You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

……o0o……

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN KINH TẾ THƯƠNG MẠI


Chủ đề 9:

Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Khái quát thực trạng
và giải pháp phát triển Sàn giao dịch điện tử Shopee.

Giảng viên bộ môn: PGS. TS. Phan Tố Uyên


Lớp tín chỉ : Kinh tế thương mại 1_02
Nhóm thực hiện: Lê Hà Phương-11214762
Nguyễn Nhật Linh-11217548
Lê Thị Nhật Lệ-11217545
Vương Bích Ngọc-11217575
Trần Thảo Nhi-11217578

Hà Nội – 4/2023
MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1


NỘI DUNG ......................................................................................................................... 2
I. Khái niệm về Sàn giao dịch thương mại điện tử...................................................... 2
1. Khái niệm................................................................................................................. 2
2. Đặc trưng ................................................................................................................. 2
II. Tổng quan về Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee ...................................... 3
III. Khái quát thực trạng của Shopee........................................................................... 5
1. Tình hình kinh doanh của Shopee ......................................................................... 5
2. Các dịch vụ Shopee cung cấp ............................................................................... 11
3. Ưu điểm .................................................................................................................. 21
4. Nhược điểm ........................................................................................................... 33
IV. Giải pháp phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee ....................... 35
1. Về phía sàn Shopee ............................................................................................... 35
2.Giải pháp dành cho người bán hàng trên sàn shopee ........................................ 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 38

1
NỘI DUNG

I. Khái niệm về Sàn giao dịch thương mại điện tử

1. Khái niệm

- Sàn giao dịch thương mại điện tử ( Electronic Commerce Exchange) là website
thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu
hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ lên đó.
Nói cách khác đây là một kênh bán hàng trực tuyến, cho phép giao dịch giữa người mua
và người bán. Ví dụ như Shopee, Lazada, Tiki, hay mới đây là Tiktok shop,...

2. Đặc trưng

- Mô hình kinh doanh online

Nếu như trước đây trong mô hình thương mại điện tử truyền thống, mọi hoạt động
đều tiến hành trực tiếp, phải đến tận nơi để trao đổi mua bán thì với thương mại điện tử, tất
cả được tiến hành trực tuyến mà không phải đến tận nơi. Nhờ đó vừa tiết kiệm được chi
phí thuê nhân lực, thời gian di chuyển vừa mua sắm tiện lợi hơn, có lợi cho cả người mua
và người bán.

Ví dụ. Bạn muốn mua son, kem dưỡng da của thương hiệu R chẳng hạn. Thay vì di
chuyển tới tận cửa hàng thì bạn sẽ lên các website như Shoppe, Lazada, Tiki…. hoặc đặt
hàng trực tiếp trên trang web của thương hiệu đó. Đơn vị bán hàng sẽ vận chuyển nhanh
chóng đến tận nơi cho bạn.

- Không giới hạn không gian

Với thương mại điện tử, ranh giới khoảng cách về không gian và thời gian hoàn toàn
bị xóa bỏ. Cũng không còn những rào cản về biên giới quốc gia, văn hóa, ngôn ngữ,…..
Chỉ cần có kết nối mạng Internet thì bạn có thể tiếp cận và chọn mua mặt hàng mà bản thân
có nhu cầu

- Chủ thể tham gia

Nếu thương mại truyền thống chỉ có 2 chủ thể tham gia là người mua và người bán
thì thương mại điện tử lại trái ngược. Thương mại điện tử sẽ có 3 chủ thể thậm chí là 4 chủ
thể cùng tham gia bao gồm:

2
– Người mua

– Người bán/doanh nghiệp

– Đơn vị vận chuyển hàng hóa

– Các đơn vị khác như đơn vị cung cấp dịch vụ cổng thanh toán, đơn vị cung cấp mạng &
cơ quan chứng thực.

Trong đây, đơn vị cung cấp mạng Internet được xem là quan trọng nhất bởi nếu họ
không cung cấp mạng thì người mua + người bán không thể kết nối và giao dịch với nhau.

- Mạng lưới thông tin

Ở thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện phụ trợ để các
bên trao đổi dữ liệu, thông tin tiến tới thực hiện giao dịch ở một địa điểm khác. Còn trong
thương mại điện tử, mạng lưới thông tin khổng lồ cũng chính là thị trường – nơi giao thoa
giữa mua và bán. Nhờ có mạng lưới thông tin này mà hoạt động mua bán gián tiếp diễn ra
nhanh và tiện lợi hơn.

- Tốc độ giao dịch nhanh chóng

Bill Gates đã từng nói: “Tốc độ quyết định một doanh nghiệp thành công hay thất
bại” chứng tỏ tốc độ ảnh hưởng đến con đường thành bại của doanh nghiệp như thế nào.
Giờ đây với thương mại điện tử, chỉ cần bấm một phím, một cú chạm/click, một giao dịch,
một hợp đồng đã được hoàn tất.

- Thanh toán trực tuyến

Không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của phương pháp thanh toán trực tuyến
trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nó giúp cho quá trình thanh toán đơn hàng trên website
trở nên nhanh gọn, đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn. Tất cả việc bạn cần làm là liên kết
tài khoản mua hàng với tài khoản ngân hàng của mình.

II. Tổng quan về Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee

* Lịch sử của Shopee

3
Shopee là nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, có trụ sở tại
Singapore và trực thuộc công ty SeA trước đây là Ganera ( chủ sở hữu các thương hiệu lớn
như Ganera, foody, Now, Airpay ). Ra đời từ năm 2015 do tỷ phú Forrist Li sáng lập,
Shopee hiện tại đã có mặt tại tổng cộng 7 nước khu vực Châu Á bao gồm; Singapore, Thái
Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philipines.

Năm 2015: Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại
điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ
nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận
và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ
dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

Năm 2016: Shopee Việt Nam chính thức gia nhập vào thị trường nhưng lượt tìm
kiếm tăng mạnh vào các đợt khuyến mãi 11.11 và 12.12. Lượt tìm kiếm về từ khóa Shopee
Việt Nam trong giai đoạn này chỉ đứng sau Lazada Việt Nam.Lần đầu tổ chức sự kiện 9.9
Ngày Siêu Mua sắm.

Năm 2017: Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với các cam
kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ uy tín tại Việt Nam. Shopee
cũng vươn lên dẫn đầu tại lĩnh vực thương mại điện tử. Với mục tiêu trở thành điểm đến
trong thương mại điện tử. Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải
ứng dụng với 5 triệu lượt tại Việt Nam. Sàn này hiện đang làm việc với hơn 4 triệu nhà
cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm.

Năm 2018: Tổng doanh thu của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ USD với hơn 600 triệu
giao dịch tại sàn. Tháng 5/2018 Super Brand Day đầu tiên đã khởi động tại Indonesia với
P&G là đối tác. Kể từ đó Shopee đã tổ chức 70 Super Brand Day trong khu vực.
BLACKPINK được công bố là đại sứ thương hiệu trước thềm Shopee Birthday Sale 12.12.

