You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thị Minh


Hằng Học viên : Hứa Phương Linh
Mã học viên : 22035310

Hà Nội, 04/2023
MỤC LỤC
1. Tóm tắt thông tin về thân chủ: ............................................................................... 5
Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: ...................................................................... 5
Vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện tại: .................................................................... 5
2. Thông tin thu thập thêm: ........................................................................................ 7
3. Giả định về chẩn đoán - Đánh giá: ......................................................................... 7
a) Công cụ chẩn đoán............................................................................................... 7
b) Tham chiếu tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ..................................................... 8
c) Tham chiếu vào tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng bức ................. 9
4. Định hình trường hợp: .......................................................................................... 10
Danh sách các vấn đê của thân chủ: ................................................................. 10
Phân tích cơ chế dẫn đến các vấn đề của thân chủ: ......................................... 10
5. Kế hoạch can thiệp ................................................................................................ 12
a) Xác định tiếp cận trị liệu: .................................................................................. 12
b) Mục tiêu đầu ra: ................................................................................................ 13
c) Mục tiêu quá trình ............................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 15
Anh/Chị hãy đọc kỹ mô tả về ca lâm sàng sau đây:
Hoạt là một thanh niên 20 tuổi, là quân nhân trong quân đội. Hoạt đã nhập ngũ được
khoảng 6 tháng. Hai tháng gần đây, Hoạt thấy trong người mệt mỏi, thường xuyên bỏ ăn,
mất ngủ, không thực hiện được các nhiệm vụ được giao trong huấn luyện vì cảm thấy
không đủ sức lực và không có động lực. Trước đây, Hoạt là một chàng trai tuy không thật
khỏe mạnh nhưng cũng khá cân đối, cao 1m65, nặng 60 kg nhưng bây giờ trọng lượng cơ
thể chỉ còn 48 kg, nước da xanh tái, khuôn mặt ủ rũ. Hoạt luôn cảm thấy buồn chán và
tuyệt vọng, không giao tiếp với ai trong tiểu đội. Khi mới nhập ngũ, Hoạt không liên lạc
với gia đình thường xuyên nhưng mỗi lần bố mẹ gọi điện thì cũng có kể chuyện ở đơn vị
nhưng bây giờ thì không gọi điện về nhà nữa, khi bố mẹ gọi điện thì cũng không chia sẻ
gì.
Hoạt nhập viện điều trị theo yêu cầu của đơn vị và đã được truyền nước và dinh
dưỡng để phục hồi sức khỏe. Hiện giờ sức khỏe của Hoạt tương đối ổn định, bác sĩ yêu cầu
Hoạt đến khám tại khoa tâm thần.
Khi hỏi chuyện Hoạt, nhà tâm lý được biết Hoạt là con cả trong gia đình. Bố mẹ
làm nghề buôn bán nhỏ, tuy không khá giả nhưng cũng cố gắng đáp ứng tất cả những gì
các con muốn. Theo lời kể của mẹ, từ nhỏ, Hoạt là một cậu bé nhút nhát, hay khóc, thường
bám mẹ nhưng mẹ ít có thời gian chăm sóc con. Hoạt sợ bố nên hầu như không giao tiếp
với bố. Hoạt không có sở thích gì đặc biệt ngoài thích chơi game. Hoạt không chăm học và
kết quả học tập thường đạt mức trung bình hoặc yếu. Với năng lực học tập như vậy, bố mẹ
xác định Hoạt không thi đại học hay cao đẳng mà học xong lớp 12 sẽ “kiếm việc gì đó nhẹ
nhàng cho nó làm”. Tuy nhiên, vì không phải nỗ lực để thi đại học nên cả thời gian lớp 12
Hoạt bắt đầu chơi game nhiều. Bố mẹ thấy con chơi nhiều ở ngoài quán, sợ bị bạn bè xấu
