You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA Y

Báo cáo nghiên cứu khoa học

THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN SỬ DỤNG ỨNG


DỤNG HẸN HÒ ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM NĂM 2022

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 10


Đỗ Tường Sơn
Nguyễn Thanh Tâm
Vũ Hoàng Phương Thúy
Đào Thùy Linh

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Lớp YĐK 14-01 – KHOA Y

1
Hà Nội, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA Y

THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN SỬ DỤNG ỨNG


DỤNG HẸN HÒ ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM NĂM 2022

THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ


Đỗ Tường Sơn 1457720081 Chủ nhiệm
Nguyễn Thanh Tâm 1457720083 Thành viên
Đào Tống Thùy Linh 1457720054 Thành viên
Vũ Hoàng Phương Thúy 1457720087 Thành viên

2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh và truy cập
Internet trên toàn thế giới, một loạt các ứng dụng hẹn hò dựa trên vị trí sử dụng
hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đã được ra mắt. Người dùng có thể dễ dàng tìm
thấy bạn tình ở gần về mặt địa lý nhờ có GPS bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu
nếu họ mang theo điện thoại di động. Không giống như các trang web hẹn hò
truyền thống có thể yêu cầu phí đăng ký, hầu hết các ứng dụng hẹn hò đều miễn
phí. Điều này càng hỗ trợ sự phổ biến rộng khắp của các ứng dụng này. Người ta
đã ghi nhận rằng có hơn mười triệu người sử dụng Tinder hàng ngày, và ứng
dụng này đã được tải xuống hơn một trăm triệu lần trên toàn thế giới [1,
2]. Ngoài ra, các nghiên cứu được thực hiện trong các bối cảnh địa lý và văn hóa
khác nhau đã chỉ ra có khoảng 40% người trưởng thành độc thân đang tìm kiếm
một đối tác trực tuyến [3], khoảng 25% các cặp đôi mới gặp nhau thông qua
phương tiện này [4].
Việc sử dụng rộng rãi các ứng dụng hẹn hò cũng làm tăng nguy cơ đối với các
hành vi tình dục không an toàn. Các nghiên cứu trước đây cho thấy 66,7% nam
giới đồng tính đã sử dụng ứng dụng hẹn hò [5]. So với những người không sử
dụng, người dùng ứng dụng hẹn hò có khả năng có ít nhất một lần tự báo cáo
mắc bệnh lây qua đường tình dục [6]. Một nghiên cứu thực hiện ở các trường đại
học Hồng Kông cho thấy người sử dụng các ứng dụng hẹn hò có nhiều khả năng
chịu lạm dụng tình dục hơn so với người không dùng [7]. Một nghiên cứu khác
đã cho thấy việc sử dụng các ứng dụng hẹn hò trong hơn 1 năm được phát hiện
có liên quan đến việc sử dụng ma túy để giải trí kết hợp với các hoạt động tình
dục (tỷ lệ chênh lệch được điều chỉnh: 7,23) [8]…Có thể nói, các bằng chứng về
ảnh hưởng của sử dụng ứng dụng hẹn hò tới đời sống, sức khỏe của người dùng
khá phong phú, tuy nhiên, còn ít bằng chứng về ảnh hưởng tới kết quả học tập ở
sinh viên – nhóm đối tượng phổ biến của những ứng dụng này.

3
Tại Việt Nam, các ứng dụng hẹn hò cũng dần trở lên phổ biến trong những
năm gần đây, đặc biệt ở đối tượng người trẻ tuổi và sinh viên đại học. Việc tìm
hiểu thói quen sử dụng các ứng dụng này và ảnh hưởng của chúng tới kết quả
học tập có ý nghĩa quan trọng cho các chiến lược truyền thông, giáo dục sinh
viên. Tuy vậy,
cho tới nay ở Việt Nam, những bằng chứng này còn hạn chế. Do đó chúng tôi
thực hiện nghiên cứu “Thực trạng và ảnh hưởng của thói quen sử dụng ứng dụng
hẹn hò đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Đại Nam năm 2022”.
Với các mục tiêu chính:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng ứng dụng hẹn hò của sinh viên đại học
Đại Nam năm 2022
Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng của thói quen sử dụng ứng dụng
hẹn hò đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Đại Nam năm 2022
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm, phạm vi nghiên cứu
1.1 Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ sinh viên đang theo học tại trường Đại học Đại Nam.
a) Tiêu chuẩn lựa chọn
- Sinh viên đang theo học tại Đại học Đại Nam
- Giới tính (nam, nữ, khác)
b) Tiêu chuẩn loại trừ
- Sinh viên không có nhu cầu sử dụng app hẹn hò
- Sinh viên đã bỏ học.
1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Đại Nam

- Thời gian nghiên cứu: Từ 15 tháng 10 năm 2022 đến 15 tháng 10 năm 2023
2. Thiết kế nghiên cứu

4
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Áp dụng cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ với p là tỷ lệ sử dụng ứng dụng


hẹn hò của sinh viên. Do chưa có nghiên cứu nào trước đó nên ước
tính p = 50%, d=0,05. Cỡ mẫu tối thiểu tính được là 385 sinh viên.
Mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Sinh viên trường Đại học Đại Nam được mời vào nghiên cứu
cho tới khi đủ cỡ mẫu tối thiểu.
2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.3: Biến số nghiên cứu

