn truyền nhất là phân ly nhĩ thất.
- Liều dùng:
182
 Uống:
+ Ngày thứ nhất: 2 viên/ngày chia 2 lần.
+ Ngày thứ hai: 4 viên/ngày chia 4 lần.
+ Ngày thứ ba: 5 viên/ngày chia 5 lần.
Có thể dùng thêm 7 ngày mỗi ngày 5 viên hoặc liều duy trì 1 – 2 viên/ngày dùng
trong 1 tháng.
 Tiêm bắp 1 – 2 ống/ 1 ngày.
3.2. Lidocain:
- Biệt dược:
- Dạng thuốc: ống tiêm 2 – 10ml nồng độ 1 – 2%.
- Tác dụng:
+ ổn định nhịp tim.
+ Gây tê.
- Chỉ định:
+ Loạn nhịp tim.
+ Gây tê trong ngoại khoa.
- Liều dùng:
Tiêm tĩnh mạch 1 – 2 mg/kg/24 giờ, sau đó truyền tĩnh mạch 2mg/phút. Tổng
liều 1g – 2g/24 giờ.
3.3. Procainamid:
- Biệt dược: Novocaimid
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 250mg, 500mg.
+ Ống tiêm: 5ml, 10ml (100m/ml).
- Tác dụng:
Ổn định nhịp tim do giảm kích thích trực tiếp cơ tim.
- Chỉ định:
+ Loạn nhịp tim.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Blốc nhĩ – thất.
+ Nhược cơ nặng.
- Liều dùng:
+ Uống 250mg – 500mg/lần cứ 4 giờ đến 6 giờ uống 1 lần.
+ Tiêm tĩnh mạch: 0,2 – 1g/ lần
+ Tiêm bắp: 0,5g – 1g/ lần cứ 4 đến 6 giờ tiêm 1 lần.
4. Thuốc chữa cơn đau thắt ngực:
Đau thắt ngực nguyên nhân là do thiếu Oxy ở cơ tim đột ngột. Thuốc chữa đau thắt
ngực tốt phải đảm bảo được yêu cầu:
- Tăng cung cấp Oxy cho cơ tim, tăng dưới máu cho cơ tim.
- Giảm sử dụng Oxy bằng cách giảm công năng của tim.
- Giảm cơn đau.
183
4.1. Trinitrin:
- Biệt dược: Nitroglycerin, Lenitral.
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 0,5mg, 2,5mg, 7,5mg.
+ Dung dịch cồn 1%.
+ Thuốc mỡ bôi ngoài da 2%.
- Tác dụng:
+ Giãn mạch vành và giãn mạch toàn thân.
+ Giảm công năng của tim, giảm sử dụng Oxy của cơ tim.
+ Giãn cơ trơn khí quản, đường tiêu hoá, đường dẫn mật.
- Chỉ định:
Phòng và chữa đau thắt ngực.
- Liều dùng:
+ Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên (2,5mg).
+ Đau thắt ngực cấp: ngậm dưới lưỡi mỗi lần 1 viên hàm lượng 0,5mg ngày
ngậm 6 – 8 viên.
+ Thuốc mỡ bôi ngoài da vùng trước tim ngày bôi 1 – 4 lần.
+ Ngậm dưới lưỡi từ 3 đến 5 giọt /lần dung dịch cồn 1%.
4.2. Propranolol:
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: 25mg, 40mg.
+ Ống tiêm: 2ml/1mg, 2ml/ 5mg.
- Tác dụng:
+ Chống loạn nhịp tim.
+ Hạ huyết áp.
+ Chống đau thắt ngực.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Đau dạ dày, buồn nôn, ỉa chảy hoặc táo bón.
+ Dị ứng ngoài da: nổi mẩn da dạng vẩy nến.
+ Suy nhược hoặc có cơn ác mộng.
+ Co thắt cơ phế quản.
- Chỉ định:
+ Tăng huyết áp.
+ Loạn nhịp tim.
+ Đau thắt ngực.
- Chống chỉ định:
+ Hen phế quản.
+ Suy tim có xung huyết.
+ Blôc nhĩ – thất độ II – III.
+ Mạch chậm dưới 50 lần/ phút.
- Liều dùng:
+ Uống 200mg/ngày chia 2 lần.
184
+ Cấp cứu: Tiêm tĩnh mạch chậm từ 1mg đến 5mg/ ngày.
* Chú ý: Không dùng Propranolol cùng Insunlin hoặc Sulfamid hạ đường huyết có thể gây
ra cơn hạ đường huyết cấp.
- Bảo quản:
+ Thuốc viên 25mg, 40mg thành phẩm giảm độc B.
+ Ống tim 2ml/l – 5mg.
4.3. Nifedipin:
- Biệt dược: Adalate.
- Dạng thuốc:
Viên nén, viên nang hàm lượng 5mg hoặc 10mg.
- Tác dụng:
Làm giảm tính co bóp của cơ tim và trương lực mạch ngoại vi do đó làm giảm
mức tiêu thụ Ôxy cơ tim, giãn mạch (trong đó có mạch vành).
- Tác dụng không mong muốn:
+ Nhức đầu.
+ Hạ huyết áp khi dùng.
+ Blốc nhĩ – thất.
+ Phù chi dưới.
- Chỉ định:
+ Phòng và chữa cơn đau thắt ngực.
+ Tăng huyết áp.
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai.
+ Phụ nữ đang cho con bú.
+ Sốc nguyên nhân tại tim.
+ Nhồi máu cơ tim.
- Liều dùng:
+ Cơn tăng huyết áp cấp và cơn đau thắt ngực cấp: ngậm dưới lưỡi một nang
hàm lượng 10mg.
+ Tăng huyết áp mãn tính và phòng cơn đau thắt ngực:
Uống 40mg/ngày chia 2 lần.
5. Thuốc chữa tăng huyết áp:
Tăng huyết áp được chia thành 2 loại:
- Tăng huyết áp thứ phát: Tăng huyết áp là triệu chứng của những tổn thương ở
thận, nội tiết……..Khi điều trị nguyên nhân thì huyết áp trở về bình thường.
- Tăng huyết áp nguyên phát (bệnh tăng huyết áp): Huyết áp tăng nhưng không tìm
được nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Huyết áp phụ thuộc vào lưu lượng của tim và sức cản ngoại vi, vì vậy người ta phải
dùng thuốc tác dụng vào các khâu để làm giãn mạch, giảm lưu lượng tim dẫn đến hạ huyết
áp.
5.1. Metyldopa:
- Biệt dược: Aldomet.
185
- Dạng thuốc:
Viên nén: 250mg, 500mg.
- Tác dụng: Hạ huyết áp.
- Chỉ định:
Tăng huyết áp thể vừa và nặng.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với Metyldopa.
+ Trầm cảm.
+ Thiếu máu tan máu.
+ Viêm gan cấp hoặc xơ gan.
- Liều dùng:
Uống 250mg/lần x 2 – 3 lần/ngày, sau đó tăng dần đến liều tối đa 3g/24 giờ.
5.2. Captopril:
- Dạng thuốc: Viên nén hàm lượng 25mg – 50mg.
- Tác dụng: Giãn mạch, hạ huyết áp.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Nhức đầu.
+ Da nổi ban, mụn nước, viêm da tróc vẩy.
+ Giảm bạch cầu trung tính.
+ Hạ huyết áp khi đứng.
- Chỉ định:
+ Tăng huyết áp các thể.
+ Suy tim.
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai.
+ Suy thận nặng.
- Liều dùng:
Uống 50mg/ngày. Uống 1 lần vào buổi sáng hay chia 2 lần, uống cách nhau
12 giờ.
6. Thuốc lợi tiểu:
Thuốc lợi tiểu là các thuốc có tác dụng làm tăng bài tiết nước tiểu, hay dùng trong
bệnh tăng huyết áp hoặc phù. Thuốc lợi tiểu chỉ chữa triệu chứng do vậy khi điều trị phải
kết hợp với thuốc chữa nguyên nhân.
- Phân loại:
+ Thuốc lợi tiểu hạ Kali máu:
Thuốc lợi tiểu hạ Kali máu khi dùng lâu dài phải uống thêm KCL.
Ví dụ:
* Acetazolamid
* Hydroclorothiazid (Hypothiazid)
* Ethacrynic – Acid, Furosemid (Lasix, Lasilix).
+ Thuốc lợi tiểu khác:

186
Thuốc lợi tiểu thẩm thấu không làm hạ K+ máu hoặc giữ K+ máu đó là
thuốc lợi tiểu không gây rối loạn điện giải trong máu, chủ yếu tăng khối lượng máu qua
thận và tăng cung lượng tim.
Ví dụ:
* Dung dịch đường ưu trương (dung dịch Glucose 30%).
* Mannitol dung dịch 10% hoặc 20%.
* Nhóm Xantin: Theophylin, Cafein.
6.1. Hydroclorothiazid (Hypothiazid):
Hypothiazid thuộc nhóm lợi tiểu Thiazid có tác dụng lợi tiểu và làm hạ Kali máu.
- Dạng thuốc:
Viên 25mg – 100mg.
- Tác dụng:
* Lợi tiểu
* Hạ huyết áp
- Tác dụng không mong muốn:
+ Rối loạn điện giải: Gây mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút.
+ Có biểu hiện dị ứng hoặc không chịu thuốc.
- Chỉ định:
+ Phù: tim, gan, thận và phù ở phụ nữ có thai.
+ Tăng huyết áp.
- Chống chỉ định:
+ Tổn thương gan.
+ Suy thận nặng.
- Liều dùng:
+ Người lớn: Trung bình 25mg – 100mg/ngày chia 2 – 3 lần.
+ Nếu dùng kéo dài chỉ dùng 2 – 3 ngày/tuần phối hợp với KCL.
6.2. Furosemid:
- Biệt dược: Lasix, Lasilix, Trofurit.
Furosemid là thuốc lợi tiểu mạnh được dùng rất nhiều trong lâm sàng.
- Dạng thuốc:
+ Viên nén: hàm lượng 20mg, 40mg, 80mg.
+ Ống tiêm: dung tích 2ml/20mg.
- Tác dụng:
+ Lợi tiểu.
+ Hạ huyết áp.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Do thải trừ quá nhanh nước và điện giải nên có thể mệt mỏi, chuột rút, hạ
huyết áp.
+ Giảm bạch cầu, tiểu cầu.
+ Phản ứng da (có thể có bọng nước).
+ Độc với thần kinh VIII: ù tai có thể điếc.
+ Độc với gan (ít gặp, có thể gây vàng da).
187
- Chỉ định:
Do tác dụng nhanh nên được dùng trong cấp cứu: phù nặng, phù phổi cấp,
cơn tăng huyết áp.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Suy gan nặng.
+ Phụ nữ có thai tháng cuối.
+ Suy thận cấp có bí đái. Tắc đường dẫn niệu.
- Liều dùng:
Người lớn: Uống 20mg – 80mg/ngày.
Tiêm bắp (hay tĩnh mạch) 40mg – 60mg/ngày.
6.3. Spirolacton:
- Dạng thuốc: viên nén 25mg.
- Tác dụng:
Spironolacton là thuốc kháng Aldosteron nên thuốc có tác dụng ức chế tái
hấp thu Na , lợi tiểu. Ngoài ra còn ức chế thải K+ nên làm tăng K+ máu.
+

- Chỉ định:
+ Phù: do xơ gan, do thận hư nhiễm mỡ, do suy tim.
+ Tăng huyết áp.
+ Hội chứng Coon (tăng Aldosteron nguyên phát).
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Suy thận cấp.
+ Giai đoạn cuối của suy gan.
- Liều dùng:
Người lớn uống 50 – 100mg/ngày.
6.4. Mannitol:
- Dạng thuốc: Lọ 100ml, dung dịch 10% - 20%.
Gói bột 5g.
- Tác dụng:
Lợi tiểu do tăng áp lực thẩm thấu trong ống thận, do ức chế tái hấp thu nước.
- Chỉ định:
Do không làm tăng thải Na+ nên không dùng trong các chứng phù. Thường
dùng trong:
+ Tăng áp lực nội sọ.
+ Phòng đái ít sau mổ, sau chấn thương.
+ Lợi tiểu trong trường hợp bị nhiễm độc để thải trừ chất độc.
- Chống chỉ định:
+ Suy tim.
+ Bệnh thận.
- Liều dùng:
Truyền tĩnh mạch 250ml dd 20% với tốc độ 40 giọt/ phút.
188
7. Thuốc tham khảo:
7.1. Adrenalin:
- Biệt dược: Epinephrin.
- Dạng thuốc:
Ống tiêm 1ml/1mg.
- Tác dụng:
+ Tăng nhịp tim.
+ Co mạch, tăng huyết áp.
+ Tăng Glucose máu.
+ Giãn cơ trơn phế quản.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ.
+ Loạn nhịp tim trên bệnh nhân có bệnh tim.
+ Lo sợ, hồi hộp.
- Chỉ định:
+ Sốc (sốc dị ứng, sốc do truyền huyết thanh………..).
+ Giảm huyết áp cấp.
+ Ngất do nghẽn nhĩ thất.
+ Tim ngừng đập.
- Chống chỉ định:
+ Tim ngừng đập do điện giật.
+ Tăng huyết áp.
+ Đái tháo đường.
+ Đau thắt ngực.
+ Suy tim.
- Liều dùng:
Tiêm dưới da hoặc bắp thịt.
Người lớn: 0,2mg – 0,5mg/lần.
Liều tối đa: 1mg/lần.
2mg/ngày.
- Bảo quản:
+ Tránh ánh sáng.
7.2. Cafein:
- Dạng thuốc:
+ Viên nén 0,01g.
+ Ống tiêm 1ml/0,07g.
- Tác dụng:
+ Kích thích thần kinh trung ương.
+ Kích thích trung tâm hô hấp và tuần hoàn.
+ Tăng co bóp cơ tim.
+ Giãn mạch ngoài da, mạch não.
+ Lợi tiểu.
189
- Chỉ định:
+ Truỵ tim mạch, suy cấp trung tâm hô hấp.
+ Nhiễm độc thuốc mê, thuốc ức chế thần kinh trung ương.
+ Co thắt mạch não.
+ Mệt mỏi về tâm thần và thể lực, nhức đầu.
- Chống chỉ định:
+ Bệnh tăng huyết áp.
+ Khó ngủ, mất ngủ.
+ Xơ cứng động mạch.
+ Tổn thương thực thể ở tim mạch.
- Liều dùng:
+ Người lớn uống 1 – 5 viên/ngày.
+ Tiêm dưới da: 1 – 3 ống/lần, 1 – 3 lần/ ngày, có thể tiêm: 15 – 20 ống/ ngày.
- Bảo quản: Tránh ánh sáng.
7.3. Long não:
- Dạng thuốc: ống tiêm: 2ml/0,2g.
- Tác dụng:
Kích thích thần kinh trung ương đặc biệt là trung tâm hô hấp và tuần hoàn.
- Chỉ định:
+ Suy trung tâm hô hấp và tuần hoàn.
+ Suy tim.
- Liều dùng:
+ Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.
+ Người lớn tiêm: 1 – 3 ống/ngày, tối đa 5 ống/ ngày.
7.4. Viên Vinca:
- Dạng thuốc:
Viên nén, viên bọc đường hàm lượng 0,003g.
- Tác dụng:
+ Giãn mạch ngoại vi.
+ Hạ huyết áp.
- Chỉ định:
+ Tăng huyết áp.
+ Rối loạn tuần hoàn não.
- Chống chỉ định:
Đang ỉa chảy.
- Liều dùng:
Uống 2 - 3 viên/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn. 1 đợt dùng 1 tháng, nghỉ
1 - 2 tuần dùng tiếp.