lôi kéo nên đã mua máy tính về nhà cho con chơi để “dễ kiểm soát”. Tuy nhiên, càng ngày
Hoạt càng chơi nhiều hơn, thường xuyên bỏ bữa và không chăm sóc bản thân, lười tắm
gội, càng ngày càng ít giao tiếp với bố mẹ và người thân, hễ bị bố mẹ nhắc nhở thì vùng
vằng và quát tháo em gái vô cớ. Em gái của Hoạt đang học lớp 8. Giữa hai anh em không
hay cãi vã hay gây lộn gì nhưng cũng không hay nói chuyện hay hỏi thăm nhau. Từ nhỏ,
Hoạt rất ít chơi với bạn nên bố mẹ cũng không nhớ bạn bè của Hoạt có những ai. Bản thân
Hoạt cũng nói mình không có bạn thân nào, chỉ thỉnh thoảng chơi với mấy người họ hàng
cùng lứa tuổi khi gia đình có việc như đám giỗ, đám cưới. Tuy nhiên, từ năm lớp 12 Hoạt
không gặp họ nữa bởi Hoạt từ chối đến nhà họ hàng ngay cả khi có giỗ hay cưới ai đó trong
họ.
Đầu năm nay, địa phương có đợt tuyển nghĩa vụ quân sự, Hoạt nằm trong danh sách
được gọi nhập ngũ. Mẹ không muốn Hoạt đi nhưng bố quyết định cho con đi vì nghĩ “Vào
quân đội để rèn cho tính mạnh mẽ lên chứ mày ở nhà bám váy mẹ suốt đời à?”. Hoạt không
thích đi nhưng cũng đồng ý nhập ngũ theo ý của bố. Vào quân đội, Hoạt cảm thấy rất khó
quen với nề nếp trong đơn vị, luôn cảm thấy căng thẳng vì phải cố hết sức để làm theo quân
lệnh. Hoạt cũng rất thèm chơi game nhưng không được chơi. Hoạt nói, khi chơi game thấy
mình rất vui vẻ và “làm được việc gì đó”. Hoạt không chơi với ai cùng đơn vị, thậm chí
còn “bị mọi người bắt nạt, bị tiểu đội trưởng ghét, có lúc bị đánh hội đồng”. Những lần đầu
bị đánh, Hoạt đã báo cáo với cấp trên nhưng “không thấy họ giải quyết gì mà càng bị đánh
nhiều hơn” nên đành im lặng chấp nhận. Chưa hết, điều làm Hoạt cảm thấy sợ hãi nhất là
khi đêm đến, lúc đi ngủ bởi Hoạt thường bị ai đó (có thể là nhiều người) sờ mó vào các bộ
phận nhạy cảm trên cơ thể. Hầu như đêm nào Hoạt cũng bị như vậy. Chính việc này làm
Hoạt rất sợ khi tắt đèn, sợ bóng tối. Mỗi tối, Hoạt thường không dám ngủ và nơm nớp lo
sợ không biết khi nào thì bị sờ mó. Tình trạng lo sợ vào ban đêm làm Hoạt mất ngủ triền
miên, sức khỏe sa sút, đầu óc lờ đờ, không muốn ăn, không muốn làm bất cứ việc gì. Ban
ngày thì nhìn ai cũng nơm nớp sợ vì dường như họ đều là người từng xâm hại Hoạt vào
ban đêm, vì thế, Hoạt hầu như không nói chuyện hay thậm chí đến gần ai. Trong đầu óc
Hoạt lúc nào cũng hiện lên hình ảnh một bóng đen lần mò đến gần giường của mình.
Hoạt chưa từng chia sẻ những điều nói trên với ai nhưng đã nói với bố mẹ xin cho
mình ra quân nhưng bố mẹ không đồng ý và cũng không thể xin được. Hoạt thấy cuộc sống
rất bế tắc và đáng sợ, toàn người độc ác và hung dữ như thú vật, chỉ hại nhau, không hề có
tí gì là “tình đồng đội” nhưng người ta vẫn nói. Toàn những người giả dối và lừa gạt nhau,
bản thân mình thì yếu kém, vô dụng, không biết làm gì, không tự bảo vệ được mình. Cấp
trên thì thờ ơ và cũng đáng sợ. Nhiều lúc Hoạt nghĩ đến cái chết để giải thoát cho bản thân
những nghĩ đến mẹ lại thấy không đang tâm. Mẹ Hoạt thường nói “Con phải sống vì mẹ”.
Hoạt rất thương mẹ, từ khi Hoạt nhập viện đến giờ đã hai tuần mà chỉ có mẹ vào chăm sóc
và mẹ thường khóc nói rằng “Nếu con chết mẹ cũng không sống nổi”. Theo lời kể của mẹ
thì bố Hoạt không muốn vào gặp Hoạt trong bệnh viện và Hoạt cũng “không quan tâm,
không thấy cần thiết phải gặp ông ấy”.
1.Tóm tắt thông tin về thân chủ:
- Họ tên: H.
- Giới tính: nam, 20 tuổi
- Là quân nhân trong quân đội, nhập ngũ được 6 tháng
- Là con cả trong gia đình, có 2 anh em
- Bố mẹ làm nghề buôn bán nhỏ
- Cao 1m65, nặng 60kg, nhưng gần đây trọng lượng cơ thể chỉ còn 48kg
 Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ:
- H. từ nhỏ là một cậu bé nhút nhát, hay khóc, thường bám mẹ nhưng mẹ ít có
thời gian chăm sóc con.
