You are on page 1of 58

Vật lý Đại cương 1 (CƠ - NHIỆT)

Chương 7
Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học

Nguyễn Duy Thông


ngdthong@hcmus.edu.vn

Khoa Vật lý - Vật lý Kỹ thuật


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 1 / 53


Những hạn chế của nguyên lý 1
Nguyên lý 1 : độ biến thiên năng lượng của hệ trong quá trình biến
đổi bằng công và nhiệt mà hệ nhận được trong quá trình đó
∆U = A + Q
Trên thực tế: có những quá trình mà nguyên lý 1 không giải thích
được:
Ví dụ: xét hai vật có nhiệt độ khác nhau và chúng sẽ trao đổi
nhiệt, theo nguyên lý 1: vật này cho bao nhiêu nhiệt thì vật kia
nhận bấy nhiêu nhiệt và không thể chỉ ra rằng: nhiệt truyền
từ vật nóng sang vật lạnh hay ngược lại. Thực tế: nhiệt truyền
từ vật nóng sang vật lạnh.
Theo nguyên lý 1 : nhiệt và công hoàn toàn tương đương nhau:
công biến hoàn toàn thành nhiệt và ngược lại nhiệt có thể biến
hoàn toàn thành công. Thực tế: công có thể biến hết thành
nhiệt nhưng nhiệt không thể biến hoàn toàn thành công.

Quá trình gia nhiệt cho nước để làm quay trục


quay không xảy ra trong thực tế.

Theo nguyên lý 1 : không giải thích chất lượng của nguồn nhiệt.
Thực tế: nhiệt lấy từ nguồn nhiệt có nhiệt độ cao biến đổi được
ra nhiều công hơn trường hợp lấy từ nguồn nhiệt có nhiệt độ
thấp hơn.
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 3 / 53
Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 4 / 53


Nội dung

1. Quá trình thuận nghịch


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học
3. Chu trình Carnot thuận nghịch
3.1 Chu trình Carnot
3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot
3.3 Hiệu suất chu trình Carnot
3.4 Máy làm lạnh
3.5 Các định lý Carnot
4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2
5. Entropy
6. Tổng kết

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 5 / 53


Nội dung

1. Quá trình thuận nghịch

2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

3. Chu trình Carnot thuận nghịch


3.1 Chu trình Carnot
3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot
3.3 Hiệu suất chu trình Carnot
3.4 Máy làm lạnh
3.5 Các định lý Carnot

4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

5. Entropy

6. Tổng kết
1. Quá trình thuận nghịch

Quá trình thuận nghịch

Quá trình biến đổi trạng thái (1) → (2): được gọi là thuận nghịch
thực hiện được quá trình ngược (2)→ (1)
đi qua đúng mọi trạng thái trung gian như từ
(1) →(2)
trở về trạng thái đầu không gây ra một biến
đổi nào trong hệ và môi trường xung quanh
Nếu không được như vậy thì quá trình là không thuận nghịch.
Quá trình nào có ma sát đều không thuận nghịch.
Một vài ví dụ quá trình không thuận nghịch: sự trao đổi nhiệt
giữa 2 vật nóng-lạnh, sự giãn khí trong chân không, sự khuếch
tán khí vào nhau.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 7 / 53


1. Quá trình thuận nghịch

Quá trình thuận nghịch là 1 dãy liên tục các trạng thái cân
bằng.
Chu trình thuận nghịch :
Nếu quá trình ngược đi qua đúng mọi trạng thái trung gian.
Trong đồ thị (P,V): đồ thị của các quá trình trùng nhau nhưng
ngược chiều.
Do đó, công hệ nhận vào trong quá trình ngược có giá trị bằng
công hệ sinh ra trong quá trình thuận.
Để thực hiện chu trình thuận nghịch thì các quá trình phải
thuận nghịch: tránh mọi sự mất nhiệt do ma sát và đảm bảo
sao cho mọi trạng thái đều là trạng thái cân bằng =⇒ quá
trình diễn ra vô cùng chậm.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 8 / 53


Nội dung

1. Quá trình thuận nghịch

2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

3. Chu trình Carnot thuận nghịch


3.1 Chu trình Carnot
3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot
3.3 Hiệu suất chu trình Carnot
3.4 Máy làm lạnh
3.5 Các định lý Carnot

4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

5. Entropy

6. Tổng kết
2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Nguyên lý 2 nhiệt động lực học


Nguyên lý 2 bổ sung vào nguyên lý 1 và được phát biểu dưới nhiều
dạng khác nhau.
a Động cơ nhiệt: là loại máy hoạt động tuần hoàn biến nhiệt
thành công:
Động cơ nhiệt hoạt động giữa 2 nguồn nhiệt gọi là nguồn nóng
và nguồn lạnh
Chất vận chuyển (hơi nước, không khí khô, khí cháy..) biến
nhiệt thành công gọi là tác nhân. Tác nhân có nhiệt độ không
đổi, nó nhường hoặc nhận nhiệt từ các nguồn.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 10 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Động cơ nhiệt được chia thành 4


chu kỳ như sau:
Kì 1: nạp nhiên liệu
Kì 2: nén hỗn hợp khí
Kì 3: đốt cháy hỗn hợp khí
sinh công
Kì 4: xả khí

