You are on page 1of 16

Mục lục

Chương 1: giới thiệu và khái quát chung về đề tài


Chương 2: phân tích và lựa chọn phương án thiết ké
Chương 3: tính toán thiết kế và kiểm nghiệm
3.1 thiết kế phần cơ khí
3.2 thiết kế phần điện
Chương 4: quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Chương 5: vận hành và bảo dưỡng
Chương 6: kết luận và hướng phát triển
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KÉ


2.1 Nhu cầu thực tế
Trong quá trình sản xuất ở các xí nghiệp công nghiệp, các máy gia công cơ khí nói
chung và tạo hình nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất
hàng loạt hoặc đơn lẻ. Các loại sản phẩm tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu thị trường về
chất lượng, mẫu mã đẹp, gọn nhẹ và đầy đủ các chức năng cần thiết. Đối với máy dán seal
nắp chai tự động hình dáng bên ngoài cũng quan trọng đối với khách hàng giúp tạo nên cái
nhìn thiện cảm đối với sản phẩm.

Trong đề tài này em chọn vật liệu chính để chế tạo máy là inox 304 với với khả năng
chống ăn mòn, đảm bảo tính sáng bóng cho sản phẩm, dễ tìm kiếm trên thị trường và đảm
bảo độ bền chắc cho thân máy. Ngoài ra còn có nhựa PVC và sắt không gỉ.

2.2 Các phương án thiết kế


2.2.1 Máy dán màng seal nhôm cầm tay 500A
Nguyên lý hoạt động: Máy dán màng seal nhôm 500A thế hệ mới nhất có thiết kế
hiện đại và rất nhỏ gọn. Trong các phiên bản cũ đang bán trên thị trường sẽ có 2 phần tách
rời nhau: nguồn cung cấp điện cảm ứng và đầu cảm ứng. Phiên bản máy dán màng seal
500A nâng cấp đã được tích hợp chung trong 1 thiết bị cầm tay.

1
Hình 2.1 Máy dán màng seal nhôm cầm tay 500A
Ưu điểm:
- Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng chỉ cỡ 0.8Kg, linh động mọi vị trí
- Dùng được cho các chai lọ bằng nhựa hoặc thủy tinh (nắp nhựa)
- Thuận tiện cho 1 người cầm tay để thao tác dán màng
- Có thể tùy ý điều chỉnh thời gian hàn từ 0.1s đến 5.9s
- Công suất làm việc có thể điều chỉnh từ 800W đến 1200W
- Không giới hạn số lần dán, có thể hoạt động liên tục
- Năng suất làm việc (20-30) sản phẩm / 1 phút
Nhược điểm:
- Không thể tự cùng lúc dán nhiều chai
- Thời gian hoạt động có chế độ nghỉ, không thể hoạt dộng liên tục làm ảnh hưởng
tới máy
- Bị lỗi khi dán, dán không chặt vào miệng chai
Thông số kỹ thuật của máy
Mã máy 500A

2
Kích thước (DxRxC) 340x290x130 mm
Năng suất tối đa 60 chai/phút
Đường kính miệng chai niêm phong 0 – 80 mm
Điện áp 220 V
Công suất 1000W
Khối lượng 2,5 Kg
Bảo hành 1 năm
Xuất xứ Nhập khẩu

2.2.2 Máy dán màng seal tự động LX – 6000


Nguyên lý hoạt động: cũng giống như máy dán seal cầm tay, máy dán seal tự động
hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi điện năng thành nhiệt năng, tạo ra dòng
điện đi qua lớp nhựa và vào bên trong màn nhôm làm nóng màn nhôm rồi kết dính vào
miệng chai.
Máy dán seal này là tích hợp của máy dán seal cầm tay đặt bộ phận làm nóng giúp
hoạt động mạnh mẽ và đạt hiệu suất cao hơn.

