You are on page 1of 3

Phân tích hoạt động kinh doanh.

Câu hỏi lý thuyết


1. Tại sao ở doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hoạt dộng kinh doanh (PTHBKD)?
Phân tích doanh nghiệp giúp các nhà quản lý nắm được thực trạng của doanh nghiệp, dự đoán những rủi ro
cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra những chính sách, kế hoạch
phù hợp góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, những chủ thể gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp đều có thể nhận được lợi ích khi tiến hành
phân tích. Tùy theo đối tượng, nhu cầu, mục đích mà phân tích sẽ tập trung vào các khía cạnh khác nhau,
những đối tượng chính thường gặp như:

 Các nhà quản lý doanh nghiệp;


 Nhà đầu tư (cổ đông);
 Ngân hàng, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ), các tổ chức tài chính;
 Người nhận lương từ doanh nghiệp;
 Các cơ quan quản lý Nhà nước;
 Và các đối tượng khác...

2. Trình bày nội dung của phân tích hoạt dộng kinh doanh?
Có rất nhiều thông tin quan trọng cần được trình bày trong một bản phân tích doanh nghiệp. Tuy nhiên,
không phải tất cả mọi thông tin đều có giá trị, điều này còn phụ thuộc vào vai trò của người xem phân tích.
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà bạn nên cân nhắc khi thực hiện phân tích.

 Các thông tin tổng quan về doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, đầu tư, quản trị doanh nghiệp,
ưu và nhược điểm.
 Những đặc điểm trong ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động
 Phân tích nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
 Phân tích chi phí, khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
 Đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động, mục tiêu đã đề ra
 Nêu lên các chỉ số tài chính quan trọng và có sự so sánh theo thời gian cũng như với các đối thủ cạnh
tranh.
 Phân tích tài chính bao gồm báo cáo tài chính
3. Trình bày nội dung của phương pháp so sánh.
Khái niệm: So sánh là phương pháp đối chiếu trị số của một chỉ tiêu phân tích với một trị số gốc (cơ sở).
Mục đích: Giúp nhà phân tích nhận thấy sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp, Kết cấu tài sản,
nguồn vốn… => Nhằm phân tích nắm nội của khuynh hướng tài chính trong Tương lai của doanh nghieäp
4. Tại sao phương pháp so sánh phải quan tâm Đến điều kiện thời gian và không gian?
5. Trinh bày nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn.
Khái niệm: Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến
động của chỉ tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Phạm vi áp dụng Chỉ áp dụng khi phân tích những quan hệ tích số giữa các biến kinh tế
Các bước phân tích
Xác định đối tượng phân tích: Mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. VD ± ∆GTSL ; ± ∆C,
± ∆Ln
Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ số lượng
đến chất lượng.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích
Thế lần lượt
Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ kế hoạch hay kỳ gốc theo trình tự sắp xếp. Qo =
a0.b0.c0.d0
Qa= a1.b0.c0.d0 ; Qb= a1.b1.c0.d0 ;
Qc= a1.b1.c1.d0 ; Qd= a1.b1.c1.d1= Q1
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích
∆Qa= qa- q0 ∆Qb= qb - qa
∆Qc= qc- qb ∆Qd= qd- qc
Chỉ tiêu phân tích: Q = a x b x c x d
Kỳ gốc: Q0 = a0x b0 x c0 x d0
Kỳ phân tích: Q1 = a1x b1 x c1x d1
Biến động của chỉ tiêu phân tích:
∆Q = Q1 - Q0 = ∆Q(a)+∆Q(b)+∆Q(c) + ∆Q(d
6. Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế lên hoàn khi sử dụng phân tích.
Ưu điểm:

 Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán.


 Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh nội dung bên trong của hiện tượng kinh
tế.
Nhược điểm:

 Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực
tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi.
 Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là số lượng
và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và tính toán các nhân tố
cho ta kết quả không chính xác.
7. Trinh bày nhiệm vụ của phân tích kinh doanh.
Nhiệm vụ chính của hoạt động này là:

 Đánh giá mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và việc chấp hành các chế độ chính sách về kinh tế
tài chính mà nhà nước đã ban hành đối với doanh nghiệp.
 Xác định những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả kinh tế, tính mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến quá trình và kết quả kinh tế.
 Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế và loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực, phát huy ảnh
hưởng của các nhân tố tích cực, từ đó động viên khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh
nghiệp.
8. Muốn tổ chức tốt công tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp thi cần phải quan tâm Đến yếu tố nào?
Tính đầy đủ: phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá
đúng đối tượng cần phân tích.
- Tính chính xác: Chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều
vào tính chính xác về nguồn số liệu khai thác; sự lựa chọn phương pháp
phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
- Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ HĐKD phải kịp thời tổ chức phân tích đánh
giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt được, để nắm bắt những mặt
mạnh, những tồn tại trong HĐKD, thông qua đó đề xuất những giải pháp cho
thời kỳ HĐKD tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn.

9. Chủ thể kinh doanh có đặc điểm gì?


10. Loại hình doanh nghiệp nào đang phát triển tại Việt Nam? Tại sao?
11. Trình bày chức năng và vai trò chủ yếu của doanh nghiệp
12. Đặc tính kinh tế nổi trội của ngành là gì?
13. Ngành đang thay đổi như thế nào?
14. Phân tích các yếu tố quan trọng của sức mạnh cạnh tranh
15. Tại sao xác định thái độ của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng của phân tích thị trường?
16. Trình bày nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh.
Trình bày các nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh.

You might also like