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 11 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Trong động cơ nhiệt: tác nhân nhận được trong mỗi chu trình 1
lượng nhiệt Q1 lấy từ nguồn nóng ở nhiệt độ T1 :

chuyển 1 phần đó thành công A

phần nhiệt còn lại Q2 nhường cho nguồn lạnh ở T2 (< T1 )
Hiệu suất của động cơ nhiệt là tỷ số giữa công
mà động cơ sinh ra và nhiệt mà nó nhận vào:


A
η= (7.1)
Q1

Sau mỗi chu trình, tác nhân:



công mà tác nhân nhận vào là A = −A

Nhiệt mà tác nhân nhận vào : Q = Q1 − Q2

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 12 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Theo nguyên lý 1: trong 1 chu trình :



∆U = A + Q = −A′ + Q1 − Q2 = 0

⇒ A′ = Q1 − Q2 (7.2)
Từ (7.1) và (7.2), hiệu suất của động cơ:

A′ Q1 − Q2
η= =
Q1 Q1

Q
⇒ η =1− 2 (7.3)
Q1

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 13 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Ví dụ: Một máy hơi nước có công suất 14,7kW, tiêu thụ 8,1 kg than trong 1
giờ. Năng suất toả nhiệt của than là 7800kcal/kg. Tìm hiệu suất của máy.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 14 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Ví dụ: Một máy hơi nước có công suất 14,7kW, tiêu thụ 8,1 kg than trong 1
giờ. Năng suất toả nhiệt của than là 7800kcal/kg. Tìm hiệu suất của máy.

Trong ví dụ này :
Than đóng vai trò là nguồn nóng cung cấp nhiệt lượng.
Tác nhân thực hiện công là máy hơi nước.
Xét trong 1 h, với 8,1kg than:
Tác nhân nhận 1 nhiệt lượng:
Q1 = 7800 × 103 (cal/kg) × 8, 1(kg) × 4, 18(J/cal)
⇒ Q1 = 264 × 106 (J)
Tác nhân sinh công :
A′ = 14, 7 × 103 (W ) × 3600(s) = 52, 92 × 106 (J)
Hiệu suất của máy:

A′ 52, 92 × 106 (J)


η= = ≈ 0, 20 = 20%
Q1 264 × 106 (J)

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 14 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

b Phát biểu nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học:


Trong thực tế: trong động cơ nhiệt, sự chuyển 1 phần nhiệt từ
nguồn nóng đến nguồn lạnh là điều không tránh khỏi.
Trong nhiệt động học, tiên đề Thomson: Một động cơ nhiệt
không thể sinh công nếu nó chỉ trao đổi với 1 nguồn nhiệt duy
nhất.
Người ta gọi 1 động cơ hoạt động tuần hoàn sinh ra công bằng
các trao đổi nhiêt với một nguồn nhiệt duy nhất là động cơ
vĩnh cửu loại hai . Nguyên lý thứ hai có thể phát biểu: không
thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại hai .

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 15 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Ví dụ: Cho 1kmol khí lý tưởng đơn nguyên tử (i = 3) thực hiện một chu trình
thuận nghịch. Trong đó quá trình 1 → 2 là quá trình đoạn nhiệt; quá trình
2 → 3 là quá trình đẳng áp; quá trình 3 → 1 là quá trình đẳng tích. Cho biết
tại trạng thái (1), áp suất khối khí là p1 = p0 , và thể tích V1 = V0 . Tại trạng
thái (2) áp suất khối khí là p2 , và thể tích V2 = 8V1 . Xác định:

a Nhiệt lượng khối khí nhận được và tỏa ra


trong các quá trình trên theo p0 , V0
b Công sinh ra trong cả chu trình theo p0
và V0 .
c Hiệu suất của chu trình này

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 16 / 53


2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

Ví dụ: Cho 1kmol khí lý tưởng đơn nguyên tử (i = 3) thực hiện một chu trình
thuận nghịch. Trong đó quá trình 1 → 2 là quá trình đoạn nhiệt; quá trình
2 → 3 là quá trình đẳng áp; quá trình 3 → 1 là quá trình đẳng tích. Cho biết
tại trạng thái (1), áp suất khối khí là p1 = p0 , và thể tích V1 = V0 . Tại trạng
thái (2) áp suất khối khí là p2 , và thể tích V2 = 8V1 . Xác định:

a Nhiệt lượng khối khí nhận được và tỏa ra


trong các quá trình trên theo p0 , V0
b Công sinh ra trong cả chu trình theo p0
và V0 .
c Hiệu suất của chu trình này

35 93
a Nhiệt lượng: Q12 = 0, Q23 = − p0 , V0 , Q31 = p0 V0
64 64
9 7
b Công: A12 = − p0 V0 , A23 = p0 V0 , A31 = 0
8 32
Q
c Hiệu suất: η = 1 − toả = 62, 4%
Qthu
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 16 / 53
Nội dung

1. Quá trình thuận nghịch

2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

3. Chu trình Carnot thuận nghịch


3.1 Chu trình Carnot
3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot
3.3 Hiệu suất chu trình Carnot
3.4 Máy làm lạnh
3.5 Các định lý Carnot

4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

5. Entropy

6. Tổng kết
3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.1 Chu trình Carnot

Chu trình Carnot thuận nghịch

Chu trình Carnot thuận nghịch là 1 chu trình gồm 2 quá trình
đẳng nhiệt và đoạn nhiệt xen kẽ nhau.

