You are on page 1of 14

PHẦN WORD

II. Đồ trang sức thời kì đồ đồng:

1. Văn hóa Phùng Nguyên:


- Niên đại: 4000-3500 cách ngày nay
- Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên ( xã Kinh Kệ, Lâm Thao, Phú Thọ ) được phát hiện
và khai quật năm 1959
- Các loại đá hạt mịn, có độ cứng cao được sử dụng chế tác các công cụ chặt, mũi
khoan, các loại đá có hạt thô, mềm được sử dụng làm bàn mài, các loại đá có màu sắc
được sử dụng chế tác đồ trang sức. Đặc biệt ở một số nơi loại đá ngọc Nephrite cũng
được sử dụng làm đồ trang sức và công cụ sản xuất.
- Kĩ thuật chế tác đồ đá trong văn hóa Phùng Nguyên đã đạt đến trình độ hoàn thiện nhờ
sự hỗ trợ của đồ đồng. Các kĩ thuật chủ yếu của quy trình chế tác đồ đá như: mài, cưa,
khoan tiện đều đạt đến đỉnh cao. Sự hoàn thiện kĩ thuật chế tác đá cho phép người
Phùng Nguyên chuyên môn hóa các loại công cụ bằng đá và chế tác nhiều loại đồ
trang sức tinh vi, đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ.
- Đồ trang sức đã có mặt, phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Đồ trang sức đá gồm
các loại vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi hình ống, vật đeo hình đuôi cá. Các loại vật
dụng trên đây đều được chế tác từ các loại đá có màu sắc đẹp, kĩ thuật chế tác tinh vi,
khéo léo.
- Vòng tay đá: trong văn hóa Phùng Nguyên với nhiều kiểu: đường kính trung bình từ
6-8cm, mặt cắt ngang hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông, hình bán
nguyệt đặc biệt hơn cả là loại vòng có mặt cắt hình chữ nhật bên ngoài có gờ nối. Đẹp
nhất là loại có mặt cắt hình chữ T. Loại vòng có số lượng không nhiều nhưng được
xem là loại đồ trang sức đặc trưng.
Vòng đá
- Khuyên tai, nhẫn: phổ biến là các loại khuyên tai có mặt cắt hình vuông, hình chữ
nhật, hình bán nguyệt. Nhiều tiêu bản nhẫn được chế tác từ các loại đá đen sẫm, bóng
và cúng như sừng. Đáng chú ý là giai đoạn muộn đã xuất hiện các loại khuyên tai có
mấu ( Tràng Kênh, Nghĩa Lập, Lũng Hòa ).
- Khuyên tai đá văn hóa Phùng Nguyên là khởi hình cho các loại khuyên tai trong các
văn hóa muộn hơn Phùng Nguyên ở Việt Nam và khu vực.
- Hạt chuỗi hình ống cũng là đồ trang sức trong văn hóa Phùng Nguyên. Ở nhiều hạt,
đường ren nằm trên thân và lỗ khoan nhỏ chỉ 0,2 cm cho thấy kĩ thuật khoan lỗ và kĩ
thuật tiện đã đạt đến đỉnh cao. Phổ biến loại hạt chuỗi hình trụ, có khoan lỗ, đường
kính từ 0,6-0,7 cm, ngoài ra còn có các loại hạt chuỗi hình tang trống, loại hạt chuỗi
hình trụ có gờ nổi bên ngoài.
Hạt chuỗi
- Kỹ thuật khoan lỗ, kỹ thuật tiện đá của người Phùng Nguyên thể hiện rõ nét qua việc
chế tác các loại hạt chuỗi làm đồ trang sức
- Ngoài các loại vòng tay, khuyên tai đá, hạt chuỗi được chế tác cầu kỳ ra, trong di tích
văn hóa Phùng Nguyên còn phát hiện được một số đồ trang sức khác như: vật đeo hình
đầu thú, hình đuôi cá được làm bằng chế tác đồ trang sức, được một số nhà nghiên cứu
cho rằng có liên quan đến tín ngưỡng. Những người khác lại coi là đồ trang sức đơn
thuần.

+ Trang sức hình đuôi cá là một mảnh đá mỏng màu xanh, gần hình chữ nhật, một đầu
mài lõm vào, một đầu mài lõm tạo hình đuôi cá. Kích thước của trang sức này là: dài
5,5cm, rộng 2,2cm và 2,7 cm, dày 4cm. Rãnh mài ở cả 2 mặt, rộng 5cm, sâu 1,5cm.

