You are on page 1of 50

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN KHUẾCH TÁN CHẤT Ô


NHIỄM TỪ CÁC NGUỒN THẤP
NỘI DUNG

4.1. Nguồn điểm thấp


4.2. Nguồn đường
4.3. Nguồn mặt
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGUỒN THẤP
▪ Các loại nguồn thải khí độc hại nằm ngay trên mặt đất:

• Bụi và khí độc hại bốc lên từ bãi rác, bãi chứa than xỉ, bãi để vật
tư có chứa chất dễ bay hơi độc hại,…

• Các loại phương tiện vận tải chạy trên đường cùng thải vào
không khí nhiều loại chất độc hại và muội khói.
PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP

▪ Nguồn mặt: bãi rác, kho bãi chứa chất bay hơi độc
hại…

▪ Nguồn đường: dòng xe ô tô chạy nối đuôi nhau trên


đường, băng cửa mái của nhà công nghiệp,…

▪ Nguồn điểm: các loại ống khói, ống xả, ống thải khí của
hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống thiết bị
máy móc công nghệ nằm trong vùng bóng khí động, do
các công trình xung quanh gây ra
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGUỒN THẤP (tiếp)

▪ Một số nguồn thải trong công nghiệp:


• Các loại ống thải khí của hệ thống thông gió, điều hòa không khí
• Các loại ống xả khí của thiết bị máy móc công nghệ,
NGUỒN ĐIỂM
PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP (tiếp)
▪ Nguồn thải dạng ống khói, ống xả khí (nguồn điểm) thì tùy thuộc vào
độ cao của nguồn so với độ cao của vùng bóng khí động do các
công trình nhà cửa lân cận gây ra → mà có thể được xem là nguồn
cao hay nguồn thấp

▪ Do đó khi tính toán mức độ ô nhiễm không khí gây ra bởi các ống
thải của hệ thống thông gió hoặc của hệ thống công nghệ trong
phạm vi khu công nghiệp → cần phải tính đến ảnh hưởng của
vùng bóng khí động của công trình và vị trí tương đối cũng
như độ cao của ống thải so với bóng khí động
PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP (tiếp)

▪ Bóng khí động của công trình phụ thuộc vào:

• Kích thước công trình

• Công trình đứng độc lập hay nằm trong cụm nhiều công trình lân
cận nhau

• Khoảng cách giữa các ngôi nhà trong cụm công trình

• Chiều gió
PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP (tiếp)
Về kích thước công trình:
• Nhà hẹp: nếu bề rộng của nhà b ≤ 2,5 Hnh;
• Nhà rộng: nếu bề rộng của nhà b > 2,5 Hnh;
• Nhà dài: có kích thước vuông góc với hướng gió l lớn hơn10 Hnh (l > 10
Hnh)
• Nhà ngắn: có l  10 Hnh
Trong đó: Hnh – chiều cao của nhà

Về khoảng cách giữa các nhà trong cụm công trình:


• Nếu hai nhà cách nhau trên 10 (8) lần chiều cao của ngôi nhà hẹp
(rộng) đứng trước (theo chiều gió) → có thể xem ngôi nhà đó là
đứng độc lập.

Về hướng gió: trường hợp bất lợi nhất là khi gió thổi trực giao với trục
nhà

Các nguồn thải làm ô nhiễm vùng gió quẩn (vùng bóng khí động)
→ được xem là các nguồn thấp.
PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP (tiếp)

Hình 4.1.a. Nhà hẹp đứng độc lập

1. Vùng áp suất dương (cản gió)


2. Vùng gió quẩn chung (cả bên trên & sau nhà)
PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP (tiếp)

Hình 4.1.b. Nhà rộng đứng độc lập

3. Vùng gió quẩn trên mái phía đón gió


4. Vùng gió quẩn phía khuất gió
PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP (tiếp)

Hình 4.1.c. Nhà hẹp đứng trước nhà khác với khoảng cách x1 ≤ 8 Hnh

5. Vùng gió quẩn giữa 2 ngôi nhà


PHÂN LOẠI NGUỒN THẤP (tiếp)

