You are on page 1of 3

Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm

Bộ môn QTTB CNSH-CNTP

BÀI THÍ NGHIỆM


Tên bài: Khảo sát hệ thống tự động hóa các quá trình công nghệ, thiết lập sơ đồ
chức năng của hệ thống đo lường & điều khiển
Môn học:
- BF3534 - Kỹ thuật đo lường và điều khiển tự động trong CNSH
- BF4725 - Kỹ thuật đo lường và lý thuyết điều khiển tự động trong CNTP

1. Mục đích bài thí nghiệm

Nâng cao kiến thức thực tiễn của sinh viên về các hệ thống, thiết bị đo lường và
điều khiển. Giúp sinh viên hiều và hình dung một cách dễ dàng các thiết bị, tủ điện, cách
bố trí linh kiện, thiết bị trong tủ điện trên thiết bị. Giúp sinh viên hiểu được cách chọn vị
trí và cách lắp đặt các thiết bị đo lường. Và trang bị cho sinh viên có khả năng phân tích,
vẽ lại sơ đồ chức năng của quá trình đo và điều khiển thiết bị/hệ thống trong thực tế.

Giáo trình & bài giảng

[1] Nguyễn Minh Hệ (2017). Điều khiển tự động quá trình công nghệ sinh học –
thực phẩm. NXB Bách Khoa Hà Nội.

[2] Nguyễn Đức Trung (2018). Cơ sở đo lường và lý thuyết điều khiển tự động quá
trình công nghệ. NXb Bách Khoa HN.

[3] Bài giảng

2. Thời gian và địa điểm: 5 tiết, tại Trung tâm ĐT và PT sản phẩm thực phẩm (ngõ 15,
Tạ Quang Bửu).

3. Nội dung

3.1. Tóm tắt lý thuyết sơ đồ chức năng đo và điều khiển

 Củng cố lại các kiến thức sinh viên đã học ở trên lớp, bao gồm các kiến thức sau:

 Các đại lượng đo lường thường gặp trong thiết bị/hệ thống thiết bị trong CNSH &
CNTP

1
 Các chức năng của đo lường các đại lượng trong thiết bị;

 Các nguồn năng lượng (điện, khí, hơi, nước, hóa chất) cung cấp cho sự hoạt động
của thiết bị;

 Các kí hiệu cơ bản trên sơ đồ chức năng; cách thức lập sơ đồ chức năng đo và điều
khiển thiết bị;

 Vai trò của sơ đồ chức năng trong vận hành thiết bị/hệ thống thiết bị;

 Phân biệt sơ đồ chức năng và các bản vẽ khác.

3.2. Giới thiệu các thành phần cơ bản và nguyên lý hoạt động của các thiết bị/hệ thống
thiết bị

 Thiết bị thanh trùng ống lồng ống;


 Thiết bị cô đặc màng;
 Thiết bị cô đặc chân không;
 Thiết bị thanh trùng liên tục;
 Hệ thống CIP

Mỗi nhóm thí nghiệm, giáo viên sẽ lựa chọn giới thiệu khoảng 2-3 thiết bị/hệ thống thiết
bị để giới thiệu cho sinh viên.

3.3. Giới thiệu phương thức đo và điều khiển thiết bị

 Nguyên lý, phương thức điều khiển thiết bị;


 Các cảm biến, nguyên lý hoạt động, lý do lựa chọn vị trí lắp đặt cảm biến, đối
chiếu với lý thuyết trên lớp;
 Các cơ cấu chấp hành có trong hệ thống
 Nguyên tắc lựa chọn, lắp đặt tủ điện; nguyên tắc đi dây; nguyên tắc bố trí linh kiện
trong tủ điện của hệ thống điều khiển;
 Bộ điều khiển;
 Bật nguồn điện, vận hành không tải.

3.4. Giới thiệu các nguồn năng lượng, phương thức lắp đặt, bảo vệ.

 Nguồn điện;
 Nguồn hơi;
 Nguồn khí;

2
 Nguồn nước;
 Các nguồn khác (nếu có).

3.5. Lập sơ đồ chức năng đo và điều khiển thiết bị

 Chia nhóm sinh viên, mỗi nhóm 6-8 sinh viên;


 Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu, quan sát hoạt động của thiết bị, vận hành không tải thiết
bị;
 Tìm hiểu các khí cụ đo, phương thức điều khiển thiết bị.
 Lập sơ đồ chức năng đo và điều khiển thiết bị

4. Khi kết thúc thí nghiệm

 Sinh viên thảo luận với giáo viên để hoàn thành việc lập sơ đồ chức năng đo và
điều khiển thiết bị trong quá trình thực hiện;
 Tắt máy, ngắt nguồn điện khi kết thúc;
 Vệ sinh thiết bị, nhà xưởng khu vực thực hiện.

5. Báo cáo thí nghiệm

 Sơ đồ chức năng của thiết bị được phân công;


 Giải thích sơ đồ chức năng đã vẽ;

6. Yêu cầu đối với sinh viên:

 Tham gia đầy đủ, đúng giờ;


 Mặc áo blouse khi vào trung tâm;

Bộ môn QTTB CNSH & CNTP

You might also like