- H. sợ bố nên không giao tiếp với bố.
- H. chỉ có sở thích chơi game, nên bố mẹ muốn máy về cho con chơi để dễ
kiểm soát hơn. Vì không nỗ lực thi đại học, nên H. càng chơi nhiều hơn.
- Sau khi học xong lớp 12, H. được gọi đi nhập ngũ, nhưng H. không thích đi
chỉ đi theo ý của bố. H. vào đó không được chơi game, nên cảm thấy rất
thèm. H. cảm thấy rất khó quen với nề nếp trong đơn vị, luôn cảm thấy căng
thẳng vì phải cố hết sức để làm theo quân lệnh.
- H. không chơi với ai cùng đơn vị, thậm chí còn “bị mọi người bắt nạt, bị tiểu
đội trưởng ghét, có lúc bị đánh hội đồng”. Những lần đầu bị đánh, H. đã báo
cáo với cấp trên nhưng “không thấy họ giải quyết gì mà càng bị đánh nhiều
hơn”
- Ở trong quân ngũ, H. cho rằng bản thân thường bị xâm hại vào buổi đêm, bị
sờ mó vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể
 Vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện tại:
a) Nhận thức
Khái quát hóa quá mức:
- H. cho rằng khi chơi game khiến bản thân mình rất vui vẻ và “làm được việc
gì đó”.
- H. thấy cuộc sống rất bế tắc và đáng sợ, toàn người độc ác và hung dữ như
thú vật, chỉ hại nhau, không hề có tí gì là “tình đồng đội” nhưng người ta vẫn
nói.
- Toàn những người giả dối và lừa gạt nhau
Đổ lỗi cho bản thân và người khác:
- Cho rằng cấp trên thờ ơ và cũng đáng sợ.
- Cho rằng bản than “bị mọi người bắt nạt, bị tiểu đội trưởng ghét, có lúc bị
đánh hội đồng”. Những lần đầu bị đánh, H. đã báo cáo với cấp trên nhưng
“không thấy họ giải quyết gì mà càng bị đánh nhiều hơn”.
- H. cho rằng chính vì việc H. thường bị ai đó (có thể là nhiều người) sờ mó
vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. nên H. rất sợ khi tắt đèn, sợ bóng tối.
Mỗi tối, H. thường không dám ngủ và nơm nớp lo sợ không biết khi nào thì
bị sờ mó.
- Ban ngày thì nhìn ai cũng nơm nớp sợ vì dường như họ đều là người từng
xâm hại H. vào ban đêm, vì thế, H. hầu như không nói chuyện hay thậm chí
đến gần ai.
- Theo H., bố không muốn vào gặp mình trong bệnh viện, nên H. “không quan
tâm, không thấy cần thiết phải gặp ông ấy”.
Suy nghĩ tiêu cực về bản thân:
- Cho rằng bản thân mình thì yếu kém, vô dụng, không biết làm gì, không tự
bảo vệ được mình.
b) Cảm xúc hiện tại:
- H. luôn cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng, không muốn giao tiếp với ai.
- H. luôn cảm thấy nơm nớp lo sợ
- Cảm thấy cuộc sống rấ bế tắc và đáng sợ
c) Hành vi:
- Kém thích nghi với môi trường xung quanh:
+ Không thực hiện được các nhiệm vụ được giao trong huấn luyện vì cảm
thấy không đủ sức lực và không có động lực
+ Vào quân đội, khó quen với nề nếp trong đơn vị, luôn cảm thấy căng thẳng
vì phải cố hết sực làm theo quân lệnh.
+ H. không chơi với ai trong đơn vị và chỉ thèm chơi game.
- Khi sống trong môi trường quân đội, chịu nhiều áp lực, H. chưa từng chia sẻ
những điều đó với ai, chỉ nói với bố mẹ xin cho mình ra quân, nhưng không
được đồng ý.
d) H. động chức năng:
- Mất ngủ triền miên, sức khỏe sa sút, đầu óc lờ đờ, không muốn ăn, không
muốn làm bất cứ việc gì.
- Không thực hiện được các nhiệm vụ được giao trong huấn luyến
- Thèm chơi game, vì H. cho rằng khi chơi game thấy rất vui vẻ và “làm được
việc gì đó”
e) Đặc điểm nhân cách:
- Khép kín
- Nhiễu tâm cao: Phản ứng thái quá với cảm xúc tiêu cực
- Kém thích nghi
f) Các mối quan hệ:
- Bạn bè: Không có mối quan hệ bạn bè thân thiết nào
- Họ hàng: Thi thoảng chơi với những người họ hang cùng lứa khi gia đình có
việc như đám giỗ, đám cưới. Nhưng năm 12, Hoạt không gặp họ nữa, từ chối
đến nhà họ hang ngay cả khi có giỗ hay đám cưới.
- Mối quan hệ trong quân đội: không thân thiết với ai luôn giữ khoảng cách
- Gia đình: Hồi nhỏ, rất hay bám mẹ nhưng mẹ ít có thời gian chăm sóc con.