LƯỢNG GIÁ

* Câu trả lời ngắn:


190
1. Thuốc tim mạch được chia thành các nhóm như sau:
A. Thuốc điều trị suy tim.
B. Thuốc điều trị tăng huyết áp.
C. ……………………………..
D………………………………
2. Thuốc điều trị suy tim đều nhằm tăng (A)………………………….để cung cấp đầy đủ
(B)……………….cho cơ thể
3. Lidocain có tác dụng:
A. ……………………………
B……………………………..
4. Nifedipin được dùng để:
A……………………………..
B. Dự phòng đau thắt ngực.
C……………………………..
5. Hai tác dụng của Hypothiazid:
A……………………………...
B………………………………

6. Biểu hiện rối loạn điện giải khi dùng Hypothiazid là:
A……………………………….
B. Chán ăn.
C. Nhức đầu.
D. Buồn nôn.
E………………………………..

* Phân biệt đúng sai:


7. Digoxin là thuốc phổ biến để điều trị suy tim hiện nay.
8. Digoxin làm cho nhịp tim đập nhanh.
9. Digoxin làm tăng cường co bóp cơ tim.
10. Digoxin có tác dụng không mong muốn là gây nhức đầu.
11. Furosemid có tác dụng nhanh hơn Hypothiazid.
12. Furosemid có tác dụng làm hạ Kali máu.

* Câu hỏi lựa chọn:


14. Procainamid được dùng để:
A. Chống suy tim.
B. Chống loạn nhịp tim.
C. Hạ huyết áp.
D. Chống đau thắt ngực.
15. Procainamid được đưa vào cơ thể bằng cách:
A. Uống
191
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm bắp
D. Cả 3 con đường trên.
16. Trong các thuốc sau thuốc có tác dụng giãn mạch vành:
A. Lidocain
B. Procainamid
C. Trinitrin
D.
17. Dùng Furosemid theo đường:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Cả 3 con đường trên.

192
Bài 17
THUỐC CHỐNG LAO

MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên tắc dùng thuốc chống lao.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, cách dùng của thuốc chống
lao thường dùng.

NỘI DUNG
1. Đại cương:
- Lao là một nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên, hiện nay có thể chữa khỏi
hoàn toàn.
- Thuốc chống lao được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm thuốc chống lao thường dùng (Isoniazid, Rifampicin, Ethambutol,
Streptomycin, Pyrazinamid). Thuốc nhóm này có hiệu quả điều trị cao và ít tác dụng không
mong muốn.
+ Nhóm thuốc chống lao ít dùng (Ethionamid, Cycloserin, Kanamycin….).
Nhóm này để dự trữ, được dùng trong những trường hợp vi khuẩn lao kháng thuốc.
2. Nguyên tắc điều trị lao
. Phải phối hợp thuốc
Vì trực khuẩn lao có tính kháng thuốc cao và thời gian điều trị lao thường kéo dài,
nên phải phối hợp thuốc để tránh kháng thuốc đột biến. Khi phối hợp thuốc cần lưu ý:
- Không nên phối hợp các thuốc có độc tính trên cùng một cơ quan
- Liều dùng của từng thuốc phải giữ nguyên như khi dùng đơn độc
. Phải dùng thuốc đúng liều và đủ thời gian quy định
Thời gian dùng thuốc tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, ít nhất là 6 tháng,
bình thường là 9 - 12 tháng.
. Phải dùng thuốc liên tục, đều đặn
Nên dùng thuốc vào một giờ nhất định trong ngày để khỏi quên.
. Điều trị thường chia hai giai đoạn
- Giai đoạn tấn công: phối hợp 3 thuốc trở lên dùng cho hàng ngày
- Giai đoạn duy trì: phối hợp 2 thuốc trở lên và có thể dùng hàng ngày hoặc ngắt
quãng 2-3 lần/tuần.
. Điều trị có kiểm soát . Điều trị có kiểm soát theo chương trình DOTS nhằm mục
đích:
- Điều trị khỏi hẳn, rút ngắn thời gian lan truyền bệnh và tránh kháng thuốc.
- Xử lý kịp thời các biến chứng và tác dụng không mong muốn của thuốc.
. Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể

193
3. Một số phác đồ điều trị lao theo chương trình chống lao quốc gia
3.1. Lao mới
Phối hợp 5 thuốc như sau: 2HSZR/6HE
- Hai tháng đầu dùng kết hợp 4 thuốc: isoniazid, streptomycin, pyrazinamid và
rìampicin, dùng liều hàng ngày.
- Sáu tháng sau điều trị duy trì bằng 2 thuốc isoniazid và ethambutol dùng liên tục
hàng ngày.
- Nếu dùng phác đồ điều trị lao mới sau 2 tháng tấn công nhưng xét nghiệm AFB (+)
thì dùng thêm 1 tháng HRZ, sau đó điều trị duy trì. Nếu tháng thứ 5 mà AFB (+) thì chuyển
sang phác đồ điều trị lao kháng thuốc và lao tái phát.
3.2. Lao kháng thuốc và lao tái phát
Kết hợp 5 thuốc như sau: 2REHSZ/REHZ/5R3E3H3
- Hai tháng đầu dùng phối hợp 5 thuốc rifampicin, ethambutol, isoniazid,
streptomycin và pyrazinamid dùng liên tục hàng ngày.
- Một tháng sau phối hợp 4 thuốc rifampicin, ethambutol, isoniazid, và pyrazinamid
dùng liên tục hàng ngày.
- Năm tháng tiếp theo dùng phối hợp 3 thuốc rifampicin, ethambutol, isoniazid dùng
ngắt quãng 3 lần trong tuần.
Trẻ em nhiễm lao
Dùng phác đồ phối hợp 3 thuốc như sau: 2HRZ/4HR
- Hai tháng đầu dùng phối hợp 3 thuốc rifampicin, isoniazid và pyrainamid dùng
hàng ngày.
- Bốn tháng sau phối hợp 2 thuốc isoniazid và rifampicin dùng hàng ngày
Trường hợp nặng có thể bổ sung thêm streptomycin trong 2 tháng đầu
Nói chung, các trường hợp nhiễm lao nặng thì tuỳ mức độ có thể dùng kéo dài hơn
các công thức trên để điều trị triệt để
Bảng 17.1: Bảng tóm tắt liều tối ưu của các thuốc chữa lao thiết yếu
(Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới 1997)
Liều hàng ngày Liều cách quãng
Tên thuốc
(mg/kg) 3lần/tuần(mg/kg) 2 lần/tuần (mg/kg)
Isoniazid (H) 5 (4-6) 10 (8-12) 15 (13-17)
Rifampicin (R) 10 (8-12) 10 (8-12) 10 (8-12)
Pyrazinamid (Z) 25 (20-30) 35 (30-40) 50 (40-60)
Ethambutol (E) 15 (15-20) 30 (25-35) 45 (40-50)
Streptomycin (S) 15 (12-18) 15 (12-18) 15 (12-18)

