You are on page 1of 20

CHƯƠNG 7.

CHỈ SỐ (TIẾP)
Hướng dẫn học
Để học tốt chương này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần. Làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo
luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Học viện Tài chính, Giáo trình Lý thuyết Thống kê và Phân tích dự báo; NXB Tài
chính; HN.2013;
2. Sách hướng dẫn ôn tập môn học Nguyên Lý Thống kê và Phân tích dự báo; Học viện
Tài chính, HN.2020, NXB Tài chính;
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giáo viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo thông tin từ trang web môn học.
Nội dung
Chương 7 này có những nội dung: khái niệm và phân loại chỉ số; phương pháp tính
chỉ số; Hệ thống chỉ số; vận dụng hệ thống chỉ số để nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu
bình quân và tổng lượng biến tiêu thức.
Mục tiêu
Sau khi học xong Chương 7, học viên cần nắm vững được các kiến thức cơ bản về
Chỉ số: khái niệm, đặc điểm, tính chất, tác dụng và các loại chỉ số; phương pháp tính chỉ số;
xây dựng hệ thống chỉ số; vận dụng hệ thống chỉ số để nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu
bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. Đây là những kiến thức nền tảng, là cơ sở để nghiên
cứu nội dung các bài học sau.
7.3. HỆ THỐNG CHỈ SỐ
Các chỉ số có thể xây dựng để nghiên cứu một cách độc lập hoặc nghiên cứu trong mối
liên hệ lẫn nhau bằng cách kết hợp chúng thành một hệ thống chỉ số. Người ta thường phân biệt
các loại hệ thống chỉ số sau đây:
7.3.1. Hệ thống chỉ số của các chỉ số phát triển
Các chỉ số phát triển được dùng nhằm phản ánh sự biến động của hiện tượng qua nhiều
thời gian kế tiếp nhau. Khi đó xuất hiện những dãy số. Các dãy chỉ số này được hình thành do
việc chọn thời kỳ so sánh liên hoàn hay định gốc và quyền số của các chỉ số thay đổi hay cố
định.
Ví dụ: Nếu nghiên cứu sự biến động giá cả qua 5 thời kỳ khác nhau: (p1, p2, p3, p4, p5),
ta chọn mức giá kỳ gốc liên hoàn và quyền số của các chỉ số là khối lượng sản phẩm được cố
định ở kỳ thứ 5 (q5), ta sẽ có dãy chỉ số và chúng được kết hợp với nhau thành một hệ thống
chỉ số sau:

p q  p q  p q  p q
2 5 3 5 4 5 5 5
= p q
5 5

p q p q p q p q
1 5 2 5 3 5 4 5 p q
1 5

1
Hệ thống chỉ số này giúp ta nghiên cứu sự biến động của hiện tượng liên tục trong cả
thời gian dài.
7.3.2. Hệ thống chỉ số của chỉ số phát triển và các chỉ số kế hoạch.
Chỉ số phát triển và các chỉ số kế hoạch của cùng một hiện tượng và thời gian phù hợp
có thể kết hợp với nhau thành một hệ thống chỉ số:
Ví dụ: Ta có hệ thống chỉ số phát triển và các chỉ số kế hoạch về giá thành sản phẩm
như sau:

z q1 1
= z q  z q
k 1 1 1

z q0 1 z q z q
0 1 k 1

Hệ thống chỉ số này giúp ta tình được chỉ số phát triển khi có các chỉ số kế hoạch.
7.3.3. Hệ thống chỉ số các chỉ tiêu có liên hệ với nhau.
- Hệ thống chỉ số này được hình thành dựa trên mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu
thường được biểu hiện qua các đẳng thức kinh tế sau đây:
Mức tiêu thụ hàng hoá = (giá đơn vị bán lẻ) x (lượng hàng tiêu thụ).
Sản lượng thu hoạch = (năng suất thu hoạch bình quân) x (khối lượng sản phẩm).
- Từ các đẳng thức kinh tế trên, các hệ thống chỉ số được hình thành:
Chỉ số mức tiêu thụ hàng hoá = (chỉ số giá cả) x (chỉ số lượng hàng tiêu thụ).
Chỉ số sản lượng thu hoạch = (chỉ số năng suất thu hoạch bình quân) x ( chỉ số diện tích
gieo trồng).
Chỉ số tổng giá thành = (chỉ số giá thành đơn cị sản phẩm) x (chỉ số khối lượng sản
phẩm).
Thành phần của hệ thống chỉ số này bao gồm:
a, Các chỉ số nhân tố (hay chỉ số bộ phận): như chỉ số giá cả, chỉ số lượng hàng tiêu
thụ, chỉ số diện tích gieo trồng, v.v ... Các chỉ số nhân tố nêu lên sự biến động của mỗi nhân tố
cấu thành hiện tượng và ảnh hưởng của sự biến động này đối với biến động của tổng thể hiện
tượng phức tạp.
b. Chỉ số toàn bộ: như chỉ số mức tiêu thụ hàng hoá, chỉ số tổng giá thành, chỉ số sản
lượng thu hoạch v.v ... Chỉ số này phản ánh sự biến động của toàn bộ hiện tượng gồm nhiều
nhân tố:
Tác dụng của hệ thống chỉ số:
a. Giúp ta xác định được vai trò và ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với sự
biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều nhân tố, qua đó đánh giá được nhân tố nào có
tác dụng chủ yếu đối với sự phát triển của hiện tượng. Nó giúp ta hiểu được đúng đắn nguyên
nhân làm cho hiện tượng phát triển.
b. Lợi dụng hệ thống chỉ số để tính ra những chỉ số chưa biết, nếu biết các chỉ số còn
lại trong hệ thống chỉ số đó.