Với bố, sợ và hầu như không giao tiếp với bố. Em gái cũng không nói chuyện
và cũng không thân thiết.
 Điểm mạnh của ca lâm sàng:
- H. rất thương mẹ, nên khi nghĩ đến cái chết để giải thoát luôn nghĩ đến mẹ
lại không thể.
- H. có mẹ luôn hỗ trợ và đồng hành
2. Thông tin thu thập thêm:
- Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình như thế nào?
- Điều gì khiến H. luôn cảm thấy sợ bố và hầu như không giao tiếp với bố?
- Có khoảng khắc nào trong quá khứ về hình ảnh gia đình, khiến H. cảm thấy
nhớ nhất?
- H. bắt đầu chơi game từ khi nào?
- Điều gì khiến H. không muốn đi đến nhà họ hàng nữa từ khi lên lớp 12?
- Điều gì khiến H. cho rằng khi chơi game thấy bản thân rất vui vẻ và “làm
được gì đó”?
- H. đã phản ứng như thế nào vào mỗi đêm khi bị người khác sờ mó các bộ
phận nhạy cảm trên cơ thể?
- Điều gì khiến em cho rằng việc tuân theo những mệnh lệnh ở quân ngũ lại
khó đến vậy?
- Triệu chứng mất ngủ kéo dài từ khi nào? Diễn ra như thế nào?
3. Giả định về chẩn đoán - Đánh giá:
a) Công cụ chẩn đoán
Dựa vào những thông tin ban đầu của thân chủ đưa ra, có các triệu chứng của trầm
cảm, kèm lo âu, có thể có ám ảnh cưỡng bức
Đánh giá: với trường hợp của H., sử dụng 3 công cụ là: BDI-II chẩn đoán trầm cảm,
SCL-90-R sàng lọc các rối loạn tinh thần, Bảng kiểm ám ảnh cưỡng bức CB-OCI
 Thang BDI-II:
- Thang trầm cảm Beck (BDI) được xem như là một thang đo tiêu chuẩn
vàng do bệnh nhân tự đánh giá. Thang BDI ban đầu được thiết kế với mục
đích đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp phân tâm ở những bệnh nhân
trầm cảm. Ngoài ra, thang BDI còn được thiết kế để khảo sát mức độ nặng
của các triệu chứng trầm cảm mà bệnh nhân có tại thời điểm khảo sát.
- Thang BDI gốc gồm có 21 mục, mỗi mục gồm có 4 câu trả lời được cho
điểm từ 0 - 3 theo mức độ nặng dần của các triệu chứng. Thang này được
thiết kế lần đầu vào năm 1961, sau đó thang được chỉnh sửa và bổ sung
thành thang BDI - IA được cấp bản quyền năm 1978, đến khi DSM IV
được xuất bản, phiên bản thứ hai của thang khảo sát trầm cảm Beck ra đời
(BDI - II) và được xuất bản lần đầu vào năm 1996.
- Các item được nhóm thành 4 nhóm: các triệu chứng về thể chất, các triệu
về cảm xúc, các triệu chứng nhận thức, các triệu chứng thực dưỡng (đề cập
đến những thay đổi trong cách ngủ và cảm giác thèm ăn). BDI-II là thang
đánh giá mức độ trầm cảm có thể được sử dụng ở những cá nhân từ 13 tuổi
trở lên và xếp hạng các triệu chứng trầm cảm về mức độ nghiêm trọng trên
thang điểm từ 0-3.
 Thang SCL-90-R: sàng lọc các rối loạn tinh thần: bệnh cơ thể hóa, ám ảnh cưỡng
chế, trầm cảm, lo âu, hoang tưởng, loạn thần, PTSD,… Thang đó có độ hiệu lực và
tin cậy tốt (Schmitz và c.s., 2000)
 Thang CB-OCI gồm 25 mục được phát triển để cung cấp một công cụ sàng lọc tự
báo cáo hiệu quả, toàn diện và chính xác cho OCD. Bảng bao gồm 11 mục đánh
giá các hành vi ám ảnh và 14 mục đánh giá các hành vi cưỡng chế. Khi sự hiện
diện của các triệu chứng đã được thiết lập, có thể chẩn đoán chuyên sâu hơn qua
phương pháp phỏng vấn. CBOCI có thể được sử dụng kết hợp với Thang đo Beck
cho trầm cảm, lo lắng, vô vọng và ý định tự tử để đo lường toàn diện hơn về tâm
lý học; sự tích hợp này có thể giúp hiểu được bệnh đi kèm có thể có và trong việc
xây dựng và đánh giá điều trị.
b) Tham chiếu tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
Theo ICD-10, về các triệu chứng của rối loạn trầm cảm:
Tiêu chuẩn chẩn đoán Đáp ứng/
Triệu chứng
Không đáp ứng
- Ba triệu chứng đặc trưng (chính): Thân chủ có khuôn mặt ủ rũ, Đáp ứng 3/3
không muốn làm gì, mệt mỏi, tiêu chuẩn
(a) Khí sắc trầm;
chán nản và cảm thấy tuyệt vọng
(b) Mất quan tâm, thích thú và mọi
ham muốn;
(c) Tăng mệt mỏi, giảm hoạt động chỉ
sau một cố gắng nhỏ;