2. Thuốc chống lao thường dùng:


2.1. Isoniazid (Rimifon, INH):
- Dạng thuốc:
+ Viên 50 – 100 – 300mg.
+ Ống 2ml/50mg.
- Tác dụng cơ chế tác dụng:
Vừa kìm vừa diệt trực khuẩn lao do ức chế sinh tổng hợp các thành phần thiết
yếu của màng tế bào. Tác dụng chủ yếu trên trực khuẩn lao đang sinh sản.
- Tác dụng không mong muốn:
194
+ Dị ứng.
+ Viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm đầu chi, có cảm giác kiến bò ở chân,
tay.
+ Viêm dây thần kinh thị giác.
+ Vàng da, viêm gan, hoại tử tế bào gan.
+ Giãn tĩnh mạch, khô miệng, ù tai, co giật. Vitamin B6 làm giảm được tác
dụng không mong muốn của Isoniazid.
- Chỉ định: điều trị lao.
- Chống chỉ định:
+ Viêm gan nặng.
+ Thận trọng với người động kinh, nghiện rượu, đái tháo đường, có thai 3
tháng đầu.
- Liều dùng:
Người lớn uống 5mg/kg/24giờ, trẻ em 5 – 10mg/kg/24 giờ, tối đa không quá
300mg/24 giờ. Uống 1 lần vào sáng sớm lúc đói cùng với các thuốc chống lao khác (thức
ăn làm giảm hấp thu thuốc). Tiêm bắp với liều như liều uống. Ngoài ra có thể tiêm trực tiếp
vào những vị trí tổn thương lao.
2.2. Rifampicin (Rimactan, Rifadin):
- Dạng thuốc:
Viên nang 150 – 300mg.
- Tác dụng và cơ chế:
Diệt trực khuẩn lao ngoài ra còn diệt trực khuẩn hủi và một số vi khuẩn khác
do ức chế tổng hợp ARN của vi khuẩn.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đầy bụng.
+ Sốt.
+ Rối loạn tạo máu.
+ Vàng da, viêm gan: hay gặp ở người có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu,
người cao tuổi và tăng lên khi phối hợp với Isoniazid.
- Chỉ định:
+ Điều trị lao.
+ Điều trị hủi.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Có thai 3 tháng đầu.
+ Suy gan nặng.
- Liều dùng:
Người lớn uống: 10 – 20mg/kg/24 giờ. Trẻ em 20mg/kg/24 giờ. Tối đa không
quá 600mg/24 giờ. Uống 1 lần vào sáng sớm lúc đói.
Chú ý: Khi dùng thuốc, các dịch tiết của cơ thể (nước tiểu, nước bọt, nước mắt) có màu da
cam do thuốc thải trừ.

195
2.3. Ethambutol (Myambutol, Dexambutol):
- Dạng thuốc: viên 100 – 400mg.
- Tác dụng:
Có tác dụng kìm hãm sự phát triển của trực khuẩn lao mạnh nhất ở thời kỳ nhân lên
của trực khuẩn. Ethambutol có tác dụng cả với trực khuẩn lao đã kháng Isoniazid và
Streptomycin.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Dị ứng ngoài da.
+ Đau đầu, đau khớp.
+ Rối loạn tiêu hoá.
+ Viêm dây thần kinh thị giác, rối loạn nhận biết màu sắc. Nếu có tổn thương
thần kinh thì phải ngừng thuốc.
- Chỉ định: Phối hợp với các thuốc chống lao khác trong điều trị bệnh lao.
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai.
+ Phụ nữ cho con bú.
+ Trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Viêm dây thần kinh thị giác.
- Liều dùng:
+ Người lớn uống 10 – 15mg/kg/24 giờ.
+ Trẻ em 15mg/kg/24 giờ. Uống 1 lần vào sáng sớm lúc đói.
2.4. Streptomycin:
- Dạng thuốc: Lọ 1g.
- Tác dụng: là kháng sinh nhóm Aminoglycosid có tác dụng diệt trực khuẩn lao và
một số vi khuẩn khác.
- Tác dụng không mong muốn: xem kháng sinh nhóm Aminoglycosid.
- Chỉ định: điều trị lao (thường phối hợp với các thuốc khác).
- Chống chỉ định:
+ Dị ứng với Streptomycin.
+ Viêm thần kinh thính giác.
+ Suy thận.
+ Nhược cơ.
+ Có thai, cho con bú.
- Liều dùng:
Tiêm bắp: 15mg/kg/24 giờ.
2.5. Pyrazinamid:
- Dạng thuốc: viên nén 0,5g.
- Tác dụng:
Kìm hãm trực khuẩn lao.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Sốt, nhức đầu, đau khớp.
196
+ Vàng da, tổn thương gan.
- Chỉ định:
Điều trị lao mới nhiễm, thường phối hợp với các thuốc chống lao khác.
- Chống chỉ định:
+ Có thai.
+ Suy gan, thận.
- Liều dùng: Uống 20 – 20mg/kg/24 giờ.
Nếu dùng cách ngày: uống với liều 50mg/kg/24 giờ, không vượt quá 3g/24 giờ.
3. Thuốc chống lao ít dùng:
3.1. Ethionamid:
- Dạng thuốc:
Viên nén: 0,125 – 0,25g.
- Tác dụng:
Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn nhưng yếu, được dùng khi trực khuẩn lao
kháng lại thuốc chống lao thường dùng.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Chán ăn, buồn nôn, nôn,ỉa lỏng.
+ Rối loạn thần kinh: đau đầu, mất ngủ, co giật, viêm dây thần kinh ngoại
biên.
+ Rối loạn chức năng gan.
- Liều dùng:
Khởi đầu dùng 0,5g/ngày, sau đó tăng dần liều nhưng không vượt quá 1g
trong 24 giờ.
3.2. Acid Para Amino Salicylic (P.A.S):
- Dạng thuốc: Viên 0,5g.
- Tác dụng: kìm hãm sự phát triển của trực khuẩn lao.
- Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa lỏng. Uống lúc no để
hạn chế tác dụng không mong muốn này.
- Liều dùng: 200 – 300mg/kg/24 giờ.
3.3. Cycloserin:
- Dạng thuốc: Viên 125 – 250mg.
- Tác dụng: là thuốc chống lao yếu.
- Liều dùng: 15 – 20mg/kg.24 giờ.
3.4. Kanamycin:
- Dạng thuốc:
+ Viên 0,25g.
+ Thuốc tiêm lọ 0,5g – 1g.
- Tác dụng:
Là kháng sinh nhóm Aminoglycosid có tác dụng diệt trực khuẩn lao.
- Liều dùng:
Để điều trị lao, tiêm bắp 1g/ lần. Tuần tiêm 2 lần.