- Đối với cư dân Phùng Nguyên, việc sử dụng đồ trang sức bằng đá là một nhu cầu.
Việc tồn tại công xưởng chế tác đã cho thấy nhu cầu đi kèm với trình độ cao.
2. Văn hóa Đồng Đậu:
- Văn hóa Đồng Đậu được gọi theo tên di chỉ Đồng Đậu ( xã Minh Tân, Yên Lạc, Vĩnh
Phúc ). Di tích được phát hiện năm 1961, được khai quật nhiều lần với tổng diện tích
500m2. Văn hóa Đồng Đậu được xác lập và là nền văn hóa thuộc trung kỳ thời đại
đồng thau.
- Niên đại 3500 – 3000 năm BP
- Chất liệu: được làm bằng đá. Tiêu biểu là đá nephrite với nhiều màu sắc khác nhau.
- Loại hình: vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi hình gối quạ. Ngoài ra còn có đồ trang sức
hình trụ tròn hay mỏng dẹt, có khắc hoặc có lỗ để đeo
- Các loại vòng tay đá các kiểu: mặt cắt hình chữ nhật, hình tam giác, chữ T vẫn được
duy trì. Tuy nhiên, loại vòng tay đá có tiết diện mặt cắt hình chữ D rất thịnh hành.
Vòng tay hình chữ T
- Khuyên tai: loại hoa tai bốn mấu được phát triển theo hướng hoa tròn với núm nhỏ,
loại hình này được hoàn thiện từ hoa tai bốn mấu Phùng Nguyên, những mấu này
trong văn hóa Đồng Đậu được sửa lại ở các cạnh góc từ vuông đến gần tròn rồi tròn
đều, bốn cạnh bên được mài thành hình cung. Bốn mấu của khuyên tai được thể hiện
một cách rõ ràng, lồi hẳn ra ngoài thân.
- Hạt chuỗi hình gối quạ khá độc đáo trong văn hóa Đồng Đậu. Hạt chuỗi này là một
loại khuyên tai, thân mài tròn, hai đầu loe ra, phía mũi tạo gờ nhỏ, khoan lỗ giữa thân,
dọc thân có rãnh nhỏ tạo thành khe nhỏ thông với lỗ khoan để kẹp vào tai. Chất liệu
bằng đá ngọc nephrit có màu sắc đẹp. Loại hạt chuỗi hình gối quạ chỉ xuất hiện trong
văn hóa Đồng Đậu, chưa thấy xuất hiện trong văn hóa trước và sau

Khuyên tai hình gối quạ - đá ngọc

- Kỹ thuật chế tác: Cưa, khoan, mài


3. Văn hóa Gò Mun
- Niên đại: 3000 – 2500 cách ngày nay
- Dấu vết đầu tiên của văn hóa Gò Mun được biết đến vào năm 1961. Tháng 3,4 năm
1961 di chỉ Gò Mun, lúc đầu gọi là Việt Tiến ( xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ ) được
phát hiện và khai quật 400 m2.
- Chất liệu: đá với các loại đá có màu sắc đẹp ( xanh nhạt, vàng nhạt, trắng đục )
- Đồ trang sức bằng đá bao gồm các loại vòng tay, khuyên tai, khánh đeo cổ, hạt chuỗi
và đồ trang sức hình đầu trâu
- Kỹ thuật chế tác: chúng ta thường thấy chủ nhân Gò Mun áp dụng kỹ thuật cưa,
khoan, mài. Mặc dù đồ đồng phát triển, đa dạng trong văn hóa Gò Mun nhưng đồ
trang sức bằng đồng rất ít, rất khiêm tốn.
- Vòng tay được chế tác từ các loại đá hạt mịn, có màu sắc đẹp. Chủ yếu là các loại đá:
Nephri, quazi. Phổ biến là các loại vòng có tiết diện mặt cắt hình chữ T, hình vuông,
hình chữ nhật, hình tam giác, loại vòng có gờ nổi phía ngoài. Loại vòng này là cơ sở
để người Đông Sơn tạo ra loại vòng đồng có gờ nổi tương tự
- Loại vòng có mặt cắt hình chữ T phổ biến trong văn hóa Gò Mun. Loại vòng mới là
vòng có mặt cắt hình chữ U, bản vòng rộng có gờ nổi. Các kiểu vòng tay này có đặc
trưng cơ bản rộng, hẹp khác nhau. Đường kính trong vòng cũng giống nhau vì có loại
dùng chung cho người lớn, có loại dùng cho trẻ con.

