You are on page 1of 9

KỸ NĂNG LỀU TRẠI



I. CHUẨN BỊ VẬT DỤNG:

 Đây là những vật dụng không thể thiếu trong các buổi trại:
_ Bạt phủ (Kích thước lớn hay nhỏ lệ thuộc vào số người ở trong đó. Thí dụ: 3m x 4m có thể ở
từ 5-7 người, 4m x 6m có thể ở 8-10 người.) và bạt trải (Hình dáng : tương đương với tấm
lều.)
_ Hai cọc chính: 1,6 m đối với bạt phủ 3 x 4 m; 1,8 m đối với bạt phủ 4 x 5m; 2m đối với bạt
phủ 4 x 6 m
_ Dây: 1 sợi dây chính 5-6m, 2 sợi dây con 2m
_ Cọc: 6 cọc sắt, cây ... dài từ 20 - 30cm, 1 đầu phải nhọn.
_ Túi đựng lều.
_ Búa, rựa, xẻng, cuốc hay bay xay dựng.
_ Vật dụng trang trí.
 Bảo quản: để có thể sẵn sàng sự dụng bất cứ lúc nào nên cần bảo quản cẩn thận.
_ Lều bạt:

 Đừng bao giờ gấp lều khi còn ướt. Nếu gặp trời mưa, thì khi về phải đem phơi thật khô
ngay. Lều ẩm mà cứ gấp lại để lâu quá 24 giờ là kể như tiêu tùng cái lều, chưa kể mùi hôi
nhức lỗ mũi khi dựng lều sau này.

 Nếu lều bị rách, dù chỉ một lỗ nhỏ, hay bị tuột chỉ, phải vá ngay.

 Ơ nhà đừng gấp lều chặt quá, nên gấp làm sao cho không khí lưu thông được qua các nếp
gấp.

_ Dây thừng: cuộn lại và treo lên, khi sử dụng nên để gọn gàng.
_ Rìu, rựa, cuốc xẻng: nên dùng đúng lúc, không vứt bừa bải. Sau buổi trại, nên bôi một lớp mỡ
và bỏ trong bao đặt nơi khô ráo.
_ Cọc: Tập trung lại một chổ khi hạ lệu đừng vức lung tung tránh tình trạng mất mát, bỏ trong
bao đặt nơi khô ráo.

II. KỸ THUẬT DỰNG LỀU :

a) Hình thức : một cái lều dựng đúng cách phải có : Mỗi dây căng cho một cọc lều, sức căng
dây phải vừa đủ để mái lều không trũng, trên mái lều không có điểm nhăn nào.
b) Hướng lều : Ngoài trường hợp các trại lớn phải theo hướng chung do BĐH trại ấn định, còn
thì theo quy tắc sau :

1. Không cắm lều chỗ đất trũng vì nước ngập sẽ tràn vào.

2. Cũng không cắm ở chỗ cao chênh vênh, gió mạnh sẽ làm tốc các cọc lều, hoặc làm lều
mau bị rách.

3. Tốt nhất là đất cắm lều phải bằng phẳng, nếu có hơi nghiêng thì càng hay

 Nếu là xứ lạnh, cần nhiều ánh sáng để sưởi ấm, ta hướng cửa lều về phía đông.

 Nếu là xứ nóng, cần tránh nắng, ta hướng cửa lều theo hướng Đông Bắc hay Đông Nam.
Nhưng hướng lều còn tuỳ thuộc phần lớn ở hướng gió mạnh thổi ngang lều.