3
Hình 2.2 Máy dán màng seal tự động LX – 600
Ưu điểm:
- Máy vận hành tự động với hiệu suất cao
- Có thể dán liên tục nhiều nhiều chai trong cùng một lúc
- Máy hoạt động liên tục không cần thời gian nghỉ
- Làm việc êm, không gây ra nhiều tiếng động
- Niêm phong chắc chắn chống bị rò rỉ
- Nó có thể ép được nhiều loại chai lọ khác nhau
Nhược điểm:
- Giá thành cao, mỗi loại máy khác nhau có giá thành từ khoảng 18 – 20 triệu
- Trọng lượng khá lớn lên đến 40kg
- Người vận hành máy cần am hiểu kỹ về cách sử dụng máy

Thông số kỹ thuật của máy


Mã máy LX - 6000
Kích thước (DxRxC) 1120x470x590 mm
Năng suất tối đa 600 chai/giờ
Đường kính miệng chai niêm phong 20 – 120 mm
Chiều cao chai lọ niêm phong 20 – 300 mm
Điện áp 220 V
Công suất 1,8kW
Khối lượng 40 Kg
Vật liệu Inox 304
Bảo hành 1 năm
Xuất xứ Nhập khẩu
2.2.3 Máy dán màng seal nhôm tự động KM – SA 1800A
Nguyên lý hoạt động: Máy dán seal màng nhôm tự động KM-1800 hoạt động dựa trên
nguyên lý cảm ứng điện từ phát nhiệt khi gặp kim loại. Biến đổi điện năng thành từ trường

4
thông qua 4 cuộn dây đồng nguyên chất. Hệ thống cảm ứng sinh nhiệt để ép dán màng
nhôm cho hũ nhựa, hoàn toàn tự động.

Hình 2.3 Máy dán màng seal tự động KM – SA 1800A


Ưu điểm:
- Máy dán liên tục và tự động
- Nó có thể kết nối với dây chuyền sản xuất lớn
- Công suất cao lên đến 1800W
- Dán được nhiều loại vật liệu khác nhau: nhựa, thủy tinh
- Bảng điều khiển thân thiện có thể lưu số cho lần sử dụng sau
- Có hệ thống tản nhiệt
Nhược điểm:
- Giá thành sản phẩm cao
- Chế tạo phức tạp đòi hỏi người có nhiều năm kinh nghiệm
- Chi phí đắt đỏ và có lượng lớn 50 Kg
- Giá thành cao từ 22 – 30 triệu

5
Thông số kỹ thuật:
Mã máy KM – SA1800
Kích thước (DxRxC) 1300x560x760 mm
Năng suất tối đa 500 chai/giờ
Đường kính miệng chai niêm phong 15 – 100 mm
Chiều cao chai lọ niêm phong 10 – 280 mm
Điện áp 220 V
Công suất 1,8kW
Khối lượng 45 Kg
Vật liệu Inox 304
Bảo hành 1 năm
Xuất xứ Nhập khẩu

2.3 Xác định yêu cầu kỹ thuật cho bài toán thiết kế
2.3.1 Xác định khách hàng
- Các nhà máy, khu công nghiệp, các khu chế xuất
- Trong cách doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Các tiểu thương buôn bán và khách hàng tự kinh doanh
2.3.2 Xác định yêu cầu của khách hàng
- Ít ồn
- Dễ sử dụng
- Dễ bảo trì sửa chữa
- Tuổi thọ cao, dễ thay thế phụ kiện
- Kết cấu có thẩm mỹ
- Giá thành thấp
- Năng suất cao

6
- Chi phí vận hành máy thấp
- Bụi gỗ thấp
2.3.3 Mức độ yêu cầu của khách hàng
Yêu cầu của khách hàng Hệ số tầm quan trọng

