You are on page 1of 3

VẤN ĐỀ 3: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

*Nhận thức:
1. Dân chủ và sự ra đời của dân chủ
*Định nghĩa về dân chủ (nói chung)
Dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị, là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân
dân.
2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa (DCXHCN)
- Định nghĩa: DCXHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân
loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân
chủ và pháp luật nằm trong sự thông nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
- Nguồn gốc hình thành: được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ỏ Pháp và Công xã Pari
(1871), tuy nhiên chỉ đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà
nước xã hội chủ nghĩa đẩu tiên trên thế giới (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức
được xác lập. (nếu có thời gian thì ghi thêm)
3.Bản chất (ĐẶC BIỆT CHÚ Ý) Tr.135
Một số cách đặt câu hỏi:
- Lênin nói rằng: “Không có nền dân chủ chung chung”. Anh/chị có đồng ý hay không?
- Có nhận định cho rằng: “Dân chủ vô sản gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Anh/chị hãy chứng
minh?
- Tại sao nền dân chủ XHCN được xây dựng trên chế độ công hữu (sở hữu chung về TLSX)?
- Phân biệt bản chất của DCXHCN và DCTBCN?
- Tại sao DCXHCN lại ưu việt hơn DCTBCN?
Bản chất DCXHCN DCTBCN
Chính trị - Sự lãnh đạo chính trị của giai cấp - Mang bản chất của giai cấp tư sản
công nhân (GCCN) thông qua đảng (GCTS)
của nó với toàn xã hội nhằm thực
hiện quyền lực và lợi ích của không
chỉ công nhân mà là của toàn thể
nhân dân.
 Nhất nguyên về chính trị, đại diện
cho đa số.  Đa nguyên, đa đảng. Quyền lực
Q: Nền DCXHCN có phải luôn dân nằm trong tay thiểu số.
chủ với mọi đối tượng không?
A: Không. Nền DCXHCN sẽ không
dân chủ với kẻ thù, bọn phản động
Kinh tế - Dựa trên chế độ sở hữu xã hội về - Dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về
những tư liệu sản xuất (TLSX)  TLSX  tư hữu
công hữu
- Đảm bảo quyền làm chủ trong quá
trình sản xuất kinh doanh, quản lý và - Duy trì chế độ áp bức bóc lột đối với
phân phối. các giai cấp, tầng lớp khác.
- Phân phối lợi ích theo kết quả lao
động là chủ yếu
Tư tưởng – - Lấy hệ tư tưởng Mác- Lênin – hệ tư - Lấy hệ tư tưởng của GCTS làm chủ
văn hóa – xã tưởng của GCCN làm chủ đạo đạo
hội - Được làm chủ những giá trị văn - Nhân dân không được làm chủ
hóa tinh thần. những giá trị văn hóa tinh thần
- Có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích - Đề cao lợi ích cá nhân.
cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của
toàn xã hội.
*Vận dụng:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nguồn gốc: được xác lập sau Cách mạng Tháng Tám (1945). Đổi tên nước thành “Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (1976)
Đại hội VI của Đảng (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó nhấn mạnh
phát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước.
Bản chất: (SV tham khảo trích dẫn của Hồ Chí Minh trong giáo trình Tr.151,152)
- Trích dẫn nguyên văn của Hồ Chí Minh Tr.152 (“NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ….”)
- Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh).
- Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về
nhân dân).
- Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnh của nhân dân, của toàn
dân tộc).
- Dân chủ gắn với pháp luật (phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương).
- Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Làm thế nào để phát huy DCXHCN? (Tr.159)
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra cơ sở kinh tế vững
chắc cho xây dựng DCXHCN.
- Xây dựng ĐCSVN trong sạch, vững mạnh với tư cách là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền
DCXHCN.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh với tư cách điều kiện để thực thi
DCXHCN.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền DCXHCN.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy quyền
làm chủ của nhân dân.
Là một công dân, anh/chị nên làm gì để giữ vững địa vị làm chủ đất nước của mình và đảm
bảo nền DCXHCN của nước ta?
(SV có thể trả lời nhiều ý, có thể từ 5-7 ý, có thể tham khảo gợi ý bên dưới)
- Thực hiện học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn vững vàng
- Tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
- Thực hiện tuân thủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Phát huy vai trò làm chủ của mình thông qua những buổi gặp mặt đại biểu quốc hội để nói lên
nguyện vọng của mình.
- Thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương thông qua cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”
- Tích cực trang bị những kỹ năng sống và kỹ năng mềm như: công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kỹ
năng quản trị, kỹ năng giao tiếp,…
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ trật tự, an toàn xã hội (tuyên
truyền, tham gia,…)
……….

You might also like