2
* Hệ thống chỉ số các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau thường được xây dựng theo các
phương pháp sau:
7.3.3.1. Hệ thống chỉ số với các quyền số của chỉ số nhân tố có thời gian khác nhau
(phương pháp liên hoàn)
Đặc điểm:
- Một chỉ tiêu của hiiện tượng có bao nhiêu nhân tố thì trong hệ thống chỉ số có bấy
nhiêu chỉ số nhân tố.
- Mỗi chỉ số nhân tố có quyền số và thời kỳ quyền số khác nhau.
- Trong một hệ thống chỉ số thì chỉ số an toàn bộ bao giờ cũng bằng tích các chỉ số nhân
tố, số tuyệt đối (hoặc số tương đối) tăng (giảm) toàn bộ bao giờ cũng bằng tổng các số tuyệt
đối (hoặc số tương đối) tăng (giảm) bộ phận. Riêng đối với các chỉ số nhân tố thì mẫu số của
chỉ số trước sẽ là tử số của chỉ số đứng liền sau đó của chỉ số đứng sau, do đó hình thành một
chiều liên tục khép kín.
Ví dụ: Hệ thống chỉ số mức tiêu thụ hàng hoá, chỉ số giá cả và chỉ số lượng hàng hoá
tiêu thụ:
Ipq = Ip x Iq .
Có thể viết thành hai hệ thống chỉ số:

a/  z q  z q
z1q1
= k 1 1 1

 z0q1 z q z q
0 1 k 1

Số tuyệt đối tăng (giảm):


p1q1 - p 0q 0 = (p1q1 − p 0q1 ) + (p 0q1 − p 0q 0 ) = (p1 − p 0 )q1 + (q1 − q 0 )p 0
Số tương đố tăng (giảm):

 p q − p q
1 1 0 0
= p q − p q + p q − p q
1 1 0 1 0 1 0 0

p q 0 0 p q 0 0 p q 0 0

Trong hệ thống chỉ số này:


Chỉ số thứ nhất, nêu biến động của cả hai nhân tố giá cả và lượng hàng tiêu thụ cùng
tác động đến mức tiêu thụ hàng hoá.
Chỉ số thứ hai, với lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu, nêu biến động của nhân tố giá
cả và cùng biến động của lượng tiêu thụ tác động đến mức tiêu thụ hàng hoá.
Chỉ số thứ ba, với giá cả kỳ gốc, nêu biến động riêng của nhân tố lượng hàng tiêu thụ
và tác động của nó đến mức tiêu thụ hàng hoá.

b/
p q
1 1
= p q  p q
1 0 1 1
(7.21)
p q
0 0 p q p q
0 0 1 0

Số tuyệt đối tăng (giảm):


p1q1 - p0q 0 = (p1q 0 − p0q 0 ) + (p1q1 − p1q 0 ) = (p1 − p0 )q 0 + (q1 − q 0 )p1

3
Số tương đối tăng (giảm):

 p q − p q
1 1 0 1
= p q − p q
1 0 0 0
+
p1q1 −  p1q 0
p q 0 0 p q 0 0 p q 0 0

Trong hệ thống chỉ số trên:


Chỉ số thứ nhất: nêu biến động cả hai nhân tố giá cả và lượng hàng tiêu thụ cùng tác
động đến mức tiêu thụ hàng hoá.
Chỉ số thứ hai, với lượng hàng tiêu thụ kỳ gốc, nêu biến động riêng của nhân tố giá cả
và tác động của nó đến mức tiêu thụ hàng hoá.
Chỉ số thứ ba, với giá cả kỳ nghiên cứu, nêu biến động của nhân tố lượng hàng tiêu thụ
và cùng ảnh hưởng biến động giá cả tác động đến mức tiêu thụ hàng hoá.
Hai hệ thống chỉ số a và b giúp ta, phân tích biến động của từng nhân tố và tác động của
nó với điều kiện khác nhau tới biến động của hiện tượng bao gồm nhiều nhân tố.
Ví dụ, theo tài liệu được xác định trong phần 7.2.2.1.1. áp dụng công thức (7.20), ta có:
508 400 508 400 471 500
= ×
410 000 471 500 410 000
1,2397 = 1,078 × 1,15
123,97% = 107,8% × 115%
Hay, chênh lệch tuyệt đối:
508 400 − 410 000 = (508 400 − 471 500) + (471 500 − 410 000)
98400 = 36900 + 61500
Các lượng tăng (giảm) tương đối:
98 400 36 900 61 500
= +
410 000 410 000 410 000
0,2397 = 0,09 + 0,15
23,97% = 9% + 15%
Tài liệu trên cho thấy tròng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc:
- Mức tiêu thụ hàng hoá tăng 23,97% về số tuyệt đối tăng 98 400 nghìn đồng.
- Với lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu, giá cả tăng 7,8% làm cho mức tiêu thụ
hàng hoá tăng 36 900 nghìn đồng ứng với số tương đối là 9%.
- Với giá cả kỳ gốc, lượng hàng tiêu thụ tăng 15% làm cho mức tiêu thụ hàng hoá giảm
61 500 nghìn đồng.
- Mức tiêu thụ hàng hoá chung tăng 23,97%, trong đó: do giá biến động làm tăng 9%,
do lượng hàng tiêu thụ biến động làm giảm 15%.
Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số theo công thức 7.20 có thể viết khái quát cho
chỉ tiêu có (n) nhân tố như sau:
Ví dụ xét ảnh hưởng của chỉ tiêu có 4 nhân tố:
T = a.b.c.d

4
T1 a1b1c1d1 a 0 b1c1d1 a 0 b0c1d1 a 0 b1c0d1
Ta có: =   
T0 a 0 b1c1d1 a 0 b0c1d1 a 0 b0c0d1 a 0 b0c0d 0
Lượng tăng giảm tuyệt đối:
T1 - T0 = (a1 - a0)b1c1d1 + (b1 - b0)a0c1d1 + (c1 - c0)a0b0d1 + (d1 - d0)a0b0c0
7.3.3.2. Hệ thông chỉ số với quyền số của các chỉ số nhân tố có thời gian giống nhau
(phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng riêng biệt).
Đặc điểm:
- Hiện tượng chung có (n) nhân tố thì sẽ có 2n – 1 chỉ số thành phần, trong đó có (n)
chỉ số phản ánh sự biến động của (n) nhân tố và 2n - (n + 1) chỉ số phản ánh sự biến động về
mối liên hệ của các nhân tố cấu thành (hay còn gọi là chỉ số liên hệ).
- Mỗi chỉ số nhân tố có quyền số với thời kỳ giống nhau.
- Ví dụ: hệ thống chỉ số của mức tiêu thụ hàng hoá, chỉ số giá cả và chỉ số lượng hàng
hoá tiêu thụ, theo phương pháp này được xây dựng hai loại hệ thống chỉ số sau đây:

p q1 1
= p q  p q
1 0 0 1
K (7.22)
p q0 0 p q p q
0 0 0 0

Trong đó: K là hệ số (chỉ số) liên hệ.

