You are on page 1of 30

BÀI TẬP PHẦN : CACBOHIDRAT (GLUXIT)

Phần 1. Tóm tắt lí thuyết


Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có CTC : Cn(H2O)m
Cacbohidrat chia làm 3 nhóm chủ yếu :
+Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân . vd: glucozơ , fuctozơ
+Đisaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit .vd : saccarozơ , mantozơ
+Polisaccarit là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit . vd : tinh bột ,
xenlulozơ .
I. GLUCOZƠ
1.Lí tính .Trong máu người có nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1% .
2.Cấu tạo .Glucozơ có CTPT : C6H12O6
Glucozơ có CTCT : CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O hoặc CH2OH[CHOH]4CHO .
Glucozơ là hợp chất tạp chức
Trong thực tế Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng -glucozơ và - glucozơ
6 6 6
CH2OH CH2OH CH2OH
5 H
O 5 5
H H H O O OH
O H
4 OH H 1 4 OH H C 4 1
OH H
1 H
OH OH OH H
3 2 3 2 OH
3 2
H OH H OH H OH
-glucozơ glucozơ -glucozơ
3. Hóa tính . Glucozơ có tính chất andehit và ancol đa chức ( poliancol ) .
II. FRUCTOZƠ:
- CTCT mạch hở:
CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH
- Fructozơ là đồng phân của glucozơ, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở vị trí C 2 (là xeton) và năm nhóm – OH ở
năm nguyên tử cacbon còn lại (là poliancol): CH2OH[CHOH]3COCH2OH.
Cùng với dạng mạch hở fructozơ có thể tồn tại ở dạng mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh

H 1
O H CH2OH H
OH H O
O O
H OH 5 2 H OH 5
2 H OH 5 2

4 CH2OH OH 3 4 CH2OH
HOCH2 3 4 CH2OH HOCH2 3
H 6 OH H 6
1 OH H 6 1 OH

-fructozơ fructozơ -fructozơ

+ Tính chất ancol đa chức ( phản úng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam)

Fructozơ 
OH
 
 glucozơ
+ Trong môi trường bazơ fructozơ chuyển thành glucozơ fructozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 trong
môi trường kiềm.
III. SACCAROZƠ (đường kính)
1.CTPT: C12H22O11
2. Cấu trúc phân tử: Saccarozơ là một đisaccarit, cấu tạo bởi C1 của gốc  - glucozơ nối với C2 của gốc  -
fructozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C2). Trong phân tử không còn nhóm OH hemiaxetal, nên không có khả năng mở
vòng  không có nhóm chức CHO.
3. Tính chất hóa học. Có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thủy phân.
IV. MANTOZO
1. CTPT: C12H22O11
2. Cấu trúc phân tử: Mantozơ là đồng phân của saccarozơ, cấu tạo bởi C1 của gốc  - glucozơ nối với C4 của gốc
 - hoặc  - glucozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C4). Đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm OH hemiaxetal tự do, do
đó có thể mở vòng tạo thành nhóm anđehit (– CHO).
3. Tính chất hóa học: Có tính chất của ancol đa chức, tính chất của andehit và có phản ứng thủy phân.
V.TINH BỘT
1. Tính chất vật lí:Là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh
2. Cấu trúc phân tử:
Tinh bột thuộc loại polisaccarit, Phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích  -glucozơ liên kết với nhau có CTPT :
(C6H10O5)n Các mắt xích  -glucozơ liên kết với nhau tạo hai dạng:
-Dạnh lò xo không phân nhánh (amilozơ).
-Dạng lò xo phân nhánh (amilopectin).

___________________________________________________________________________________
Tinh bột ( trong các hạt ngũ cốc , các loại củ )
Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng
VI. XENLULOZƠ
1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên.
-Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, nhưng tan trong nước Svayde
(dd thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac) .
-Bông nõn có gần 98% xenlulozơ
2. Cấu trúc phân tử:
- Xenlulozô là một polisaccarit, phân tử gồm nhieàu goác β-glucozô lieân keát vôùi nhau thành mạch kéo dài
- CTPT : (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
- Có cấu tạo mạch không phân nhánh .
 Tóm tắt tính chất hóa học

Cacbohiđrat
Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Mantozơ Tinh bột Xenlulozơ
Tính chất

T/c của anđehit Ag↓


+ - + - -
+ [Ag(NH3)2]OH

+ Cu(OH)2/OH-,to Cu2O↓đỏ gạch + - + - -

T/c riêng của Metyl


Metyl glucozit
–OH hemiaxetal - - glucozit - -
+ CH3OH/HCl
T/c của poliancol
dd màu xanh dd màu xanh dd màu xanh dd màu
+ Cu(OH)2, to - -
lam lam lam xanh lam
thường
T/c của ancol Xenlulozơ
(P/ư este hoá) + + + + +
triaxetat
+ (CH3CO)2O

Xenlulozơ
+ + + + +
trinitrat
+ HNO3/H2SO4
P/ư thuỷ phân Glucozơ +
- - Glucozơ Glucozơ Glucozơ
+ H2O/H+ Fructozơ

P/ư màu màu xanh


- - - - -
+ I2 đặc trưng

(+) có phản ứng, không yêu cầu viết sản phẩm; (-) không có phản ứng.
(*) phản ứng trong môi trường kiềm.
1.1. Khái niệm
Câu 1. Trong phân tử cacohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức
A. ancol. B. axit cacboxylic. C. anđehit. D. amin.
Câu 2. Tinh bột và xenlulozơ là
A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. đồng đẳng. D. Polisaccarit.
Câu 3. Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có:
A. nhóm thuộc chức (=C=O). B. nhóm (-OH).
C. nhóm (-COOH). D. nhóm chức (-CHO).
Câu 4. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m. Chất nào sau đây
thuộc loại cacbohiđrat?
A. Triolein. B. Glixerol. C. Xenlulozơ. D. Vinyl axetat.
Câu 5. Chất nào sau đây không thuộc loại cacbohiđrat là
A. glyxin. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. xenlulozơ
Câu 6. Các phân tử cacbohiđrat như glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều có chứa nhóm chức của
A. este. B. axit cacboxylic. C. anđehit. D. ancol.

___________________________________________________________________________________
Câu 7. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là
A. Cn(H2O)m B. CnH2O C. CxHyOz D. R(OH)x(CHO)y
Câu 8. Cho các chất sau: (1) glucozơ, (2) fructozơ, (3) saccarozơ, (4) etylen glicol, (5) tristearin. Số chất thuộc loại
saccarit là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 9. Fuctozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fuctozơ là
A. C12H22O11. B. (C6H10O5)n. C. C6H12O6. D. C2H4O2.
Câu 10. Các chất đồng phân với nhau là
A. glucozơ và fructozơ. B. tinh bột và xenlulozơ.
C. saccarozơ và glucozơ. D. saccarozơ và fructozơ.
Câu 11. Tiến hành thí nghiệm đun nóng glucozơ với bột CuO dư để phân tích định tính các nguyên tố thành phần. Dung
dịch chất nào được dùng để nhận ra sản phẩm có khí CO2, qua đó chứng tỏ glucozơ có chứa nguyên tố C?
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. BaCl2. D. H2SO4.
Câu 12. Tiến hành thí nghiệm đun nóng glucozơ với bột CuO dư để phân tích định tính các nguyên tố thành phần. Chất
rắn khan nào thường được dùng để nhận ra sản phẩm có hơi nước, qua đó chứng tỏ glucozơ có chứa nguyên tố H?
A. CaO. B. NaOH. C. CuSO4. D. P2O5.
Câu 13. Chất nào sau đây là đisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Amilozơ.
Câu 14. Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 15. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 16. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột. B. mantozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ.
2. Tính chất vật lý
Câu 1. Bệnh nhân suy nhược phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào
sau đây?
A. Saccarozơ B. Fructozơ C. Mantozơ D. Glucozơ
Câu 2. Ở trạng thái sinh lí bình thường, glucozơ trong máu người chiếm một tỉ lệ không đổi là:
A. 1,0 % B. 0,01 % C. 0,1 % D. 10 %
Câu 3. Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. Tinh bột
Câu 4. Cacbohiđrat nào sau đây có nhiều trong quả nho chín; trong máu người khoẻ mạnh có một lượng nhỏ chất này với
nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%?
A. glucozơ. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. sobitol.
Câu 5. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong
dịch truyền có tác dụng trên là
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Mantozơ.
Câu 6. Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?
A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
C. Còn có tên gọi lag đường nho.
D. Có 0,1% trong máu người.
Câu 7. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Khi đi thăm
người bệnh, nên chọn loại hoa quả nào dưới đây có chứa nhiều loại đường mà người bệnh dễ hấp thụ nhất ?
A. Nho. B. Cam. C. Táo. D. Mía.
Câu 8. Trong cơ thể người, glucozơ được vận chuyển từ đường máu đến các tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt
động. Chất E sinh ra ở tuyến tụy sẽ giúp duy trì lượng glucozơ trong máu ổn định ở giá trị khoảng 0,1%. Theo bạn, chất E

A. nicotin. B. insulin. C. triolein. D. aspirin.
Câu 9. Mật ong ẩn chứa một kho báu có giá trị dinh dưỡng và dược liệu quý với thành phần chứa khoảng 80%
cacbohiđrat, còn lại là nước và khoáng chất. Cacbohiđrat có hàm lượng nhiều nhất (chiếm tới 40%) và làm cho mật ong
có vị ngọt sắc là
A. glucozơ. B. fructozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây đúng về độ ngọt của glucozơ và fructozơ so với đường mía?
A. Cả hai đều ngọt hơn. B. Cả hai đều kém ngọt hơn.
C. Glucozơ kém hơn, còn fructozơ ngọt hơn. D. Glucozơ ngọt hơn, còn fructozơ kém ngọt hơn.
Câu 11. Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là
A. đường phèn. B. mật mía C. mật ong D. đường kính
Câu 12. Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của
saccarozơ là

___________________________________________________________________________________
A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. C2H4O2.
Câu 13. X là chất rắn kết tinh, không màu, có vị ngọt, tan tốt trong nước, là loại đường phổ biến nhất, có nhiều nhất trong
cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. X có tên gọi là
A. glucozơ B. tinh bột. C. xenlulozơ D. saccarozơ
Câu 14. Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây ?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ.
Câu 15. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở thể lỏng?
A. Fructozơ. B. Triolein. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 16. Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 17. Trên thế giới, mía là loại cây được trồng với diện tích rất lớn. Mía là nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho sản xuất
đường (còn lại từ củ cải đường):

