You are on page 1of 16

TRƯỜNG TRUNG HỌC VINSCHOOL TIMES CITY

TỔ NGỮ VĂN

Tài liệu tham khảo:

KĨ NĂNG VIẾT VĂN


CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG ĐỀ
THƯỜNG GẶP

Hà Nội, 2022
I. KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
1. Thế nào là một đoạn văn?
Nội dung Hình thức Lưu ý
Tập trung xoay quanh 1 Bắt đầu bằng chữ cái viết - Tuyệt đối không xuống dòng,
vấn đề cơ bản. hoa lùi vào đầu dòng, kết lùi vào các câu ở giữa đoạn.
thúc bằng dấu chấm
- Dẫn thơ được lùi vào.
xuống dòng.
- Sau đoạn thơ dẫn, câu văn tiếp
theo viết sát ngoài lề, không lùi
vào.

2. Các kiểu đoạn văn: 4 kiểu đoạn thường gặp


Kiểu 1: Đoạn diễn dịch
- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Các câu còn lại triển khai ý ở câu chủ đề.
- Cụ thể:
Câu Lưu ý Đề bài: Nêu cảm nhận
của em về 2 khổ đầu bài
thơ “Sang thu” của Hữu
Thỉnh.
Câu mở đoạn Ví dụ:
● Nếu đề bài cho câu chủ đề, lấy
Giới thiệu tác giả, nguyên câu đó làm câu mở Hai khổ thơ đầu bài thơ
tác phẩm và khái đoạn. “Sang thu” của Hữu Thỉnh
quát ý chính của giúp người đọc cảm nhận
đoạn. ● Nếu đề không cho câu chủ đề rất rõ những tín hiệu
thì lấy ý chính của đoạn thơ, chuyển mùa trong khoảnh
đoạn văn, đặc điểm khái quát khắc sang thu.
của nhân vật làm câu mở đoạn.
Câu cuối đoạn Ví dụ:
●Tuyệt đối không dùng những từ
Kết thúc đoạn văn. mang tính khái quát: tóm lại, Hình ảnh cuối cùng của
quả thật, thật vậy… khổ thơ đã hoàn thiện thêm
bức tranh sang thu trong
khoảnh khắc giao mùa đầy
xúc cảm.
●Câu chốt đoạn: Không mang ý
khái quát nhưng phải diễn đạt
trọn ý, tránh để lửng câu, cụt
ý (Mẫu: Hình ảnh cuối cùng của
khổ thơ đã…; Nét đẹp cuối cùng
của nhân vật đã…; Nghệ thuật
đã khép lại…)

Kiểu 2: Đoạn quy nạp


- Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. Các câu còn lại làm rõ nét cho câu chủ đề.
- Cụ thể:
Câu Lưu ý Đề bài:

Nêu cảm nhận của em về khổ đầu bài


“Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Câu mở đoạn Có 2 cách vào đoạn: Ví dụ:

Không mang ý + Cách 1: phân tích Nhà thơ Hữu Thỉnh đã mở đầu khổ thơ
khái quát. ngay từ những dẫn thứ nhất bài “Sang thu” bằng từ
chứng đầu tiên: “bỗng” để diễn tả sự ngỡ ngàng trong
khoảnh khắc đầu tiên nhận ra hương ổi
- Nhà thơ… đã mở
- một tín hiệu vào mùa rất đỗi quen
đầu khổ thơ… trong
thuộc, bình dị mà xao xuyến lòng người.
bài thơ…bằng từ
ngữ… (phân tích)

- Từ ngữ…mở đầu
khổ thơ…trong bài
thơ…của…đã diễn
tả…(phân tích)

+ Cách 2: Nêu đặc


điểm thứ 1 của đoạn
thơ, văn, hoặc nhân
vật để phân tích.
Câu chốt đoạn - Nếu đề cho câu Ví dụ:
chủ đề, lấy nguyên
Nêu ý khái quát Khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của
câu đó làm câu chốt
toàn đoạn. Hữu Thỉnh giúp người đọc cảm nhận rất
đoạn.
rõ những tín hiệu chuyển mùa trong
- Nếu đề không cho khoảnh khắc sang thu.
câu chủ đề, có thể
nhận xét, đánh giá
về giá trị của đoạn
thơ, văn, của nhân
vật hoặc nhận xét,
đánh giá về tác giả
để chốt đoạn.