K= p q 1 1
:  1 0   0 1 
 pq pq 
p q 0 0
 p q p q 
 0 0 0 0 

Biến đổi ta được:

K=  p q . p q
1 1 0 0

 p q . p q
1 0 0 1

Có thể viết cụ thể hệ thống chỉ số trênlà:

p q 1 1
=  p q   p q   p q . p q
1 0 0 1 1 1 0 0

p q 1 0 p q p q p q p q .
0 0 1 0 1 0 0 1

Số tuyệt đối tăng (giảm):


p1q1 - p0q 0 = (p1q 0 − p0q 0 ) + (p0q1 − p0q 0 )
+ (p1q1 + p 0 q 0 − p1q 0 + p 0 q1 )
Cũng còn có thể viết:
p1q1 - p0q 0 = (p1 − p0 )q 0 + (q1 − q 0 )p0 + (p1 − p0 )(q1 − q 0 )
Số tương đối tăng (giảm):

p q − p q
1 1 0 0
= p q − p q
1 0 0 0
+
p 0q1 −  p 0q 0
+
p q 0 0 p q 0 0  p 0q 0 .

5
+
p q + p q −p q + p q
1 1 0 0 1 0 0 1

p q . 0 0

Trong hệ thống chỉ số nói trên:


Chỉ số thứ nhất, nêu biến động của hai nhân tố giá cả và lượng hàng tiêu thụ cùng tác
động đến mức tiêu thụ hàng hoá.
Chỉ số thứ hai, với lượng tiêu thụ kỳ gốc, nêu biến động riêng của giá cả và tác động
của nó đến mức tiêu thụ.
Chỉ số thứ ba, với giá cả kỳ gốc, nêu biến động riêng của lượng hàng tiêu thụ và tác
động của nó đến mức tiêu thụ.
Chỉ số liên hệ nêu ảnh hưởng biến động của giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ cùng tác
động đến mức tiêu thụ.
Hệ thống chỉ số này có ưu điểm là nêu được biến động riêng của từng nhân tố và ảnh
hưởng biến động của tất cả các nhân tố tới biến động của hiện tượng chung. Nhược điểm chính
của nó là tính chỉ số liên hệ rất phức tạp, nhất là đối với hiện tượng có nhiều nhân tố.
Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số này được gọi là phương pháp biểu hiện ảnh
hưởng biến động riêng biệt của từng nhân tố.

p q 1 1
= p q  p q
1 0 1 1
K (7.23)
p q 0 0 p q p q0 1 1 0

Trong đó:

K=  p q . p q
0 1 1 0

 p q . p q
0 0 1 1

Do đó có thể viết:

p q 1 1
= p q  p q p q
1 1 1 1 1 1

p q 0 0 p q p q p q
0 1 0 0 1 1

Số tuyệt đối tăng (giảm):


p1q1 - p 0q 0 = (p1q1 − p 0q1 ) + (p1q1 − p1q 0 ) +
+ (p0q1 + p1q 0 − p0q 0 + p0q1 )
Hoặc là:
(p1q1 − p 0q 0 ) = (p1 + p 0 )q1 + (q1 − q 0 )p1 + (p1 − p 0 )(q1 − q 0 )
Số tương đối tăng (giảm):

p q − p q
1 1 0 0 p q − p q + p q − p q +
= 1 1 0 1 1 1 1 0

p q 0 0 p q p q .
0 0 0 0

+
p q + p q − p q + p q
0 1 1 0 0 0 0 1

p q . 0 0

6
Trong hệ thống chỉ số này:
Chỉ số thứ nhất nêu biến động của hai nhân tố giá cả và lượng hàng tiêu thụ cùng tác
động đến mức tiêu thụ hàng hoá.
Chỉ số thứ hai, với lượng hàng hoá tiệu thụ kỳ nghiên cứu, nêu biến động của giá cả
cùng với ảnh hưởng biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ tác động đến mức tiêu thụ.
Chỉ số thứ ba, với giá cả kỳ nghiên cứu, nêu biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ
cùng với ảnh hưởng biến động của giá cả tác động đến mức tiêu thụ.
Chỉ số liên hệ loại trừ ảnh hưởng biến động của giá cả và lượng hàng tiêu thụ tác động
đến mức tiêu thụ. Vì ảnh hưởng này đã có trong chỉ số thứ hai và thứ ba.
Trái với hệ thống chỉ số (7.22) hệ thống chỉ số (7.23) này không biểu hiện ảnh hưởng
biến động riêng biệt từng nhân tố mà ảnh hưởng biến đông kết hợp của nhân tố nghiên cứu và
các nhân tố dùng làm quyền số.
Mỗi hệ thống chỉ số trên được xây dựng theo những điều kiện khác nhau và có ý nghĩa riêng.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và tài liệu cho phép để sử dụng chúng cho phù hợp.
7.4. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ
TIÊU BÌNH QUÂN VÀ TỔNG LƯỢNG BIẾN TIÊU THỨC
7.4.1. Phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân
Chỉ tiêu bình quân biến động do ảnh hưởng biến động của hai nhân tố: Lượng biến của
tiêu thức nghiên cứu và kết cấu tổng thể. Ví dụ, biến động của tiền lương bình quân một công
nhân trong doanh nghiệp là do biến động của bản thân tiền lương (tiêu thức nghiên cứu) và kết
cấu công nhân (kết cấu tổng thể) có mức lương khác nhau, v.v…
Để nghiên cứu biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động của các nhân
tố nói trên, thống kê thường dùng các chỉ số sau:
7.4.1.1. Chỉ số cấu thành khả biến: nêu lên sự biến động của chỉ tiêu bình quân
giữa hai kì khác nhau. Chỉ số này được tính bằng cách so số bình quân kì nghiên cứu với số
bình quân kì gốc.

x f
1 1

IX
f 1
=
x d1 1
=
x1
(7.24)
x f
0 0 xd 0 0 x0
f 0

Qua công thức ta thấy chỉ số này phản ánh sự biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh
hưởng biến động của 2 nhân tố: lượng biến của tiêu thức được bình quân (x1 và xo) và kết cấu
tổng thể (di):
f1 f
d1= và d0= 0
 f1  f0
Nó được dùng trong kế hoạch hoá kinh tế quốc dân và trong các tài liệu phân tích kinh
tế ở các đơn vị kinh doanh.