Hình 4.1.d. Nhà rộng đứng trước nhà khác với khoảng cách x1 ≤ 8 Hnh

3. Vùng gió quẩn trên mái phía đón gió


5. Vùng gió quẩn giữa 2 ngôi nhà
Chiều cao giới hạn Hgh của nguồn thấp
a. Nhà hẹp đứng độc lập
• Nếu vẽ đường tiếp tuyến với đường ranh giới của bóng khí động
hợp với mặt đất một góc α = 20o → chân của đường tiếp tuyến
(điểm B) sẽ cách mặt sau của nhà một khoảng cách đúng = 7 Hnh
(hình 4.2)
• Miệng thải ống khói nằm thấp hơn đường huyền AB của tam giác
OAB → được xem là nguồn thấp.
Chiều cao giới hạn Hgh của nguồn thấp (tiếp)
Nhà hẹp đứng độc lập
▪ Xác định chiều cao giới hạn của nguồn thấp:
Hgh = 0,36bz + 2,5Hnh (4.1)
Trong đó:
• bz – khoảng cách từ mặt sau (mặt làm chuẩn) của nhà đến nguồn
thải
• Nếu nguồn thải nằm bên trái mặt chuẩn: bz > 0
• Nếu nguồn thải nằm bên phải mặt chuẩn: bz < 0
Chiều cao giới hạn Hgh của nguồn thấp (tiếp)

b. Nhà rộng đứng độc lập


Hgh = (bz + 4,7Hnh) tg α = 0,36bz + 1,7Hnh (4.2)
Chiều cao giới hạn Hgh của nguồn thấp (tiếp)

c. Đối với cụm nhà


Hgh = (bz + x1) tg α + H’nh = 0,36 (bz + x1) + H’nh (4.3)

Hình 4.4. Hai hay nhiều nhà đứng cạnh nhau trên trục gió
XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ Ô NHIỄM DO CÁC
NGUỒN THẤP DẠNG ỐNG KHÓI, ỐNG
THẢI KHÍ VÀ CỬA MÁI THÔNG GIÓ NHÀ
CÔNG NGHIỆP GÂY RA
Các công thức tính toán
▪ Bảng 4.1 (trang 151-155, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải –
Tập 1): công thức tính toán nồng độ ô nhiễm tại các vị trí tính toán khác
nhau trong khu công nghiệp ứng với các trường hợp khác nhau về vị trí
nguồn thải và đặc điểm công trình → các thông số tính toán: hệ số k;
các hệ số S-S4
▪ Hệ số k (Bảng 4.1): xác định theo hình 4.5

ഥ của nguồn thải


Hình 4.5. Xác định hệ số k phụ thuộc vào độ cao tương đối 𝐇
Bảng 4.1
Bảng 4.1
Bảng 4.1
Bảng 4.1
Bảng 4.1
Bảng 4.1
Các công thức tính toán (tiếp)
▪ Hệ số S ÷ S4 (bảng 4.1) xác định bằng biểu đồ hình 4.6
Các công thức tính toán (tiếp)

▪ Hệ số S ÷ S4 (bảng 4.1) được xác định theo công thức:

(4.30)

(4.31)

(4.32)

(4.33)

(4.34)
4
Các công thức tính toán (tiếp)
▪ Xác định hệ số m phụ thuộc vào
thông số b theo biểu đồ hình 4.7.

▪ Biểu đồ hình 4.7a áp dụng cho các


trường hợp sau đây:

• Nguồn thấp dạng điểm hoặc đường


khi miệng thải nằm trong vùng gió
quẩn trên mái phía đón gió của nhà
rộng đứng độc lập (đường cong trên
cùng) hoặc nhà rộng đứng đầu gió
(trong cụm nhà). Thông số: 𝐛ҧ = b/Hnh

• Nguồn thấp dạng đường khi miệng


thải nằm bên ngoài vùng gió quẩn trên
mái phía đón gió của nhà rộng đứng
độc lập (đường cong trên cùng) hoặc
nhà rộng đứng đầu gió (trong cụm
nhà). Thông số: 𝐛ҧ = b3/Hnh
Các công thức tính toán (tiếp)
▪ Biểu đồ hình 4.7b áp dụng cho các trường hợp nguồn thấp dạng
điểm khi miệng thải nằm bên ngoài vùng gió quẩn trên mái phía
đón gió của nhà rộng đứng độc lập (đường cong trên cùng) hoặc
nhà rộng đứng đầu gió. Thông số: 𝐛ҧ = b3/Hnh
CÁC VÍ DỤ TÍNH TOÁN
CÁC VÍ DỤ TÍNH TOÁN
CÁC VÍ DỤ TÍNH TOÁN
CÁC VÍ DỤ TÍNH TOÁN
BÀI TẬP 1
- Cho phân xưởng (hình 4.8) có kích
thước: dài l = 48 m, rộng b = 28 m,
cao Hnh = 16 m, b3 = 14 m
- Lưu lượng khí thải L = 12 m3/s,
chất độc hại chứa trong khí thải
là SO2 với tải lượng M = 1650
mg/s.
- Nồng độ nền của trong khu vực
xung quanh phân xưởng là
Cnền(SO2) = 0,3 mg/m3 & Cc.f(SO2) =
20 mg/m3