Mục tiêu Biến số Định nghĩa Công cụ


nghiên cứu thu thập
Thông tin Giới tính Nam/nữ Phiếu khảo
chung của sinh sát
viên
Nơi sinh Nông thôn/Thành thị Phiếu khảo
sát
Nơi ở hiện tại Sống cùng gia đình/ Thuê trọ / Phiếu khảo
KTX / Khác sát

Ngành học Sinh viên đang học ở khoa Y Phiếu khảo


hay khoa khác sát
Tình trạng mối Độc thân
quan hệ Có người yêu
Đã có gia đình
Bạn có từng hoặc Có, vẫn đang dùng Phiếu khảo
đang sử dụng ứng Có, không dùng nữa sát
dụng Chưa từng dùng
hẹn hò không?
5
Bạn đã từng nghe Đã từng/Chưa từng Phiếu khảo
nói về ứng dụng sát
hẹn hò trước đây
chưa?
Điểm trung bình Biến số tự do Phiếu khảo
học tập kỳ gần nhất sát
của bạn trên thang
điểm 10?
Ngoài giờ học trên Biến số tự do Phiếu khảo
lớp, trung bình mỗi sát
ngày bạn tự học bao
nhiêu phút?
Mục tiêu 1: Bạn biết ứng dụng Quảng cáo/MXH/Được giới Phiếu khảo
Thói quen sử hẹn hò qua đâu? thiệu/ Tự tìm hiểu/ Khác sát
dụng ứng dụng
hẹn hò
Liệt kê số ứng dụng Biến tự do Phiếu khảo
hẹn hò mà bạn sử sát
dụng

Bạn thường sử Các lựa chọn: Thức dậy/ Trước Phiếu khảo
dụng vào thời điểm khi đi ngủ/ Trong khi học/ Lúc sát
nào trong rảnh/ Bất cứ lúc nào
ngày?
Mỗi ngày bạn mở Biến tự do Phiếu khảo
ứng dụng hẹn hò sát
bao nhiêu lần

Trung bình mỗi Biến tự do Phiếu khảo


ngày bạn dùng ứng sát
dụng hẹn hò bao
nhiêu phút

6
Mục đích sử dụng Kết bạn/Theo trào lưu/Chia sẻ Phiếu khảo
ứng dụng hẹn hò thông tin,trao đổi, tâm sự/Tình sát
của bạn là gì? một đêm.Khác

Thói quen, sở thích Tìm bạn tri kỷ/Tìm bạn tâm sự Phiếu khảo
tìm bạn qua ứng online/Càng nhiều bạn càng sát
dụng hẹn hò của tốt/Tìm bạn ở gần/Thường
bạn là gì?
xuyên kết bạn mới

Mục tiêu 2:
Các ảnh hưởng

Bạn thấy việc học Ảnh hưởng tích cực/ Ảnh Phiếu khảo
tập của bạn có bị hưởng tiêu cực/Không bị ảnh sát
ảnh hưởng bởi việc hưởng
sử dụng ứng dụng
không?

Bạn có muốn tiếp Có/Không Phiếu khảo


tục sử dụng ứng sát
dụng hẹn hò trong
tương lai
không?

3. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu


3.1 Phương pháp thu thập thông tin

*Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính


- Nghiên cứu tài liệu : Các tạp chí khoa học, công trình nghiên cứu trong
nước và quốc tế về việc sử dụng ứng dụng hẹn hò, hoạt động học tập và
ảnh hưởng của việc sử dụng ứng dụng hẹn hò đến hoạt động học tập của
sinh viên.
7
- Một số thống kê, báo cáo về Trường Đại học Đại Nam liên quan đến
quy chế giảng dạy và học tập, các báo cáo thống kê về số lượng sinh
viên, kết quả học tập....
*Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng
- Điều tra bằng phiếu khảo sát (online)
- Bộ câu hỏi được thiết kế và thu thập dựa trên phát phiếu trực tiếp và
Google Form
- Sau khi thiết kế phiếu khảo sát trên Google biểu mẫu, thực hiện phỏng
vấn thử trên 3-5 đối tượng để chuẩn hóa bộ công cụ
- Bộ công cụ hoàn thiện được sẽ được xuất bằng cách:
- Xuất link và mã QR đăng tải trên mạng xã hội chung của các khoa, các
trang web của trường, các nhóm lớp chung (nhờ sự giúp đỡ của Ban
truyền thông trường, lớp trưởng các lớp, GVCN) trong vòng một tuần.
- Số phiếu phát ra đến khi thu lại phải được đủ cỡ mẫu tối thiểu (385
phiếu). Trong trường hợp chưa đạt đến cỡ mẫu tối thiểu thì tiếp tục gia
hạn thêm thời gian thu thập số liệu cho đến khi đạt được đủ cỡ mẫu tối
thiểu.
- Thông tin được thu thập được được kiểm tra, làm sạch và bổ sung ngay
trong ngày.
- Dữ liệu được xuất từ Google biểu mẫu dưới dạng tệp Excel.
- Dữ liệu được xuất từ phiếu khảo sát trực tiếp dưới dạng tệp Excel

3.2 Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu


- Số liệu ở dạng Excel được chuyển sang file .dta để phân tích trong Stata 14.0.
- Các thống kê mô tả và thống kê phân tích được sử dụng.
- Thống kê mô tả mô tả tỷ lệ, tần suất của biến định tính và trung bình, độ
lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biến định tính.
- Thống kê phân tích sử dụng kiểm định test, để so sánh sự khác biệt giữa
các giá trị trung bình; chỉ để so sánh sự khác biệt giữa các tỉ lệ. Mô hình
8
hồi quy đa biến được áp dụng với biến phụ thuộc là kết quả học tập và
biến độc lập là thói quen sử dụng các ứng dụng hẹn hò, các biến đưa vào
mô hình hiệu chỉnh bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học.
- Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 được áp dụng.