7
7.4.1.2. Chỉ số cấu thành cố định: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do
ảnh hưởng của riêng lượng biến tiêu thức nghiên cứu (lượng biến tiêu thức được bình quân).
Vì kết cấu tổng thể ở đây được coi như không biến đổi (thường được cố định ở kỳ nghiên cứu)

x f 1 1

IX=
f 1
=
x d 1 1
=
x1
(7.25)
x f 0 1 xd 0 1 x 01
f 1

Trong phân tích kinh tế chỉ số này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó phản ánh được chất
lượng hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu bình quân có ý nghĩa đầy đủ khi bản thân lượng biến của tiêu
thức nghiên cứu biến động.
7.4.1.3. Chỉ số ảnh hưởng kết cấu: Phản ánh sự biến động của kết cấu tổng thể
ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu bình quân, vì ở đây tiêu thức nghiên cứu được coi như
không đổi nên thường được cố định ở kỳ gốc.

x f 0 1

Id =
f 1
=
x d 0 1
=
x 01
(7.26)
x f 0 0 xd 0 0 x0
f 0

Ba chỉ số nói trên có thể kết hợp thành hệ thống chỉ số:
I X = IX  Id

x f 1 1 x f 1 1 x f 0 1

f 1
=
f 1

f 1
=
x d
1 1
=
x d
1 1

x d
0 1

x f 0 0 x f 0 1 x f 0 0 xd
0 0 xd
0 1 xd0 0

f 0 f 1 f 0

Hay có thể viết gọn:


x1 x1 x 01
=  (7.27)
x0 x 01 x0

Trong đó: x 01 =
x f 0 1

f 1

Các lượng tăng (giảm) tuyệt đối có thể tính toán và xác định trong mối quan hệ sau đây:

x 1 − x 0 = ( x 1 − x 01 ) + ( x 01 − x 0 ) (7.28)
Các lượng tăng (giảm) tương đối cũng được xác định và biểu hiện trong mối quan hệ sau:
x1 − x 0 x 1 − x 01 x 01 − x 0
= + (7.29)
x0 x0 x0

8
Như vậy ta có thể kết luận rằng: Chỉ tiêu bình quân thay đổi là do lượng biến của chỉ
tiêu cần tính bình quan thay đổi và sự tác động của kết cấu tổng thể thay đổi.
VD1: Có tài liệu về lao động – tiền lương tại một doanh nghiệp như sau:

Mức lương 1 công nhân Số công nhân

Phân (triệu đồng) (người)


xưởng Kì gốc Kì báo cáo Kì gốc Kì báo cáo
(X0) (X1) (T0) (T1)

A 6 7 80 70

B 8 9 100 120

Yêu cầu: Phân tích sự biến động mức lương bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp
kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng các nhân tố.
Giải
Phương trình kinh tế:

Tiền lương bình quân một công Tổng quỹ lương


=
nhân Tổng số công nhân

F
=
T

Ta có hệ thống chỉ số:


𝐈𝐗̅ = 𝐈𝐗 × 𝐈𝐝
𝐱̅ 𝟏 𝐱̅ 𝟏 𝐱̅ 𝟎𝟏
= ×
𝐱̅ 𝟎 𝐱̅ 𝟎𝟏 𝐱̅ 𝟎
Tính các chỉ tiêu:
∑ 𝐱 𝟎 𝐓𝟎 (𝟔 × 𝟖𝟎) + (𝟖 × 𝟏𝟎𝟎)
𝐱̅ 𝟎 = = = 𝟕, 𝟏𝟏𝟏 (triệu đồng/người)
∑ 𝐓𝟎 𝟖𝟎 + 𝟏𝟎𝟎
∑ 𝐱 𝟏 𝐓𝟏 (𝟕 × 𝟕𝟎) + (𝟗 × 𝟏𝟐𝟎)
𝐱̅ 𝟏 = = = 𝟖, 𝟐𝟔𝟑 (triệu đồng/người)
∑ 𝐓𝟏 𝟕𝟎 + 𝟏𝟐𝟎
∑ 𝐱 𝟎 𝐓𝟏 (𝟔 × 𝟕𝟎) + (𝟖 × 𝟏𝟐𝟎)
𝐱̅ 𝟎𝟏 = = = 𝟕, 𝟐𝟔𝟑 (triệu đồng/người)
∑ 𝐓𝟏 𝟕𝟎 + 𝟏𝟐𝟎

Thay số vào hệ thống chỉ số, ta có:

9
𝟖, 𝟐𝟔𝟑 𝟖, 𝟐𝟔𝟑 𝟕, 𝟐𝟔𝟑
= ×
𝟕, 𝟏𝟏𝟏 𝟕, 𝟐𝟔𝟑 𝟕, 𝟏𝟏𝟏
𝟏, 𝟏𝟔𝟐 = 𝟏, 𝟏𝟑𝟕𝟕 × 𝟏, 𝟎𝟐𝟏𝟒
𝟏𝟏𝟔, 𝟐% = 𝟏𝟏𝟑, 𝟕𝟕% × 𝟏𝟎𝟐, 𝟏𝟒%
(+𝟏𝟔, 𝟐%) (+𝟏𝟑, 𝟕𝟕%) (+𝟐, 𝟏𝟒%)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:


𝐱̅ 𝟏 − 𝐱̅ 𝟎 = (𝐱̅ 𝟏 − 𝐱̅ 𝟎𝟏 ) + (𝐱̅ 𝟎𝟏 − 𝐱̅ 𝟎 )
𝟖, 𝟐𝟔𝟑 − 𝟕, 𝟏𝟏𝟏 = (𝟖, 𝟐𝟔𝟑 − 𝟕, 𝟐𝟔𝟑) + (𝟕, 𝟐𝟔𝟑 − 𝟕, 𝟏𝟏𝟏)
𝟏, 𝟏𝟓𝟐 = 𝟏 + 𝟎, 𝟏𝟓𝟐