- Bảy triệu chứng phổ biến khác: Thân chủ không thực được các Đáp ứng 7/7
nhiệm vụ được giao trong huấn các tiêu chuẩn
(a) Giảm chú ý và sự tập trung;
luyện, không đủ sức lực và chẩn đoán
(b) Giảm sự tự tin; không có động lực.
(c) Có các ý tưởng tội lỗi và không có Cho rằng bản thân yếu kém,
giá trị (kể cả giai đoạn nhẹ); không thể tự bảo vệ cho mình
Cảm thấy cuộc sống bế tắc, đáng
(d) Có cái nhìn ảm đạm và bi quan về sợ, toàn người độc ác và hung dữ
tương lai; như thú vật, chỉ hại nhau,…
(e) Có các ý tưởng hoặc hành động tự Thân chủ nghĩ đến cái chết để
làm hại hoặc tự sát; giải thoát
Thân chủ mất ngủ triền miền,
(f) Rối loạn giấc ngủ;
chán ăn
(g) Giảm sự ngon miệng.

- Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác trong giai đoạn trầm cảm có thể có
hoặc không xuất hiện.

Rối loạn trầm cảm mức độ nặng (F32.2)

 Người bệnh sẽ có cả 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến,
chúng cũng sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần.
 Lúc này, các triệu chứng cơ thể sẽ luôn luôn tồn tại. Bệnh nhân ít có khả năng tiếp
tục các công việc xã hội, gia đình, nghề nghiệp.

Thân chủ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10, và các tiêu chuẩn
chẩn đoán trầm cảm theo DSM-5, về Rối loạn trầm cảm chủ yếu – mã 296.00. Thân chủ
đáp ứng với rối loạn trầm cảm mực độ nặng theo ICD-10, mã F32.

Với những triệu chứng của đáp ứng với rối loạn trầm cảm, thân chủ có thể xuất hiện các
ảo giác, hoang tưởng (như có người đang sờ mó bộ phận nhạy cảm của mình, nghi ngờ
những người mình gặp trong quân ngũ vào ban ngay là người đã cưỡng bức mình vào
mỗi tối). Theo ICD-10, thân chủ không loại trừ trường hợp có kèm loạn thần, có thể đáp
ứng với theo chẩn đoán rối loạn trầm cảm mức độ nặng, có chứng loạn thần (mã F32.3)

Rối loạn trầm cảm mức độ nặng có chứng loạn thần (F32.3)

 Người bệnh sẽ thỏa mãn tất cả các triệu chứng trong giai đoạn trầm cảm nặng đã
được nêu trên.
 Bên cạnh đó còn kèm theo các ảo giác, hoang tưởng hoặc sửng sờ rối loạn trầm
cảm (bao gồm hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp hoặc không phù hợp với khí
sắc).

