You are on page 1of 6

1.

Đồng chí:
Đề bài: Hình tượng người lính thời kỳ kháng chiến chông Pháp qua tác phẩm Đồng Chí của
Chính Hữu:
MỞ BÀI: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là hình
ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và văn chương
với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu
biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của
Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu
đã diễn tả thật sâu sắc ( hình ảnh / tình đồng chí gắn bó thiêng liêng ) của anh bộ đội thời
kháng chiến.
KẾT BÀI:
Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị lại vừa mang vẻ đẹp cao cả thiêng liêng, thơ
mộng. Chân dung người lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp hiện
lên thật đẹp đẽ qua những vần thơ mộc mạc, chân tình mà gợi nhiều suy tưởng. Với những
đặc điểm đó, bài thơ xứng đáng là một trong những tác phẩm thi ca xuất sắc về đề tài người
lính và chiến tranh cách mạng của văn học Việt Nam.

2.Chị em Thúy Kiều:


Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều :
MỞ BÀI: Nói đến Nguyễn Du thì ta không thể nào không nhớ đến Truyện Kiều. Trong chuyện ấy
thì chúng ta nhớ đến nhất là nhân vật Thúy Kiều. Qua những câu thơ của đại thi hào ta thấy
được những vẻ đẹp của người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy được thể hiện một cách trọn vẹn
thông qua bài thơ.
KẾT BÀI: Qua chân dung vẻ đẹp nhan sắc, tài năng của Thúy Kiều, chúng ta thấy được Nguyễn Du
thực sự rất trân trọng, đề cao những giá trị vẻ đẹp của người phụ nữ. Những dự cảm về kiếp
người tài hoa nhưng bạc mệnh là sự xuất phát từ tấm lòng cảm thông, xót thương con người của
nhà thơ. Đó là vẻ đẹp nhân văn sáng ngời trong ngòi bút tài hoa của Đại thi hào dân tộc –
Nguyễn Du.

3.Cảnh ngày xuân :


Đề bài: Phân tích khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thông qua 4 câu thơ đầu
MỞ BÀI: Nói đến Nguyễn Du thì ta không thể nào không nhớ đến Truyện Kiều, một tác phẩm rất
nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần
mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc
và thơ mộng.
KẾT BÀI: Tóm lại, chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, cô đúc nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả
thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu
sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt. Đoạn thơ rất tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh
độc đáo của nhà thơ.
Đề bài: Phân tích 8 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân :
Mở BÀI: Nói đến Nguyễn Du thì ta không thể nào không nhớ đến Truyện Kiều, một tác phẩm rất
nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, cái tài “tả cảnh ngụ tình” được
Nguyễn Du thể hiện một cách đầy đặc sắc thông qua 8 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
KẾT BÀI:
Như vậy, ở sáu câu thơ cuối, mối quan hệ hai chiều giữa cảnh và tình thể hiện qua việc khi hội tan,
con người bâng khuâng, xao xuyến đầy lưu luyến và cảnh vật cũng vì thế không tránh khỏi màu
sắc u buồn và ảm đạm. Để miêu tả thành công điều này, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng tinh tế
bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đồng thời lựa chọn những hình ảnh, ngôn từ giàu chất tạo
hình, thể hiện khả năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

4. Kiều ở lầu Ngưng Bích:


Đề bài: Phân tích 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
MỞ BÀI: Nói đến Nguyễn Du thì ta không thể nào không nhớ đến Truyện Kiều, một tác phẩm rất
nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ
tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng
Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối:
KẾT BÀI: Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của
đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số
phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của đại thi hào Nguyễn
Du.

5. Làng:
Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai qua tác phầm Làng.
MỞ BÀI: Nhà văn Kim Lân là một người được sinh ra và lớn lên ở vùng quê nên ông có sự am
hiểu sâu rộng về nông thôn Việt Nam và cảm thông cho những cảnh ngộ của người nông dân.
Bởi vậy, khi viết về mảng đề tài cuộc sống của con người ở nông thôn Việt Nam thì ông vô cùng
thành công. Truyện ngắn "Làng" của ông là một truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho chủ đề này.
Truyện xoay quanh nhân vật ông Hai - một người nông dân hiền lành, chất phác và mang trong
mình một tình yêu làng quê, yêu đất nước thật to lớn.