(1) → (2): đẳng nhiệt


(2) → (3): đoạn nhiệt
(3) → (4): đẳng nhiệt
(4) → (1): đoạn nhiệt

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 18 / 53


3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.1 Chu trình Carnot

giãn đẳng nhiệt (1) −→ (2), tác nhân:


nhận nhiệt lượng Q1 = Q12 từ nguồn nóng T1

sinh công A12 = −A12
giãn đoạn nhiệt (2) −→ (3), tác nhân:
không tiếp xúc với nguồn nhiệt và môi trường

sinh công A23 = −A23
Nhiệt độ hạ từ T1 xuống T2 của nguồn lạnh
nén đẳng nhiệt (3) −→ (4), tác nhân:
tiếp xúc với nguồn lạnh và nén đẳng nhiệt

nhận công A34 và toả nhiệt Q2 = −Q34 cho
nguồn lạnh
nén đoạn nhiệt (4) −→ (1), tác nhân:
bị cô lập và nén về trạng thái ban đầu
nhận công A41 và nhiệt độ tăng từ T2 −→ T1

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 19 / 53


3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot

Quá trình Biến đổi Nhiệt lượng Công

m V2 m V2
(1) → (2) Đẳng nhiệt Q12 = RT1 ln A12 = − RT1 ln
µ V1 µ V1
P3 V3 − P2 V2
(2) → (3) Đoạn nhiệt 0 A23 =
γ−1
m V4 m V4
(3) → (4) Đẳng nhiệt Q34 = RT2 ln A34 = − RT2 ln
µ V3 µ V3
P1 V1 − P4 V4
(4) → (1) Đoạn nhiệt 0 A41 =
γ−1
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 20 / 53
3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.3 Hiệu suất chu trình Carnot

Hiệu suất chu trình Carnot



Q
Hiệu suất của động cơ nhiệt theo (7.3): η = 1 − 2 với :
Q1
m V2 ′ m V4
Q1 = Q12 = RT1 ln và Q2 = −Q34 = − RT2 ln (7.4)
µ V1 µ V3
Thay (7.4) vào công thức hiệu suất, ta được:
T2 ln VV43
η =1− (7.5)
T1 ln VV12
Mặt khác (2) −→ (3), (4) −→ (1) là quá trình đoạn nhiệt:
 V γ−1  V γ−1 V1 V4
1 4
= ⇒ = (7.6)
V2 V3 V2 V3
Thay (7.6) vào (7.5): T2
η =1− (7.7)
T1
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 21 / 53
3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.3 Hiệu suất chu trình Carnot

Ví dụ: Một động cơ nhiệt làm việc theo chu trình Carnot có công suất P =
73600W. Nhiệt độ của nguồn nóng là 100o C, nhiệt độ của nguồn lạnh là 0o C.
Tính (a) Hiệu suất của động cơ (b)Nhiệt lượng mà tác nhân nhận được từ
nguồn nóng trong 1s.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 22 / 53


3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.3 Hiệu suất chu trình Carnot

Ví dụ: Một động cơ nhiệt làm việc theo chu trình Carnot có công suất P =
73600W. Nhiệt độ của nguồn nóng là 100o C, nhiệt độ của nguồn lạnh là 0o C.
Tính (a) Hiệu suất của động cơ (b)Nhiệt lượng mà tác nhân nhận được từ
nguồn nóng trong 1s.
Động cơ làm việc theo chu trình Carnot, nên hiệu suất chỉ phụ thuộc vào nhiệt
độ nguồn nóng và nguồn lạnh.
Nhiệt độ nguồn nóng là T1 = 1000 C = 3730 K
Nhiệt độ nguồn lạnh : T2 = 00 C = 2730 K
a. Hiệu suất động cơ:
T2 273
η =1− =1− ≈ 0, 27 ≈ 27%
T1 373
b. Công suất động cơ nhiệt : P = 73600W:
Công trong 1 s mà động cơ thực hiện được :

A′ = 73600(W ) × 1(s) = 73600(J)


′ ′
A
Ta lại có hiệu suất : η = Q 1
⇒ Q1 = Aη = 73600(J)
27% = 272, 6 × 103 (J)
Vậy nhiệt lương mà tác nhân nhận vào là Q1 = 272, 6 × 103 (J)
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 22 / 53
3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.3 Hiệu suất chu trình Carnot

Công thức hiệu suất của chu trình Carnot :