197
3.5. Capreomycin:
- Dạng thuốc: lọ 1g.
- Tác dụng: kìm trực khuẩn lao.
- Liều dùng: tiêm bắp 1g/24giờ. Tuần 2 lần.

LƯỢNG GIÁ

* Trả lời ngắn:


1. Rifampicin có tác dụng với:
A………………………………………
B……………………………………….
C. Một số vi khuẩn khác.
2. Không dùng Rifampicin cho:
A………………………………………
B……………………………………….
C. Suy gan nặng.
3. Không dùng Ethambutol cho:
A………………………………………
B……………………………………….
C. Trẻ dưới 5 tuổi.
D. Viêm dây thần kinh thị giác.
4. 5 thuốc chống lao thường dùng là:
A. Isoniazid
B………………………………………
C……………………………………….
D. Ethambutol và Pyrazinamid.
5. Điều trị bệnh lao trong giai đoạn tấn công phải dùng ít nhất (A)……………….thuốc
chống lao. Thời gian điều trị bệnh lao ít nhất là (B)…………..tháng.
6. Thuốc chống lao thường dùng có (A)…………………..điều trị cao và
(B)………………tác dụng không mong muốn.
7. Dùng Isoniazid để điều trị bệnh lao trẻ em với liều (A)…………………người lớn với
liều (B)……………………….
8. Dùng Rifampicin với liều không quá (A)…………………………/24 giờ và uống
(B)…………………………../lần trong ngày.

* Câu đúng sai:


9. Kanamycin là thuốc chống lao thường dùng.
10. Thức ăn làm tăng hấp thu Isoniazid.
11. Thuốc chứa nhôm làm giảm hấp thu Isoniazid.
12. Isoniazid có tác dụng không mong muốn là viêm dây thần kinh.
13. Dùng Isoniazid có thể gây cảm giác kiến bò ở chân tay.
14. Isoniazid gây khô miệng.
198
15. Vitamin B6 làm giảm tác dụng không mong muốn của Isoniazid.
16. Rimifon tác dụng lên màng tế bào trực khuẩn lao.
17. Kanamycin là kháng sinh nhóm Macrolid.
18. Không dùng Pyrazinamid cho người có thai.
19. Ethambutol có tác dụng với trực khuẩn lao đã kháng Isoniazid.
20. Isoniazid có thể gây dị ứng.

* Câu lựa chọn:


21. Isoniazid còn có tên khác là:
A. Rifampicin
B. Rimifon
C. Ethambutol
D. Pyrazinamid
23. Liều cả ngày của Isoniazid nên:
A. Uống 1 lần
B. Chia 2 lần
C. Chia 3 lần
D. Chia 4 lần
24. Thời điểm tốt nhất uống Rifampicin là:
A. Sáng sớm lúc đói
B. Trước khi ăn trưa
C. Sau khi ăn trưa
D. Trước khi đi ngủ
25. Nước tiểu có màu da cam khi dùng:
A. Rifampicin
B. Rimifon
C. Streptomycin
D. Pyrazinamid
26. Thuốc vừa được dùng điều trị lao vừa được dùng điều trị hủi là:
A. Rifampicin
B. Rimifon
C. Streptomycin
D. Pyrazinamid
27. Streptomycin là kháng sinh nhóm:
A. Bêta – Lactam
B. Amino Glycosid
C. Cloramphenicol
D. Tetracyclin

199
Bài 18
THUỐC CHỐNG SỐT RÉT

MỤC TIÊU
1. Phân loại được các nhóm thuốc diệt ký sinh trùng sốt rét.
2. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định,
chế phẩm và liều dùng của các thuốc điều trị sốt rét.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Vài nét về bệnh sốt rét
- Là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra, có 4 loài là:
Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae và Plasmodium ovale.
- Ở Việt Nam bệnh sốt rét chủ yếu ro P.falciparum (chiếm 80-85%) - là loài thường
gây sốt rét ác tính. P.vivax chiếm 15-20%, P.malariae chiếm 1-2%.
- Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu: qua côn trùng trung gian là muỗi Anophen,
qua đường truyền máu hoặc từ mẹ truyền sang con trong lúc mang thai.
1.2. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét
Sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
. Chu kỳ tiền hồng cầu: muỗi đốt người, thoa trùng sẽ truyền từ muỗi vào người, tới
tế bào gan, phát triển rồi phân chia thành tiểu thể hoa cúc gọi là ký sinh trùng non (thể phân
liệt mô).
. Chu kỳ hồng cầu: các ký sinh trùng non đổ vào máu, chui vào các hồng cầu, phát
triển rồi phân chia tiếp thành tiểu thể hoa cúc (thể phân liệt trong hồng cầu) sau đó phá vỡ
hồng cầu ra ngoài tiếp tục chui vào hồng cầu khác gây nên cơn sốt rét có tính chu kỳ. Thời
gian của chu kỳ hồng cầu khác nhau giữa các loài: Với P.lalciparum và P.vivax là 48 giờ,
còn P. malariae là 72 giờ.
. Chu kỳ ngoại hồng cầu: với P.vivax và P. malariae sau chu kỳ tiền hồng cầu, một số
ký sinh trùng ở lại gan phát triển thành thể ẩn gây sốt rét tái phát.
. Thể giao tử (thể hữu tính): một số ký sinh trùng ở lại huyết thanh phát triển thành
giao tử. Khi muỗi hút máu, giao tử vào cơ thể muỗi rồi phát triển thành thoa trùng đến cư
trú ở tuyến nước bọt của muỗi tiếp tục lây truyền bệnh cho người khác.
1.3. Phân loại thuốc điều trị sốt rét
- Thuốc cắt cơn sốt (thuốc diệt để phân liệt trong hồng cầu: quinin, chlorquin,
mefloquin, artemisinin, artesunat, halofantrin…
- Thuốc chống tái phát (diệt thể vô tính ở chu kỳ ngoại hồng cầu của P.vivax và
P.malariae): primaquin.
- Thuốc chống lây truyền (diệt giao tử): primaquin
- Thuốc dự phòng (diệt thể vô tính ở chu kỳ tiền hồng cầu): chlorquin, cloguanid,
pyrimethamin, fansidar, mefloquin.
1.4. Phác đồ điều trị và dự phòng sốt rét
(Theo hướng dẫn của Bộ y tế 27/6/2003)

200
1.4.1. Điều trị sốt rét
1.4.1.1. Điều trị sốt rét thường
Dựa vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng để chọn thuốc theo bảng 18.1:
Bảng 18.1: Lựa chọn thuốc điều trị sốt rét theo nhóm bệnh nhân
và chủng loại ký sinh trùng sốt rét
Nhóm bệnh Sốt rét do Sốt rét do Sốt rét nhiễm
Nghi sốt rét
nhân P.falciparum P.vivax phối hợp
Artesunat hoặc
Dưới 3 tuổi Artesunat Chloroquin Artesunat
chloroquin
CV-8 hoặc
Artesunat hoặc Chloroquin + Artesunat
Từ 3 tuổi trở lên artesunat +
chloroquin Primaquin + primaquin
primaquin
Người mang thai Artesunat hoặc
Quinin Chloroquin Quinin
dưới 3 tháng chloroquin
Người mang thai Artesunat hoặc
Artesunat Chloroquin Artesunat
từ 3 tháng trở lên chloroquin

