You are on page 1of 9

Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu

tham khảo
TRUNG TÂM BD KIẾN THỨC Học, học nữa học mãi

OTHK.VN

Bộ Môn : Kinh Tế Vi Mô

Website : http://othk.vn Chương 1: Tổng quan về kinh tế học

Ths Nguyễn Ngọc Huy - 0931731806

I. Giới thiệu tổng quan về kinh tế học


1. Các khái niệm cơ bản về kinh tế học.

Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong suốt thế
kỷ qua. Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên rất nhiều.
Có nhiều quốc gia đã trở nên giàu có, trong khi còn nhiều quốc gia khác lại rất nghèo.
Nhưng một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiếm
(Scarcity). Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn
tất cả mọi nhu cầu của con người, do đó trong mọi hoàn cảnh xã hội luôn đối mặt với
sự lựa chọn (Choice). Kinh tế học (Economics) giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết
vấn đề khan hiếm đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau.

Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận hành của
nền kinh tế nói chung và cách ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói
riêng.

Như vậy có thể thấy rằng đối tượng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học là nền
kinh tế. Chúng ta hãy xem xét khái niệm này.

Nền kinh tế (Economy) là một cơ chế (Mechanism) phân bổ các nguồn lực khan
hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản là:
sản xuất cái gì?; sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào?

Để hiểu được cơ chế hoạt động của nền kinh tế chúng ta sẽ trừu tượng hóa thực
tế và xây dựng một mô hình đơn giản hóa về nền kinh tế. Nền kinh tế bao gồm các bộ
phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Nền kinh tế có hai bộ phận cơ
bản là: người ra quyết định và cơ chế phối hợp.

Người ra quyết định: là bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra quyết định lựa chọn gồm
có: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.

1
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo

Hộ gia đình (Household): là một đơn vị ra quyết định, tùy thuộc vào thị trường
mà các hộ gia đình đóng các vai trò khác nhau. Trong thị trường sản phẩm, hộ gia đình
là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hóa hoặc dịch vụ
mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả. Trong thị
trường các yếu tố, hộ gia đình là người chủ của các nguồn lực. Họ quyết định cung cấp
bao nhiêu các nguồn lực đó cho các doanh nghiệp. Có ba nguồn lực cơ bản là lao động,
vốn và đất đai.

Doanh nghiệp (Firm) là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và kết hợp
các yếu tố đó để sản xuất và bán các loại hàng hóa và dịch vụ ra thị trường.

Chính phủ (Government) tham gia vào nền kinh tế với tư cách là nhà cung cấp
các hàng hóa và dịch vụ và điều tiết phân phối lại thu nhập. Thông thường, các chính
phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở, quốc phòng…, giới hạn sự lựa chọn
của người tiêu dùng, và điều tiết sản xuất và phân phối lại thu nhập.

Cơ chế phối hợp: là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với
nhau. Có ba loại cơ chế kinh tế cơ bản là: Cơ chế mệnh lệnh, cơ chế thị trường, cơ chế
hỗn hợp.

- Trong cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kế hoạch hóa tập trung hoặc cơ chế chỉ huy)
thì ba vấn đề kinh tế cơ bản đều do Nhà nước quyết định.
- Trong cơ chế thị trường, các vấn đề cơ bản do thị trường (cung – cầu) quyết
định.
- Trong cơ chế hỗn hợp, cả chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các
vấn đề kinh tế cơ bản.Hiện nay các nước đều áp dụng cơ chế hỗn hợp để giải
quyết các vấn đề kinh tế cơ bản, tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề cơ bản
đó khác nhau ở các nước khác nhau.

Nguồn lực: Là những yếu t ố được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ mà
con người mong muốn, các nguồn lực chủ yếu bao gồm: Đất đai, Lao động, Vốn,
ngoài ra còn kể đến như trình độ nhân lực và tri thức công nghệ.

Thị trường: Là sự tương tác giữa người mua và người bán nhằm thực hiện sự
trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Trong đó giá hàng hóa được biểu thị bằng tiền của
giá trị hàng hóa, giá yếu tố là số tiền phải trả cho việc sử dụng nguồn lực tài
nguyên (giá của nguồn lực là giá yếu tố, giá đất đai là địa tô, giá lao động là tiền
lương, giá vốn là lãi suất)

2
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo

2. Các bộ phận của kinh tế học

Tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành 2
bộ phận là kinh tế học vi mô (Principle Microeconomic) và kinh tế học vĩ mô (Principle
Macroeconomic).

a. Kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của các thành
viên kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ). Ví dụ như người tiêu dùng sẽ sử
dụng thu nhập hữu hạn của mình như thế nào? Tại sao người này thích hàng hóa này
mà người kia thì không?. Hoặc doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để đạt
được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?. Nếu giá đầu vào tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải
làm gì? Chính phủ sẽ phân bổ ngân sách hữu hạn của mình cho các mục tiêu như giáo
dục, y tế như thế nào?