4.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Hạn chế tối đa rủi ro gặp phải từ đối tượng như lộ thông tin cá nhân, các
vấn đề nhạy cảm.
- Để tranh rủi ro toàn bộ thông tin về đối tượng phiếu khảo sát sẽ chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không yêu cầu đối tượng phải cung
cấp tên.
- Thông tin về nghiên cứu sẽ được cung cấp cho người đọc như bộ câu
hỏi nghiên cứu, số liệu thu được sẽ được sử dụng cho mục đích gì…
- Chỉ có những cá nhân tham gia nghiên cứu có quyền biết được thông tin
về đối tượng, cũng như có quyền xem xét và công bố kết quả nghiên cứu.
- Việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện không mang tính bắt buộc, đối
tượng tham gia nghiên cứu có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
- Nghiên cứu có sự chấp thuận của Lãnh đạo cộng đồng, của Hội đồng
đạo đức trong nghiên cứu khoa học.
- Số liệu thu được sẽ được phân tích một cách khách quan.

CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

9
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng( n= 416)

10
Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Giới tính

Nam 142 34,1

Nữ 274 65,9

Nơi sinh

Nông thôn 252 60,6

Thành thị 164 39,4

Tình trạng quan hệ

Có vợ chồng 274 65,9

Có người yêu 134 32,2

Độc thân 8 1,9

Nơi ở hiện tại

Sống cùng gia đình 122 29,3

Thuê trọ ngoài 58 13,9

Ký túc xã 232 55,8

Khác 3 0,7

Tổng 416 100

Trung bình ± sd Min - Max

11
Tuổi (n=416) 21,0 ± 1,7 19 – 34

Bảng 3.2. Đặc điểm liên quan tới học tập ( n= 416)

12
Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Ngành học

Y khoa 144 34,6

Khác 272 65,4

Sinh viên

Năm thứ nhất 87 20,9

Năm thứ hai 108 26,0

Năm thứ ba 104 25,0

Năm thứ tư 117 28,1

Học lâm sàng

Chưa/ không học 255 61,3

Đã/ đang học tiền lâm sàng 122 29,3

Đã học lâm sàng bệnh viện 39 9,4

Trung bình ± sd Min - Max

Kết quả kỳ trước (n = 404) 7,1 ± 0,9 4,0 - 9,0

Thời gian học trung bình (n = 406 ) 93,7 ± 71,8 0 - 300

13
Biểu đồ 3.1. Nghe nói tới ứng dụng hẹn hò

Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin biết tới ứng dụng hẹn hò (n=400)
3.2. Thực trạng sử dụng ứng dụng ứng dụng hẹn hò trong sinh viên trường đai học
Đại Nam năm 2022
3.2.1. Sử dụng ứng dụng hẹn hò

14
Biểu đồ 3.3. Sử dụng ứng dụng hẹn hò (n=416)

Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.4. Các ứng dụng hẹn hò sử dụng (n=416)

15
Biểu đồ 3.5. Số lượng ứng dụng sử dụng (n=416)

3.2.2. Thời gian sử dụng ứng dụng hẹn hò

16
Biểu đồ 3.6. Thời điểm sử dụng ứng dụng hẹn hò trong ngày (n= 119)

Biểu đồ 3.7. Số lần mở ứng dụng mối ngày (n=87)

Bảng 3.3. Thời gian dùng ứng dụng hẹn hò

17
Thời gian (phút) Trung bình ± sd Min - Max

Thời gian dùng ứng dụng hẹn hò mỗi 36,0 ± 51,1 1 - 270
ngày (n=94)

Số lần sử dụng ứng dụng hẹn hò mỗi 3,3 ± 5,8 1 - 45


ngày (n=87)
3.2.3. Mục đích dùng ứng dụng hẹn hò

Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.8. Mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò (n=119)

18
Biểu đồ 3.9. Mục đích tìm bạn qua ứng dụng hẹn hò (n=119)

3.2.4. Sử dụng ứng dụng hẹn hò trong tương lai

Biểu đồ 3.10. Sử dụng ứng dụng hẹn hò trong tương lai (n=416)

19
3.3. Ảnh hưởng của sử dụng ứng dụng hẹn hò đến kết quả học tập sinh
viên đại học Đại Nam năm 2023
3.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng liên quan tới kết quả học

Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của việc sử dụng ứng dụng hẹn hò đến học tập do
sinh viên tự đánh giá (n=119)

Bảng 3.4. Sử dụng ứng dụng hẹn hò liên quan tới thời gian tự học ở nhà

Sử dụng ứng dụng hẹn Thời gian học ở nhà (phút) p (Wilcoxon-
hò Mann-Whitney
Trung bình ± sd Min - Max test)

Đang dùng (n=27) 73,1 ± 66,8 0 – 240 0,05

Hiện không dùng 95.1 ± 72 0 – 540


(n=379)

