You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐHSPKT TP.

HCM ĐÁP ÁN MÔN: QLCL SP IN


KHOA IN VÀ TT Mã môn học: PRQM330855
Học kỳ: I – 2016 - 2017
Ngày thi: 23/12/2016 Thời gian: 45 phút.

ĐÁP ÁN

Câu 1 D Câu 21 C Câu 41 C

Câu 2 A Câu 22 C Câu 42 C

Câu 3 C Câu 23 D Câu 43 D

Câu 4 D Câu 24 C Câu 44 B

Câu 5 B Câu 25 C Câu 45 D

Câu 6 A Câu 26 B

Câu 7 D Câu 27 D

Câu 8 C Câu 28 A

Câu 9 D Câu 29 D

Câu 10 B Câu 30 C

Câu 11 D Câu 31 B

Câu 12 C Câu 32 D

Câu 13 D Câu 33 C

Câu 14 C Câu 34 D

Câu 15 A Câu 35 B

Câu 16 C Câu 36 C

Câu 17 B Câu 37 C

Câu 18 D Câu 38 C

Câu 19 C Câu 39 A

Câu 20 A Câu 40 C
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ I NĂM HỌC 16-17
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Môn: Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm In ..............
NGÀNH IN Mã môn học: PRQM330855 .......................................
Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
Đề số/Mã đề: 01 Đề thi có 9 trang.
Thời gian: 45 phút.

CB chấm thi thứ nhất CB chấm thi thứ hai Không được phép sử dụng tài liệu.

Số câu đúng: Số câu đúng:

Điểm và chữ ký Điểm và chữ ký


Họ và tên: ...................................................................

Mã số SV: ...................................................................

Số TT: ....................... Phòng thi: ...............................

PHIẾU TRẢ LỜI


Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Chọn câu trả lời đúng: Bỏ chọn: Chọn lại:

STT A b c d STT a b c d
1 24
2 25
3 26
4 27
5 28
6 29
7 30
8 31
9 32
10 33
11 34
12 35
13 36
14 37
15 38
16 39
17 40
18 41
19 42
20 43
21 44
22 45
23

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 1
CÂU HỎI
1. Chất lượng In được hiểu như thế nào?
a. Chất lượng in là thoả mãn nhu cầu của khách hàng
b. Chất lượng in phù hợp với điều kiện sản xuất
c. Chất lượng in cần như nhau với mọi sản phẩm
d. Chất lượng in phù hợp với mục đích sử dụng

2. Mật độ tông nguyên của các màu mực được dùng với mục đích
a. Kiểm tra độ dày lớp mực.
b. Kiểm tra sự cân bằng xám.
c. Kiểm tra sự truyền mực.
d. Kiểm tra chồng màu

3. Mắt người rất nhạy với ánh sáng và màu sắc, theo đó mắt người quan sát sẽ rất
nhạy với các màu............, vì đây là một thuộc tính của thị giác.
a. Màu có tông độ tươi sáng.
b. Màu có tông độ nhạt và có màu ấm.
c. Màu có tính chất trung tính.
d. Màu có độ bảo hòa màu cao.

4. Sự cảm nhận màu sắc của người quan sát sẽ phụ thuộc vào:
a. Bước sóng ánh sáng.
b. Độ bảo hòa màu.
c. Quang phổ màu.
d. Cường độ ánh sáng.

5. Màu sắc của hình ảnh in sau khi in trên vật liệu in được nhận biết là do
a. Ánh sáng có bản chất là sóng.
b. Ánh sáng đi qua lớp mực phản xạ vào mắt người.
c. Tỷ lệ phối hợp giữa các màu sơ cấp và thứ cấp.
d. Lượng mực phủ trên bề mặt vật liệu in.

6. Dùng các ô kiểm tra cân bằng xám là để đánh giá


a. Kiểm tra sự cân bằng của các lớp mực xanh, đỏ, vàng.
b. Kiểm tra độ gia tăng tầng thứ.
c. Kiểm tra độ tương phản in của các màu mực in.
d. Kiểm tra sự chồng màu mực

7. Các ô ở vùng tông ¾ (75%) dùng cho mục đích nào sau đây
a. Kiểm tra sự cân bằng xám.
b. Kiểm tra độ dày lớp mực.
c. Không dùng để kiểm tra in.

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 2
d. Kiểm tra độ tương phản in.