1.4.1.2. Điều trị sốt rét ác tính


Sử dụng ưu tiên các thuốc
- Artesunat: lọ thuốc têm 60mg, viên đạn 50 và100mg.
- Quinin dihydroclorid hoặc quinin hydroclorid ống 500mg.
1.4.2. Dự phòng sốt rét
- Người mang thai uống 2 viên chlorquin hàng tuần trong suốt thai kỳ
- Khách du lịch, người đến công tác (trong vòng 6 tháng) uống thuốc hàng tuần trong
thời gian ở vùng sốt rét và 4 tuần sau khi ra khỏi vùng sốt rét. Uống mefloquin hoặc
chloroquin nếu ký sinh trùng sốt rét còn nhạy cảm.
2. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT
QUININ HYDROCLORID

1. Nguồn gốc
Là Alcaloid của vỏ cây Canhkina (Chincona.sp) thường dưới dạng muối Hydroclorid
2. Tác dụng
Diệt ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong hồng cầu với cả 4 loài Plasmodium, không
có tác dụng với thể vô tính ở thời kỳ ngoài hồng cầu. Tác dụng yếu hơn Cloroquin nếu
Cloroquin chưa bị kháng, nếu Cloroquin đã bị kháng thì Quinin vẫn có tác dụng. Chế phẩm
còn có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hoá.
3. Chỉ định
Điều trị sốt rét cơn
4. Chống chỉ định
Người bị suy gan, thận nặng, bệnh lý ở mắt, tai, tim mạch.

5. Tác dụng không mong muốn

201
Sử dụng kéo dài có thể gặp triệu chứng nhiễm độc như ù tai, đau đầu, buồn nôn,
chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn thị giác, gây chậm nhịp tim, hạ huyết áp, thiểu
năng tuần hoàn, phụ nữ có thai, có thể bị sẩy thai.
6. Cách dùng, liều lượng
- Điều trị sốt rét cho người lớn:
+ Uống: Quinin Sulfat 30mg/kg thể trọng/24 giờ với sốt rét thường, không quá
2.5g/24 giờ với sốt rét ác tính, chia làm 2 - 3 lần. Tổng đợt điều trị 7 ngày không quá 15g.
+ Tiêm bắp: Quinin Hydroclorid 30mg/kg thể trọng/24 giờ.
Tổng đợt điều trị 7 ngày.
+ Tiêm tĩnh mạch thật chậm, 0.10g 0.50g/24 giờ, dạng thuốc tiêm Quinoserum.
- Điều trị sốt rét cho trẻ em:
+ Uống viên 250mg theo tuổi:
Dưới 1 tuổi uống 1 viên chia làm 2 lần/ngày x 7 ngày.
Từ 1 tuổi - dưới 5 tuổi uống 1.5 viên chia làm 2 lần/ngày x 7 ngày.
Từ 5 tuổi - dưới 12 tuổi uống 3 viên chia làm 2 lần/ngày x 7 ngày.
Từ 12 tuổi - 15 tuổi uống 5 viên chia làm 2 lần/ngày x 7 ngày.
Trên 15 tuổi uống 6 viên chia làm 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ Tiêm bắp: Quinin Hydroclorid 0.5g/2ml theo tuổi.
Dưới 1 tuổi tiêm 1/8 - 1/2 ống/lần x 2 lần/ngày.
Từ 1 tuổi - dưới 5 tuổi tiêm 1/2 ống/lần x 2 lần/ngày.
Từ 5 tuổi - dưới 12 tuổi tiêm 2/3 ống/lần x 2 lần/ngày.
Từ 12 tuổi - 15 tuổi tiêm 1 ống/lần x 2 lần/ngày.
Trên 15 tuổi tiêm 1 ống/lần x 3 lần/ngày.
Dạng thuốc: Viên nén: 0.15g và 0.25g; ống tiêm: 0.25g/2ml; 0.50g/2ml, ống tiêm;
thuốc tiêm Quinoserum 0.05g/5ml hoặc 0.1g/10ml.
8. Bảo quản
Đựng trong chai lọ nút kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

CLOROQUIN
Tên khác: Nivaquin, Delagil

1. Dược động học


- Hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, nồng độ đạt tối đa trong máu khi dùng đường
uống từ 30 phút đến 2 giờ.
- Chuyển hoá chủ yếu ở gan.
- Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu phụ thuộc vào độ pH, nếu độ pH nước tiểu thấp thì
thuốc thải trừ nhanh.
2. Tác dụng
Diệt được cả 4 loài Plasmodium trong hồng cầu, diệt được Amip ở gan (thường phối
hợp với Dehydroemetin); không tác dụng trên Amip ở ruột, có thể dùng điều trị Lupus ban
đỏ, viêm khớp dạng thấp.
3. Chỉ định
Cắt và phòng cơn sốt rét.
4. Chống chỉ định
Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, tiêm cho trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh ở võng mạc.
5. Tác dụng không mong muốn
202
Ít gặp nhưng có thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hoá, rối loạn thị giác (nhìn đôi, nhìn
mờ, loạn sắc), rối loạn tâm thần (chóng mặt, buồn nôn).
Phạm vi an toàn của Cloroquin rất hẹp, phải cẩn thận khi cho liều
Liều điều trị 10mg/kg thể trọng.
Liều độc 20mg/kg thể trọng.
Liều chết 30mg/kg thể trọng.
6. Cách dùng, liều lượng
- Uống: Ngày đầu 10mg Cloroquin Base/kg thể trọng 24 giờ, chia làm 2 lần; ngày
thứ 2 và thứ 3 uống 5mg Cloroquin Base/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 2 lần.
- Tiêm bắp: 200 - 300mg/lần, sau 6 giờ tiêm nhắc lại.
- Tiêm truyền tĩnh mạch: 200 - 300mg pha trong 250 - 500ml dung dịch Glucose
5%.
Dạng thuốc:
- Viên nén: 0.10g; 0.15g; 0.25g.
- Ống tiêm: 100mg/5ml; 200mg/5ml; 300mg/5ml.
7. Bảo quản
Bảo quản tránh ánh sáng.

ARTEMISININ VÀ DẪN CHẤT


Qinghaosu
1. Nguồn gốc, tác dụng
Artemisinin được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisinin annua), họ Cúc
(Arteraceae).
Diệt KST sốt rét trong hầu cầu nhanh và mạnh; tác dụng với tất cả các loài
Plasmodium gây bệnh sốt rét, hiệu lực nhất với sốt rét thể não và kể cả Plasmodium
Falciparum đã nhờn với Quinin.
2. Dược động học
- Hấp thu tốt khi uống
- Thải trừ rất nhanh ra khỏi cơ thể nên ít độc, tỷ lệ tái phát cao.
3. Chỉ định
Cắt cơn sốt rét (thường phối hợp với Cloroquin, Primaquin).
4. Cách dùng, liều lượng
- Uống ngày đầu 1g, những ngày sau 0.5g; mỗi đợt 5 ngày.
- Tiêm Artesunat 2mg/kg thể trọng/ngày.
Dạng thuốc:
- Viên Artemisinin 25mg; viên Artesunat 50mg.
- Lọ thuốc bột Artesunat tiêm 60mg kèm ống dung môi (0.6ml dung dịch Natri
hydrocarbonat 5%).
5. Bảo quản
Đựng chai lọ kín, bảo quản tránh ánh sáng.