Truyện ngắn Làng của ông được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi mà
những người dân miền Bắc được lệnh tản cư. Ông Hai trong tác phẩm là một người con của
ngôi làng Chợ Dầu, ông cùng gia đình phải tản cư để phục vụ cho kháng chiến. Thế nhưng, rời
xa nơi quê hương yêu dấu ấy, trong lòng ông vẫn luôn trăn trở, khôn nguôi nỗi nhớ thương về
ngôi làng của mình.
KẾT BÀI: Truyện ngắn "Làng" được nhà văn Kim Lân vận dụng đầy sáng tạo với những tình
huống kịch tính, ngôn ngữ bình dị, khả năng miêu tả tâm lý nhân vật để đẩy ông Hai vào sự bế
tắc và rồi làm nổi bật lên được tâm hồn và tình yêu làng quê, đất nước của nhân vật này. Qua
hình tượng ông Hai, người ta đã thấy một hình ảnh tiêu biểu cho những người nông dân Việt
Nam trong cuộc chiến giành độc lập của dân tộc.
6. Chiếc lược ngà:
Để bài: Phân tích nhân vật bé Thu :
MỞ BÀI: Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng luôn dành những những
trang viết mộc mạc, bình dị cùng giọng văn đậm chất Nam Bộ về con người và cuộc sống ở nơi
đây. Mỗi trang viết của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và truyện ngắn
“Chiếc lược ngà” là một trong số những tác phẩm như thế. Ra đời trong những năm tháng cuộc
kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, tác phẩm đã thể hiện thành công tình cảm cha con sâu
nặng trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Và qua nhân vật bé Thu sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về
tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy.
KẾT BÀI:
Như vậy, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả thành công những biến
đổi tinh tế trong tình cảm của bé Thu, qua đó cho chúng ta thấy bé Thu là một cô bé ngang
ngạnh, bướng bỉnh nhưng yêu thương ba đến vô ngần. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy tình
cảm cha con sâu đậm trong cuộc chiến tranh cam go, ác liệt của dân tộc
Đề bài; Phân tích nhân vật ông Sáu:
MỞ BÀI Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng luôn dành những những
trang viết mộc mạc, bình dị cùng giọng văn đậm chất Nam Bộ về con người và cuộc sống ở nơi
đây. Mỗi trang viết của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và truyện ngắn
“Chiếc lược ngà” là một trong số những tác phẩm như thế. Ra đời trong những năm tháng cuộc
kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, tác phẩm đã thể hiện thành công tình cảm cha con sâu
nặng trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Tình phụ tử ấy được thể hiện một cách trnj vẹn qua
nhân vật ông Sáu
KẾT BÀI: Sau khi học xong truyện Chiếc lược ngà, em thấy tình cảm cha con nói riêng, tình cảm
gia đình nói chung là tình cảm cao quý. Lớp trẻ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình
không thể không nhớ đến sự hi sinh của những người như ông Sáu. Mọi người phải sống và làm
việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó. Đây cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp
của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn” cần kế thừa và gìn giữ, phát huy.

7.Phân tích nhân vật anh thanh niên trong LẶNG LẼ SA PA:
MỞ BÀI: Nguyễn Thành Long (sinh năm 1925, mất năm 1991) là một cây bút chuyên về truyện
ngắn và kí. Ông viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết
quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của ông. Qua tác phẩm này, Nguyễn
Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh, vẻ đẹp những người lao động bình thường và ý
nghĩa của những công việc thầm lặng, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở
một mình trên đỉnh núi cao.
KẾT BÀI: Thông qua hình tượng nhân vật chính của truyện là anh thanh niên, tác giả đã ngợi ca
những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.
Đồng thời, chính cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm
hồn trong mỗi con người. Gấp lại truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, lòng ta
cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành,
nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu.

8. Đoàn thuyền đánh cá:


MỞ BÀI : Huy cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam - một hồn thơ dạt dào
cảm hứng lãng mạn về thiên nhiên đất nước, con người thời đại mới. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh
cá" được Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi Miền Bắc đã được giải phóng đang bước vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tả thực về hình ảnh con
người lao động và đoàn thuyền ra khơi đánh cá lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thueyefn đi trên biển
đánh bắt cá và cảnh đánh cá vào lúc mặt trời mọc.
THÂN BÀI : Bài thơ đã phác họa lên hình ảnh ngư dân vô cùng chăm chỉ lao động, với công việc
vô cùng những vất vả khó khăn nhưng họ vẫn rất lạc quan, yêu đời, đóng góp công sức của
mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Cảnh đẹp của quê hương với nguồn tài nguyên phong
phú của đất nước. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu nét đẹp của lao động
đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
9. Phân tích nhân vật Phương Định thông qua đoạn trích: “Vắng lặng đến đáng sợ… trên đầu”

MỞ BÀI: Hình ảnh các cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn là nguồn cảm
hứng bất tận cho văn học cách mạng, đó là những cô gái kiên cường nhưng giàu tình cảm,
mang những phẩm chất tốt đẹp. Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của
Lê Minh Khuê là một minh chứng tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt của hình tượng cô thanh
niên xung phong trong lòng bạn đọc. Nhà văn Lê Minh Khuê bằng một bút pháp tinh tế và cảm
nhận sâu sắc đã mở ra một khoảng trời kí ức trong tâm hồn Phương Định, hé lộ những phẩm
chất của nhân vật, đặc biệt qua đoạn trích “Vắng lặng... vô hình trên đầu”.