Ít ồn 0,9

Dễ sử dụng 0,5

Dễ bảo trì sửa chữa 0,8

Tuổi thọ cao, dễ thay thế phụ kiện 0,9

Kết cấu có thẩm mỹ 0,5

Giá thành thấp 0,4

Năng suất cao 0,7

Chi phí vận hành máy thấp 0,4

2.3.4 Đưa ra các thông số kỹ thuật


Từ các yêu cầu trên chúng ta đưa ra các thông số kỹ thuật cho máy
- Công suất máy
- Số vòng quay của trục chính
- Độ bền vật liệu
- Chi tiết tiêu chuẩn
- Giá thành sản xuất
- Cấu tạo bộ phận làm nóng
- Kích thước máy
- Giá thành sản xuất
- Vật liệu chế tạo
- Sử dụng đúng năng suất

7
2.3.5 Yêu cầu của khách hàng đối với từng thông số kỹ thuật
Phương pháp đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 ( ứng với từ rất thấp đến rất
cao)

Quan
Yêu cầu của khách hàng Thông số kỹ thuật
hệ

Kích thước băng tải 3

Đảm bảo an toàn lao động Thiết bị bảo vệ 4

Lực xiết bulông 3

Tổng kích thước máy 5


Kết cấu dễ vận hành, bảo
Giá thành sản xuất 3
trì, vận hành
Vật liệu chế tạo 2

Công suất máy 5


Năng suất làm việc
Số vòng quay trục chính 2

Tuổi thọ cao Độ bền vật liệu 5

Yêu cầu môi trường Không gây ô nhiễm 4

Từ các thông số trên và nhu cầu khách hàng em chọn máy dán màng seal tự động
LX – 600
Có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên.

8
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ KIỂM NGHIỆM
3.1 Tính toán và thiết kế băng tải
3.1.1 Quy trình hoạt động
- Nhiệm vụ của đồ án này là dán dính miếng seal đã được đặt sẵn trong nắp chai bằng
cảm ứng điện từ làm chảy lớp keo cho miếng seal dán dính vào miệng chai. Cơ sở ban đầu
để nghiên cứu và thiết kế có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm là chai dạng hình trụ tròn: cao, thấp tùy loại khác nhau.
- Băng tải di chuyển sản phẩm.
- Bộ phận cảm biến điện từ biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
- Bộ phận làm mát tản nhiệt
- Bộ điều khiển cơ cấu
3.1.2 Yêu cầu về thiết kế
Nhìn chung, khi xây dựng phương án bố trí cho các hệ thống tự động cần phải đảm
bảo các điều kiện như sau:
+ Chuyển động phải mang được sản phẩm đến nơi cảm biến nhiệt
+ Hệ thống đơn giản, dễ điều khiển và đáng tin cậy
+ Thoải mái cho người sử dụng và không phải chịu áp lực khi sử dụng
+ Đảm bảo tính an toàn, kinh tế và tính thẩm mỹ
3.1.3 Lựa chọn băng tải
Chế độ làm việc của băng tải là chế độ dài hạn với phụ tải (sản phẩm hay bán sản
phẩm) hầu như không thay đổi. Theo yêu cầu công nghệ thì băng tải này cần phải điều
chỉnh tốc độ giảm xuống ½ lần để khi chai đi qua có thể đạt được chất lượng dán dính seal
vào miệng chai.
Hệ thống truyền động băng tải cần phải có đầy đủ tải. Mô men khởi động của băng
tải M = (0,5 − 1,5) M . Bởi vậy, nên chọn động cơ có hệ số trượt lớn, rãnh stator sâu để
kd dm
có momen mở máy lớn. Nguồn cung cấp cho động cơ truyền động băng chuyền cần có
dung lượng đủ lớn để quá trình khởi động được thực hiện nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Khống