Năm 2019: Với sự thành công trong chiến lược đề ra, Shopee đã giữ vững vị thế
ứng dụng mua sắm số 1 khu vực về số lượng người dùng hoạt động hằng tháng (Monthly
Active Users - MAU) trong quý II và quý III-2019. Ngoài ra, Shopee cũng đã thiết lập kỷ
lục mới trong sự kiện mua sắm lớn nhất năm; cụ thể, Shopee đạt 80 triệu sản phẩm được
bán ra chỉ trong 24 giờ tại sự kiện Shopee 12.12 Sale Sinh nhật.

Năm 2020: Từ YouGov, Cơ quan Nghiên cứu Tiếp thị Anh, sau khi thống kê số liệu
cuối năm 2020, Shopee đã đạt được 2 cột mốc quan trọng: Shopee là thương hiệu được cải
thiện nhiều nhất trong năm nay, với mức thay đổi +8,0 điểm tại Việt Nam. Trên toàn cầu,

4
Shopee xuất hiện ở vị trí thứ tám. Nền tảng thương mại điện tử Đông Nam Á Shopee lần
đầu tiên xuất hiện trong top 10 với vị trí thứ 7 (35,4) trong bảng xếp hạng hàng năm của
YouGov về các thương hiệu lành mạnh nhất trên toàn quốc

Ngày 10/10/2020: Shopee Premium chính thức ra mắt với mục đích tạo nhánh
thương mại điện tử đăng bán những thương hiệu cao cấp. Những mặt hàng thương hiệu
tầm cỡ thế giới thuộc các ngành hàng khác nhau như Sức khoẻ & Làm đẹp, Thời Trang,
Điện tử gia dụng,…

Năm 2021: ra mắt Chương trình Thương hiệu Quán quân khu vực (Regional
Champion Brands Programme – RCBP) [Đây là một chương trình mời để giúp các thương
hiệu hoạt động hàng đầu trên Shopee tối đa hóa tiềm năng phát triển trực tuyến của họ. Họ
sẽ nhận được sự hỗ trợ ưu tiên từ Shopee trong các lĩnh vực tiếp thị, đổi mới và hiểu biết
sâu sắc] và hợp tác chặt chẽ với các đối tác thương hiệu để đồng tạo ra các chiến dịch khu
vực thành công rực rỡ, chiếm gần 1/5 tổng giá trị giao dịch hàng năm của các thương hiệu
tham gia.

Năm 2022: Shopee công bố 5 đối tác thương hiệu lọt vào ‘Câu lạc bộ Shopee đạt
100 triệu USD’, một chương trình độc quyền được ra mắt vào năm ngoái nhằm trao thưởng
cho các thương hiệu đạt được Tổng giá trị giao dịch ít nhất 100 triệu USD với các đặc
quyền thưởng, bao gồm cả một thương hiệu chuyên biệt trong khu vực chiến dịch Tại Hội
nghị Cấp cao thương hiệu Shopee (13/01/2022).

III. Khái quát thực trạng của Shopee

1. Tình hình kinh doanh của Shopee

a. Doanh thu, lợi nhuận những năm gần đây

5
Ra mắt chính thức năm 2016 nhưng trong năm 2017 và 2018, Shopee Việt Nam
không phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Kéo theo đó, số lỗ của công ty tăng từ
hơn 600 tỷ đồng vào năm 2017 lên gần 2.000 tỷ đồng năm 2018 tương đương 207%.

Shopee bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ năm 2019, đạt hơn 800 tỷ đồng do thu phí
người dùng, nhưng tính tới ngày 31/12/2019, Shopee lỗ hơn 2.400 tỷ đồng.

Theo báo cáo tình hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Tài
chính, năm 2020 doanh thu của Shopee đạt hơn 2.300 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2020,
tổng tài sản của Shopee đạt hơn 3.400 tỷ đồng, tăng gần 1.800 tỷ đồng so với năm 2019.
Tuy nhiên, số nợ phải trả của công ty này lên tới gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với
năm trước, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ gần 100%.

Điều này khiến vốn chủ sở hữu của Shopee đã âm gần 1.500 tỷ đồng. Lỗ lũy kế lên
tới hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2019. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của
Shopee âm hơn 1.600 tỷ đồng. Doanh nghiệp này chỉ nộp ngân sách nhà nước 48 tỷ đồng
trong năm 2020.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính không đánh giá cao khả năng thanh toán ngắn hạn và
thanh toán nhanh của Shopee khi cùng ở mức 0,64 lần. “Khả năng thanh toán của Shopee
thấp và có thể gặp rủi ro tài chính khi thanh toán các khoản nợ đến hạn do tài sản ngắn hạn
thấp hơn nợ phải trả ngắn hạn”, báo cáo của Bộ Tài chính nêu.

Năm 2021, doanh thu thuần của Shopee Việt Nam là gần 5.700 tỷ đồng, gấp gần 2,5
lần con số của năm 2020 và gấp 7 lần năm 2019. Tuy nhiên, cùng với doanh thu tăng,
khoản lỗ ghi nhận hàng năm của nền tảng này có xu hướng giảm.

Cụ thể, năm 2019, Shopee ghi nhận khoản lỗ hơn 2.400 tỷ đồng, đến năm 2020 là
1.600 tỷ đồng và năm 2021 là gần 800 tỷ đồng. Tại 31/12/2021, lỗ lũy kế của Shopee Việt
Nam đã lên đến hơn 7.500 tỷ đồng. Hết năm 2021, vốn chủ sở hữu của công ty này âm hơn
2.200 tỷ đồng.

b. Lượt truy cập website Shopee

Năm 2022, Shopee là trang TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam dựa trên lượng truy
cập trung bình hàng tháng, với khoảng 84,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Theo sau lần lần
là hai đại diện thuộc hệ sinh thái MWG - Thế Giới Di Động với trung bình 54,03 triệu lượt
truy cập/tháng và Điện Máy Xanh với 20,82 triệu lượt truy cập/tháng.

6
Lazada đứng thứ tư với 16,79 triệu lượt truy cập/tháng, bằng 1/5 so với Shopee và
bằng 1/3 so với Thế Giới Di Động. Tiki đứng cuối cùng trong top 5 khi chỉ thu hút được
15,07 triệu lượt truy cập/tháng. Sendo xếp thứ 10 với 3,24 triệu truy cập/tháng.

c. Vị thế so với đối thủ cạnh tranh

* Xếp hạng sàn thương mại điện tử ( đa ngành hàng ) phổ biến trên mạng xã hội

Báo cáo cho biết, với sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trong thói quen
mua sắm trực tuyến sau đại dịch Covid, thương mại điện tử tiếp tục tiến bước vững chắc
và duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững. Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm

7
2022, quy mô thị trường thương mại điện tử ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD,
chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Thống kê của Reputa, cho biết dẫn đầu bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử năm
2022 là Shopee, và nhấn mạnh Shopee đang ngày càng “vượt mặt” Lazada về độ nhận diện
trên nền tảng số với Total Score bỏ xa Lazada đến 3 lần. “Theo báo cáo Metric về ngành
thương mại điện tử năm 2022, Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất
Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ.
Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 nghìn tỷ”, báo cáo của Reputa nhấn
mạnh.

Đáng chú ý trong bảng xếp hạng này là Tiktok Shop. Tuy chỉ vừa ra mắt vào cuối
tháng 4/2022, Tiktok Shop đã vượt cả “anh lớn” Tiki, vươn lên top 3 bảng xếp hạng trong
năm 2022 với Total Score đạt 13,56. Tuy nhiên, Total Score của Tik Tok Shop và Tiki
không có sự chênh lệch quá lớn, khoảng 2,5%. Cũng theo báo cáo của Metric, mức doanh
thu trong 1 tháng của Tik Tok Shop hiện tại đã tương đương 80% doanh thu cùng kỳ của
Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki.