Cacbohiđrat trong đường mía thuộc loại


A. monosaccarit. B. polisaccarit. C. đisaccarit. D. lipit.
Câu 18. Chất T có các đặc điểm: (1) thuộc loại monosaccarit; (2) có nhiều trong quả nho chín; (3) tác dụng với nước
brom; (4) có phản ứng tráng bạc. Chất T là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ.
Câu 19. Saccarozơ không có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây ?
A. Củ cải đường B. Hoa thốt nốt C. Cây mía D. Mật ong
Câu 20. Cho các chất sau: Glucozơ (1); Fructozơ (2); Saccarozơ (3). Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ ngọt là
A. (1) < (3) < (2). B. (2) < (3) < (1). C. (3) < (1) < (2). D. (3) < (2) < (1).
Câu 21. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ ngọt của các cacbohiđrat là
A. glucozơ < saccarozơ < mantozơ < fructozơ. B. glucozơ < mantozơ < saccarozơ < fructozơ.
C. mantozơ < glucozơ < saccarozơ < fructozơ. D. saccarozơ < glucozơ < mantozơ < fructozơ.
Câu 22. Ở động vật, tinh bột được dự trữ dưới dạng glicogen ở trong:
A. Dạ dày B. Máu C. Gan D. Ruột
Câu 23. Trong tinh bột chứa khoảng 20% phần có khả năng tan trong nước, đó là:
A. amilopectin. B. amilozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.
Câu 24. Chất nào dưới đây không có nguồn gốc từ xenlulozơ ?
A. Amilozơ. B. Tơ visco. C. Sợi bông. D. Tơ axetat.
Câu 25. Chất nào sau đây có nhiều trong bông nõn?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 26. Saccarit nào sau đây chiếm thành phần chính trong các loại hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
2.1. Cấu tạo của monosaccarit
Câu 1. Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6.
Câu 2. Glucozơ là một hợp chất:
A. đa chức B. Monosaccarit C. Đisaccarit D. đơn chức
Câu 3. Fuctozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fuctozơ là
A. C6H12O6. B. C2H4O2. C. C12H22O11. D. (C6H10O5)n.
Câu 4. Glucozơ và fructozơ là:
A. Đisaccarit. B. Đồng đẳng. C. Andehit và xeton. D. Đồng phân.
Câu 5. Cấu tạo mạch hở của phân tử glucozơ khác cấu tạo mạch hở của phân tử fructozơ là:
A. phân tử glucozơ có nhóm xeton. B. phân tử glucozơ có cấu tạo mạch nhánh.
C. phân tử glucozơ có 4 nhóm OH. D. phân tử glucozơ có một nhóm anđehit.
Câu 6. Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ phân tử glucozơ có mạch gồm 6 nguyên tử cacbon không phân nhánh?
A. Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan. B. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
C. Tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic. D. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
Câu 7. Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức ?
A. Phản ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.
B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu
C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu
___________________________________________________________________________________
D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. B. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
C. Glucozơ gây ra vị ngọt sắc của mật ong. D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 9. Khi nói về glucozơ, điều nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng (α, β) và không thể chuyển hoá lẫn nhau.
B. Glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử có cấu tạo của ancol đa chức và andehit đơn chức.
C. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam.
D. Glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, to cho phản ứng tráng gương.
Câu 10. Phản ứng hoá học nào sau đây dùng để chứng minh trong cấu tạo glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl liền kề ?
A. Cho glucozơ tác dụng với Na thấy giải phóng H2.
B. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường.
C. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng.
D. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với AgNO3/NH3.
Câu 11. Có thể chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH đứng kề nhau bằng cách cho dung dịch glucozơ tác
dụng với
A. Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường). B. Br2 (dung dịch).
C. H2 (xúc tác Ni, to). D. AgNO3 (trong dung dịch NH3, to).
Câu 12. Để xác định trong phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH người ta thường tiến hành:
A. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Na dư, từ lượng khí H2 sinh ra để xác định số nhóm –OH.
B. Tiến hành phản ứng este hóa glucozơ, xác định có 5 gốc axit trong một phân tử sản phẩm este hóa:
C. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
D. Tiến hành khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
Câu 13. Có thể chứng minh phân tử glucozơ ở dạng mạch hở có nhóm –CHO bằng cách cho dung dịch glucozơ tác dụng
với A. Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường). B. Br2 (dung dịch).
C. H2 (xúc tác Ni, to). D. AgNO3 (trong dung dịch NH3, to).
Câu 14. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng
sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3. B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2/NaOH đun nóng.
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim. D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, to.
Câu 15. Dữ kiện nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH ở vị trí kề
nhau.
B. Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan, chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử cacbon tạo thành một mạch dài không phân
nhánh.
C. Trong phân tử glucozơ có nhóm -OH có thể phản ứng với nhóm -CHO cho các dạng cấu tạo vòng.
D. Glucozơ có phản ứng tráng bạc, do phân tử glucozơ có nhóm -CHO.
Câu 16. Cho các đặc điểm sau: (1) mạch cacbon không phân nhánh, (2) phân tử có 5 nhóm OH, (3) thuộc loại
monosaccarit, (4) có một nhóm chức anđehit.
Số đặc điểm đúng với cả phân tử glucozơ và fructozơ ở dạng mạch hở là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 17. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất này
có thể lên men rượu. Chất đó là
A. axit axetic. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 18. Chất X có các đặc điểm sau: Phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân
tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là
A. Saccarozo B. Mantozo C. Glucozo D. Tinh bột
2.2. Tính chất hóa học của monosaccarit
Câu 1. Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 2. Chất tham gia phản ứng tráng gương là:
A. Glixerol B. etyl amin C. Saccarozo D. Fructozo
Câu 3. Khi đun nóng glucozơ trong dung dịch chứa lượng dư AgNO3 và NH3, thu được hợp chất hữu cơ là
A. axit gluconic. B. saccarozơ. C. sobitol. D. amoni gluconat.
Câu 4. Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH. C. HCHO. D. HCOOH.
Câu 5. Các chất: glucozơ (C6H12O6), fomanđehit (HCH=O), axetanđehit (CH3CHO), metyl fomat (H-COOCH3), phân tử
đều có nhóm -CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng:
A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. C6H12O6 D. HCHO
Câu 6. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Glucozơ, axit fomic, axetanđehit. B. Fructozơ, glixerol, anđehit axetic

___________________________________________________________________________________
C. Glucozơ, glixerol, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ
Câu 7. Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham
gia phản ứng tráng bạc là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 8. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thực hiện phản ứng hoá học nào sau đây để tráng bạc ?
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 9. Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy
X là A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Tinh bột
Câu 10. Trong phản ứng nào sau đây glucozơ chỉ thể hiện tính oxi hóa?
A. Tham gia phản ứng tráng bạc, tạo thành amoni gluconic. B. Cộng hiđro, tạo thành sobitol.
C. Tác dụng với Cu(OH)2, tạo thành dung dịch màu xanh lam. D. Lên men, tạo thành etanol và cacbon đioxit.
Câu 11. Sobitol là sản phẩm của phản ứng ?
A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong ammoniac. B. Khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
C. Lên men ancol etylic với xúc tác men giấm. D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 12. Khi sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tới phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm hữu
cơ là A. sobitol. B. fructozơ. C. axit gluconic. D. glixerol.
Câu 13. Glucozơ có tính oxi hóa khi phản ứng với
A. [Ag(NH3)2]OH B. Cu(OH)2 C. H2 (Ni, t0) D. dung dịch Br2
Câu 14. Cho các chất: (1) glucozơ, (2) triolein, (3) axit oleic, (4) axetanđehit. Ở điều kiện thích hợp, số chất có khả năng
tham gia phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni) là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 15. Dẫn khí H2 vào dung dịch chất nào sau đây (có mặt xúc tác Ni, đun nóng), thu được sobitol?
A. glixerol. B. saccarozơ. C. triolein. D. glucozơ.
Câu 16. Chất nào sau đây phản ứng được với cả Na, Cu(OH)2/NaOH và AgNO3/NH3?
A. glixerol B. glucozơ C. saccarozơ D. anđehit axetic
Câu 17. Glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ glucozơ
A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. B. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.
C. chỉ thể hiện tính khử. D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
Câu 18. Chất T trong dung dịch có khả năng tác dụng với các chất: (1) H2 (xúc tác Ni, to), (2) AgNO3 (trong dung dịch
NH3, to). Chất nào sau đây phù hợp với T?
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Axit gluconic. D. Sobitol.
Câu 19. Thực hiện các phản ứng sau:
(1) HOCH2(CHOH)4CHO + AgNO3   HOCH2(CHOH)4COOH + 2Ag.
NH3
to

(2) HOCH2(CHOH)4CHO + Br2 + H2O t


 HOCH2(CHOH)4COOH + 2HBr.
(3) HOCH2(CHOH)4CHO + H2  Ni
to
 HOCH2(CHOH)4CH2OH.
Enzim
(4) HOCH2(CHOH)4CHO to
 2C2H5OH + 2CO2.
Phản ứng trong đó glucozơ chỉ thể hiện tính khử là
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (4).
Câu 20. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho glucozơ tác dụng với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, to)
(b) Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo thành sobitol.
(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch amoni gluconat.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 21. Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?
A. Cho glucozơ tác dụng với nước brom. B. Phản ứng tráng gương glucozơ.
C. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH tạo ra Cu2O D. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, to).
Câu 22. Cho các tác nhân phản ứng và các điều kiện tương ứng:
(1) H2 (xúc tác Ni, to), (2) AgNO3 (trong dung dịch NH3, to), (3) Cu(OH)2, (4) (CH3CO)2O (piriđin), (5) Br2 (trong nước).
Số tác nhân có phản ứng với dung dịch glucozơ ở các điều kiện trên là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 23. Glucozơ có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau dây?
A. H2 (Ni, to); Cu(OH)2 ; AgNO3/NH3; H2O (H+, to)
B. AgNO3/NH3; Cu(OH)2; H2 (Ni, to); (CH3CO)2O (H2SO4 đặc, to)
C. H2 (Ni, to); AgNO3/NH3; NaOH; Cu(OH)2
D. H2 (Ni, to); AgNO3/NH3; Na2CO3; Cu(OH)2

___________________________________________________________________________________
Câu 24. Glucozơ được điều chế từ saccarozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Để tiến hành thí nghiệm tráng bạc
của glucozơ người ta thực hiện các bước như sau: (1) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm; (2) Nhỏ từ từ
dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hòa tan hết ; (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 -700C trong vài phút; (4) Cho 1 ml
AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thứ tự tiến hành đúng là
A. (1), (2), (3), (4). B. (4), (2), (1), (3). C. (1), (4), (2), (3). D. (4), (2), (3), (1).
Câu 25. Glucozơ và fructozơ đều
A. làm mất màu nước brom. B. có phản ứng tráng bạc.
C. thuộc loại đisaccarit. D. có nhóm chức –CH=O trong phân tử.
Câu 26. Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường B. H2 (xúc tác Ni, to)
C. nước Br2 D. dung dịch AgNO3/NH3, to
Câu 27. Cho các tính chất sau: (1) tác dụng với nước brom, (2) có phản ứng tráng bạc, (3) hòa tan Cu(OH)2 thành dung
dịch xanh lam, (4) tác dụng với H2 (Ni, to).
Số tính chất đúng với cả dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai? Glucozơ và fructozơ đều
A. làm mất màu nước brom. B. có phản ứng tráng bạc.
C. thuộc loại monosaccarit. D. có tính chất của ancol đa chức.
Câu 29. Glucozơ và fructozơ
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2
B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
Câu 30. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ và fructozơ là hai chất đồng phân với nhau
B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2/NaOH, to.
C. Cacbohiđrat còn có tên là gluxit.
D. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương vì có nhóm -CHO trong phân tử.
Câu 31. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và fructozơ đều tồn tại chủ yếu ở dạng vòng.
(b) Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Glucozơ là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 32. Cho các phát biểu sau
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(c) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Axit gluconic thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 33. Cho các phát biểu sau
(a) Glucozơ và fructozơ đều là cacbohiđrat.
(b) Dung dịch glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
(c) Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 34. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Cho glucozơ và fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc.
B. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với hiđro sinh ra cùng một sản phẩm.
C. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo cùng một loại phức đồng.
D. Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
B. Dung dịch AgNO3/NH3 oxi hoá glucozơ thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim loại.
C. Dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng có Ni làm xúc tác, sinh ra sobitol.
D. Dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao tạo phức đồng glucozơ
[Cu(C6H11O6)2].
Câu 36. Hãy chọn các phát biểu đúng về gluxit