8. Nếu các loại mực dùng cho in 4 màu CMYK trong một quá trình in có độ nhớt như
sau: Black 45 Pa.s; Cyan 40 Pa.s; Magenta 42 Pa.s và Yellow 38 Pa.s; thì thứ tự in
chồng màu tốt nhất là:
a. K,C,M và Y.
b. K,Y,M và C
c. K,M,C và Y
d. Y,M,C và K

9. Sự khác biệt giữa quản lý màu và phục chế màu truyền thống được mô tả như sau
a. Phụ thuộc vào đường cong đặc trưng mô tả các giá trị tông bằng cách chọn ICC
profile.
b. Sử dụng các UCR và GCR để phục chế màu phù hợp với ICC profile của vật liệu
c. Tính toán các giá trị RGB và chuyển qua CMYK qua không gian màu CIE-lab
d. Mô tả toàn bộ quá trình và chuyển đổi thông qua các ICC profile.

10. Nguồn sáng theo tiêu chuẩn công nghiệp để đánh giá màu là
a. 3.000 độ K
b. 5.000 độ K
c. 7.000 độ K
d. 10.000 độ K

11. Khi chúng ta in một lớp mực lên bề mặt giấy. Để nhận được màu sắc thì yêu cầu
cơ bản là
a. Mực in phải có tính phản xạ hoàn toàn.
b. Mực in không được hấp thụ ánh sáng.
c. Mực in phải có độ che phủ cao.
d. Mực in phải trong suốt như kính lọc màu.

12. Đường đặc trưng in thể hiện tính chất của.......:


a. Giá trị tầng thứ của sản phẩm In.
b. Tính bất biến của quá trình In
c. Khả năng phục chế tầng thứ của một hệ thống.
d. Tính tương phản của hình ảnh in.

13. Chất lượng điểm trame được thể hiện ở yếu tố nào sau đây?
a. Thể hiện qua góc xoay trame trên sản phẩm In
b. Thể hiện qua tầng thứ của vùng trung gian
c. Thể hiện qua sự chuyển tông độ từ vùng sáng đến vùng tối
d. Thể hiện qua sự kéo dịch và đúp nét

14. Khái niệm về màu sắc đồng đều trong quá trình in được hiểu như là:
a. Sự đồng đều màu sắc trên toàn bộ tờ in
b. Sự đồng đều màu sắc trên thang kiểm tra

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 3
c. Sự đồng đều màu sắc giữa các tờ in trong một quá trình in.
d. Cả ba yếu tố trên

15. Trong quá trình in chồng nhiều màu mực, sự chồng khít giữa các màu càng khó
khăn khi in với lớp mực dày. Theo đó, dung sai chồng màu cho phép
a. 0.1 mm
b. 0.15 mm
c. 0.2 mm
d. 0.25 mm

16. Tổng lượng mực của 4 màu (CMYK) phủ lên tờ in đối với in tờ rời tối đa không
được vượt quá……
a. 340 %
b. 350 %
c. 360%
d. 370 %

17. Khoảng tông độ có thể in được trên máy in offset được chấp nhận nằm trong
khoảng
a. 2 – 98 (%)
b. 3 – 97 (%)
c. 4 – 96 (%)
d. 5 – 95 (%)

18. Kính lọc phân cực được dùng trong các máy đo mật độ nhằm mục đích
a. Phân chia các dải ánh sáng phản xạ theo từng kênh RGB
b. Sắp xếp các tia sáng theo từng dải bước sóng phù hợp
c. Sắp xếp các tia sáng phản xạ theo từng màu CMYK
d. Sắp xếp các tia sáng phản xạ theo cùng một mức độ

19. Trị số ∆E được dùng để xác định để


a. Toạ độ của các màu in trong không gian màu
b. Khoảng cách giữa các màu trong không gian màu
c. Khoảng sai biệt màu giữa hai màu
d. Giá trị L*a*b* hoặc XYZ của màu.

20. Xác định gia tăng tầng thứ cần phải đo ở vùng trung gian vì:
a. Mức độ gia tăng lớn nhất ở vùng trung gian.
b. Cân bằng xám được đo ở vùng trung gian.
c. Cấu trúc của điểm trame là hình vuông ở vùng trung gian.
d. Tính chất quang học có thể điều chỉnh được ở vùng này.

21. Để hạn chế sự gia tăng tầng thứ, chúng ta cần kiểm soát trên toàn bộ quy trình,
yếu tố chính để kiểm soát được gia tăng tầng thứ là phải......
a. In với các loại mực có độ nhớt thấp.