* Những áp lực cạnh tranh mà Shopee phải đối mặt

- Áp lực từ đối thủ mới gia nhập ngành

Thứ tự Big4 Việt Nam đảo lộn. Bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử năm 2022
của Reputa vừa công bố đã đem đến cả tin vui và tin buồn với nhiều đối tượng được xếp
hạng.

Trong khi Shopee và Lazada vẫn án ngữ lần lượt vị trí Top 1 và Top 2, thì vị trí Top
3 vốn thuộc về Tiki bây giờ đã bị “tân binh” Tik Tok Shop chiếm đóng, đồng nghĩa với
việc hai sàn thương mại điện tử Việt Nam là Tiki và Sendo đồng loạt bị đẩy xuống vị trí
thứ thứ 4 và thứ 5.

Sở hữu lượng người dùng đông đảo lên tới 13 triệu là một lợi thế để TikTok Shop
có thể chuyển đổi thành khách hàng và thu hút các nhà bán hàng, nhưng chưa đủ để nền
tảng có thể chen chân vào cuộc đua thương mại điện tử. Vì vậy, tay chơi mới này sử dụng
chiến lược giống như Shopee, đó là “đốt tiền” để tung hàng loạt các mã khuyến mại, với
mục đích lôi kéo người mua và người bán.

Hồi quý 3 năm 2016, khi Shopee bước chân vào thị trường Việt Nam, lúc này, “ngôi
vương” thuộc về Lazada, sàn thương mại điện tử hoạt động từ trước đó 4 năm. Để cạnh
8
tranh, Shopee tung ra chiến lược “Rẻ vô địch”, cụ thể là các chương trình freeship (miễn
phí vận chuyển) và hỗ trợ marketing cho các nhà bán hàng trên sàn.

“Đánh” trúng vào tâm lý thích săn hàng giá rẻ của đại đa số người tiêu dùng Việt
Nam, chỉ sau 2 năm, đến quý 3/2018, Shopee nhanh chóng giành “ngôi vương” của Lazada
và án ngữ tại vị trí đó cho đến nay.

Đến nay, TikTok Shop sử dụng đúng con “át chủ bài” giống như Shopee từng dùng,
đổ tiền cho các mã khuyến mãi, với những voucher có thể lên tới 100.000 đồng/đơn hàng.
Các mã khuyến mãi này hấp dẫn đến nỗi, một hot Tiktoker kiêm đại diện một nhãn hàng
bột than tre trắng răng, đã trực tiếp bán lẻ trên trang TikTok của mình để tận dụng ưu đãi,
dù hành động này bị hàng trăm đại lý lên án là phá giá của họ.

Điều này khẳng định, chiến lược “giá rẻ” cho đến hiện tại vẫn hợp thời. Bởi bên
cạnh chất lượng hàng hóa, theo Sách Trắng thương mại điện tử Việt Nam 2022, 41% người
tiêu dùng cho rằng trở ngại khi mua hàng trực tuyến vẫn là chi phí vận chuyển cao, 21%
cho rằng giá cao hơn so với mua thực tế. Như vậy, nơi nào giải quyết được bài toán về giá
cả, khách hàng sẽ tìm đến nơi đó.

Cạnh tranh về giá đã giúp Tik Tok Shop có thể trỗi dậy bên cạnh đã các “ông lớn”
trong ngành. Trung bình mỗi ngày, nền tảng bán được 434.000 sản phẩm, doanh thu hơn
56 tỷ đồng. Mức doanh thu trong 1 tháng của Tik Tok Shop hiện tương đương 80% doanh
thu cùng kỳ của Lazada và gấp 4 lần Tiki, theo Metric, dù nền tảng này mới ra mắt từ tháng
4 năm ngoái.

- Áp lực từ sản phẩm thay thế

Với sự phát triển của mạng xã hội người tiêu dùng hoàn toàn có thể dễ dàng chuyển
đổi sang thương hiệu thay thế khác như Tiki, Lazada hay Tiktok Shop hoặc mua trực tiếp
trên các trang web của cửa hàng. Thêm nữa là nỗi lo ngại về các sản phẩm thay thế luôn
có sẵn và giá thành của họ cũng cạnh tranh.

Tuy nhiên áp lực từ những sản phẩm thay thế này cũng không phải vấn đề đáng lo
ngại đối với Shopee vì những sản phẩm thay thế thường khách hàng sẽ đến mua trực tiếp
tại cửa hàng còn với hình thức mua sắm online thì sẽ ít xảy ra hơn.

- Áp lực từ phía khách hàng

9
Khi có sự xuất hiện của càng nhiều nền tảng bán hàng thì quyền thương lượng, sự
so sánh của khách hàng sẽ ngày càng tăng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh
doanh của Shopee.

Vậy nên những yếu tố như hình ảnh sản phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ,…được
Shopee chú trọng rất lớn để củng cố niềm tin cũng như giảm thiểu tối đa quyền thương
lượng của khách hàng khi dùng dịch vụ của mình.

Ngoài ra thương hiệu này còn áp dụng một loạt các chính sách như đa dạng hóa các
hình thức thanh toán, đưa ra các chính sách bảo vệ người mua và người bán hay phương
thức rút ngắn thời gian giao hàng,…để khách hàng có thể cảm thấy mình được quan tâm
hỗ trợ kịp thời.

- Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp

Ảnh hưởng từ các nhà cung cấp đến Shopee là không lớn vì với sự thành công như
ngày hôm nay thì sẽ có rất nhiều đơn vị sẵn sàng hợp tác với Shopee. Tuy nhiên để được
như ngày hôm nay thì ban đầu Shopee đã tối ưu hóa các trải nghiệm của người dùng thông
qua một số bên cung cấp như web vận hành mượt, chính sách thanh toán chuẩn xác,…

Đây cũng là một trong những định hướng trong chiến lược Marketing mà sàn thương
mại điện tử này đang hướng đến.

- Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Hiện tại trên thị trường có 2 đối thủ cạnh tranh chính với Shopee là Tiki và Lazada
và vẫn chưa phân được thắng bại. Shopee đưa ra rất nhiều chính sách, chương trình khuyến
mãi cực lớn vào hàng tháng như miễn phí 100% phí vận chuyển, tặng các mã giảm giá để
tăng thị phần của thương hiệu. Ngoài ra Shopee còn đẩy mạnh việc tiếp thị qua các chiến
lược khác biệt hóa sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, mới gần đây, Lazada Việt Nam cũng chính thức công bố nam ca sĩ gen
Z - Mono là đại sứ thương hiệu mới, bên cạnh Trấn Thành và Hoa hậu Thùy Tiên. Khoản
đầu tư này cho hoạt động truyền thông là không nhỏ.

Sàn này cũng đã tung hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu kéo dài đến
10 ngày (từ ngày 3-13/3) để mừng sự kiện sinh nhật 11 tuổi. Hàng loạt các thương hiệu lớn
giảm giá đến 50% và giảm thêm từ 5-10% khi mua 2 sản phẩm trở lên.