___________________________________________________________________________________
1) Tất cả các hợp chất có công thức thực nghiệm (công thức đơn giản nhất) là CH2O đều là gluxit
2) Khi khử hoàn toàn glucozơ (C6H12O6) thành n-hexan chứng tỏ glucozơ có mạch cacbon không phân nhánh gồm 6
nguyên tử cacbon.
3) Glucozơ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
4) Glucozơ tác dụng với lượng dư anhiđrit axetic (CH3CO3)2O thu được este chứa 5 gốc CH3COO - chứng tỏ trong phân
tử glucozơ có 5 nhóm –OH
5) Khi đốt cháy hoàn toàn glucozơ thu được số mol CO2 bằng số mol H2O;
6)Cứ 1 mol glucozơ tham gia phản ứng tráng gương cho 4 mol Ag
A. 1,2,3,4 ; B. 2,3,4,5 ; C. 1,2,4,5 ; D. 2,4,5,6
3.1. Cấu tạo của đisaccarit
Câu 1. Trong phân tử saccarozơ, gốc glucozơ liên kết với gốc fructozơ qua nguyên tử đóng vai trò cầu nối là
A. cacbon. B. hiđro. C. oxi. D. nitơ.
Câu 2. Phân tử mantozơ được cấu tạo bởi những thành phần nào ?
A. Một gốc glucozơ và một gốc fructozơ. B. Hai gốc fructozơ ở dạng mạch vòng.
C. Hai gốc glucozơ ở dạng mạch vòng. D. Nhiều gốc glucozơ.
Câu 3. Đặc điểm sau đây không đúng với phân tử saccarozzơ?
A. Có nhiều nhóm OH. B. Có chứa hai gốc glucozơ.
C. Có liên kết glicozit. D. Có công thức được viết là C12(H2O)11.
Câu 4. Liên kết α-C1-O-C4 trong phân tử mantozơ được gọi là liên kết:
A. α-4,1-glicozit. B. α-1,4-glicozit. C. α-4-O-1-glicozit. D. α-1-O-4-glicozit.
3.2. Tinh chất đisaccarit
Câu 1. Khi nghiên cứu cacbohiđrat X ta nhận thấy:
- X không tráng gương.
- X thuỷ phân hoàn toàn trong nước được hai sản phẩm.
Vậy X là A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.

Câu 2. Chất X là một cacbohiđrat có phản ứng thuỷ phân: X + H2O 2Y


X có tên là:
A. glucozơ B. fructozơ C. saccarozơ D. mantozơ
Câu 3. Trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, axetalđehit, axeton, có bao nhiêu chất có
thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4. Trong dung dịch, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. glucozơ. B. axit axetic. C. ancol etylic. D. saccarozơ.
Câu 5. Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc ?
A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Mantozơ.
Câu 6. Các dung dịch glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, to). B. tráng bạc. C. với Cu(OH)2. D. thủy phân.
Câu 7. Thủy phân hoàn toàn một saccarit thu được sản phẩm có chứa fructozo, saccarit đó là:
A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ.
Câu 8. Saccarozơ bị than hoá khi gặp H2SO4 đặc theo phản ứng:
C12H22O11 + H2SO4 → SO2↑ + CO2↑ + H2O
Tổng các hệ số cân bằng (tối giản) của phương trình phản ứng trên là
A. 57. B. 85. C. 96. D. 100.
Câu 9. Trong các chất sau : Cu(OH)2, Ag2O(AgNO3)/NH3, (CH3CO)2O, dung dịch NaOH. Số chất tác dụng được với
Mantozơ là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Mantozơ có khả năng tham gia bao nhiêu phản ứng trong các phản ứng sau: thuỷ phân, tráng bạc, tác dụng với
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng, tác dụng với nước brom.
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
ID: 91845
Câu 11. Cho các tính chất sau: (1) có vị ngọt, (2) dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) bị thủy phân trong môi
trường axit, (5) hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Số tính chất đúng với saccarozơ là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 12. Cho dãy các chất: (1) H2 (Ni, to); (2) Cu(OH)2; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) (CH3CO)2O/H2SO4 đặc; (5) CH3OH/HCl;
(6) dung dịch H2SO4 loãng, to. Mantozơ có thể tác dụng với bao nhiêu chất trong dãy trên ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 13. Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản
ứng tráng gương. Đó là do:

___________________________________________________________________________________
A. Đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng. B. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ. C.
Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ. D. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành fructozơ.
Câu 14. Cacbohiđrat X có phản ứng tráng gương. Đun nóng a mol X trong dung dịch HCl loãng dư để các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Trung hoà axit còn dư, sau đó cho AgNO3 dư trong NH3 vào Y, đồng thời đun nóng,
sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 4a mol Ag. X có thể là cacbohiđrat nào sau đây ?
A. Xenlulozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. B. Glucozơ và
fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, to) cho poliancol. C. Glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng
gương. D. Saccarozơ và fructozơ đều không bị oxi hoá bởi dung dịch Br2.
Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Saccarozơ là nguyên liệu trong công nghiệp tráng gương vì dung dịch saccarozơ khử được phức bạc amoniac.
B. Khử tạp chất có trong nước đường bằng vôi sữa. C. Saccarozơ là thực phẩm quan trọng
của con người, làm nguyên liệu trong công nghiệp dược, thực phẩm, tráng gương, phích. D. Tẩy màu của nước đường
bằng khí SO2 hay NaHSO3.
Câu 17. Cho một số đặc điểm và tính chất của saccarozơ:
(1) là polisaccarit. (2) là chất kết tinh, không màu. (3) khi thủy phân tạo thành glucozơ.
(4) tham gia phản ứng tráng bạc. (5) phản ứng được với Cu(OH)2.
Số nhận định đúng là:
A. (2), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (5).
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ không làm mất màu nước brom.
(b) Saccarozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) tạo thành sobitol.
(c) Thủy phân saccarozơ thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo.
(d) Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Cho các phát biểu sau
(a) Ở điều kiện thường, saccarozơ đều là chất rắn, dễ tan trong nước.
(b) Sacarozơ bị hóa đen khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
4.1. Cấu tạo của polisaccarit
Câu 1. Dãy gồm các chất nào sau đây chỉ được cấu tạo bởi các gốc α -glucozơ ?
A. Saccarozơ và mantozơ B. Mantozơ và xenlulozơ
C. Tinh bột và mantozơ D. Tinh bột và xenlulozơ
Câu 2. Phân tử tinh bột và xenlulozơ có cùng đặc điểm nào sau đây?
A. Thành phần gồm nhiều gốc α-glucozơ. B. Cấu trúc dạng xoắn lò xo có lỗ rỗng.
C. Tạo ra từ quá trình quang hợp. D. Là đồng phân cấu tạo của nhau.
Câu 3. Kiểu liên kết giữa các gốc glucozơ trong mạch amilozơ là
A. β-1,6-Glicozit. B. α-1,6-Glicozit. C. β-1,4-Glicozit. D. α-1,4-Glicozit.
Câu 4. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc:
A. α-glucozơ B. α-fructozơ C. β-glucozơ D. β-fructozơ
Câu 5. Xenlulozo được cấu tạo bởi các gốc β -glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết β-1,4 glicozit có công thức cấu tạo
là:
A. [C6H5O3(OH)3]n B. [C6H5O2(OH)3]n C. [C6H7O2(OH)3]n D. [C6H8O2(OH)3]n
Câu 6. Nhận định nào sau đây là sai về cấu tạo phân tử xenlulozơ?
A. Mỗi mắt xích C6H10O5 trong phân tử có ba nhóm OH.
B. Phân tử được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ.
C. Liên kết giữa các gốc glucozơ là gọi là β-1,4-glicozit.
D. Có cấu trúc mạch phân tử phân nhánh.
Câu 7. Điểm giống nhau giữa các phân tử amilozơ và amilopectin của tinh bột là
A. có phân tử khối trung bình bằng nhau. B. đều có chứa gốc α-glucozơ.
C. có hệ số polime hóa bằng nhau. D. có cấu trúc mạch đều phân nhánh.
Câu 8. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A. Tinh bột và xenlulozơ B. Axit axetic và metyl fomat
C. Ancol etylic và đimetyl ete D. Glucozơ và fructozơ
Câu 9. Cho các đặc điểm sau: (1) thuộc loại polisaccarit, (2) chứa nhiều liên kết glicozit, (3) có cấu trúc mạch không
phân nhánh, (4) chỉ chứa gốc glucozơ. Số đặc điểm đúng với cả phân tử amilozơ và xenlulozơ là

___________________________________________________________________________________
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 10. Cho các đặc điểm, tính chất sau: (1) phân tử gồm nhiều gốc α-glucozơ, (2) bị thủy phân hoàn toàn tạo thành
glucozơ, (3) tạo thành từ quá trình quang hợp của cây xanh, (4) là polime thiên nhiên.
Số tính chất, đặc điểm là chung với cả tinh bột và xenlulozơ là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 11. Cho các đặc điểm, tính chất: (1) chất rắn màu trắng, vô định hình, (2) có phản ứng tráng bạc, (3) gồm hai thành
phần là amilozơ và amilopectin, (4) thủy phân hoàn toàn thu được glucozơ, (5) phân tử chứa gốc β-glucozơ.
Đặc điểm, tính chất không đúng với tinh bột là
A. (1) và (3). B. (2) và (5). C. (3) và (4). D. (1) và (4).
Câu 12. Cho các đặc điểm sau: (1) chứa liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit, (2) có cấu trúc mạch phân nhánh, (3) chỉ
chứa gốc α-glucozơ, (4) cấu trúc xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
Số đặc điểm đúng với cấu tạo phân tử amilopectin là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Cho các đặc điểm sau: (1) chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit, (2) có cấu trúc mạch không phân nhánh, (3) chỉ chứa
gốc α-glucozơ, (4) cấu trúc xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
Số đặc điểm đúng với cấu tạo phân tử amilozơ là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 14. Một loại tinh bột có khối lượng mol phân tử là 29160 đvC, số mắt xích C6H10O5 có trong phân tử tinh bột đó là:
A. 162 B. 180 C. 126 D. 108
Câu 15. Phân tử khối của xenlulozơ vào khoảng 1.000.000 – 2.400.000. Hãy tính gần đúng khoảng biến đổi chiều dài
mạch xenlulozơ (theo đơn vị mét). Biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5A0 (cho biết 1A0 = 10-10m).
A. 3,0864.10-6m đến 7,4074.10-6m. B. 3,8064.10-6m đến 6,4074.10-6m.
C. 3,0864.10 m đến 7,4074.10 m.
-7 -7
D. 3,0864.10-6m đến 7,4074.10-7m.
Câu 16. Một đoạn mạch xenlulozơ có khối lượng là 48,6 mg. Số mắt xích glucozơ (C6H10O5) có trong đoạn mạch đó là:
A. 1,626.1023. B. 1,807.1023. C. 1,626.1020. D. 1,807.1020.
Câu 17. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong
xenlulozơ nêu trên là :
A. 28000 B. 30000 C. 35000 D. 25000
Câu 18. Phân tử xenlulozơ được coi là một polime tạo thành từ các mắt xích là các gốc β-glucozơ. Một đoạn mạch
xenlulozơ có phân tử khối là 1944000 chứa bao nhiêu mắt xích?
A. 15000. B. 10800. C. 13000. D. 12000.
4.2. Tính chất của tinh bột
Câu 1. Ở điều kiện thường, để nhận biết iot trong dung dịch, người ta nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột vào dung dịch iot
thì thấy xuất hiện màu
A. xanh tím. B. nâu đỏ. C. vàng. D. hồng.
Câu 2. Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng
với Iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau:
A. (1), (3) B. (2), (3) C. (1), (2), (3) D. (1), (2)
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun
nóng, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Glucozơ, axit gluconic. B. Glucozơ, amoni gluconat.
C. Saccarozơ, glucozơ. D. Fructozơ, amoni gluconat.
Câu 4. Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo, thu được ancol nào?
A. Etylen glicol. B. Metanol. C. Etanol. D. Glixerol.
Câu 5. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ ta thu được sản phẩm là
A. fructozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. axit glucomic.
Câu 6. Sản phẩm cuối cùng của sự thủy phân tinh bột trong cơ thể người là?
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Glicogen D. CO2 và H2O
Câu 7. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí
H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là
A. glucozơ, saccarozơ B. glucozơ, sobitol C. glucozơ, fructozơ D. glucozơ, etanol
Câu 8. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X có khả năng tham gia
phan ứng tráng bạc. Tên gọi của X là:
A. fructozơ. B. ancol etylic. C. glucozơ. D. saccarozơ.
Câu 9. Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây?
A. Đextrin. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tinh bột có trong tế bào thực vật. B. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh.
C. Thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột là iot. D. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên.
Câu 11. Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là:
A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ.