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 4
b. In với các loại mực có độ nhớt cao.
c. Tính toán giảm tầng thứ khi chế bản.
d. Tính toán giảm tầng thứ trên máy in.

22. Các đường tế vi dùng trong thang kiểm tra bản in nhằm mục đích để
a. Đánh giá độ phẳng của bề mặt bản in
b. Đánh giá khả năng phơi sáng của bản in
c. Đánh giá khả năng thể hiện chi tiết nhỏ nhất của bản in
d. Đánh giá khả năng chịu sáng cao nhất của bản in

23. Trong các trường hợp nêu ra dưới đây, trường hợp nào KHÔNG được phân loại
như là các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng in?
a. Đóng tụ.
b. Bụi (ké).
c. Bóng ma.
d. Tĩnh điện.

24. Màu sắc của giấy sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào khi in?
a. Độ bền cơ học.
b. Khả năng uốn, gấp
c. Khả năng phục chế.
d. Khả năng sử dụng.

25. Độ trắng của giấy được đo bằng mức độ phản xạ của ánh sáng nào sau đây?
a. Red
b. Green
c. Blue
d. Ánh sáng trắng

26. Nếu cân bằng xám dành cho in trên giấy có tráng phủ, được đưa qua in trên giấy
không tráng phủ, bài in sẽ bị:
a. dẫn đến sai lệch cân bằng xám.
b. không nằm ngoài cân bằng xám.
c. thay đổi sự chồng màu.
d. thay đổi tầng thứ.

27. Các thông số nào sau đây xác định tính chất màu của mực in, được lưu ý trong việc
quản lý chất lượng In
a. Tính lưu biến, độ tách dính, độ bảo hoà
b. Gia tăng tầng thứ, độ bóng, tông màu
c. Độ sáng, độ nhớt, tông màu
d. Độ sáng, tông màu và độ bảo hoà

28. Tác động lớn nhất đến tổng giá trị gia tăng tầng thứ ở vùng trung gian là:
a. Giấy.
Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 5
b. Mực in.
c. Bản in.
d. Cân bằng mực nước.

29. Ý nghĩa của trị số FA2 (%) trong công thức tính trapping được hiểu như sau:
a. Tỷ lệ % bám mực lên bề mặt giấy của các lớp mực.
b. Tỷ lệ % lớp mực in trước có thể tiếp nhận lớp mực in sau
c. Tỷ lệ % đủ để tái tạo lại màu cơ bản của ánh sáng
d. Tỷ lệ % lớp mực in sau bám lên lớp mực in trước

30. Với thứ tự in như ở câu 8, giá trị mật độ tông nguyên của màu Magenta là 1.40, giá
trị mật độ tông nguyên của màu Cyan là 1.45, giá trị mật độ của Blue là 1.85. Vậy
tỷ lệ traping F2/1 là
a. 30%
b. 31%
c. 32%
d. 33%

31. Các ô kiểm tra in chồng màu (R, G, B) gắn trên thang màu được dùng để dùng để
a. Đánh giá độ tương phản in
b. Đánh giá tình trạng nhận mực
c. Đánh giá sự chính xác chồng màu
d. Đánh giá chất lượng mực in

32. Các ô kiểm tra có giá trị tầng thứ từ 0.5%-5% trên bản in nhằm mục đích kiểm
tra yếu tố nào sau đây
a. Kiểm tra khả năng in tầng thứ nhỏ nhất của máy in
b. Kiểm tra độ mịn của bản in thông qua các điểm trame nhỏ nhất
c. Kiểm tra vùng tầng thứ khả kiến có thể thấy được bằng mắt thường
d. Kiểm tra tầng thứ nhỏ nhất thể hiện được trên bản in

33. Giá trị mật độ đo được tại vùng tông nguyên màu Cyan là 1.45, giá trị mật độ đo
được tại vùng tông ¾ của màu Cyan trong cùng một dải mực là 0.80. Như vậy giá
trị của K sẽ là
a. 43%
b. 44%
c. 45%
d. 46%

34. Mục đích các ô hình sao trong bộ thang kiểm tra tờ in là để
a. Đánh giá độ chia tách lớp mực trong quá trình truyền tông
b. Xác định tính chất lăn ép in của máy in
c. Đánh giá độ chính xác của việc gắn bản in lên máy in
d. Đánh giá sự kéo dịch và đúp nét của tờ in

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 6
35. Trong máy in offset nhiều màu chồng trong một lần in. Màu sắc cuối cùng có
khuynh hướng:
a. Ngã theo màu in sau cùng
b. Ngã theo màu in trước đó
c. Là sự phối trộn của tất cả các màu
d. Cả ba câu đều đúng