10
Điểm nhấn của sàn khiến khách hàng yêu thích là việc thu thập mã giảm giá theo
nhiều khung giờ khác nhau. Khách có thể kết hợp đến 6 tầng mã giảm giá: Khuyến mãi từ
gian hàng, giảm thêm từ gian hàng, khuyến mãi của sàn, giảm giá khi thanh toán không
tiền mặt, miễn phí vận chuyển…

Có thể nói, tại thời điểm đó, Lazada đã thu hút sự chú ý của công chúng khá thành
công

2. Các dịch vụ Shopee cung cấp

a. Dành cho người bán

- Các bước để bán hàng trên Shopee

Bước 1: Cài đặt thông tin cửa hàng

Bước 2: Cài đặt vận chuyển

Bước 3: Đăng bán sản phẩm

11
- Các công cụ chính khi bán hàng trên Shopee

- Công cụ quản lý đơn hàng và sản phẩm

Theo dõi và quản lý các đơn hàng, bao gồm các đơn hoàn trả, đơn trả hàng hoàn
tiền và đơn huỷ. Thêm các sản phẩm và cập nhật thông tin dễ dàng. Ngoài ra cũng có thể
kiểm tra và khắc phục các sản phẩm vi phạm chính sách ở đây

+ Quản lý đơn hàng

12
+ Quản lý sản phẩm

- Shopee Marketing

Bao gồm các công cụ Marketing, chương trình khuyến mãi cùng Shopee

+ Công cụ Marketing

13
+ Chương trình khuyến mãi cùng Shopee

+ Kênh marketing

- Tính năng phát triển: Bao gồm nhiệm vụ người bán và shop yêu thích

+ Nhiệm vụ người bán

14
+ Shop yêu thích

- Dịch vụ Shopee Uni

Tìm hiểu các tài liệu hỗ trợ bán hàng, trong đây có rất nhiều khóa học từ cơ bản,
trung cấp đến nâng cao nhằm tăng tính hiệu quả khi bán hàng

15
- Dịch vụ Chatbot với Shopee

Khi gặp vấn đề hoặc sự cố

16
- Dịch vụ chat với người mua

Phản hồi người mua nhanh chóng khi có thông báo để tăng sự hài lòng. Có phiên
bản Chat mở rộng

Ngoài ra còn có thêm trợ lý Chat trong trường hợp không thể phản hồi khách hàng
ngay lập tức

17
- Dịch vụ Shopee Mall

Tài khoản thông thường có thể bán hầu hết mọi thứ trên Shopee, tuy nhiên để có thể
trở thành Mall, bạn phải được thông qua nhiều loại giấy tờ và thủ tục hơn. Sau khi tham
gia Shopee Mall, khách hàng sẽ tin tưởng hơn vì các sản phẩm hầu hết đã được qua kiểm
duyệt.

- Dịch vụ Shopee Food

Người bán có thể kinh doanh bán hàng trên nền tảng Shopee Food trong lĩnh vực đồ
ăn, cách thức vận chuyển ở đây sẽ là giao hàng ngay lập tức, là một sự tích hợp tính năng
đưa đón, mua hàng như Grab, Gojek,..

- Các chi phí dịch vụ mà người bán phải trả

• Phí thanh toán

Đối tượng áp dụng: Tất cả Người bán trên Shopee.

Phí thanh toán là phí giao dịch áp dụng cho mỗi đơn hàng thành công trên sàn giao
dịch TMĐT Shopee (nằm ở mục "Đã giao") hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn
tiền được Người bán/ Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được
hàng).

Phí thanh toán được tự động cấn trừ vào khoản thanh toán nhận được từ mỗi đơn
hàng trước khi được ghi nhận vào Số dư TK Shopee của Người bán.

• Phí cố định

Là phí hoa hồng cố định áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản phẩm, sử dụng
dịch vụ của Người Bán được thực hiện thành công qua sàn giao dịch thương mại điện tử
Shopee (đơn hàng nằm ở mục "Đã giao") hoặc đơn hàng có phát sinh yêu cầu Trả
hàng/Hoàn tiền được Người Bán/Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận
được hàng).

Mức Phí cố định sẽ được áp dụng khác nhau như sau:

- Đối với Người bán không thuộc Shopee Mall:

18
Phí cố định được tính cho đơn hàng được thực hiện thành công (nằm ở mục "Đã
giao") hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được Người bán/ Shopee chấp
nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được hàng).

Đặc biệt: Các Shop tham gia (một trong) các gói dịch vụ (Gói Freeship Xtra, Gói
Freeship Xtra Plus, Gói Hoàn Xu Xtra): Shop sẽ được miễn toàn bộ Phí Cố Định trong suốt
thời gian tham gia chương trình.

- Đối với Người bán thuộc Shopee Mall:

Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có một tỷ lệ phần trăm Phí cố định khác nhau. 👉Vui
lòng truy cập Phí cố định dành cho Shopee Mall để tìm hiểu thêm.

Lưu ý: Phí cố định đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)

• Phí dịch vụ

Đối tượng áp dụng: Người bán sử dụng Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Hoàn
xu Xtra. Phí Dịch vụ là khoản chi phí bán hàng trên Shopee mà Người Bán thanh toán cho
Shopee khi tham gia Chương trình Hoàn Xu Xtra và/hoặc Gói Miễn Phí Vận Chuyển
Freeship Xtra và/hoặc Freeship Xtra Plus

Phí dịch vụ sẽ được tự động cấn trừ vào tài khoản của Người Bán sau khi đơn hàng
đã hoàn tất.

b. Dành cho người mua

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

19
Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được giải đáp, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp
cho Shopee hoặc chat cùng Shopee

- Các dịch vụ thanh toán

Khách hàng khi thanh toán trên Shopee có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh
toán như: Ví shopee, SPayLater, Shopee Xu, Số dư tài khoản Shopee, Tiền mặt,...

Đặc biệt, đối với Shopee có các tính dụng đa dạng khác:

- Dịch vụ giỏ hàng

Khi tìm kiếm các mặt hàng trên Shopee, khách hàng có thể trong trạng thái phân
vân, thì giỏ hàng chính là nơi lưu trữ những mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người mua
nhưng chưa được thanh toán

20
- Dịch vụ vận chuyển

Hiện nay Shopee cung cấp rất nhiều dịch vụ vận chuyển cho khách hàng, bao gồm:
Shopee Express, Nhanh, Tiết kiệm, Hoả tốc phục vụ cho nhu cầu của khách hàng

- Dịch vụ khuyến mãi

Để thúc đẩy hoạt động mua hàng của người tiêu dùng, Shopee đưa ra những voucher
nhằm thu hút và khuyến khích người mua, đặc biệt vào các ngày cố định trong tháng như
ngày 1, ngày 15, ngày trùng với tháng,... sẽ có rất nhiều khuyến mãi được phát hành

- Dịch vụ trả hàng, hoàn tiền và đánh giá

Khách hàng có thể trả hàng và hoàn tiền nếu sản phẩm không đáp ứng được chất
lượng được nêu ra, ngoài ra có thể đánh giá người bán để cho người mua hàng sau biết
được chất lượng sản phẩm

- Dịch vụ game lấy xu

Người mua không nhất thiết phải sử dụng tiền để chi trả các mặt hàng, Shopee xu
cũng có thể mua được hàng hoá thông qua phương thức giảm giá đơn hàng, Shopee game
cung cấp nhiều trò chơi thú vị giúp người mua vừa sử dụng nhiều, vừa kiếm được thêm
nhiều xu

3. Ưu điểm

a. Nguồn tài chính mạnh mẽ

Ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 8/2016, Shopee phải đối mặt với sức ép cạnh
tranh gay gắt từ các sàn thương mại điện tử cả quốc tế và nội địa. Trong đó, hai đối thủ lớn
nhất của Shopee lúc bấy giờ là Lazada và Tiki đã có cho mình những định vị thương hiệu
riêng và thâu tóm hầu hết thị phần. Lazada đi trước mở đường, còn màu áo xanh của Tiki
ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn. Bắt đầu từ vạch xuất phát của “cuộc đua
thương mại điện tử Việt Nam, Shopee lúc ấy không cộng đồng, không người dùng, không
có gì ngoài sự hậu thuẫn về công nghệ và tài chính từ tập đoàn mẹ SEA -Tập đoàn sở hữu
nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á.