c) Tham chiếu vào tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng bức
 Theo ICD-10, để chẩn đoán xác định, các triệu chứng ám ảnh hoặc hành vi cưỡng
chế, hoặc cả hai, phải hiện diện trong hầu hết các ngày trong ít nhất 2 tuần liên tiếp
và là nguồn gốc gây đau khổ hoặc trở ngại cho hoạt động của người bệnh. Các triệu
chứng ám ảnh phải có những đặc điểm sau đây:
Tiêu chuẩn chẩn đoán Triệu chứng Đáp ứng/Không đáp
ứng
(a) Chúng phải được thừa nhận là các Thân chủ cho rằng bản thân mỗi Đáp ứng
ý nghĩ hoặc xung động của chính đêm thường bị người khác (có
người bệnh. thể nhiều người) sờ mó vào bộ
phận nhạy cảm của mình
(b) Phải có ít nhất một ý nghĩ hoặc Mỗi tối, thân chủ thường không Đáp ứng
hành động mà bệnh nhân vẫn còn dám ngủ và nơm nớp lo sợ
chống lại một cách vô hiệu, dù rằng không biết khi nào thì bị sờ mó.
có thể có các ý nghĩ hoặc hành động
khác mà bệnh nhân không còn chống
lại nữa.
(c) Ý nghĩ về thực hiện hành động tự Không rõ Không đáp ứng
nó phải không mang lại thích thú (sự
giảm căng thẳng hoặc lo âu đơn
thuần không được xem là thích thú
theo nghĩa này).
(d) Các ý nghĩ, hình ảnh, hoặc xung Trong đầu óc thân chủ lúc nào Đáp ứng
động phải lặp đi lặp lại một cách khó cũng hiện lên hình ảnh một
chịu. bóng đen lần mò đến gần
giường của mình.
Thân chủ đáp ứng 3/4 tiêu chuẩn chẩn đoán về rối loạn ám ảnh cưỡng bức theo ICD-
10 (mã F42). Tương đương với rối loạn ám ảnh cưỡng bức theo DSM-5, mã F42.
4. Định hình trường hợp:
 Danh sách các vấn đê của thân chủ:
- Trầm cảm mức độ nặng, có thể kèm chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác)
- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức
- Xung đột trong các mối quan hệ: với gia đình, với các đồng đội ở quân ngũ
- Thiếu các giá trị cốt lõi trong cuộc sống
 Phân tích cơ chế dẫn đến các vấn đề của thân chủ:
Tiếp cận theo các lý thuyết để phân tích, áp dụng vào trường của H.
- Tiếp cận theo lý thuyết gắn bó của Bowly, từ nhỏ H. đã có mối quan hệ thân
thiết với mẹ, rất yêu thương mẹ. Theo lời kể của mẹ, H. là một cậu bé nhút
nhát, hay khóc, thường bám mẹ nhưng mẹ ít có thời gian chăm sóc con. H.
cũng không thân thiết với bố, sợ và không nói chuyện nhiều với bố. Chính vì
thế, H. có thể hình thành nên kiểu gắn bó lo âu – né tránh trong các mối quan
hệ trong gia đình cũng như với mối quan hệ với những người xung quanh.
- Theo lý thuyết của Ellis với phân tích theo mô hình ABC: những sự kiện trải
qua H. đã trải qua khi bị đánh đập, bị xâm hại trong quân ngũ đến hiện tại
khiến H. không ngủ được, chán ăn (hậu quả hành vi), cảm thấy chán nản
tuyệt vọng (hậu quả của cảm xúc) và cảm thấy cuộc sống bế tắc, toàn những
người đánh sợ,…(hậu quả của nhận thức), hệ quả cho những điều trên là do
đánh giá, niềm tin tiêu cực về bản thân (niềm tin phi lí) là bản thân yếu kém,
không thể tự bảo về cho bản thân. Niềm tin phi lý được củng cố bởi những
gì mà thân chủ chọn lọc (cảm xúc tiêu cực, không lành mạnh) phù hợp với
niềm tin của thân chủ từ các sự kiện xảy ra tiếp theo tạo thành một vòng xoáy
nhiều lớp. Đây có thể là cơ chế gây nên trầm cảm và hình thành ám ảnh
cưỡng bức ở thân chủ. (Ellis, 2008)
- Theo Beck (1963) cho rằng mỗi cá nhân có các cơ cấu sơ đồ nhận thức riêng
biệt, đó là các cấu trúc chứa đựng niềm tin nền tảng và các giả địnhk được
hình thành rất sớm từ trải nghiệm và sự đồng nhất của họ với những người
quan trọng. Những sơ đồ nhận thức này thường ở dàng tiềm tàng và được
kích hoạt khi cá nhân đối mặt với những kích thích gây stress (với H. là
những sự kiện xảy ra trong quân ngũ). Chúng cũng dễ bị tổn thương một khi
đối mặt với những tình huống “không giống” với niềm tin và giả định đã
được cài đặt trước đó trong tâm trí họ. Người trầm cảm nắm giữ bộ ba nhận
thức về bản thân (cho rằng mình yếu kém, vô dụng), thế giới (toàn những
người đáng sợ, lừa gạt nhau,…) và tương lai (cảm thấy bế tắc, không muốn
làm gì). Theo Beck và Clark, các mô hình nhận thức – hành vi của trầm cảm
gọi ý rằng sự hiện diện của các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống và nhận thức
hoặc phản ứng của một người đối với sự kiện đó có thể ảnh hưởng đến sự
phát triển, duy trì và tái phát trầm cảm.
- Những triệu chứng của ám ảnh cưỡng bức của thân chủ cũng tạo nên vòng
xoáy cho trầm cảm được đi xuống. Cụ thể, thân chủ luôn nhớ đến sự kiện bị
xâm hại, không dám đi ngủ khi về đêm và luôn nghi ngờ những người trong
quân ngũ là người đã xâm hại mình.
- Hậu quả của các quá trình nhận thức rối loạn chức năng thường là một phản
ứng hành vi khiến thân chủ không thể tham gia tích cực vào các hoạt động