MEFLOQUIN
Tên khác: Mefloquine, Lariam
1. Tác dụng

203
Diệt thể vô tính của KST sốt rét trong hồng cầu với Plasmodium Falciparum và
Plasmodium Vivax đã nhờn với Cloroquin.
2. Chỉ định
Phòng và điều trị các chủng Plasmodium đã nhờn với các thuốc khác.
3. Chống chỉ định
Phụ nữ có thai, người bị suy gan, suy thận, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, phối hợp với
Quinin.
4. Tác dụng không mong muốn
Chóng mặt nhưng sẽ hết ngay sau vài ngày.
5. Cách dùng, liều lượng
- Cắt cơn sốt rét:
+ Người lớn: Uống 25mg/kg thể trọng/24 giờ với Plasmodium Falciparum, uống
20mg/kg thể trọng/24 giờ với Plasmodium vivax chia làm 2 - 3 lần, uống vào bữa ăn, nuốt
viên thuốc với nhiều nước.
+ Trẻ em: Uống 100mg - 750mg/24 giờ chia làm 2 - 3 lần.
- Phòng sốt rét:
+ Người lớn: Tuần thứ nhất uống 3lần/tuần mỗi lần 250mg, nhưng các tuần sau uống
250mg/lần/tuần.
+ Trẻ em: Tuần thứ nhất uống một liều điều trị chia làm 3 lần/tuần, các liều sau uống
liều tuỳ theo tuổi.
Dạng thuốc: Viên 250mg.
6. Bảo quản
Bảo quản nơi khô, chống ẩm.

PROGUANIL
Tên khác: Diguanid, Proguanid
1. Tác dụng
Ức chế sự phát triển của KST sốt rét ở thời kỳ tiền hồng cầu; có tác dụng với KST
sốt rét trong máu nhưng yếu.
2. Dược động học
- Hấp thu tốt khi uống, nồng độ tối đa trong máu sau khi uống khoảng 3 giờ.
- Liên kết với Protein huyết tương cao (75%).
- Chuyển hoá ở gan.
- Thải trừ nhanh, ít độc.
3. Chỉ định
Phòng bệnh sốt rét.
4. Tác dụng không mong muốn
Dùng liều cao có thể gây rối loạn tiêu hoá.
5. Cách dụng, liều lượng
- Người lớn: Uống mỗi ngày 100 - 200mg liên tục 1 tuần, cả trước và sau khi rời
vùng sốt rét.
- Trẻ em: Dưới 1 tuổi: Uống 25 - 30mg/ngày; từ 1 - 5 tuổi: uống 50 - 100mg/ngày;
từ 6 - 12 tuổi: uống 100 - 150mg/ngày.
Dạng thuốc: Viên nén 100mg, 150mg.
6. Bảo quản
Tránh ẩm, tránh ánh sáng.
204
PRIMAQUIN
Tên khác: Avlon, Neo - Quipenyl

Primaquin thường được dùng dưới dạng Phosphat nên có tên là Primaquin phosphat.
1. Tác dụng
Diệt KST sốt rét thời kỳ ngoài hồng cầu, diệt giao tử của tất cả các loài Plasmodium.
2. Dược động học
- Dễ hấp thu khi uống
- Nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 1 - 3 giờ.
- Chuyển hoá ở gan.
- Thải trừ nhanh chủ yếu qua nước tiểu.
3. Chỉ định
Phòng và chống lan truyền sốt rét.
4. Chống chỉ định
Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 4 tuổi, phối hợp với Quinacrin.
5. Tác dụng không mong muốn
Rối loạn tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn....), rối loạn thị giác, đau đầu, mẩn ngứa, thiếu
máu, tan huyết.
6. Cách dùng, liều lượng
- Chống tái phát (điều trị tiệt căn): Uống 15mg/24 giờ; dùng trong 14 ngày. Trẻ em
250 - 300mg/kg thể trọng/24 giờ (khoảng 7.5mg/ngày); dùng trong 14 ngày.
- Diệt thể giao tử: 15mg/ngày; dùng trong 5 ngày.
Dạng thuốc: Viên nén chứa 7.5mg, 13.2mg hoặc 26.4mg.
7. Bảo quản
Bảo quản khô ráo, chống ẩm.

PYRIMETHAMIN
Tên khác: Tindurin, Daraprin

1. Tác dụng
Ức chế KST sốt rét ở thời kỳ tiền hồng cầu. Tác đụng được tăng cường khi phối hợp
với Sulfamid hoặc Sulfon.
2. Dược động học
- Hấp thu tốt khi uống.
- Thuốc đạt nồng độ tối đa sau khi uống 2 giờ.
- Liên kết với protein huyết tương cao (85%).
- Bài tiết qua nước tiểu chậm.
3. Chỉ định
Phòng và điều trị sốt rét.

4. Chống chỉ định


Bệnh gan, bệnh thận nặng.
5. Tác dụng không mong muốn
Ức chế sự tạo máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, gây rối loạn hô hấp và
viêm dạ dày.
205
7. Cách dùng, liều lượng
- Người lớn: Uống 25mg/tuần.
- Trẻ em dưới 16 tuổi: Uống 12.5mg/tuần.
Dạng thuốc: Viên, ống tiêm phối hợp với Sulfadoxin
- Viên Falcidar
Sulfadoxin 500mg
Pyrimethamin 25mg
- Ống tiêm 2ml:
Sulfadoxin 500mg
Pyrimethamin 20mg
8. Bảo quản
Đựng chai lọ kín, bảo quản tránh ánh sáng.

CÁC KHÁNG SINH TRỊ SỐT RÉT

Tetracyclin
Có tác dụng tốt với cơn sốt rét cấp do các chủng P.falciparum đa kháng thuốc.
Liều điều trị sốt rét: 250-500mg x 3-4 lần/24h, đợt điều trị 7-10 ngày.
Không dùng tetracyclin để dự phòng trong thời gian dài, không dùng cho phụ nữ có thai
và trẻ em dưới 8 tuổi (đọc thêm phần kháng sinh).
Doxycyclin
Tương tự tetracyclin, doxycyclin dùng điều trị các chủng P.falciparum kháng thuốc,
nhưng doxycyclin an toàn hơn tetracyclin.
Liều điều trị sốt rét: 100mg x 2lần/24h đợt điều trị 7 ngày.

LƯỢNG GIÁ

* Câu trả lời ngắn:


1. Không dùng Quinin cho bệnh nhân:
A……………………………………..
B……………………………………...
C. Bệnh lý ở tai, mắt, tim mạch.
2. Hai thuốc chống sốt rét đã học có nguồn gốc thực vật là:
A……………………………………..
B……………………………………...
3. Hai thuốc diệt thể vô tính của ký sinh trùng sốt rét có nguồn gốc tổng hợp là:
A……………………………………..
B……………………………………...
4. Tác dụng không mong muốn của Cloroquin trên tiêu hoá là:
A……………………………………..
B……………………………………...
C. Ỉa lỏng.
5. Viên Fansidar có chứa hai thuốc:
A……………………………………..