* Kiểu 3: Đoạn tổng - phân - hợp


- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Câu kết khái quát, mở rộng, nâng cao.
Cụ thể:
Câu Lưu ý Đề bài: Cảm nhận về
khổ cuối bài “Sang thu”
của Hữu Thỉnh
Câu mở đoạn Ví dụ:
● Nếu đề bài cho câu
Giới thiệu tác giả, tác chủ đề, lấy nguyên câu Câu mở đoạn: Khổ thơ
phẩm và khái quát ý đó làm câu mở đoạn. cuối bài “Sang thu” của
chính của đoạn. Hữu Thỉnh là những cảm
● Nếu đề không cho câu nhận về tiết thu bằng tâm
chủ đề thì lấy ý chính tư, suy tưởng của nhà
của đoạn thơ, đoạn văn, thơ.
đặc điểm khái quát
của nhân vật làm câu
chủ đề.
Câu chốt đoạn Ví dụ:
● Có thể khẳng định lại
Nêu ý khái quát về nội ý đã khái quát (không Bốn dòng thơ cuối cùng
dung cần phân tích, cảm vừa khép lại bài thơ vừa
nhận. lặp lại từ ngữ ở câu mang đến cho tác phẩm
đầu). một vẻ đẹp mới, làm trọn
vẹn thêm cái ý sang thu
● Có thể nâng cao, mở của hồn người còn chưa
rộng ý. thật rõ ở hai khổ thơ
trên.

* Kiểu 4: Đoạn song hành


- Ẩn câu chủ đề. Các câu tương đương nhau về nội dung ý nghĩa, không câu nào
bao hàm câu nào.
- Lưu ý: Thường có cấu trúc song đôi: nếu…thì; từ…đến…

II. KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


1. CÁC BƯỚC VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CÁC BƯỚC LƯU Ý
BƯỚC 1: PHÂN TÍCH ĐỀ Đây là điều kiện quan trọng để hình
dung hướng đi bài viết, tránh lạc đề.
Xác lập chủ đề (dựa theo đề bài).
Cần gạch chân các từ khóa yêu cầu về:

- Hình thức: Bao nhiêu câu? Theo


mô hình đoạn văn nào? (Diễn dịch,
quy nạp hay Tổng – phân – hợp)

- Nội dung: Về vấn đề gì? (nhân


vật, nghệ thuật, tình huống,…)

- Tiếng Việt (cần sử dụng yếu tố


nào: thành phần biệt lập, khởi ngữ,
…)
BƯỚC 2: LẬP DÀN Ý Dàn ý đóng vai trò quan trọng trong
việc triển khai nội dung của đoạn văn.
Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ
Cần chú ý các điều sau:
đầy đủ để tránh bỏ sót ý, lẫn lộn ý khi
viết bài. - Lần lượt triển khai chủ đề bằng
những ý nhỏ (luận điểm).

- Với mỗi ý nhỏ (luận điểm) cần có


dẫn chứng cụ thể.

- Với mỗi dẫn chứng, cần phân


tích nghệ thuật để làm sáng tỏ
nội dung.

- Cuối mỗi chuỗi câu phân tích dẫn


chứng cần có một lời bình luận,
nhận xét, đánh giá.

- Phải chú ý thực hiện yêu cầu


Tiếng Việt và chú thích rõ ràng
(nếu có).

Ví dụ:

- Luận điểm 1: nêu rõ luận điểm.

+ Dẫn chứng 1:

● Nêu dẫn chứng.

● Phân tích dẫn chứng (từ đặc sắc


nghệ thuật làm rõ nội dung).

● Chốt lại đặc sắc nội dung, nghệ


thuật.

+ Dẫn chứng 2: nêu dẫn chứng (nếu có).

● (các bước như trên)

- Luận điểm 2: Viết câu nêu luận điểm.

(Các bước tiếp theo như trên)

- Luận điểm 3: Viết câu nêu luận điểm.


(Các bước tiếp theo như trên)

Tùy theo từng đề mà sẽ có các luận


điểm khác nhau.
BƯỚC 3: VIẾT ĐOẠN VĂN Viết đoạn văn hoàn chỉnh bám sát hệ
thống luận điểm, luận cứ.
BƯỚC 4: ĐỌC VÀ SOÁT LỖI Đọc lại đoạn văn đã viết và soát lỗi:

- Lỗi chính tả

- Lỗi diễn đạt

- Lỗi nội dung

- Lỗi tiếng Việt

2. MỘT SỐ KĨ NĂNG PHÂN TÍCH, CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
KĨ NĂNG LƯU Ý
1. Kĩ năng phân tích, cảm thụ đoạn Cần lưu ý những yếu tố nghệ thuật của
thơ, bài thơ. thơ:

1.Từ ngữ: gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa,


độc đáo, sáng tạo.