Bảng 3.5. Sử dụng ứng dụng hẹn hò liên quan tới điểm học kết học tập kì gần
nhất

Sử dụng ứng dụng hẹn Điểm tổng kết p (Wilcoxon-


hò Mann-Whitney
Trung bình ± sd Min - Max
20
test)

Đang dùng (n=26) 6,8 ± 1,2 4,5 – 8,7 0,23

Hiện không dùng 7,1 ± 0,9 4,0 – 9,0


(n=378)

3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian sử dụng ứng dụng hẹn hò liên quan tới học tập

Spearman = -0,06; p=0,80


Biểu đồ 3.12. Mối liên quan giữa thời gian dùng ứng dụng hẹn hò và thời gian tự
học ở nhà mỗi ngày

21
9
8
7
6
5
4

0 50 100 150 200


Thời gian sử dụng ứng dụng hẹn hò mỗi ngày (phút)

Điểm trung bình kỳ học gần nhất Fitted values

Spearman = -0,04; p=0,87


Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa thời gian dùng ứng dụng hẹn hò và kết quả học
tập kỳ gần nhất

22
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa thời điểm sử dụng ứng dụng hẹn hò và điểm kết quả
học tập

n Điểm tổng kết kỳ gần nhất p


(Wilcoxon
Trung bình ± sd Min - Max -Mann-
Whitney
test)

23
Khi thức dậy

Có 15 7,0 ± 1,0 4 – 8,5 0,83

Không 100 6,9 ± 1,3 4,5 – 9,0

Trước khi đi ngủ

Có 27 7,2 ± 1,2 4,0 – 8,8 0,12

Không 88 6,9 ± 1,0 4,5 – 9,0

Khi học

Có 11 6,8 ± 1,3 4,0 – 8,5 0,93

Không 104 7,0 ± 1,0 4,5 – 9,0

Lúc rảnh

Có 26 6,8 ± 1,3 4,0 – 8,5 0,50

Không 89 7,0 ± 0,9 5,0 – 9,0

Bất cứ lúc nào

Có 9 6,5 ± 1,3 4,5 – 7,9 0,29

Không 106 7,0 ± 1,0 4,0 – 9,0

24
3.3.2. Ảnh hưởng của mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò liên quan tới học tập

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò và điểm kết quả
học tập trung bình

Mục đích n Kết quả học tập trung bình p (Wilcoxon-


Mann-
Trung bình ± sd Min - Max Whitney test)

25
Kết bạn

Không 25 7,1 ± 1,2 4,5 - 8,7 0,12

Có 90 6,9 ± 1,0 4,0 – 9,0

Theo trào lưu

Không 81 7,0 ± 1,0 4,0 - 8,8 0,99

Có 34 7,0 ± 1,0 5,0 – 9,0

Chia sẻ thông tin

Không 81 6,9 ± 1,1 4,0 - 8,8 0,64

Có 34 7,1 ± 1 5,0 – 9,0

Tình một đêm

Không 108 7,0 ± 1,0 4,0 – 9,0 0,06

Có 7 6,3 ± 0,9 5,0– 7,0

Tìm người yêu

Không 77 7,0 ± 1,1 4,0 – 9,0 0,77

Có 38 7,0 ± 0,9 4,5 - 8,7

26
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học
- Trong số 416 đối tượng sinh viên tham gia gửi phiếu khảo sát, số lượng và tỉ
lệ sinh viên giới nam và nữ lần lượt là: 142 sinh viên (34,1%), 274 sinh viên
(65,9%).
Sinh viên ở nông thôn tham gia làm khảo sát là 252 sinh viên (chiếm 60,6%)
nhiều số lượng sinh viên tham gia làm khảo sát ở thành thị là 164 sinh viên
(chiếm 39,4%).
Trong số đó, chủ yếu các đối tượng tham gia làm khảo sát đều đang trong mối
quan hệ độc thân, tiếp theo là đang có người yêu và cuối cùng là đã có gia đình
với số lượng và tỉ lệ số lượng các nhóm đối tượng này lần lượt là: 274 sinh viên
(65,9%), 134 sinh viên (32,2%) và 8 sinh viên (1,9%).
Các đối tượng tham gia làm khảo sát hiện đang kí túc xá là chủ yếu: 232 sinh
viên (chiếm 55,8%). Theo sau đó lần lượt là các sinh viên đang sống cùng gia
đình có 122 sinh viên (chiếm 29,3%); sinh viên thuê trọ ở ngoài là 58 sinh viên
(chiếm 13,9%) và ít nhất là số sinh viên khác: 3 sinh viên (0,7%)
3.1.2. Đặc điểm liên quan tới học tập
Sinh viên tham gia khảo sát ở khoa khác ngoài khoa Y chiếm phần lớn: 272
sinh viên chiếm 65,4%, trong khi sinh viên đang học tại khoa Y là 144 sinh viên
chiếm 34,6%.
Đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất là sinh viên học năm thứ tư: 117 sinh
viên (28,1%); sau đó là sinh viên năm thứ hai: 108 sinh viên (26,0%), sinh viên
năm thứ ba: 104 sinh viên (25,0%) và cuối cùng là sinh viên năm thứ nhất với
87 sinh viên chiếm 20,9%.
Kết quả điểm trung bình học tập kỳ trước của các đối tượng tham gia khảo sát
dao động trong khoảng 4,0-9,0 trung bình là 7,1±0,9.

