You are on page 1of 2

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA

PHƯƠNG KHU VỰC THANH KHÊ VỀ TÁC ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH
TẾ:

Kết quả nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng địa phương về các tác dộng kinh tế của
du lịch đước thể hiện ở bảng sau:

Điểm trung bình Tỷ lệ đồng ý (%)


Du lịch tạo việc làm, nâng 3,5 87,5 %
cao mức sống cho người
dân địa phương
Du lịch thu hút nhiều đầu 4,5 83 %
tư cho địa phương
Phát triển du lịch làm tăng 3,5 97 %
giá cả các mặt hàng
Giá nhà đất địa phương 3,4 96 %
tăng do du lịch
Du lịch làm giảm thu nhập 3,1 77 %
từ nghề đánh bắt hải sản
Lợi ích kinh tế từ du lịch 2,0 64,5 %
chỉ dành cho một số ít
người dân địa phương
Lợi ích kinh tế từ du lịch 3,0 62 %
chỉ thuộc về các cá nhân và
tổ chức bên ngoài địa
phương

Qua bảng trên cho thấy mức độ nhận thức của người dân về hoạt động du lịch tác
động đến hoạt động kinh tế của địa phương.

Hoạt động du lịch cũng đã tác động đến một phần nào đó trong hoạt động kinh tế của
Thanh Khê:
- Có 87,5 % người dân đồng ý du lịch tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân
địa phương.
- Có 83 % người dân đồng ý du lịch thu hút nhiều đầu tư cho địa phương.
- Có 97 % người dân đồng ý phát triển du lịch làm tăng giá cả các mặt hàng.
- Có 96 % người dân đồng ý giá nhà đất địa phương tăng do du lịch.
- Có 64,5 % người dân đồng ý lợi ích kinh tế từ du lịch chỉ dành cho một số ít người
dân địa phương.
- Chỉ có 62 % người dân đồng ý cho nhận định “Lợi ích kinh tế từ du lịch chỉ thuộc
về các cá nhân và tổ chức bên ngoài địa phương”
Nhìn chung lại, người dân chưa có cảm nhận được sâu sắc những lợi ích từ hoạt
động du lịch mang lại cho hoạt động kinh tế của Thanh Khê.

 Nhận xét chung:


Sự phát triển mạnh của du lịch - ngành công nghiệp không khói là lĩnh vực tạo ra nhiều
việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Du lịch thu hút nhiều đầu tư cho địa phưong sự phát triển của du lịch đem lại nguồn lợi
cho địa phương và thu nhập cao hơn cho khu vực.
Tăng cường sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng địa phương là một trong những
hướng đi quan trọng để phát triển du lịch. Các nghiên cứu về phát triển du lịch cộng
đồng ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố bên trong
và bên ngoài cộng đồng ảnh hưởng tới sự tham gia của họ đến phát triển du lịch ở các
địa phương. Điều này đặt ra yêu cầu cần đánh giá đúng các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của cộng đồng trong từng địa phương để có những chính sách tác động phù
hợp và kịp thời.
Tuy nhiên, người dân là nguồn nhân lực không được đào tạo bài bản về du lịch, mức độ
tiếp cận thông tin về du lịch không cao, nên sẽ có nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ thay
đổi nhận thức về du lịch cho họ. Nhận thức của người dân đối với hoạt động du lịch
được tự họ đánh giá cao, nhưng chỉ đang dừng lại ở cách hiểu mang tính hiện tượng
chứ chưa có chiều sâu.
Người dân đúng là có hiểu biết cơ bản về bản địa để phục vụ du lịch, nhưng đối với
những thông tin chính thống về thị trường, về tác động của du lịch hay chiến lược phát
triển du lịch bền vững thì họ còn mơ hồ, đôi lúc chỉ nghe và làm theo số đông/phong
trào, chứ chưa thật sự hiểu.
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính đa ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mọi suy
nghĩ về tăng tốc du lịch trong không gian bó hẹp mang tính hành chính là hết sức đáng
tiếc và không thực tế. Sự phụ thuộc lan tỏa và du lịch giữa các nước trong cùng khu
vực, giữa các địa phương trong vùng là một tất yếu.

You might also like