Công ty mẹ của Shopee là tập đoàn “Kỳ lân công nghệ” hàng đầu Đông Nam Á –
SEA Group – Có nguồn tiền dồi dào từ mảng game Garena với lợi nhuận gần 1,5 tỷ USD

21
trong nửa đầu năm 2021. Tập đoàn này cũng được “chống lưng” bởi Tencent (gã khổng lồ
Trung Quốc nắm giữ khoảng 40% cổ phần của SEA), đồng thời còn nhận được đầu tư từ
các quỹ Pension Plan của Malaysia và nhiều tỷ phú châu Á khác như GDP Ventures – điều
hành bởi con trai của người giàu nhất Indonesia; JG Summit Holdings Inc – thành lập bởi
một tỷ phú Philippines. Mặc dù báo lỗ nhiều và có 1 năm 2022 khá khó khăn khi lãi suất
và lạm phát tăng cao khiến người dân giảm bớt nhu cầu chi tiêu, mua sắm hay chơi game
trực tuyến, nhưng công ty mẹ của Shopee vẫn đang không ngừng tìm cách lấy lại niềm tin
của nhà đầu tư. Ngày 7/3/2023 vừa qua, SEA Group đã công bố lợi nhuận ròng trong quý
IV/2022 là 426,8 triệu USD (khoảng hơn 10.000 tỷ đồng). Doanh thu tuy có chậm lại đáng
kể nhưng vẫn tăng vượt dự đoán, khi tăng 7,1% lên 3,5 tỷ USD.

Tại Việt Nam, kể từ khi ra mắt, dù luôn trong tình trạng thua lỗ nhưng Shopee vẫn
luôn nhận được nguồn tài chính khổng lồ từ công ty mẹ. Vào năm 2016, Shopee được rót
vốn 50 triệu USD cho vốn điều lệ khởi đầu, đến 2018 sàn này lại nhận được thêm 1.200 tỷ
đồng và con số này không ngừng tăng lên mỗi năm với 2.500 tỷ đồng vào năm 2019. Hơn
nữa vào quý 4 năm 2021, SEA đã kêu gọi rót vốn 6 tỷ đô cho shopee với tham vọng đưa
nền tảng này vươn ra ngoài thế giới.

b. Chiếm thị phần lớn trong thị trường Thương mại điện tử

Theo báo cáo của iPrice Group, tính đến Quý I/2022, Shopee ghi nhận khoảng gần
85 triệu lượt truy cập web mỗi tháng, xếp thứ nhất trên 2 hệ điều hành IOS và Android
cũng như có lượng truy cập cao trên 2 nền tảng mạng xã hội lớn là Facebook và Instagram.
Đây cũng là quý thứ 15 liên tiếp, Shopee Việt Nam đứng đầu về lượng truy cập.

c. Giá và đa dạng hóa sản phẩm

22
Theo Qandme, giá cả (59%) và đa dạng sản phẩm (50%) là hai tiêu chí được đánh
giá cao nhất khi nói tới điểm khiến khách hàng thỏa mãn nhất khi mua hàng trên sàn thương
mại điện tử. Đối với riêng Shopee, điểm của đa dạng hóa sản phẩm là 53% và của giá là
44%, chiếm ưu thế hơn so với các sàn thương mại điện tử khác.

* Giá

Những “cuộc đua đốt tiền” không hồi kết của các sàn thương mại với những đợt
sale liên tiếp, hỗ trợ 100% phí vận chuyển đã vô tình tạo nên một mặc định cho người tiêu
dùng Việt Nam: cứ nhắc đến mua sắm online là nhắc đến giảm giá, giảm giá và giảm giá.
Cũng không nằm ngoài cuộc đua này, khi vừa ra nhập thị trường Việt Nam, Shopee sử
dụng chiến lược rẻ thu hút người dùng tham gia nền tảng. Shopee tung ra hàng loạt mã
giảm giá, các chương trình ưu đãi cho sản phẩm như: Đồng giá 1K, 9K…, Sale đầu tháng,
Sale giữa tháng, Đại tiệc giảm giá vào các ngày lễ đặc biệt hay vào dịp cuối năm. Đồng
thời, so với Tiki hay Lazada, các mã giảm giá của Shopee được tung ra thường xuyên hơn,
số lượng nhiều hơn và đa dạng tất cả các ngành hàng.

- Từ siêu sale của các thương hiệu:

23
- Siêu sale của các nhãn hàng:

- Flash sale đồng giá 1K

24
Đặc biệt, so với Lazada và Tiki, chi phí vận chuyển của Shopee được cho là rẻ hơn
và có tới 6 đơn vị vận chuyển khác nhau gồm: GHTK, Viettelpost, J&T Express, GHN và
Grab. Điều này giúp cho cả người mua và người bán có nhiều sự lựa chọn hơn về giá tiền
và thời gian nhận hàng. Đồng thời Shopee còn tung ra nhiều và liên tục các Mã giảm giá
phí vận chuyển:

* Sản phẩm chất lượng và đa dạng mẫu mã

Giá rẻ chỉ là chiến lược ngắn hạn khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, chiến lược
dài hạn mà Shopee theo đuổi đến tận bây giờ: Đó là tập trung vào việc xây dựng hình ảnh
và chất lượng khác biệt hóa cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Những người đứng đầu
Shopee cho rằng "Đi theo con đường cạnh tranh về giá thì không thể tồn tại lâu dài được,
túi tiền không đáy cuối cùng sẽ có đáy.", vì công việc mà đội ngũ Shopee phải làm là không
ngừng cải tiến dịch vụ và sản phẩm, chú trọng nâng cao trải nghiệm mua sắm của người
dùng, và lấy sự hài lòng và thỏa mãn của họ làm lợi thế cạnh tranh của Shopee.

“Gì cũng có, mua hết ở Shopee”: được ví như “khu chợ online” người tiêu dùng có
thể mua được hầu hết mọi thứ tại đây (trừ những sản phẩm quá đặc thù mà phải mua trực
tiếp từ nhà phân phối), từ đồ gia dụng, đồ điện, hóa mỹ phẩm, đồ ăn,...