Như vậy, kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề sau:

- Mục tiêu của các thành viên kinh tế.


- Các giới hạn của các thành viên kinh tế.
- Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế.

Kinh tế học vi mô, với tư cách là một môn khoa học cơ sở, nghiên cứu bản chất
của các hiện tượng kinh tế, tính quy luật và xu hướng vận động của các hiện tượng và
quy luật kinh tế.

b. Kinh tế học vĩ mô.

Kinh tế học vĩ mô là bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề tổng thể của
nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, việc làm và thất nghiệp, cán cân
thương mại,… Kinh tế học vĩ mô tìm cách giải đáp các câu hỏi quan trọng như các yếu
tố nào quyết định và ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô trên, các biến số thay đổi theo
thời gian như thế nào và chính sách vĩ mô tác động thế nào đến các biến số.

Ví dụ 1: Hãy lựa chọn xem chủ đề sau thuộc kinh tế vi mô hay vĩ mô (tích vào cột
thích hợp)

STT Chủ đề Vi Vĩ
mô mô

3
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo
1 Ảnh hưởng của giá trần thuê nhà đến lượng cung căn hộ cho ⬜ ⬜
thuê

2 Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lạm phát ⬜ ⬜

3 Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng việc làm trong ⬜ ⬜
ngành thủ công truyền thống

4 Các yếu tố giải thích xu hướng chuộng xe máy của người Việt ⬜ ⬜
Nam

5 Việc giảm giá Note 9 ảnh hưởng thế nào đến doanh số của ⬜ ⬜
iPhone X

6 Tại sao kinh tế Mỹ lại tăng trưởng nhanh hơn kinh tế Nhật Bản ⬜ ⬜

7 Ảnh hưởng của việc tăng giá điện sản xuất đến hiệu quả hoạt ⬜ ⬜
động của các doanh nghiệp thủy sản

8 Tác động của việc tăng cung tiền đến lạm phát ⬜ ⬜

9 Ảnh hưởng của dịch cúm gà đến giá gà trên thị trường ⬜ ⬜

10 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại ⬜ ⬜


Việt Nam

II. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội và giống như tất cả các môn khoa học
khác, các nhà kinh tế học phải phân biệt hai câu hỏi : Là cái gì? Nên như thế nào?

Trả lời cho câu hỏi “là cái gì?”, “như thế nào?”, “tác động ra sao?” được coi là
kinh tế học thực chứng (Positive Economics) nghiên cứu thế giới thực tế khách quan
và tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tượng quan sát được. Kinh tế học thực
chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong nền kinh tế thực tế được phân bổ như thế
nào.

Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics) thì lại liên quan đến câu hỏi:
“Nên như thế nào?”, “cần phải làm thế nào”. Kinh tế học chuẩn tắc có yếu tố đánh giá

4
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo
chủ quan của các nhà kinh tế - phát biểu về cách các nguồn lực của nền kinh tế cần
phải phân bổ ra sao.

Nhiệm vụ của khoa học kinh tế là tìm ra được những tuyên bố thực chứng nhất
quán với những gì chúng ta quan sát được trong nền kinh tế, và nhiệm vụ này được tiến
hành qua các bước hay còn gọi là phương pháp mô hình hóa:

- Quan sát và đo lường

- Xây dựng mô hình

- Kiểm định mô hình

Trong đó, ở phần xây dựng mô hình kinh tế chính là một cách thức mô tả thực
tế đã được đơn giản hóa để hiểu và dự đoán được mối quan hệ giữa các biến số. Cách
thức mô tả xây dựng các mối quan hệ giữa các biến số có thể biểu đạt bằng lời, bảng
số liệu, đồ thị hay các phương trình toán học. Tuy nhiên thực tế các hoạt động kinh tế
thì rất phức tạp với những mối quan hệ tương tác giữa các thành viên kinh tế, giữa các
biến số kinh tế mà các nhà kinh tế không thể bao quát. Vì vậy, mô hình kinh tế đơn
giản hóa thực tế bằng cách mô tả một vài khía cạnh quan trọng nhất, loại bỏ những chi
tiết không quan trọng, không cần thiết cho mục đích nghiên cứu, các yếu tố này sẽ được
giả định là không thay đổi khi xây dựng mô hình. Đây được gọi là giả định Ceteris
Paribus (các yếu tố khác không đổi) được sử dụng rộng rãi trong mọi mô hình kinh tế.