T2
η =1−
T1

Hiệu suất chu trình Carnot thuận nghịch chỉ


phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn nóng và
nguồn lạnh.
Nếu T1 = T2 thì η = 0 và A′ = 0 nghĩa là 1 động cơ nhiệt chỉ làm
việc với 1 nguồn nhiệt ở nhiệt độ không đổi thì không thể nào sinh
ra công được.
Chu trình Carnot (4) → (3) → (2) → (1) → (4):
tác nhân nhận công dương
nhận nhiệt từ nguồn lạnh và thải nhiệt cho nguồn nóng
Đây là trường hợp của máy làm lạnh.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 23 / 53


3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.4 Máy làm lạnh

Máy làm lạnh: là loại động cơ làm việc theo chu trình Carnot,
thực hiện theo chiều ngược lại: (4) → (3) → (2) → (1) → (4)
tác nhân nhận công A của ngoại vật
đồng thời thu nhiệt lượng Q2 của nguồn lạnh T2

rồi thải nhiệt lượng Q1 cho nguồn nóng T1 .

Hệ số máy làm lạnh:


Q2 Q2 T2
η1 = = ′ = (7.8)
A Q1 − Q2 T1 − T2
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 24 / 53
3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.4 Máy làm lạnh

Ví dụ: Các ngoại lực trong máy làm lạnh lý tưởng thực hiện một công bằng
bao nhiêu để lấy đi nhiệt lượng 105 J từ buồng làm lạnh, nếu nhiệt độ trong
nguồn là 263o K, còn nhiệt độ của nước làm lạnh là 285o K.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 25 / 53


3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.4 Máy làm lạnh

Ví dụ: Các ngoại lực trong máy làm lạnh lý tưởng thực hiện một công bằng
bao nhiêu để lấy đi nhiệt lượng 105 J từ buồng làm lạnh, nếu nhiệt độ trong
nguồn là 263o K, còn nhiệt độ của nước làm lạnh là 285o K.

Ta có hệ số máy làm lạnh :


Q2 T2
η1 = =
A T1 − T2
Trong đó:
T1 là nhiệt độ nguồn nóng : T1 = 2850 K
T2 là nhiệt độ nguồn lạnh : T2 = 2630 K
Q2 là nhiệt lượng lấy đi từ buồng lạnh : Q2 = 105 (J)
A là công mà tác nhân thực hiện.
Q2 T2 105 (J) 263(0 K)
η1 = = ⇒ =
A T1 − T2 A 285(0 K) − 263(0 K)
⇒ A ≈ 0, 084 × 105 (J)

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 25 / 53


3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.5 Các định lý Carnot

Các định lý Carnot


a Hiệu suất của tất cả các động cơ nhiệt làm việc theo chu
trình Carnot thuận nghịch:
cùng nguồn nóng và nguồn lạnh như nhau thì bằng nhau
không phụ thuộc vào bản chất của tác nhân
chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của hai nguồn nhiệt.
b Hiệu suất của chu trình không thuận nghịch bao giờ cũng
nhỏ hơn hiệu suất của chu trình thuận nghịch hoạt động
với cùng nguồn nóng và nguồn lạnh:

η(ktn) < η(tn) < ηC (tn) (7.9)

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 26 / 53


3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.5 Các định lý Carnot

Ta có hiệu suất theo 1 chu trình bất kỳ :



Q2
η =1− (7.10)
Q1

Theo chu trình Carnot :


T2
ηC (tn) = 1 − (7.11)
T1

Ta có hiệu suất chu trình Carnot thuận nghịch là lớn nhất,


nên từ (7.10) và (7.11):

Q T2
1− 2 ≤1− (7.12)
Q1 T1

Dấu "=" ứng với chu trình Carnot thuận nghịch


Dấu "<" ứng với chu trình Carnot không thuận nghịch
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 27 / 53
3. Chu trình Carnot thuận nghịch 3.5 Các định lý Carnot

Từ công thức (7.11), rút ra các hệ quả:


Vì không thể tạo ra nguồn nóng (T1 → ∞) và nguồn lạnh
T2
(T2 = 00 K) nên: ̸= 0 ⇒ η < 1. Do đó, hiệu suất động cơ
T1
nhiệt luôn luôn nhỏ hơn 1:
T2
ηC (tn) = ηmax = 1 − <1 (7.13)
T1
A′max
Mặt khác: η = < 1 ⇒ A′max < Q1 (7.14)
Q1
Từ (7.14) : không thể biến đổi hoàn toàn nhiệt thành công.
Tăng hiệu suất: tăng T1 nguồn nóng, hạ T2 nguồn lạnh.
T2
Từ η = 1 − : với cùng T2 : động cơ nào có nhiệt độ của
T1
nguồn nóng cao hơn thì có hiệu suất lớn hơn ⇒ nhiệt lượng
lấy ở nguồn nhiệt có nhiệt độ cao có chất lượng hơn nhiệt lượng
lấy ở nguồn nhiệt có nhiệt độ thấp.
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 28 / 53
Nội dung