Yêu cầu: Kiểm tra khả năng lấy gió


ngoài thổi vào (điều kiện: C ≤ 0,3
Cc.f) cho hệ thống thông gió tại các vị
trí A và B khi trên mái phân xưởng
có ống thải khí cao
a). H = 19 m.
b). H = 32 m.
BÀI TẬP 2
- Cho phân xưởng (hình 4.9) có
kích thước: dài l = 48 m, rộng b,
cao Hnh = 16 m.
- Phân xưởng có cửa mái ở độ cao
H = 19 m, có chiều dài = chiều dài
của nhà; mặt sau của cửa mái
cách tường phía khuất gió của
nhà là b3
- Lưu lượng khí thải L = 15 m3/s,
chất độc hại chứa trong khí thải là
SO2 với tải lượng M = 1950 mg/s.
- Nồng độ nền của trong khu vực
xung quanh phân xưởng là
Cnền(SO2) = 0,3 mg/m3 & Cc.f(SO2) =
20 mg/m3

Yêu cầu: Kiểm tra khả năng lấy gió


ngoài thổi vào (điều kiện: C ≤ 0,3 Cc.f)
cho hệ thống thông gió tại các vị trí A
và B trong trường hợp:
b = 28 m; b3 = 11 m
BÀI TẬP 3
- Cho phân xưởng (hình 4.10) có
kích thước: dài l = 180 m, rộng b =
120 m, cao Hnh = 16 m.
- Trên mái nhà có ống thải số 1 cao
H = 22 m và cửa mái 2 cao H = 18
m
- Trong khí thải chứa CO với lưu
lượng và tải lượng:
- Ống thải 1: L1 = 15 m3/s, M1 = 0,52
g/s
- Ống thải 2: L2 = 420 m3/s, M2 = 15
g/s
- Nồng độ cho phép của CO trong
phân xưởng là Ccf = 30 mg/m3

Yêu cầu: Kiểm tra chất lượng không


khí tại các điểm A, B và C có đáp ứng
được yêu cầu đối với không khí thổi
vào (điều kiện: C ≤ 0,3 Cc.f) của hệ
thống thông gió hay không?
BÀI TẬP 4
Cho khu công nghiệp gồm 3 nhà xưởng (hình 4.11) có kích
thước:
▪ Nhà số 1: l = 180 m, b = 96 m, Hnh = 16 m Nhà số 2: l =
130 m, b = 30 m, Hnh = 10 m Nhà số 3: l = 130 m, b = 40
m, Hnh = 10 m

Trong nhà máy có 3 nguồn thải khí có chứa CO như sau:


▪ Nguồn 1: ống thải, H1 = 20 m, L1 = 25 m3/s, M1 = 2,2 g/s
▪ Nguồn 2: cửa mái, H2 = 13 m, L2 = 600 m3/s, M2 = 22,5
g/s
▪ Nguồn 3: ống thải, H3 = 12 m, L3 = 20 m3/s, M3 = 1,75
g/s

Nồng độ cho phép của CO trong phân xưởng là Ccf = 30


mg/m3

Yêu cầu: Kiểm tra chất lượng không khí tại các điểm A, B
và C có đáp ứng được yêu cầu đối với không khí thổi vào
(điều kiện: C ≤ 0,3 Cc.f) của hệ thống thông gió hay không?
NGUỒN ĐƯỜNG

▪ THAM KHẢO TÀI LIỆU: trang 164, Ô nhiễm không khí


và xử lý khí thải – Tập 1)
NGUỒN MẶT

▪ THAM KHẢO TÀI LIỆU: trang 171, Ô nhiễm không khí


và xử lý khí thải – Tập 1)
NGUỒN ĐƯỜNG
Nồng độ ô nhiễm do nguồn đường có chiều dài nhất định
gây ra tại một điểm trên mặt đất có thể xác định theo
phương pháp sau đây:

▪ Giả thiết ta có nguồn đường AB chiều dài l (m), với tải


lượng chất ô nhiễm trên 1 m chiều dài của nó là M
(g/s.m).
▪ Hướng gió thổi trực giao với nguồn đường. Ta chọn trục
x đi qua trung điểm của O của nguồn và trùng với hướng
gió.
▪ Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm A với tọa độ x, y được
xác định theo công thức sau:
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)

mg/m3 (4.35)

(4.36)