25
Shopee sở hữu danh mục gồm 27 loại ngành hàng khác nhau:

Sàn TMĐT này thực hiện phân cấp gian hàng uy tín lên Shop yêu thích và Shopee
Mall để tạo ưu thế cạnh tranh giữa người bán đồng thời cung cấp thêm thông tin so sánh
giúp người mua có thể lựa chọn để giảm thiểu rủi ro.

26
d. Xây dựng được cộng đồng người bán và người mua rộng khắp với giao diện
app/web dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích

Shopee đã xây dựng một mạng lưới không giới hạn về người mua và người bán
khổng lồ mà không có bất kỳ mối lo ngại nào về hàng tồn kho. Shopee kết nối bất kỳ ai
muốn mua hoặc bán sản phẩm với số lượng tùy ý. Chỉ cần có tài khoản Shopee với thiết bị
kết nối internet, Shopee cho phép vừa bán hàng vừa mua hàng với 1 tài khoản, tạo nên sự
tiện lợi cao cho người dùng. Chính vì ưu điểm này, Shopee đã có số lượng người dùng tăng
vọt chỉ trong thời gian ngắn sau khi gia nhập vào thị trường Việt Nam.

Cách đăng ký bán hàng trên Shopee rất dễ dàng và nhanh chóng: Mở gian hàng cực
nhanh bằng số điện thoại và email, Shopee không yêu cầu có giấy phép kinh doanh mà chỉ
cần đáp ứng được các quy định về bán hàng trên trang web chính thức. Tuy nhiên nếu kinh
doanh các sản phẩm về sức khỏe, sinh lý hay mỹ phẩm thì cần cung cấp các giấy tờ liên
quan đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc của sản phẩm.

Với mô hình C2C và B2C, Shopee không những là một sàn giao dịch thương mại
điện tử thông thường. Nó còn kết hợp các tính năng của 1 mạng xã hội qua đó người mua
và người bán có thể kết nối với nhau thông qua công cụ chat trên Shopee. Để tiện trao đổi
về thông tin của sản phẩm hay các khuyến mãi, trên công cụ chat có hỗ trợ tính năng nhỏ
đó là người mua có thể chọn link cùng với hình ảnh, giá cả của sản phẩm có trong gian
hàng để minh bạch hơn tránh sự nhầm lẫn khi giao tiếp online. Không chỉ để hỏi về thông
tin sản phẩm mà công cụ chat còn là tính năng tiện lợi giúp người mua có thể trả giá bất kỳ
món hàng nào có trong shop của người bán, với bất kỳ giá nào. Tất nhiên là trả với mức
giá phù hợp, bởi vì quan trọng vẫn là người bán có đồng ý với mức giá đó hay không thì
mới tiến hành mua bán thành công.

27
- Về Website:

• Giao diện gần gũi, cỡ chữ vừa phải đỡ gây rối mắt.

• Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm thông qua giao diện tiền kiếm
ngay đầu trang chủ.

• Phần slide ảnh được chia làm 2 phần động và tĩnh cung cấp các thông tin về khuyến
mãi, giảm giá của các mặt hàng giúp kích thích tiêu dùng tạo doanh thu và lợi nhuận
cho shopee.

• Danh mục sản phẩm được liệt kê sinh động, dễ sử dụng.

- Về App điện thoại di động:

Thay vì chỉ tập trung vào website và coi nó là nền tảng chính như đại đa số các ứng
dụng khác. Shopee lại đi theo hướng khác ngay từ đầu bằng việc ra mắt ứng dụng trên di
động. Qua đó, tận dụng tối đa lượng người dùng smartphone cao ở Đông Nam Á. Theo báo
cáo của iPrice, số lượt tải xuống và lượng người dùng hoạt động ứng dụng của Shopee giữ
top 1 hàng tháng trong khu vực. Hơn 90% giao dịch của Shopee đến từ nền tảng di động.

Ở mỗi thị trường, địa phương khác nhau, Shopee lại xây dựng một ứng dụng độc
lập tương ứng. Các tính năng cũng được phát triển dành riêng cho một số thị trường. Điển
hình như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.
Ví dụ, tại Indonesia, Shopee ra mắt mảng riêng cho các sản phẩm và dịch vụ Hồi giáo. Còn

28
ở Thái Lan hay Việt Nam, Shopee giới thiệu các cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm do các
ngôi sao quảng cáo và đại diện. Bởi những người này có ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm.

Cả 2 giao diện app và web của Shopee đều rất thân thiện và dễ sử dụng. Khách hàng
có thể cập nhật xu hướng tìm kiếm, top những sản phẩm đang hot. Thêm vào đó, có thể
xem những đánh giá tích cực, tiêu cực về sản phẩm để có những lựa chọn phù hợp.
Gần đây Shopee Việt Nam cũng cho ra mắt 1 chương trình mới là SPayLater - mua hàng
trước, thanh toán sau trên Shopee. Có thể hiểu đơn giản nó có nghĩa là ví trả sau dùng khi
mua hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee.

e. Đầu tư mạnh cho Marketing, truyền thông, các chương trình khuyến mãi

Tuy xuất hiện muộn nhưng Shopee vẫn tạo được ấn tượng mạnh trong công chúng
Việt Nam với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Sử dụng tầm ảnh hưởng và sức hút của
những người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu đang là chiến lược marketing cực kỳ
thông minh khi được nhiều thương hiệu lớn áp dụng thành công. Và Shopee cũng không
đứng ngoài cuộc. Sàn TMĐT này luôn có những chiến lược marketing gây được ấn tượng
mạnh đến công chúng tại Việt Nam, thông qua những chiến dịch quảng cáo bắt trend cực
kì nhanh và hấp dẫn. Có thể kể đến 1 số chiến lược truyền thông, marketing nổi tiếng của
Shopee như:

• Nhân vật nổi tiếng, Influencer Marketing, Affiliate marketing :

29
Khi nhận thấy khách hàng trẻ tuổi chiếm đến 30% thị trường Việt Nam, Shopee đã
quyết định chọn Sơn Tùng, Tiến Dũng và Bảo Anh, đều là những gương mặt ngôi sao được
giới trẻ đặc biệt chú ý để làm gương mặt đại diện. Bên cạnh đó, Shopee cũng đầu tư mời
cả những ngôi sao, nhóm nhạc hàng đầu của Hàn Quốc như BLACKPINK và NCT để làm
gương mặt đại diện trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình.

30
Shopee còn là một trong những sàn TMĐT đầu tiên triển khai và đẩy mạnh hình
thức Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) giúp các đối tác tiếp thị có thể kiếm thêm tiền
hoa hồng từ việc giới thiệu thành công và gián tiếp giúp Shopee có thể tiết kiệm được chi
phí tiếp thị

• TVC quảng cáo bắt trend:

Tận dụng sức nóng của xu hướng, sức ảnh hưởng có sẵn của trend, Shopee đã cho
ra đời những TVC quảng cáo “bắt trend” cực kỳ thành công. Không cần cố gắng gây sự
chú ý mà vẫn có thể lan truyền rộng rãi và thu hút người dùng một cách tự nhiên nhất. Một
số TVC quảng cáo “bắt trend” hot nhất của Shopee có thể kể đến như: Đoạn TVC quảng
cáo sự kiện “mừng sinh nhật 12.12” với bản hit “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink. Hay
một TVC được coi là một cú nổ lớn của Shopee trên toàn Đông Nam Á đó là sự kết hợp
giữa Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh với bài hát làm mưa làm gió Baby Shark,...