1. Quá trình thuận nghịch

2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

3. Chu trình Carnot thuận nghịch


3.1 Chu trình Carnot
3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot
3.3 Hiệu suất chu trình Carnot
3.4 Máy làm lạnh
3.5 Các định lý Carnot

4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

5. Entropy

6. Tổng kết
4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

1 Trường hợp có 2 nguồn nhiệt


2 Trường hợp có nhiều nguồn nhiệt
3 Trường hợp tổng quát

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 30 / 53


4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2 4.1 Trường hợp có 2 nguồn nhiệt

Trường hợp có 2 nguồn nhiệt


Đối với mọi chất bất kỳ thực hiện chu trình Carnot, ta có:

Q T2
η ≤ ηC (tn) ⇒ 1 − 2 ≤ 1 − (7.15)
Q1 T1
Dấu "=": thuận nghịch và dấu "<": không thuận nghịch
′ ′
Q T2 Q1 Q2
Từ (7.15) ⇒ − 2 ≤ − ⇒ − ≤0 (7.16)
Q1 T1 T1 T2
Q1 là nhiệt lượng tác nhân nhận vào từ nguồn nóng T1

Q2 là nhiệt lượng tác nhân nhường cho nguồn lạnh T2

Gọi Q2 là nhiệt lượng tác nhân nhận từ nguồn lạnh Q2 = −Q2
Khi đó, (7.16) trở thành:

Q1 Q2
+ ≤0 (7.17)
T1 T2

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 31 / 53


4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2 4.2 Trường hợp có nhiều nguồn nhiệt

Trường hợp có nhiều nguồn nhiệt


Xét chu trình Carnot gồm nhiều quá trình đẳng nhiệt và
đoạn nhiệt kế tiếp nhau
Gọi Q1 , Q2 , ..., Qn là nhiệt lượng mà tác nhân nhận được từ
nguồn nhiệt có nhiệt độ T1 , T2 , ..., Tn .
Từ (7.17), có thể suy rộng ra:
n
Q1 Q2 Qn X Qi
+ + ... + ≤ 0 hay ≤0 (7.18)
T1 T2 Tn i=0
Ti

Trong (7.18): n là số nguồn nhiệt


Nếu Qi > 0 thì tác nhân nhận nhiệt từ nguồn nhiệt Ti
Nếu Qi < 0 thì tác nhân nhường nhiệt từ nguồn nhiệt Ti
Trong (7.18):
Dấu "=" khi quá trình thuận nghịch
Dấu "<" khi quá trình không thuận nghịch
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 32 / 53
4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2 4.3 Trường hợp tổng quát

Trường hợp tổng quát

Xét chu trình Carnot có dạng bất kỳ, nhiệt biết thiên liên tục
Tác nhân có thể được xem tiếp xúc với vô số nguồn nhiệt có
nhiệt độ gần nhau, mỗi lần tiếp xúc nhận 1 nhiệt lượng là δQ.
Khi đó (7.18) trở thành :
I
δQ
≤0 (7.19)
T

Vòng tròn trong tích phân nghĩa là tích phân lấy trên toàn
bộ chu trình.
I
δQ
Tích phân được gọi là tích phân Claudius và (7.19)
T
được gọi là bất đẳng thức Claudius.
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 33 / 53
Nội dung

1. Quá trình thuận nghịch

2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

3. Chu trình Carnot thuận nghịch


3.1 Chu trình Carnot
3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot
3.3 Hiệu suất chu trình Carnot
3.4 Máy làm lạnh
3.5 Các định lý Carnot

4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

5. Entropy

6. Tổng kết
5. Entropy

ENTROPY
1 Hàm Entropy
2 Nguyên lý tăng Entropy
3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch
4 Hệ thức thống nhất 2 nguyên lý 1 và 2
5 Ý nghĩa Entropy

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 35 / 53


5. Entropy 5.1 Hàm Entropy

Hàm Entropy
Xét 2 trạng thái (1),(2) của 1 hệ bất kỳ.
Xét 2 quá trình thuận nghịch (1a2) và (2b1)
Áp dụng (7.19) chu trình (1a2b):
I Z Z
δQ δQ δQ
=0⇒ + = 0 (7.20)
T 1a2 T 2b1 T
Ta có:
Z Z Z Z
δQ δQ từ 7.20 δQ δQ
=− ====⇒ = (7.21)
2b1 T 1b2 T 1a2 T 1b2 T
Z
δQ
Từ (7.21): theo các chu trình thuận nghịch từ (1) → (2)
T
không phụ thuộc vào dạng của quá trình,
chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối.
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 36 / 53
5. Entropy 5.1 Hàm Entropy

Gọi S là 1 hàm chỉ phụ thuộc vào trạng thái, sao cho:
Z 2
δQ
∆S = S2 − S1 = (7.22)
1 T
Đại lượng S được gọi là Entropy của hệ:
Entropy là hàm trạng thái của hệ,
Entropy được xác định sai kém 1 hằng số,
Entropy có tính cộng được: xét 1 hệ có hai hoặc nhiều phần
vĩ mô 1 và 2 ở trạng thái cân bằng. Entropy S của hệ bằng
tổng Entropy của 2 thành phần hợp lại :
S = S1 + S2
Hệ mà có thể bỏ qua tương tác giữa các phần thì Entropy
mới có tính cộng được. Entropy của hệ cân bằng:
n
X
S= Si (7.23)
i=1