Chênh lệch tương đối:


𝐱̅ 𝟏 − 𝐱̅ 𝟎 𝐱̅ 𝟏 − 𝐱̅ 𝟎𝟏 𝐱̅ 𝟎𝟏 − 𝐱̅ 𝟎
= +
𝐱̅ 𝟎 𝐱̅ 𝟎 𝐱̅ 𝟎
𝟏, 𝟏𝟓𝟐 𝟏 𝟎, 𝟏𝟓𝟐
= +
𝟕, 𝟏𝟏𝟏 𝟕, 𝟏𝟏𝟏 𝟕, 𝟏𝟏𝟏
𝟎, 𝟏𝟔𝟐 = 𝟎, 𝟏𝟒𝟎𝟔 + 𝟎, 𝟎𝟐𝟏𝟒

Kết luận: Tiền lương bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ
gốc tăng 16,2% tương ứng số tuyệt đối là 1,152 triệu đồng/người do ảnh hưởng của hai nhân
tố:
- Do bản thân tiền lương của công nhân tăng 13,77% đã làm cho tiền lương bình quân
một công nhân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 1 triệu đồng/người tương ứng với số tương đối là
14,06%.
Do kết cấu công nhân có các mức lương cao thấp khác nhau thay đổi đã làm cho tiền
lương bình quân một công nhân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 0,152 triệu đồng/người và ứng
số tương đối là 2,14%.
7.4.2. Phân tích biến động của tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ tiêu bình
quân
Như đã trình bày ở chương 4, có nhiều loại chỉ tiêu bình quân được tính trên cơ sở tổng
lượng biến tiêu thức. Vì vậy, chỉ tiêu bình quân trong trường hợp đó là một nhân tố cấu thành
của tổng lượng biến các tiêu thức.

10
Ví dụ:
Tổng sản phẩm sản xuất = năng xuất lao động bình quân một công nhân x Tổng số công
nhân.
11
Tổng quỹ lương = Tiền lương bình quân một công nhân x Tổng số công nhân.
Tổng giá thành = Giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm x Tổng sản phẩm
Từ các đẳng thức trên đây, ta thiết lập các hệ thống chỉ số:
Chỉ số tổng sản phẩm (IQ) = Chỉ số năng xuất lao động bình quân (I w ) x Chỉ số tổng số
công nhân (If)
Chỉ số tổng quỹ lương (Ixf) = Chỉ số tiền lương bình quân (I x ) x Chỉ số tổng số công
nhân (If)
Chỉ số Tổng giá thành (Izq) = Chỉ số giá thành bình quân đơn vị sản phẩm (I z ) x Chỉ số
tổng sản lượng (Iq)
Để phân tích, ta có thể viết cụ thể hơn các hệ thống chỉ số này, ví dụ hệ thống chỉ số:
IXf = I X  If

Có thể viết:
x 1  f1 x 1  f1 x 0  f1
=  (7.30)
x0  f0 x 0  f1 x0  f0

Nếu ký hiệu F1= x 1  f 1 và F0= x 0  f 0

Có thể viết gọn:


F1 x 1  f 1
= 
F0 x 0  f 0

Các lượng tăng (giảm) tuyệt đối:


x 1  f 1 − x 0  f 0 = ( x 1  f 1 - x 0  f 1 ) +( x 0  f 1 - x 0  f 0 ) (7.31)

Và các lượng tăng (giảm) tương đối:


x 1  f1 − x 0  f 0 x 1  f1 − x 0  f1 x 0  f1 − x 0  f 0
= + (7.32)
x0  f0 x0  f0 x0  f0

Trong nhiều trường hợp khi tài liệu cho phép để phân tích sâu hơn ta có thể sử dụng hệ
thống chỉ số:
x1  f 0 x 1  f1 x 01  f 1 x 0  f1
=   (7.33)
x0  f0 x 01  f 1 x 0  f1 x0  f0

Có thể viết gọn:


F1 x x
= 1  01 
 f1
F0 x 01 x 0  f 0

Trường hợp này, các lượng tăng (giảm) tuyệt đối được tính theo công thức:

12
x 1  f 1 − x 0  f 0 = ( x 1  f 1 - x 01  f 1 )+( x 01  f 1 - x 0  f 0 )+

+( x 0  f 1 - x 0  f 0 ) (7.34)

Và các lượng tăng (giảm) tương đối:


x 1  f1 − x 0  f 0 x 1  f 1 − x 01  f 1 x 01  f 1 − x 0  f 1 x 0  f1 − x 0  f 0
= + + (7.35)
x0  f0 x0  f0 x0  f0 x0  f0

Trong hệ thống chỉ số (7.33):


Chỉ số thứ nhất nêu biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động
của cả hai yếu tố chỉ tiêu bình quân và tổng số đơn vị tổng thể.
Chỉ số thứ hai nêu biến động của bản thân tiêu thức được bình quân và ảnh hưởng của
nó đến biến động của tổng lượng biến tiêu thức.
Chỉ số thứ ba nêu biến động của kết cấu tổng thể và ảnh hưởng của nó đến sự biến động
của của chỉ tiêu bình quân, theo đó ảnh hưởng đến sự biến động của tổng lượng biến tiêu thức.
Chỉ số thứ tư nêu biến động của tổng số đơn vị tổng thể và tác động của nó đến sự biến
động của tổng lượng biến tiêu thức.
VD1: Có tài liệu về lao động – tiền lương tại một doanh nghiệp như sau:

Mức lương 1 công nhân Số công nhân

Phân (triệu đồng) (người)


xưởng Kì gốc Kì báo cáo Kì gốc Kì báo cáo
(X0) (X1) (T0) (T1)

A 6 7 80 70

B 8 9 100 120

Yêu cầu: Phân tích phân tích biến động của tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp kỳ báo
cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng các nhân tố.
Phương trình kinh tế:

Tổng quỹ Tiền lương bình quân Tổng số


= 
lương một công nhân công nhân

F = ̅̅̅
𝐱  T

IF = IX  Id  IT

Hệ thống chỉ số:


𝐅𝟏 ̅̅̅
𝐱 𝟏 ̅̅̅
𝐱 𝟎𝟏 ∑ 𝐓𝟏
= × ×
𝐅𝟎 ̅̅̅
𝐱 𝟎𝟏 ̅̅̅
𝐱 𝟎 ∑ 𝐓𝟎

13
Tính các chỉ tiêu:
∑ 𝐱 𝟎 𝐓𝟎 (𝟔 × 𝟖𝟎) + (𝟖 × 𝟏𝟎𝟎)
𝐱̅ 𝟎 = = = 𝟕, 𝟏𝟏𝟏 (triệu đồng/người)
∑ 𝐓𝟎 𝟖𝟎 + 𝟏𝟎𝟎
∑ 𝐱 𝟏 𝐓𝟏 (𝟕 × 𝟕𝟎) + (𝟗 × 𝟏𝟐𝟎)
𝐱̅ 𝟏 = = = 𝟖, 𝟐𝟔𝟑 (triệu đồng/người)
∑ 𝐓𝟏 𝟕𝟎 + 𝟏𝟐𝟎
∑ 𝐱 𝟎 𝐓𝟏 (𝟔 × 𝟕𝟎) + (𝟖 × 𝟏𝟐𝟎)
𝐱̅ 𝟎𝟏 = = = 𝟕, 𝟐𝟔𝟑 (triệu đồng/người)
∑ 𝐓𝟏 𝟕𝟎 + 𝟏𝟐𝟎

𝐅𝟎 = ∑ 𝐱 𝟎 𝐓𝟎 = (𝟔 × 𝟖𝟎) + (𝟖 × 𝟏𝟎𝟎) = 𝟏𝟐𝟖𝟎 (triệu đồng)

𝐅𝟏 = ∑ 𝐱 𝟏 𝐓𝟏 = (𝟕 × 𝟕𝟎) + (𝟗 × 𝟏𝟐𝟎) = 𝟏𝟓𝟕𝟎 (triệu đồng)

Tổng CN kỳ báo cáo: T1 = 70 + 120 = 190 (người)


Tổng CN kỳ gốc: T0 = 80 + 100 = 180 (người)

Thay số vào hệ thống chỉ số, ta có:


𝟏𝟓𝟕𝟎 𝟖, 𝟐𝟔𝟑 𝟕, 𝟐𝟔𝟑 𝟏𝟗𝟎
= × ×
𝟏𝟐𝟖𝟎 𝟕, 𝟐𝟔𝟑 𝟕, 𝟏𝟏𝟏 𝟏𝟖𝟎
𝟏, 𝟐𝟐𝟔𝟓 = 𝟏, 𝟏𝟑𝟕𝟕 × 𝟏, 𝟎𝟐𝟏𝟒 × 𝟏, 𝟎𝟓𝟓𝟓
𝟏𝟐𝟐, 𝟔𝟓% = 𝟏𝟏𝟑, 𝟕𝟕% × 𝟏𝟎𝟐, 𝟏𝟒% × 𝟏𝟎𝟓, 𝟓𝟓%
(+𝟐𝟐, 𝟔𝟓%) (+𝟏𝟑, 𝟕𝟕%) (+𝟐, 𝟏𝟒%) (+𝟓, 𝟓𝟓%)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:

𝐅𝟏 − 𝐅𝟎 = (̅̅̅
𝐱 𝟏 − ̅̅̅
𝐱 𝟎𝟏 ) ∑ 𝐓𝟏 + (̅̅̅
𝐱 𝟎𝟏 − ̅̅̅
𝐱 𝟎 ) ∑ 𝐓𝟏 + (∑ 𝐓𝟏 − ∑ 𝐓𝟎 ) ̅̅̅
𝐱𝟎
1570 − 1280 = (8,263 − 7,263) × 190 + (7,263 − 7,111) × 190 + (190 − 180) × 7,111
𝟐𝟗𝟎 = 𝟏𝟗𝟎 + 𝟐𝟖, 𝟖𝟖 + 𝟕𝟏, 𝟏𝟏

Chênh lệch tương đối:


𝐅𝟏 − 𝐅𝟎 (̅̅̅
𝐱 𝟏 − ̅̅̅
𝐱 𝟎𝟏 ) ∑ 𝐓𝟏 (̅̅̅
𝐱 𝟎𝟏 − ̅̅̅
𝐱 𝟎 ) ∑ 𝐓𝟏 (∑ 𝐓𝟏 − ∑ 𝐓𝟎 )̅̅̅
𝐱𝟎
= + +
𝐅𝟎 𝐅𝟎 𝐅𝟎 𝐅𝟎
290 190 28,88 71,11
= + +
1280 1280 1280 1280
𝟎, 𝟐𝟐𝟔𝟓 = 𝟎, 𝟏𝟒𝟖𝟒 + 𝟎, 𝟎𝟐𝟐𝟔 + 𝟎, 𝟎𝟓𝟓𝟓

Kết luận: Tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 22,65%
tương ứng số tuyệt đối là 290 triệu đồng do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Do bản thân tiền lương của công nhân tăng 13,77% đã làm cho tổng quỹ lương kỳ
báo cáo so với kỳ gốc tăng 190 triệu đồng ứng với số tương đối là 14,84%.

