You are on page 1of 3

Đây thôn Vĩ Dạ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Hàn Mặc Tử -
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c294/n13042/Nhung-tu-lieu-moi-nhat-ve-su-that-moi-tinh-
Han-Mac-Tu-va-Hoang-Thi-Kim-Cuc.html
- Thể thơ: Thơ bảy chữ.
- Chủ thể trữ tình:
+ ( Khổ 1 ) Tác giả  Chủ thể ẩn.
+ ( Khổ 2 ) “anh”  chủ thể trực tiếp
- Cảm hứng chủ đạo: Thiên nhiên xứ Huế tràn đầy thi vị hoà quyện với tiếng lòng da diết
của người thi sĩ yêu đời, yêu người.
- Từ ngữ, hình ảnh:
+ Từ ngữ: Bút pháp giàu tính gợi cảm, ngôn ngữ đặng chọn lựa tinh tế, gợi liên tưởng.
+ Hình ảnh: Hình ảnh hết sức độc đáo, giàu sức gợi lên nội tâm rầu rĩ của Hàn Mặc Tử.
+ Biện pháp tu từ: Nhiều câu hỏi tu từ như đang trách móc, cung với một phép so sánh.
- Cách ngắt nhịp
+ Khổ 1: Cách ngắt nhịp 1/3/3 gợi ra những bước chân nhe nhàng,chậm rãi ngắm nhìn vẻ
đẹp thôn Vĩ.
+ Khổ 2: Cách ngắt nhịp 4/3) câu thơ như bẻ làm đôi, ném gió mây về hai phía.Gió và
mây vốn có mối quan hệ khăng khít "gió thổi mây bay" nhưng trong cái nhìn của thi sĩ, gió
mây đang chia lìa, tan tác không còn gắn kết với nhau.

*Mở bài:
Dù là ở thời kì nào, văn học cũng có những lúc hưng thịnh nhất mang lại những đóng góp
vào sự phát triển của văn học nước nhà. Phong trào thơ mới đã giải phóng cái tôi của các
nhà thơ, và đưa thơ nước nhà vào giai đoạn sôi nổi hàng loạt các bông hoa đua nở, toàn vẹn
về cả tài năng lẫn đạo đức. Hàn Mặc Tử là hồn thơ đau thương nhưng là một nhà thơ có sức
sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Ông đã mang tới cho nền văn học Việt
Nam nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc và gây xúc động nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ” được
trích từ tập “Thơ điên”. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về miền quê đất nước và là tiếng lòng
tình yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Hàn Mặc Tử -
*Thân bài:
Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ bảy chữ rút trong tập “Thơ điên” xuất bản năm 1940. Về
cảm hứng sáng tác, nhà thơ Quách Tấn cho biết Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử một
tấm bưu ảnh có phong cảnh xứ Huế và dòng Hương có con đò, bóng tre cần trúc hai bên bờ.
Nhà nghiên cứu Văn Tâm lại nói thêm: “Khoảng năm 1937 nghe tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh
nan y, Hoàng Cúc đã gửi vô Quy Nhơn cho Hàn Mặc Tử một tấm hình chụp hồi còn mặc áo
dài trắng trường Đồng Khánh có kèm lời thăm hỏi sức khỏe và trách Hàn Mặc Tử sao lâu
nay không ra thăm Vĩ Dạ?” (nhưng trong hình không có cô gái nào?) Từ ấy bài thơ ra đời.
Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã hướng ngòi bút đến khung cảnh
thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ:
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền ”
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như lời trách móc,
như hờn giận, vừa như lời mời chân thành của một cô gái xứ Huế. Chỉ một câu thôi, câu hỏi
nhưng lại chứa chan tình thương. Tại sao lâu rồi anh không về chơi thôn Vĩ bên bờ sông
Hương thi vị, bên người con gái ông thầm thương trộm nhớ? Nhà thơ sử dụng từ “chơi” mà
không sử dụng từ “thăm”. Nếu sử dụng từ “thăm” thì cấu trúc câu thơ không thay đổi nhưng
nó bỗng bớt chút tự nhiên và trở nên khách sáo, từ “chơi” gợi ra sự thân mật, gần gũi thân
tình. Câu hỏi cũng như một lời tự trách của nhà thơ với bản thân khi không thể về lại thôn
làng Vĩ Dạ, nơi ông từng nặng lòng với kỉ niệm nơi ấy.
Hoàn cảnh hiện tại không cho phép nhà thơ quay về thăm Vĩ Dạ nhưng bằng tất cả niềm
nhung nhớ, hồi ức và tấm hình, Hàn Mặc Tử đã hoạ lên bức tranh Vĩ Dạ thật sinh động, độc
đáo:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền ”
Chỉ ba câu thơ Hàn Mặc Tử đã khắc họa được những nét đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế.
Mỗi vần thơ là một nét vẽ, mỗi chi tiết sống động tạo thành một bức tranh rực rỡ trong hoài
niệm. Đầu tiên là vẻ đẹp của buổi sớm mai “nắng hàng cau nắng mới lên”, là cái nắng trong
trẻo tinh khôi chẳng phải là chang chang nắng của một buổi trưa hè. Chỉ miêu tả nắng thôi
mà đã gợi cho người đọc biết bao liên tưởng đẹp. Điệp từ “nắng” đã vẽ ra một bức tranh ánh
sáng lung linh trong không gian nắng lan đến đâu vạn vật bừng sáng đến đó từ trên cao tràn
xuống thấp và lấp đầy cả khu vườn, như khoác lên thôn Vĩ Dạ một chiếc áo mới rực rỡ. Ấy
là những tia nắng đầu tiên rọi xuống làng quê mà trước nó chiếu vào những vườn cau làm
cho những hạt sương đêm đọng lại sáng lên, lấp lánh như những viên ngọc được đính vào
tấm áo choàng nhung màu xanh mịn màng :
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Đến câu thơ này, tầm nhìn của nhà thơ được đưa xuống và mở rộng ra, một khoảnh xanh
chợt hiện lên trong đôi mắt ông. Một cái nhìn khẽ khàng đưa qua khu vườn làm bật lên sắc
xanh mà đến đờ đẫn trong sự trầm trồ ngạc nhiên. Nếu chẳng phải người nặng mối cảm tình
với con người, thiên nhiên chốn Vĩ dạ thì sao có thể tạc nên những vần thơ trong trẻo thế
này. Chẳng cần một mảnh vườn thật để ngắm

You might also like