206
B……………………………………...
6. Cloroquin được dùng để điều trị:
A. Sốt rét
B……………………………………..
C……………………………………...
D. Luput ban đỏ rải rác
7. Không dùng Fansidar cho bệnh nhân:
A……………………………………..
B……………………………………...
C. Dị ứng thuốc
D. Suy gan, thận

* Câu đúng – sai:


8. Quinin tích luỹ lâu trong cơ thể.
9. Quinin không gây kích ứng dạ dày.
10. Quinin làm giảm co bóp tử cung.
11. Cloroquin có tác dụng không mong muốn là gây thiếu máu, tan máu.
12. Quinin có tác dụng diệt thể giao bào của P.Vivax.
13. Artemisinin là hoạt chất của vỏ cây Quin Quina.
14. Cloroquin có tác dụng chống viêm.
15. Bệnh nhân có thai bị sốt rét, có thể dùng Cloroquin để điều trị.

Câu lựa chọn


16. Từ cây thanh cao hoa vàng, người ta chiết xuất được:
A. Cloroquin
B. Quinin
C. Artemisinin
D. Fansidar
17. Không dùng Cloroquin cho trẻ em dưới:
A. 1 tuổi
B. 3 tuổi
C. 5 tuổi
D. 8 tuổi
18. Trong các thuốc dưới đây, thuốc có tác dụng diệt thể giao bào của ký sinh trùng sốt rét
là:
A. Quinin
B. Fansidar
C. Artemisinin
D. Primaquin
19. Bệnh nhân có thể bị bạc tóc, xạm da khi dùng:
A. Quinin
B. Cloroquin
207
C. Fansider
D. Artemisinin
20. Dùng Fansidar để điều trị sốt rét với:
A. 1 liều duy nhất
B. 1 đợt 7 ngày
C. 1 đợt 10 ngày
D. 1 đợt kéo dài 1 tháng
21. Không dùng Cloroquin bằng đường:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch
22. Không dùng Fansidar bằng đường:
A. Uống
B. Tiêm bắp
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch

208
PHẦN ĐỌC THÊM
I. DANH MỤC CÁC THUỐC DỄ GÂY DỊ ỨNG CẦN THEO DÕI KHI TIÊM THUỐC
1. Kháng sinh
Penicilin Kanamycin
Ampicilin Gentamycin
Amoxicilin Tetracyclin
Cephalosphorin Oxytetracyclin
Streptomycin Sulfamid
2. Vitamin: B1, B12, Vitamin C
3. Thuốc chống viêm không Steroid:
Aspirin, analgin, paracetamol, các salicylat...
4. Thuốc gây tê, gây ngủ, giãn cơ
Novocain, thiopental,....
5. Một số thuốc nội tiết tố
Insulin, ACTH
6. Dung dịch truyền
Dextran, đạm
7. Một số Vaccin và huyết thanh
Kháng độc tố bạch hầu, uốn ván
8. Các chất cản quang có iod
II. KỸ THUẬT LÀM TEST LẨY DA
Test lẩy da là test khá chính xác, tương đối an toàn và dễ làm để dự phòng sốc phản
vệ
1. Kỹ thuật làm test lẩy da
- Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh lên bề mặt da
- Cách 3-4 cm nhỏ một giọt dung dịch NaCl 0,9% (làm chứng)
- Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng kim tiêm
riêng), qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 450 rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy
máu, sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả.
2. Đọc kết quả các thử nghiệm lẩy da (Prick test).

209
Mức độ Ký hiệu Biểu hiện
Âm tính Giống như chứng âm tính
Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3 mm
Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5 mm, ngứa, xung huyết
Dương tính vừa ++ Đường kính ban sần 6-8 mm, ngứa ban đỏ
Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sần 9-12 mm, ngứa chân giả
Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính trên 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân giả
3. Không được làm test lẩy da khi người bệnh
- Đang có cơn dị ứng cấp tính (viêm mũi, mày đay, phù quincke, hen phế quản
- Phụ nữ có thai
4. Trước khi làm test chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ
III. NỘI DUNG HỘP THUỐC CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
1. Các khoản cần thiết phải có trong hộp cấp cứu sốc phản vệ
Tổng cộng: 7 khoản
1.Adrenalin 1mg-1ml: 2 ống
2. Nước cất 10 ml: 2 ống
3. Bơm kim tiêm vô khuẩn (dùng một lần)
10 ml: 2 cái
1ml: 2 cái
1.Hydrocortison hemisuccinat 100 mg hoặc methylprednisolon
(Solumedrol 40 mg hoặc Depersolon 30 mg): 2 ống
2.Phương tiện khử khuẩn (bông, băng, gạc, cồn)
3.Dây ga- rô
4.Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
2. Các trang thiết bị khác
Tùy theo trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến, các
phòng điều trị nên có các thiết bị y tế sau
a. Bơm xịt Salbutamol hoặc terbutalin
b. Bóng ambu và mặt nạ
c. Ống nội khí quản
d. Than hoạt
210
IV. PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
1. Xử trí ngay tại chỗ
- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng: tiêm, uống, bôi, nhỏ
mắt, mũi)
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ
- Dùng thuốc
+ Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ
Adrenalin dung dịch 1/1.000, ống 1ml=1mg tiêm dưới da ngay sau khi sốc phản vệ
với liều như sau:
½- 1 ống ở người lớn
Không quá 0,3 ml ở trẻ em
Hoặc Adrenalin 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn
+ Tiếp tục Adrenalin liều như trên 10-15 phút/lần cho đến khi huyết áp trả lại bình
thường
- Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm ngiêng nếu có nôn)
- Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin
dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm
qua màng nhẫn giáp
2. Các biện pháp khác
Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến
có thể áp dụng các biện pháp sau:
* Xử trí hô hấp
Tùy theo tuyến và mức độ khó thở có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
- Thở oxy, thổi ngạt
- Bóp bóng ambu có oxy
- Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo, mở khí quản nếu có phù thanh môn.
- Truyền tĩnh mạch chậm dung dịch mynophyllin 1 mg/kg/giờ hoặc terbutalin 0,2
mcg/kg/phút.
Có thể dùng:
- Terbutalin 0,5 mg, 1 ống dưới da với người lớn và 0,2 ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại
sau 6-8 giờ nếu không đỡ khó thở.
211
- Xịt họng terbutalin 0,5 mg, salbutamol mỗi lần 4-5 nhát bóp, 4-5 lần/ngày.
*Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch
Adrenalin để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1 mg/kg/phút, điều chỉnh tốc độ theo
huyết áp (khoảng 2mg Adrenalin/giờ cho người lớn 55 kg)
* Các thuốc khác
- Methylprednisolon 1-2 mg/kg/ 4 giờ hoặc
- Hydrocortison hemisuccinat 5 mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm tĩnh mạch ở
tuyến cơ sở). Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5 lần).
- NaCl 0,9% 1- 2 lít ở ngừoi lớn, không quá 20 ml/kg ở trẻ em
- Diphenhydramin 1-2 mg, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch
*. Điều trị phối hợp
- Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa
- Băng ép chi phía trên chỗ tiêm
Chú ý:
- Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định
- Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường đường tiêm tĩnh mạch đùi (vì tĩnh mạch to, nằm
phía trong động mạch đùi, dễ tìm)
- Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenalin, thì có thể truyền
thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào
sẵn có
- Điều dưỡng viên có thể sử dụng Adrenalin dưới da theo phác đồ khi y, bác sỹ không
có mặt.
- Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng
thuốc

212

You might also like