You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA Y - DƯỢC
BỘ MÔN DƯỢC

MÔN
QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

GVGD: Trịnh Thị Thanh Lệ

ĐỐI TƯỢNG: Đại học dược


Chương trình

BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC


BÀI 2. KINH TẾ VĨ MÔ
BÀI 3. KINH TẾ VI MÔ
BÀI 4. CHÍNH SÁCH THUẾ
BÀI 5. HỢP ĐỒNG MUA BÁN THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
BÀI 6. CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ THUỐC
BÀI 7. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
BÀI 8. CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ THUỐC TẠI VIỆT NAM
BÀI 9. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÀI 10. KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG KINH DOANH DƯỢC
Bài 1.

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC


MỤC TIÊU

• Trình bày được khái niệm và cho ví dụ: kinh tế học,

1 kinh tế học thực chứng, kinh tế học chuẩn tắc.

• Trình bày được các vấn đề kinh tế cơ bản vận dụng

2 vào ngành dược.

• Phân tích được mười nguyên lý của kinh tế học.


3
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KINH TẾ HỌC

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng
như thế nào các nguồn lực khan hiếm để SX ra các hàng hóa dịch vụ
để phân phối chúng cho các thành viên trong XH.

KT học là 1 môn KH, NC cách thức XH giải quyết 3 vấn đề:


Khái niệm kinh sx cái gì,

tế học sản xuất như thế nào


và sản xuất cho ai? Theo David Begg.

Kinh tế học bắt nguồn từ sự khan hiếm các nguồn lực trong XH và nhu
cầu vô hạn của con người
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KINH TẾ HỌC

1.2. Phân loại kinh tế học


Tùy theo căn cứ phân loại, kinh tế học được chia thành các loại sau:

Dựa vào phạm vi • Kinh tế vĩ mô


nghiên cứu • Kinh tế vi mô

Dựa vào cách thức • Kinh tế học thực chứng


tiếp cận • Kinh tế học chuẩn tắc.
1.2. Phân loại kinh tế học

Dựa vào phạm vi


nghiên cứu

+ Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu những vấn đề tổng thể của nền kinh tế
(tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái...).

+ Kinh tế vi mô nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào kinh tế


(doanh nghiệp, hộ gia đình,...).
1.2. Phân loại kinh tế học

KT học thực chứng mô tả, phản ánh, phân tích những sự kiện,
những hiện tượng đã xảy ra trong nền KT, trả lời câu hỏi:

Là gì? Là bao nhiêu? Là như thế nào?


Ví dụ, hôm nay tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu? Mức thất nghiệp cao sẽ ảnh
hưởng đến lạm phát như thế nào?

Đó là những vấn đề chỉ có thể giải quyết được bằng cách đối chiếu với thực
tế - nó có thể là vấn đề dễ hoặc khó nhưng đều nằm trong lĩnh vực KT học
thực chứng.
Ví dụ: giá tiêu dùng tăng thì người bệnh sẽ cân nhắc hạn chế chi tiền cho các
thuốc hỗ trợ điều trị như các vitamin, thực phẩm chức năng…?
1.2. Phân loại kinh tế học

KT học chuẩn tắc


KT học chuẩn tắc liên quan đến đạo lý và đánh giá về giá trị.

Ví dụ, lạm phát cao đến mức nào thì có thể chấp nhận được?
Có nên dùng thuế để lấy của người giàu giúp người nghèo không?
Đó là những vấn đề liên quan đến những giá trị ăn sâu vào con người
hoặc những đánh giá về đạo lý

Những vấn đề này có thể được tranh luận nhưng không giải quyết
được bằng KH hay bằng cách dựa vào các sự kiện.
Đơn giản là không có câu trả lời đúng hay sai về lạm phát phải cao
bao nhiêu, nghèo đến mức nào là được.
1.2. Phân loại kinh tế học

Kinh tế học chuẩn tắc:


KT học chuẩn tắc (Normative Economics) liên quan đến việc đánh giá chủ quan
của các cá nhân.
Trên thực tế, các nhà KT thường không thống nhất quan điểm với nhau vì những khác
biệt trong đánh giá KH và giá trị.
Giải thích lý do các nhà KT uy tín đưa ra những lời khuyên ngược nhau về cùng
một vấn đề.
Sự bất đồng này rất đáng lưu ý, song sự thống nhất giữa các nhà KT thì có tầm
quan trọng đặc biệt.
Các nhà KT học thống nhất ý kiến về vấn đề thực chứng, thường không nhất trí về
vấn đề chuẩn tắc.
2. VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN

Để giải quyết mâu thuẫn giữa

Khả năng đáp ứng


Nhu cầu vô hạn
nhu cầu có giới
của con người
hạn của XH

Mỗi quốc gia cần có những quyết sách cơ bản để giải quyết

SX cái gì?

3 vấn đề cơ bản của


nền KT
SX như thế
nào? SX cho ai?
2. VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN

1. Sản xuất cái gì? làm rõ lý do lựa chọn :


- SX mặt hàng này mà không SX mặt hàng khác?
- số lượng SX là bao nhiêu là vừa đủ trong điều kiện nguồn lực có hạn?
Ví dụ, DN dược khi ra quyết định SX kháng sinh cefuroxim mà không SX
amoxicillin cần giải thích lý do lựa chọn, và đưa ra sản lượng SX cho thuốc đó.
2. Sản xuất như thế nào?
sử dụng nguồn lực khan hiếm để tạo ra nhiều SP nhất đảm bảo nhu cầu vô
hạn của con người, giảm giá thành SX tới mức thấp nhất có thể, tăng khả năng cạnh
tranh đã dẫn đến việc các DN sẽ lựa chọn và ưu tiên công nghệ.
Ví dụ, đối với DN dược, công nghệ bào chế hiện đại sẽ tăng năng suất, đảm bảo
chất lượng và giảm giá thuốc sẽ được các DN ưu tiên lựa chọn.
2. VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN

3. Sản xuất cho ai?


XH tiến hành phân phối các loại SP và dịch vụ mà họ SX cho
các hộ gia đình và DN sao cho đạt được mục tiêu nhất định.
Ví dụ, đối với ngành dược, thuốc được SX ra sẽ được phân
phối tới các cơ sở y tế , cơ sở bán lẻ tư nhân
2. VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN

Nguồn lực của nền KT:


hữu hình và vô hình
và chia làm 4 loại: Có

- Tài nguyên thiên nhiên:


- Lao động:
là tất cả những gì có sẵn trong nền
là phần đóng góp của con người cả về
KT như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,
thể lực lẫn trí lực trong quá trình SXKD
sông,…

- Tư bản:
- Tri thức:
là tất cả những SP lâu bền được nền
chính là KH và công nghệ, là khả năng
KT SX ra để phục vụ cho quá trình SX
áp dụng KH và công nghệ vào SX.
khác. Ví dụ như nhà máy, thiết bị....
2. VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN

Mỗi chế độ XH khác nhau giải quyết 3 vấn đề chung của nền KT theo cách
khác nhau.
Các loại cơ chế cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết các
vấn đề KT cơ bản:
Nền kinh tế tập quán truyền thống (các vấn đề được quyết định theo tập
quán truyền thống);
Nền kinh tế chỉ huy (các vấn đề do Nhà nước quyết định);
Nền kinh tế thị trường (các vấn đề do thị trường, cung cầu quyết định);
Nền kinh tế hỗn hợp (sự kết hợp đồng thời của cơ chế : thị trường và mệnh
lệnh).
2. VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN

Ngày nay thường sử dụng cơ chế hỗn hợp để điều hành hoạt động của nền kinh tế, thể chế
hỗn hợp giữa công cộng và tư nhân đều kiểm soát nền kinh tế.