Vòng tay

+ Những kiểu vòng tay văn hóa Gò Mun vẫn giữ truyền thống của các văn hóa trước
đó. Song đến thời kì này phổ biến hơn, có tính chất đặc trưng hơn là loại vòng tay mặt
cắt hình thang, chữ T. Xuất hiện mới loại mặt cắt chữ U, bản rộng có gờ ngoài.
- Khuyên tai là một trong những đồ trang sức phổ biến trong văn hóa Gò Mun. Đặc
trưng đó không chỉ về số lượng, loại hình phong phú mà còn được thể hiện ở việc lựa
chọn nguyên liệu. Hầu hết khuyên tai Gò Mun được chế tạo bằng các loại đá xanh
nhạt, thỉnh thoảng có chiếc màu vàng nhạt hoặc trắng đục
- Khuyên tai bằng đá có 3 loại:

+ Loại 1: Phổ biến nhất, gồm các dạng mặt cắt hình thang dẹt tạo thành như những bậc
thềm, hình thang cân, hình thoi hay hình chữ D mỏng dẹt. Có một loại mặt phẳng, mặt
kia lồi, gần rìa ngoài tiện thành nhiều nấc, mỏng dần mép ngoài của khuyên. Bề rộng
của khuyên không bằng nhau, một nửa gần khe hở thì hẹp, nửa kia rộng hơn. Loại này
đường kính từ 2 đến 3 cm. Có loại kích thước tương đối lớn, đường kính khoảng từ 3
đến 4 cm, một mặt phẳng, một mặt cong nhưng lại hơi vát ở rìa phía trong.

+ Loại 2: là loại khuyên tai có mấu. Về cấu tạo hình dáng, khuyên loại này cũng mỏng
dẹt. Có chiếc rìa ngoài tạo thành đường rảnh chạy tới rìa mép, có xẻ rảnh ngang, thuộc
loại bản rộng, đường kình vòng ngoài 4,2 cm; đường kính vòng trong 1,6 cm; trung
bình 1,4 cm. Song đặc biệt ở bốn gốc có bốn mấu nhô ra khỏi thân. Trên mỗi mấu đều
được xẻ thành những khía nhỏ. Có mấu được xẻ hai rảnh, có mấu xẻ ba rảnh. Loại
khuyên tai này không phổ biến trong các di tích Gò Mun, chúng chỉ xuất hiện ở một số
địa điểm: Vinh Quang, Hoàng Ngô, Gò Chiền

+ Loại 3: Khuyên tai hình gối. Văn hóa Gò Mun còn thấy loại khuyên tai có xẻ rảnh
hình khối dài. Hai đầu to, giữa mài võng xuống. Có người gọi là hạt chuỗi hình gối vì
nó giống loại gối mà dân gian thường gọi là gối quạ. Đây là loại khuyên tai khá độc
đáo, màu xanh vân trắng, bóng đẹp. Ở văn hóa Đồng Đậu đã xuất hiện, song trước đó
không thấy và sau đó văn hóa Gò Mun cũng không tồn tại. Loại di vật này rất ít thấy
trong các di chỉ Gò Mun.

Vậy gối quạ là gì:

- Hạt chuỗi: hình khối trụ, nhỏ, dài có khoan lỗ dọc ống chuỗi. Loại di vật này làm khá
công phu. Người ta dùng thỏi đá mài tròn và mài vát hai đầu. Sau đó khoan thủng dọc
thân, không xẻ rảnh. Loại hạt chuỗi này chỉ có thể dùng xâu dây đeo. Đá đen thường
được sử dụng chế tác loại di vật này. Dài khoảng 3 cm, đường kính 1 cm. Loại hạt
chuỗi này rất ít gặp ở văn hóa Gò Mun.
- Đồ trang sức hình đầu trâu:
+ Trong số đồ trang sức bằng đá phải kể đến một vật hình đầu trâu tuyệt đẹp và độc đáo,
tìm thấy ở di chỉ Đình Tràng ( Hà Nội ). Đây cũng là lần đầu tiên trong các di tích thời
đại đồng thau Việt Nam phát hiện được đồ trang sức bằng đá hình đầu trâu.