Ở phần kiểm định mô hình, các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu và phân
tích để kiểm chứng giả thuyết. Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả
thuyết được công nhận, còn nếu ngược lại, giả thuyết bị bác bỏ. Trong trường hợp nếu
các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng
như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế. Một vài giả thuyết và
lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì được coi là qui luật kinh tế.

Ví dụ 2. Hãy lựa chọn xem các phát biểu sau là chuẩn tắc hay thực chứng (tích vào
cột thích hợp)

STT Chủ đề Thực Chuẩn


chứng tắc

1 Khi Chính phủ áp dụng giá trần, sẽ xảy ra tình trạng ⬜ ⬜


thiếu hụt hàng hóa

2 Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề quan trọng như ⬜ ⬜


nhau

5
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo
3 Chính phủ nên điều tiết các công ty độc quyền vì khách ⬜ ⬜
hàng sẽ phải trả giá cao hơn để mua được ít hàng hóa
hơn

4 Do hiện tượng ấm lên toàn cầu, Chính phủ cần đầu tư ⬜ ⬜


phát triển các nguồn năng lượng tái tạo

5 Các quốc gia đều ủng hộ điện mặt trời hơn điện gió do ⬜ ⬜
điện mặt trời dễ xã hội hóa trong sản xuất hơn điện gió

6 Trái đất đang bị nóng lên vì sự gia tăng của CO2 trong ⬜ ⬜
khí quyển

7 Giá xăng tăng dẫn đến mọi người đi Grab nhiều hơn ⬜ ⬜

8 Học phí 45000/tín chỉ là quá cao so với thu nhập của ⬜ ⬜
đại đa số gia đình sinh viên

9 Giảm phát còn nguy hiểm hơn lạm phát ⬜ ⬜

10 Mức tăng lương hiện nay là không đủ đáp ứng đúng ⬜ ⬜


mức sống của đại đa số hộ dân

III. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ.


1. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là giá trị, lợi ích hoặc lợi nhuận của phương án
tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn kinh tế. Chi phí cơ hội đóng vai trò là cơ
sở của sự lựa chọn.

Ví dụ 3: . Chi phí cơ hội của việc học đại học của bạn là gì?. Chi phí cơ hội của việc
bạn đến tham dự lớp ngày hôm nay là gì?
Bài làm:
Chi phí cơ hội (OC – Opportunity Cost): Là giá trị của cơ hội thay thế tốt nhất bị
bỏ qua khi tiến hành lựa chọn kinh tế. Mỗi cá nhân thì chi phí cơ hội là khác nhau vì
lợi ích nhận được từ sự lựa chọn là khác nhau.

Chi phí cơ hội của việc học đại học là giá trị thay thế tốt nhất cho thời gian và các
lợi ích khác mất đi khi học đại học có thể liệt kê ra như:

- Tiền lương khi đi làm việc

6
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo
- Thời gian khi không học đại học
- Nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc
- Người yêu hoặc bạn đời
- Các khoản chi phí tường minh phải bỏ ra trừ chi phí sinh hoạt
- .v..v..

Tuy nhiên chi phí cơ hội đối với một cá nhân chỉ là giá trị của cơ hội tốt nhất bị
bỏ qua nên đối với bản thân em; chi phí cơ hội của việc học đại học là:….

Chi phí cơ hội của việc đến tham dự lớp ngày hôm nay là giá trị thay thế tốt nhất
cho thời gian và các lợi ích khác mất đi khi đi đến lớp học có thể liệt kê ra như:

- Tiền lương khi đi làm thêm.


- Thời gian mất đi khi không đi học
- Lợi ích khi đi xem phim cùng người yêu
- Lợi ích khi đi chơi game cùng bạn bè
- Lợi ích khi đi học hoặc nghiên cứu các vấn đề khác
- Lợi ích khi bán hàng đa cấp..v…v..

Tuy nhiên chi phí cơ hội đối với một cá nhân chỉ là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua
nên đối với bản thân em; chi phí cơ hội của việc tham dự lớp ngày hôm nay là:…

Quy luật chi phí cơ hội tăng dần phát biểu rằng để thu thêm được số lượng hàng
hóa bằng nhau, xã hội ngày càng phải hi sinh nhiều hơn hàng hóa khác. Quy luật chi
phí cơ hội tăng dần thường được mô tả thông qua đường giới hạn năng lực sản xuất
(PPF - Production Possibility Frontier).

Đường PPF mô tả các mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được với các nguồn
lực hiện có trong điều kiện công nghệ nhất định.

Ví dụ 4: Một nền kinh tế giản đơn chỉ có hai nghành sản xuất là lương thực và quần
áo. Giả sử nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nguồn lực. Các khả năng có thể đạt được
của nền kinh tế thể hiện ở bảng sau:

Lương thực Quần áo


Phương án
(triệu tấn) (triệu bộ)
A 0 100
B 16 80
C 28 60
D 36 30

7
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo
E 40 0
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất.

b. Nhận xét về các phương án sau:

+ 16 triệu tấn lương thực và 30 triệu bộ quần áo.