- Thể chế công cộng kiểm soát bằng những mệnh


lệnh và những chính sách của CP nhằm hướng
nền KT phát triển theo mục tiêu đã định.

- Thể chế tư nhân kiểm soát thông qua bàn tay vô hình
của cơ chế thị trường.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

Để có được cái nhìn tổng quan về kinh tế học, chúng ta cùng tìm hiểu mười nguyên lý của kinh tế
học nhằm trả lời các câu hỏi:?;

con người ra quyết định như


• nguyên lý 1, 2, 3, 4
thế nào ?

Con người tương tác với


• nguyên lý 5, 6, 7
nhau như thế nào?

Nền KT với tư cách một tổng


• nguyên lý 8, 9,10
thể vận hành như thế nào?
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.1. Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi


Khi ra quyết định, con người buộc phải đánh đổi: mục tiêu này để đạt được mục tiêu khác.

Với XH luôn phải đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả

Hiệu quả là xã hội thu nhận kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình

Công bằng hàm ý lợi ích thu được từ các nguồn lực khan hiếm đó được phân phối công bằng
giữa các thành viên của XH

2 mục tiêu này thường xung đột nhau khi thiết kế các chính sách của Chính phủ.
Ví dụ : khi Chính phủ tái phân phối thu nhập từ người giàu sang người nghèo, nó làm giảm phần
thưởng trả cho sự cần cù, chăm chỉ và kết quả là mọi người làm việc ít hơn và sản xuất ra ít hàng hóa
và dịch vụ hơn.
Nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng, con người có thể ra quyết
định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang có.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.2. Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó
Con người buộc phải đánh đổi khi ra quyết định: phải so sánh chi phí và lợi ích giữa các sự lựa
chọn khác nhau
Khi xem xét CP, ngoài CP trực tiếp cần xem xét đến các CP khác,
Ví dụ đối với một sinh viên học đại học thì ngoài CP ăn, ở, học phí, sách vở, đi lại... thì SV cần
tính đến khoản tiền lương phải từ bỏ trong thời gian đi học đại học và có lẽ đó là khoản CP lớn nhất
cho việc học đại học của họ.
Bên cạnh đó cũng cần tính đến các CP cơ hội trong thời gian đi học:
Ví dụ như họ có thể kiếm được nhiều tiền nếu bỏ học để chơi thể thao nhà nghề, vì thế chi phí
cơ hội của việc ngồi ở giảng đường là rất cao.
Và sẽ không ngạc nhiên khi họ thường cho rằng lợi ích của việc học đại học không tương xứng với
chi phí bỏ ra, thực tế nhiều sinh viên tranh thủ thời gian đi học để tìm kiếm cơ hội việc làm để giảm
chi phí đi học.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.3. Nguyên lý 3: Con người suy nghĩ tại điểm cận biên
Để đưa ra một quyết định, con người cần so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận
biên.
Ví dụ:
Muốn ra quyết định cho việc có nên đi học thêm cao học không, cần biết lợi ích
tăng thêm nhờ học thêm một năm nữa (tiền lương cao hơn trong suốt cuộc đời,
niềm vui được chuyên tâm học hành) và biết chi phí tăng thêm mà bạn sẽ phải
chịu (học phí và tiền lương mất đi trong thời gian đi học).
Các cá nhân và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn nhờ cách suy nghĩ
ở điểm cận biên.
Người ta quyết định hành động chỉ khi lợi ích cận biên cao hơn chi phí cận biên.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.4. Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích
Vì con người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích, nên hành vi của họ có
thể thay đổi khi lợi ích hoặc chi phí thay đổi, có nghĩa là mọi người phản ứng với các
kích thích.
Ví dụ : Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, khách hàng của nhà thuốc tại cộng đồng sẽ hạn
chế sử dụng các loại thực phẩm chức năng, vitamin, họ chỉ ưu tiên sử dụng các thuốc
có tác dụng điều trị bệnh.
Vì tỷ trọng chi phí tiêu dùng so với tổng thu nhập của người dân tăng khiến họ phải
giảm chi cho tiền thuốc, khi đó thuốc có tác dụng hỗ trợ sẽ được xem xét cắt giảm
trước.
Các nhà hoạch định chính sách luôn phải quan tâm đến các kích thích, khi không
tính đến ảnh hưởng của các chính sách mà họ thực hiện đối với các kích thích, họ có
thể nhận được những kết quả không định trước.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.5. Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi
Thương mại giữa hai nước có thể làm cho cả hai bên cùng có lợi.
thông qua thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực
mà họ làm tốt nhất và thưởng thức nhiều hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn.
Ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, nhờ có việc chuyển hóa vào
những dạng bào chế, nhóm thuốc sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng
cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