14
- Do kết cấu công nhân có các mức lương cao thấp khác nhau thay đổi đã làm cho
tổng quỹ lương kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 28,88 triệu đồng ứng với số tương đối là 2,26%.
- Do tổng số công nhân tăng 5,55% đã làm cho tổng quỹ lương kỳ báo cáo so với kỳ
gốc tăng 71,11 triệu đồng ứng với số tương đối là 5,55%.
7.4.3. Phân tích biến động của tổng lượng biến tiêu thức không sử dụng chỉ tiêu
bình quân
Để phân tích, ta có thể viết cụ thể hơn các hệ thống chỉ số này, ví dụ hệ thống chỉ số:

I xf = Ix  If

X f 1 1
=
X f 1 1

X f 0 1

X f 0 0 X f 0 1 X f 0 0

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Chênh lệch tuyệt đối):

X f 1 1 −  X 0f 0 = ( X f −  X f ) + ( X f −  X f ) =  ( X
1 1 0 1 0 1 0 0 1 − X 0 )f 1 +  (f 1 − f 0 )X 0
(1' ) = (2' ) + (3' )
Lượng tăng (giảm) tương đối (Chênh lệch tương đối):

X f −X f
1 1 0 0
=
X f −X f
1 1 0 1
+
X f −X f
0 1 0 0

X f 0 0 X f 0 0 X f 0 0

(1' ) = (2' ) + (3' ) %


Chỉ số thứ nhất nêu biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động
của cả hai yếu tố lượng biến tiêu thức và số đơn vị tổng thể.
Chỉ số thứ hai nêu biến động của lượng biến tiêu thức và ảnh hưởng của nó đến biến
động của tổng lượng biến tiêu thức.
Chỉ số thứ ba nêu biến động của số đơn vị tổng thể và tác động của nó đến sự biến động
của tổng lượng biến tiêu thức.
VD3: Có tài liệu về tính hình tiêu thụ hàng hóa tại một cửa hàng như sau:

Giá bán lẻ đơn vị Lượng hàng hoá


Tên (ngàn đồng) tiêu thụ
Đơn vị
mặt
tính Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
hàng
(p0) (p1) (q0) (q1)

A Kg 42 40 2.000 2.200
B mét 12 10 3.000 3.500
C cái 30 25 1.000 1.400

Yêu cầu: Phân tích sự biến động mức tiêu thụ hàng hóa của cửa hàng kỳ báo cáo so với
kỳ gốc do ảnh hưởng các nhân tố.
15
Giải
Phương trình kinh tế:

Mức tiêu thụ hàng Số lượng sản


= Giá bán 1 đơn vị sản phẩm 
hóa phẩm

M = p  q

IM = Ip  Iq

Hệ thống chỉ số:


𝐈𝐌 = 𝐈𝐩 × 𝐈𝐪
∑ 𝐩𝟏 𝐪𝟏 ∑ 𝐩𝟏 𝐪𝟏 ∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟏
= ×
∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟎 ∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟏 ∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟎

Tính các chỉ tiêu:

∑ 𝐩𝟏 𝐪𝟏 = (𝟒𝟎 × 𝟐𝟐𝟎𝟎) + (𝟏𝟎 × 𝟑𝟓𝟎𝟎) + (𝟐𝟓 × 𝟏𝟒𝟎𝟎) = 𝟏𝟓𝟖 𝟎𝟎𝟎(ngàn đồng)

∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟎 = (𝟒𝟐 × 𝟐𝟎𝟎𝟎) + (𝟏𝟐 × 𝟑𝟎𝟎𝟎) + (𝟑𝟎 × 𝟏𝟎𝟎𝟎) = 𝟏𝟓𝟎 𝟎𝟎𝟎(ngàn đồng)

∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟏 = (𝟒𝟐 × 𝟐𝟐𝟎𝟎) + (𝟏𝟐 × 𝟑𝟓𝟎𝟎) + (𝟑𝟎 × 𝟏𝟒𝟎𝟎) = 𝟏𝟕𝟔 𝟒𝟎𝟎(ngàn đồng)

Thay số vào hệ thống chỉ số trên, ta có:


𝟏𝟓𝟖 𝟎𝟎𝟎 𝟏𝟓𝟖 𝟎𝟎𝟎 𝟏𝟕𝟔 𝟒𝟎𝟎
= ×
𝟏𝟓𝟎 𝟎𝟎𝟎 𝟏𝟕𝟔 𝟒𝟎𝟎 𝟏𝟓𝟎 𝟎𝟎𝟎
𝟏, 𝟎𝟓𝟑𝟑 = 𝟎, 𝟖𝟗𝟓 × 𝟏, 𝟏𝟕𝟔
𝟏𝟎𝟓, 𝟑𝟑% = 𝟖𝟗, 𝟓% × 𝟏𝟏𝟕, 𝟔%
(+𝟓, 𝟑𝟑%) (−𝟏𝟎, 𝟓%) (+𝟏𝟕, 𝟔%)
Chênh lệch tuyệt đối:

𝐌𝟏 − 𝐌𝟎 = (∑ 𝐩𝟏 𝐪𝟏 − ∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟏 ) + (∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟏 − ∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟎 )
158 000 − 150 000 = (158 000 − 176 400) + (176 400 − 150 000)
𝟖𝟎𝟎𝟎 = ( −𝟏𝟖 𝟒𝟎𝟎 ) + 𝟐𝟔 𝟒𝟎𝟎

Chênh lệch tương đối:


𝐌𝟏 − 𝐌𝟎 (∑ 𝐩𝟏 𝐪𝟏 − ∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟏 ) (∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟏 − ∑ 𝐩𝟎 𝐪𝟎 )
= +
𝐌𝟎 𝐌𝟎 𝐌𝟎
8000 ( −18 400 ) 26 400
= +
150 000 150 000 150 000
𝟎, 𝟎𝟓𝟑𝟑 = ( −𝟎, 𝟏𝟐𝟔𝟔 ) + 𝟎, 𝟏𝟕𝟔

16
Kết luận: Mức tiêu thụ hàng hóa kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 5,33% tương ứng số tuyệt
đối là 8 000 ngàn đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
- Do giá cả hàng hóa các mặt hàng nói chung giảm 10,5% đã làm cho mức tiêu thụ
hàng hóa kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 18 400 ngàn đồng ứng với số tương đối là 12,66%.
- Do lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 17,6% đã làm cho mức
tiêu thụ hàng hóa tăng 26 400 ngàn đồng ứng với số tương đối là 17,6%.
Tóm lược cuối chương
- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHỈ SỐ
Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương ứng đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức
độ nào đó của một hiện tượng kinh tế – xã hội.
a, Dựa vào phạm vi tính toán, người ta thường phân loại chỉ số cá thể và chỉ số chung.
b, Dựa vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, người ta thường phân biệt chỉ số chỉ tiêu
chất lượng và chỉ số chỉ tiêu số lượng.
c, Dựa vào tác dụng của chỉ số hoặc đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, chỉ số thường
bao gồm: chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch.
d, Dựa vào phương pháp tính toán có thể chia chỉ số thành hai loại là: chỉ số tổng hợp
(liên hợp) và chỉ số bình quân.
- PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ
▪ Tính chỉ số cá thể
Tính chỉ số cá thể tương tự như tính số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch và
số tương đối không gian đã được trình bày ở các chương khác.
Ví dụ: chỉ số cá thể phản ánh sự biến động giá cả mặt hàng nào đó trong kì nghiên cứu
so với kì gốc được tính theo công thức sau:
P1
ip = (7.1)
P2
Trong đó:
ip : chỉ số cá thể về giá cả.
P1 : giá bán lể của mặt hàng trong kì nghiên cứu.
P0 : giá bán lể của mặt hàng trong kì gốc.
q1
Tương tự đối với chỉ số cá thể về lượng hàng hoá tiêu thụ iq =
q0
iq : Chỉ số cá thểvề lượng hàng hoá tiêu thụ
q1 : Lượng hàmg hoá tiêu thụ kỳ báo cáo
q0 : Lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc
▪ Tính chỉ số chung
Chỉ số phát triển