+ 36 triệu tấn lương thực và 60 triệu bộ quần áo.

c. Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực và quần áo.
2. Quy luật khan hiếm và hiệu quả kinh tế.
Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thực tế là sự khan hiếm. Các quốc gia, các
doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất định. Trong kinh tế, các
nguồn lực đó được hiểu theo nghĩa chung nhất đó là lao động, đất đai và vốn. Việc sử
dụng các nguồn lực đó phải làm đạt được hiệu quả cao nhất để tránh các sự lãng phí và
tổn thất. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn. Nếu như đường
giới hạn khả năng sản xuất cho chúng ta biết các khả năng tối đa về mặt kỹ thuật (hiệu
quả kỹ thuật) thì hiệu quả kinh tế còn đòi hỏi các hàng hóa được sản xuất ra phải được
nền kinh tế ưa thích.
3. Phân tích cận biên – phương pháp lựa chọn tối ưu
Phân tích cận biên cấu thành cách tiếp cận phân tích của chúng ta với vấn đề lựa
chọn. Phương pháp này cho phép chúng ta hiểu được bản chất tối ưu của các quyết
định kinh tế. Khi đưa ra các quyết định kinh tế, các thành viên kinh tế theo đuổi các
mục tiêu kinh tế khác nhau. Cụ thể người tiêu dùng muốn tìm cách để tối đa hóa lợi
ích, doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận còn chính phủ muốn tối đa hóa phúc lợi
công cộng. Dù các mục tiêu có khác nhau song các thành viên kinh tế đều có chung
một giới hạn ràng buộc về ngân sách.
Phép phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các
thành viên kinh tế. Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến hai vấn đề cơ
bản là: chi phí và lợi ích của sự lựa chọn. Cả hai biến số này đều thay đổi khi các thành
viên kinh tế đưa ra các sự lựa chọn với quy mô khác nhau. Mọi thành viên kinh tế đều
mong muốn tối đa hóa lợi ích ròng (hiệu số giữa lợi ích và chi phí).
Lợi ích ròng (NB) = Tổng lợi ích (TB) – Tổng chi phí (TC)
Giả sử hàm tổng lợi ích là TB = f(Q), hàm tổng chi phí là TC = g(Q). Điều đó có
nghĩa rằng tổng lợi ích thu được cũng như tổng chi phí bỏ ra cho sự lựa chọn phụ
thuộc vào sản lượng (Q) hay chính là quy mô của sự lựa chọn.
Bằng phương pháp phân tích cận biên ta sẽ nghiên cứu thêm 2 biến nữa là chi phí
biên (Marginal Cost - MC) và lợi ích biên (Marginal Benefit - MB).
∆𝑇𝐵
- MB = = (𝑇𝐵)′𝑄 là phần tổng lợi ích tăng thêm khi tăng sản lượng thêm
∆𝑄
1 đợn vị.
8
Bài giảng được biên soạn bởi Ths Nguyễn Ngọc Huy dựa trên các tài liệu tham khảo
∆𝑇𝐶
- MC = = (𝑇𝐶)′𝑄 là phần tổng chi phí tăng thêm khi tăng sản lượng thêm
∆𝑄
1 đợn vị.

Như vậy, ta sẽ xác định được khi nào thì lợi ích ròng đạt giá trị tối đa. NBmax khi
và chỉ khi (NB)′𝑄 = 0 ↔ (𝑇𝐵)′𝑄 − (𝑇𝐶)′𝑄 = 0 ↔ 𝑀𝐵 − 𝑀𝐶 = 0 ↔ 𝑀𝐵 = 𝑀𝐶

Vậy lợi ích cực đại khi lợi ích biên bằng với chi phí biên.

Bản chất phương pháp phân tích cận biên được hiểu như sau:

- Nếu MB > MC thì mở rộng quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích ròng.
- Nếu MB = MC thì quy mô hoạt động là tối ưu, nên giữ nguyên quy mô hoạt
động ở hiện tại.
- Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích ròng.

Tóm lại, khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành viên kinh tế luôn
phải so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phần tăng thêm về chi phí nhằm mục
đích là xác định một mức sản lượng tối ưu.

Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân.


- Hướng dẫn học tập nguyên lý kinh tế vi mô, Đại học Kinh tế quốc dân.
- Principles Microeconomics, N. Gregory Mankiw, Đại học kinh tế TP
HCM
- Giáo trình kinh tế học quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
- Giáo trình kinh tế học, Học viện ngân hàng.

You might also like