You are on page 1of 3

Công thức đoạn văn

I, Đoạn văn tổng phân hợp


a, Yêu cầu: Cả mở và kết đoạn đều phải chứa yêu cầu của đề bài/ chủ đề của
đoạn văn
b, Công thức

 Đối với câu mở, em hãy sử dụng công thức: Trong văn bản X của tác giả Y,
ở (phạm vi mà đề bài yêu cầu phân tích nếu có) + yêu cầu của đề bài

=> Khi viết đầy đủ được các thông tin trên, em đã có thể giành trọn 0.5đ cho phần
mở đoạn.

 Đối với kết đoạn, em hãy khái quát lại phần **nội dung và nghệ thuật **mà
tác giả đã sử dụng trong văn bản ấy.

c, Ví dụ
Đề bài: Viết đoạn văn tổng phân hợp 10 - 12 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp
tâm hồn của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của
nhà văn Lê Minh Khuê.

 Câu mở đoạn: Đọc đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê
Minh Khuê, ta thấy vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật Phương Định đã được tác
giả miêu tả rất sâu sắc.
 Câu kết: Qua việc sử dụng ngôi kể hợp lí và nghệ thuật độc thoại nội tâm vô
cùng tinh tế, nhà văn Lê Minh Khuê đã thành công khắc họa vẻ hồn nhiên.
mơ mộng cùng tinh thần lạc quan đáng quý của nhân vật Phương Định.

II. Đoạn văn quy nạp


a, Yêu cầu: Câu** chủ đề ở kết đoạn**, mở đoạn không được nêu nội dung chủ đề
b, Công thức
Đoạn văn quy nạp có thể coi là kiểu đoạn dễ nhất. Các em có thể tham khảo tips
viết kiểu đoạn này sau đây nhé:
 Câu mở:
 Với thơ, em hãy viết: Trong bài thơ X, ở khổ Y, tác giả Z đã viết (+ trích
thơ)
 Với truyện hoặc đoạn thơ dài, hãy dẫn dắt vào đoạn bằng hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm.
 Câu kết em có thể sử dụng linh hoạt câu mở của đoạn tổng phân hợp nhé!

Lưu ý:

 Tuyệt đối không nêu bất kì nội dung gì ở câu mở đoạn quy nạp, hãy chọn
cách viết sáng rõ nhất để các thầy cô không mất thời gian suy xét và tránh
trường hợp mất điểm oan.

c, Ví dụ
Đề bài: Viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích cảm xúc và suy nghĩ của tác giả
trong khổ thơ thứ hai của tác phẩm “Viếng lăng Bác”

 Câu mở đoạn: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ở khổ thứ hai, tác giả Viễn
Phương đã viết: (trích thơ)
 Câu kết đoạn: Bằng giọng thơ tha thiết, thành kính và các hình ảnh ẩn dụ đặc
sắc, Viễn Phương đã không chỉ ca ngợi tầm vóc lớn lao của sự nghiệp cách
mạng của Bác mà đồng thời, tác giả còn bày tỏ lòng biết ơn trước những
cống hiến vĩ đại của Người.

III. Đoạn văn diễn dịch


a, Yêu cầu: Câu chủ đề ở mở đoạn, không nêu khái quát nội dung ở kết đoạn
b, Công thức

 Với câu mở, áp dụng công thức mở đoạn tổng phân hợp: Tác phẩm + tác giả
+ phạm vi + nội dung đề bài yêu cầu
 Với câu kết: Kết tại chi tiết phân tích cuối cùng, có thể dùng các cách sau
 Cách 1: Nêu ý nghĩa nội dung hoặc nghệ thuật của chi tiết đấy
 Cách 2: Dùng câu cảm thán để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về chi tiết
 Đặc biệt lưu ý khi kết đoạn diễn dịch, các em không được khái quát nội
dung hay nghệ thuật nhé!
c, Ví dụ
Đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích tình đồng chí, đồng đội và niềm
lạc quan, tin tưởng của người lính lái xe Trường Sơn trong bài thơ “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật.

 Câu mở đoạn: Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ở khổ
thứ năm và sáu, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa rất ấn tượng tình đồng
chí, đồng đội và niềm lạc quan, tin tưởng của người lính lái xe Trường Sơn
 Câu kết đoạn: Và phải chăng “bầu trời xanh” ấy cũng chính là bầu trời của
ước mơ hòa bình?

B. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Phần nghị luận xã hội khá dễ để lấy điểm ở câu mở và kết, song, chúng mình hãy
thật chú ý viết đầy đủ như yêu cầu để không đánh rơi điểm nhé!
a, Yêu cầu:

 Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận, có trích dẫn văn bản (câu nói, thơ,...)
của đề bài (nếu có)
 Kết đoạn: Chốt được vấn đề và kêu gọi hành động

b, Ví dụ
Đề bài: Từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải, em hãy viết đoạn
viết nghị luận không quá ½ trang giấy về tình cảm và trách nhiệm của mỗi mỗi
người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.

 Mở đoạn: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải không chỉ là một tác
phẩm giàu ý nghĩa mà còn nó đặt ra cho độc giả một câu hỏi về tình cảm và
trách nhiệm của mỗi mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện
nay.
 Kết đoạn: Chỉ khi mỗi người có ý thức làm nên “mùa xuân nho nhỏ” của
chính mình, thì ta mới có thể gây dựng nên “mùa xuân” của Tổ quốc, vì vậy,
“đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc
hôm nay”.

You might also like