27
Thời gian học tập của các đối tượng có số phút từ 0-300 phút, với thời gian
trung bình là 93,7±71,8 phút
Trong số đối tượng tham gia làm khảo sát có tới 96,2% số đối tượng đã nghe
nói tới ứng dụng hẹn hò, còn lại 3,8% chưa nghe tới bao giờ.
Các đối tượng biết tới ứng dụng hẹn hò thông qua mạng xã hội là chủ yếu,
chiếm tới 70% tổng số đối tượng đã nghe nói đến ứng dụng hẹn hò. Điều này là
hợp lí vì hiện nay các nền tảng mạng xã hội đang phát triển vô cùng mạnh mẽ
hơn bao giờ hết với 1 số nền tảng quen thuộc như: Facebook, Tiktok, Instagram,
Youtube hay là Google... Số đối tượng còn lại biết đến các ứng dụng hẹn hò qua
quảng cáo (pop-ups, quảng cáo trên các trang mạng, ứng dụng khác, quảng cáo
ở bên ngoài...) chiếm tỉ lệ cao thứ hai là 52,8%. Các đối tượng được giới thiệu
tới những ứng dụng hẹn hò là 26,3% và số còn lại tự tìm hiểu chỉ chiếm tỉ lệ
thấp nhất là 16,3%.
3.2. Mô tả thực trạng sử dụng ứng dụng hẹn hò trong sinh viên trường
đại học Đại Nam năm 2022
3.2.1. Sử dụng ứng dụng hẹn hò
Trong số đối tượng tham gia làm khảo sát có tới 96,2% số đối tượng đã
nghe nói tới ứng dụng hẹn hò, còn lại 3,8% chưa nghe tới bao giờ.
Các đối tượng biết tới ứng dụng hẹn hò thông qua mạng xã hội là chủ yếu,
chiếm tới 70% tổng số đối tượng đã nghe nói đến ứng dụng hẹn hò. Điều này là
hợp lí vì hiện nay các nền tảng mạng xã hội đang phát triển vô cùng mạnh mẽ
hơn bao giờ hết với 1 số nền tảng quen thuộc như: Facebook, Tiktok, Instagram,
Youtube hay là Google... Số đối tượng còn lại biết đến các ứng dụng hẹn hò qua
quảng cáo (pop-ups, quảng cáo trên các trang mạng, ứng dụng khác, quảng cáo
ở bên ngoài...) chiếm tỉ lệ cao thứ hai là 52,8%. Các đối tượng được giới thiệu
tới những ứng dụng hẹn hò là 26,3% và số còn lại tự tìm hiểu chỉ chiếm tỉ lệ
thấp nhất là 16,3%.
Có tới 71,2% số lượng sinh viên tham gia làm khảo sát chưa từng dùng
ứng dụng hẹn hò, trong số còn lại là những sinh viên đã hoặc đang dùng. Tuy

28
nhiên số sinh viên hiện tại vẫn đang sử dụng thì chỉ chiếm 6,7% tổng số sinh
viên tham gia làm khảo sát trong khi đó số sinh viên đã từng dùng nhưng bây
giờ không dùng nữa chiếm 22,1%. Có thể thấy số sinh viên tiếp tục muốn sử
dụng ứng dụng hẹn hò trong số sinh viên tham gia khảo sát là khá ít, phần lớn
thì đều chưa biết đến hay đã biết đến nhưng không muốn sử dụng nữa.
Có những nền tảng ứng dụng khá quen thuộc được sử dụng trong số các
sinh viên tham gia khảo sát này là: Tinder, Facebook, Bumble, Litmatch và khác
(yoyo,hello...). Dẫn đầu về độ phổ biến là Tinder với tỉ lệ phần trăm số sinh viên
sử dụng là 16,6%, theo sau đó là Facebook (12,7%), ứng dụng khác (5,5%),
Bumble (2,9%) và Litmatch (2,6%). Có thể thấy Tinder vẫn là một nền tảng
được phổ biến rộng rãi hơn cả và theo sau là một nền tảng đang phát triển vô
cùng mạnh mẽ- đó là Facebook. Từ khi ra đời tính năng “Hẹn hò”, Facebook
đang dần phát triển hơn rất nhiều và đang được biến đến rộng rãi hơn với tư
cách là một ứng dụng hẹn hò chứ không chỉ đơn thuần là một trang mạng xã hội.
Trong những thiết bị thông minh như điện thoại, laptop, ipad,.... của
những sinh viên tham gia làm khảo sát có thể thấy đa phần chỉ có 1 ứng dụng
hẹn hò được sử dụng, chiếm tỉ lệ 19,2%. Có rất ít sinh viên sử dụng 3 ứng dụng
(chiếm 2,4%), còn lại là số sinh viên sử dụng 2 ứng dụng hẹn hò (chiếm 7,0%).
Thời điểm sử dụng ứng dụng hẹn hò của sinh viên trong ngày vẫn là lúc
rảnh- chiếm đến 78,2%. Trước khi đi ngủ số sinh viên sử dụng ứng dụng sẽ ít
hơn chiếm 24,4%; khi thức dậy là 12,5%. Đặc biệt, trong khi học (có thể là đang
tự học hoặc đang học bài trong giờ trên lớp) vẫn có số sinh viên sử dụng ứng
dụng hẹn hò mặc dù chỉ chiếm 9,2%, vẫn cao hơn số sinh viên sử dụng ứng
dụng hẹn hò một cách ngẫu nhiên là bất cứ lúc nào trong ngày (chiếm 7,6%).
Đa phần số lần mở ứng dụng hẹn hò của sinh viên là khá ít (ít hơn 3 lần),
chiếm tỉ lệ 64,4%. Bên cạnh đó số sinh viên có từ 3-5 lần mở ứng dụng chiếm tỉ
lệ 28,7% và số ít sinh viên còn lại mở ứng dụng khá nhiều lần trong ngày là 5-
10 lần (chiếm tỉ lệ 6,9%).
3.2.2. Thời gian sử dụng ứng dụng hẹn hò