sự phong phú của thị trường dược phẩm với giá thấp nhất làm giảm chi phí
điều trị.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.6. Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động KT
Hiện nay hầu hết các nước đang phát triển nền KTTT

Quyết định của các nhà làm


kế hoạch trung ương

Thay thế

Bằng quyết định của hàng triệu


doanh nghiệp và hộ gia đình.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.6. Nguyên lý 6: Thị trường thường là 1 phương thức tốt để tổ chức hoạt động KT

Các DN quyết định


thuê ai và sản xuất
cái gì
tương tác với nhau trên TT, giá cả và
lợi ích riêng định hướng cho các
quyết định của họ, được dẫn dắt bởi
một “bàn tay vô hình”
Các hộ GĐ quyết định (nhận định của nhà kinh tế Adam
làm việc cho DN nào, Smith)
mua cái gì bằng thu
nhập của mình
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.6. Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức

hoạt động kinh tế

Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động KT
Giá cả phản ánh giá trị của một hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã hội bỏ
ra để sản xuất ra hàng hóa đó.
Vì hộ gia đình và DN nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và bán cái
gì, nên vô tình họ tính đến các lợi ích và chi phí XH của các hành động của họ.
Như vậy giá cả hướng dẫn các cá nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều
trường hợp cho phép tối đa hóa lợi ích XH .
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.7. Nguyên lý 7: Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Cần có can thiệp Chính phủ vào nền kinh tế để thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng,
vì hầu hết các chính sách của CP đều hoặc nhằm vào mục tiêu làm cho chiếc bánh KT
lớn lên, hoặc làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó.
Một mục tiêu của nhiều chính sách công cộng
Ví dụ
- Thuế thu nhập và hệ thống phúc lợi xã hội là đạt được sự phân phối các phúc lợi
KT 1 cách công bằng hơn,
- Chính sách BHYT toàn dân nhằm đạt được công bằng trong CSSK và phân phối
các nguồn lực y tế, chi phí điều trị của người khỏe cho người ốm.
Một mục tiêu của việc nghiên cứu kinh tế học là đánh giá sự thích hợp của một
chính sách của Chính phủ.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.8. Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng
hóa và dịch vụ của nước đó
Sự chênh lệch về mức sống và sự khác biệt trong thu nhập bình quân được phản ánh
bằng các chỉ tiêu khác nhau về chất lượng cuộc sống.
Sự thay đổi mức sống theo thời gian cũng rất lớn, sự khác nhau về mức sống có
nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động của các quốc gia - tức số lượng
hàng hóa được làm ra trong một giờ lao động của một công nhân.
Những quốc gia mà người LĐSX được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong 1
đơn vị thời gian, hầu hết người dân được hưởng mức sống cao;
những quốc gia có năng suất kém hơn, hầu hết người dân phải chịu cuộc sống
đạm bạc.
Tương tự, tốc độ tăng năng suất của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập
bình quân của quốc gia đó.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.8. Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của nước đó
Mối liên quan giữa năng suất và mức sống khiến các nhà hoạch định chính sách phải xem
xét kỹ lưỡng sự tác động của chính sách đó như thế nào đến mức sống mà then chốt là sẽ tác
động như thế nào đến năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Để nâng cao mức sống thì các chính sách phải làm
tăng năng suất lao động bằng cách

đảm bảo chất lượng


nhân lực,

Có đủ công cụ để sản xuất


hàng hóa và dịch vụ

Được tiếp cận những công nghệ tốt


nhất hiện có
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.8. Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa
và dịch vụ của nước đó
Đối với mỗi ngành cụ thể, việc tăng cường đào tạo nhân lực, trang bị công nghệ hiện đại
sẽ tăng năng suất lao động, và nâng cao mức sống cho người lao động.