KẾT BÀI : Tóm lại, qua đoạn trích trên, Phương Định hiện lên là một cô gái dũng cảm, gan dạ,
giàu tinh thần trách nhiệm. Bằng một ngòi bút bàng bạc chất thơ và thấm đẫm cảm xúc, Lê
Minh Khuê đã vẽ nên bức chân dung gần gũi, đáng yêu của cô thanh niên Phương Định, để lại
ấn tượng trong lòng bạn đọc, khơi gợi trong lòng người đọc sự trân trọng và nể phục trước một
thế hệ trẻ hào hùng của những trang sử vàng dân tộc.

10. NÓI VỚI CON - Y PHƯƠNG:


MỞ BÀI: Trong thành tựu của văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám có những
đóng góp không nhỏ của thơ ca các dân tộc anh em trong đó có Y Phương - nhà thơ dân tộc Tày.
Từ những đề tài rất quen thuộc về tình phụ tử, tác giả Y Phương đã cho ra đời bài thơ "Nói với
con". Suốt chiều dọc của bài thơ, tác giả nhắn nhủ với đứa con về tình yêu quê hương, đất nước
và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
KẾT BÀI: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của một áng thơ
về tình cha con cao quý, xúc động, góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con
cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền
thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc, thô sơ, bằng những hình ảnh cụ thể
mà giàu sức khái quát khổ thơ đầu đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình
cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người : tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.
11. MÙA XUÂN NHO NHỎ, THANH HẢI:
MỞ BÀI: Mùa xuân với sức sống của thiên nhiên đất trời luôn là nguồn cảm hứng của thi ca. Nhắc
đến xuân trong kho tàng thi ca Việt Nam ta đã từng biết đến “Vội vàng” của Xuân Diệu, “Mùa
xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính… Và trong rất nhiều tác phẩm
viết về mùa xuân ta không thể không nhắc đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
KẾT BÀI: Có thể nói, với “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã đóng góp một phần không nhỏ làm
nên thành công của thơ ca dân tộc. Bài thơ không chỉ thể hiện được sự tinh tế cũng như những
chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả mà còn truyền đến cho người đọc tình yêu quê hương đất
nước mình.
12. ÁNH TRĂNG- NGUYỄN DUY:
MỞ BÀI:
Trăng từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy của nền văn
học Việt Nam. Đến với trăng,khó ai có thể kìm lòng trước vẻ đẹp của nó. Nếu đến với trăng của
các nhà thơ lớn của dân tộc như Thế Lữ có '' Nhớ rừng''; ''Đầu súng trăng treo'' của Chính Hữu
Đến với ''Ánh Trăng'' của Nguyễn Duy, ta lại bắt gặp một tư tưởng hoàn toàn mới lạ. Trăng ở
đây là quá khứ thuỷ chung, bất diệt; là người bạn nghĩa tình, tri kỉ; là bài học thấm đẫm giá trị
nhân văn sâu sắc
KẾT BÀI: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của
con người đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà hào hùng, nghĩa tình với thiên nhiên,
đất nước bình dị. ''Ánh trăng'' có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho
người lính chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời - trong đó có chúng ta.
13. BẾP LỬA- BẰNG VIỆT:
MỞ BÀI: Mỗi chúng ta ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có một thời đong đầy kỉ niệm để
nhớ, để thương, để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhà thơ Bằng Việt trong những năm
tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoè mắt, cùng
người bà tần tảo sớm hôm nuôi dạy cháu. Tất cả những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ đó đã được tác
giả dồn nén trong từng câu chữ qua bài thơ Bếp lửa.
KẾT BÀI: Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa”
vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân
thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình.
14. BÀI THƠ TIỂU ĐỔI XE KHÔNG KÍNH:
MỞ BÀI: Không sinh ra trong chiến tranh nhưng thế hệ trẻ chúng ta sau này thật may mắn khi
được tiếp cận với những bài thơ hay nói về chiến tranh. Nhờ đó mà chúng ta thêm hiểu, thêm
yêu về những người lính, về những năm tháng gian khổ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính cũng
là một trong những sáng tác hay viết về người lính nhưng ở một khía cạnh khá mới mẻ. Bài thơ
được nhà thơ Phạm Tiến Duật viết vào năm 1969, khi ấy, cuộc kháng chiến chống Mĩ của cả
nước đang bước vào giai đoạn vô cùng ác liệt.

Những năm tháng chiến đấu, con đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Hình
ảnh về con đường Trường Sơn cũng được lấy làm nhiều đề tài cho các bài thơ, bản nhạc. Chẳng
hạn như bài hát Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, sợi nhớ sợi thương. Phạm Tiến Duật cũng
viết về cung đường Trường Sơn qua lăng kính của một người lính lái xe.
KẾT BÀI: Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối người chúng ta
ngày hôm nay. Nhà thơ đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe một
thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta là thế hệ mai sau sẽ
sống tiếp nối với truyền thống hào hùng của ông cha xưa kia và để hoàn thành nhiệm vụ hôm
nay. Chúng ta tự hào về họ, những người chiến sĩ Trường Sơn

You might also like