Trong đó:
▪ M – tải lượng đơn vị chất ô nhiễm nguồn đường, g/s.m
▪ H – chiều cao của nguồn đường so với mặt đất
▪ x, y – tọa độ điểm tính toán, m
▪ u - vận tốc gió, m/s
▪ Cz, Cy – hệ số khuếch tán theo phương ngang và phương
đứng. Trong điều kiện bình thường có thể nhận Cz = Cy =
0,05 (tương tự như các hệ số p và q trong công thức
Bosamquet và Pearson)
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)
▪ n – hệ số kể đến sự thay đổi của điều kiện khí hậu,
trường nhiệt độ theo chiều cao. Đối với nguồn đường có
độ cao thấp có thể lấy n = 0;
▪ η - hệ số kể đến thời gian do (lấy mẫu) các thông số môi
trường:
(4.37)

▪ ∆t - thời gian lấy mẫu, phút. Đối với chất ô nhiễm là bụi
và khí SO2: ∆t = 20 ph, đối với khí CO: ∆t = 5 ph.
▪ erf – hàm phân tích xác suất
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)
▪ Trường hợp hướng gió thổi không trực giao với trục
nguồn mà lệch 1 góc tương đối bé (α - góc hợp bởi trục
nguồn với trục y trực giao với hướng gió) thì hệ số B
được tính toán với độ dài hình chiếu l0 của nguồn xuống
trục y và tải lượng đơn vị chất ô nhiễm M cũng được quy
về cho 1 m chiều dài của hình chiếu l0.
▪ Cần biết rằng khi nguồn đường có độ dài l tương đối lớn
- được xem như dài vô tận thì hệ số B = 2 và do đó ta có
thể dùng công thức (4.35) để tính toán nguồn đường dài
vô hạn với B = 2
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)
▪ Một phương pháp khác để tính toán nguồn đường có
chiều dài giới hạn được xuất phát từ mô hình Gauss khi
xem mỗi điểm của nguồn như một nguồn điểm. Lúc đó
nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất dọc theo trục gió thổi
trực giao với nguồn đường được xác định theo công
thức
, mg/m3 (4.38)

Trong đó: p1 = y1/σy và p2 = y2/σy ; ở đây y1, y2 – tọa độ


theo trục y của 2 đầu mút của nguồn mà y1 có trị số âm còn
y2 có trị số dương. Khi trục gió đi qua điểm giữa cả nguồn
đường có độ dài l thì y1 = - l/2 và y2 = l/2
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)
▪ Ứng với trị số x ta tra được các giá trị σy và σz tương
ứng cà các cận p1, p2 cũng hoàn toàn được xác định, từ
đó tính hoặc tra bảng trị số của tích phân có giới hạn ở
cuối cùng công thức và cuối cùng tính được trị số C1(x)
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)
▪ Trở lại công thức (4.38) ta thấy rằng thừa số với dấu tích
phân ở cuối cùng công thức có thể được viết thành:

(4.39)

▪ Đây chính là biểu thức tích phân xác suất Gauss theo
dạng biểu thức 3.28 với sai phương chuẩn σ = 1
▪ Khi nguồn đường có độ dài l vô hạn thì p1= -∞ và p2= +∞
và tích phân trên sẽ có giá trị B’ = 1.
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)
▪ Từ đó ta có thể suy luận rằng: khi nguồn đường có độ
dài vô hạn thì nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất tại
khoảng cách x nằm trên trục gió thổi trực giao với nguồn
đường sẽ được xác định bằng công thức

, mg/m3 (4.40)

Thực tế, qua tính toán cho thấy khi độ dài l của nguồn gấp
từ 2 lần trở lên kkhoangr cách x nằm trên trục gió trực giao
và đi qua điểm giữa của nguồn thì hệ số B’ xấp xỉ bằng 1
đối với tất cả cá cấp ổn định khí quyển từ A đến F. Như
vậy, lúc đó nguồn đường có thể được xem là dài vô tận và
ta có thể sử dụng công thức (4.40) để tính toán
NGUỒN ĐƯỜNG (tiếp)
▪ Bảng 4.2. Hệ số B’ theo công thức (4.39)

Trường hợp độ Trị số B’ ứng với các cấp ổng định khí quyển
dài l của
nguồn và A B C D E F
khoảng cách x
l = 300 m
0,998 1 1 1 1 1
x = 150 m
l = 300 m
0,999 1 1 1 1 1
x = 150 m
l = 300 m
0,999 1 1 1 1 1
x = 150 m
NGUỒN MẶT

▪ THAM KHẢO TÀI LIỆU: trang 171, Ô nhiễm không khí


và xử lý khí thải – Tập 1)

You might also like