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 37 / 53


5. Entropy 5.2 Nguyên lý tăng Entropy

Nguyên lý tăng Entropy


Xét cả quá trình không thuận nghịch (1c2)
Áp dụng (7.19) chu trình (1c2b1):
I
δQ
<0
1c2b1(ktn) T
Z Z Z Z
δQ δQ δQ δQ
⇒ + <0⇒ − <0
1c2(ktn) T 2b1(tn) T 1c2(ktn) T 1b2(tn) T
Z Z
δQ δQ
⇒ < = ∆S = S2 − S1 (7.24)
1c2(ktn) T 1b2(tn) T

Kết hợp (7.22) và (7.24) ta được :


Z 2
δQ
∆S ≥ (7.25)
1 T
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 38 / 53
5. Entropy 5.2 Nguyên lý tăng Entropy
Z 2
δQ
Trong công thức (7.25) ∆S ≥ :
1 T
Nếu hệ cô lập Q = 0 ⇒ ∆S ≥ 0 : các quá trình xảy ra trong
hệ cô lập không làm giảm entropy.
Nếu quá trình thuận nghịch : ∆S = 0: Entropy không đổi.
Nếu quá trình không thuận nghịch: ∆S > 0: Entropy tăng.
⇒ định luật Entropy : Các quá trình không thuận nghịch trong
hệ cô lập xảy ra theo chiều tăng Entropy.
Vì Entropy là hàm trạng thái nên có thể dẫn ra vi phân toàn
phần dS : Z 2
∆S = S2 − S1 = dS (7.26)
1

Từ (7.26), (7.25), ta có thể viết:


Z 2 Z 2
δQ δQ
dS ≥ ⇒ dS ≥ (7.27)
1 1 T T

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 39 / 53


5. Entropy 5.3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

a Quá trình đoạn nhiệt : Q = 0


Z 2
δQ
∆S = = 0 ⇒ S2 = S1 (7.28)
1 T

Quá trình đoạn nhiệt cũng gọi là quá trình đẳng Entropy.
b Quá trình đẳng nhiệt : T = 0
Z 2
1 2
Z
δQ Q
∆S = = δQ = (7.29)
1 T T 1 T

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 40 / 53


5. Entropy 5.3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

c Quá trình thuận nghịch bất kỳ của khí lý tưởng:


Ta có : dU = δA + δQ ⇒ δQ = dU − δA
Trong đó:
m iR m m RT
dU = dT = Cv dT và δA = −P dV = − dV
µ 2 µ µ V
m m RT δQ m dT m dV
⇒ δQ = Cv dT + dV ⇒ = Cv + R
µ µ V T µ T µ V
Theo (7.22):
Z 2 Z 2 Z V2
δQ m dT m dV
∆S = ⇒ ∆S = Cv + R
1 T µ 1 T µ V1 V
Ta được :
m T2 m V2
∆S = Cv ln + Rln (7.30)
µ T1 µ V1
Biểu diễn (7.30) thông qua P, V có dạng :
m P2 m V2
∆S = Cv ln + Cp ln (7.31)
µ P1 µ V1
Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 41 / 53
5. Entropy 5.3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

Hệ thức (7.31) trong các trường hợp đặc biệt:


Quá trình đẳng tính : V1 = V2 = V :
m P2 m T2
∆S = Cv ln = Cv ln (7.32)
µ P1 µ T1

Khi T2 > T1 hay ln TT12 > 0 ⇒ ∆S > 0: Entropy tăng.


Khi T2 < T1 hay ln TT12 < 0 ⇒ ∆S < 0: Entropy giảm.
Quá trình đẳng áp :P1 = P2 = P :
m V2
∆S = Cp ln (7.33)
µ V1

Quá trình đẳng nhiệt : T1 = T2 = T :


m V2
∆S = Rln (7.34)
µ V1

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 42 / 53


5. Entropy 5.3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

d Tính ∆S trong quá trình nóng chảy của nước đá:


Nước đá nóng chảy ở 00 C (2730 K).
Trong điều kiện áp suất không đổi: khi khối nước đá nóng
chảy thì nhiệt lượng nhận vào chỉ làm cho nước đá chảy thành
nước chứ không làm tăng nhiệt độ.
Nhiệt độ giữ không đổi gọi là điểm nóng chảy của nước đá
Tnc = 2730 K. Độ biến thiên Entropy:
Z 2 Z 2
δQ δQ Q
∆S = = = (7.35)
1 T 1 Tnc Tnc

Gọi m(kg) là khối lượng nước đá và λ là nhiệt nóng chảy của


nước đá ở 00 C:

Q = mλ và ∆S = (7.36)
Tnc

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 43 / 53


5. Entropy 5.3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

e Tính độ tăng Entropy ∆S trong quá trình hoá hơi của nước:
Nước hoá hơi ở 1000 C hay 3730 K.
Trong điều kiện áp suất không đổi, khi nước hoá hơi thì nhiệt
lượng nước hấp thụ chỉ làm nước biến thành hơi chứ không
làm tăng nhiệt độ của nước.
Nhiệt độ giữ không đổi gọi là điểm hoá hơi của nước Thh =
3730 K. Độ biến thiên Entropy:
Z 2 Z 2
δQ δQ
∆S = = (7.37)
1 T 1 Thh

Nếu có m(kg) nước và gọi L là nhiệt lượng hoá hơi của nước
ở 1000 C:
mL
Q = mL và ∆S = (7.38)
Thh

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 44 / 53


5. Entropy 5.3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

Ví dụ : Entropy của 4 mol khí lý tưởng gia tăng ∆S = 23J/0 K do dãn nở đẳng
nhiệt. Khi đó thể tích 4 mol khí gia tăng bao nhiêu lần?

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 45 / 53


5. Entropy 5.3 Tính độ tăng Entropy của quá trình thuận nghịch

Ví dụ : Entropy của 4 mol khí lý tưởng gia tăng ∆S = 23J/0 K do dãn nở đẳng
nhiệt. Khi đó thể tích 4 mol khí gia tăng bao nhiêu lần?

Khi giãn nở đẳng nhiệt, theo (7.34) độ tăng Entropy :

m V2 V2 ∆S µ
∆S = Rln ⇒ ln = ×
µ V1 V1 R m

V2 23(J/0 K) 1
⇒ ln = × ≈ 0.692
V1 8, 31(J/mol.0 K) 4(mol)
V2
⇒ ≈2
V1

Vậy thể tích khối khí tăng 2 lần.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 45 / 53


5. Entropy 5.4 Hệ thức thống nhất 2 nguyên lý 1 và 2

Hệ thức thống nhất 2 nguyên lý 1 và 2

Nguyên lý 1 :
dU = δA + δQ (7.39)
đúng với quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch.
Nguyên lý 2:
δQ
dS ≥ hay δQ ≤ T dS (7.40)
T
Từ (7.39),(7.40) ta được:

dU ≤ δA + T dS (7.41)

(7.41) là phương trình cơ bản của nhiệt động học bao gồm 2
nguyên lý.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 46 / 53


5. Entropy 5.4 Hệ thức thống nhất 2 nguyên lý 1 và 2

Trong công thức (7.41): dU ≤ δA + T dS:


Quá trình thuận nghịch :

dU = T dS + (δA)tn (7.42)

Quá trình không thuận nghịch:

dU < T dS + (δA)ktn (7.43)

Từ đó (7.42),(7.43) suy ra :

T dS + (δA)tn < T dS + (δA)ktn hay (δA)tn < (δA)ktn (7.44)

Như vậy: công của hệ nhận vào sẽ nhỏ nhất khi quá trình
được tiến hành thuận nghịch:

(δA)tn = (δA)min (7.45)

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 47 / 53


5. Entropy 5.5 Ý nghĩa Entropy

Ý nghĩa Entropy

Entropy là 1 đại lượng không cụ thể, được tính thông qua các
đại lượng khác ⇒ không có khái niệm Entropy kế.
Ý nghĩa Entropy thể hiện trong quá trình không thuận nghịch:
biến thiên Entropy là độ đo tính không thuận nghịch của quá
trình trong những hệ cô lập.
Entropy liên quan đến xác suất nhiệt động của hệ w:

S = kB lnw

với kB : hằng số Boltzmann.


Entropy S của hệ đặc trưng cho xác suất nhiệt động(hay khả
năng tồn tại) của trạng thái của hệ.

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 48 / 53


Nội dung

1. Quá trình thuận nghịch

2. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học

3. Chu trình Carnot thuận nghịch


3.1 Chu trình Carnot
3.2 Công và nhiệt lượng trong chu trình Carnot
3.3 Hiệu suất chu trình Carnot
3.4 Máy làm lạnh
3.5 Các định lý Carnot

4. Biểu thức định lượng của nguyên lý 2

5. Entropy

6. Tổng kết
6. Tổng kết

Tổng kết

Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch


Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học
Chu trình Carnot thuận nghịch
Động cơ nhiệt
Máy làm lạnh
Các định lý Carnot
Biểu thức định lượng của nguyên lý 2
Entropy
Ý nghĩa Entropy

