You are on page 1of 6

(slide) 4.

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG


Câu dẫn: Vừa rồi thì chúng ta đã đi qua khá chi tiết về các khái niệm chất lượng, chất lượng tối
ưu và cả quá trình hình thành chất lượng sản phẩm rồi. Từ đó mà ta có thể thấy rõ được là chất
lượng là yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp như thế nào.
Trong quá trình sản xuất, chất lượng còn chịu sự ràng buộc của nhiều yếu tố tùy vào tính năng,
công dụng của từng sản phẩm. Chính vì vây, muốn đạt được chất lượng như mong muốn thì cần
phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Cụ thể ở đây là các yếu tố bên trong và bên
ngoài
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố bên ngoài trước nha.
Slide này chỉ để hình bên dưới.

Yếu tố
bên
trong
YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG
CHẤT
LƯỢNG
Yếu tố
bên
ngoài
(slide) 4.1 YẾU TỐ BÊN NGOÀI

NHU CẦU
NỀN KINH TẾ

YẾU TỐ
BÊN
NGOÀI

SỰ PHÁT
HIỆU LỰC
TRIỂN CỦA
CỦA CƠ CHẾ
KHOA HỌC -
QUẢN LÝ
KỸ THUẬT

(slide) NHU CẦU NỀN KINH TẾ


Nhu cầu của Trình độ Trình độ
thị trường kinh tế sản xuất

Tạo nguồn sinh lực cho quá


Hướng đầu tư,
trình hình thành và phát triển Khả năng kinh tế
hướng phát triển
các loại sản phẩm.

Theo dõi, nắm chắc, đánh giá Mức thỏa mãn nhu cầu
Trình độ kỹ thuật
đòi hỏi của thị trường của chính sách kinh tế

Nội dung nói: Bao gồm nhu cầu của thị trường, trình độ kinh tế, trình độ sản xuất. Trong
đó,
 Nhu cầu thị trường:
Nhu cầu thị trường là một trong những nhân tố cụ thể chi phối vấn đề chất lượng
sản phẩm các doanh nghiệp. Đây không chỉ là điểm xuất phát của quá trình quản
lý chất lượng, mà còn là động lực, định hướng cho mỗi đơn vị ngày càng hoàn
thiện tốt hơn chất lượng sản phẩm. Để các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển:
- Tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại sản phẩm.
- Theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng
hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách lược đúng đắn.
 Trình độ kinh tế
- Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích lũy, đầu tư) và trình độ kỹ thuật (chủ
yếu là trang thiết bị công nghệ và các kỹ năng cần thiết) có cho phép hình
thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không.
- Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền
kinh tế.
 Trình độ sản xuất
- Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các loại
nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.
(slide) SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT
Như các bạn đã thấy, trong thời đại hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra
mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của nền sản xuất hiện đại. Khoa học kỹ
thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng
gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu
của nó vào sản xuất.
Do vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường về sự đổi
mới của khoa học kỹ thuật (bao gồm các vấn đề nguyên vật liệu, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị…)
để điều chỉnh một cách nhanh chóng lộ trình phát triển của mình. Có như vậy mới có thể kịp thời
hoàn thiện chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng một cách triệt để yêu cầu của người tiêu dùng.
- Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự
nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay
là: Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
(slide) HIỆU LỰC CƠ CHẾ QUẢN LÝ
- Sự phát triển, mở rộng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các cơ
chế quản lý về chất lượng của mỗi quốc gia thông qua các quy định của pháp
luật, các chính sách phát triển.
 Vì vậy, mọi doanh nghiệp cần xây dựng, áp dụng, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật do chính nhà nước ban hành. Đây chính là nền tảng đảm bảo sự bình đẳng và phát
triển ổn định quá trình sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người
tiêu dùng.
(slide) 4.2 YẾU TỐ BÊN TRONG
Phần này chỉ để hình này lên slide còn lại nói theo nội dung bên dưới.

 Men – Con người


Trong mọi nền sản xuất, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Mình sẽ lấy ví dụ như sau để các bạn dễ hiểu hơn.
Ở phía Ban Lãnh đạo:
- Phải nhạy bén trong việc nắm bắt các xu thế.
- Cần đưa ra tầm nhìn và tạo dựng sự đồng thuận về vấn đề xây dựng thương hiệu, bao
gồm trong đó là các nội dung về đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Ở phía đội ngũ lao động:
- Nhân tố tham gia trực tiếp
- Yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hoá dịch vụ ở đây chính là trình độ chuyên
môn, ý thức kỷ luật và tinh thần lao động… của họ.
Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp phải đào tạo nhân sự của mình vừa có trình độ chuyên môn
giỏi, vừa có tay nghề thành thạo, cũng như nắm vững quy trình sản xuất và tư duy quản trị
khoa học. Ngoài việc thúc đẩy tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ của nhân viên, lãnh đạo
doanh nghiệp cũng phải cho nhân viên của mình cơ hội tiếp cận công nghệ mới để sản xuất
ra sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, duy trì sự ổn định và nâng cao dần
chất lượng sản phẩm.
 Methods – Phương pháp
Phương pháp là những cách thức, có tính đường lối được chủ thể sử dụng để thực hiện các
nhiệm vụ quản trị chất lượng. Bao gồm công nghệ, những phương pháp quản lý, phương
pháp sản xuất, cách thức điều hành, chiến lược để duy trì và phát huy hiệu quả của sản xuất.
Một phương pháp hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chỉ tiêu chất
lượng, đảm bảo độ an toàn, độ tin cậy trong suốt chu kỳ của sản phẩm; đồng thời quyết định
các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm (chất lượng, giá cả, thời hạn….).
 Machines -Thiết bị
Máy móc, thiết bị là yếu tố đóng vai trò quyết định việc hình thành sản phẩm nói chung và
chất lượng sản phẩm nói riêng. Do vậy, chất lượng và tính đồng bộ của máy móc, thiết bị sản
xuất sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của chất lượng sản phẩm.
Từ thực tế trên, việc đầu tư mạnh mẽ trong đổi mới công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan
trọng. Các doanh nghiệp cần từng bước dịch chuyển và đổi mới cơ sở vật chất. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp cũng cần chú ý các giải pháp công nghệ hiện đại giúp ích cho việc quản lý máy
móc hiệu quả.
 Materials – Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Do vậy, muốn có sản phẩm đảm
bảo chất lượng, buộc doanh nghiệp chú trọng trước tiên đến vấn đề chất lượng nguyên vật
liệu, mặt khác phải đảm bảo các nhà cung ứng cung cấp những nguyên vật liệu đúng số
lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, giúp hoạt động sản xuất thực hiện liên tục, trơn tru
theo đúng kế hoạch.

You might also like