___________________________________________________________________________________
Câu 12. Y là một polisaccarit chiếm khoảng 70–80% khối lượng của tinh bột, phân tử có cấu trúc mạch cacbon phân
nhánh và xoắn lại thành hình lò xo. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi
của Y là
A. glucozơ. B. amilozơ. C. amilopectin. D. saccarozơ.
Câu 13. Tinh bột là sản phẩm quang hóa của cây xanh và được dự trữ trong các loại hạt, củ, quả… Trong các loại nông
sản: hạt gạo, hạt lúa mạch, củ khoai lang, củ sắn, loại nào có chứa hàm lượng tinh bột cao nhất?
A. Hạt lúa mạch. B. Hạt gạo. C. Củ khoai lang. D. Củ sắn.
Câu 14. Cây xanh là lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển. Trong quá trình quang
hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2, đồng thời tạo ra một loại hợp chất hữu cơ thiết yếu cho con người, đó

A. etse. B. cacbohiđrat. C. chất béo. D. ancol.
Câu 15. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất E. Cho E tác dụng với AgNO3 dư
(trong dung dịch NH3, to), thu được chất T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl, thu được chất hữu cơ G. Phát biểu nào sau
đây là sai?
A. Cho E tác dụng với nước brom thu được G.
B. Cho T vào dung dịch natri hiđroxit, thu được glucozơ.
C. Dung dịch E hòa tan đồng (II) hiđroxit tạo thành màu xanh lam.
D. E và G đều thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 16. Cho các tính chất: (1) hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím, (2) bị thủy phân trong môi trường axit, (3) tan trong nước
lạnh, (4) bị trương phồng trong nước nóng, (5) có phản ứng tráng bạc.
Số tính chất đúng với tinh bột là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 17. Cho một số tính chất: là chất kết rắn vô định hình (1) ; có dạng hình sợi (2) ; không tan trong nước nguội (3) ;
hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam (4) ; bị thủy phân nhờ enzim amilaza thành đextrin (5) ; có 3 nhóm OH tự do
trong mỗi mắt xích C6H10O5 (6) ; tan trong dung dịch HNO3/H2SO4 đặc (7). Các tính chất của tinh bột là
A. (2), (3), (5) và (7). B. (2), (4), (5) và (6). C. (1), (3), (5) và (7). D. (1), (3), (6) và (7).
4.3. Tính chất của xenlulozơ
Câu 1. Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ.
Câu 2. Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng?
A. dung dịch glucozơ B. dung dịch saccarozơ
C. dung dịch axit fomic D. Xenlulozơ
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Mantozơ. D. Fructozơ
Câu 4. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ, thu được monosaccarit X. oxi hóa X bằng Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH đun
nóng, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là
A. fructozơ, sobitol. B. glucozơ, axit gluconic.
C. glucozơ, natri gluconat. D. saccarozơ, glucozơ.
Câu 5. Tính chất, đặc điểm nào sau đây là sai về xenlulozơ?
A. Là thành phần chính của bông nõn, với gần 98% khối lượng.
B. Là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có vị ngọt.
C. Tan nhiều trong dung môi nước và etanol.
D. Là nguyên liệu sản xuất tơ visco và tơ axeat.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ như etanol, ete, benzen.
B. Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β–glucozơ tạo nên.
C. Xenlulozơ là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
D. Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.
Câu 7. Giải thích nào sau đây là không đúng?
A. Rót H2SO4 đặc vào vải sợi bông, vải bị đen và thủng ngay là do phản ứng:
C6n  H2O 5n   6nC  5nH2O
2 H SO
4 ñaëc

B. Tinh bột có phản ứng màu với I2 vì có cấu trúc mạch không phân nhánh.
C. Rót HCl đặc vào vải sợi bông, vải mủn dần rồi mới bục ra là do phản ứng:
 C6H10O5 n  nH2O 
HCl
nC6H12O6
D. Tinh bột và xenlulozơ không thể hiện tính khử vì trong phân tử hầu như không có nhóm -OH hemiaxetal tự do.
Câu 8. Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (
xúc tác axit sunfuric đặc ) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính
chất của xenlulozơ là:
A. (2), (3), (4) và (5). B. (1), (2), (3) và (6). C. (1), (3), (4) và (6). D. (1), (3), (4) và (5).
4.4. Tính chất chung của poli saccarit
___________________________________________________________________________________
Câu 1. Khi thủy phân hoàn toàn chất nào sau đây trong môi trường axit, ngoài thu được glucozơ còn thu được fructozơ?
A. xenlulozơ B. saccarozơ C. tinh bột D. isoamyl fomat
Câu 2. Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh. Chất X là:
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Fructozơ.
Câu 3. Có các chất sau: (1) tinh bột; (2) xenlulozơ; (3) saccarozơ; (4) fructozơ. Khi thủy phân những chất trên thì những
chất nào chỉ tạo thành glucozơ?
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (3), (4).
Câu 4. Tinh bột và xenlulozơ có cùng tính chất nào sau đây?
A. Tan nhiều trong nước. B. Thủy phân hoàn toàn tạo thành glucozơ.
C. Hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím. D. Có phản ứng tráng bạc.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tất cả cacbohiđrat chứa liên kết glicozit đều bị thủy phân.
B. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.
C. Phân tử xenlulozơ gồm nhiều mắt xích α-glucozơ.
D. Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại polisaccarrit.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(1) Amilozơ và amilopectin là hai thành phần của tinh bột.
(2) Xenlulozơ và tinh bột có cùng công thức phân tử.
(3) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất thuốc súng không khói.
(4) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ tạo thành glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
Câu 8. Cho các nhận định sau: (1) polisaccarit là chất khử, (2) số mol CO2 tạo thành bằng số mol O2 phản ứng, (3) sản
phẩm phản ứng giống nhau, (4) số mol gốc glucozơ trong polisaccarit bằng số mol CO2 trừ số mol H2O.
Số nhận định đúng khi so sánh hai quá trình đốt cháy hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9. Cho các nhận định sau: (1) liên kết glicozit bị phá vỡ, (2) sử dụng xúc tác axit vô cơ, (3) sản phẩm phản ứng giống
nhau, (4) khối lượng sản phẩm bằng nhau.
Số nhận định đúng khi so sánh hai quá trình thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ (với khối lượng bằng nhau) là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
5.1. Tính chất hóa học chung của cacbohiđrat
Câu 1. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protein. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ.
Câu 2. Từ chất nào sau đây không thể điều chế trực tiếp được ancol etylic?
A. glucozơ B. etyl axetat C. etilen D. tinh bột
Câu 3. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.
Câu 4. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là:
A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. amoni gluconat.
Câu 5. Cacbohiđrat X bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng và dung dịch chứa X hòa tan được Cu(OH) 2. Vậy X là
A. saccarozơ B. tinh bột C. fructozơ D. glucozơ
Câu 6. Chất E trong dung dịch có các tính chất: (1) hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, (2) bị thuỷ phân
khi có mặt axit vô cơ loãng. Chất nào sau đây phù hợp với E?
A. Glixerol. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 7. Hợp chất hữu cơ đóng vai trò chất khử trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Cho triolein tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to).
B. Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ.
C. Cho glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, to.
D. Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH dư, to.
Câu 8. Hợp chất hữu cơ đóng vai trò chất oxi hóa trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (Ni, to).
B. Cho triolein tác dụng với dung dịch Br2.
C. Thủy phân xenlulozơ trong môi trường axit.
D. Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch fructozơ.
Câu 9. Khi đun nóng, trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng cộng?
A. Cho xenlulozơ vào dung dịch HNO3 đặc (H2SO4 đặc).

___________________________________________________________________________________
B. Cho fructozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Cho triolein vào dung dịch NaOH dư.
D. Sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (xúc tác Ni).
Câu 10. Dãy gồm các chất tham gia phản ứng thuỷ phân (trong điều kiện thích hợp) là
A. protit, glucozơ, sáp ong, mantozơ. B. polistyren, tinh bột, steroit, saccarozơ.
C. xenlulozơ, mantozơ, fructozơ. D. xenlulozơ, tinh bột, chất béo, saccarozơ.
Câu 11. Nhóm chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam?
A. glucozơ, fructozơ, xenlulozơ. B. glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
C. glucozơ, tinh bột, xenlulozơ. D. fructozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Câu 12. Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic. B. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.
C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. D. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.
Câu 13. Nhóm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là :
A. glucozơ, axit axetic, anđehit oxalic, mantozơ
B. fructozơ, axit fomic, fomanđehit, etylen glicol
C. fructozơ, axit fomic, anđehit oxalic, saccarozơ
D. glucozơ, axit fomic, anđehit oxalic, mantozơ.
Câu 14. Các chất: glucozơ, fructozơ và saccarozơ có tính chất chung là
A. Thủy phân trong môi trường axit cho monosaccarit nhỏ hơn.
B. Làm mất màu nước brom.
C. Phản ứng với AgNO3/NH3 dư cho kết tủa Ag.
D. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.
Câu 15. Dãy gồm các chất đều khử được AgNO3 (trong dung dịch NH3, đun nóng) là
A. glucozơ, fructozơ, anđehit axetic, axit fomic.
B. glixerol, sobitol, glucozơ, amoni gluconat.
C. triolein, axit oleic, glixerol, natri stearat.
D. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, axit gluconic.
Câu 16. Dãy gồm các dung dịch đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành màu xanh lam là
A. fructozơ, axit oleic, nước ép xoài chín, etyl axetat.
B. axit gluconic, glixerol, mật ong, ancol metylic.
C. glucozơ, saccarozơ, nước ép củ cải đường, sobitol.
D. hồ tinh bột, etylen glicol, nước mía, ancol etylic.
Câu 17. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với nước Br2 là
A. saccarozơ, xenlulozơ, tripanmitin, axit panmitic.
B. glucozơ, phenol (C6H5OH), triolein, axit oleic.
C. glixerol, sobitol, etylen glicol, axit gluconic.
D. etilen, axetilen, butađien, benzen.
Câu 18. Dãy gồm các đều bị thủy phân khi có axit vô cơ xúc tác là
A. tristearin, axit stearic, glucozơ, fructozơ. B. glixerol, amoni gluconat, etylen glicol, canxi cacbua.
C. sobitol, glucozơ, saccarozơ, axit gluconic. D. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, tripanmitin.
Câu 19. Chất T trong dung dịch có khả năng tác dụng với:
- H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất E.
- Nước brom, thu được chất G.
- AgNO3 (trong dung dịch NH3, to), thu được amoni gluconat.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch T hòa tan được Cu(OH)2. B. T được gọi là đường mía.
C. G là axit gluconic. D. E là sobitol.
Câu 20. Chất E trong dung dịch có các tính chất:
- Hoà tan Cu(OH)2 cho phức chất màu xanh lam.
- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit vô cơ loãng.
- Không khử được AgNO3 (trong dung dịch NH3, to).
Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của E?
A. Glixerol. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 21. Dãy các chất đều có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 nhưng không làm mất màu dung dịch nước brom là
A. glixerol, axit axetic, axit fomic, glucozơ.
B. glixerol, axit axetic, saccarozơ, fructozơ.
C. glixerol, axit axetic, anđehit fomic, mantozơ.
D. glixerol, axit axetic, etanol, fructozơ.
Câu 22. Nhận định sai là :
A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
B. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2