2. Hình ảnh: cụ thể hay khái quát; chân


thực hay lãng mạn, bay bổng.

3. Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân


hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê,
nói quá, nói giảm nói tránh.

4. Bút pháp nghệ thuật: bút pháp hiện


thực, bút pháp lãng mạn…

5. Nhịp điệu: cách ngắt nhịp.

6. Thanh điệu: phối hợp bằng trắc, phối


âm, hiệp vần…
7. Kết cấu: đầu cuối tương ứng, lặp cấu
trúc…

2. Kĩ năng phân tích đoạn trích, tác Cần lưu ý những yếu tố nghệ thuật của
phẩm văn xuôi. văn xuôi:

1. Tình huống

2. Ngôi kể

3. Điểm nhìn

4. Ngôn ngữ truyện

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (ngoại


hình, nội tâm)
3.Kĩ năng cảm thụ chi tiết nghệ 1. Xác định đó là chi tiết nào, trong tác
thuật. phẩm nghệ thuật của ai?

2. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì về nội dung:

- Nói về điều gì?

- Qua đó gửi gắm thông điệp gì?

3. Chi tiết đó có ý nghĩa gì về nghệ thuật:

- Làm tăng tính sinh động, hấp dẫn như


thế nào?
4. Kĩ năng phân tích giá trị của 1. Đó là biện pháp tu từ gì? Được thể
biện pháp tu từ. hiện ở từ ngữ, hình ảnh nào?

2. Biện pháp tu từ đem đến cái hay cho


lời thơ, lời văn ra sao?

- Về nội dung.

- Về nghệ thuật.

(Nên so sánh với trường hợp không sử


dụng biện pháp tu từ).
3. Giúp em hiểu thêm điều gì về tình
cảm, thái độ của tác giả?

3. YÊU CẦU TIẾNG VIỆT CẦN LƯU Ý KHI VIẾT ĐOẠN VĂN
Chú ý làm đúng yêu cầu của đề bài và gạch chân, chú thích rõ ràng (nếu
đề bài không yêu cầu gạch chân cả câu thì chỉ gạch chân từ ngữ thể hiện yêu
cầu Tiếng Việt).
MỘT SỐ YÊU CẦU THƯỜNG GẶP LƯU Ý
Khởi ngữ: về…;đối với…;với… Cần gạch chân cả các từ này
Thành phần biệt lập - Thành phần tình thái: chắc, có
lẽ, dường như, hình như, chắc
chắn là, có thể là…

- Thành phần cảm thán: chao ôi,


thương thay, ôi… (chú ý phân
biệt với câu cảm thán).

- Thành phần phụ chú: đặt trong


ngoặc đơn: Sang thu (Hữu
Thỉnh); giữa 2 dấu gạch ngang,
giữa 2 dấu phẩy, giữa dấu gạch
ngang và dấu phẩy, sau dấu hai
chấm để giải thích, bổ sung chi
tiết: Hương ổi - tín hiệu đầu tiên
trong khoảnh khắc giao mùa…
Các phép liên kết: (chú ý đây là liên - Phép nối: Và, nhưng, do đó, tuy
kết câu với câu chứ không phải nối từ vậy, bởi vì, mà, còn => đứng ở
với từ hay nối hai vế trong 1 câu ghép). đầu câu.

- Phép thế: nhà thơ => ông, tác


giả, nhân vật ấy, điều đó… =>
nên đặt ở 2 câu cạnh nhau.

- Phép lặp: Lặp lại ở câu sau các


từ ngữ đã dùng ở câu trước =>
nên đặt 2 câu cạnh nhau.
Kiểu câu: câu ghép, câu hỏi tu từ, câu - Câu ghép: Là câu do hai hay
cảm thán, câu đặc biệt… nhiều cụm C – V không bao chứa
nhau tạo thành.

- Câu đặc biệt: Là câu không cấu


tạo theo mô hình C – V.

- Câu trần thuật: Là câu dùng để


miêu tả, kể, nhận định, đánh giá,
phán đoán,…

- Câu nghi vấn: Là câu dùng để


hỏi, tìm hiểu thông tin chưa biết.

- Câu cầu khiến: Là câu nêu yêu


cầu, đề nghị, mong muốn, mệnh
lệnh,..

- Câu cảm thán: Là câu bộc lộ


tình cảm, cảm xúc.

III. KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN/BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
a. Dạng vấn đề nghị luận
TÍCH CỰC TIÊU CỰC
Ví dụ: Đoàn kết trong đại dịch, tinh Ví dụ: Bạo lực học đường, sống ảo, biến
thần tương thân tương ái mùa lũ,… đổi khí hậu,…
b. Bố cục
Mở đoạn/Mở bài Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
Thân đoạn/Thân bài - Giải thích hiện tượng: Nêu cách hiểu về hiện tượng
đó.

- Bàn luận về hiện tượng:

+ Nêu biểu hiện.


+ Phân tích vai trò/ý nghĩa (nếu là vấn đề tích cực).

+ Phê phán biểu hiện sai trái, nguyên nhân, hậu quả, giải
pháp (nếu là vấn đề tiêu cực).

+ Mở rộng phản đề.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Bài học nhận thức: khẳng định ý kiến, quan điểm đúng
đắn.

+ Bài học hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản
thân.
Kết đoạn/Kết bài Khẳng định ý nghĩa/ tính thời sự của hiện tượng đối với
thời đại.
2. NGHỊLUẬN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
a. Dạng vấn đề nghị luận
Nhận thức Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ, ứng xử
với môi trường,..
Đạo đức, tính cách Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ
lượng,…
Ứng xử Hành vi, thái độ đối nhân xử thế trong cuộc sống,…
Quan hệ gia đình Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
Quan hệ xã hội Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn,…

b. Bố cục
Mở đoạn/Mở bài Giới thiệu tư tưởng đạo lý cần nghị luận.
Thân đoạn/Thân bài - Giải thích tư tưởng, đạo lý:

+ Dùng các từ gần nghĩa, cùng trường nghĩa để giải


thích.

+ Dùng các từ trái nghĩa để giải thích.


+ Giải thích bằng cách nêu ví dụ.

- Bàn luận về vấn đề:

+ Nêu biểu hiện: Vấn đề được biểu hiện/diễn ra như thế


nào?

+ Phân tích vai trò/ý nghĩa của vấn đề.

+ Mở rộng, phản đề.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Bài học nhận thức: khẳng định ý kiến, quan điểm


đúng đắn.

+ Bài học hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản
thân.
Kết đoạn/Kết bài Khẳng định lại vấn đề.

2. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG VĂN BẢN


a. Dạng bài
MINH HỌA DẠNG BÀI LƯU Ý DẠNG BÀI
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt 1. Liên quan/xuất phát từ tác
được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị phẩm văn học nhưng mục đích
khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, chính là yêu cầu nghị luận về vấn
nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn
đề xã hội.
cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể
tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai 2. Cần phân biệt dạng bài này với
quyết định đối phó bằng cách tiết ra một dạng nghị luận văn học: tập trung
chất dẻo bọc quanh hạt cát.
nghị luận vấn đề được đặt ra từ
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây tác phẩm; không đi vào nghị luận
ra những nỗi đau cho mình thành một viên vấn đề nội dung, nghệ thuật của
ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp… tác phẩm.
(Lớn lên trong trái tim của mẹ, Bùi Xuân 3. Phải đọc kĩ văn bản ngữ liệu để
Lộc) xác định đúng vấn đề nghị luận.
Hãy viết một đoạn văn nghị luận bày tỏ
những suy nghĩ về bài học cuộc sống em rút
ra từ câu chuyện trên.

b. Bố cục

Mở đoạn/Mở bài Dẫn dắt, nêu ra vấn đề nghị luận.


Thân đoạn/Thân bài - Phân tích, tóm tắt văn bản, tác phẩm để chỉ ra vấn đề
xã hội cần bàn luận.

- Giải thích vấn đề

- Bàn luận về vấn đề:

+ Nêu biểu hiện

+ Phân tích vai trò/ý nghĩa (nếu là vấn đề tích cực).

+ Phê phán biểu hiện sai trái, nguyên nhân, hậu quả, giải
pháp (nếu là vấn đề tiêu cực).

+ Mở rộng phản đề.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Bài học nhận thức: khẳng định ý kiến, quan điểm


đúng đắn.

+ Bài học hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản
thân.
Kết đoạn/Kết bài Khẳng định lại vấn đề.