+ Hiện vật mang kí hiệu 71 ĐT 121 ở độ sâu 0,64 m, tọa độ AD 76* CD 54 hố do


trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khai quật tại di chỉ Đình Tràng phát hiện được. hiện
vật được chế tác từ loại đá nephrite màu trắng ngả xanh. Toàn bộ các bộ phận đều
được trau chuốt và mãi nhẵn. Hiện vật này có 2 bộ phận chính: đôi sừng đối xứng
nhau qua sọ mặt. “ Sừng trâu” có tiết diện tròn dẹt, uốn cong và vuốt nhọn một đầu.
Khoảng cách mũi nhọn 2 đầu sừng là 2 cm. Bộ phận mặt có chiều dài 16cm, tiết diện
ngang hình “chuôi vồ”. Phần trên của mặt trang trí hai đường nổi đậm, vắt chéo nhau,
tượng trưng cho 2 mắt. Phần dưới có gờ giữa nổi cao dọc theo chiều dài mặt, ở khoảng
giữa có lỗ xuyên qua có thể xâu dây đeo.

+ Những nét trổ trên “ đầu trâu” mang tính cách điệu, song hiện thực vẫn là đôi sừng.
Chính đôi sừng đó là cơ sở duy nhất để định tên gọi cho hiện vật

+ Chế tác được loại di vật này, ngoài việc nắm vững kỹ thuật cưa, khoan mài, điều quan
trọng hơn là người nghệ sĩ còn phải có vốn sống, quan sát thực tế sinh động, tiếp xúc
với con vật có hình dáng trên kết hợp với tư duy trừu tượng và ốc thẩm mỹ cao mới có
thể có những sản phẩm độc đáo như vậy

- Khánh đá:

+ Ở di chỉ Gò Chiền khai quật năm 1972 đã tìm thấy một vật có hình dạng như chiếc
khánh làm bằng đá màu trắng ở độ sâu 0,60 m. Phiến đá được mài nhẵn bóng hai mặt,
sứt một đầu. Một rìa cạnh mài cong, rìa bên kia mài thành những rảnh uốn lượn. Trên
thân có lỗ thủng qua, có lẽ để xâu dây đeo. Hai lỗ gần nhau nằm ở hai phía đầu của di
vật. Có thể coi đây như chiếc “bùa” dùng đeo cho trẻ em. Dài 3,3 cm; rộng 1,5 cm.
Đây cũng là di vật độc đáo, lần đầu tiên tìm thấy trong các di tích Gò Mun.

- Tổng quát về kỹ thuật chế tác đá và sử dụng những công cụ sản xuất đá, những đặc
trưng cơ bản:

+ Người Gò Mun đã sử dụng thành thạo kĩ thuật cưa, mài để chế tác. Với kĩ thuật cưa,
người ta có thể tạo ra một loạt những phác vật rìu, sau đó dùng kĩ thuật mài phá, mài
bóng, mài lưỡi bằng những bàn mài khác nhau để hoàn chỉnh những chiếc rìu đó.
Hoặc trên cơ sở những phác vật vòng được cắt ra từ những phiến đá lớn, người ta đã
mài tròn góc cạnh và sau đó dùng kỹ thuật khoan tách lõi hoặc khoan lỗ để tạo ra
những vòng tay, khuyên tai hay hạt chuỗi.

+ Căn cứ vào những lỗ khoan trên rìu đá ở di chỉ Gò Mun vòng tay, khuyên tai các loại
và hạt chuỗi, chúng ta có thể biết được người Gò Mun đã sử dụng ít nhất 2 cách khoan
và kỹ thuật tiện. Đó là cách dùng ống rỗng xoay tròn để lấy lõi hình chóp nón hoặc
cũng có thể người ta dùng cách khoan tách lõi bằng đầu mũi khoan nhọn. Do đó đã tạo
được lõi của những chiếc vòng tay đá cỡ lớn hay khuyên đá các loại, hạt chuỗi hình
trụ

+ Kỹ thuật này còn được dùng để trang trí những đường nấc bậc thang nhỏ trên một mặt
của những chiếc khuyên từ rìa ngoài vào trong. Khuyên tai hình gối quạ cũng đã sử
dụng cách khoan trên ở trình độ khá cao. Mỗi loại công cụ và đồ dùng được sử dụng
với những mục đích, chức năng khác nhau.