___________________________________________________________________________________
C. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2
D. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương
Câu 23. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau
B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
C. Fructozơ khong tham gia phản ứng tráng bạc trong dung dịch AgNO3 trong NH3
D. Saccarozơ và mantozơ không cho phản ứng thủy phân
Câu 24. Cho các hợp chất sau:
1) Glixerol 2) Lipit 3) Fructozơ
4) Saccarozơ 5) Mantozơ 6) Tinh bột 7) Xenlulozơ.
Những hợp chất cho phản ứng thủy phân tới cùng chỉ tạo glucozơ là:
A. 5, 6, 7 B. 2, 4, 5, 6, 7 C. 3, 4, 5, 6, 7 D. 1, 2, 5
Câu 25. Cho các đặc điểm, tính chất: (1) chất rắn kết tinh, không màu (2) vị ngọt, dễ tan trong nước, (3) có phản ứng
tráng bạc, (4) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, (5) đốt cháy hoàn toàn bằng O2, thu được số
mol CO2 bằng số mol H2O.
Số đặc điểm, tính chất đúng với cả glucozơ, fructozơ và saccarozơ là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 26. Cách phân biệt nào sau đây là đúng:
A. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch glixerol và glucozơ ở nhiệt độ phòng sẽ thấy dung dịch glixerol hóa màu xanh còn
dung dịch glucozơ thì không tạo thành dung dịch màu xanh.
B. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol và saccarozơ, sau đó sục khí CO2 vào mỗi dung dịch, ở dung dịch nào có kết
tủa trắng là saccarozơ, không là glixerol.
C. Để phân biệt dung dịch glucozơ và saccarozơ, ta cho chúng tráng gương, ở dung dịch nào có kết tủa sáng bóng là
glucozơ.
D. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch glixerol và saccarozơ, dung dịch nào tạo dung dịch màu xanh lam trong suốt là
glixerol.
Câu 27. Tiến hành các thí nghiệm sau :
(1) Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A.
(2) Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B.
(3) Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D.
(4) Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 80oC thu được hợp chất hữu cơ E.
Sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên là (Biết mỗi mũi tên là một phản ứng)
A. A → D → E → B. B. A → D → B → E.
C. E → B → A → D. D. D → E → B → A.
Câu 28. Hợp chất X là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối
cùng của quá trình thuỷ phân là chất Y. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất Y tạo nên chất Z có hai
loại nhóm chức hoá học. Chất Z có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Chất nào dưới đây không thể là một trong các chất
X, Y, Z ?
A. Glucozơ. B. Axit lactic. C. Tinh bột. D. Ancol etylic.
Câu 29. Từ hợp chất hợp chất E mạch hở tiến hành các phản ứng sau (hệ số trong phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol
phản ứng):
E  H 2O 
axit
t
GT
t
T  2AgNO3  3NH3  H 2O   Amoni gluconat  2Ag  2NH 4 NO3
G  Br2  H 2O 
 Axit gluconic  2HBr
G 
enzim
30 C
 2Q  2CO2 
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. E là saccarozơ. B. T là glucozơ. C. G là fructozơ. D. Q là axit axetic.
Câu 30. Từ hợp chất hợp chất E mạch hở tiến hành các phản ứng sau (hệ số trong phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol
phản ứng):
t
E  5NaOH   X  5Y
t
X  2AgNO3  3NH3  H 2O   Amoni gluconat  2Ag  2NH 4 NO3
Y  NaOH 
CaO
t
 CH 4   Na 2CO3
Biết hợp chất X có nhiều trong quả nho chín. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phân tử E chứa 5 gốc axetat. B. X là glucozơ.
C. Y là natri axetat. D. E không tham gia phản ứng tráng bạc.
5.2 Nhận biết
Câu 1. Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng

___________________________________________________________________________________
A. dung dịch I2 B. dung dịch H2SO4, t0 C. Cu(OH)2 D. dung dịch NaOH
Câu 2. Để phân biệt glucozơ và saccarozơ, người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4. C. H2/Ni, t0. D. Dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 3. Có thể phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ bằng thuốc thử là
A. H2 (Ni, to). B. AgNO3 (trong dung dịch NH3, to).
C. Cu(OH)2. D. nước Br2.
Câu 4. Tinh bột, saccarozơ và mantozơ được phân biệt bằng:
A. Cu(OH)2/OH-, to B. AgNO3 /NH3 C. Dung dịch I2 D. Na
Câu 5. Nhận định sai là:
A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
B. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2.
C. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.
D. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
Câu 6. Câu nào sai trong các câu sau ?
A. Không thể phân biệt mantozơ và đường nho bằng cách nếm.
B. Tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng gương.
C. Iot làm xanh tinh bột vì tinh bột có cấu trúc đặc biệt nhờ liên kết hiđro giữa các vòng xoắn amilozơ hấp phụ iot.
D. Có thể phân biệt manozơ với saccarozơ bằng pứ tráng gương.
Câu 7. Cho 3 dung dịch: glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch trên chỉ cần dùng 2 hóa chất là:
A. Quỳ tím và Na B. Dung dịch Na2CO3 và Na
C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3 D. AgNO3/dung dịch NH3 và quỳ tím
Câu 8. Thuốc thử duy nhất để phân biệt các dung dịch: glucozơ, ancol etylic, anđehit fomic (HCH=O), glixerol là:
A. AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2/OH-, to C. Na D. H2
Câu 9. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: hồ tinh bột; saccarozơ; glucozơ; người ta có thể dùng một trong những hoá
chất nào sau đây?
A. Iot B. Vôi sữa C. Cu(OH)2/OH- D. AgNO3/NH3
Câu 10. Để phân biệt Glucôzơ, saccarozơ, tinh bột và Xenlulozơ có thể dùng các thuốc thử: (1) nước, (2) dung dịch
AgNO3/NH3, (3) nước Iốt, (4) quỳ tím?
A. 2; 3 và 4 B. 1; 2 và 3 C. 3 và 4 D. 1 và 2
Câu 11. Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, andehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?
A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/NaOH C. Dung dịch Br2 D. Na
Câu 12. Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân
biệt được cả 4 chất trên:
A. H2O, dd AgNO3/NH3, dd HCl. B. H2O, dd AgNO3/NH3, dd I2.
C. H2O, dd AgNO3/NH3, dd NaOH. D. H2O, O2 (để đốt cháy), dd AgNO3/NH3.
Câu 13. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: saccarozơ, mantozơ, etanol, fomanđehit người ta có thể dùng một trong
các hoá chất nào sau đây ?
A. H2 (Ni, to). B. Dung dịch Br2. C. Cu(OH)2/OH-. D. [Ag(NH3)2]OH.
Câu 14. Có các dung dịch không màu: HCOOH, CH3COOH, glucozơ, glixerol, C2H5OH, CH3CHO. Thuốc thử tối thiểu
cần dùng để nhận biết được cả 6 chất trên là:
A. [Ag(NH3)2]OH. B. Na2CO3 và Cu(OH)2/OH-, to
C. Quỳ tím và [Ag(NH3)2]OH. D. Quỳ tím và Cu(OH)2/OH-.
Câu 15. Cho sơ đồ sau: Tinh bột → X1 → X2 → X3 → X4 → X5 → CH4. Biết rằng X1, X2, X3, X4, X5 đều có oxi
trong phân tử và X2, X3, X4, X5 đều có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Chỉ dùng quỳ tím và Cu(OH)2 có thể nhận biết
được bao nhiêu chất từ X1 đến X5 ?
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 16. Các dung dịch: metyl metacrylat, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z và T. Kết
quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng dưới đây.
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
Z AgNO3 trong dung dịch NH3,t0 Kết tủa Ag
Y I2 Dung dịch màu xanh tím
T Dung dịch Br2 Br2 mất màu da cam
Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là
A. X, T, Y, Z. B. Y, T, Z, X. C. Z, T, X, Y. D. T, Z, X, Y.
Câu 17. Các chất sau: phenol (C6H5OH), tristearin, saccarozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số tính chất vật lí
được ghi trong bảng sau:
Chất X Y Z
Nhiệt độ nóng chảy, °C 185 43 54-73
Tính tan trong nước ở 25°C Tan tốt Ít tan Không tan
Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Dung dịch X hòa tan Cu(OH)2. B. X có phản ứng với nước brom.
___________________________________________________________________________________
C. Y tan nhiều trong nước nóng. D. Thủy phân Z thu được glixerol.
Câu 18. Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G và Q. Một số kết quả
thí nghiệm được ghi lại ở bảng dưới đây.
Tác nhân phản ứng Chất tham gia phản ứng Hiện tượng
AgNO3 (NH3, đun nóng) Q Kết tủa trắng bạc
Cu(OH)2 (lắc nhẹ) E, Q Dung dịch xanh lam
I2 T Màu xanh tím
Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu tương ứng là
A. E, T, Q, G. B. T, E, G, Q. C. G, Q, E, T. D. Q, T, E, G.
Câu 19. Cho các chất rắn: tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một kết quả
được ghi lại ở bảng sau (Dấu – là không phản ứng hoặc không hiện tượng).
Chất Tính tan trong nước Tiếp xúc với quỳ tìm ẩm Phản ứng tráng bạc
X Dễ tan - -
Y Dễ tan Quỳ tím hóa đỏ -
Z Không ta n - -
T Dễ tan - Ag↓
Các chất tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu tương ứng là
A. X, T, Y, Z. B. Y, T, Z, X. C. Z, T, X, Y. D. T, X, Z, Y.
Câu 20. Các chất: saccarozơ, glucozơ, triolein, glixerol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Ở điều kiện thường, X và
Y ở thể rắn, Z và T ở thể lỏng.
Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau.
Thuốc thử Mẫu thử Hiện tượng
AgNO3 (trong dung dịch NH3, đun nóng) X Kết tủa Ag
Na kim loại Z Có bọt khí
Nhận xét đúng là
A. Y là saccarozơ. B. X là glixerol. C. T là glucozơ. D. Z là triolein.
Câu 21. Các dung dịch: fructozơ, phenol, glixerol. Một số kết quả thí nghiệm được liệt kê ở bảng sau (Dấu + là có phản
ứng, dấu - là không tác dụng).
Dung dịch E T G
Thuốc thử

Nước Br2 - - +
Dung dịch AgNO3 (NH3, t0 - + -
Kí hiệu các dung dịch fructozơ, phenol, glixerol lần lượt là
A. T, G, E. B. G, E, T. C. T, E, G. D. E, T, G.
Câu 22. Các dung dịch: saccarozơ, hồ tinh bột, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí nghiệm
được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X I2 Có màu xanh tím
Y Cu(OH)2 Có màu xanh lam
Z AgNO3 trong dung dịch NH3,t0 Kết tủa Ag

Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là
A. X, Y, Z. B. Z, X, Y. C. Y, Z, X. D. Y, X, Z.
Câu 23. Các dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G. Một số kết quả thí nghiệm được
liệt kê ở bảng sau (Dấu + là có phản ứng, dấu - là không tác dụng).
Chất E T G
Thuốc thử

