You are on page 1of 31

Hiệu sách cuối cùng ở London

(Tiểu thuyết về Chiến tranh Thế giới thứ hai)

- MADELINE MARTIN-
I.Thông tin

1.Đôi nét về tác giả

Madeline Martin là tác giả sách bán chạy nhất được hai tờ báo New York Times và
USA TODAY bình chọn. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Flagler với tấm bằng cử
nhân Quản trị kinh doanh, Madeline làm việc cho một tập đoàn tại Mỹ. Là người yêu
thích lịch sử và dành trọn thời gian, tâm trí nghiên cứu lĩnh vực này, những tác phẩm
của bà thường là tiểu thuyết lịch sử lãng mạn và tiểu thuyết lịch sử hư cấu.
2.Thông tin về tác phẩm :

"Hiệu sách cuối cùng ở London" là cuốn tiểu thuyết xúc động lấy cảm hứng từ những
hiệu sách còn sót lại sau cuộc oanh kích của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ II.
Với Hiệu sách cuối cùng ở London, Madeline Martin mang tới câu chuyện hấp dẫn về
ý chí con người, tình yêu sách và tinh thần đoàn kết tại London trong Thế chiến thứ II,
đặc biệt là trong giai đoạn Blitz (hay theo tiếng Đức còn có nghĩa là chiến tranh chớp
nhoáng) đầy kinh hoàng. Bối cảnh này dẫn độc giả theo chân người dân Anh đương
đầu với những trận ném bom không ngớt, bị buộc phải trú ẩn trong điều kiện hoang
tàn, đổ nát và chết chóc.

21 chương trong ‘Hiệu sách cuối cùng ở London’ viết về đề tài cuộc chiến, nhưng tác
giả không lẩn tránh thực tại, lại càng không quá ủy mị trong sự tàn khốc. Nhờ được
làm việc trong hiệu sách, Grace tìm thấy sức mạnh diệu kỳ của văn chương. 
II.Bối cảnh

A,Nội dung

Mở đầu bằng câu chuyện của nhân vật chính Grace – cô gái trẻ rời bỏ ngôi làng
Drayton buồn tẻ khởi hành lên nhà ga đến London tìm việc cùng cô bạn thân
Viv. Nhờ bác Weatherford giới thiệu mà Grace có được công việc tại một hiệu
sách , có tên “ Hiệu sách Đồi Primrose”.
Là một cô gái tháo vát, nhanh nhẹn, trước giờ Grace chỉ quen với việc bán hàng
ở một cửa hàng thông thường,cô rất ít đọc sách và không có hứng thú với văn
chương chữ nghĩa nên bản thân cô cũng không hình dung được làm sao mình có
thể sống sót qua được 6 tháng với một công việc tẻ nhạt như thế tại hiệu sách.
Công việc của Grace là giúp bác Evans dọn dẹp lại hiệu sách cũ bám đầy bụi,
sắp xếp lại những chồng sách vương vãi khắp nơi lên kệ sách và phân theo đúng
thể loại.
Vô tình ở đây, Grace gặp được chàng trai George điển trai, một vị khách quen
thuộc của hiệu sách và rất mê cái sự cũ kỹ bụi bặm của cửa hiệu này, bởi nó rất
khác với những hiệu sách bóng bẩy hào nhoáng trên con đường sách
Paternoster. Chính George là người đã gợi ý và truyền cảm hứng để Grace bước
vào thế giới của sách và trở nên mê mẩn trên từng câu chữ cô chạm vào, anh
cũng là người làm trái tim Grace bắt đầu thổn thức khi nghĩ về.
Ở thời đoạn mà Grace sống, lực lượng của Hitler càn quét qua châu Âu và
London khi ấy phải gấp rút chuẩn bị bước vào cuộc chiến. Mỗi đêm, các máy
bay của Đức Quốc xã không ngừng không kích dữ dội và thả bom xuống khắp
thành phố London, biến nơi đây thành một chảo lửa hoang tàn và chết chóc.

