You are on page 1of 2

1.

Các phương thức trong giao dịch thương mại quốc tế


Khái niệm: Là cách thức các bên giao dịch với nhau trên thị trường quốc tế
Các phươg thức giao dịch:

 Buôn bán thông thường: Giao dịch thông thường trực tiếp, giao dịch thông qua trung gian
 Các phương thức giao dịch đặc biệt: thươngg mại điện tử, gia công quốc tế, giao dịch thông qua
hội chợ, triễn lãm, nhượng quyền thương mại,...
2. Thư hỏi hàng

 Khái niệm: Người mua đề nghị người bán cung cấp thông tin về giá cả và điều kiện giao dịch
 Nội dung: Pháp luật không qui định nội dung thư hỏi hàng, nhưng thông thường trong thư hỏi
hàng càng hỏi chi tiết thì càng tiết kiệm được thời gian đàm phán để kí hợp đồng về sau. Không
giới hạn các nội dung: đối tượng(tên hàng),, quy cách phẩm chất, số lượng, thời gian địa điểm
giao hàng mong muốn, phương thức thanh toán điều kiện cơ sở giao hàng,...
 Trường hợp áp dụng phương thức giao dịch hỏi hàng:
 Áp dụng trong giao dịch mua bán thông thường khi người mua cần biết thông tin liên
quan đến hàng hóa
 Trong 1 số trường hợp, lợi dụng tính chất không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi,
người ta có thể sử dụng hỏi hàng để: điều tra đối thủ cạnh tranh
3. Thư chào hàng

 Khái niệm: Chào hàng là lời đề nghị bước vào giao dịch xuất phát từ phía người bán
 Các loại thư chào hàng:
 Chào hàng tự do: là chào hàng mà không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng
 Chào hàng cố định: là chào hàng ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng
 Nội dung: xoay quanh việc cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ như mẫu mã, chất lượng,.. hay
mức giá. Ngoài cung cấp thông tin, nội dung thư còn phải hướng tới việc kích thích nhu cầu mua
sắm, cho thấy giá trị mà sản phẩm đem lại đối với khách hàng hoặc tiềm năng phát triển khi nhà
đầu tư, kinh doanh rót vốn
 Trường hợp áp dụng phương thức giao dịch chào hàng:
 Chào hàng cố định:
- Áp dụng trong 1 số phương thức giao dịch đặc biệt như đầu giá đấu thầu
- Dùng trong việc thực hiện các hiệp định, các thỏa thuận thương mại do các chính phủ
ký kết và giao cho các doanh nghiệp cụ thể giữa các nước thi hành
 Chào hàng tự do:
- Khi người bán khômg muốn ràng buộc trách nhiệm hoặc khi người banas muốn gửi
chào hàng tơia nhiều người khác nhau
- Khi thị trường thuộc về người bán
- Khi người bán muốn sử dụng công cụ này để thăm dò, điều tra nhu cầu thị
trường( không có hàng mà vẫn chào bán)
- Khi người bán muốn bảo vệ thị trường, duy trì mối quan hệ với khách hàng trong
trường hợp nguồn cung bị gián đoạn
4. Câu hỏi trog slide 28

 Chào hàng có hiệu lực khi: nó tới nơi người được chào hàng
 Chào hàng được hủy thành công nếu bên được chào hàng nhận được thông báo hủy bỏ trước
thời điểm họ gửi đi chấp nhận chào hàng.
 Chào hàng được thu hồi thành công nếu bên được chào hàng nhận được thông báo rút lại vào
trước hoặc vào thời điểm nhận được chào hàng
 Chào hàng không thể thu hồi khi:

+ nếu chào hàng đó quy định, bằng cách đưa ra thời hạn để chấp nhận hoặc bằng cách khác, rằng nó
không thể bị hủy bỏ

+ nếu bên được chào hàng hành động dựa trên sự tin tưởng hợp lý rằng chào hàng đó không thể bị hủy
bỏ.

 Chào hàng mất hiệu lực kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo từ chối của bên
được chào hàng.

You might also like