29
Thời gian sử dụng ứng dụng hẹn hò của sinh viên tham gia khảo sát trung
bình vào khoảng 36 phút, có khi chỉ là 1 phút và có khi cũng lên tới 270 phút.
Điều này chứng tỏ thời gian sử dụng ứng dụng hẹn hò của các sinh viên tha gia
nghiên cứu có trải rộng từ ít thời gian đến nhiều thời gian và nhiều nhất là hơn 4
tiếng.
3.2.3. Mục đích dùng ứng dụng hẹn hò
Mục đích kết bạn bốn phương trong nhóm đối tượng sử dụng ứng dụng
hẹn hò là cao nhất (chiếm tỉ lệ 78,2%), cho thấy nhu cầu tìm bạn và kết bạn của
nhóm đối tượng này là khá cao. Theo sau đó là nhu cầu về tình cảm, tâm tư như
tìm người yêu (chiếm tỉ lệ 32,8%), nhu cầu về thông tin và trao đổi thấp hơn
(chiếm tỉ lệ 31,1%). Số sinh viên sử dụng ứng dụng hẹn hò chỉ để theo rào lưu
chiếm tỉ lệ 30,3%, đặc biệt số sinh viên sử dụng ứng dụng hẹn hò để tìm “tình
mệt đêm” dù có nhưng không nhiều (6,7%), và các mục đích khác chiếm tỉ lệ
5,9%. Như vậy có thể thấy nhu cầu cao nhất khi sử dụng ứng dụng hẹn hò là để
kết bạn, đặc biệt hơn có một số sinh viên sử dụng ứng dụng hẹn hò để tìm tình
một đêm.
Thói quen và sở thích tìm bạn khi sử dụng ứng dụng hẹn hò của sinh viên
khá đa dạng,chủ yếu là tìm bạn tâm sự (83,8%), sau đó là tìm bạn ở gần
(69,2%), thường xuyên kết bạn mới (42%), tìm bạn tri kỉ (34,4%) và thấp nhất là
số sinh viên muốn tìm cacngf nhiều bạn càng tốt (26,1%).
3.2.4. Sử dụng ứng dụng hẹn hò trong tương lai
Cuối cùng, trong tương lai có tới 82,2% tổng số sinh viên tham gia làm
khảo sát không có ý định sử dụng ứng dụng hẹn hò và chỉ còn lại 17,8% số sinh
viên vẫn sẽ tiếp tục sử dụng ứng dụng hẹn hò.
3.3. Mô tả một số ảnh hưởng của việc sử dụng ứng dụng hẹn hò đến kết
quả học tập của sinh viên trường đại học Đại Nam năm 2022
3.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng liên quan tới kết quả học
- Hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát tự nhận thấy rằng ứng dụng hẹn hò
không có ảnh hưởng tới kết quả học tập (79%). Bên cạnh đó 13% các đối tượng

30
cảm thấy việc sử dụng ứng dụng hẹn hò có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học
tập chỉ một số ít cho rằng ứng dụng hẹn hò có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả
học tập của sinh viên.
- Ảnh hưởng thời gian dùng ứng dụng hẹn hò và thời gian tự học ở nhà mỗi
ngày. Qua khảo sát có thể thấy việc dành thời gian học tập trung bình ở nhà của
các đối tượng hiện đang dùng ứng dụng hẹn hò (66.8-73.1 phút) ít hơn so với
các đối tương hiện không dùng ứng dụng hẹn hò. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p=0.05 (p<0.05)
- Qua khảo sát có thể thấy việc dành thời gian học tập trung bình ở nhà của
các đối tượng hiện hiện không dùng ứng dụng hẹn hò (173,5 ± 1537 phút) là gần
3 tiếng so với các đối tương đang dùng ứng dụng hẹn hò (73,1 ± 66,8 phút) là
hơn 1 tiếng gấp hơn 2,4 lần từ đó cho thấy việc sử dụng ứng dụng hẹn hò có ảnh
hưởng thời gian học tập của
Thời gian tự học học bị giảm xuống đồng thời điểm trung bình của đối tượng
có sử dụng là 6,8 ± 1,2 cũng thấp hơn điểm trung bình của đối tượng sinh viên
hiện không sử dụng là 7,1 ± 0,9. Do đó việc sử dụng ứng dụng hẹn hò làm rút
ngắn thời gian tự học của sinh viên từ đó cũng ảnh hưởng một phần kết quả học
tập của sinh viên sử dụng. Đối với môi trường đại học yếu tố tự học là quan
trọng
- Thời gian dành cho việc tự học thấp trong khi với cách thức học tín chỉ thì
sinh viên cần rất nhiều thời gian cho việc tự học điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến
chất lượng, cũng như kết quả học tập của sinh viên, vì từ khi bắt đầu các sinh
viên sẽ tiếp cận với các môn chuyên ngành tức là họ sẽ cần đầu tư rất nhiều thời
gian để có thể nắm được các kiến thức ngoài thời gian học trên lớp, nếu thời
gian đầu tư không đủ thì chất lượng kiến thức mà họ thu được cũng sẽ bị hạn
chế dẫn đến kết quả học tập của họ cũng sẽ không được nhu mong đợi của họ.
- Trung bình mỗi ngày các đối tượng sử dụng 36 phút tức là chưa đến 1 tiếng.
Thời gian ít nhất là 1 phút và nhiều nhất là 270 phút. tức là hơn 4 tiếng. Việc sử
dụng ứng dụng hẹn hò nhiều tốn nhiều thời gian cũng làm giảm thời gian tự học