Cuộc sống của Grace bỗng chốc bị đảo lộn hoàn toàn khi Colin bị gọi đi nhập
ngũ, anh George cô thầm thương trộm nhớ cũng gia nhập lực lượng hàng không,
còn Viv quyết định xung phong vào Lực lượng Nữ tình nguyện Quốc gia ở tiền
tuyến. Dù Viv nài nỉ hết mực, nhưng Grace vẫn quyết định ở lại London vì lời
hứa của cô với Colin rằng sẽ thay cậu chăm sóc bác Weatherford. .
Quân đội Đức ném bom khắp thành phố London, để lại đống đổ nát và hàng
nghìn xác người; trong thời gian ở lại, Grace đăng ký tham gia vào Lực lượng
Giám sát Phòng không, công việc đi tuần vào mỗi đêm để nhắc nhở các gia
đình tắt đèn hay che kín cửa sổ để tránh ánh sáng lọt ra bên ngoài,( bởi chỉ một
tia sáng nhỏ bên dưới thành phố tối đen cũng trở thành tiêu điểm để máy bay
của Đức Quốc xã tấn công).

Ban ngày làm việc ở hiệu sách, ban đêm Grace cùng bác Strokes đi tuần hành
theo lịch, đồng thời hỗ trợ sơ cứu hay hỗ trợ khẩn cấp đối với những nạn nhân bị
ném bom. Mỗi ngày trôi qua, London phải đối mặt với những đợt ném bom tàn
khốc. Nhưng Đồi Primrose vẫn trở thành điểm đến ưa thích của người dân bởi
họ tìm thấy sự bình yên bên những trang sách
III,Đánh giá và cảm nhận:

Niềm hy vọng le lói trong thời khắc u ám

Cuốn sách bao trùm trong bầu không khí căng thẳng, với nỗi sợ về cái ác rình
rập của phát xít Đức, nhưng đây đó, luôn le lói những tia sáng hy vọng.
Madeline Martin khắc họa cùng lúc bức tranh toàn cảnh thời kỳ lịch sử khắc
nghiệt và câu chuyện nhỏ le lói trong đó. Thời gian làm việc tại hiệu sách biến
Grace thành một người yêu sách, dần dần, cô đem tình yêu sách đó lan tỏa tới
mọi người. Và tác phẩm đầu tiên cô bắt đầu đọc là “Bá tước Monte Cristo”. Vừa
đọc, Grace vừa nghĩ về George Anderson cùng những người đã lên đường ra
trận. Trong những đợt giới nghiêm, những đêm mưa bom bão đạn, cô đã khám
phá ra sức mạnh của đọc sách. Những cuốn sách có khả năng giúp người ta phân
tâm khỏi hiện thực đen tối của chiến tranh, gắn kết cộng đồng.
Minh chứng cho sức mạnh của văn chương
Tác phẩm có phần làm độc giả nhớ tới Kẻ trộm sách của Markus Zusak - một
tác phẩm kinh điển viết về câu chuyện trong Thế chiến II.
Hiệu sách cuối cùng ở London mang lại những cảm xúc khác, mang lại hơi thở
riêng của thủ đô nước Anh. Nhưng điểm chung của Hiệu sách cuối cùng ở
London và Kẻ trộm sách chính là ở thông điệp về sức mạnh của sách, sức mạnh
của ngôn từ.

