You are on page 1of 3

ĐỀ LUYỆN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 9

Đề 1: Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Tự sự

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy

Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lê tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Không chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)

1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

2. Em hiểu thế nào về câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Chắc gì ta đã
nhận ra ta?”

- Theo em, câu thơ trên đang muốn ngụ ý rằng nếu cuộc sống của chúng ta
không còn những khó khăn, chông gai, thử thách, thì ta sẽ không thể biết được sự
tồn tại của bản thân có ý nghĩa gì, sẽ không biết mình là ai, mình sống để làm gì.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ đầu tiên.

Phép tu từ: so sánh

- Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

- Tác dụng:

+ nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp câu văn hay hơn.,
+ làm nổi bật được triết lí nhân sinh, lí tưởng cao đẹp, gợi suy nghĩ về sự bao
la, rộng lớn của khái niệm hạnh phúc.

4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về 2 câu thơ:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Bài làm

Cuộc sống vốn dĩ không phải là miếng bánh tuyệt hảo, nó thực chất là những mẩu
bánh rời rạc, có phần lộn xộn, đúc kết thành. Thật vậy, trong cái chất liệu cấu tạo nên cuộc
đời, không có thành phần nào là tuyệt mỹ, là xuất sắc, như vũ trụ rộng lớn kia, luôn dao
động, luôn hỗn độn không ngừng. Thế nhưng, tại sao chúng ta lại không chấp nhận sự thật
ấy, lại cứ mãi chê trách, cứ mãi buồn phiền về cuộc sống hiện tại? Câu hỏi ấy cũng là nội
dung chính của hai câu thơ trích từ tác phẩm “Tự sự” của nhà thơ Lưu Quang Vũ: “Ta hay
chê rằng cuộc đời méo mó / Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”. Mở đầu, người cầm bút
đã đề ra cái hiện thực của tâm trí con người, đã nêu lên cái thực trạng của con người ngoài
kia: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó”. Đó là sự không thoả mãn, không hài lòng với cuộc
sống hiện tại. Với từ láy “méo mó” kết hợp với đại từ xưng hô “ta”, người thi sĩ ấy dường
như muốn cho những con người ngoài kia thấy được lăng kính cuộc đời của họ, khi chỉ biết
“đứng núi này trông núi nọ”, chỉ muốn cái thành quả sau cùng mà thờ ơ đi cái chính, cái
công sức cần phải có để đạt được những giá trị ấy. Liệu sau cùng, khi đạt được cái dục vọng
nhất thời ấy, ta liệu có bằng lòng không, hay sẽ tiếp tục “chê”, sẽ tiếp tục nhìn cuộc đời
bằng cặp mắt của một kẻ tham lam. Với từ ngữ “hay” nhấn mạnh sự thường xuyên, câu thơ
như muốn thể hiện cái sự mâu thuẫn trong trái tim chúng ta, sự khó hiểu, bất lực của tác giả
đối với chúng sinh ngoài kia, mà chưa tìm được một lời giải thoả đáng. Chính sự mâu thuẫn
ấy đã khiến cho người cầm bút, đã khiến cho Lưu Quang Vũ phải trả lời câu hỏi tưởng chừng
nghịch lí ấy: “Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”. Câu thơ ấy như muốn giải toả hết nỗi
lòng của người “hoạ sĩ”, người đã vẽ nên bức tranh tâm hồn bằng những từ ngữ hết sức mộc
mạc, giản dị. Trong câu thơ, “tròn” không phải là tròn trịa về tâm hồn, mà là ẩn dụ cho sự
chấp nhận cái rung động không ngừng của cuộc đời. Ta vốn dĩ biết rằng cuộc sống luôn luôn
là những nấc thang vô tận, có thể đưa ta tiến lên, nhưng cũng có thể làm ta chùn bước. Vậy,
tại sao ta không học cách chấp nhận, học cách sống chung với nó, để có thể khuây khoả một
chút, tận hưởng một chút. Biết chấp nhận thì ắt biết thấu hiểu. Biết thấu hiểu thì ắt niềm vui
sẽ đến. “Tâm” sẽ không còn những vấn vương nữa, sẽ không còn gợn đục nữa, nhường chỗ
cho cái cực lạc, cái thoả mãn không sao tả nổi được. Câu thơ nửa như một lời nghi vấn, nửa
như là câu trả lời cho cái vấn đề muôn thuở của con người, cùng với từ ngữ nghi vấn “sao”,
tác giả đã rất thành công khi gửi gắm cái triết lí sống, cái lí tưởng cao đẹp, rằng hãy biết
chấp nhận, biết quan tâm đến những gợn sóng của tâm hồn, hãy thấu hiểu bản ngã của chính
ta. Với từ ngữ giản dị cùng nhịp thơ nhẹ nhàng, tác giả đã gửi gắm cái suy nghĩ, cái cách
sống cao đẹp, đồng thời nổi bật lên vẻ đẹp tối giản của chính cái triết lí ấy. Nói tóm lại, rất
cảm ơn nhà thơ Lưu Quang Vũ qua bài thơ “Tự sự”, khi ông đã dùng tài bút của mình, để lại
những chiêm nghiệm về cuộc sống hết sức sâu sắc trong hai câu thơ trên. Vậy từ thông điệp
của bài thơ, liệu bạn có chấp nhận cuộc đời, như những câu hát: “Sống trong đời sống, cần
có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi...”

You might also like