31
• Chiến lược marketing thông qua việc trợ giá khi vận chuyển, khuyến mại:

Shopee nhận thấy rào cản lớn nhất của các khách mua hàng online đó là họ rất để ý
đến vấn đề phí ship. Và thấu hiểu được nỗi băn khoăn này của khách hàng, Shopee đã đưa
ra chiến dịch marketing theo hình thức trợ giá vận chuyển. Hiện nay, Shopee rất tích cực
liên kết với các đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất như Giao hàng tiết kiệm, Giao
hàng nhanh, Viettel Post, Vietnam Post, J&T Express, Shopee Express, Grab Express,
Ninja Van, BEST Express. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể nhận được hàng nhanh
chóng với mức giá ship rẻ nhất.

Là ứng dụng mua sắm trực tuyến và là sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu
tại Việt Nam, Shopee luôn không ngừng thu hút khách hàng bằng những chương trình sale
siêu ưu đãi. Tháng nào Shopee cũng sale 3 lần vào đầu tháng (kiểu 3.3, 4.4, 6.6…), giữa
tháng (15 hàng tháng) và cuối tháng (ngày 25 hàng tháng) để kích thích khách hàng mua
sắm nhiều hơn với vô vàn voucher hấp dẫn như giảm giá, freeship, hoàn xu,…. Bên cạnh
3 ngày giảm giá đặc biệt trong tháng, chương trình sale Shopee thường tổ chức những đợt
sale siêu ưu đãi trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Ngoài ra, Shopee còn chạy
chương trình Flash sale- chương trình diễn ra hàng ngày vào các khung giờ cố định. Mỗi
khung giờ sẽ có những sản phẩm được bán với giá từ rẻ tới siêu rẻ. Chính nhờ những đợt
săn sale như thế này mà doanh số của Shopee tăng đột biến.

32
4. Nhược điểm

a. Tính năng về công nghệ chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dùng

Tuy rằng Shopee có giao diện rất dễ dùng và có đa dạng các khả năng thanh toán
đơn hàng. Nhưng Shopee vẫn cần phải cải thiện ở nhiều khâu, trong đó cần phải nhắc tới
tốc độ load và độ mượt của app, đặc biệt là vào những ngày sale lớn, sale đậm trong năm
khi lượng người truy cập quá lớn, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn băng thông.

b. Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và uy tín của người bán

Vì bắt đầu với mô hình C2C nên Shopee là một sàn thương mại điện tử khó kiểm
soát chất lượng sản phẩm và uy tín của người bán. Vì vậy, Shopee thường xuyên phải nhận
nhiều lời phàn nàn từ người mua hàng. Vì lý do này, Shopee đã phải đưa ra chính sách
"Shopee đảm bảo" để bảo vệ người tiêu dùng. Mục đích của chính sách này là để đảm bảo
cho người mua sau khi nhận hàng. Trong trường hợp không có bất kỳ phàn nàn nào về sản
phẩm, người bán mới nhận tiền được từ người mua

Thậm chí cũng có 1 số shop là Shopee Mall vẫn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
cho khách hàng

33
c. Phân xử còn chưa công bằng, quy trình đổi trả hàng phức tạp

Shopee được nhiều khách hàng nhận xét là giải quyết vấn đề bằng cảm quan, cứ dựa
vào video người bán làm chuẩn và cũng không làm việc với đơn vị vận chuyển mà toàn đổ
lỗi cho người mua hàng. Có nhiều người mua đưa ý kiến phản hồi rằng khi xảy ra hiện
tượng mất hàng thì nếu là Shopee Mall thì hầu như lúc nào cũng là lỗi của khách, còn là
shop thường thì shop luôn bị xử thua.

Rất nhiều shop giao hàng không đúng màu, đúng kích thước. Khi giao hàng đến,
người tiêu dùng không được kiểm tra sản phẩm. Nếu như không ưng ý, khách hàng phải
gửi mail, chờ đợi phản hồi từ Shopee rồi đơn vị bán hàng, đến 3 - 4 khâu dài ngày mới
mong có thể đổi trả sản phẩm. Tuy khâu đổi trả hàng và hoàn tiền cần thực hiện một cách
kỹ càng, nhưng có nhiều trường hợp Shopee và shop đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn
đến thời gian kéo quá dài không giải quyết nữa, có trường hợp sau khi đã gửi đổi/trả hàng
lại không nhận được hàng mới hoặc không được hoàn tiền, thiệt hại cuối cùng vẫn là người
mua.

d. Tồn tại rủi ro cho người bán và người mua

Trên thực tế, Shopee coi người mua và người bán có vị trí tương đồng với nhau,
không có khác biệt quá lớn. Do đó còn nhiều rủi ro tồn tại trong quá trình mua bán như:

• Đơn phương hủy đơn hàng từ 1 phía mà không có sự đền bù, hỗ trợ cho phía còn lại
mà chỉ ghi nhận và hủy đơn hàng. Nếu số lượng đơn hàng người bán hủy trên 10%
trên tổng lượng đơn hàng trong tuần (7 ngày) thì shop sẽ bị Shopee tính điểm Sao
quả tạ phạt cảnh cáo, vậy nên người bán thường hay lợi dụng việc người mua không
biết về các thông tin này mà bảo họ tự ấn “Hủy đơn hàng” dù là lỗi của shop (Đơn
hàng bị hủy bởi Người mua sẽ không được tính vào các tiêu chí đánh giá Người bán
và sẽ không ảnh hưởng đến đánh giá của Shop). Bên cạnh đó có nhiều người chỉ đặt
hàng cho vui mà không nhận hàng, để hàng tự hoàn về, như vậy sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của shop cũng như hàng được gửi đi rồi lại hoàn về trong thời
gian vận chuyển dễ bị hư hại.

• Hệ thống đánh giá còn hạn chế, cho phép người bán có thể dễ dàng xóa nhận xét
hoặc đánh giá xấu từ người dùng hoặc những đánh giá không liên quan (Họ có thể
trả tiền và thuê người đánh giá nhận xét tích cực). Có thể nhận ra các đánh giá ảo
nếu thấy chúng có cùng một kiểu văn mẫu, câu từ, cách khen giống nhau.

34
IV. Giải pháp phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee

Từ việc tìm hiểu và phân tích ưu, nhược điểm mô hình kinh doanh của sàn giao dịch
điện tử Shopee và bằng trải nghiệm cá nhân, nhóm 1 xin được đưa ra những giải pháp kiến
nghị nhằm cải thiện chất lượng trong trải nghiệm mua sắm tại sàn:

1. Về phía sàn Shopee

Shopee cần khắt khe trong việc kiểm duyệt hàng hóa bán trên sàn thương mại điện
tử điển hình: ngăn chặn, cảnh cáo và chính sách phạt nặng với trường hợp bán hàng cấm:
ma túy, vũ khí. Đồng thời, khi phát hiện ra các trường hợp nguy hiểm đó, Shopee cần
nhanh chóng xử lý và áp dụng chính sách vi phạm.