Mất mát thời chiến : có những cái tên;có nhưng dáng hình quen thuộc Grace gặp
trên phố giờ đã nằm lại dưới làn bom lửa đạn.Nhiều hiệu sách trên phố đã bị
cháy rụi hoặc tan nát vì mưa bom, từng đống sách cháy đen chỉ còn tàn tro, chỉ
duy nhất Hiệu sách Đồi Primrose vẫn còn trụ vững đến cuối cùng.
Trong một cuộc chiến, mỗi người dân có nhiều cách đóng góp sức lực và tinh
thần của mình theo những cách khác nhau;bác Evans đi thu thập những cuốn
sách bị quân Hitler đốt cất vào một chiếc rương sắt kiên cố để những tư tưởng
đó còn sống mãi, hay Grace đơn thuần là giới thiệu cuốn Jane Eyre để một bà
mẹ trẻ quên đi nỗi đau ly biệt với con cái của mình.
Tại Hiệu sách Đồi Primrose, chính Grace là ngọn lửa đã thắp sáng tri thức và kết
nối cả cộng đồng lại với nhau qua những buổi Grace ngồi đọc sách ở cửa
tiệm.Mỗi khi Grace đọc sách cho mọi người nghe là một lần cô đưa họ vào “một
thế giới vắng bóng bom đạn”. Ban đầu chỉ là lời đề nghị từ vài vị khách quen
đang chất chứa nhiều nỗi đau muốn có ai đó làm họ khuây khỏa, buổi kể chuyện
của Grace mở rộng dần đối tượng, từ những vị giáo sư trong thành phố đến
những bà nội trợ hay những đứa bé mồ côi – tất cả đều tề tựu tại Hiệu sách Đồi
Primrose vào mỗi chiều để đón chờ Grace đọc phần tiếp theo của một cuốn sách
nào đó. Trong những đêm đen tối nhất của cuộc chiến, những trang sách qua
giọng kể của Grace đã tiếp thêm ánh sáng và cổ vũ tinh thần cho rất nhiều
người,những cuốn sách soi tia sáng hy vọng trong cả những thời khắc đen tối
nhất.
IV.Thông điệp
Thông điệp: ( Được truyền cảm hứng từ quá khứ có thật của số ít hiệu sách
còn tồn tại sau cuộc oanh kích của Đức quốc xã) cuốn sách đã kể lại một câu
chuyện về những mất mát của thời chiến, về tình yêu và sức mạnh của văn
chương giúp con người ta vượt qua giai đoạn đen tối nhất. ‘Hiệu sách cuối cùng
ở London’ sáng rực với tình cảm nhân văn. Đó là tình yêu đôi lứa, tình yêu văn
chương, tình cảm gia đình và bạn bè, tình đoàn kết trong một cộng đồng và tình
yêu đất nước.Từ những tháng ngày tăm tối mà các câu chuyện trong sách đã soi
đường cho họ vượt qua, trong nỗi tuyệt vọng của chiến tranh, con người ta vẫn
có thể tìm kiếm một phương tiện để trốn tránh hiện thực.

Đoạn trích nổi bật:


Grace lật từng trang đến chương đầu tiên, một âm thanh nhỏ nhẹ thầm thì
trong cửa hàng vắng lặng. Giấy và mực có một mùi thơm đặc biệt không thể
diễn tả được, mà chỉ có những độc giả thực thụ mới cảm nhận được nó. Cô áp
quyển sách lên mặt, nhắm mắt lại rồi hít hà cái mùi tuyệt vời đó.

Ai có thể nghĩ rằng chỉ mới một năm trước, Grace không hề biết trân trọng
những khoảnh khắc nhỏ nhoi đến như vậy. Nhưng giờ đây, khi sống giữa một
thế giới ảm đạm và đau thương, cô luôn nỗ lực chắt chiu từng niềm vui ở bất cứ
nơi nào tìm được. Và trong sách thì ẩn chứa rất nhiều niềm vui.

Grace trân trọng những cuộc phiêu lưu mà cô được trải nghiệm qua các trang
sách. Chúng đưa cô trốn chạy khỏi bom đạn, khỏi cuộc sống chật vật vì chính
sách thắt lưng buộc bụng và quên đi những lúc sức cùng lực kiệt. Nhưng sâu
sắc hơn tất thảy, Grace học được cách thấu hiểu con người khi cô đồng hành và
hóa thân vào nhân vật. Dần dần, cô nhận ra những lăng kính mới mẻ của họ đã
giúp cô trở nên nhẫn nại hơn, bao dung hơn. Giá như ai cũng biết trân trọng
đồng loại thì có lẽ những thứ như chiến tranh sẽ không bao giờ tồn tại trên thế
giới này.”

Nếu bạn cảm thấy đồng điệu và rút ra được điều gì đó từ bài review sách trên
hãy đến và cùng chia sẻ với mình nhé!

( Khi đọc tới những trang cuối cùng của cuốn sách, mình không khỏi xúc động
trước không khí hào hùng và rừng rực của những người dân London trước một
cuộc chiến quá đỗi khốc liệt và đau thương, nhưng họ giữ vững ý chí mạnh mẽ
và kề vai sát cánh bên nhau. Như luận điểm của nhà sử học Rutger Bregman,
trong những cuộc tao loạn như Thế chiến thứ hai, người ta càng thấy rõ bản tính
tốt đẹp và nhân văn của loài người, thay vì sự xấu xí và ích kỷ.)

Hy vọng bài chia sẻ review cuốn “Hiệu sách cuối cùng ở London” trên đã giúp bạn
phần nào hiểu được nội dung và những điều thú vị trước khi tự tay mua chúng và đọc
trải nghiệm, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời
gian tìm kiếm.

You might also like