Nước Br2 - + -
Cu(OH)2 + + +
Dung dịch AgNO3 (NH3, t0) - + +

Kí hiệu các dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ lần lượt là


A. E, T, G. B. G, E, T. C. T, E, G. D. T, G, E.
6.1 Sơ đồ chuyển hóa
Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → Sobitol. X , Y lần lượt là
A. xenlulozơ, fructozơ. B. xenlulozơ, glucozơ.
C. tinh bột, glucozơ. D. saccarozơ, glucozơ.
Câu 2. Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hoá:
___________________________________________________________________________________
Cu OH  /OH 
Z  2
 dung dịch xanh lam t
 kết tủa đỏ gạch
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây ?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ.
Câu 3. Cho dãy chuyển hoá sau:

 H3O t ,p,xt
Xenlulozo   X 
enzim
 Y 
ZnO,MgO
450 C
 Z  T
Chất T là:
A. Axit axetic. B. Cao su buna. C. Buta-1,3-đien. D. Polietilen.
1  2  3
Câu 4. Cho sơ đồ chuyển hóa sau CO2  Tinh bột  glucozơ  amoni gluconat.
Tên gọi của các phản ứng (1), (2), (3) lần lượt là
A. Quang hợp, thủy phân, oxi hóa B. Quang hợp, este hóa, thủy phân.
C. Quang hợp, thủy phân, khử D. Este hóa, thủy phân, thế
Câu 5. Cho sơ đồ chuyển hoá sau, trong đó Z là buta-1,3-đien, E là sản phẩm chính:
HBr ti.le.mol 1:1 ,t 
 NaOH,t   CH COOH,H SO
Tinh bột   X   Y   Z   E   F 
2 2 4 ñaëc
G
Công thức cấu tạo đúng của G là
A. CH3COOCH2CH=CHCH3.
B. CH3COOCH(CH3)CH=CH2.
C. CH3COOCH2-CH2-CH=CH2.
D. CH3COOCH2CH=CHCH3 hoặc CH3COOCH(CH3)CH=CH2.
Câu 6. Cho sơ đồ sau:
 H2 O men röôïu men giaám
Xenlulozơ   X   Y   Z   T.
C2 H2
H ,t 
Công thức của T là:
A. CH2=CHCOOC2H5. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 7. Xét các phản ứng theo sơ đồ biến hoá (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):

Phát biểu nào dưới đây là chưa hoàn toàn đúng?


A. (1): quá trình quang hợp nhờ chất diệp lục (askt).
B. (3): thuỷ phân hoàn toàn tinh bột nhờ xúc tác H2SO4 loãng hoặc enzym.
C. (4): đốt cháy glucozơ.
D. (5): lên men rượu (enzym zima).
Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng:
 a  X  H 2O  xuùc taùc
Y
 b  Y  AgNO3  NH3  H 2O   amoni gluconat  Ag  NH 4 NO3
 c  Y 
xuùc taùc
E  Z
 d  Z  H 2O  aùnh saùng

chaát dieäp luïc
X  G
A. Tinh bột, glucozơ, etanol. B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.
Câu 9. Cho các chuyển hoá sau:
xuùc taùc
X  H 2 O  Y
Ni,t 
Y  H 2   Sobitol
Y  2AgNO3  3NH3  H 2O 
 amoni gluconat  2Ag  2NH 4 NO3
xuùc taùc
Y  E  Z
aùnh saùng
Z  H 2 O  
chaát dieäp luïc
X  G
X, Y và Z lần lượt là:
A. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic. B. tinh bột, glucozơ và ancol etylic.
C. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit. D. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic.
Câu 10. Cho sơ đồ sau:

___________________________________________________________________________________
Cu  OH  /OH
X 
dd HCl
t
 Yduy nhất 
2
 Z (dung dịch xanh lam) 
t
 T↓ (đỏ gạch)
Chất X có thể là

A. glucozơ. B. saccarozơ. C. mantozơ. D. saccarozơ hoặc mantozơ.


Câu 11. Cho các chuyển hóa sau: X + H2O  xt,t
 Y;
Y + Br2 + H2O   Axit gluconic + HBr;
Axit gluconic + NaHCO3   Z + Natri gluconat + H2O;
aùnh saùng
Z + H2O clorophin
 X+E
Các chất X, Y lần lượt là
A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, glucozơ. C. tinh bột, fructozơ. D. saccarozơ, glucozơ.
Câu 12. Cho sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 01 phản ứng):
Tinh bột → X → ancol Y → Z → T → CH4
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. CO2, C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa. B. C6H12O6, C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa.
C. C6H12O6, C2H5OH, C2H4, C2H6. D. C6H12O6, C2H5OH, C2H4, C4H10.
Câu 13. Cho chuỗi phản ứng:
,170 C
xt,t   CH OH
 X 
Glucozơ  Y   Z   Poli (metyl acrylat)
2 4 ñaëc H SO
3
H SO 2 4 ñaëc

Chất Y là:
A. Axit acrylic. B. Axit propionic. C. Ancol etylic. D. Axit axetic.
Câu 14. Cho sơ đồ sau:
Ca  OH  CO2 H2O,t  enzim
Saccarozơ  2
 X   Y   Z   T 
NaOH
 M 
NaOH/CaO,t
 C2H5OH.
Chất T là
A. CH3-CH(OH)-COOH. B. C2H5OH.
C. CH3COOH. D. CH3CH2COOH.
Câu 15. Cho: CO2   C6 H10O5 m  C12 H22O11  C6 H12O6  C2 H5OH
1  2 3  4

Các giai đoạn có thể thực hiện nhờ xúc tác axit là.
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (1), (2), (4).
2. Dạng câu hỏi số đếm
Câu 1. Cho các chất: metyl fomat, anđehit axetic, saccarozơ, axit fomic, glucozơ, axetilen, etilen. Số chất cho phản ứng
tráng bạc là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 2. Cho các chất axetilen, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, hồ tinh bột. Số chất có phản ứng tráng bạc là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, etanal, metyl axetat, mantozơ, natri
fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là :
A. 8 B. 9 C. 6 D. 7
Câu 4. Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, tinh bột. Số chất có tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 5. Cho các chất: glucozơ, xenlulozơ, fructozơ, glixerol. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 6. Cho các hợp chất hữu cơ sau: glucozơ, glixerol, saccarozơ, vinyl axetat, propyl fomat, tinh bột, xenlulozơ. Có bao
nhiêu chất không tham gia phản ứng tráng bạc?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 7. Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, tinh bột. Số chất có tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 8. Cho các chất: metyl fomat, axit glutamic, fructozo, saccarozơ, glucozơ, sobitol, Mantozo, natri fomat. Số chất cho
phản ứng tráng bạc là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.
Câu 9. Cho các chất sau: alanin, fructozơ, metylfomat, glixerol, saccarozơ, glucozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc
là:
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4.
Câu 10. Cho dãy các chất sau: (1) glucozơ, (2) metyl fomat, (3) etyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản
ứng tráng bạc là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 11. Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ. Số chất không tham gia phản
ứng tráng bạc là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
___________________________________________________________________________________
Câu 12. Cho các chất: (1) saccarozơ, (2) tinh bột, (3) xenlulozơ, (4) vinyl axetat. Số chất bị thủy phân trong môi trường
axit tạo thành sản phẩm có phản ứng tráng bạc là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 13. Cho các chất: (1) glucozơ, (2) fructozơ, (3) saccarozơ, (4) xenlulozơ. Số chất có khả năng tham gia phản ứng
tráng bạc là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 14. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất
vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 15. Cho các chất sau: glucozơ, saccarozơ, etylaxetat, xenlulozơ, triolein. Số chất có phản ứng thủy phân trong điều
kiện thích hợp là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 16. Cho dãy các chất sau: glucozơ, amilopectin, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng
thủy phân là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17. Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, xenlulozơ, fructozơ , tripanmitin, số chất tham gia phản ứng
thủy phân là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 18. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là:
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 19. Cho dãy các chất: etylaxetat, triolein, fructozơ, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 20. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy
phân là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 21. Cho các chất sau: saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 22. Cho dãy các chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy
phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 23. Cho các chất sau: saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung
dịch axit vô cơ là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 24. Cho dãy các chất sau: etyl axetat; triolein ; tơ visco ; saccarozơ; xenlulozơ và frucrozơ. Số chất trong dãy thủy
phân trong dung dịch axit là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 25. Cho các chất sau: xenlulozơ, chất béo, fructozơ, tinh bột. Số chất bị thủy phân trong dung dịch HCl là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Cho các chất: tinh bột, saccarozơ, glucozo, fructozo. Số chất có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 27. Cho các chất: saccarozơ, fructozơ, tinh bột, metyl axetat, xenlulozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong
môi trường axit là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 28. Cho các chất: glucozơ; fructozơ; saccarozơ; tinh bột; xenlulozơ; benzylaxetat; glixerol. Số chất có thể tham gia
phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 29. Cho các chất sau: etylaxetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 30. Cho các chất: (1) triolein, (2) xenlulozơ, (3) saccarozơ, (4) tinh bột. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 31. Cho dãy cacbohiđrat sau: fructozơ, mantozơ, saccarozơ, amilozơ, xenlulozơ, amilopectin. Số chất trong dãy bị
thủy phân trong môi trường axit cho sản phẩm có glucozơ là
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 32. Cho các chất: (1) tripanmitin, (2) phenyl axetat, (3) xenlulozơ, (4) tinh bột. Số chất bị thủy phân trong môi
trường bazơ là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 33. Cho dãy các chất axetan andehit, axeton, glucozơ, fructozo, sacarozơ, mantozơ. Số chất trong dãy làm mất màu
được Br2 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 34. Cho dãy các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng làm
mất màu nước brom là

___________________________________________________________________________________
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 35. Cho dãy các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu
nước brom là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 36. Trong các gluxit: glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ có bao nhiêu chất vừa có phản ứng tráng bạc vừa có khả
năng làm mất màu nước brom?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 37. Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt
độ thường là
A. 3 B. 5 C. 1 D. 4
Câu 38. Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH) 2 là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 39. Cho các dung dịch: (1) mật ong, (2) nước mía, (3) nước ép quả nho chín, (4) nước ép củ cải đường. Số dung dịch
có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 40. Cho các dung dịch: (1) fructozơ, (2) glucozơ, (3) glixerol, (4) saccarozơ. Số dung dịch hòa tan Cu(OH) 2 tạo
thành màu xanh lam là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 41. Cho các chất: glucozo; saccarozo; tinh bột; metyl fomat; xenlulozo; fructozo. Số chất tham gia phản ứng thủy
phân trong môi trường axit tạo sản phẩm tác dụng với Cu(OH)2 và tráng bạc là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 42. Cho các dd chứa các chất tan : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit
fomic. Số dd vừa hoà tan Cu(OH)2 vừa làm mất màu nước brom là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 43. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả
năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 44. Cho các dung dịch: (1) saccarozơ, (2) glucozơ, (3) fructozơ, (4) axit fomic. Số dung dịch vừa có phản ứng tráng
bạc, vừa hòa tan Cu(OH)2 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45. Cho các phân tử: (1) glucozơ, (2) saccarozơ, (3) amilozơ, (4) amilopectin, (5) xenlulozơ. Số phân tử có thể tham
gia phản ứng thủy phân để phá vỡ liên kết glicozit là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 46. Cho các tính chất sau: (1) có vị ngọt, (2) có phản ứng tráng bạc, (3) hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch xanh lam,
(4) tác dụng với nước brom.
Số tính chất đúng với cả glucozơ và saccarozơ là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 47. Cho các đặc điểm sau: (1) có nhiều nhóm OH trong phân tử, (2) có liên kết glicozit, (3) là chất rắn kết tinh không
màu, (4) có công thức phân tử dạng Cn(H2O)m.
Số đặc điểm đúng với cả phân tử glucozơ và saccarozơ là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 48. Trong các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có thể khử được phức bạc
amoniac (a) và số chất có tính chất của ancol đa chức (b) là
A. (a) ba ; (b) bốn B. (a) bốn ; (b) ba. C. (a) ba ; (b) năm. D. (a) bốn ; (b) bốn
Câu 49. Có các phát biểu sau đây: (1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (2) Mantozơ bị khử hóa bởi dung dịch
AgNO3 trong NH3. (3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (4) Saccarozơ làm mất màu nước brom. (5) Fructozơ có
phản ứng tráng bạc. (6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím. (7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở
dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở. Số phát biểu đúng là:
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
6.3. Dạng câu hỏi mệnh đề - phát biểu
Câu 1. Phát biểu nào về cacbohiđrat là không đúng?
A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
B. Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
C. Khi thuỷ phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit.
D. Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
Câu 2. Phát biểu nào về cacbohiđrat là không đúng ?
A. Khi thuỷ phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit.
B. Glucozơ kém ngọt hơn so với saccarozơ.
C. Amilopectin và xenlulozơ đều là polisaccarit.
D. Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
Câu 3. Chọn mệnh đề đúng khi nói về cacbohiđrat:

___________________________________________________________________________________
A. Glucozơ không làm mất màu nước Brom
B. Mỗi mắt xích của xenlulozơ có 5 nhóm OH tự do
C. Trong tinh bột thì amilopectin chiếm khoảng 70 – 90% khối lượng
D. Xenlulozơ và tinh bột đều có công thức (C6H10O5)n nhưng chúng không phải là đồng phân và đều tác dụng với dung
dịch HNO3/H2SO4 đặc
Câu 4. Chọn mệnh đề đúng khi nói về cacbohiđrat:
A. Glucozơ không làm mất màu nước brom.
B. Mỗi mắt xích của xenlulozơ có 5 nhóm OH tự do.
C. Trong tinh bột thì amilozơ thường chiếm hàm lượng cao hơn amilopectin.
D. Saccarozơ có thể thu từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột, Xenlulozơ, matozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit
B. Ở nhiệt độ thường glucozơ, anđehit oxalic, saccarozơ đều bị hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
C. Glucozơ, fructozơ, đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) cho poliancol
D. Khi cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được tối đa 6 sản phẩm (không kể đồng phân hình học)
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Có thể phân biệt glucozơ với fructozơ bằng nước brom.
B. Saccarozơ không làm mất màu nước brom
C. Xenlulozơ chỉ có cấu trúc dạng mạch thẳng.
D. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Glucozơ bị khử bởi dd AgNO3 trong NH3. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
Câu 8. Chọn phát biểu đúng:
A. Khi thủy phân mantozơ trong môi trường axit tạo thành các đơn phân khác nhau.
B. Tinh bột là polime thiên nhiên tạo bởi các phân tử α-glucozơ.
C. Xenlulozơ bị thủy phân hoàn toàn trong môi trường kiềm.
D. Glucozơ thuộc loại hợp chất đa chức.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
B. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ.
Câu 10. Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2 và khử được Cu(OH)2/OH- khi đun nóng.
B. Saccarozơ dùng trong công nghiệp tráng gương, phích vì dung dịch saccarozơ tham gia tráng bạc.
C. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
D. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 11. Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều chỉ cho cùng một monosaccarit.
D. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
Câu 12. Kết luận nào dưới đây đúng ?
A. Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không tan trong nước.
B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
C. Saccarozơ là chất rắn kết tinh màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước.
D. Glucozơ là chất rắn, không màu, vị ngọt, có nồng độ trong máu ổn định ở mức 0,01%.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ có nhiều trong mật ong và quả nho chín.
B. Chất béo và cacbohiđrat đều thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Tất cả saccarit đều bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Đồng(II) hiđroxit không tan trong nước mía.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và fructozơ đều thuộc loại monosaccarit.
B. Fructozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
C. Axetanđehit và glucozơ đều có cả tính oxi hóa và tính khử.
D. Amilozơ và amilopectin đều được cấu tạo từ các gốc α-glucozơ.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

___________________________________________________________________________________
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
Câu 16. Cho các chất: Glucozơ; Saccarozơ; Tinh bột; Glixerol và các phát biểu sau:
(a) Có 3 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng nhẹ.
(b) Có 2 chất có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(c) Có 3 chất hòa tan được Cu(OH)2.
(d) Có 4 chất đều có nhóm -OH trong phân tử.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 17. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại
monosaccarit duy nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18. Cho các chất: glucozơ; saccarozơ; tinh bột; glixerol và các phát biểu sau:
(a) Có 2 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/Nh3, t0.
(b) Có 2 chất có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
(c) Có 3 chất mà dung dịch của nó có thể hòa tan được Cu(OH)2.
(d) Có 4 chất đều có nhóm -OH trong phân tử.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 19. Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit;
Phát biểu đúng là
A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4).
Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xemlulozơ đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(3) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (4) B. (1), (2) và (4) C. (1), (2) và (3) D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 21. Cho các phát biểu:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(c) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(d) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 22. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(d) Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.
(c) Aminopectin chỉ chứa liên kết α-1,4-glicozit.
(d) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(b) Fructozơ là chất rắn kết tinh không màu ở điều kiện thường.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Amilozơ có mạch cacbon phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 24. Cho các phát biểu sau
(a) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.

___________________________________________________________________________________
(b) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, to), thu được sobitol.
(c) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
(d) Fructozơ không có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng? Phân tử saccarozơ và glucozơ đều
A. có chứa liên kết glicozit. B. bị thủy phân trong môi trường axit.
C. có phản ứng tráng bạc. D. có tính chất của ancol đa chức.
Câu 26. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(b) Dẫn khí H2 dư vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni).
(b) Xà phòng hóa hoàn toàn triolein trong dung dịch NaOH.
(c) Sục khí etilen dư vào dung dịch KMnO4 loãng.
(d) Hiđro hóa hoàn toàn anđehit oxalic (xúc tác Ni, to).
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được ancol đa chức là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 27. Chất E có các đặc điểm: (1) là chất rắn kết tinh, có vị ngọt; (2) phân tử có nhiều nhóm OH ancol; (3) phân tử có
liên kết glicozit nối hai mắt xích khác nhau; (4) hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Chất E là
A. fructozơ. B. glixerol. C. glucozơ. D. saccarozơ.
Câu 28. Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều chỉ tạo ra một monosaccarit.
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Câu 29. Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 30. Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Cu OH  /OH 
Z  2
 dung dịch xanh lam  t
 kết tủa đỏ gạch.
Vậy Z không thể là
A. Fructozơ B. Glucozơ C. Mantozơ D. Saccarozơ
Câu 31. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
B. Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau.
C. Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0).
D. Xenlulozơ tan tốt trong đimetyl ete
Câu 32. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Nước ép chuối chín (kĩ) cho phản ứng tráng gương
B. Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối chín (kĩ) thấy có màu xanh.
C. Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm phía trên.
D. Khi ăn cơm nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.
Câu 33. Phát biểu sai là:
A. Mantozơ là đồng phân của saccarozơ.
B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hydroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.
D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh do các mắt xích β - glucozơ tạo nên.
Câu 34. Câu nào sai trong các câu sau ?
A. Không thể phân biệt mantozơ và đường nho bằng cách nếm.
B. Tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng gương vì phân tử đều không chứa nhóm chức -CHO.
C. Iot làm xanh tinh bột vì tinh bột có cấu trúc đặc biệt nhờ liên kết hiđro giữa các vòng xoắn amilozơ hấp thụ iot.
D. Có thể phân biệt manozơ với saccarozơ bằng pứ tráng gương.
Câu 35. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phân tử mantozơ do 2 gốc α–glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc thứ nhất ở C1, gốc thứ hai ở C4(C1–
O–C4)
B. Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α–glucozơ ở C1, gốc
β–fructozơ ở C4(C1–O–C4)
C. Tinh bột có 2 loại liên kết α–[1,4]–glicozit và α –[1,6]–glicozit
D. Xenlulozơ có các liên kết β–[1,4]–glicozit
Câu 36. Cho các tính chất sau: (1) Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt; (2) Phản ứng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường; (3)
Phản ứng với Cu(OH)2/NaOH, to; (4) Tráng gương; (5) Làm mất màu nước brom; (6) Phản ứng màu với I2; (7) Thủy
phân; (8) Phản ứng với H2 (Ni, to).
Trong các tính chất này, glucozơ và saccarozơ có chung:
A. 2 tính chất. B. 3 tính chất. C. 4 tính chất. D. 5 tính chất.
___________________________________________________________________________________
Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tinh bột và xenlulozơ là những chất có cùng dạng công thức phân tử nhưng khác nhau về cấu tạo phân tử.
B. Để phân biệt dung dịch saccarozơ với dung dịch mantozơ người ta dùng phản ứng tráng gương.
C. Fructozơ có cùng công thức phân tử và công thức cấu tạo với glucozơ.
D. Phân tử xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh và có khối lượng phân tử rất lớn.
Câu 38. Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ
(1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70oC trong vòng vài phút.
(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là:
A. 4, 2, 1, 3. B. 1, 4, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4. D. 4, 2, 3, 1.
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4(loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
1. Nước brom có thể dùng để phân biệt được glucozơ và fructozơ.
2.Thủy phân hoàn toàn saccarozơ và tinh bột đều thu được một loại monoaccarit.
3.Fructozơ, glucozơ, saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
4. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực trong y học.
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 41. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 42. Cho các phát biểu:
(a) Glucozơ và mantozơ đều có cả tính oxi hoá và tính khử.
(b) Tất cả các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Triolein và trilinolein là 2 chất đồng phân.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 43. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) Glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều tan hòa tan Cu(OH)2.
(c) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(d) Thủy phân tinh bột hoàn toàn, thu được sản phẩm là glucozơ.
Số phát biểu sai là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 44. Có một số phát biểu về cacbonhiđrat như sau:
(1) Saccarozơ có tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
(3) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(4) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, đều bị thủy phân tạo thành glucozơ.
(5) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 45. Cho các phát biểu sau:
(1) Nên dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt fructozơ và glucozơ;
(2) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại;
(3) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng;
(4) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau;
(5) Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và anđehit đơn chức.

___________________________________________________________________________________
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 46. Cho các phát biểu sau:
1/ glucozo và fructozo đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
2/ saccarozo và antozo thủy phân đều cho 2 phân tử mốnaccarit
3/ tinh bột và xenlulozo có CTPT dạng (C6H10O5)n và là đồng phân của nhau
4/ chất béo còn được gọi là triglixerit
5/ gốc hidrocacbon của axit béo trong triglixerit có nguồn gốc từ thực vật là gốc không no
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 47. So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ như sau:
(a) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(b) Glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong axit.
(d) Đốt cháy hoàn toàn 4 chất đều được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(e) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Số so sánh không đúng là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 48. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(c) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(d) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
(e) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được α-aminoaxit.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 49. Cho các phát biểu sau:
(a) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.
(d) Đa số polime đều tan trong các dung môi thông thường.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
1. Dung dịch saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.
2. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được hỗn hợp monosaccarit.
3. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom.
4. Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào nhúm bông sẽ thấy nhúm bông chuyển sang màu xanh.
5. Glucozơ và fructozơ đều khử hiđro tạo sobitol.
Những phát biểu đúng là
A. 1, 3 B. 1, 2, 4 C. 4, 5 D. 1, 3, 4
Câu 51. Cho các phát biểu sau:
(a) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.
(d) Đa số polime đều tan trong các dung môi thông thường.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 52. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
(e) Thủy phân mantozo thu được glucozơ và fructozơ
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 53. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một loại phức đồng.
(b) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh do các đoạn mạch α – glucozơ tạo nên.