36. Trong quá trình in, mối tương quan giữa sự gia tăng tầng thứ (GTTT) và tính chất
của trame được mô tả như sau:
a. GTTT tỷ lệ nghịch với độ phân giải
b. GTTT độc lập với độ phân giải
c. GTTT tỷ lệ thuận với độ phân giải
d. GTTT không phụ thuộc vào độ phân giải

37. Bề mặt giấy có tráng phủ sẽ khác loại giấy không tráng phủ ở chỗ
a. Có nhiều thớ sợi hơn.
b. Có khả năng hút ẩm cao hơn.
c. Có mật độ mao quản cao hơn.
d. Cả ba yếu tố trên.

38. Trong quá trình In offset, yếu tố nào sau đây tạo ra sự biến đổi nhiều nhất
a. Các yếu tố môi trường
b. Các biến đổi luỹ tiến
c. Các biến đổi do con người
d. Các biến đổi diễn ra trong máy in

39. Khi sử dụng trame để in trên giấy couché 150 gsm, sự gia tăng tầng thứ nhỏ nhất
ở loại trame có độ phân giải....
a. 133 lpi.
b. 150 lpi.
c. 175 lpi.
d. 200 lpi.

40. Để đảm bảo tính ổn định màu sắc trong quá trình in yêu cầu cần thiết là
a. Giữ cho giá trị tầng thứ ổn định
b. Giữ cho góc xoay trame không thay đổi
c. Giữ cho giá trị mật độ không đổi
d. Giữ cho tốc độ in không đổi

41. Gia tăng tầng thứ ở vùng trung gian sẽ nhận được cân bằng xám tốt nhất với:
a. Y - 20; C – 22; M – 28; K – 30
b. Y - 25; C – 20; M – 22; K – 20
c. Y - 19; C – 20; M – 20; K – 26
d. Y - 22; C – 26; M – 22; K – 22

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 7
42. Trong một bài in khổ A4 bốn màu theo thứ tự KCMY. Trên thang kiểm tra màu
dùng cho máy đo mật độ phản xạ, vùng tông nguyên Cyan đo được 1,50 vùng tông
nguyên Magenta đo được 1,50. Ở ô chồng màu Cyan và Magenta đo được 2,25.
Vậy tầng thứ của vùng chồng màu là
a. 25 %
b. 33 %
c. 50 %
d. 75 %

43. Nếu thứ tự chồng màu là KCMY, để tạo ra màu red thứ cấp thì mức độ chồng màu
trung bình chính xác là:
a. 104 %
b. 100 %
c. 90 %
d. 70 %

44. Về mặt lý thuyết khi in ba màu CMY chồng lên nhau với tỷ lệ bằng nhau thì ta sẽ
đạt được màu xám trung tính. Tuy nhiên do mực không tinh khiết nên màu xám
sẽ có khuynh hướng......
a. Ngã về màu xanh.
b. Ngã về màu đỏ.
c. Ngã về màu vàng.
d. Ngã về màu chính của hình ảnh.

45. Việc sử dụng UCR trong in chồng màu là nhằm mục đích
a. Làm giảm độ tương phản hình ảnh in.
b. Làm tăng độ dày lớp mực
c. Làm đậm hơn vùng tối trên hình ảnh in.
d. Làm giảm độ che phủ mực.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
Câu 1-10
[CĐR 1.2.2]: Các khái niệm về chất lượng (mật độ, màu,
độ bảo hòa,…), Thiết bị đo, nguyên lý, cách sử dụng và
những nguyên tắc đo

[CĐR 1.3]: Diễn giải sự ảnh hưởng của vật liệu in đến Câu 11-20
chất lượng in và quá trình in
[CĐR 1.4]: Giải thích rõ mối liên hệ giữa các thông số đo Câu 21-30
trên thang in và các đặc tính của kỹ thuật in
[CĐR 4.6]: Sử dụng tốt các máy đo màu, đo mật độ và Câu 31–Câu 40
các dụng cụ đo khác, sử dụng tốt các thang đo và các loại
testform.

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 8
[CĐR 4..2]: Mô tả được các đặc tính của quy trình chế Câu 41–Câu 45
bản ảnh hưởng đến chất lượng in

Ngày 18 tháng 12 năm 2016


Thông qua Trưởng ngành

Số hiệu: BM2/QT-PĐBCL-RĐTV 9

You might also like