c) Dựng lều:
 Lưu ý
_ Không gió: Trước tiên ta trải lều ra trên vị trí được chỉ định, sau đó vẻ một hình chữ nhật
vòng ngoài trong trí (như đã nói ở phần hình thức) Định vị cọc lều và đóng sẵn cọc lều. Cọc
lều phải đóng xiên góc 45 độ. Dựng 2 cọc lều trước tiên (1) sao cho thẳng hàng, sau đó là 4
cọc con ở 4 góc lều (2)- Cuối cùng mới đến những cọc con ở hông lều (3). Móc dây lều vào
cọc xong phải rút cho thẳng, nếu lều bị nhăn phải sửa ngay bằng cách rút hoặc nới dây, xê
dịch cọc lều ở 4 góc lều. Dây lều buộc vào cọc dùng nút “tăng đơ” hoặc nút chạy để làm căng
dây hoặc trùng dây một cách dễ dàng, mục đích để : căng lại dây lúc mưa, gió, sau một ngày
phơi nắng .v.v. .

- Có gió : Trước tiên cột sẵn dây vào 4 góc lều, vào 2 đầu gậy. Ướm chừng chiều dài của lều,
đóng trước 2 cọc chính(có thể đóng thêm hai cọc phụ). Xếp đôi lều đặt nằm theo chiều gió, khi
dựng lều, dựng lên ngược chiều gió và cột trước các góc lều bên ngược gió để chịu, lưu ý gió
mạnh có thể làm tung cột lều, do đó cọc lều phải được chôn sâu vào đất cho chắc chắn, kế tiếp
cột các góc còn lại. Nếu đông người nên phân cho mỗi người chịu trách nhiệm một góc dưới sự
hướng dẫn của Đội trưởng.

- Có mưa : Để bảo quản vật dụng cá nhân của toàn đội, các bạn phải phòng ngừa trường hợp trời
mưa ( vào mùa mưa) lúc đó sẽ rất khó ứng phó. Vì các bạn nếu có cắm trại vào mùa mưa, nên
dùng 2 gậy ngắn hơn hoặc chôn sâu hai gậy nhằm hạ thấp chiều cao của lều sao cho mí lều cách
mặt đất khoảng 10cm (1tấc). Đất lều phải hơi dốc, đồng thời các bạn phải tạo đường rảnh thoát
nước chung quanh vào trong mí lều, sâu khoảng 5-10cm từ cạn đến sâu dẫn về đường thoát, đất
đào rảnh các bạn đắp thành con lươn (đê) phía trong rảnh ngăn ngừa nước thoát không kịp sẽ
tràn vào lều. Cuối mương nên đào sâu hơn phía dưới dốc để nước dễ dàng thoát.
 Các bước thực hiện

1. Trước tiên ta trải lều ra trên vị trí được chỉ định để tránh gió bất ngờ ta nên cột dây và cọc
chính vào lều trước, đóng vạt cửa lều lại (nếu có).

 Đối với bạt có khoen.


_ Ở vị trí A1, A2 chúng ta cho đầu đinh trên ngọn cọc chính vào lỗ khoen, sau đó dùng dây
chính đặt dưới bạt, kéo căng từ A1 đến A2 rồi  nút thuyền chài hoặc thòng lọng để cố định lại
ở 2 vị trí này.
_ Ở các vị trí B1, B2, B3, B4 chúng ta sử dụng nút thòng lọng hoặc thợ dệt để cố định dây vào
lều.
 Đối với bạt không có khoen
_ Ở vị trí A1, A2 dùng dây chính đặt dưới bạt, kéo căng từ A1 đến A2 rồi chúng ta dùng góc
bạt túm quanh đầu cọc chính và dùng nút thuyền chài cố định lại hai vị trí này.
_ Ở vị trí B1, B2, B3, B4 chúng ta dùng 1 hòn sỏi nhỏ rồi lấy góc bạt túm lại, sau đó dùng nút
thuyền chài hoặc thòng lọng để cố định lại.

