You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

MÔN NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Dành cho sinh viên K25 – Ngành Công nghệ thông tin
Đề bài
Xác định định hướng nghề nghiệp và xây dựng Hành trình học tập
Programmer (frontend - backend - full stack)
Data Engineer/Data Science
System Analyst/Business Analyst

Source: Journey Map, Portland State University

Yêu cầu
Dựa trên kiến thức đã học trong môn NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,
các thông tin nghề nghiệp có liên quan, cũng như xem xét các điều kiện, mong
muốn của cá nhân, em hãy tự xác định định hướng nghề nghiệp của bản thân. Cụ
thể hóa việc thực hiện định hướng cá nhân thông qua việc xây dựng “hành trình
học tập – student journey” trong thời gian học tập tại Khoa Hệ thống thông tin
quản lý. Nội dung bao gồm
Trang bìa ngoài (Các thông tin về Tên tiểu luận, thông tin cá nhân, thời gian, …)
Trang bìa trong (Các thông tin về Tên tiểu luận, Tên môn học, thông tin cá nhân,
giảng viên hướng dẫn, …)
Mục lục.
Mục lục được đánh số và chèn tự động đến các tiểu mục cấp 3
Mục lục bảng biểu và hình vẽ
Lời nói đầu
Lời cảm ơn và Lời cam đoan về việc các nội dung của tiểu luận do tự viết, tự
chịu trách nhiệm về việc trích dẫn nguồn, đảm bảo tính liêm chính trong học
thuật (KHÔNG Đạo văn, Gian lận, Bịa đặt, Thông đồng, …);
Phần 1. Giới thiệu (1 điểm)
Giới thiệu năng lực bản thân, các nguyện vọng và mong muốn trong công việc
sau này.
Phần 2. Định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngành học (3 điểm)
Trình bày các hiểu biết của bản thân về định hướng của Học viện, của Khoa đối
với ngành học Công nghệ thông tin. Xác định và trình bày định hướng nghề
nghiệp của cá nhân. Xác định các chứng chỉ nghề nghiệp nên/cần có để tốt nghiệp
và tìm việc
Phần 3. Xây dựng hành trình người học của bản thân (3 điểm)
Xây dựng hành trình học tập trong 4 năm đại học của bản thân, nghiên cứu, xác
định các thách thức trong quá trình học tập nghiên cứu (pain-points), nhận diện
các điểm chạm (touch-point) trên hành trình và giải thích các mục tiêu cụ thể và
cách thức đạt được.
Phần 4. Kết luận, các ý kiến đề xuất với Học viện, Khoa và giảng viên (1 điểm)
Trình bày các mong muốn, đề xuất các ý kiến của cá nhân đối với giảng viên,
Khoa và Học viện để có thể
Tài liệu tham khảo.
Liệt kê các nguồn tài liệu tham khảo bao gồm địa chỉ website, sách, tạp chí, báo
cáo, … Các trích dẫn (citation) và liệt kê nguồn tài liệu (sources) cần làm theo
chuẩn Harvard – Angila (Xem thêm tại http://yrc-ftu.com/phong-cach-trich-
nguon-harvard/)
Yêu cầu định dạng
Soạn thảo trên MS Word, sử dụng style đối với các đoạn văn bản; font chữ Times
New Roman, Size 13 cho Normal style; Khoảng cách dòng 1.15; Khoảng cách
đoạn trước và sau là 6pt. Các hình vẽ và bảng biểu phải có các tiêu đề và chú
thích phù hợp
– Tiểu luận được trình bày trên khổ giấy A4, kiểu trang đứng (portrait).
– Sử dụng style đối với các đoạn văn bản; font chữ Times New Roman, size 13
cho Normal style; căn đều 2 lề (justify)
– Định dạng lề: bottom, top: 2.0->2,5 cm, right: 2,0 cm, left: 3.0->3,5 cm.
– Khoảng cách dòng 1.15; Khoảng cách đoạn trước và sau là 6pt.
– Độ dài của một bài tiểu luận: ~12 trang (không tính phụ lục).
– Các hình vẽ và bảng biểu phải có các tiêu đề và chú thích phù hợp
– Đánh số trang, sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi
tên và MSSV ở từng trang.

Tham khảo các framework xây dựng Student journey


1. Mô hình Bright Spot

2. Mô hình Student Road


3. Mô hình Student Journey
4. Mô hình Journey steps
5. Mô hình Mind Map
Xây dựng hành trình học tập đại học trong 4 năm
Để 4 năm đại học trôi qua một cách có ý nghĩa và đạt hiệu quả như bạn mong đợi, bạn
nên đặt ra cho mình những mục tiêu lớn nhất định trong vòng 4 năm tới ngay từ khi
vừa bước vào đại học. Việc viết các mục tiêu ở dạng biểu đồ 4 năm đại học cũng là
cách để nhắc nhở bản thân luôn ghi nhớ đồng thời có động lực cố gắng hướng đến kế
hoạch đó.
Bạn có thể đặt ra mục tiêu trong sơ đồ tư duy kế hoạch học tập đại học như: đạt điểm
chuyên cần tuyệt đối, đứng trong top 5 của lớp, giành học bổng đi du học, tốt nghiệp
loại giỏi, thành thạo và thi các chứng chỉ nghề nghiệp, ngoại ngữ, nâng cao kiến thức
chuyên ngành; hay các mục tiêu về kỹ năng làm việc như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng mềm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo hoặc tham gia các cuộc thi
dành cho sinh viên…
Những hoạt động này là cơ hội giúp bạn hình thành phong cách làm việc, phong cách
sống, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội lâu dài cũng như không ngừng tiếp thu,
học hỏi nâng cao trình độ của bản thân.
Năm thứ nhất: Xây dựng quan hệ, học ngoại ngữ và các kỹ năng mềm
Năm thứ hai: Tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm
Năm thứ ba: Tập trung, chú tâm vào môn chuyên ngành
Năm thứ tư: Thách thức khó khăn, quyết định các mốc thực tập, khóa luận, ứng tuyển

You might also like