thú vị, có ý nghĩa. Việc mất đi các hoạt động thú vị góp phần vào vòng xoáy
trầm cảm đi xuống và khiến thân chủ khó hồi phục sau một sự kiện căng
thẳng hoặc thử thách của cuộc sống. Có thể thấy thân chủ từ chối xây dựng
mối quan hệ với các đồng đội trong quân ngũ, cho rằng khó khăn khi thực
hiện các mệnh lệnh ở quân ngũ.
- Thân chủ thiếu các giá trị lành mạnh và phù hợp trong cuộc sống: thân chủ
luôn đóng khuôn bản thân yếu kém, vô dụng, không làm được gì, không nỗ
lực trong việc học, chỉ muốn chơi game. Thân chủ loay hoay vô định, không
biết mình muốn gì và làm gì. Thân chủ từ khi học lớp 12, vì không nỗ lực thi
đại học, càng chơi nhiều hơn và không tiếp xúc với ai. Gây ra các xung đột
với các thành viên trong gia đình, bố mẹ và em gái (khi bị bố mẹ nhắc nhở
thì vùng vằng và quát tháo em gái vô cớ)
 Tóm lại, kết quả định hình trường hợp cho thấy, yếu tố duy trì trầm cảm chính
là niềm tin phi lý về bản thân, thế giới xung quanh và tương lại. Thêm vào
đó, những triệu chứng của ám ảnh cưỡng bức do những sự kiện diễn ra trong
quân đội và kiểu gắn bó lo âu – né tránh hình thành do bối cảnh gia đình,
giáo dục cùng với tương tác của các thành viên trong gia định, những giá trị
lành mạnh thân chủ bị thiếu để có được kết nối lạnh mạnh với thế giới bên
ngoài. Những điều đó càng khiến cho thân chủ cảm thấy cuộc sống bế tắc,
muốn tìm đến cái chết để giải thoát và không biết mình muốn làm gì.
5. Kế hoạch can thiệp
a) Xác định tiếp cận trị liệu:
Với kết quả định hình trường hợp trên, liệu pháp vi cảm xúc hợp lý REBT để giải
quyết các vấn đề của H. bởi các yếu tố duy trì vấn đề cốt lõi của H. liên quan đến
niềm tin phi lý về bản thân, thế giới xung quanh và tương lai
Liệu pháp cảm xúc hợp lý (Rational emotive behavior therapy – REBT) là một
loại liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được phát triển bởi nhà tâm lý học Albert
Ellis. REBT là một phương pháp định hướng hành động, tập trung vào việc giúp
thân chủ đối phó với những niềm tin phi lý và học cách quản lý cảm xúc, suy nghĩ,
cũng như hành vi của mình theo cách lành mạnh và thực tế hơn.
Khi chúng ta giữ niềm tin phi lý về bản thân hoặc thế giới và tương lai, các vấn đề
có thể xuất hiện. Mục tiêu của REBT là giúp chúng ta nhận ra và thay đổi những
niềm tin và lối suy nghĩ tiêu cực đó để khắc phục vấn đề tâm lý và đau khổ tinh
thần (Turner M. J., 2016).
Tranh luận với niềm tin phi lý sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng lâu dài để quản
lý phản ứng cảm xúc và sức khỏe tinh thần của mình (Ellis & Joffe Ellis, 2019).
Ellis gợi ý rằng, thay vì chỉ đơn giản là tạo cảm giác ấm áp và hỗ trợ, các nhà trị
liệu REBT cần thẳng thắn, trung thực và logic để thúc đẩy thân chủ thay đổi suy
nghĩ và hành vi của họ.
Liệu pháp REBT được sử dụng trong ca này nhằm giúp thân chủ phản ứng hợp
lý với các tình huống thường gây nên căng thẳng, trầm cảm hoặc các cảm xúc tiêu
cực khác. Khi đối mặt với loại tình huống này trong tương lai, phản ứng lành
mạnh của thân chủ về mặt cảm xúc thường là sẽ nhận ra rằng, việc mình mong đợi
sự thành công trong mọi nỗ lực là không hề thực tế. Tất cả những gì chúng ta có
thể làm là học hỏi từ tình huống và bước tiếp.
Mặc dù REBT sử dụng các chiến lược nhận thức, nhưng nó cũng tập trung vào
cảm xúc và hành vi (Turner M. J., 2016). Ngoài việc xác định và tranh luận về
những niềm tin phi lý, nhà trị liệu và thân chủ cũng sẽ cùng nhau đạt mục tiêu là
cải thiện những phản ứng cảm xúc đi kèm với suy nghĩ có vấn đề. Một số kỹ thuật
có thể được khuyến khích áp dụng kèm theo liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý như
là thiền, viết nhật ký, tưởng tượng có hướng dẫn.
Khi phát triển REBT, mục tiêu của Ellis là tạo ra một phương pháp tiếp cận theo
định hướng hành động đối với liệu pháp tâm lý mang lại kết quả bằng cách giúp
mọi người quản lý cảm xúc, nhận thức và hành vi của họ. Nghiên cứu cho thấy
REBT thực sự có hiệu quả trong việc giảm thiểu những niềm tin sai lệch và thay
đổi hành vi (David et al, 2018).
Hiệu quả điều trị trầm cảm và: REBT có thể đem lại hiệu quả trong việc làm giảm
các triệu chứng ở những người mắc trầm cảm hoặc lo âu. Liệu pháp dường như
vẫn để lại tác động tích cực kéo dài ngay cả sau khi kết thúc quy trình điều trị.
REBT cũng cho thấy kết quả đầy hứa hẹn đối với thanh thiếu niên mắc chứng trầm
cảm. Điều này có thể là do nó nhấn mạnh vào các kỹ thuật giáo dục tâm lý (Zhaleh
et al, 2014) như:
 Xác định lỗi nhận thức (cognitive errors)
 Thử thách niềm tin phi lý
 Tách cá nhân khỏi hành vi của họ
 Thực hành sự chấp nhận