9
chế tự động một hệ băng chuyền phải theo yêu cầu công nghệ của đối tượng mà băng
chuyền phục vụ:
- Thứ tự khởi động các băng tải
- Có thể dừng băng tải theo yêu cầu
- Dừng lại khi gặp sự cố
Từ những phân tích trên nhóm đồ án chọn băng chuyền làm thiết bị vận
chuyển sản phẩm sau khi sản xuất, bộ điều chỉnh tốc độ động cơ, động cơ điện 2
chiều kích từ độc lập làm thiết bị truyền chuyển động cho các băng chuyền. Bộ
truyền sử dụng ở đây là bộ truyền đai răng vì bộ truyền đai có những ưu điểm như
sau: có thể truyền động giữa hai trục cách xa nhau, làm việc êm, không gây ồn ào, tỉ
số truyền ổn định, ở đây thiết bị vận tải có công suất nhỏ và vận tốc bé nên ta sử
dụng bộ truyền đai.

1 - động cơ 2 - hộp giảm tốc 3 - bộ truyền đai 4 - băng tải

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống truyền động


Đối với chai nhựa có dung tích dưới 5kg, nên ta chọn băng tải đai cao su, chiều
dày băng tải  = 2mm.

10
1 - phễu cấp vật liệu 7 – tang bị động
2 - băng tải 8 – cơ cấu căng băng
3 – con lăn đỡ 9 – hộp giảm tốc
4 – tang chủ động 10 – khớp nối
5 – phễu đựng vật liệu 11 – động cơ
6 – con lăn tì 12 – bánh căng băng

Hình 3.2 Cấu tạo băng tải đai cao su


3.1.4 Tính toán băng tải đai cao su
Động cơ điện hoạt động sẽ tạo chuyển động truyền qua hộp giảm tốc tới
tang chủ động của băng tải làm tang quay. Nhờ có ma sát giữa tang chủ động và
băng tải làm cho băng tải quay theo.

Vật liệu được chuyển vào băng tải theo phễu cấp liệu, chuyển động theo mặt băng
tải và rời khỏi băng tải theo phễu đỡ vật liệu.

Các con lăn đỡ dây băng của hệ thống băng tải cả trên nhánh có tải và nhánh
không tải.

Các thiết bị căng băng sẽ giúp cho băng tải không bị trùng trong quá trình
vận chuyển hàng hóa.

11
3.1.4.1 Thông số đầu vào

+ Hình dạng chai nhựa có miệng tròn dung tích khoảng 1000ml

+ Đường kính miệng chai: 20 – 80 mm

+ Khối lượng vật cần nâng chuyển: 2 kg

+ Quãng đường di chuyển:  1000 mm


3.1.4.2 Tính toán dây băng
+ Do băng tải nằm ngang nên góc nghiêng 𝛽 = 0
+ Vận tốc băng tải v = 0,6 m/s
+ Năng suất băng tải
3600
Q= .qvl .v (ct 1.1 tr 7[1])
1000
Trong đó: q là tải trọng vật đơn chiếc phân bố trên chiều dài 1m
G 0,8
qvl = = = 8 kg/m
a 0,1

Trong đó: G = 0,8 là khối lượng của vật


a = 0,1 là bước phân bố của vật trên đơn vị chiếc
3600 3600
Q= .qvl .v = .8.0, 6 = 17 ( chai/phút)
1000 1000
3.1.4.3 Chiều rộng băng tải
Đối với vật liệu đơn chiếc, chiều rộng băng tải được xác định bằng các
kích thước bao của vật liệu và bằng phương pháp phân bố vật liệu, sao cho khoảng
cách còn lại từ mép băng đến 2 cạnh bên của vật liệu không nhỏ hơn 50 – 100 mm.
B = a + ( 50……100 ) mm
= 170…….220 mm
Với a = 120 mm là kích thước bề rộng của chai nhựa có dung tích
1000ml
Chọn B = 200 mm

12
3.1.4.5 Tải trọng trên một mét chiều dài do khối lượng của các phần chuyển
động của băng

q = qvl + qb
Trong đó: qb là tải trọng trên 1 đơn vị chiều dài do khối lượng dây băng

qb = 1,1.𝛿.B = 1,1.2.0,2 = 0,44 (kg/m)

 q = 8 + 0,44 = 8,44 (kg/m)