Chương 7 Nguyên lý 2 Nhiệt động lực học 50 / 53


1 Một động cơ nhiệt làm việc theo chu trình Carnot có công suất P = 73600W. Nhiệt
độ của nguồn nóng là 100o C, nhiệt độ của nguồn lạnh là 0o C. Tính: (a) Hiệu suất của
động cơ (b) Nhiệt lượng mà tác nhân nhận được từ nguồn nóng trong 1s.
2 Một máy hơi nước có công suất 14,7W, dung than có hiệu suất thực tế là η1 = 20%,
nhiệt độ của nguồn nóng là 200o C, nhiệt độ của nguồn lạnh là 58o C. Tìm lượng than
tiêu thụ trong 1 giờ, biết năng suất tỏa nhiệt của than là 7800 cal/kg. So sánh hiệu
suất thực tế với hiệu suất lý tưởng của máy làm việc theo chu trình Carnot.
3 Các ngoại lực trong máy làm lạnh lý tưởng thực hiện một công bằng bao nhiêu để lấy
đi nhiệt lượng 105 J từ buồng làm lạnh, nếu nhiệt độ trong nguồn là 263o K, còn nhiệt
độ của nước làm lạnh là 285o K.
4 Có 22g khí nitơ sau khi được hơ nóng nhiệt độ tuyệt đối của nó tăng lên 2 lần, và
entropi tăng lên 15,84J/độ. Xét xem quá trình hơ nóng là đẳng tích hay đẳng áp.
5 Khí hydro được dùng trong chu trình Carnot như một tác nhân. Tìm hiệu suất của
chu trình, nếu trong quá trình giãn nở đoạn nhiệt: (a) Thể tích khí gia tăng n = 2 lần
(b) Áp suất giảm đi n = 2 lần
6 Entropi của 4 mol khí lý tưởng gia tang ∆S = 23J/o K do giãn nở đẳng nhiệt. Khi đó
thể tích của 4 mol khí gia tăng bao nhiêu lần.
7 Một khối khí Oxy có khối lượng m = 32g, ở trạng thái (1) có áp suất p1 = 1at, nhiệt
độ T1 = 300o K, được nén đoạn nhiệt tới trạng thái (2) có áp suất p2 = 5at. Sau đó
bằng quá trình đẳng áp đưa khối khí về trạng thái (3) có thể tích V3 = V1 và nhiệt
độ T3 . Cuối cùng bằng quá trình đẳng tích, khối khí được đưa về trạng thái (1). Cho
R = 8, 31.103 J/kmol.o K.
a Xác định các thể tích V1 , V2 và nhiệt độ T3 . Vẽ các quá trình (p,V)
b Tính hiệu suất của chu trình trên.
8 Cho 1kmol khí lý tưởng đơn nguyên tử (i = 3) thực hiện
một chu trình thuận nghịch. Trong đó quá trình 1 → 2 là
quá trình đoạn nhiệt; quá trình 2 → 3 là quá trình đẳng
áp; quá trình 3 → 1 là quá trình đẳng tích. Cho biết tại
trạng thái (1), áp suất khối khí là p1 = p0 , và thể tích
V1 = V0 . Tại trạng thái (2) áp suất khối khí là p2 , và thể
tích V2 = 8V1 . Xác định:
a Nhiệt lượng khối khí nhận được và tỏa ra trong các
quá trình trên theo p0 , V0
b Công sinh ra trong cả chu trình theo p0 và V0 .
c Hiệu suất của chu trình này

9 Khối khí lý tưởng dung làm chất tải nhiệt (tác nhân) cho
động cơ nhiệt, thực hiện chu trình như hình vẽ. Trong đó
quá trình 1 → 2 và 3 → 4 là các quá trình đẳng áp; quá
trình 2 → 3 và 4 → 1 là các quá trình đoạn nhiệt. Cho biết
ở trạng thái (1) áp suất của khối khí là p1 = p0 , và thể
tích V1 = V0 . Tại trạng thái (2) thể tích khối khí V2 = 2V0 ,
trạng thái (3) thể tích khối khí là V3 = 16V0 , tại trạng thái
(4) thể tích V4 = 8V0 và áp suất p4 = p0 /32. Xác định:

a Khí lý tưởng trên là khí đơn nguyên tử, lưỡng nguyên tử hay khí đa nguyên tử.
b Tính công sinh ra trong cả chu trình trên theo p0 và V0
c Tính hiệu suất động cơ nhiệt
10 Một khối khí lý tưởng (i = 3) dung làm tác nhân của động
cơ nhiệt thực hiện chu trình như hình, trong đó quá trình
1 → 2 và 3 → 4 là các quá trình đoạn nhiệt, quá trình
2 → 3 và 4 → 1 là quá trình đẳng tích. Khối khí ở trạng
thái (1) có nhiệt độ t1 = 27o C, thể tích V1 ; ở trạng thái
thể tích V2 ; ở trạng thái (3) có thể tích V3 . Biết
(2) có √
V1 = 4 2V2 và V3 = 1, 5V2 .

a Tìm các nhiệt độ T2 , T3 và T4 của tác nhân ở trạng thái (2), (3) và (4) tương ứng
b Tính hiệu suất của động cơ nhiệt này

11 Một chất khí lý tưởng mà phân tử có số bậc tự do i = 5


thực hiện một chu trình thuận nghịch như hình vẽ. Cho
biết quá trình 2 → 3 là đẳng áp, quá trình 3 → 1 là đẳng
tích và quá trình 1 → 2 là đoạn nhiệt. Nhiệt độ của chất
khí ở các trạng thái (1), (2) và (3) lần lượt là T1 = 300o K,
T2 = 900o K, T3 = 200o K. Hãy tính hiệu suất của chu
trình này.

You might also like