3. LƯU Ý VỀ DẪN CHỨNG TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


a. Phân loại dẫn chứng
Số liệu Văn bản
Thống kê Tục ngữ, thơ, truyện ngắn, bài báo…

VD: số ca nhiễm Covid -19 trên VD: Lá lành đùm lá rách…


toàn thế giới là 178 triệu người
(theo phần mềm tổng hợp JHU
CSSE COVID 19 DATA,
18/6/2021).
b. Nguồn dẫn chứng
Văn học Đời sống Lưu ý
• Thành ngữ • Trải nghiệm • Lựa chọn dẫn chứng phù
bản thân hợp
• Tục ngữ
• Tình huống • Nhớ trích dẫn nguồn đầy
• Thơ
thực tế đủ, chính xác
• Truyện ngắn…
• Bài báo

• Công trình
nghiên cứu…

c. Phân tích dẫn chứng


Các kiểu Cách phân tích
Đánh giá mức độ Lớn – nhỏ, ít – nhiều, không ảnh hưởng – bình thưởng –
nghiêm trọng… (trong tổng thể).

VD: Sự vô cảm ngày càng lan rộng, ở mọi tầng lớp dưới
nhiều hình thức khác nhau.
So sánh Tự thân đối tượng, theo thời gian

Năm 2017 ước tính số người chết do thuốc lá là 40.000


người, tăng gấp 2 lần so với năm 2007 (số liệu đưa ra từ
Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế, năm 2017)

Với các đối tượng cùng hoặc khác loại

Mỗi năm tại Việt Nam có 40.000 người tử vong do các


bệnh gây ra bởi khói thuốc lá, cao gần gấp 4 lần so với
số tử vong do tai nạn giao thông.
Dẫn chứng dạng câu Cần tóm tắt nội dung quan trọng
chuyện
• Nhân vật

• Sự kiện chính,
• Bài học ý nghĩa

VD: Câu chuyện về trạng nguyên Nguyễn Hiền

…”Nhà nghèo, không được đi học, ngày ngày, Hiền


đứng ngoài cửa lớp nghe giảng. Tối đến lại mượn sách
vở bạn về học. Cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy
ánh sáng soi theo từng con chữ. Vở viết của Hiền là lưng
trâu, nền cát, lá chuối khô. Bút viết là ngón tay, mảnh
gạch vỡ, cành cây khô… Nguyễn Hiền thực sự là tấm
gương sáng cho tinh thần ham học, không quản ngại khó
khăn”.

IV. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO VÀ GỢI Ý


Đề 1: Từ lối sống của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” hãy trình
bày suy nghĩ của con về lối sống cống hiến của tuổi trẻ hôm nay.
Dàn ý:
1. Lối sống của anh thanh niên: lối sống đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu
công việc, biết chủ động làm đẹp cho cuộc sống, biết quan tâm tới mọi người đặc
biệt biết cống hiến hi sinh.
2. Suy nghĩ về lối sống cống hiến của tuổi trẻ (trọng tâm)
- Thế nào là lối sống cống hiến?
- Vai trò, ý nghĩa của lối sống ấy.
- Ca ngợi những tấm gương tiêu biểu.
- Phê phán những biểu hiện tiêu cực.
- Bài học cho bản thân.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình.
- Thế nào là tình cảm gia đình?
- Vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình.
- Ca ngợi những tấm gương hiếu thảo.
- Phê phán những biểu hiện sai trái.
- Bài học nhận thức, hành động.
Đề 3: Trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên.
- Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên.
- Vai trò của tình yêu thiên nhiên.
- Phê phán những hiện tượng tiêu cực.
- Bài học về bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Đề 4: Suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm (có thể rút ra từ: “Lặng lẽ Sa Pa”,
“Những ngôi sao xa xôi”).
- Nêu biểu hiện của tinh thần trách nhiệm trong các tác phẩm văn học (dựa vào đề
bài).
- Giải thích khái niệm.
- Nêu rõ biểu hiện.
- Bàn luận về vai trò của tinh thần trách nhiệm.
- Phê phán những người vô trách nhiệm.
- Bài học nhận thức, hành động.
Đề 5: Suy nghĩ về vai trò của sách và cách đọc sách (Rút từ “Bàn về đọc sách”)
- Trong “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, tác giả đã nêu rõ vai trò của sách
và cách đọc sách. Bài viết đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người trẻ chúng ta.
- Nhận thức được vai trò của sách: cung cấp tri thức, mở rộng đời sống tâm hồn,
bồi dưỡng nhân cách…
- Cách đọc sách:
+ Đọc thế nào cho hiệu quả?
+ Lựa chọn sách ra sao?
- Phê phán những người trẻ không coi trọng sách, không biết cách đọc sách…
- Bài học cho bản thân.
Đề 7: Suy nghĩ về tinh thần đoàn kết.
Đề 8: Suy nghĩ về lối sống đẹp.
Đề 9: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể.
Đề 10: Suy nghĩ về ý chí, nghị lực.

You might also like