b) Mục tiêu đầu ra:


- Cải thiện các triệu chứng trầm cảm, OCD
- Cải thiện các mối quan hệ
- Hình thành các giá trị lành mạnh
c) Mục tiêu quá trình

Mục tiêu đầu ra Mục tiêu quá trình Kỹ thuật/ bài tập Thời lượng

Cải thiện các triệu Cải thiện mức độ tập Mô tả thực tại 2 phiên
chứng trầm cảm, OCD trung hiện tại
Uống trà, ăn nho khô

Bài tập về nhà


Tái cấu trúc nhận thức về Đối thoại Socrate 2 phiên
bản thân
Thử thách niềm tin phi

Đóng vai

Bài tập về nhà


Tái cấu trúc nhận thức về Đối thoại Socrate 2 phiên
thế giới
Đóng vai

Diễn tập nhận thức

Bài tập về nhà


Kích hoạt hành vi Diễn tập hành vi 2 phiên

Cải thiện mối quan hệ Điều chỉnh nhận thức về Thực hành chấp nhận
tiêu cực về bản thân, về
người khác
Hình thành luyện tập các …………………………
kỹ năng xã hội mới
Thực hành phơi nhiễm …………………………
trong tình huống thực tế
Hình thành các giá trị Hình thành và luyện tập Nâng cao giá trị về bản
lành mạnh các giá trị mới thân
Kích hoạt hành vi …………………………

Tổng số phiện trị liệu Từ 15-20


dự kiến buổi
6. Thực hiện quá trình can thiệp
(Ghi chép lại các phiên can thiệp theo cấu trúc của CBT)
7. Kết thúc và đánh gia hiệu quả can thiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Minh Hằng (2016), Giáo trình Tâm lý học Lâm sàng, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2. Beck, A.T (1967). Depression: Causes and Treament. University of
Pennsylvania Press
3. Beck, A.T (1967). Thinking and depression. 1. Idiosyncratic content and
cognitive distortions. Archives of General Psychiatry 9, 324-333
4. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc (2004) Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng,
Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân, Hà Nội
5. Beck Aaron T., Steer Robert A., Brown Gregory K., (2006), “RCMAR
Measurement Tools - Beck Depression Inventory - 2nd Edition (BDI-II)”,
Resource centers for Minority Aging Research
6. Ellis, A (1962). Reason and emotion in psychotherapy. New York: Lyle
Stuart
7. Ellis, A (2008) Rational Emotion Behavior Therapy. In Corsini, R. J &
Wedding, D. (Eds). Current Psychotherapies. 8th Ed., (pp. 187-222).
Belmont: Thomson Brooks/Cole
8. Pninit Russo-Netzer, Matti Ameli (2021). Optimal Sense-Making and
Resilience in Times of Pandemic: Integrating Rationality and Meaning in
Psychotherapy. Front. Psychol. Sec. Personality and Social Psychology
Volume 12 – 2021. Doi: https://doi.org/10.3389/fpsyg.2021.645926
9. Turner, M. J. (2016). Rational Emotive Behavior Therapy (REBT),
Irrational and Rational Beliefs, and the Mental Health of Athletes. Frontiers
in Psychology, 07. doi:10.3389/fpsyg.2016.01423
10. Clark, D. A., Antony, M. M., Beck, A. T., Swinson, R. P., & Steer, R. A.
(2005). Screening for Obsessive and Compulsive Symptoms: Validation of
the Clark-Beck Obsessive-Compulsive Inventory. Psychological
Assessment, 17(2), 132–143. Doi: https://doi.org/10.1037/1040-
3590.17.2.132

You might also like