31
của sinh viên đồng thời cũng làm giảm điểm số trung bình kết quả học tập của
sinh viên. Sinh viên sử dụng ứng dụng hẹn hò ít (30 phút đến 1 tiếng) có khả
nằng tập trung tốt hơn cho việc học tập dẫn tới điểm số trung bình cũng cao hơn.
3.3.2. Ảnh hưởng của thời điểm sử dụng ứng dụng hẹn hò và điểm kết
quả học tập
Thời điểm chủ yếu cho việc sử dụng ứng dụng hẹn hò là trước khi đi ngủ và
lúc rảnh tiếp theo đó là sử dụng khi thức dậy, khi học và cuối cùng là bất cử lúc
nào. Sinh viên sử dụng ứng dụng hẹn hò bất cứ lúc nào có điểm trung bình học
tập thấp nhất (6,5 ± 1,3) tiếp theo là vào lúc rảnh (6,8 ± 1,3) và khi học (6,8 ±
1,3) và sử dụng vào trước khi ngủ có điểm trung bình cao nhất (7,2 ± 1,2). Việc
sử dụng ứng dụng hẹn hò lúc học cho ra kết quả học tập thấp hơn việc sử dụng
vào trước khi ngủ và khi thức dậy việc sử dụng này vô tình khiến cho sự tập
trung học tập bị gián đoạn ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức ví dụ như đối
với sinh viên Y kiến thức được hệ thống khi sử dụng ứng dụng trong lúc học
làm gián đoạn việc tiếp thu khiến cho kiến thức được tiếp thu một cách đứt đoạn
ảnh hưởng đến tư duy cũng như ảnh hưởng đến sự tiếp thu và kết quả học tập,
Đối với các ngành học khác cũng tương tự việc sử dụng trong lúc học cũng có
ảnh hưởng đến kết quả học tập.
3.3.3. Ảnh hưởng của mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò liên quan tới
học tập (n=115)
Trước hết ta có số liệu đánh giá của các sinh viên về mục đích sử dụng ứng
dụng hẹn hò đến điểm trung bình kết quả học tập. Trong đó việc sử dụng với
mục đích kết bạn là 90, theo trào lưu là 34, chia sẻ thông tin là 34, tình một đêm
là 7, tìm người yêu là 38. Hầu hết phổ trung bình kết quả học tập không có sự
giao động lớn với từng mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò (6.9-7.1) . Riêng việc
sử dụng ứng dụng với mục đích tìm tình một đêm có kết quả trung bình học tập
thấp hơn so với các mục đích sử dụng khác. Trong đó với từng mục đích sử
dụng số lượng sinh viên có hay không sử dụng ứng dụng với mục đích đó có
điểm trung bình học tập không có sự chênh lệch lớn. Ví dụ đối với việc sử dụng

32
ứng dụng hẹn hò để kết bạn thì điểm trung bình giữa đối tượng sinh viên sử
dụng ứng dụng hẹn hò để kết bạn là 7,1 ± 1,2 và không dùng với mục đích kết
bạn là 6,9 ± 1,0 do đó không có sự chênh lệch lớn giữa kết quả học tập của hai
nhóm. Tương tự với các mục đích khác như sử dụng theo trào lưu, tìm người
yêu hay chia sẻ thông tin. Riêng đối với mục đích tìm tình một đêm có sự chênh
lệch điểm trung bình kết quả học tập giữa hai đối tượng
Điểm trung bình học tập của đối tượng có sử dụng với mục đích tìm tình một
đêm là 6,3 ± 0,9 nhỏ hơn đối tượng không sử dụng với mục đích này là 7,0 ±
1,0. Phổ điểm min- max của đối tượng sử dụng với mục đích này là 5,0– 7,0
thấp hơn so với sử dụng ứng dụng hẹn hò với mục đích khác kết bạn (4,0 – 9,0),
theo trào lưu (5,0 – 9,0), chia sẻ thộng tin (5,0 – 9,0), tìm người yêu (4,5 - 8,7)
Có thể việc sử dụng ứng dụng hẹn hò với mục đích tìm tình một đêm có ảnh
hưởng tới điểm trung bình kết quả học tập nhiều hơn các mục đích khác.