+ Đồ trang sức là vật trang trí cho con người tăng thêm vẻ đẹp. Song với người xưa có
thể nó còn ý nghĩa như một thứ bùa trừ ma quỷ. Cách sử dụng của loại di vật này dùng
đeo vào tay, vào cổ dưới hình thức này hay hình thức khác, trực tiếp hay gián tiếp.

4. Nhận xét
- Nhìn chung, trang sức thời kì đồ đồng ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú về số
lượng, kiểu dáng và được chế tác công phu.
- Trang sức bằng đá thời kì này được sử dụng phổ biến ở các nền văn hóa đầu và giảm
dần vào các nền văn hóa sau
- Trang sức thời kì này đã có sự kế thừa và phát huy đồ trang sức thời kì trước
Tài liệu tham khảo:
1. Sách các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam, TS Phạm Văn Đấu, Phạm Võ
Thanh Hà, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 2010.
2. Văn hóa Gò Mun, Hà Văn Phùng, Nxb khoa học xã hội Hà Nội, 1996.

PHẦN PP:

1. Văn hóa Phùng Nguyên:


- Niên đại: 4000 – 3500 BP
- Năm phát hiện: 1959
- Chất liệu: đá, các loại đá có màu sắc được sử dụng chế tác đồ trang sức. Đặc biệt ở
một số nơi loại đá ngọc Nephrite cũng được sử dụng làm đồ trang sức và công cụ sản
xuất.
- Loại hình: vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi hình ống, vật đeo hình đuôi cá
- Vòng đá:

Vòng đá
- Khuyên tai, nhẫn: phổ biến là các loại khuyên tai có mặt cắt hình vuông, hình chữ
nhật, hình bán nguyệt. Nhiều tiêu bản nhẫn được chế tác từ các loại đá đen sẫm, bóng
và cứng như sừng.
- - Hạt chuỗi hình ống:

Hạt chuỗi
- Vật đeo hình đầu thú, hình đuôi cá được làm bằng chế tác đồ trang sức, được một số
nhà nghiên cứu cho rằng có liên quan đến tín ngưỡng.
- Trang sức hình đuôi cá là một mảnh đá mỏng màu xanh, gần hình chữ nhật, một đầu
mài lõm vào, một đầu mài lõm tạo hình đuôi cá. Kích thước của trang sức này là: dài
5,5cm, rộng 2,2cm và 2,7 cm, dày 4cm. Rãnh mài ở cả 2 mặt, rộng 5cm, sâu 1,5cm.
- Kỹ thuật chế tác: Khoan, mài tách lõi và tiện
2. Văn hóa Đồng Đậu
- Niên đại: 3500 – 3000 BP
- Năm phát hiện: 1961
- Chất liệu: được làm bằng đá. Tiêu biểu là đá nephrite với nhiều màu sắc khác nhau.
- Loại hình: vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi hình gối quạ. Ngoài ra còn có đồ trang sức
hình trụ tròn hay mỏng dẹt, có khắc hoặc có lỗ để đeo
- Các loại vòng tay đá các kiểu: mặt cắt hình chữ nhật, hình tam giác, chữ T vẫn được
duy trì. Tuy nhiên, loại vòng tay đá có tiết diện mặt cắt hình chữ D rất thịnh hành.

Vòng tay hình chữ T


- Khuyên tai: loại hoa tai bốn mấu được phát triển theo hướng hoa tròn với núm nhỏ,
loại hình này được hoàn thiện từ hoa tai bốn mấu Phùng Nguyên, những mấu này
trong văn hóa Đồng Đậu được sửa lại ở các cạnh góc từ vuông đến gần tròn rồi tròn
đều, bốn cạnh bên được mài thành hình cung. Bốn mấu của khuyên tai được thể hiện
một cách rõ ràng, lồi hẳn ra ngoài thân.
- Hạt chuỗi hình gối quạ:
Khuyên tai hình gối quạ - đá ngọc
- Kỹ thuật chế tác: Cưa, khoan, mài
3. Văn hóa Gò Mun:
- Niên đại: 3000 – 2500 BP
- Năm phát hiện: 1961
- Chất liệu: đá với các loại đá có màu sắc đẹp ( xanh nhạt, vàng nhạt, trắng đục )
- Loại hình: vòng tay, khuyên tai, khánh đeo cổ, hạt chuỗi và đồ trang sức hình đầu trâu
- Kỹ thuật chế tác: cưa, khoan, mài
- Vòng tay:

Vòng tay

- Khuyên tai bằng đá có 3 loại:


+ Loại 1: Phổ biến nhất, gồm các dạng mặt cắt hình thang dẹt tạo thành như những bậc
thềm, hình thang cân, hình thoi hay hình chữ D mỏng dẹt

+ Loại 2: là loại khuyên tai có mấu. Loại khuyên tai này không phổ biến trong các di
tích Gò Mun, chúng chỉ xuất hiện ở một số địa điểm: Vinh Quang, Hoàng Ngô, Gò
Chiền

+ Loại 3: Khuyên tai hình gối. Văn hóa Gò Mun còn thấy loại khuyên tai có xẻ rảnh
hình khối dài. Hai đầu to, giữa mài võng xuống. Có người gọi là hạt chuỗi hình gối vì
nó giống loại gối mà dân gian thường gọi là gối quạ. Đây là loại khuyên tai khá độc
đáo, màu xanh vân trắng, bóng đẹp.

- Hạt chuỗi: hình khối trụ, nhỏ, dài có khoan lỗ dọc ống chuỗi. Loại di vật này làm khá
công phu. Người ta dùng thỏi đá mài tròn và mài vát hai đầu. Sau đó khoan thủng dọc
thân, không xẻ rảnh. Loại hạt chuỗi này chỉ có thể dùng xâu dây đeo. Đá đen thường
được sử dụng chế tác loại di vật này. Dài khoảng 3 cm, đường kính 1 cm. Loại hạt
chuỗi này rất ít gặp ở văn hóa Gò Mun.

Hạt chuỗi

- Đồ trang sức hình đầu trâu:


+ Những nét trổ trên “ đầu trâu” mang tính cách điệu, song hiện thực vẫn là đôi sừng.
Chính đôi sừng đó là cơ sở duy nhất để định tên gọi cho hiện vật

+ Chế tác được loại di vật này ,ngoài việc nắm vững kỹ thuật cưa, khoan mài, điều quan
trọng hơn là người nghệ sĩ còn phải có vốn sống, quan sát thực tế sinh động, tiếp xúc
với con vật có hình dáng trên kết hợp với tư duy trừu tượng và ốc thẩm mỹ cao mới có
thể có những sản phẩm độc đáo như vậy

- Khánh đá:

+ Ở di chỉ Gò Chiền khai quật năm 1972 đã tìm thấy một vật có hình dạng như chiếc
khánh làm bằng đá màu trắng ở độ sâu 0,60 m.

- Tổng quát về kỹ thuật chế tác đá và sử dụng những công cụ sản xuất đá, những đặc
trưng cơ bản:

+ Căn cứ vào những lỗ khoan trên rìu đá ở di chỉ Gò Mun vòng tay, khuyên tai các loại
và hạt chuỗi, chúng ta có thể biết được người Gò Mun đã sử dụng ít nhất 2 cách khoan
và kỹ thuật tiện. Đó là cách dùng ống rỗng xoay tròn để lấy lõi hình chóp nón hoặc
cũng có thể người ta dùng cách khoan tách lõi bằng đầu mũi khoan nhọn. Do đó đã tạo
được lõi của những chiếc vòng tay đá cỡ lớn hay khuyên đá các loại, hạt chuỗi hình
trụ

+ Kỹ thuật này còn được dùng để trang trí những đường nấc bậc thang nhỏ trên một mặt
của những chiếc khuyên từ rìa ngoài vào trong. Khuyên tai hình gối quạ cũng đã sử
dụng cách khoan trên ở trình độ khá cao. Mỗi loại công cụ và đồ dùng được sử dụng
với những mục đích, chức năng khác nhau.

+ Đồ trang sức là vật trang trí cho con người tăng thêm vẻ đẹp. Song với người xưa có
thể nó còn ý nghĩa như một thứ bùa trừ ma quỷ. Cách sử dụng của loại di vật này dùng
đeo vào tay, vào cổ dưới hình thức này hay hình thức khác, trực tiếp hay gián tiếp.

4. Nhận xét
- Nhìn chung, trang sức thời kì đồ đồng ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú về số
lượng, kiểu dáng và được chế tác công phu.
- Trang sức bằng đá thời kì này được sử dụng phổ biến ở các nền văn hóa đầu và giảm
dần vào các nền văn hóa sau
- Trang sức thời kì này đã có sự kế thừa và phát huy đồ trang sức thời kì trước

You might also like