Ngoài ra, trên Shopee nhận được rất nhiều sự phàn nàn về độ uy tín của người bán
và người mua. Bên sàn thương mại điện tử nên thu thập đầy đủ thông tin người bán và
người mua để tăng tính xác thực, chính xác. Chính sách này sẽ giúp tránh những trường
hợp lừa đảo. Cần đảm bảo khách hàng và người bán cần được cung cấp kiến thức bảo mật
cơ bản để phòng tránh các rủi ro thường gặp. Ví dụ: Yêu cầu người dùng đặt mật khẩu bao
gồm cả chữ viết thường – viết hoa, hỗn hợp chữ và số. Cảnh báo người mua và người bán
về những xu hướng tấn công lừa đảo giả mạo mới nhất thông qua push notification.

Trang web và nền tảng app điện thoại, Shopee nên đầu tư hơn về cải tiến độ mượt
trình duyệt, hình ảnh hiển thị rõ ràng. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều khách hàng mua hàng
trên Shopee phàn nàn gặp khó khăn khi mua hàng trên trang web Shopee vì load rất lâu và
không thể mua hàng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, gây khó chịu và nhiều
bất tiện.

Trong khung giao hàng vận chuyển, nên đa dạng hình thức lựa chọn bên vận chuyển:
Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh,.. để cả bên khách hàng và người mua có thể chủ
động lựa chọn , thời gian giao hàng cũng sẽ nhanh hơn. Đặc biệt sẽ tránh được trường hợp
không thể ship đủ các đơn hàng đúng hạn đã giao trên Shopee.

Nhằm ngăn chặn những trường hợp đơn ảo, follow ảo, bình luận luận ảo, hack tài
khoản của khách hàng/ người mua, Shopee cần phải đầu tư bảo mật trang web hơn. Ví dụ:
thuê những mảng chuyên phần chống hacker xâm nhập để tăng trải nghiệm của khách hàng
tốt hơn.

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu nhằm “tăng tốc” cho công việc kinh doanh trên
Shopee phát triển như hiện nay. Sẽ hiệu quả hơn Shopee thuê công nghệ tại những đơn vị
35
cung cấp chuyên nghiệp, nơi đã có nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều khách hàng bởi họ
có khả năng làm tốt hơn cho doanh nghiệp so với việc doanh nghiệp “tự cung tự cấp” và
phải lo quá nhiều thứ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ. Trong lĩnh vực thương mại
điện tử, kỹ thuật là điều kiện cần, chiến lược mới là điều kiện đủ. Công nghệ đặc biệt quan
trọng nhưng doanh nghiệp nên để người chuyên nghiệp.

2.Giải pháp dành cho người bán hàng trên sàn shopee

Tuy “sinh sau đẻ muộn” khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Shopee đã khẳng
định được độ phủ và tốc độ phát triển của mình khi là sàn TMĐT phổ biến và HOT nhất
chỉ sau vài năm hoạt động. Chính vì vậy, để phát triển sàn, người bán hàng giữ một vai trò
vô cùng quan trọng, sàn càng phát triển thì lợi nhuận mà các bên bán có mặt trên sàn sẽ
càng cao. Để làm được điều này thì người bán sẽ cần:

Sản phẩm với hình ảnh đẹp mắt, giá cả cạnh tranh

Khách hàng lựa chọn Shopee vì đây là kênh bán hàng với rất nhiều cá thể, doanh
nghiệp tham gia và họ hoàn toàn có thể lựa chọn được một mức giá loại sản phẩm tốt nhất.
Hãy đăng tải hình ảnh mẫu sản phẩm của doanh nghiệp mình cung ứng thật chất lượng
cùng với giá cạnh tranh đối đầu. Tất nhiên, giá thành phải song song với chất lượng mẫu
sản phẩm dịch vụ. Khách hàng sẽ mong ước lựa chọn doanh nghiệp phân phối loại sản
phẩm chất lượng với giá thành phải chăng hơn là giá quá rẻ mà chất lượng lại không được
như hình. Không nên cạnh tranh đối đầu giá với những doanh nghiệp khác trên sàn thương
mại điện tử mà cung ứng mẫu sản phẩm kém chất lượng.

Kiểm tra đơn hàng và phản hồi khách hàng nhanh nhất

Việc phản hồi người mua nhanh gọn sẽ là lợi thế cạnh tranh đối đầu cho doanh
nghiệp bạn. Người bán hàng cần giải quyết và xử lý đơn hàng càng nhanh càng tốt, kiểm
tra loại sản phẩm này còn trong kho không và phản hồi hoặc tư vấn tiếp cho người mua.
Việc giải quyết và xử lý đơn hàng này sẽ tương quan đến nhiều khâu như quản trị loại sản
phẩm, quản trị hàng tồn dư và phản hồi tin nhắn của người mua. Khách hàng sẽ muốn nhận
được phản hồi về loại sản phẩm họ đang có nhu yếu từ shop nhanh nhất, thế cho nên hãy
tích hợp những ứng dụng hoặc công cụ tương hỗ phản hồi người mua nhanh nhất.

Thu hút khách hàng từ các kênh mạng xã hội của mình

Dù biết khi tham gia bán hàng trên Shopee, sàn thương mại điện tử này đã tung ra
các chiến dịch marketing quảng cáo nhằm thu hút khách hàng và giới thiệu đơn hàng cho
36
người bán. Tuy nhiên, để kích thích khách hàng lựa chọn thương hiệu và sản phẩm của
người bán trên sàn thì cần đẩy mạnh các bài post, bài quảng cáo đẩy traffic về gian hàng
của doanh nghiệp mình trên các sàn thương mại điện tử này. Và các trang mạng xã hội là
một trong những kênh truyền thông vô cùng hiệu quả mà người bán có thể thực hiện các
chiến dịch đẩy mạnh bán hàng này.

37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Đặng Đình Đào, PGS.TS. Trần Văn Bão, Giáo trình Kinh tế thương mại ,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.

2. Trung tâm WTO, 2022, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam. Truy cập

3. Shopee Uni, 2022, Hướng dẫn tạo tài khoản Shopee và truy cập Kênh người bán.

Truy cập

4. Trung tâm Hỗ trợ Shopee VN, Truy cập

5. Trung tâm Hỗ trợ Shopee VN, Tổng hợp Đơn vị vận chuyển trên Shopee. Truy cập

6. Shopee Careers, Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á
và Đài Loan. Truy cập

7. Iprice Insights, 2022, Bản đồ Thương mại điện tử Việt Nam. Truy cập

8. QandMe, 2020, Báo cáo Tình hình Thương mại điện tử Việt Nam 2020. Truy cập

9. Shopee Blog, 2022, Khi nào Shopee Sale? Các mốc thời gian Sale trên Shopee cần
biết. Truy cập

10. Shopee Uni, 2022, Các câu hỏi thường gặp về Xử lý đơn hàng trên Shopee. Truy
cập

11. Statista, 2022, Most popular e-commerce sites for online shopping among online
shoppers based on average monthly traffic in Vietnam in the first quarter of 2022.

Truy cập

12. Reputa, 2022, bảng xếp hạng ngành Thương mại điện tử năm 2022. Truy cập

13. Báo Dân trí, 2023, Công ty mẹ của Shopee lần đầu công bố lợi nhuận. Truy cập

14. Tạp chí điện tử Đầu tư tài chính, 2022, Vì sao ‘gã khổng lồ’ Shopee ngập ngụa trong
thua lỗ. Truy cập

38
39

You might also like