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
1.Thực trạng sử dụng ứng dụng hẹn hò trong sinh viên trường đại học Đại
Nam năm 2022
- Có đến 96.2% sinh viên trường đại học Đại Nam biết đến ứng dụng hẹn hò
- 70% sinh viên biết đến ứng dụng hẹn hò thông qua mạng xã hội
- Tinder là nền tảng ứng dụng lớn tiếp theo là Facebook
- Phần lớn sinh viên không có ứng dụng hẹn hò trong máy
- Sinh viên sử dụng ứng dụng hẹn hò nhiều nhất vào lúc rảnh
- Trung bình một ngày sinh viên sử dụng ứng dụng hẹn hò <3 lần/ ngày
- Trung bình một ngày sinh viên sử dụng ứng hẹn hò 36 phút
- Mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò chủ yếu của sinh viên là kết bạn, sau đó là
tìm người yêu
- Có tới 82% sinh viên Đại Nam chọn không muốn tiếp tục sử dụng ứng dụng
hẹn hò

33
2.Thực trạng ảnh hưởng của sử dụng ứng dụng hẹn hò tới kết quả học tập
của sinh viên trường Đại học Đại Nam năm 2022
- Các yếu tố không liên quan về sử dụng ứng dụng hẹn hò đến kết quả học tập:
Thời gian sử dụng ứng dụng, thời điểm sử dụng, mục đích sử dụng
- Không có yếu tố liên quan đến việc sử dụng ứng dụng hẹn hò và kết quả học
tập
- Các đối tượng sử dụng ứng dụng hẹn hò có thời gian tự học ở nhà ít hơn so với
đối tượng không sử dụng ứng hẹn hò.
- Đối tượng đang sử dụng ứng dụng hẹn hò có điểm tổng kết học tập kì gần nhất
thấp hơn đối tượng không sử dụng ứng dụng hẹn hò, tuy nhiên do tỉ lệ sinh viên
sử dụng ứng dụng tham gia nghiên cứu rất thấp (26/426) nên cần có những
nghiên cứu lớn hơn để khảo sát, tìm hiểu những ảnh hưởng của ứng dụng hẹn hò
tới kết quả học tập.

CHƯƠNG 5
KHUYẾN NGHỊ
- Sinh viên trường Đại học Đại Nam nên trang bị cho mình đủ kiến thức về các
ứng dụng hẹn hò, sử dụng ứng dụng hẹn hò sao cho hiệu quả, tránh lạm dụng
quá mức làm ảnh hưởng tới học tập và các mối quan hệ xung quanh.
- Cần nhận thức rõ lợi ích và tác hại mà ứng dụng hẹn hò mang tới, qua đó cân
nhắc lựa chọn thời lượng, thời điểm sử dụng trong ngày sao cho hợp lý.
- Bên cạnh đó cần cải thiện, nâng cao các thói quen, hành vi có ảnh hưởng tới
công việc, học tập như: trang bị các kiến thức về sức khỏe sinh sản đối với sinh
viên, luyện tập thói quen quản lí công việc, quản lí và sử dụng thời gian cá nhân
sao cho hợp lí,...
- Sinh viên nói chung và sinh viên đại học Đại Nam nói riêng có thể sử dụng
ứng dụng hẹn hò vào đúng mục đích và thời gian, thời điểm hợp lí sẽ không ảnh
hưởng đến học tập

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Zoe Duncan, Evita %J Personality March và Individual Differences (2019), "Using Tinder® to start
a fire: Predicting antisocial use of Tinder® with gender and the Dark Tetrad", 145, tr. 9-14.
2.Barış Sevi, Tuğçe Aral và Terry Eskenazi (2018), "Exploring the hook-up app: Low sexual disgust
and high sociosexuality predict motivation to use Tinder for casual sex", Personality and Individual
Differences, 133, tr. 17-20.
3.Karoline Gatter và Kathleen %J Cogent Psychology Hodkinson (2016), "On the differences between
Tinder™ versus online dating agencies: Questioning a myth. An exploratory study", 3(1), tr.
1162414.
4.Brecht Neyt, Sarah Vandenbulcke và Stijn Baert (2019), "Are men intimidated by highly educated
women? Undercover on Tinder", Economics of Education Review, 73, tr. 101914.
5.N. A. Grosskopf, M. T. LeVasseur và D. B. Glaser (2014), "Use of the Internet and mobile-based
"ứng dụngs" for sex-seeking among men who have sex with men in New York City", Am J Mens
Health, 8(6), tr. 510-20.
6.J. J. Lehmiller và M. Ioerger (2014), "Social networking smartphone ứng dụnglications and sexual
health outcomes among men who have sex with men", PLoS One, 9(1), tr. e86603.
7.E. P. H. Choi, J. Y. H. Wong và D. Y. T. Fong (2018), "An Emerging Risk Factor of Sexual Abuse:
The Use of Smartphone Dating Applications", Sex Abuse, 30(4), tr. 343-366.
8.E. P. Choi, J. Y. Wong, H. H. Lo và các cộng sự. (2017), "Association Between Using Smartphone
Dating Ứng dụnglications and Alcohol and Recreational Drug Use in Conjunction With Sexual
Activities in College Students", Subst Use Misuse, 52(4), tr. 422-428.
9.H. M. Epino, M. L. Rich, F. Kaigamba và các cộng sự. (2012), "Reliability and construct validity of
three health-related self-report scales in HIV-positive adults in rural Rwanda", AIDS Care, 24(12), tr.
1576-83.

35

You might also like