3.1.4.6 Tính chọn tang

Chọn tang trụ

Đường kính tang D = 350 mm

Chiều dài tang ( đối với tang dùng cho băng tải vải cao su )

Bo = B + 100 = 200 + 100 = 300 mm

Đường kính tang cuối và 0 căng băng

Do = 0,8.D = 0,8.350 = 280 mm

3.1.4.7 Tính toán gia tốc

Gia tốc của chai 500 ml đối với đoạn nằm ngang của băng tải được xác
định bằng công thức :

a = g.f (ct 1.15 tr14 [1])

Trong đó: g = 10 m/s2: gia tốc trọng trường

f = 0,3: hệ số ma sát

13
a = 10.0,3 = 3 m/s2

3.1.4.8 Quãng đường trượt của chai theo băng tải

v 2 − v02 0, 62 − 0
S= = = 0, 06 (m)
2a 2.3

Trong đó: v = 0,6 m/s là vận tốc di chuyển của băng

v0 = 0 m/s là vận tốc ban đầu của vật khi đặt vào băng tải

a = 3 m / s 2 là gia tốc của vật dưới tác dụng của lực ma sát

3.1.4.9 Công suất tang dẫn động của băng tải

Q.H
No = k(c.Lg.v + 0,00015.Q. Lg  ) (ct 1.18 tr15 [1])
367

Trong đó: k = 1,25 dựa theo bảng (1.1)

Bảng 3.1 Giá trị hệ số k

c = 0,018 là hệ số các con lăn của băng tải được lắp trong ổ bi được chọn theo
bảng 1.1

Bảng 3.2 Giá trị hệ số c

Lg là hình chiếu theo phương ngang của chiều dài L phụ thuộc vào góc 

là góc nghiêng của băng


14
Lg = L cos  = L = 0,8 m

Q = 1020 chai/giờ là năng suất của băng

H là độ cao của vật liệu, do băng tải nằm ngang nên H = 0


60.0
 No = 1,25(0,018.0,8.0,6 + 0,00015.1020. 0,8  )
367

= 0,16 Kw

3.1.4.10 Công suất của động cơ băng tải


N0
N = kđ ( ) (ct 1.19 tr16 [1])

Trong đó kđ = 1,1 là hệ số động lực ( chọn kđ từ 1  1 đến 1  2 )

 m là hiệu suất dẫn động của cơ cấu

m = ol 3 .tv .đ .kn

+ ol = 0,99: hiệu suất của một cặp ổ lăn

+ tv = 0,97: hiệu suất của bộ truyền trục vít

+  đ = 0,96: hiệu suất của bộ truyền đai

+ kn = 0,95: hiệu suất khớp nối

 = 0,993.0,97.0,96.0,95 = 0,8584

0,16
 N = 1,1. = 0, 21 kW
0,8584

3.1.4.11 Lực tác dụng lên băng tải

• Lực vòng của băng tải

15
kđ .N .1000 1,1.0, 21.1000
F= = = 385 (N) (ct 1.22 tr16 [3])
v 0, 6

• Lực kéo của băng tải


- Ở nhánh vào:
P.e f .a
Svào =
e f .a − 1

Trong đó: e = 2,71 là cơ số logarit tự nhiên


f = 0,3 là hệ số ma sát giữa băng tải và tang
𝛼 = 180° là góc ôm của tang dẫn động của băng

Tra theo bảng 1.9 trang 17 tl[1] thì e f .a = 2,56

Bảng 3.3 Giá trị e f .a phụ thuộc vào f và a


385.2,56
 Svào = = 631, 79 N
2,56 − 1

- Ở nhánh ra:
Svào P
Sra = = f .a
e f .a
e −1
385
= = 246, 79 N
2,56 − 1

16

You might also like