17
✓ Chỉ số liên hợp (Chỉ số tổng hợp)
Chỉ số liên hợp là chỉ số được tính toán bằng phương pháp tổng hợp từ các mức độ,
phần tử, yếu tố hợp thành tổng thể chung.
✓ Chỉ số bình quân
Xét về hình thức biểu hiện, chỉ số bình quân là số bình quân gia quyền của các chỉ số
cá thể.
Về nội dung, nó vẫn phản ánh sự biến động của nhân tố nghiên cứu.
Chỉ số không gian
Chỉ số không gian là chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng qua 2 không gian
khác nhau.
- HỆ THỐNG CHỈ SỐ
Các chỉ số có thể xây dựng để nghiên cứu một cách độc lập hoặc nghiên cứu trong mối
liên hệ lẫn nhau bằng cách kết hợp chúng thành một hệ thống chỉ số.
- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA
CHỈ TIÊU BÌNH QUÂN VÀ TỔNG LƯỢNG BIẾN TIÊU THỨC
▪ Phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân
Chỉ tiêu bình quân biến động do ảnh hưởng biến động của hai nhân tố: Lượng biến của
tiêu thức nghiên cứu và kết cấu tổng thể.
Để nghiên cứu biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động của các nhân
tố nói trên, thống kê thường dùng các chỉ số sau:
a) Chỉ số cấu thành khả biến: nêu lên sự biến động của chỉ tiêu bình quân giữa hai kì
khác nhau. Chỉ số này được tính bằng cách so số bình quân kì nghiên cứu với số bình
quân kì gốc.
b) Chỉ số cấu thành cố định: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng của
riêng lượng biến tiêu thức nghiên cứu (lượng biến tiêu thức được bình quân). Vì kết cấu
tổng thể ở đây được coi như không biến đổi (thường được cố định ở kỳ nghiên cứu)
c) Chỉ số ảnh hưởng kết cấu: Phản ánh sự biến động của kết cấu tổng thể ảnh hưởng đến
sự biến động của chỉ tiêu bình quân, vì ở đây tiêu thức nghiên cứu được coi như không
đổi nên thường được cố định ở kỳ gốc
▪ Phân tích biên động của tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ tiêu bình quân
Có nhiều loại chỉ tiêu bình quân được tính trên cơ sở tổng lượng biến tiêu thức. Vì vậy,
chỉ tiêu bình quân trong trường hợp đó là một nhân tố cấu thành của tổng lượng biến các tiêu
thức
F1 x 1  f 1
= 
F0 x 0  f 0
Hoặc

18
= 1  x 01   1
F1 x f
F0 x 01 x 0  f 0
▪ Phân tích biên động của tổng lượng biến tiêu thức không sử dụng chỉ tiêu bình
quân

I xf = Ix  If

X f 1 1
=
X f 1 1

X f 0 1

X f 0 0 X f 0 1 X f 0 0

Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Tại sao nói: chỉ số là số tương đối đặc biệt?
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.1.1. Khái niệm chỉ số)
Câu 2: Trình bày ý nghĩa và nguyên tắc chọn quyền số của chỉ số liên hợp.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.2.2.1.1.b. Vấn đề chọn quyền số của chỉ số liên hợp)
Câu 3: Khi nào phản ánh sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội theo phương pháp chỉ
số liên hợp, khi nào phản ánh sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội theo
phương pháp chỉ số bình quân.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.2.2.1.1. Chỉ số liên hợp)
Câu 4: Trình bày tác dụng của chỉ số, phương pháp chỉ số và hệ thống chỉ số.
(Gợi ý: Tham khảo mục 3.2.1.2. Phân tổ theo tiêu thức số lượng)
Câu 5: Trình bày phương pháp phân tích chỉ số toàn bộ thành chỉ số nhân tố.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.3.3. Hệ thống chỉ số các chỉ tiêu có liên hệ với nhau)
Câu 6: Trình bày phương pháp phân tích sự biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng
biến tiêu thức bằng phương pháp chỉ số.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.4. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của
chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức)
Câu 7: Nêu khái niệm chỉ số và đặc điểm của phương pháp chỉ số.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.1. Khái niệm và phân loại chỉ số)
Câu 8: Tất cả các loại số tương đối có được coi là chỉ số không? Vì sao?
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.1. Khái niệm và phân loại chỉ số)
Câu 9: Trình bày khái niệm quyền số, căn cứ chọn quyền số trong chỉ số liên hợp.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.2.2.1.1.b. Vấn đề chọn quyền số của chỉ số liên hợp)
Câu 10: Trình bày căn cứ lập hệ thống chỉ số và cấu thành của hệ thống chỉ số.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.3. Hệ thống chỉ số)
Câu 11: Trình bày các quyền số của chỉ số không gian đối với chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu
chất lượng.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.2.2.2. Chỉ số không gian)
Câu 12: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa số bình quân số học và chỉ số bình quân
số học.

19
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.2.2.1.2. Chỉ số bình quân)
Câu 13: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa số bình quân điều hoà và chỉ số bình quân
điều hoà.
(Gợi ý: Tham khảo mục 7.2.2.1.2. Chỉ số bình quân)

20

You might also like