2. Đặt 2 thanh cọc chính thẳng hàng với


đường thẳng A1 – A2 của tấm lều. Vị trí
0 và 0' cuối cọc chính chính là vị trí đóng
cọc của chúng ta.
3. Đóng 4 cóc góc lều thành hình chữ nhật sao cho
tương ứng với kích thước lều:

_ Cách đo cọc góc:


+ Nên mang theo một cây gậy 30cm hay làm
cọc phụ cùng kích thước
+ Đặt cây gậy thẳng hàng với đường thẳng B1,
B2 của tấm bạt rồi lấy dấu cuối cọc. Từ vị trí
dấu chúng ta vừa xác định, chúng ta lại lấy
cây gậy đặt song song với đường thẳng A1,
B1 của tấm bạt sao cho hai lần lấy dấu
chúng ta tạo thành một tam giác vuông cân,
rồi lấy dấu ở cuối cọc. Vị trí vừa lấy chính là
vị trí chúng ta đóng cọc phụ bên 1
+ Làm tương tự với các cọc phụ bên 2,3,4 ta
xác định vị trí và đóng cọc
+ Tất cả cọc phụ đều phải đóng nghiêng 45o
hương ra ngoài lều

4. Hai trại sinh đứng ở vị trí A1 và A2 cùng dựng cọc chính lên sao cho hai cọc chính song song
nhau và thẳng từ trên xuống. Lưu ý nhớ đánh dấu vị trí chân của cọc A1, A2 trước để đặt
chính sát.

5. Cột dây cọc chính vào cọc phụ 0, 0’, nhắm khoảng vuông góc với cửa lều và tăng đưa thật căng
6. Bốn trại sinh đứng ở vị trí B1, B2, B3 và B4 cùng căng bốn góc lều tới vị trí các cọc phụ
dùng nút chạy

7. Mở vạt cửa lều, vào lều xếp mép rìa vào trong, trải tấm bạt lót lên trên nền.

Chú ý :

- Khi gặp mưa to hay có gió lớn, các dây và mái lều trũng xuống, ta phải căng lại dây cho
thẳng.

- Không để trại sinh chạy nhảy gần lều, phòng bị vấp các dây căng lều, gây tai nạn hoặc rách
lều. . .

- Không nên dựng lều dưới tàn cây vì :

 Cọc đóng xuống có thể làm đứt rễ cây.

 Khi trời hết mưa, những giọt nước to đọng trên cành, lá vẫn nhỏ giọt xuống làm dột
mái.

 Cành cây khô dòn có thể gãy, rơi xuống đè lên lều, thậm chí có thể gây ra tai nạn
nguy hiểm.
 Tránh cắm lều gần cây cao, to đứng một mình giữa đồng vào mùa mưa, đề phòng
sét đánh

- Không nên cắm lều vào khu có cỏ rậm, ở đó dễ gặp rắn hổ, loài bò sát máu lạnh thích tìm hơi
ấm.

- Không nên dựng lều trên những ổ kiến, mối ( gò cao) nền đem phòng thao DDT rải quanh
lều.

- Tuyệt đối không được phơi quần áo ở các dây căng mái lều hoặc trên mái lều, tránh làm
chùng dây.

- Không được ăn uống trong lều, những mảnh thức ăn sẽ lôi kéo kiến đến.

- Không được để giầy dép trong lều. Phải để gọn ghẽ ngoài cửa lều.
- Đồ đạc, hành lý , balô phải được sắp xếp gọn ghẽ, vật nào chỗ đó, sạch sẽ, ngăn nắp.

d) Các nút dây cần thiết:


_ Thòng lọng chạy

_ Thợ dệt
_ Thuyền trài

Trên đây là những chia sẽ với các bạn kỹ thuật dựng lều căn bản. Sau này có nhiều kiểu lều hiện
đại hơn, cầu kỳ hơn, tiện nghi hơn, sử dụng nhiều gậy hơn nhưng tất cả đều phải dựa vào các
nguyên tắc trên. Do đó nếu gặp một kiểu lều lạ, đừng ngại, hãy trải ra, quan sát hình dáng, kiểu
cách, kích thước và mạnh dạn bắt tay vào việc. Đứng ngại khó.

You might also like