Ngành y tế luôn chú trọng

Đào tạo nhân lực chất lượng cao,

Tiếp cận KH công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu điều trị
ngày càng cao của người bệnh,

Qua đó nâng cao được mức sống cho CB y tế.


3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.9. Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi Chính phủ in quá nhiều tiền
Khi Chính phủ tạo ra một lượng tiền lớn, giá trị của tiền sẽ giảm. Sự gia tăng của lượng
tiền gây lạm phát trầm trọng hoặc kéo dài, và đó là nguyên nhân của lạm phát, tổng thống
Gerald Ford đã gọi lạm phát là “kẻ thù số một của công chúng”.
Lạm phát cao gây nhiều tổn thất cho XH , giữ lạm phát ở mức thấp là 1 mục tiêu của các
nhà hoạch định chính sách KT trên toàn TG.
Tại Việt Nam, giá cả thường tăng vào dịp Tết Nguyên đán tương ứng với 2 tháng đầu
năm, đó cũng là thời gian có lượng tiền lưu thông nhiều trên thị trường.
Ví dụ: trong hai tháng đầu năm 2018, lạm phát của Việt Nam đã tăng 1,24% so với cuối
năm 2017, và cũng cao hơn hẳn các nước trong khu vực.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng lạm phát như giá dầu thế giới, một số chính sách
hành chính như tăng giá điện, giá dịch vụ y tế...
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.10. Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
- Nguyên nhân của lạm phát có liên quan đến lượng tiền lưu thông trên TT, tuy nhiên nếu
cắt giảm lạm phát lại thường gây ra tình trạng gia tăng thất nghiệp tạm thời.
- Trong ngắn hạn các nhà chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp, vì tính cứng nhắc của giá cả trong ngắn hạn.
Ví dụ: khi CP cắt giảm lượng tiền để giảm lạm phát, nó sẽ giảm số tiền mà mọi người chi
tiêu.
- Khi giá cả ở mức cao thì mức chi tiêu sẽ giảm và làm giảm lượng hàng hóa và dịch vụ mà
DN bán ra.
Mức bán ra giảm buộc các DN phải sa thải công nhân, như vậy biện pháp cắt giảm lượng
tiền tạm thời làm tăng thất nghiệp cho đến khi giá cả hoàn toàn thích ứng với sự thay đổi.
3. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC

3.10. Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm
phát và thất nghiệp
Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ có tính tạm thời nhưng nó
có thể kéo dài trong một vài năm.
Các nhà chính sách có thể khai thác sự đánh đổi này bằng cách vận
dụng các công cụ chính sách khác nhau.
Thông qua việc thay đổi mức chi tiêu của CP, thuế và lượng tiền in ra,
trong ngắn hạn các nhà hoạch định chính sách có thể tác động vào hỗn hợp
giữa lạm phát và thất nghiệp mà nền KT phải đối mặt.
MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
1 Con người đối mặt với sự đánh đổi

Con người ra 2 Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó
quyết định như
3 Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
thế nào
4 Con người phản ứng với các kích thích

5 Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi


Con người tương
tác với nhau như 6 Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
thế nào
7 Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường

Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá và dịch
Nền KT với tư 8 vụ của nước đó
cách 1 tổng thể
vận hành như thế 9 Giá cả tăng khi Chính phủ in quá nhiều tiền
nào
10 Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
HẸN GẶP CÁC BẠN VÀO TIẾT SAU!

You might also like