___________________________________________________________________________________
(c) có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
(d) Xenlulozơ thuộc loại polime thiên nhiên.
(e) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng sẽ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 54. Cho các chất sau:
(a) Glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch hở.
(b) Dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt (định tính) glixerol và saccarozơ.
(c) Fructozơ có phản ứng tráng bạc chứng tỏ fructozơ có nhóm -CHO.
(d) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.
(e) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, nhưng khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 55. Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra sobitol.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của con người.
(c) Xenlulozơ triaxetat là nguyên liệu để sản xuất thuốc súng không khói.
(d) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 56. Cho các mệnh đề sau:
(1) Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic( ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối
chín.
(2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
(4) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ axetat.
Số mệnh đề dúng là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 57. Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dung để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 58. Cho các phát biểu:
(a) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và saccarozơ đều cho cùng 1 sản phẩm.
(b) Amilozơ có mạch không phân nhánh.
(c) Fructozơ cho phản ứng tráng gương do phân tử có nhóm chức CHO.
(d) Xenlulozơ do các gốc β–glucozơ tạo nên.
(e) Glucozơ oxi hóa AgNO3/NH3 thành Ag.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 59. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều được dùng để pha chế thuốc trong y học.
(b) Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ và fructozơ đều có 5 nhóm OH liền kề nhau.
(c) Xenlulozơ và tinh bột đều có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
(e) Saccarozơ là nguyên liệu ban đầu trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 60. Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(c) Xenlulozơ triaxetat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Saccarozơ được dùng để pha chế thuốc trong y học.
(e) Amilozơ chỉ chứa liên kết β-1,4-glicozit.
Số phát biểu đúng là

___________________________________________________________________________________
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 61. Cho các phát biểu sau:
(a) Amilozơ và amilopectin đều được cấu tạo từ các gốc α-glucozơ .
(b) Phân tử xenlulozơ chỉ chứa liên kết β-1,4-glicozit.
(c) Tất cả các hợp chất có công thức dạng Cn(H2O)m đều là cacbohiđrat.
(d) Có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và hồ tinh bột bằng I2.
(e) Saccarozơ và xenlulozơ đều bị hoá đen khi tiếp xúc với H2SO4 98%.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 62. Có các phát biểu sau đây:
(1) Amilozơ và amilopectin đều cấu trúc mạch cacbon phân nhánh.
(2) Xenlulozơ và tinh bột đều được cấu tạo từ các gốc α-glucozơ.
(3) Fructozơ và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(4) Glucozơ và saccarozơ trong dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2.
(5) Glucozơ và fructozơ đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 63. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân biệt được dung dịch glucozơ và fructozơ bằng nước brom.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(c) Phân tử tinh bột có cấu trúc xoắn thành hạt có lỗ rỗng.
(d) Trong tinh bột, amilopectin có phân tử khối lớn hơn amilozơ.
(e) Saccarozơ và xenlulozơ đều có tính chất của ancol đa chức.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 64. So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 65. Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ;
(b) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa cho nhau;
(c) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở;
(d) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ;
(e) Saccarozơ thể hiện tính khử trong phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 66. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 67. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Có thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường kiềm, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá cho nhau.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(d) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
(e) Cho I2 vào hồ tinh bột được dung dịch màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 68. Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ và triolein đều có khả năng tác dụng với H2.
(2) Glucozơ và tripanmitin đều không bị thủy phân.
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được một loại monosaccarit.

___________________________________________________________________________________
(4) Liên kết glicozit được thực hiện qua nguyên tử O.
(5) Amilopectin và xenlulozơ đều có mạch cacbon phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 69. Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu sai là:
(1) Tơ visco thuộc loại tơ hóa học .
(2) Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác là HCl loãng hoặc enzim.
(3) Trong mật ong có chứa nhiều glucozơ.
(4) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2.
(5) Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 0.
Câu 70. Cho các phát biếu sau:
(1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(3) Khi thủy phân hoàn toàn mantozơ và xenlulozơ đều chỉ cho một loại monosaccarit.
(4) Enzim mantaza giúp thuỷ phân tinh bột thành mantozơ.
(5) Fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm –CHO.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 71. Cho các phát biểu sau về cacbohiddrat:
(a) Glucozơ và sacarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit được một loại monosaccarit duy
nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 ( xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 72. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ sản phẩm của phản ứng giữa glucozơ với anhiđrit axetic(dư) trong piriđin có thể chứng minh glucozơ có 5 nhóm –
OH trong phân tử.
(b) Trong công nghiệp, glucozơ được chuyển hoá từ saccarozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
(c) Phân tử fructozơ có nhóm anđehit nên dung dịch fructozơ cho phản ứng tráng bạc. (d) Saccarozơ được dùng để pha
chế thuốc.
(đ) Trong phân tử amilopectin, các gốc α-glucozơ chỉ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Xenlulozơ không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như benzen, etanol. (g) Xenlulozơ được dùng để chế tạo
thuốc súng không khói và phim ảnh.
Số phát biểu đúng là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7
Câu 73. Số nhận xét đúng:
(1) Etyl isovalerat có mùi chuối chín
(2) Saccarozo được tạo thành từ các phân tử α-glucozo và α-fructozo
(3) Tinh bột được tạo thành từ các gốc α-glucozo
(4) Oxi hóa không toàn toàn metan là phương pháp mới sản xuất fomanđehit
(5) Oxi hóa anđehit axetic là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic
(6) Tơ enang là tơ bán tổng hợp
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 74. Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ cũng như fructozơ thu được axit gluconic.
(2) Glucozơ, fructozơ là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thủy phân được.
(3) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit tạo ra nhiều phân tử monosaccarit.
(4) Trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc β-glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(5) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước.
(6) Phân tử amilozơ và amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là.
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 75. (Đề NC) Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Khi đun nóng fructozơ với Cu(OH)2/NaOH thu được kết tủa Cu2O
(b) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(c) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.

___________________________________________________________________________________
(e) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng
tráng gương.
(g) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại
monosaccarit duy nhất.
Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Câu 76. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(b) Oxi hóa không hoàn toan glucozơ thu được sobitol.
(c) Các anken có số nguyên tử cacbon từ C1 đến C4 đều ở thể khí.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(e) Axit oxalic và glucozơ trong phân tử đều có 6 nguyên tử oxi.
(f) Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ khi thủy phân đều thu được một loại monosacrit.
Số phát biểu sai là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 77. Cho các phát biểu sau:
(1) Hidro hóa hoàn toàn glucozo cũng như fructozo thu được axit gluconic.
(2) Glucozo, fructozo là nhóm cacbonhdrat đơn giản nhất không thủy phân được.
(3) Thủy phân đến cùng xenlulozo trong môi trường axit tạo ra nhiều phân tử monosaccarit.
(4) Trong phân tử saccarozo gốc a-glucozo và gốc β-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(5) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước.
(6) Phân tử amilozo và amilopectin có cấu trúc mạch phân tử phân nhánh.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 78. Cho các phát biểu sau
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và axetanđehit.
(b) Ở điều kiện thường, các este đều là những chất lỏng.
(c) Amilopectin và xenlulozơ đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Phản ứng xà phòng hóa chất béo luôn thu được các axit béo và glixerol .
(e) Glucozơ là hợp chất hữu cơ đa chức.
(g). Tinh bột và xenlulozơ đều không bị thủy phân trong môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 79. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại
monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3
Câu 80. Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai α-glucozơ.
(b) Oxi hóa glucozơ bằng H2 , thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozơ một nhóm -CHO.
(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi mắt xích có ba nhóm -OH tự do.
(g) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 81. Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozo và fructozo
(b) Trong môi trường bazơ, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân cấu tạo của nhau
(d) Glucozo bị oxi hóa bởi H2 (Ni, t0) tạo thành sobitol
(e) Thủy phân hoàn toàn saccarozo (H+, t0) chỉ thu được glucozo
(f) Trong dung dịch, glucozo và fructozo đều khử Cu(OH)2/OH- đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.
Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 82. Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozo và saccarozo đều là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước
(2) Tinh bột và xenlulozo là polisaccarit, khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản
ứng tráng bạc

___________________________________________________________________________________
(3) Dung dịch glucozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam
(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozo và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một loại
monosaccarit duy nhất
(5) Glucozo bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong amoniac
(6) Glucozo tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được axit gluconic
Số phát biểu đúng là A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 83. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(e) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(g) Dung dịch fructozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
7. Ứng dụng của gluxit
Câu 1. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy trong công nghiệp thuộc loại hợp chất thiên nhiên nào sau đây ?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Fructozơ.
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozo?
A. Sản xuất rượu etylic B. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong
C. Tráng gương, tráng ruột phích D. Thuốc tăng lực trong y tế
Câu 3. Loại chế phẩm nào sau đây không có saccarozơ ?
A. Đường cát B. Đường phèn C. Mật mía D. Nhựa đường (hắc ín)
Câu 4. Ứng dụng nào sau đây không phải của saccarozơ ?
A. Làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp B. Pha chế thuốc
C. Sản xuất giấy D. Thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ dùng tráng gương, tráng ruột phích
Câu 5. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ ?
A. Nguyên liệu sản xuất PVC. B. Tráng gương, phích.
C. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực. D. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
Câu 6. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thường thực hiện phản ứng nào ?
A. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
B. Cho mantozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cho anđehit oxalic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 7. Ứng dụng nào sau đây của các cacbohidrat là không đúng ?
A. Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực, saccarozơ để pha chế thuốc.
B. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
C. Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán,..
D. Glucozơ được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp tráng gương, tráng ruột phích.
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Saccarozơ là nguyên liệu trong công nghiệp tráng gương vì dung dịch saccarozơ khử được phức bạc amoniac.
B. Khử tạp chất có trong nước đường bằng vôi sữa.
C. Saccarozơ là thực phẩm quan trọng của con người, làm nguyên liệu trong công nghiệp dược, thực phẩm, tráng
gương, phích.
D. Tẩy màu của nước đường bằng khí SO2 hay NaHSO3.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Trong máu người bình thường có một lượng nhỏ glucozơ hầu như không đổi khoảng 0,1 %.
B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội.
C. Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, không màu, không mùi, không vị, không tan trong nước và các dung môi thông
thường, chỉ tan trong Cu(OH)2/OH-.
D. Mantozơ là sản phẩm thuỷ phân tinh bột nhờ enzim amilaza ( có trong mầm gạo ).
Câu 10. Trong các phát biểu sau đây có liên quan đến ứng dụng của glucozơ phát biểu nào không đúng ?
A. Trong y học glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực (huyết thanh glucozơ) cho người bệnh.
B. Glucozơ là sản phẩm trung gian của quá trình tổng hợp ancol etylic.
C. Trong công nghiệp glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
D. Trong công nghiệp dược glucozơ dùng để pha chế một số thuốc.
Câu 11. Ứng dụng nào sau đây của các cacbohidrat là không đúng :
A. Trong Y học, glucozo đương dùng làm thuốc tăng lực, saccarozo để pha chế thuốc.
B. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
C. Trong công nghiệp, tinh bộ được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozo, hồ dán,..
D. Glucozo, saccarozo được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp tráng gương, tráng ruột phích, …

___________________________________________________________________________________

You might also like